Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1
  • 2

TOPIC: Đẹp thay những bước chân người Mục tử đi rao giảng Tin Mừng.

Đẹp thay những bước chân người Mục tử đi rao giảng Tin Mừng. 10 years 1 week ago #54100



Người Mục Tử với Con Gà Chọi

Capture_GAXAMDEP.JPG


Vào năm 1970, khi tôi về nhà nghỉ hè sau một năm học ở Chủng viện Xuân Lộc thì giáo xứ TBB Thủ Đức đã có một cha Tuyên úy mới. Cha tên Thành và mang cấp bậc Đại Úy trong quân đội. Nhìn dáng người cha rất thư sinh, trắng trẻo và hơi nhỏ người. Cha đeo một cặp kính trắng và nói giọng rất nhỏ nhẹ. Hình ảnh này khác hẳn với hình ảnh tôi thường gặp ở một vị Tuyên úy quân đội với một dáng dấp phong trần, với màu da đen sạm nắng và giọng nói sang sảng. Trong những ngày về nhà nghỉ hè, tôi thường gặp cha Thành lái chiếc xe Jeep lùn đi lại trong khu vực quân trường làm công việc mục vụ của ngài.

Cuối năm đó cha Thành có tổ chức một buổi tiệc tất niên trong nhà xứ để khoản đãi các tu sĩ như các chú chủng sinh (tôi và anh ba Trần Quốc Việt), các sơ dòng Mến Thánh Giá (Bắc Ninh) đang dậy học tại trường Tiểu học Công giáo của nhà xứ. Tôi lần thả bộ ra sau vườn nhà cha thì nghe thấy có tiếng gà gáy vang. Tiếng gà gáy ồ ồ và rất gắt. Nghe hơi lạ tai nên tôi đảo vào khu chuồng gà để xem, thì ra cha có nuôi hai con gà nòi ở hai cái chuồng riêng biệt. Hai con gà nhìn nở nang bắp thịt như một lực sĩ, với nước da đỏ au như thoa son tàu đang tức nhau tiếng gáy đập cánh gáy vang lừng. Tôi thích thú nhìn dáng hai con gà nòi với dáng dấp hiên ngang, hùng dũng. Cả hai con gà rất sung độ đang kình nhau như hai chiến tướng sẵn sàng lâm trận.

Sáng Chúa Nhật sau lễ sáng tôi vào nhà xứ thăm cha Thành. Nhà xứ có cửa bên hông nên tôi thường vào bằng cổng này vì gần hơn là cổng chính, cổng này có lối ra vườn sau. Vừa bước qua cổng, tôi nhìn ra sau vườn thấy cha Thành đang ngồi ôm con gà Xám (như hình minh họa trên) và cầm ống lon cho gà ăn thóc. Tôi chào cha và hỏi một câu hết sức ngớ ngẩn: - Cha đang làm gì đấy? Cha không trả lời mà bảo tôi: - Con bắt con điều kia ra đây cho nó ăn rồi tắm cho nó. Tôi chui vào cái chuồng gà được làm rất rộng và bồng con gà điều ra. Con gà nòi trông toàn là cơ bắp vậy mà rất nặng, có lẽ hơn 3 ký, tôi bồng nó lên một tay mà thấy nặng như quả tạ. Tôi nhìn cha Thành cho con gà xám ăn và bắt chước. Khi cho con gà ăn xong, cha lấy cái khăn tẩm nước ấm và bắt đầu lau lót cho con gà từ đầu đến chân. Lau lót xong, cha thả con xám vào cái lồng đan bằng tre nứa rất lớn trên sạn xi-măng để phơi nắng. Tôi bắt chước cha và làm đúng những thao tác cho con gà điều. Tôi cũng cho nó vào một cái lồng tre khác đặt bên cạnh con xám để phơi nắng. Hai cha con ngồi ngắm hai con gà chọi cho đến khi hai con khô lông xong thì bồng bỏ lại vào chuồng. Từ đó tôi hay vào nhà xứ để giúp cha cho hai con gà ăn và phơi nắng. Có lẽ tôi bắt đầu thích con gà nòi Việt từ dạo đó. Phải nói cha Thành nuôi gà chọi vì cha có sở thích nuôi loại gia cầm có lông vũ hơn là để đem đi chọi với người khác. Con gà nòi trông dáng dấp dữ dằn như lúc nào cũng muốn xông vào chọi thế mà giữ trong tay chủ kê thì nó lại điềm đạm và tự chế. Ngoại trừ khi bị đẩy sát vào nhau thì chúng mới nhảy choi choi lên để giao chân và ra đòn.


