Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: ĐỔI GIỜ TẠI CÁC NƯỚC ÂU CHÂU

Re: ĐỔI GIỜ TẠI CÁC NƯỚC ÂU CHÂU 11 years 6 months ago #43313


  • Posts:764 Thank you received: 1378
  • Trọn đời con một lời hát khen ca ngợi Hồng Ân Thiên Chúa
  • Hùng 31's Avatar
  • Hùng 31
  • Administrator
  • OFFLINE
:respect
Cha Tân đã cho biết thật đầy đủ về cái "tật xấu" đổi giờ của Mỹ.
Thời gian đầu mới ở Mỹ người Việt nào cũng phải vất vả theo cái hủ tục này.
Thứ nhất là không ai nói trước và chỉ cho cách mà nhớ lúc nào đổi lùi lại lúc nào đổi tiến lên. Cha Tân chỉ cho cách dễ nhớ FALL BACK, SPRING FORWARD. Chỉ đến lúc học được câu đó thì mới biết mà chỉnh đồng hồ cho đúng cách.

Đây là một cái khéo trong ngôn ngữ của Mỹ :
FALL BACK : Té ra đàng sau, ngã ngược lại => FALL cũng có nghĩa là MÙA THU => giờ lùi lại vào Mùa Thu-November.
SPRING FORWARD : Nhún về phía trước, nhảy ra trước => SPRING là MÙA XUÂN => giờ tiến lên lúc Mùa Xuân- March.

Vụ đổi giờ này chỉ khổ con nhà có đạo thôi, vì đổi vào rạng Chúa Nhật, anh em ta đi lễ (Cha Tân làm lễ) nên trật giờ thì có mấy chuyện vui như xẩy ra với cha Tân. Còn mấy quân không có đạo thì chẳng sao cả.

Hồi còn ở bên New Orleans, cha xứ của Hùng xứ St Brigit là một cha người da mầu đã đứng tuổi. Bố sưu tầm Đồng Hồ và có khoảng 500 cái đồng hồ các loại, đủ cỡ và từ khắp các quốc gia mà bố đã từng ghé qua. Mèng đéc ơi, bố gìa chịu chơi không thèm để yên cho đồng hồ nghỉ ngơi, bố kéo người nào bố thích cứ đến ngày đổi giờ thì đến chỉnh đồng hồ với bố... Sau mười năm thì mọi con chiên có trăm lý do để busy cáo lỗi ngày ấy.


:smile

Nói với chú em ở Pháp : Trong mấy năm gần đây, bên chỗ anh đang ở không đổi giờ vào cuối tháng Mười như Quyền vừa mới đổi ngày 28/10 mà sẽ đổi vào tuần tới - đầu tháng 11 như cha Tân nói ở trên. Có lẽ vì quỹ đạo của trái đất thay đổi dần dần làm mặt trời lặn xế lệch đi một tuần.

:thankyou
Last Edit: 11 years 6 months ago by Hùng 31.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung

Re: ĐỔI GIỜ TẠI CÁC NƯỚC ÂU CHÂU 11 years 6 months ago #43311

Để trả lời cho Văn Quyền, xin đóng góp phần khảo cứu sau:

Quy ước giờ mùa hè


Mặc dù được nhiều nơi trên thế giới sử dụng, giờ mùa hè phổ biến ở các vĩ độ cao ở Bắc bán cầu.


370px-DST_Countries_September_2011.png


  Xanh Blue: DST đang được áp dụng
  Cam Orange: DST không còn được áp dụng
  Đỏ Red: DST chưa bao giờ được áp dụng

Quy ước giờ mùa hè (DST Daytime Saving Time) là quy ước chỉnh đồng hồ tăng thêm một khoảng thời gian (thường là 1 giờ) so với giờ tiêu chuẩn, tại một số địa phương của một số quốc gia, trong một giai đoạn (thường là vào mùa hè) trong năm.

Quy ước này thường được thực hiện tại các nước ôn đới hay gần cực, nơi mà vào mùa hè, ban ngày bắt đầu sớm hơn so với mùa đông vài tiếng đồng hồ. Nó có ý nghĩa thực tiễn là giúp tiết kiệm năng lượng chiếu sáng và sưởi ấm, khi tận dụng ánh sáng ban ngày của ngày làm việc từ sớm, giảm chiếu sáng ban đêm nhờ ngủ sớm. Chính vì ý nghĩa này mà một số nước gọi quy ước này với cái tên "Giờ tiết kiệm ánh sáng ngày" (daylight saving time trong tiếng Anh). Thí dụ tại phần lớn Hoa Kỳ Lục địa và Canada, thời gian sử dụng "giờ tiết kiệm ánh sáng ngày" bắt đầu từ chủ nhật trong tuần thứ hai của tháng 3 đến chủ nhật trong tuần đầu tiên của tháng 11. Như vậy thời kỳ sử dụng giờ tiết kiệm ánh sáng ngày kéo dài gần như 2/3 năm.


