Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: YÊU EM YÊU CẢ TÔNG TY HỌ HÀNG

Re: YÊU EM YÊU CẢ TÔNG TY HỌ HÀNG 11 years 5 months ago #44161

Lần đầu tiên mình thấy Thanh Nga 31 xuất hiện trên diễn đàn ,
Làm ơn cho xem mặt một tí!
Hùng 35
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Thanh Nga - 31 (Lớp Tôma)

Re: YÊU EM YÊU CẢ TÔNG TY HỌ HÀNG 11 years 5 months ago #44159


  • Posts:633 Thank you received: 966
  • Thương một đời hai chữ Việt Nam thôi: Đăng Trình!
  • Xuân-Dung's Avatar
  • Xuân-Dung
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE

Bác Hùng đang có tựa đề thơm như mít: Yêu Em Yêu Cả Tông Ty Họ Hàng.

Cụ vào đây choảng thêm HaLong Bay với Cam Dai Bay, làm người ta đang bay bổng tự dưng té cái bịch, ê ẩm cả mình cả "chảo"!

Xin được kể lại mùa hè vừa qua, ĐC Vincent nghỉ tại đây, trước khi xuống phòng ăn ở bếp, ĐC phải đi qua hai phòng toilet, đó là chưa kể một cái ngay trong phòng ngủ của Ngài. Những ai sống bên đây, phần đông đều quen kiểu nhà xây bên này, thường bước vào là tủ để áo khoác trước, rồi mới đến powder room [còn gọi là half-bath --> room with toilet and sink (bồn rửa tay).]

Một lần ĐC Vincent trên lầu đi xuống, mở mấy cánh cửa tủ, sau nghe Ngài nói nho nhỏ: Nhà gì nhiều cầu tiêu qúa!

Thì ra Ngài muốn lấy chiếc áo khoác nhưng cứ mở phải cánh cửa phòng toilet. Kể lại cho TH nghe, hai đứa tủm tỉm cười cùng một suy nghĩ giống nhau: Đó là Ngài chưa biết tổng cộng trong nhà có 5 toilets + thêm 2 tủ để áo khoác, kẹt một nỗi, cái cánh cửa nào cũng na ná giống nhau !!!



TH's + [Thánh Giá của Tuyết Hầy]
Tuyết Hầy - Lớp PioX - SDB 194
The administrator has disabled public write access.

Re: YÊU EM YÊU CẢ TÔNG TY HỌ HÀNG 11 years 5 months ago #44157


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
Đang "YÊU EM YÊU CẢ TÔNG TY HỌ HÀNG" tự nhiên nhảy sang chủ đề " Người Việt Gốc Cây " nghĩa là Đái Bậy..Thôi thì tới luôn chớ sao..hm.
Cha Tân mô tả sai rùi cha ơi. Anh Hùng xướng "những hình ảnh ... trắng phau phau tròn trịa", mà cha lại tả rằng : " Một đàn cò trắng phau phau". Cái đó đâu có phải là CÒ....CÒ nó màu khác cơ... (hm)...Quyền 3T nghĩ vậy đấy.
Quyền 3T chẳng dám tả cò...chỉ mượn đâu đó câu thơ nói lên một thực tế :
" Bước tới đèo Ngang bỗng mắc tè,
Cỏ cây không có lấy gì che...
Lom khom xuống núi tìm chỗ ấy..
Thấy ẻm đi ngang ...hết mắc tè...".

Ở xứ mình chuyện này thì rất vô tư. Đúng đấy...Đi đến đâu cũng thấy những bảng hiệu CẤM..Nhưng khổ cái là ai cấm cứ cấm..Ta tè cứ tè...Sau đây là vài tấm hình minh hoạ để chứng minh ..
Sungsngtpth.jpg


Lnhcmlciinh.jpg


imagecas.jpg


imagcdes.jpg

image5558s.jpg
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 11 years 5 months ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.

