Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: TỐNG CỰU NGHINH TÂN *** bái bai cô ngựa...đón dê xồm***

TỐNG CỰU NGHINH TÂN *** bái bai cô ngựa...đón dê xồm*** 9 years 3 months ago #57985

:unsure

“Ông đồ” thời nay.

Cuối năm, nhiều người dân có nhu cầu mua chữ thư pháp treo trong nhà. Đây là "cơ hội quý giá" để các “ông đồ” thời nay miệt mài gò lưng... "bán" chữ. Tuy nhiên, hình ảnh "ông đồ thời @" đã ít nhiều "nhạt sắc phai hương" chứ không còn vẹn nguyên như ông đồ trong ký ức văn hóa của dân tộc.


1_2015-01-31-3.jpg


“Mỗi năm hoa đào nở; Lại thấy ông đồ già; Bày mực tàu giấy đỏ; Trên phố đông người qua...” Hình ảnh cụ đồ già cung kính sang trọng trong thơ Vũ Đình Liên, mỗi xuân ngồi nắn nót viết từng chữ cho khách đang ngày càng rời xa chúng ta.

Bây giờ, nhiều người chơi thư pháp cũng theo đòi bút nghiên, nhưng, dạo qua Phố ông đồ (trước Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM, mở cửa từ ngày 27/1 (nhằm 20 tháng chạp) đến ngày 6/2 (30 Tết) thì nhiều cảnh thấy ... tức cười.

Ông đồ xưa và nay

Trước đây, các ông đồ (thầy giáo) thường là… già, sau bao năm gõ đầu trẻ trong làng trong tổng, nhãn quan nhìn nhận đánh giá thế nhân thời vận ngày càng sâu rộng bởi việc "cho chữ" khi Tết đến xuân về. Thường thì muốn xin chữ, phải mang lễ đến tận nhà ông đồ, cung kính chuyện trò, hỏi thưa. Ông thông thạo chữ nghĩa, giỏi ứng tác thi ca, nhìn người mà cho chữ, nhìn chữ mà đoán người. Xin được chữ nào, nghĩa là ứng vào tài vận nhà mình (hoặc con cháu mình) nghĩa của chữ đó.

Cũng có những ông đồ thanh bần ngồi cặm cụi "cho chữ" bên phố đông người qua. Hình ảnh đó, như một dấu lặng văn hóa trong bản hòa âm muôn điệu của cuộc sống.

Bây giờ, phố ông đồ có rất nhiều ông đồ… không già, cá biệt có ông đồ còn học phổ thông, văn chương thi phú thì tùy khả năng, nhưng thường là... kém. Các "ông đồ trẻ" chỉ có điểm chung là say mê viết thư pháp.


2_2015-01-31-3.jpg



Phố ông đồ hoạt nhộn nhịp nhất từ khoảng 3 giờ chiều trở đi. Khách nhiều thành phần, có người đi ngắm, có người tìm lời hay ý đẹp mang về nhà treo, cũng có khách hàng tự sáng chế thơ cho ông đồ viết… Theo một ông đồ trẻ, khách hàng buổi sáng tuy ít nhưng rất “tiềm năng”, là những người biết chơi chữ nghĩa. Khách buổi chiều và tối thì đủ dạng, chủ yếu đi ngắm nhiều hơn mua.

Thương mại hóa, có sẵn "menu" cho trái tim.

Có "ông đồ" chỉ viết chữ thư pháp, “ông” thì chuyên vẽ trên các hòn đá nhỏ, cũng có “ông” vẽ hoa mai hoa đào trước vào tờ giấy dó để khi khách hàng yêu cầu thể loại nào thì có ngay.

"Ông đồ" nay văn chương vừa phải, thi phú tầm tầm, chữ nghĩa cũng nhiều nét còn chưa chuẩn, thế nên, khách hàng cũng hay... sách nhiễu. Các "ông đồ" buộc lòng phải "thương mại hóa", phục vụ là ... chính, theo tinh thần khách hàng là thượng đế.



75175154-167756_ongdothoinay-6.jpg


(Vẽ chân dung cho khách trong Phố Ông đồ.)