Thực trạng trên thế giới hiện nay

Bảng dưới đây cho biết lúc bắt đầu và kết thúc của việc chỉnh giờ mùa hè ở một số vùng lãnh thổ. Các đồng hồ được vặn sớm lên một tiếng đồng hồ vào ngày bắt đầu và lùi lại từng này thời gian vào ngày kết thúc. Chú ý, mùa hè ở Nam Bán Cầu tương ứng với mùa đông ở Bắc Bán Cầu.

Đa phần Bắc Mỹ
Bắt đầu (BĐ) 02:00 giờ địa phương, chủ nhật lần thứ hai của tháng 3 (bắt đầu áp dụng vào năm 2007)
Kết thúc (KT)02:00 giờ địa phương, chủ nhật đầu tiên của tháng 11 (bắt đầu áp dụng vào năm 2007)

Newfoundland và Labrador
BĐ 01:00 giờ địa phương, chủ nhật đầu tiên tháng 4 / KT 01:00 giờ địa phương, chủ nhật cuối cùng tháng 10

Đa phần Châu Âu trừ Iceland
BĐ 01:00 UTC, chủ nhật cuối cùng tháng 3
KT 01:00 UTC, chủ nhật cuối cùng tháng 10

Nga
BĐ 02:00 giờ địa phương, chủ nhật cuối cùng tháng 3
KT 02:00 giờ địa phương, chủ nhật cuối cùng tháng 10

Ai Cập
BĐ 00:00 giờ địa phương, thứ sáu cuối cùng tháng 4 KT 00:00 giờ địa phương, thứ năm cuối cùng tháng 9

Israel
02:00 giờ địa phương, thứ sáu cuối cùng tháng 3 02:00 giờ địa phương, chủ nhất của tháng Tishrei giữa Rosh Hashanah và Yom Kippur

Cuba
BĐ ngày 1 tháng 4 KT không nhất định và có thay đổi

một phần Brasil
BĐ 00:00 giờ địa phương, thường vào một chủ nhật tháng 10 (ít khi vào tháng 11)
KT 00:00 giờ địa phương, thường vào một chủ nhật tháng 2


Lịch sử

Một số người nói đến Benjamin Franklin như là người đầu tiên gợi ý về quy ước giờ mùa hè trong một bức thư gửi đến Tạp chí Paris [1]. Tuy nhiên bức thư này chỉ muốn gợi ý mọi người nên dậy sớm vào mùa hè. Quy ước được nhắc đến lần đầu tiên một cách nghiêm túc bởi William Willett trong bài viết Waste of Daylight (Lãng phí ánh sáng ban ngày) [2], xuất bản năm 1907, nhưng Quốc hội Anh đã chưa muốn thông qua quy ước này, dù Willett đã bỏ nhiều công sức vận động hành lang.

Quy ước giờ mùa hè được chính phủ Đức áp dụng khi xảy ra Đệ nhất Thế chiến khoảng từ 30 tháng 4 năm 1916 đến 1 tháng 10 năm 1916. Ngay sau đó, Anh Quốc cũng theo chân, bắt đầu từ 21 tháng 5 năm 1916 đến 1 tháng 10 năm 1916. Quy ước này cũng được áp dụng tại Pháp từ 1916 đến 1946, với sự không tương thích giữa vùng tự do và vùng bị Đức chiếm đóng.
Vào ngày 19 tháng 3 năm 1918 Quốc hội Hoa Kỳ đặt ra một số múi giờ và chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè, có hiệu lực từ 31 tháng 3, cho những năm tháng tiếp theo của Đệ nhất Thế chiến (1918 đến 1919). Bộ luật này đã vấp phải nhiều phản đối từ nhân dân và đã bị rút lại sau đó.

Brasil bắt đầu áp dụng quy ước giờ mùa hè năm 1931, nhưng sau đó có những lần bãi bỏ.
Quy ước giờ mùa hè quay trở lại Mỹ ngày 9 tháng 2 năm 1942, như một biện pháp tiết kiệm tài nguyên trong thời chiến, để tham gia Đệ nhị Thế chiến. Khi chiến tranh sắp kết thúc, luật này lại được bãi bỏ vào ngày 30 tháng 9 năm 1945.

