Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: AI CHẲNG MỘT LẦN SỢ MA !

Re: AI CHẲNG MỘT LẦN SỢ MA ! 12 years 1 month ago #3204

TLOI CÒN NHỚ, PHÒNG NGỦ LỚP VIANEY Ở LẦU 1, SÁT PHÒNG BỆNH. KHÔNG NHỚ CHA NÀO PHÂN CÔNG CHO TLOI NGỦ Ở ĐÓ. CHỈ NGỦ CANH CHO CÁC EM KHỎI SỢ MA THÔI, CHỨ KHÔNG LÀM CIA HAY KGB ĐÂU. VẬY MÀ VỤ "CON MA CỤT ĐẦU" QUYỀN KỂ ANH KHÔNG BIẾT. CHẮC MẮC NGỦ NHƯ CHÓ CHẾT. NGƯỜI ĐÓ LÀ SỰ, EM ANH HAI SỨ PHẢI KHÔNG? XEM HÌNH CŨ CÁC EM THẤY THƯƠNG QUÁ. TRẺ TRUNG, HIỀN VÀ ĐẸP NHƯ THIÊN THẦN. VỤT MỘT CÁI ĐÃ MẤY CHỤC NĂM. CÁC EM GIỜ CŨNG GIÀ CẢ RỒI. BUỒN GHÊ!
ANH CHỈ NHỚ MẤY TÊN NHƯ TRINH TRÒN, TỐNG DUY LINH (CÙNG XỨ), TOÁN (PHÒNG BỆNH)VÀ TÊN GÌ CAO LÒNG THÒNG...CÒN QUYỀN ANH KHÔNG NHỚ MẶT.QUYỀN CÓ TẤM HÌNH NÀO RÕ MẶT THỜI ĐÓ KHÔNG ĐƯA ANH XEM.
The administrator has disabled public write access.

Re: AI CHẲNG MỘT LẦN SỢ MA ! 12 years 1 month ago #3200


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Cụ Trí ơi ời !Cụ đừng ngạc nhiên về sự viếng thăm bất ngờ của lão Trinh Tròn nhà con. Như vậy là Cụ cao số đấy, không thì giờ này Cụ tiêu diêu miền cực lạc mất rồi. Lão Trinh yêu quý nhà con luôn thực hiện đúng như những gì đã ghi trong Sách. "Giờ của Lão ta đến như kẻ trộm". May mà Cụ đã khoá cửa cẩn thận khi đi vắng, nếu không thì Cụ chẳng còn cái nồi mà nấu cơm."Trộm đến nhà thể nào mà chẳng có mất mát" đúng không Cụ nhỉ? Mà giả như hôm đó Cụ có ở nhà thì Lão sẽ bắt mạch , bốc thuốc cho Cụ, dẫu rằng Cụ vẫn đang khoẻ như voi, thì Cụ cũng phải bấm bụng mà xì ra vài triệu để trả tiền bắt mạch và vài chục ký thuốc nam Lão vác đến. Cả hai mục đích "Trộm và Bốc thuốc" chẳng thành , nên Lão đã để lại cái cạc Virus cho Cụ đấy. Cụ liệu mà trông cửa xem nhà cho kỹ nhá.Coi lại cái máy vi tính coi có con virus nào không thì lo mà mua eau de javel về rửa máy cho sạch Cụ nhé.

Còn bác TLOI !Cha ông mình đã bảo "Đi đêm có ngày gặp ma" mà bác không nhớ sao ? Ở chủng viện mình ngày xưa cũng có ma đấy. Đó là Ma Soeur ! Có một đêm , người bạn cùng lớp của Văn Quyền đi tiểu gặp ngay lúc Ma Soeur tản bộ trên hành lang vòng cung phía sau nhà để đọc kinh. Hai câu đối của Ma Soeur đeo trước ngực và sau lưng bay phất phới như những cánh tay vẫy gọi, làm cho người anh em Vianney tá hoả tam tinh chạy một mạch lên lầu quên cả đái mà hét to lên rằng " Ma ! Ma ! Ma " làm cho cả nhà đều phải thức giấc. Thời gian đó Cụ Trí nhà mình chưa nhập tràng nên không biết đấy thôi.Khổ nỗi thời đó bác TLOI được Cha Giám Luật trao cho sứ mạng gác cửa cho anh em lớp Vianney ngủ,( TLOI ngủ ngay trước cửa ra vào của phòng ngủ Vianney (TLOI còn nhớ không?) mà bác TLOI cũng sơ ma nữa chứ. Nên mới xảy ra cơ sự kinh hoàng thế đấy.Đúng là Cha GL đã trao trứng (Vianney) cho ác mà !
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: AI CHẲNG MỘT LẦN SỢ MA ! 12 years 1 month ago #3197