“Ông đồ” Nguyễn Tăng Nghị cho rằng đáng lẽ chữ thư pháp phải được viết bằng hai màu chủ đạo đen trắng nhưng khách hàng thích màu đỏ, màu xanh, vàng… các "ông đồ" cũng phải chiều ý. Chữ thư pháp thường được viết trên giấy dó hoặc giấy xuyến chỉ thì bây giờ “các ông” có thể viết trên nhiều loại giấy theo yêu cầu khách.

“Nhu cầu của khách hàng bây giờ đa dạng lắm” - một ông đồ trẻ măng đang ngồi giải lao cho biết. Không chỉ có mua các bức thư pháp mà họ còn đề nghị vẽ chữ lên nón bảo hiểm, lên đầu xe máy. “Ông đồ” Nghị đã từ chối vẽ chữ Nhẫn lên đầu một chiếc Attilla màu trắng vì: “thấy không giống ai, viết đã rồi vài tuần nó cũng trôi mất. Uổng công sức mình, uổng cả cái chữ”.

Các "ông đồ" nay có thể viết, vẽ chứ không thể ứng tác thơ, câu đối theo yêu cầu khách hàng. Thế là hàng loạt “menu” lời hay ý đẹp về tình yêu, cuộc sống, thiên nhiên được bày ra sẵn. Chỉ cần khách gợi ý… chủ đề là có một tập thơ được ông đồ đưa ra “chào hàng”.

Nếu khách vẫn không hài lòng thì có một cụ già ngồi gần đó sẵn sàng sáng tác thơ với giá tùy hỉ. Có thơ, khách hàng chuyển sang cho "ông đồ" viết rồi mang về nhà treo lên… ngắm nghía cho vui cửa vui nhà.


4_2015-01-31-3.jpg


(Một "ông đồ" đang tư vấn cho khách hàng.)

"Bán chữ" và "cho chữ"

Đây là lần thứ hai NVH Thanh niên tổ chức phố Ông đồ nằm trong một loạt chương trình Tết Việt. Năm ngoái, mỗi ông đồ đóng tiền chỗ ngồi là 500 ngàn đồng cho 10 ngày, năm nay giá “mặt bằng” hơi cao: 1,5 triệu nên nhiều ông đồ không có cơ hội tham gia.

Tuy nhiên, tính theo "ông đồ trẻ" Nguyễn Hoàng Việt thì mỗi ngày anh có thể kiếm được vài trăm ngàn. Vừa có nơi thỏa mãn niềm đam mê viết chữ thư pháp vừa có tiền xài tết. Đối với một cậu học sinh lớp 11 (trường Phan Đăng Lưu) như Việt thì quả là rất tuyệt vời.


5_2015-01-31-2.jpg


(Viết thư pháp trên các mặt hàng lưu niệm cho khách.)

Càng ngày, nhu cầu về một cái Tết vui, một cái Tết ý nghĩa càng được người dân quan tâm. Vui, ý nghĩa thế nào là do cách nghĩ của mỗi người nhưng thú vui chơi chữ thư pháp có vẻ ngày một nở rộ. Cơ hội để những người học thư pháp có đất hành nghề. Tiện cả đôi bề.

Tuy thế, nếu chỉ luyện tập (một cách cơ học) cho chữ đẹp, rồi ngồi "bán chữ" thì chưa đủ. Vì sao ngày xưa các cụ ta chỉ gọi hành vi này là "cho chữ"? Là vì trong hành vi "cho chữ" ẩn chứa rất nhiều tầng sâu văn hóa, giáo dục về thẩm mỹ, nhân cách. Sự trả tiền chỉ mang tính tượng trưng chứ không phải yếu tố chủ đạo. Nếu không cẩn thận, các "ông đồ thời @" sẽ phá hỏng một trong những biểu tượng văn hóa rất đẹp của dân tộc.


Thanh Phúc
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

TỐNG CỰU NGHINH TÂN *** bái bai cô ngựa...đón dê xồm*** 9 years 3 months ago #57984

:wink

ÔNG ĐỒ GIÀ.


tr-ong-do-3.jpg


Đông tàn, xuân đến, lòng người lại nao nức đón chờ và hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới. Thi sĩ, nhạc sĩ có lẽ là những người đầu tiên nhận biết được những tín hiệu mùa xuân.