Ireland và Ý, rồi tiếp đến là đa phần các nước Châu Âu, đã bắt đầu tái áp dụng quy ước sau khi chiến tranh kết thúc. Tại Đức, từ 1947 đến 1949, quy ước còn được áp dụng đến 2 lần trong năm, với tên gọi Hochsommerzeit; các đồng hồ được chỉnh thêm một giờ nữa từ 11 tháng 5 đến 29 tháng 6.

Năm 1966 Mỹ ra Luật Thống nhất Thời gian yêu cầu toàn quốc áp dụng quy ước giờ mùa hè từ chủ nhật cuối cùng của tháng 4 đến chủ nhật cuối cùng của tháng 10 hằng năm. Khủng hoảng năng lượng 1973 khiến Mỹ phải bắt đầu giờ mùa hè sớm hơn vài tháng vào năm 1974 (chủ nhật đầu tiên của tháng 1) và 1975 (chủ nhật cuối cùng của tháng 2).

Cuộc khủng hoảng này cũng là nguyên nhân để Pháp chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè từ năm 1976. Toàn bộ Cộng đồng Châu Âu thực hiện việc đổi giờ mùa hè từ thập niên 1980.
Từ năm 1985, các tỉnh miền nam Brasil chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè, với ngày bắt đầu chỉnh đồng hồ thay đổi tùy vùng.

Năm 1986 Trung Quốc thử nghiệm quy ước giờ mùa hè. Cùng năm này Mỹ đổi ngày bắt đầu giờ mùa hè sang chủ nhật đầu tiên của tháng 4.
Vào thập niên 1990, Trung Quốc dần bãi bỏ quy ước giờ mùa hè và áp dụng giờ thống nhất toàn quốc không thay đổi.

Năm 1998, điều luật 2000/84/CE của Quốc hội Châu Âu và Hội đồng Châu Âu quy ước thống nhất lịch đổi giờ tại tất cả các nước thành viên.

CHUYỆN BÊN LỀ

Có nhiều chuyện dở khóc dở cười vì việc đổi giờ này nơi cộng đồng người Việt vì chưa quen thích ứng và để ý. Riêng tôi, trong suốt 20 năm làm LM từ năm 1992, có nghĩa là trải qua 40 lần đổi giờ. Những năm đó tôi làm cha xứ hai họ đạo nhỏ. Họ nhỏ hơn ở xa họ lớn (họ chính, nơi có nhà xứ) khoảng 15 phút lái xe; ngày Chúa nhận hỏ nhỏ luôn có lễ sớm hơn. Vì quên vụ đổi giờ, Có 2 lần đi làm lễ sớm hơn 1 tiếng. Đến nơi chằng thấy bóng ma nào, thoáng nghĩ bộ giáo dân ghét quá hay sao mà tẩy chay! Nghĩ lại, biết là quên đổi giờ nên ngả ghế xe nằm ngủ đỡ thêm gần 1 giờ nữa. Trường hợp đổi giờ mùa thu, quên nên đi sớm hơn là rất may mắn không phiền gì ai. Có một lần quên đổi giờ mùa xuân(vặn giờ sớm hơn) nên tới giờ lễ vẫn đang tàn tàn ở nhà, bà Mỹ coi phòng áo bốc phone gọi. Vội chạy xe vượt tốc độ để đến nhà thờ, miệng cầu xin Chúa đừng để police xoáy đèn chộp bắt. Đến nơi, lễ bắt đầu muộn hơn 15 phút giờ qui định. Quê quá, xin lỗi rối rít, giáo dân cũng tốt kiên nhẫn chờ và rất thông cảm. Nhưng quê vẫn là quê quá, từ đó chu chu chắm chắm để ý việc đổi giờ, nhất là vào mùa Xuân.

Tôi tin đa phần người Việt nam sống lâu ở Mỹ, ai cũng có kinh nghiệm đáng nhớ vì chuyện đổi giờ: đi làm trễ, lỡ hẹn, hoặc đến sớm hẹn... Quí vị ở Mỹ thử góp chuyện cho vui....