Capture_gadieu_TU.JPG


Những năm sau đó cha cho người làm hai cái chuồng nữa và mua thêm hai con gà chọi khác. Cha nói để nghe tiếng gà nòi gáy cho vui tai. Trước ngày 30/04, cha Thành được thuyên chuyển và nhận trách nhiệm mới. Tôi cũng không còn nhớ rõ là những con gà nòi đó cha để lại hay mang đi. Nhưng tôi vẫn mang theo những kỷ niệm về con gà nòi Việt sang tận bên xứ Úc này. Sau 30 năm sống bên xứ người tôi chưa thấy lại hình dáng con gà nòi Việt thật sự ngoài trừ trên các trang mạng internet mà thôi. Văn hóa chọi gà là một trong những văn hóa đặc thù của người Việt. Ngoài chọi gà người Việt Nam còn thích chọi trâu, chọi dế, chọi cá lia thia, cá xiêm và đặc biệt hơn hết là đánh vật. Nhưng ở những xứ văn minh Tây phương thì lại khác chỉ có trò đánh vật (song đấu tự do hay đô vật) của con người là hợp pháp. Các loại chọi áp dụng cho súc vật đều được nghiêm cấm và cho là hành động dã man hành hạ súc vật. Người vi phạm luật lệ địa phương có thể bị phạt tiền và ra hầu tòa về chuyện văn hóa chọi của nước mình.

Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 10 years 1 week ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

Đẹp thay những bước chân người Mục tử đi rao giảng Tin Mừng. 10 years 1 month ago #53733

.
Tới ngã tư Thủ Đức quẹo trái là không phải rồi. Mình quẹo phải, không biết địa danh là gì, chỉ biết đó là trường học của trại gia binh. Cha phó của ba giáo xứ: Gia Yên, Phúc Nhạc, Kim Thượng dẫn dân tới đó tạm trú một đêm. Gia đình mình ngủ ngay hè trường học.8g tối, các cha giải tội tập thể cho dân. Sáng ra mình bị đau họng, vác chiếc Mobylette của cha bố ra quốc lộ mua thuốc. Trên đường đi bị một số thanh niên mặc thường phục chặn lại. Chẳng biết là chuyện gì. Một lúc sau thấy lính cởi trần chạy. Đến trưa mọi người thu dọn đồ đi bộ về. Ra tới quốc lộ thấy từng đoàn T54 đang rầm rầm tiến về Saigon, mọi người mới biết là AMEN rồi. Tất cả cắm đầu đi như đưa đám...Thấm thoát 39 năm rồi.
Last Edit: 10 years 1 month ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

Đẹp thay những bước chân người Mục tử đi rao giảng Tin Mừng. 10 years 1 month ago #53730



Từ ngã tư Thủ Đức đi vào hướng xã Tăng Nhân Phú, qua cái chơ tên là Chợ Nhỏ là đến Trường Bộ Binh Thủ Đức, hay còn gọi là Trường Sinh viên Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức. Nhà thờ nằm trong khu vực vòng đai của Trường. Đối diện nhà thờ có trường công lập là trường Trung & Tiểu học Võ Khoa Thủ Đức. Sau lưng nhà thờ là trường học của nhà xứ. Trong khuôn viên của quân trường có 3 khu vực cho gia đình quân nhân cơ hữu. Đó là khu gia binh, khu hạ sĩ quan và khu sĩ quan.
Chẳng có nhẽ bác Lợi nhà mình chạy tọt từ xa lộ Thủ Đức vào đến đây ?