Nếu như nhạc sĩ Văn Cao mượn hình ảnh những cánh én dặt dìu kéo về chở theo Mùa xuân đầu tiên, thì Hàn Mặc Tử trong bài Mùa xuân chín lại nhìn thấy “trên giàn thiên lý bóng xuân sang”… Hoa đào nở, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.

Hình ảnh ông đồ già trong chiếc áo the, khăn xếp và guốc mộc cũ kỹ đã như một thực chứng hiển nhiên cho những mùa xuân cổ điển.

Ông đồ


ongdo.jpg



Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

VŨ ĐÌNH LIÊN


phan-tich-bai-tho-ong-do.gif



Một thầy khóa gò lưng trên tấm phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ…

Ông đồ trong thơ Đoàn Văn Cừ ung dung, thư thái là thế! Còn ông đồ của Vũ Đình Liên lạc lõng với thời cuộc, ngồi hẩm hiu bên đường vắng trong mùa Tết mới:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu


4_2015-01-31-2.jpg



Phải chăng tác giả muốn bày tỏ nỗi ray rứt của những người đứng giữa ngã ba đường, đứng giữa những đổi thay mang tính lịch sử của thi ca, để rồi phải chọn lựa một lối đi thuận theo chiều xoay chuyển mang tính quy luật của đời sống. Thái độ của nhà thơ là thái độ của người trầm tĩnh và đầy lòng thương cảm:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Cũng cần nói thêm về hoàn cảnh ra đời của bài thơ để thấy được giá trị nhân bản sâu sắc và nỗi lòng hoài cổ của tác giả. Hình ảnh Ông đồ mà nhà thơ miêu tả trong bài còn là “di tích tiều tụy của một thời tàn” – như chính tác giả đã thừa nhận khi xót xa trước sự suy vong của nền Nho học.

Vũ Đình Liên hoài tiếc vì ông nhìn vào những mặt tích cực của Nho gia Khổng giáo – hay nói cách khác, ông lưu tâm tới những nét văn hóa tốt đẹp trong cái gọi là lỗi thời, ruỗng, mục. Lớp bụi thời gian dù có phủ lấp lên những vết tích cũ, xưa – nhưng những giá trị tinh thần đáng được lưu giữ vẫn mãi tồn tại trong tâm thức mỗi chúng ta, và, bao giờ cũng vậy, những giá trị ấy cũng luôn được đặt về đúng chỗ của nó.


ng5.JPG



Nhà thơ BÙI THANH TUẤN
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

TỐNG CỰU NGHINH TÂN *** bái bai cô ngựa...đón dê xồm*** 9 years 3 months ago #57983

:wink

Những hình ảnh quê tôi:
1_2015-01-31.jpg

2_2015-01-31.jpg

3_2015-01-31.jpg

4_2015-01-31.jpg


5_2015-01-31.jpg

6_2015-01-31-2.jpg

1_2015-01-31-2.jpg


2_2015-01-31-2.jpg

3_2015-01-31-2.jpg
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

TỐNG CỰU NGHINH TÂN *** bái bai cô ngựa...đón dê xồm*** 9 years 3 months ago #57982

:wink

Cũng có nhiều phiên bản mới, hiện đại, âm thanh cực tốt... về những bài ca xuân, nhưng bản thân của MHT lại thích nghe lại những bài hát trước năm 1975. Ngồi ngâm nghi ly cà phê nóng hổi với một điếu thuốc lá. Mở lại bài ca xuân thuở trước. Mắt lim dim... thả hồn bay về khung cảnh xa xưa của những ngày Tết quê mẹ...Bao nhiêu kỷ niệm cũ, thân yêu, thiết tha lại dồn dập quay về làm lòng trĩu nặng hồn non nước...

