Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: Đức Tân Tổng Giám Mục

Đức Tân Tổng Giám Mục 4 years 6 months ago #63670

.
BS giũ gìn vệ sinh nghiêm ngặt, nên ít bị ho, nhưng đã ho thì bãi nào ra bãi nấy.Nhân vì chú Út có "nói xấu" anh Tư nên cũng xin góp vài lời chia xẻ với anh em.
Trước hết, xin khoe với anh em một tí: ĐTGM Nguyễn Năng là đồng hương đồng khói với mình. Ngài sinh năm 1953 tại làng Phúc Nhạc ngoài Bắc.Năm sau, cha mẹ bế vào Nam, định cư lại xứ Phúc Nhạc, Gia Kiệm. Ngài đi tu từ nhỏ. Thằng bé Loi thấy ngài đẹp trai, hiền từ như Thiên Thần nên cũng đòi đi tu. Có lần mình hỏi anh Hòa Râu lớp Toma, anh cũng bảo: tại thấy ông Năng đi tu nên thích quá cũng xin đi luôn...Vài năm trước biến cố 30-4-1975, ông bà cố dọn nhà sang giáo xứ Bach Lâm. Ngôi nhà cũ vẫn còn. Năm ngoái về Phúc Nhạc làm lễ, Ngài ghé thăm ngôi nhà cũ...Năm 1980 mình học xong chương trình ĐCV,về giúp xứ nhà. Sáng sớm đi lễ, băng qua quốc lộ, mình hay gặp thày Năng đạp xe đi về phía Sài Gòn. Anh em gặp nhau thường hay hỏi han vài câu. Thày đi làm tại nhà máy sấy chuối ở Thanh Sơn, cách nhà thày 3 cây số...Năm ngoái, ĐC sang Mỹ, ghé thăm mấy gia đình người Phúc Nhạc. Cô học trò cũ của mình khoe: Hôm qua ĐC Năng mới ăn cơm nhà em.Ngài đang ở nhà mẹ em. Mình nói rằng: ĐC Năng là hoa khôi của HĐ GM VN. Cô học trò FT cho ĐC, kể lại rằng ĐC là hoa khôi, Ngài cười một tràng dài và to như pháo xuân KKKKKKKKKKKKKKKKK
Last Edit: 4 years 6 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

Đức Tân Tổng Giám Mục 4 years 6 months ago #63668

Tiểu sử của Đức cha được lược trích gần như giống nhau trên tất cả thông báo của các trang mạng thông tin.

Có một chi tiết nghe thật bình thường nhưng theo em đó là sự kiện nổi bật nhất trong tiểu sử của ngài và chính điều này đã giúp ngài trở nên vị Tổng Giám mục của miền Nam hôm nay:

1977-1988: Lao động tại giáo xứ Bạch Lâm, Gia Kiệm.

Nhìn lại quãng thời gian mà ngài phải lao động tại Gia kiệm đúng 11 năm trời.Thời gian đó dài hơn tất cả các quãng đời học hành hay làm việc của ngài. Lúc đó ngài khoảng 24 tới 35 tuổi. Đó là lứa tuổi thanh xuân đầy mộng mơ sung mãn nhất, bắt đầu bước vào đời của một con người. Chính thời gian này đã hun đúc, rèn luyện ý chí và làm nên bản lãnh của ngài hôm nay.

Ngài đã phải đợi chờ trong vô vọng hơn 10 năm trời. Mà trong thời gian đợi chờ dài dằng dặc đó, chỉ biết đợi chờ, không thấy tương lai, không thấy ngay cả “ánh sáng cuối đường hầm”.

Nhà thơ Huy cận từng than thở:

"Thủa chờ đợi, ôi! thời gian rét lắm...”

Ai trong chúng ta đều chẳng phải đợi chờ.
Lúc nhỏ xíu thì đợi mẹ đi chợ về có quà. Lớn lên biết yêu đương hẹn hò thì đợi chờ người yêu. Rồi người yêu đến trễ có ít phút nhưng thời gian trôi chậm dài hơn cả thế kỷ, tâm trạng băn khoăn và để “lòng buồn dạo khắp trong sân” giống thi sĩ Hồ Dzếnh năm xưa:

“Ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần,
Thầm khẽ trách: gớm làm sao nhớ thế?”

Chúng ta có thể đợi chờ một việc nào đó ngay cả trong tình yêu, qua năm tháng nhưng chắc chắn không thể đợi trong tuyệt vọng một tương lai mơ hồ, một điều không chắc có thể xẩy ra hơn 10 năm trời.