HỒI NHỎ MÌNH ÍT SỢ MA, VẪN VÔ NGHĨA ĐỊA CŨ CHƠI VỚI 2 THẰNG BẠN THÂN.NGHĨA ĐỊA NÀY NGƯỜI TA ĐÃ BỐC HẾT MỘ NHƯNG CÒN 3 CÁI NHÀ ĐÒN (NHÀ ĐỂ XE TANG).SÁNG NÀO MÌNH CŨNG DẬY ĐI LỄ. 3 THẰNG THƯỜNG HÚ GỌI NHAU. SÁNG HÔM ĐÓ, MÌNH DẬY MUỘN, CÁC BẠN ĐI HẾT RỒI.TRỜI CÒN TỐI,MÌNH TỰ TIN ĐI MỘT MÌNH QUA NHÀ ĐÒN.VỪA ĐI QUA NHÀ ĐÒN THỨ 2, THÌ HÀNG CÂY DÂM BỤT (CAO KHOẢNG 3m)ĐỔ RẠP RA ĐƯỜNG NGAY DƯỚI CHÂN MÌNH. HỒN VÍA LÊN MÂY, MÌNH VẮT GIÒ LÊN CỔ CHẠY ĐÚNG Y NHƯ MA ĐUỔI.
LẦN KHÁC CŨNG NHƯ VẬY. MÌNH VỪA ĐI QUA NHÀ ĐÒN THỨ 2, MẮT NHÌN THẲNG VÀO CỬA NHÀ ĐÒN. CÁNH CỬA TO BẰNG TÔN PHÁT RA MỘT TIẾNG KÊU KHỦNG KHIẾP, Y NHƯ CÓ AI CẦM CỤC ĐÁ THẬT TO CHOẢNG VÀO. CHUNG QUANH KHÔNG CÓ AI, CHỈ CÓ MÌNH MÌNH. THẰNG BÉ LẠI HÚ HỒN, CẮM CỔ CHẠY TRỐI CHẾT. CÓ NGƯỜI TRONG XÓM KỂ: CÓ LẦN ĐI LỄ VỀ, NÓ THEO TỚI NHÀ. VỪA THÒ TAY MỞ CHỐT CỬA, NÓ NẮM LẤY TAY MÌNH.BÀN TAY NÓ LẠNH BUỐT.
ĐÓ LÀ KINH NGHIỆM THẬT CỦA MÌNH, KHÔNG HỀ THÊM BỚT HAY BỊA ĐẶT.CHO TỚI BÂY GIỜ MÌNH VẪN CHƯA LÝ GIẢI ĐƯỢC.
The administrator has disabled public write access.

Re: AI CHẲNG MỘT LẦN SỢ MA ! 12 years 1 month ago #3190




Mến chào Bác Trinh,

Cám ơn Bác thật nhiều. Chẳng mấy khi Rồng đến nhà Tôm, vậy mà Tôm chẳng được nghinh đón Rồng.
Nhìn nước rãi Rồng còn vương trên kạc-vi-rít, Tôm bùi ngùi cảm động.
Rồng thăng mây lúc nào chẳng rõ, nhưng đuôi Rồng để lại vùng Thạch An 1 trận mưa nặng hạt suốt 1 tiếng. Sách nói chẳng sai: Rồng đến đâu thì mưa thuận gió hòa đến đó.

Bác Trinh à, đã lâu không gặp Bác. Em nghe các bậc sư phụ gọi anh là Trinh Tròn. Tiếc quá giá mà hôm đó em được nghía rung nhan tròn trịa như Easter-Egg của anh thì hay quá. Cám ơn anh đã dành cho em cuộc viếng thăm thật bất ngờ, tuy anh em không gặp nhau nhưng vẫn là hạt mầm được gieo cho ngày mai hạnh phúc và tình hiệp nhất huynh đệ.
Sở dĩ hôm đó thức dậy trễ hơn mọi khi vì Tôm đang trong giai đoạn lột vỏ….

Chào Anh nhé.
Mong có dịp gặp nhau.


johntri


The administrator has disabled public write access.