Re: YÊU EM YÊU CẢ TÔNG TY HỌ HÀNG 11 years 5 months ago #44154

Đúng như nhận xét của anh Hùng 31 về "VINH CAM DAI" của cha Tâns, khi dựng bảng cấm đái thì nên có toilet công cộng ngay đó, đàng này thì tuyệt nhiên không thấy nên chuyện đái bậy là chuyện rất thường, cũng phải nói thêm ở đây khi có nhà vệ sinh công cộng đầy đủ mà không có người bảo quản quét dọn lau chùi thường xuyên để mỗi lần đi vào phải bịt mũi, nín thở thì vẫn không giải quyết được việc "đái bậy"! Tuy nhiên nói gì thì nói, nước Việt Nam chúng ta cũng chưa được hân hạnh xếp hạng "quán quân" trong khoản này dựa theo tài liệu sau đây (các Cường Quốc mới lên tại Châu Á vẫn dẫn đầu về việc này!) (by Bích Vân trong khoahocnet.com)
638 triệu dân Ấn-độ, nghĩa là khoảng 54% dân số, cho đến thời buổi này vẫn phải thoả mãn cái khoái thứ tư (trong Tứ Khoái) một cách lộ thiên. Theo các dữ liệu mới đây của UNICEF (United Nations Children’s Fund = Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc), Ấn-độ “được” xếp hạng lên đầu danh sách các quốc gia trên thế giới mà vấn đề giải quyết các nhu cầu vệ sinh bị xem là tồi tệ nhất. Trong số 58% dân số trên thế giới không có phòng vệ sinh (dù tư nhân hay tập thể) thì hầu hết đều là dân Ấn. Đứng hạng nhì (cách rất xa) trên danh sách là Indonesia với 57 triệu người bắt buộc phải “ỉa đồng”, và xếp hạng thứ ba là Trung quốc với 56 triệu dân. Nước Ethiopia được xếp hạng thứ tư với 49 triệu dân đi vệ sinh “trong khung cảnh thiên nhiên”. Theo tường trình của báo The Hindu, “đi vệ sinh lộ thiên” là nguyên nhân chính của sự tồn tại những bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan. Tại Ấn-độ, đa số các nông dân vì không có nhà vệ sinh, hoặc vì đang dở tay làm lụng ngoài đồng, nên buộc lòng phải giải quyết nhu cầu vệ sinh ngay ngoài đồng. Tuy nhiên đây là một sự “bất đắc dĩ” càng ngày càng trở nên “bất tiện”, đặc biệt cho giới phụ nữ Ấn.
“Rất bức xúc nên đã hạ quyết tâm” để xoá bỏ nạn ỉa đồng, ông Bộ trưởng Jairam Ramesh của Bộ Phát triển Nông thôn Ấn-độ tuyên bố: “Thật là một điều xấu hổ. Trong số 600 ngàn ngôi làng của chúng ta, chỉ có 25 ngàn ngôi làng được đánh giá là Nirmal Gram (làng sạch, theo tiếng Ấn-độ). Từ đây đến năm 2017, chúng tôi nhất định sẽ phải giải quyết vấn đề nhà vệ sinh để tất cả các ngôi làng đều phải đạt danh hiệu Nirmal Gram!” (BV)
Last Edit: 11 years 5 months ago by Vũ Hải (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

Re: YÊU EM YÊU CẢ TÔNG TY HỌ HÀNG 11 years 5 months ago #44151


  • Posts:764 Thank you received: 1378
  • Trọn đời con một lời hát khen ca ngợi Hồng Ân Thiên Chúa
  • Hùng 31's Avatar
  • Hùng 31
  • Administrator
  • OFFLINE
:doorway
Đúng như chú TânS nhận xét về văn hóa Mỹ # Việt. Trong câu chuyện độc đáo này cũng thế : Ông chồng Mỹ vui tính thoải mái kể chuyện tình yêu nhưng bà Kim Nhung lại kín đáo không muốn ông nói thêm.

Xin phép được bào chữa cho dân Mít mình về vịnh Cam Dai. Tôi nghĩ là việc tiểu đại bừa bãi không phải là do ý niệm hay thiếu hiểu biết nơi người mình mà là vì hoàn cảnh và nhu cầu.

