-
Posts:2379
Thank you received: 3837
-
-
Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện)
-
Platinum Boarder
-
- OFFLINE
-
|
Cám ơn Cụ Tân đã chia xẻ với anh em về hoàn cảnh các "đàn sĩ" thời chủng viện.Về nghệ thuật, không phải cứ được học là thành tài. Quan trong là có năng khiếu hay không và có chịu khó học hỏi, luyện tập hay không. Có những nhạc sư cực kỳ giỏi nhưng sáng tác không đáng kể. Có nhiều người được học đàn ở nhạc viện nhưng chơi không hay.
Cụ nhắc tới việc chuyển cung khi đệm đàn làm mình nhớ có một số đàn harmonium, khi cần chuyển dịch, cứ nhấc bàn phím lên, xịch qua phải sang trái rèng rẹc. Còn hai cây đàn ở chủng viện thì chịu chết, phải học cách chuyển cung, nhìn nốt đô nhưng phải chơi nốt la. Cái đó phải tập nhiều thành quen...Hỏi thật cụ: hồi cụ đệm đàn cho các em, có em nào đứt belt (dây rút quần) chưa? Cụ Tân dư khả năng hạ cung, nhưng có khi chủ ý để gây nên sự cố chăng?
Email của mình: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. cụ mở luôn một lớp dạy đàn từ xa (trên mạng) cho anh em học với.
|
|
-
Posts:270
Thank you received: 289
-
Chúa ơi, Chúa biết con cần gì rồi, sao Ngài lại cứ im lặng chứ??!!!
-
-
Lê Công Đức-Piox
-
Gold Boarder
-
- OFFLINE
-
|
hoan hô anh Tân, anh chia sẻ với anh em để kẻo phí đi chất xám của anh không có người kế thừa. Chỉ cho mình học với.
cụ Đội viết bài áo dòng hay quá. Nhờ mặc áo dòng mà bây giờ mới được cầm đèn pin đấy. không thì phải đi cày ruộng rồi.
|
Chúa biết sẽ có lúc con cần đến Chúa nên ngày xưa Ngài đã giáng sinh và chờ con trong hang đá nôi hèn...nhưng con đã không ghé đến
|
-
Posts:1092
Thank you received: 2748
-
-
Trần Văn Tân
-
Administrator
-
- OFFLINE
-
|
Vũ Đức Lợi wrote:
"họ thấy ông cha Vietnam bé người mà bài lạ và mới nào nhìn vào cũng hát được ngay và hát chính xác thì họ nể mặt lắm".
Ông cha VN tên là TÂNS mới hát được bài mới, chứ nhiều cụ khác thì bó tay.Nốt gì kệ mày, tao hát kệ tao.
Ở chủng viện, mình ghen với cụ Tân, được học đàn từ bé. Còn mình thèm lắm, chỉ đứng xa rỏ rãi ra. Lớn lên tự học thì tay cứng đơ đơ, không có thày,đàn địch chả ra làm sao.Cụ có kinh nghiệm chỉ cho mấy lão già học theo sách nào, phương pháp thần tốc,mau mau được không?...
Nói ra thì có vẻ vô ơn. Việc học đàn khi ở chủng viện được đặt vào hạng thứ yếu và không giúp được nhiều. Anh nào học được là do có cơ hội và phải cực kỳ đam mê. Cụ Đội xét lại mà xem, cả chủng viện có 2 cái harmonium. Cái tốt hơn ở trên gác đàn nhà nguyện, cái xoàng hơn ở trong phòng học của một lớp học gần văn phòng. Vài năm đầu lúc mới học, mình chỉ ò e các bài tập ngón nên đâu được mon men tập đàn trên cái đàn ở nhà nguyện. Tới năm lớp 9, chính thức đánh đàn cho nhà nguyện chủng viện mới được thượng lên gác đàn tập. Giờ tập lại là hy sinh giờ chơi buộc. Tuổi trẻ đang thừa năng lượng, cần chạy nhảy vui đùa, mà giờ chơi lại chui vào xó nào học đàn không phải là chuyện dễ! Hơn nữa, nghĩ lại cách khách quan, cha giáo nhạc Phạm L H cũng chỉ là đánh đàn theo kiểu chăm chỉ học và biết đánh nên chỉ lại. Nếu xét về trình độ chơi nhạc và giáo khoa sư phạm âm nhạc theo kiểu các giáo sư nhạc thì chuyện đó chắc chắn là không có rồi. Tóm lại phần quan trọng vẫn là do chính cá nhân đó thích học và trau luyên thôi.