AI CHẲNG MỘT LẦN SỢ MA ! 12 years 1 month ago #3182

ChaPS.jpg


Sáng hôm đó, trời còn mờ sương và cảnh vật còn đang ngái ngủ sau khi chứng kiến một cái chết oan rất đáng thương.
Mấy bà đạo đức nhanh chân ra mộ để khóc thương cho Thầy nhiều nỗi hàm oan và chết tức tưởi.
Nhưng rồi những thương đau của họ tan biến mất dành chỗ cho sự hoảng sợ. Mộ đá thành trống không. Chưa biết thực hư ra sao, các bà vội báo tin dữ cho mấy ông đồ đệ thân tín của Thầy. Hai ông CHẠY mau tới để xem. Anh chàng trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết chạy nhanh hơn, tới nhưng không vào trong xem sao. Anh có tuổi hơn chắc chậm chạp hơn nên tới sau và vào trong xem xét. Có nhiều chú giải thần học cho từng động tác của hai vị này, chẳng hạn Gioan tới nhưng không vào vì luôn tôn trọng quyền thủ lãnh của Phêrô; hoặc việc hai ông cùng chạy...diễn tả sự vội vã, khẩn thiết trong việc biểu lộ niềm tin và loan tin mừng phục sinh...Nhiều lắm và không biết đến bao giờ người ta mới khám phá hết những ý nghĩa cao cả, thâm sâu và huyền nhiệm của biến cố Phục Sinh. Tôi chỉ bàn tới một khía cạnh rất nhỏ và rất đời thường, chắc cũng chỉ là chuyện giải trí trong những ngày mừng vui mừng lễ Phúc Sinh.

Gioan đã tới trước nhưng không vào, ông SỢ MA CHĂNG ?

Ma có hình dáng ra sao, chẳng ai biết, nhưng người ta đã hình dung nó là một bộ xương khô, xoã mái tóc dài ‘ma quái’, di động nơi này nơi kia mà chẳng cần bước đi. Phim hoạt hình thì vẽ ma có cái đầu trọc, tay chân không rõ nhưng trùm trong chiếc mền trắng, bay lượn đó đây mà chẳng cửa nào cản bước được nó…
Tội nghiệp thân phận con người. Sống thì đẹp tốt xinh xắn vậy, mà vừa chết là đã hoá ra ma! Sống còn chưa làm gì được ai, chết rồi ‘ra ma’ chắc cũng chẳng làm được gì hơn!

1.“SỢ MA”
Là một phần trong cảm thức thần thiêng cuả con người. Hình như đã có lần tôi đề cập đến yếu tố này trong bài nói về tôn giáo. Khi đương đầu với những sức mạnh mà xem ra sức người bất lực đối chọi, người ta đã bộc phát ra một cảm thức, thần thánh hoá cho những sức mạnh cuả thiên nhiên. Gió, lửa, nước, sấm sét, cây cối, núi đồi…đã một thời ngự trị như những vị thần cao cả và quyền uy trong tâm não loài người. Có cái gì đó làm người ta sợ. Sợ nhưng không biết sợ cái gì. Sợ ma chẳng hạn, những hình ảnh ma quái từ óc tưởng tượng phong phú đã hình thành một định kiến khi phải đi trong bóng đêm rợn rùng. Có ai đó cũng bước theo mình và những tiếng lá rơi xào xạc nghe thấy hằng ngày, tiếng gió lao xao thơ mộng bỗng biến thành thứ âm thanh cõi âm lạnh lùng. Ma như những âm hồn ẩn khuất đâu đây vì ‘chưa siêu thoát’, vì còn nặng nợ thế trần nên cứ lẩn vẩn ám ảnh cuộc sống người ‘cõi dương’…và cứ thế, chuyện ma vẫn luôn là đề tài hấp dẫn về đêm khiến nổi da gà ốc cục mà khối kẻ thích chui vào mền để hồi hộp lắng nghe. Càng sợ càng thích nghe. Cả một trời tưởng tượng về cảnh hoạt động trong đêm của những con người ở bên kia thế giới. Ma cũng có ma lành, ma ác thì phải. Ma ác thường quậy phá cuộc sống bình an cuả người ta, nên các cuộc cúng vái, đốt hương vàng mã…để ‘hối lộ’ ma lành tìm cách cứu giúp thoát khỏi âm binh chọc ghẹo. Người có thể trừ tà ma ác là thầy cúng thầy ngải! Thầy vẽ buà dán nơi cưả để ma sợ không dám tới gần nhà của người nhờ thầy ra tay độ. Có khi âm binh nhập vào người nào, lá buà thầy vẽ ra nghệch ngoạc những hình không đọc được và cũng chẳng hiểu gì, đốt cháy hoà nước cho người bị ‘ma ám’ uống để chữa bệnh hay trục ma tà từ trong …bụng! Ma sợ thầy nhưng chắc chắn thầy cũng sợ ma… Những tâm tưởng sợ những thế lực cõi âm đó đã ăn sâu vào cuộc sống trong các bộ lạc và cách nào đó, còn ảnh hưởng rộng rãi ngay trong thời đại cuả ‘kỹ thuật số’, cuả thời kỳ khám phá sao Kim sao Hỏa hôm nay. Cách thức có văn minh hơn một chút là không lệ thuộc vào chuyện ma quái, mà chuyển sang việc cầu may cầu phúc. Chẳng hạn việc nại vào phong thuỷ, tướng số để coi bói, coi ngày khởi công làm nhà, khai trương cửa tiệm, chọn ngày cưới hỏi…sao cho hợp với tuổi tác, phương hướng, ngày lành tháng tốt. Những lá số tử vi được quý chiêm tinh gia thu gom đâu đó, ghép vào vận hạn theo cung - tuổi – chi – can và các thiện nam tín nữ tới cầu mệnh liền được ‘thầy’ tặng cho để tiên báo vận hạn làm ăn hên xui may rủi. Đối tượng tới cầu tài đầu năm hay các dịp lễ hội, thường là các doanh nhân hay thua lỗ, các thành phần có tình duyên trắc trở, giới thượng lưu có máu mặt muốn dò xem bước đường tương lai cho xuôi chèo mát máy…Cũng có những mệnh phụ vô công rỗi nghề, ưa tám chuyện đời nên vặn vẹo muốn biết sửa mắt sửa mũi ra sao cho ‘tiền không vơi túi, tình nặng vai gầy’, nốt ruồi nào là ‘hãm tài’, sát phu để được các chuyên gia a-xít chấm cho vài giọt làm cuộc đời bớt oan khiên! (Tôi không có ý nói tới lĩnh vực thẩm mỹ). Hiếm thấy trong số khách vãn thầy bói là dân xe ôm, bán vé số hay anh thợ hồ bữa mai chưa biết tính ra sao! Giá như có thành công thì cho rằng đó là do chọn đúng ngày giờ, thần thánh phù trợ; lỡ thất bại thì đổ tội ngay cho quỷ ma quấy phá, âm binh nổi giận làm lỡ dở công việc.