Người Mỹ có thành ngữ này để mọi người dễ nhớ cách chỉnh giờ: FALL BACK, SPRING FORWARD: mùa thu vặn giờ lùi lại (lời 1 giờ ngủ thêm), mùa xuân vặn giờ lên (đi quá thêm về phía trước, đêm đó ngủ lỗ 1 giờ)
Last Edit: 11 years 6 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung

ĐỔI GIỜ TẠI CÁC NƯỚC ÂU CHÂU 11 years 6 months ago #43293


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
ĐỔI GIỜ TẠI CÁC NƯỚC ÂU CHÂU
images25891.jpg


Vào ngày Chúa Nhật 28.10.2012 tại Pháp và các nước trong khối Âu Châu đã thực hiện việc thay đổi giờ cho mùa đông.
Nghĩa là vào rạng sáng Chúa Nhật 28.10 mọi người phải vặn ngược đồng hồ trở lui lại 1 tiếng.

Vào đêm thứ Bảy, rạng ngày Chúa Nhật 28/10/2012 nước Pháp và các nước tại Âu Châu đã đổi giờ mùa hè sang giờ mùa đông.

Giờ mùa hè tại Pháp cách giờ của Việt Nam là 5 múi giờ. Nếu giờ bên Pháp là 12 giờ trưa, thì tại Việt Nam là 5 giờ chiều. Việt Nam đi trước 5 giờ.

Giờ Mùa đông tại Pháp như hôm nay, Pháp và Việt Nam cách nhau 6 múi giờ. Nếu ở Pháp là 12 giờ trưa, thì tại Việt Nam là 6 giờ chiều.

Lý Do Của Việc Đổi Giờ :

Ở những nước khí hậu ôn đới như châu Âu, có một thực tế không thể phủ nhận là vào mùa hè, số giờ trời sáng dài hơn bình thường, và vào mùa đông số giờ trời tối dài hơn, hay nói cách khác là mùa hè ngày dài, mùa đông đêm dài.

Những ai đã từng đi du lịch tại Pháp và các nước Âu Châu có lẽ đã được chứng kiến thực tế này. Vào mùa hè tại nước Pháp thì 9 giờ tối,mà trời vẫn còn hừng hừng sáng, ánh mặt trời vẫn chưa tắt hẳn. Nhưng vào mùa đông khi thức dậy lúc 7h sáng, mặt trời vẫn chưa mọc, trời vẫn còn mờ mờ tối.

Vì bản chất của thời tiết như vậy nên đồng hồ sinh học của con người sống tại châu Âu sẽ tự động cảm nhận thay đổi theo, điều đó có nghĩa là mùa hè, con người sẽ đi ngủ muộn hơn và mùa đông con người sẽ dậy muộn hơn (vì trời chưa sáng thì dậy làm gì).

Thực hiện việc đổi giờ :

Việc đổi giờ luôn luôn được thực hiện vào đúng nửa đêm ngày thứ bảy,rạng ngày Chúa Nhật để không ảnh hưởng tới giờ làm việc của người dân

Khi đến mùa đông, tại châu Âu, vào ngày đầu tiên của mùa đông, lúc 12h đêm, chính phủ sẽ cho đổi giờ. Đồng hồ sẽ tự động quay ngược cho chênh lệch đúng 1 tiếng. Do đó, lúc ta thức dậy vào lúc 6h30 sáng (giờ mới) thì bản chất nó là 7h30 sáng (giờ cũ). Lúc đó mặt trời đã mọc và ánh sáng ban ngày đã tới, nên việc đi làm của người lao động, đi học của học sinh sẽ tốt hơn, thay vì đi học đúng giờ là 6h30 sáng (giờ cũ) lúc đó mặt trời chưa mọc.Như vậy Vào mùa đông tại Pháp, người ta dậy muộn hơn 1 giờ đồng hồ.

Sự thay đổi giờ này áp dụng trên toàn quốc, và việc thay đổi giờ này cũng nhằm để thay đổi nhịp sống sinh học của người dân cho phù hợp với thiên nhiên, và không ảnh hưởng đến phụ huynh, học sinh, người đi làm... mà còn tăng thêm tính thích nghi với thời tiết, môi trường.

Mỗi năm đổi giờ 2 lần :


- Đổi giờ mùa đông sang giờ mùa hè,
thường được thực hiện vào khoảng dịp Lễ Phục Sinh (Trước hoặc vào đúng ngày)

- Đổi giờ mùa hè sang giờ mùa đông, thường được thực hiện vào trước ngày Lễ Các Thánh 1/11.

Không biết ở bên Mỹ có thực hiện việc đổi giờ như ở Âu Châu hay không? Mong các anh chị sống ở Mỹ cho anh em biết chi tiết.

Quyền 3T
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 11 years 6 months ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012