Nhớ lại thời còn ngồi xe đò đi những chuyến xe dài về Phước Lâm hay Long Khánh. Mỗi khi xe ngừng lại bên đường nhiều khách đi xe phải lết xa lề đường để tưới cây, tưới bụi. Đàn ông con trai thì thoải mái lịch sự, chỉ khổ cho các cô các bà. Nhớ mãi những hình ảnh đáng thương đấy : trắng phau phau tròn trịa (mà sau này sang Mỹ tôi mới hiểu ngay được tại sao tiếng Anh lại dùng chữ MOONing để diễn tả hành đông phơi mông ra chế nhạo người ta).
Nhu cầu vệ sinh cá nhân được người Mỹ coi trọng nên bất kỳ việc xây dựng lớn nhỏ nào, code đòi phải có bathroom. Ngày đầu tiên đi lễ một nhà thờ ở Mỹ, tôi ngạc nhiên vì thấy cuối nhà thờ có hai phòng vệ sinh. Hm. Cầu tiêu trong nhà thờ. Quân Mỹ đạo nghĩa trần tục qúa !

Dần dà tôi mới khâm phục nước Mỹ ở chỗ coi trọng nhu cầu căn bản của con người này. Cha bố tôi sang Mỹ chơi cũng tỏ lời khen ngợi Mỹ Quốc về điểm này. Cha đã từng du lịch Âu Châu và trải qua nhiều khó khăn mỗi khi cần đi vệ sinh :"Chưa cần biết nước Mỹ có gì hay đẹp, chỉ thấy khi cần lúc nào mà có phòng vệ sinh ngay đó là cha thấy Mỹ number one rồi". Chính vì chủ trương xây phòng vệ sinh ở khắp mọi nơi cho mọi người nên người Mỹ mới không xả bậy hoặc phơi mông bên lề đường. Ở VN ta không được như vậy nên khi cần, dù biết là sai và xấu hổ dân ta cũng phải làm thôi. Xin tha tội tha lỗi cho các cô các bà ở quê nhà đã chiếu xi nê miễn phí (bản tính phụ nữ VN rất kín đáo).

:others
Last Edit: 11 years 5 months ago by Hùng 31.
The administrator has disabled public write access.

Re: YÊU EM YÊU CẢ TÔNG TY HỌ HÀNG 11 years 5 months ago #44146

Văn hóa Đông Tây có nhiều cái trái ngược nhau như cha Tân vừa trình bày. Trong quá trình giao thoa, nên học hỏi nhau, bổ túc những cái hay, cái đẹp và dẹp bỏ những cái không hay. Đái bậy, ị bậy, khạc nhổ mọi nơi mọi lúc, vứt rác từa lưa rõ ràng là điều xấu xa cần loại bỏ.Còn cái khoản hôn hít, ôm hôn tự do nơi công cộng không hợp với văn hóa Á Đông. Dân mình từ ngàn xưa luôn kín đáo, tế nhị về chuyện đó. Ngay cả trai gái ôm nhau nhảy nhót búa sua không hợp với lối sống người VN.Nếp sống gia đình VN còn khá vững trong xã hội ngày nay nhờ lối sống "quê mùa" như thế.

Đối với phụ nữ cũng vậy.Dân Á Đông hàng ngàn năm theo Nho học, trọng nam khinh nữ, coi phụ nữ như con ăn đầy tớ trong nhà,phải làm hết mọi việc nhà và...đẻ. Ngày nay chuyên đó bớt rồi, nhưng nhiều mụ vợ vẫn bị chồng đánh tả tơi và còn lâu lắm quí bà mới được bình đẳng với quí ông.Còn bên Tây ngược lại: phụ nữ số một, chó mèo thứ hai, thứ ba trẻ con, thằng đàn ông đội sổ. Cứ xem lúc cầu hôn, chàng nào cũng phải quì xuống cung kính dưới chân nàng, thấy mà tội cho mấy anh Tây. Có vẻ như Âu Mỹ theo chế độ Mẫu Hệ...Đây chỉ là nhận xét phiếm diện của "ếch ngồi đấy giếng". Xin cha Tân và anh chị em bên nớ phán dạy.
Last Edit: 11 years 5 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