Cái khó của sự gò mình mò mẫm học là nó làm mất giờ mà không đạt đích nhanh chóng. Nếu như bầy giờ mà mình chỉ lại cho người học thì lẹ vô cùng: từ cách xử dụng hòa âm đến kỹ thuật ngón tay trong ứng dụng. Nhưng, cái nào cũng có cái dở và cái hay. Vì không có thày tốt chuyên nghiệp nên học trò lại tăng khả năng mày mò chịu khó kiên nhẫn. Thời cách đây mấy chục năm trước, hầu như tất cả các đàn phong cầm đều có bàn phím cố định. Người đánh đàn phải giỏi và nhanh tay trong vấn đề transpose tức là chuyển đổi âm giai (đổi tông). Khi còn là chú bé đánh đàn cho mấy cô ca đoàn nhà thờ giáo xứ dịp mùa hè, các cô không thể lên được nốt RÉ. Nếu đánh bản cầu hồn của Mỹ Sơn để nguyên tông Gm : Lạy Chúa xin cho các Linh Hồn (sol re do do re sib sol) vào buổi sáng là các chị em ca đoàn có khuynh hướng muốn đứt hơi và đứt belt quần luôn... Thời nay trên organ hoặc keyboard có button để chuyển tông bài hát dễ dàng. Ấn cái nút thế là bài đang Do trưởng (C major) giảm xuống thành LAb major cho vừa giọng người hát. Thời đó khi đánh đàn mắt cứ nhìn bản nhạc là âm giai này mà trong đầu và tay cứ đánh sang note nhạc khác mới là siêu...Nhờ ở sự khó khăn nó tập cho mình nhanh nhẹn và nhuần nhuyễn. Nếu Cụ Đội thực sự còn thích luyện thêm về organ hoặc piano. Nhắn lại mình số phone và email, sẽ có dịp liên lạc với cụ và chia sẻ một số thủ thuật và tài liệu. Nếu 2 cô con gái thích nhạc như bố thì cụ có thể truyền lại...Thân ái!
|
|
-
Posts:2379
Thank you received: 3837
-
-
Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện)
-
Platinum Boarder
-
- OFFLINE
-
|
Lại thêm một ẻm nghển cổ ra ngóng. Thôi cũng vì cái đức bái ái giời bể, Cụ Đội nhà em ấn nút đây.Nhưng cũng từ từ, kẻo mắt nhắm mắt mở ấn nút delete thì bỏ bu...Ván này thất nghiệp,Cụ luyện bút thật sắc để viết tiểu thuýêt nhỏ giọt trên báo ăn tiền. Cứ vài ngày lại són ra một tí cho thiên hạ thèm chơi.
|
|
-
Posts:1092
Thank you received: 2748
-
-
Trần Văn Tân
-
Administrator
-
- OFFLINE
-
|
Xuân-Dung wrote:
Giời ơi là giời, Bác Nhạc Sĩ viết văn lại biểu diễn viết nhỏ giọt thế này, đọc tức muốn chết! Mà nói gần nói xa chẳng qua nói thiệt, đọc truyện Bác Nhạc Sĩ hồi hộp và căng thẳng còn hơn đọc truyện của nhà văn Lệ Hằng!
Bác nói chỉ: "...ấn copy là ok!"
Sao Bác ... "ấn"... lâu thế hở Bác?
Chỉ còn ấn nút là O. K.
Chớ có bấm sai khổ vạn bề
Cụ Đội mau lên thiên hạ ngóng
Lườm ngang nguýt dọc, bực mình ghê!
|
|
-
Posts:633
Thank you received: 966
-
Thương một đời hai chữ Việt Nam thôi: Đăng Trình!
-
-
Xuân-Dung
-
Platinum Boarder
-
- OFFLINE
-
|
Giời ơi là giời, Bác Nhạc Sĩ viết văn lại biểu diễn viết nhỏ giọt thế này, đọc tức muốn chết! Mà nói gần nói xa chẳng qua nói thiệt, đọc truyện Bác Nhạc Sĩ hồi hộp và căng thẳng còn hơn đọc truyện của nhà văn Lệ Hằng!
Bác nói chỉ: "...ấn copy là ok!"
Sao Bác ... "ấn"... lâu thế hở Bác?
|
TH's + [Thánh Giá của Tuyết Hầy]
Tuyết Hầy - Lớp PioX - SDB 194
Last Edit: 12 years 1 month ago by Xuân-Dung.
|
-
Posts:2379
Thank you received: 3837
-
-
Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện)
-
Platinum Boarder
-
- OFFLINE
-
|
"họ thấy ông cha Vietnam bé người mà bài lạ và mới nào nhìn vào cũng hát được ngay và hát chính xác thì họ nể mặt lắm".