Xuân về trên đất khách xa vời
Lòng chạnh thương nhớ cố nhân xưa
Cay mắt, bờ môi..... đắng lệ trào
Khói thuốc mơ màng bóng hình xưa

Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

TỐNG CỰU NGHINH TÂN *** bái bai cô ngựa...đón dê xồm*** 9 years 3 months ago #57981

:unsure

Bánh chưng, bánh tét, bánh dày, xôi và cốm.

10929153_858253047559332_3745011855389049985_n.jpg






Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?...


BNHTT.jpg



Sự tích suy nguyên về bánh chưng và bánh dày mà ngày nay chúng ta đều biết và xác tín là do Tiết Liêu/ Lang Liêu - một trong các người con của vua Hùng - làm ra là câu chuyện được ghi chép trong Lĩnh Nam Chích Quái (thế kỷ XV).
Truyện kể rằng: Sau khi vua Hùng Vương phá được giặc Ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi vị quan lang và công tử lại mà phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”.

Thế là các con đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duy có vị công tử thứ 18 là Tiết Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, mắc bệnh mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở, nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia mộng thấy thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh và ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình đất và trời rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Tiết Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”.

Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho sạch, lấy lá xanh bọc chung quanh làm hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho việc đại địa chứa chất vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày.


banh-day-1.jpg



Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật dâng tiến. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Duy có Tiết Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Tiết Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Tiết Liêu được nhất.
Đến ngày Tết, vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước.

Câu chuyện này có một số chi tiết cần phải xem xét:

1. Trước hết, khái niệm “trời tròn đất vuông” vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từ thế kỷ thứ X, An Nam dần dần thoát ly khỏi uy quyền phương Bắc, và đến triều Lý (1009-1225), nước Đại Việt mới thực sự là một quốc gia độc lập. Phật giáo được coi là quốc giáo, Tăng lữ tham gia vào hàng ngũ quan lại, và một số vị vua thời Lý, Trần đã tự mình đứng ra thành lập các tông phái, thiền phái (Lý Thánh Tông mở phái Thảo Đường, Lý Cao Tông tự xưng là Phật, Trần Nhân Tông là sơ Tổ Trúc Lâm yên Tử, được tôn là Điều Ngự Giác Hoàng). Tuy vậy, về mặt quản lý nhà nước, do tiếp nhận văn hoá phương Bắc, nước Đại Việt độc lập vẫn tổ chức theo quan niệm vương quyền Nho giáo. Ngoài các khái niệm Thiên Vương, Phật-Vua, vẫn còn thừa nhận khái niệm Thiên Tử (Ông vua Con Trời). Như vậy, vua vẫn phải lưu tâm đến việc tế cáo "Cha Trời, Mẹ Đất" cũng như phong thần các xứ (Thiên Tử phong bách thần) để tỏ rõ uy quyền với các thần linh trong nước. Đàn Xã Tắc lập năm 1048 và đàn Viên Khâu (Gò đất hình tròn, theo nguyên tắc đàn xây ở phía Nam kinh thành để tế trời, gọi là đàn Nam Giao), đàn Vu ở phía Nam kinh thành được nhắc tới vào các năm 1137-1138. Nói chung, việc tế Trời-Đất đến thời Lê mới thực sự hoàn bị theo nghi lễ Nho giáo. Song kể từ thế kỷ XI, việc dựng đàn tròn, đàn vuông để tế "Cha Trời, Mẹ Đất" đã cho thấy khái niệm “trời tròn đất vuông” đã tồn tại trong nếp nghĩ của người dân nước ta từ lâu

2. Các tác giả Lĩnh Nam Chích Quái sau đó đã khuôn công năng của hai loại bánh này vào việc cúng tổ tiên, tôn vinh chuẩn mực hiếu đạo, một giá trị luân lý cốt lõi của Nho giáo; để vua Hùng nói: “Tiến cúng tiên vương cho ta tròn đạo hiếu”, và cuối truyện xác định: “Đến ngày Tết vua lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước…”. Tục cúng bánh chưng, bánh dày vào ngày Tết được mô tả từ câu truyện này, về sau được xác tín là tập tục ra đời từ thời Hùng Vương.
Nhưng Tết, xét từ nguyên uỷ là lễ thức, lễ hội được tiến hành sau mùa gặt hàng năm hay bắt đầu mùa gieo cấy. Thời điểm này tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và tập quán canh tác của mỗi tộc người. Tết như vậy có chức năng kép: tạ ơn thần linh và tổ tiên về kết quả vụ mùa đã qua và cầu mong kết quả cho vụ mùa năm tới. Nói chung, các cư dân nông nghiệp luôn tiến hành một loạt nghi lễ theo các tiến trình phát triển của cây lúa. Với những lễ vật tương ứng.