Re: YÊU EM YÊU CẢ TÔNG TY HỌ HÀNG 11 years 5 months ago #44139


Cám ơn anh Hùng 31, chủ nhân 5-stars Hotel "Jubilee Inn" với bài viết/suy tư rất độc đáo như một phóng sự bắt mắt kèm hình ảnh minh họa. Tôi đã đến cơ sở business của anh 2 lần, và chứng thực chiếc xe mang bảng số (tên) "NHUNG" thực sự đậu trong parking lot của business của anh. Người ngoại quốc hay diễn tả hết mình và thoải mái điều họ có trong lòng, khác với VN hay quan niệm vấn đề sở thích và tình cảm là chuyện riêng tư không nên bộc lộ cho mọi người. Chuyện anh Hùng kể là thí dụ điển hình của lối suy nghĩ và nếp văn hóa Âu Mỹ trong cách diễn tả và xử lý tình cảm.

Khi mới đến Mỹ, lúc đọc những bài báo hoặc những mẩu đối thoại trên TV, tôi thực sự ngạc nhiên và phục những đàn ông Mỹ khéo nịnh và làm hài lòng các bà bằng những câu nói mà bình thường người đàn ông VN không nghĩ ra, mà có nghĩ ra cũng ngại đặt lên môi miệng mình cách thoải mái. Thí dụ: Tôi gặp một đôi vợ chồng trung niên kia, tôi khen chị vợ là người đảm đang và duyên dáng. Anh chồng phụ họa liền một câu: Yes, I am the luckiest man to have her. (Đúng vậy, tôi là người may mắn nhất để có được nàng) Tôi ngẫm nghĩ và nhẩm lại câu tiếng Anh và thấy thật là hay. Đặt giả thiết nếu mình là phụ nữ mà người đàn ông của mình phát biểu câu năng ký trơn tru như vậy, mình sẽ vô cùng mát lòng mát ruột.

Nói về vấn đề riêng tư, người ta quan sát thấy: Người Tây phương thường cho việc biể lộ, diễn tả tình cảm nơi công cộng là tự nhiên bình thường (ôm ấp, hôn hít), đang khi những chuyện vệ sinh cá nhân họ cho là rất riêng tư nên chỉ làm nơi kín đáo. Đối lại, dân An Nam ta, chuyện diễn tả tình cảm cho là riêng tư nên ngại hoặc không nên bộc lộ tình cảm, cử chỉ thân mật nơi công cộng. Nhưng chuyện vệ sinh cá nhân với Annam ta lại thoải mái và coi như chuyện có thể nơi công cộng. Bởi vậy ở VN chuyện tiêu tiêu tiểu, phóng uế nơi công cộng là chuyện "vô tư". Mùi tanh hôi do phóng uế nơi đường xá hoặc chốn công cộng là vô tư luôn.

Liên hệ đến chủ đề RIÊNG TƯ - CÔNG CỘNG, có một giai thoại về CAM DAI BAY. Có nhiều versions khác nhau trong những mẩu tiếu lâm, nhưng chính tôi là thị chứng nhân của version riêng mình. Dịp về VN vừa qua, tôi có ở thành phố Sơn Tây một thời gian khoảng một tháng để giúp dạy học và làm một vài nghiên cứu. Tôi có dịp đi qua lại từ Sơn Tây lên Việt Trì, Phú Thọ, Yên Bái nhiều lần trên tuyến đường dọc theo sông Hồng. Ở khu vực gần Hưng Hóa, có một bảng vẽ chữ rất to, chữ VN nhưng không có đấnh dấu "CAM DAI BAY" (cấm đái bậy). Tôi thảo luận với mầy vị VIP ngồi cùng xe, sao lại viết bảng cấm đái chữ to vậy, kỳ quá. Vị đáng kính ngồi bên cạnh nói: Bởi vậy mới gây ngộ nhận, bảng chữ to ở bên đường đã gây chú ý mắt quan sát của du khách, nên có lần ngài có vị khách quí ngồi cũng xe đã nêu thắc mắc, đại ý là vịnh CAM DAI là ở đâu, vì ông đã từng nghe VN nổi tiếng với Ha Long Bay, nhưng chưa biết "Cam Dai Bay" là ở đâu. Tôi thầm nghĩ: Nếu vị khách đó ở lâu một chút và quan sát sẽ thấy vịnh Cam Dai rất phổ thông trên khắp nẻo đường đất nước!