Bản đồ dưới đây vẽ theo trí nhớ vào những năm 1975. Bây giờ có lẽ đã có nhiều thay đổi và không còn đúng nguyên trạng như thế này nữa.




Capture_NgatuThuDuc.jpg
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 10 years 1 month ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

Đẹp thay những bước chân người Mục tử đi rao giảng Tin Mừng. 10 years 1 month ago #53706

.
Nhà thờ này tên gì, ở địa bàn nào? Có trường học và trại gia binh?Khéo trúng nơi dân Gia Kiệm chạy loạn 1975 tá túc. Gia đình mình ngủ tại đó đêm
29 tháng tư đen. Sáng hôm sau thì ôm mặt khóc giong bộ về nhà.
The administrator has disabled public write access.

Đẹp thay những bước chân người Mục tử đi rao giảng Tin Mừng. 10 years 1 month ago #53705




Tới cái phần ‘buồn đã tới rồi 1 buổi sáng mưa rơi’, cậu phải để tớ ‘hội ý’ với MBT xem có nên để tòa soạn tự ý đục bỏ hay ‘trình làng’ nguyên con nai tơ không đã nhá?
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 10 years 1 month ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

Đẹp thay những bước chân người Mục tử đi rao giảng Tin Mừng. 10 years 1 month ago #53696

Đọc mấy bài hồi ký thưở thơ bé, hồn nhiên của Châu huynh thấy dễ thương quá đi. Huynh cứ tiếp tục viết nhé cho đến khi huynh biết yêu nghe. Cái giai đoạn này mới mê ly, hấp dẫn nè. Đệ chờ đó nghen!
The administrator has disabled public write access.

Đẹp thay những bước chân người Mục tử đi rao giảng Tin Mừng. 10 years 1 month ago #53683



Người Mục Tử Tuyên úy Quân đội

Một trong những cha Tuyên úy tôi còn nhớ đó là cha Vĩnh. Tôi không nhớ họ cha là gì vì lúc ấy mới 5 hay 6 tuổi. Cha Tuyên úy Vĩnh có cái nét bệ vệ và ‘hét ra lửa’ như một ông Tướng ngoài biên thùy. Ngài là vị Tuyên úy quân đội đầu tiên của Trường Trừ Bị Sĩ quan Thủ Đức. Nếu không có cái áo chùng thâm thì cha có cái dáng dấp của một ông Tướng vùng hơn là một linh mục. Cha được thuyên chuyển về Trường Bộ Binh (TBB) để chăm lo phần hồn của quân nhân cơ hữu và các Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ). Tuy nhiên vào những năm đầu của thập niên 60 thì TBB chưa có nhà thờ, cha Vĩnh về đó để chính thức khởi công xây cất nhà thờ quân đội cho TBB. Tôi còn nhớ nhà thờ ngôi nhà thờ khá khang trang thoáng mát với cái tháp chuông cao 40 mét. Thuở còn bé tôi thường leo trèo lên đó để bắt chim con về nuôi vào mùa chim về làm tổ. Sau lưng nhà thờ là cái phòng áo (nơi cha và các chú giúp lễ thay áo) rất nhỏ và một dẫy cơ sở trường Tiểu học. Mang tiếng là trường Tiểu học nhưng chỉ có vài lớp từ Mẫu giáo đến lớp Tư do các soeur dòng Mến Thánh Giá đảm nhiệm sau này, cốt yếu là dậy các em về giáo lý và rước lễ lần đầu.