- Lúa vừa chín tới: lễ cúng ăn cốm.
- Lúa chín gặt: lễ cúng cơm mới.
- Gặt xong đưa vào kho: lễ mừng lúa mới, với lễ vật là các thứ chế biến từ gạo tẻ và nếp như: cơm, xôi, bánh…


020212afamilyDLbong10_4ab0f.jpg



Cốm là lễ vật phổ biến trong lễ cúng mừng lúa lúc đã cứng hạt. Cốm là sản phẩm chế biến bằng cách rang lúa nếp, giã cho dẹp lại và sàng sảy để bỏ trấu đi. Dữ liệu của nhà dân tộc học Từ Chi viết về loại cơm chùn (cơm chùn), lễ vật trong dịp Ăn cơm mới của người Mường, tuồng như đã hé mở cho chúng ta biết về nguyên ủy của cốm: lúa gặt về còn ướt sũng, không có thời gian phơi khô, mới được làm thành lễ vật dâng cúng ngay để mọi người bắt tay vào gặt. Chỉ còn một cách là đem “rang” (có hạt bung ra) rồi giã nhẹ để tách vỏ. Gạo đó chế thành cơm chùn. Lúa nếp rang nở bung ra mà người miền Bắc gọi là bỏng thì ở Trung Bộ (kể cả Nam Bộ) gọi là nổ. Bánh nổ là lễ vật truyền thống vào dịp Tết ở Trung Bộ, và nổ là lễ vật bắt buộc trong nhiều đám cúng việc lề ở Nam Bộ. Phải chăng đó là di duệ của cốm, và xa xưa hơn là cơm chùn.

Cơm là lễ vật bắt buộc trong lễ cúng cơm mới của nhiều tộc người, và cũng là lễ vật của nhiều lễ cúng khác. Tuy nhiên, vì sự bình dị của nó mà cơm không được người ta coi là lễ vật thực sự như xôi. Rõ ràng trong nếp nghĩ phổ biến của nhiều tộc người, xôi là lễ vật bởi nó phải có trong các cuộc lễ mà hiếm hoi trong bữa ăn thường ngày. Gạo nếp quý hiếm hơn gạo tẻ, và vì có hương thơm nên được chọn làm lễ vật dâng cúng. Nói chung, gạo là thức ăn chính của con người nên nó có ý nghĩa thuộc về nghi lễ. Lúa gạo luôn được coi là có nguồn gốc thiêng liêng, là hạt ngọc trời; nó biểu trưng cho sự sung túc, sự sinh sản dồi dào, nhờ trời mới có và sự thanh khiết nguyên sơ. Người Thái đồ, nấu xôi có nhuộm màu: xôi đỏ tượng trưng cho Mặt Trời, xôi vàng tượng trưng cho Mặt Trăng (Tết Cầu mùa: Xíp Xì).



43472851.jpg



Người Nùng làm xôi bảy màu để “tượng trưng cho chặng đường lịch sử bảy tháng đầy ý nghĩa trong một năm đất trời xoay chuyển, nhưng gắn liền với lịch sử dân tộc” (mỗi màu tượng trưng một tháng, từ tháng Giêng đến tháng Bảy). Cơm cúng đơm vào chén, bát, thậm chí còn nèn, gọi “chén cơm in”. Còn xôi đơm ra đĩa hay mâm, phổ biến từ “mâm xôi”, luôn gợi cho ta hình ảnh của một sự vun cao lên tròn trịa và sung mãn, biểu thị cho sự phồn thực.