Ông cha VN tên là TÂNS mới hát được bài mới, chứ nhiều cụ khác thì bó tay.Nốt gì kệ mày, tao hát kệ tao.
Ở chủng viện, mình ghen với cụ Tân, được học đàn từ bé. Còn mình thèm lắm, chỉ đứng xa rỏ rãi ra. Lớn lên tự học thì tay cứng đơ đơ, không có thày,đàn địch chả ra làm sao.Cụ có kinh nghiệm chỉ cho mấy lão già học theo sách nào, phương pháp thần tốc,mau mau được không?
Hết cụ Hải bồn chồn, lại đến lượt cụ Tân nhảy lambada. Cứ từ từ. Có ngay mà.Xong hết rồi. Ấn copy là ok.
|
|
-
Posts:1092
Thank you received: 2748
-
-
Trần Văn Tân
-
Administrator
-
- OFFLINE
-
|
Cách đếm nhịp kiểu như cụ Dội kể là đúng một lò quân nhạc do Mỹ huấn luyện rồi. Cách dậy học của Mỹ về bất cứ vấn đề gì rất dễ, đơn giản, nhưng tiến rất nhanh. Hồi xa xưa lúc mình còn dậy Piano ở VN, cứ nghĩ phương pháp phổ thông Methode Rose của tác giả Ernes Van de Velde của Pháp là rất thông minh và hay. Sau này lúc dậy kèm cho đứa cháu gái 6 tuổi con cô em gái út mới biết sách giáo khoa và phương pháp học Piano của Mỹ rất đa dạng. Con bé 6 tuổi đánh hai tay hai khóa Sol và Fa rất giỏi và giữ nhịp chắc chắn hơn kiểu của Pháp và Vietnam rồi.
Âm nhạc Mỹ có lối chập chùng đảo phách (syncopation) như đi vào máu của họ. Ngay cả giáo dân ở nhà thờ hát cộng đồng đôi khi gặp những bài có nhiều syncopation họ có thể hát suông sẻ như không có chuyện gì. Mỹ thì hơi bị dốt về xướng âm và hòa âm biến báo tự chế. Họ chỉ quen chơi theo được viết ra chứ gặp hoàn cảnh nhạc không có hòa âm sẵn như nhạc Thánh ca VN họ không làm ăn gì được. Nhất là vê xướng âm, họ thấy ông cha Vietnam bé người mà bài lạ và mới nào nhìn vào cũng hát được ngay và hát chính xác thì họ nể mặt lắm.
Nói gì thì nói cụ Đội viết tiếp bài lẹ lẹ lên kẻo VH và bà con nản chí, sống mùa vọng lâu quá!
|
|
-
Posts:2379
Thank you received: 3837
-
-
Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện)
-
Platinum Boarder
-
- OFFLINE
-
|
Thời gian về Gia Kiệm, mình học trống một ông thầy ở Gia Yên. Cách đếm nhịp của ông rất hay, cụ Tâns xem có giống cách đếm của cụ: 12và34và...12và34 và...Hồi đó học say mê lắm. Bắt chước bộ trống chế của thầy, mình về cũng làm một bộ, khua inh củ tỏi.Bây giờ nghĩ lại thấy tội nghiệp ông bà nội mình. Hai cụ già yếu nằm trong buồng, thằng cháu cứ giã trống thùm thụp như đấm và tai. Ông bà thương cháu không nói, chứ như người khác là vác chổi phang cho rồi.Chơi nhạc cũng vậy, ai cũng muốn mở máy thật to, hát cho đã mà không nghĩ đến người khác đang khổ sở, điếc tai vì thú vui của mình...Học xong hết mọi điệu, mình khiêng trống biếu thầy. Thầy nghèo, bộ trống của thầy tàn tạ lắm. Bây giờ có trống điện tử, gọn nhẹ, hiện đại thì không thèm học.
Vũ Hải ơi, đừng nóng vội, hãy đợi đấy.Cám ơn các cụ đã ghé mắt đến bài của nhà cháu.
|
|
-
Posts:483
Thank you received: 775
-
Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro!
-
-
Vũ Hải (Lớp Tôma Thiện)
-
Platinum Boarder
-
- OFFLINE
-
|
Cụ Đội lại nhín để kể từ từ câu độ rồi, lẹ lên kẻo anh em chân chậm mắt mờ không chờ được để đọc hết câu chuyện hấp dẫn của cụ. Thời nghèo khó đi tu cũng vất vả quá!
|
|
|