Vào thời đó việc lát nhà thờ bằng gạch bông (gạch tráng men) rất tốn kém, do đó cha Vĩnh đã vận động từ phía chính phủ và cả giáo dân trong TBB góp công và quỹ để lót gạch bông cho toàn nhà thờ. Cha Vĩnh rất mực cẩn trọng với nhà Chúa, nhất là cái nền nhà lót gạch bông. Trong giờ đọc kinh của cả nhà thờ trước khi cử hành Thánh lễ, cha Vĩnh hay khoanh tay lần hạt đi dạo quanh nhà thờ. Vô phúc cho cô nào đi giầy cao gót cồm cộp trên nền gạch bông, vì thế nào cũng được cha bắt dừng lại, lột guốc, giầy ra và phải đi cách êm ái trên nền nhà gạch bông bằng chân không. Tiếng giầy hay guốc cao gót có đinh mà nện xuống nền gạch bông làm cha đau như khi quân dữ đóng đanh Chúa trên Thập tự giá vậy. Những bà mẹ nào có con nhỏ bò lê la, vô tình để cho con lượm sỏi, gạch ngoài sân vào nhà thờ bắn bi, đánh đáo trong nhà thờ thì cứ gọi là ‘phó linh hồn’ cho cha Vĩnh! Cha rất nghiêm. Lòng tông đồ nhiệt thành chăm lo cho nhà Chúa thể hiện rất rõ nơi cha. Cha luôn tỏ lòng tôn kính và săn sóc ngôi nhà Chúa một cách riêng biệt, khác hẳn với những linh mục khác tôi đã gặp qua.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 10 years 1 month ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

Đẹp thay những bước chân người Mục tử đi rao giảng Tin Mừng. 10 years 1 month ago #53536

DngPhcSn.jpg



Các cha, các thầy và các tập viên dòng Xi-tô đang đi lao động!



xitohahuyet.jpg




xitohahuyet1.jpg



Nghi thức an táng các tu sĩ dòng Xi-tô ngày nay vẫn còn có nhiều nơi giữ như cũ. Hình trên là nghi thức an táng dòng Xi-tô Trappist mới đây tại New Clairvaux , California. Tu sĩ qua đời được mặc áo dòng và nằm trên một tấm ván có phủ vải liệm để chôn cất trong huyệt mộ. Riêng tại Việt Nam, cách mai táng qua việc bó chiếu đã chấm dứt sau năm 1962 (Công đồng Vaticano II).
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 10 years 1 month ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

Đẹp thay những bước chân người Mục tử đi rao giảng Tin Mừng. 10 years 1 month ago #53527

Capture_xito.JPG


Người Mục tử áo vải thô khó nghèo.


Nỗi buồn thiếu vắng bóng dáng cha Tây và chiếc xe bình bịch sau một thời gian cũng nguôi ngoai dần. Tôi vui trở lại với những trò chơi của con nít thời bấy giờ. Những trò chơi rất đơn sơ như gấp giấy bao thuốc lá để tạt lon, tạt hình, đánh khăng, đánh đáo và bắn bi,…đó là những môn chơi với vật thể vô tri vô giác. Những trò chơi khác có vẻ hấp dẫn hơn đó là nuôi dế đá, cá xiêm, chim sáo và gà tre,… Tuổi con nít nên buồn đó rồi vui đó, xem ra tôi mải chơi với những thú vui đơn sơ, sống hồn nhiên và vô tư lự.

Năm sau đó cha Tuyên Úy cũng lấy phép thường niên để đi nghỉ. Lần này cha mời một cha dòng Xi-tô (Citeaux) ở Đan viện Châu Sơn thuộc xã Gò Công, Thủ Đức để giúp việc phụng vụ. Tôi còn nhớ tên ngài là cha Thống. Lúc đầu tôi cũng chú ý đến cách ăn vận với hai màu trắng đen tương phản của ngài. Ngài bận một cái áo vải gai thô màu trắng bên trong và có dây thừng nhỏ màu trắng để thắt lưng. Bên ngoài có một lớp áo choàng màu đen cũng bằng vải gai thô nhưng phía sau lưng có may thêm cái mũ liền với áo để chụp lên đầu khi đi ra ngoài. Theo luật dòng, cha đi chân đất trong đan viện nhưng khi ra ngoài cha được mang dép hay xăng-đan (sandals). Đôi xăng-đan cũ cha đi không che dấu được bàn chân chai đá với nhiều vết nứt nẻ. Cha nói chuyện rất nhu mì và nhỏ nhẹ. Hai tay luôn chắp lại trước ngực và dấu dưới lớp áo khoác màu đen. Thần thái cha trông rất nhiệm nhặt và khiêm tốn nhưng gương mặt đầy nét hiền hòa và bao dung. Tôi hay tò mò nhìn kiểu tóc được hớt rất lạ của cha. Tóc được hớt và cạo sạch chỉ để một ít tóc vòng quanh đầu nhìn như cái rế tròn úp lên.