Từ xôi đến bánh dày chỉ là một bước ngắn: lấy xôi nếp giã nát ra và vun lên thành mâm bánh dày. Loại bánh làm bằng nếp như vậy vẫn là lễ vật “thanh khiết nguyên sơ” như xôi. Với người Chăm, lễ vật trong Tết Rija Nưga của họ có xôi, bỏng (nổ) và bánh đúc. Với người Dao, trong Tết nhảy của họ có lễ vật không thể thiếu là bánh bằng bột gạo nắn tròn, treo tòng teng trên những cây mía đặt ở gian giữa bàn thờ Bàn Vương. Đó là hai ví dụ về hai loại bánh “tròn đầy”, thuộc thứ lễ vật được chế biến bằng bột gạo có phần kỳ công hơn bánh dày. Bánh dày không chỉ là đặc sản của người Việt, mà nó còn là thứ lễ vật bắt buộc, đã thành tục lệ trong văn hóa của nhiều tộc người.

Tết của người H'mông là một ví dụ: “Bánh dày là hương vị không thể thiếu, một biểu tượng trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết của người H'mông”. Ở người H'mông Hang Kia, Pà Cò cũng có truyền thuyết suy nguyên về bánh dày của dân tộc mình. Nội dung truyền thuyết hoàn toàn khác với sự tích bánh chưng bánh dày của người Việt, mà chủ ý là nói về nguồn gốc lúa nếp: ông Tổ người Hmông lấy được từ xứ sở của người tí hon dưới lòng đất, và hàng năm, người Hmông làm bánh dày để tưởng nhớ tổ tiên và tạ ơn con chim đại bàng đã cứu ông Tổ mình ngày xưa. Một tập tục liên quan đến loại bánh dày này là trong mấy ngày đầu năm phải ăn bánh dày trắng, tuyệt đối không được nướng bánh dày. Nếu nướng, người H'mông cho rằng năm đó nương rẫy sẽ bị hạn hán. Điều này cho chúng ta thấy: bánh dày theo quan niệm của người H'mông là biểu thị nương rẫy, là đất, nói rộng ra là “không gian sinh tồn” .



IMG_20140118_205845.jpg



3. Nói chung, bánh dày là một lễ vật được hình thành trong một quá trình nhất định, khuôn theo một tâm thức thuần khiết từ quan niệm thiêng về gạo (tẻ và nếp) của cộng đồng các cư dân trồng / tỉa lúa. Nó vừa là nhân vừa là quả của nền văn hóa lúa; ở đó, nó là biểu tượng của tín lý phồn thực hơn là tín lý tư biện về vũ trụ. Điều này cũng có phần tương tự đối với cái bánh chưng.

Xét về chất lượng, nội dung thì bánh chưng và bánh tét là một, chúng chỉ khác nhau ở hình thức: một là hình vuông và một là hình ống-dài.

Rảo qua các dữ liệu dân tộc học, chúng ta thấy bánh chưng có ở người Việt miền Bắc, người Mường (gọi là pênh pang), người Thái (gọi là kháu tốm kích), người Tày, người Khmú (gần như bánh chưng tròn của người Tày)…
Bánh tét có ở người Việt miền Trung, miền Nam, người Thái (cũng có bánh tét gọi là kháu tốm boóng cựa), người Hrê (gọi là bánh mau nhich), người Kadong, người Xinh mun...

Có thể nói, bánh chưng và bánh tét cùng tồn tại trong đại gia đình các dân tộc ở nước ta, thậm chí cụ thể ngay trong từng tộc người (Thái, Việt…). Vấn đề đặt ra là tại sao cùng là một thứ chất liệu mà gói theo hai kiểu (thậm chí là ba kiểu - nếu kể thêm bánh ú, gói theo kiểu bánh ít “nóc chùa”) để làm gì, và kiểu nào ra đời trước?

Bánh chưng được gói theo hình vuông, tượng trưng cho trời (Lĩnh Nam chích quái). Bánh tét gói theo hình ống, tròn, dài, biểu tượng sinh thực khí nam, bản nguyên sức mạnh của sự sinh sản. Trong thời gian điền dã ở vùng Khmer Nam Bộ, tôi được một vị à-cha (thầy lễ) nói nhỏ vào tai rằng bánh tét là “cái đó của Preah Ầy-Xô” (Preah Ầy-xô là thần Siva).