Nhớ lại thời gian hơn 40 năm trước, có lẽ ký ức chúng ta đã phai nhạt đi phần nào về một khoảng thời gian khó khăn nhất ngay sau năm 1975. Cả nước ngày ấy ai cũng đói vàng cả mắt. Đời sống vật chất thật khó khăn nghèo đói thiếu thốn. Đời sống tâm linh thì bắt bớ, cấm đoán và quản lý nghiêm ngặt. Các bài học về chính trị đều lên án Tôn giáo là liều thuốc phiện, ru ngủ con người; còn các tu sĩ được cho là thành phần ăn bám của xã hội. Họ dùng chữ lịch sự là lao động nhưng có lẽ các anh em chủng sinh ngày ấy chỉ đi làm rẫy hoặc sống bám vào gia đình mà thôi.

Tuổi xuân con người có bao nhiêu đâu? Ai trong chúng ta ở lứa tuổi mộng mơ mà dám đợi chờ trong tuyệt vọng 11 năm trời. Hơn thế nữa, còn phải chờ đợi mỏi mòn trong tâm thế của một người vô dụng, thúc thủ trước hoàn cảnh xã hội đầy tao loạn.

Nói chi xa xôi, nhạc sĩ Mai Nguyên Vũ của chúng ta, cũng về Phúc Nhạc sống ẩn dật và "lao động" tại gia. Một buổi “chiều mơ” anh đã quyết tâm “nguyện theo chân Chúa đi qua, đồi Tabor hay Thập giá". Nhưng được một thời gian, anh nhạc sĩ của chúng ta đã quên lời hứa ấy. Tâm hồn anh chỉ nghe “rộn rã trong tim ngày đêm” “tiếng gọi nào” của em Thủy và sau đó để mặc cho “thuyền tình anh vẫn êm trôi” suốt đời với nàng.

Tích cực hơn, chúng ta có thể không muốn an phận chờ thời mà cất công đi "tìm đường cứu nước", để rồi ơn Thiên triệu cứ phai nhạt dần theo năm tháng lưu lạc nơi xứ người.

Rồi cuộc sống ẩn tu bên "bóng nhỏ giáo đường" thật sự cũng không dễ dàng phẳng lặng!?
Tâm hồn chúng ta làm sao yên bình được giữa một xã hội đầy nhiễu nhương. Tâm trạng "bất đắc chí" với bao mặc cảm tự ti ngày càng bào mòn dần ý chí quyết tâm theo Chúa.

Thêm vào đó, trong thôn làng còn có bao “người em xóm đạo” vây quanh. Các nàng “Mai, Lan, Cúc, Trúc..." với dáng vẻ hiền dịu và áo dài thướt tha chắc chắn không để lòng chúng ta lặng yên đâu?! Bao nhiêu anh em chúng ta đã phải sụp bẫy rồi "sa chước cám dỗ", chỉ vì những ánh mắt nụ cười e thẹn, và vài cử chỉ săn sóc ân cần nhỏ nhặt.

Tháng ngày đợi chờ "đổi đời" sao buồn chán mỏi mòn và dài lê thê. Những ngày lễ hội nhìn ra ngoài thấy:

"Cảnh đời ngoài kia êm ấm quá!
Từng đoàn đôi lứa hẹn nhau vui..."

để rồi về đến nhà, một mình trong đêm thâu, bên ánh đèn vàng leo lét (vì hồi đó bị cúp điện triền miên), tâm hồn sao thấy quá đỗi cô đơn.

Chúng ta còn nhớ trong loạt hồi ký của cha Tân, ngài kể hành trang trở lại Tu hội Tông đồ nhỏ của ngài là cái cuốc và bộ quần áo lính để đi làm rẫy ở Bạch Lâm. Trước ngày đi, cũng có người em gái nhỏ dễ thương dùng dằng đưa tiễn, bối cảnh như nhạc phẩm “Hương Thầm”: căn nhà cuối phố có hai người bên nhau. Nếu duyên số cha Tân không đi Bạch Lâm, còn ở lại thì không biết cô láng giềng ấy có để cha yên phận với đời sống tu trì không?

Lược sơ lại "resume" của Đức cha, quá trình tu học của ngài: còn nhỏ đi tu TCV, "du học" ở Giáo Hoàng Học Viện, rồi có bằng tiến sĩ Thần học ở Roma. Đó là một thời gian dài phấn đấu, nhưng thực sự rất nhiều anh em của chúng ta có thể làm được. Ít nhất mỗi lớp TCV phải có 2-3 người trở lên có khả năng làm được điều đó. Nhưng chắc không mấy người trong chúng ta với dáng dấp thư sinh, phong cách lịch thiệp, tài hoa như ngài mà có thể kiên trì chờ đợi 11 năm dài trong bóng tối. Chắc chỉ riêng Đức cha Hiệu là trường hợp ngoài lệ, còn các anh lớp lớn của chúng ta, ông nào càng đẹp trai, nghệ sĩ và học giỏi, càng rơi rụng trước.