Mỗi lần cha Thống đến dâng Thánh lễ cho cộng đoàn quân nhân và gia đình binh sĩ, ba mẹ tôi đón cha đến nhà dùng cơm. Dòng Xi-tô là dòng khó nghèo nên ngay cả việc ăn uống cũng nhiệm nhặt, khó khăn. Cha cho biết khi đi ra ngoài giáo dân mời ăn cơm thì các cha dòng Xi-tô được phép dùng cơm bình thường không bị bó buộc bởi luật định của nhà dòng nhưng cha chỉ ăn có một bát cơm, dù thức ăn có ngon đến đâu. Những lần cha Thống đến nhà dùng cơm tôi thích lắm. Cha ăn rất ít và thường múc thức ăn cho vào bát cơm của tôi và ép tôi ăn. Lúc đó tôi đã biết giúp lễ cho cha Tuyên úy nên cha Thống thường nói đùa: “Con ăn cho mau lớn để còn đi tu với cha.”. Thỉnh thoảng cha có nói qua với gia đình tôi về cuộc sống tu trì của cha tại đan viện. Phần lớn thì giờ trong ngày dùng để cầu nguyện và chiêm niệm. Ngoài những giờ này ra lao động là chính để tạo ra nguồn lương thực góp phần nuôi sống các cha, các thầy và các đệ tử tại đan viện. Những hy sinh hãm mình khác được cha cho biết như: - giường ngủ chỉ đủ rộng 3 gang tay (60cm?); - bữa ăn nào cũng chỉ ăn vừa đủ chứ không ăn no; - sáng dậy sớm để kinh sách và chiêm niệm; - khi qua đời thì nằm trên đất có phủ tro và bó chiếu để mai táng. Đây là những đặc tính khổ hạnh, hy sinh hãm mình của dòng Xi-tô lúc xưa không biết bây giờ có còn áp dụng nữa hay không? Những lời chia sẻ thật tình của cha lúc đó về cuộc sống tu trì có lẽ đã làm cho bố mẹ tôi lo ngại. Ba mẹ tôi không nghĩ tôi có đủ sức để theo đuổi đời sống tu trì khổ hạnh như vậy. Trong khoảng thời gian ba năm sau đó, mỗi năm cha đều đến dâng lễ cho cộng đoàn quân đội và dùng cơm ở nhà tôi. Cha đã nuôi dưỡng và khuyến khích ba mẹ tôi cho tôi theo đuổi đời sống tu trì. Đây là những hạt giống thiên triệu đầu tiên gieo vào đầu tôi. Hạt giống đó được tưới tắm và ương trồng dưới mái nhà Tiểu Chủng Viện Phaolo, Xuân Lộc những năm sau này.

Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 10 years 1 month ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

Đẹp thay những bước chân người Mục tử đi rao giảng Tin Mừng. 10 years 1 month ago #53485

Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện) wrote:
Thầy cao nhất:Mai Châu Kủn
Thầy cao đủ xài: VănLôtô
Thầy có chiều cao khiêm tốn:Thể "Thành thầy"

Cám ơn bác Văn vẫn còn nhớ dáng dấp các thầy trẻ lúc tập tễnh bước vào nhà bệnh..., quên nhà tập!
Ba chàng tuổi trẻ này vốn dòng hào ... ơ hào sảng, nên Chúa không chon đứng đầu bảng như các cụ Phaolo nhà mình.


:grin
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1
  • 2


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012