Bánh tét là một lễ vật được làm theo tín lý phồn thực của cư dân nông nghiệp, cụ thể là cư dân cấy (tỉa) lúa (nếp). Phải chăng, tín lý phồn thực có tuổi đời cổ xưa hơn quan niệm về “trời tròn đất vuông” của sự tích bánh dày và bánh chưng?...

Huỳnh Ngọc Trảng
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

TỐNG CỰU NGHINH TÂN *** bái bai cô ngựa...đón dê xồm*** 9 years 3 months ago #57963




Thầy Zăng đây cũng toàn tài!

Hai ban võ nghệ Tú Tài ban Xê. (C)

Hai trái đu đủ thầy bê.

Từ trên cây xuống rồi rê vô nhà.

Mẹ bề trên ngó thấy la.

"Đủ rê như rứa nát cha còn gì?"



:tongue
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.

TỐNG CỰU NGHINH TÂN *** bái bai cô ngựa...đón dê xồm*** 9 years 3 months ago #57960

Thầy Zăng vốn dĩ đàng hòang,
Khi xực đu đủ nói tòan giọng Nam
Chỉ khi mất ngủ càm ràm,
"Ngủ mà không đủ" thầy xàm giọng Trung
:tongue :tongue
The administrator has disabled public write access.

TỐNG CỰU NGHINH TÂN *** bái bai cô ngựa...đón dê xồm*** 9 years 3 months ago #57957

Làm vợ bất ngờ

Đêm 30, người chồng trẻ quyết định gây bất ngờ cho vợ.


26-1-2-8035-1422242955.jpg



Anh ta mặc một bộ trang phục mới, gắn bộ ria giả và đeo một cặp kính đen đi về nhà bấm chuông cửa.

Khi cô vợ ra mở cửa, anh ta reo lên: 'Chúc mừng năm mới!' rồi hôn luôn vợ.

Sau khi hôn xong anh chàng gỡ kính, lột ria giả ra, quay mặt sang phía vợ. Bà vợ bất ngờ kêu lên:

- Kìa! Anh đấy à?

- Em có bất ngờ không?

- Bất ngờ gì? Đang bực mình đây này. Thế mà làm người ta từ nãy giờ cứ tưởng ai...

- !?
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Gioakim Nguyễn Đức Thành (Lớp Don Bosco)

TỐNG CỰU NGHINH TÂN *** bái bai cô ngựa...đón dê xồm*** 9 years 3 months ago #57955

:thankyou

Nãy giờ anh em chúng tôi đã mở màn cho những niềm vui dâng tràn. Vâng, hy vọng trang này sẽ đem lại cho toàn thể gia đình những niềm vui xuân và những kiến thức, phong tục, tập quán, những câu truyện, những áng văn thơ và những cái hay về Xuân, đượm sắc dân tộc Việt nam qua ngày TẾT NGUYÊN ĐÁN của quê hương yêu dấu chúng ta trong những ngày sắp tới. Vậy mong tất cả quý anh chị cùng tham gia cho vui cửa vui nhà nhé. Coi như là một tập san nho nhỏ góp vào vườn hoa Phao lo vậy. ƯỚC MONG THAY!

RẤT THÂN MẾN!

MHT.
Last Edit: 9 years 3 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

TỐNG CỰU NGHINH TÂN *** bái bai cô ngựa...đón dê xồm*** 9 years 3 months ago #57953



Đu đủ mọc ở trên cây.

Trái xanh đừng hái kẻo dây mủ vào.

Cụ nào vẫn thích leo rào.

Hái đu đủ sống về bào nhỏ ra.

Khô bò xắt sợi đảo qua.

Rau thơm vài cọng là ta có mồi.

Khổ thay bà vợ da mồi.

Ngồi bên cạnh diệt đĩa mồi hết ngay!

Cụ ông bảo để đưa cay.

Cụ bà liền bảo món này của em.

Trời cao ngó xuống mà xem.

Gỏi xanh đu đủ bỗng thèm,... còn đâu?
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012