Đức cha Nguyễn Năng có thể được coi như đàn anh của lớp Tôma thuộc địa phận Xuân lộc. Chỉ ít ngày nữa, ngài sẽ về nhậm chức Tổng giám mục, là vị lãnh đạo cao nhất của Công giáo miền Nam.
Nhìn lại điểm son với tấm lòng kiên trinh theo Chúa của ngài, chúng ta cũng liên tưởng đến những anh em linh mục tu sĩ của gia đình TCV Phao Lô. Các anh cũng đã kiên nhẫn theo đuổi lý tưởng ơn Thiên triệu của mình và có thể hoàn cảnh của một số anh còn khó khăn, gian lao và thử thách hơn cả Đức cha. Hạt mầm ơn gọi đã được gieo trồng từ ngày thơ ấu trong TCV của các anh, vẫn sống sót tồn tại và vươn lên, dù thời gian có bị phong ba, bão táp dập vùi. Các anh đã hiên ngang, kiên trung dấn thân đi theo lý tưởng từ ngày còn thơ bé.
Các anh cũng phải đợi chờ ít nhất 10 năm trời hay lâu hơn để được có ngày "hân hoan bước lên bàn thánh". Cũng như Đức tổng giám mục, các anh đã được thử thách tôi luyện như vàng trong lửa trong một thời gian dài chông gai. Nhất là những anh lớp bé từ Đa Minh đến Don Bosco, dù đã bị bỏ rơi từ năm 1975, chẳng được tu học, nghe nhiều "huấn đức" như các đàn anh!? Vậy mà các anh vẫn giữ vững ơn gọi của mình. Có thể hầu hết các anh chỉ là những Linh mục quản xứ khiêm tốn như Cha sở họ Ars năm xưa, nhưng các anh hằng ngày vẫn là những "ngọn nến cháy sáng trong lòng thế hệ và tiêu hao cho bao linh hồn" con chiên của mình.

Trong niềm vui hân hoan của một người Công giáo VN có được Đức tân Tổng giám muc tài đức và bình dị. Xin một lần được cảm mến và trân trọng những bước chân âm thầm theo Chúa của các anh em Linh mục đoàn trong gia đình TCV Phao Lô. Đó là những bước chân kiều diễm và cao quý nhất của những người "đưa bước tung gieo đường chân lý" để "cứu thoát muôn dân muôn đời". Các anh xứng đáng là những học trò xuất sắc nhất của mái trường TCV Phao Lô, đã đi đến đích và đạt được kỳ vọng của các vị ân sư ngày xưa: "đem lời chân lý đến cho mọi nơi, là đuốc sáng chiếu soi và chứng tá Chúa trên trần gian."

Cầu xin cho các anh luôn vững niềm tin trên con đường tu đức của mình.
The administrator has disabled public write access.

Đức Tân Tổng Giám Mục 4 years 6 months ago #63663


  • Posts:51 Thank you received: 53
  • Ban Biên Tập
  • BBT's Avatar
  • BBT
  • Administrator
  • OFFLINE
Bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận

Hôm nay, ngày 19 tháng 10 năm 2019, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam công bố:

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Nguyễn Năng, đang là Giám mục Giáo phận Phát Diệm, làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, Đức tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng cũng được bổ nhiệm làm Giám quản Tông toà Giáo phận Phát Diệm


dcNang.jpg


Tiểu sử Đức tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng

24/11/1953 : Sinh tại Phúc Nhạc, Yên Khánh, Ninh Bình (Gp. Phát Diệm)

1962-1970 : Tu học tại Tiểu chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn

1970-1977 : Tu học tại Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt

1977-1988 : Lao động tại giáo xứ Bạch Lâm, Gia Kiệm, Gp. Xuân Lộc

1989-1990 : Giúp xứ Thuận Hoà, Biên Hoà, Gp. Xuân Lộc

09/06/1990 : Thụ phong linh mục tại Xuân Lộc

1990-1998 : Chính xứ Thuận Hoà, Biên Hoà, Gp. Xuân Lộc

1998-2002 : Du học Roma, tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học Tín lý

2003-2005 : Đặc trách Chủng sinh Giáo phận Xuân Lộc

2006-2009 : Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc

25/07/2009 : Được Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI bổ nhiệm làm Giám mục Chính toà Giáo phận Phát Diệm

08/09/2009 : Lễ truyền chức Giám mục tại Phát Diệm

Chủ phong: Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh
Phụ phong: Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh và Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến
Châm ngôn giám mục: Hiệp Thông - Phục Vụ

19/10/2019: Được Đức Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh kiêm Giám quản Tông toà Giáo phận Phát Diệm

Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Giuse Nguyễn Năng đã đảm nhận các chức vụ:

– Chủ tịch Uỷ ban Loan báo Tin Mừng (2010-2013)
– Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức Tin (2013-2016)
– Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục (2016-2019);

và trong Đại hội XIV vừa diễn ra tại Giáo phận Hải Phòng, Đức cha Giuse Nguyễn Năng đã được bầu lại vào chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục, nhiệm kỳ 2019-2022.


Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ

Nguồn: Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục
Last Edit: 4 years 6 months ago by BBT.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012