Last Edit: 11 years 5 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

YÊU EM YÊU CẢ TÔNG TY HỌ HÀNG 11 years 5 months ago #44123


  • Posts:764 Thank you received: 1378
  • Trọn đời con một lời hát khen ca ngợi Hồng Ân Thiên Chúa
  • Hùng 31's Avatar
  • Hùng 31
  • Administrator
  • OFFLINE
:respect
Trong cuộc đời phiêu du ở nước ngoài, hôm nay tôi gặp một người Việt Nam với mẫu cuộc đời lạ kỳ hơn bất cứ một chàng trai nào của nước Việt.

Anh ta da trắng, mũi lõ, mắt xanh blue.


?


Như thường lệ tôi tiếp người đàn ông này vào khách sạn như mọi người khách thường nhật.
Giá cả vừa ý, loại giường và ở tầng trệt đúng theo yêu cầu, ông khách trình giấy lý lịch là một bằng lái xe của tiểu bang Nevada.
Tôi thường bắt chuyện với khách và đang tính hỏi câu hỏi quen thuộc : lý do gì mà ông đến thăm Biloxi ? Nhưng vừa liếc vào phần tên tuổi tôi ngưng lại. Hm ? Ông này họ Nguyen, có cái tên con gái Kim Nhung.
Lược lại 4 câu hỏi, trả lời từ nãy đến giờ ông này phát âm 200% American. Tôi nhìn vào tấm hình trong bằng Lái Xe rồi nhìn mặt ông ta hai lần nữa. Cao 6 feet 2 inches (1m88). Nặng 180 pounds (82Kg). 500% American. Da trắng. Mũi lõ. Mắt Xanh. Hm ?





Nhung001.jpg

( Hình copy với sự đồng ý của ông Nhung Kim)

Tôi nghĩ ngợi nhưng vẫn tiếp tục thủ tục check in cho người khách.
Sau khi xong giấy tờ và thu tiền, tôi mới mở lời : I know you might be half American half Vietnamese but at your age it's not possible (Sinh năm 1950). I grew up during the war. I know American did not arrive until the Điện Biên Phủ battle was over, and the French gave up in 1954.

Lúc này ông Nhung mới dám chắc tôi không phải là Chinese, ông bập bẹ vài tiếng "Tên vợ tôi". Không nói được nhiều ông trở lại tiếng Mỹ. "I am Vietnamese by heart not by blood".

Thì ra ông yêu một phụ nữ Việt Nam.

Sau khi ly dị người vợ Mỹ, một người đàn bà trắc nết, ông gặp bà Kim Nhung. Thắng vượt được những khó khăn về ngôn ngữ và văn hóa khác biệt ông đã chinh phục được trái tim người phụ nữ Việt Nam và kết hôn với cô Kim Nhung cách đây 30 năm.
Say đắm trong hạnh phúc với người đàn bà đáng yêu này đã khiến ông đổi lấy tên vợ làm tên mình và tự hào là một người Việt Nam. Ông đã nhiều lần đưa vợ về Sàigòn để ăn phở tái nạm và uống cà phê cứt chồn, ăn bún bò Huế rồi uống nước mía xay quả quất ... Chưa bao giờ tôi thấy có người Mỹ thích thú về những chuyện nho nhỏ của dân Việt như thế. Thú vị nhất là nghe từ miệng ông nói :"Her family did not have a son. They wish to have someone to carry the family name. I am the ONE now" Gia đình nhà tôi không có con trai nối dõi tông đường, tôi bây giờ trở thành đứa con/cháu đích tôn đấy".

Lúc ông quay ra về phòng tôi bắt gặp chiếc xe còn có bảng số đặc biệt "NHUNG" gắn phía sau.


XeNhung.jpg



Thế mới biết người phụ nữ Việt Nam đáng yêu chừng nào.

:heart
Last Edit: 11 years 5 months ago by Hùng 31.
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012