thybi.jpeg


2.MÊ TÍN :
Giữa thời đại tàu vũ trụ bay lên không gian như đi chợ, con người đã chuyển ghép gen, tiến hành sinh sản vô tính mà nói chuyện mê tín thì cũng… hơi kỳ! Thật ra, đời sống tâm linh của con người đương đại vẫn có những góc khuất dành cho những điều không thể lý giải được bằng thực nghiệm hay khoa học. Mê tín là những niềm tin “truyền tử lưu tôn” từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm trước. Không có cơ sở khoa học nào hết, nhưng chúng vẫn luôn chi phối sinh hoạt của con người một cách vô thức hay ý thức. Mê tín vẫn ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc con người. Hầu như ai cũng vấn vương chút mê tín dị đoan. Tôi không ủng hộ những thói tục mê tín, nhưng vì chạm tới nó thì cũng chạm vào ngưỡng cưả tự ái cá nhân. Do vậy, tìm hiểu chúng để tránh cho mọi người giao tiếp không bị “hiểu nhầm” nhất là trong thời buổi hội nhập Đông - Tây này, xem ra cũng không thừa. Hơn nưã, ta phải xác định đâu là những tập tục mê tín (tin một cách mù quáng) để chuẩn định cho niềm tin cuả mình.
Trước hết, minh định rằng : tôi không phủ nhận những giá trị khoa học của Bốc dịch, Phong thuỷ, môn học định hình cho những phương hướng thích hợp trong thiên nhiên, và hướng dẫn phương cách đem lại sức khỏe cũng như ích lợi, bình an cho con người, điều mà Kinh Dịch đã dày công thu góp bao đời mới thu tích được. Dù không có ý bàn sâu về Kinh Dịch nơi đây, nhưng tôi cũng khẳng định một điều : học Kinh Dịch để trang bị cho mình những kiến thức và kinh nghiệm sống là điều tốt. Các thánh hiền đã làm ra Dịch là để “xu cát tỵ hung”. Dịch giúp cho con người biết nhận diện điều gì tốt thì nên làm, việc gì có nên làm hay không, việc gì không được làm. Một phần nhỏ cuả Dịch là Bốc Dịch, khoa thuật số hàng đầu cuả những thuật tử vi, tướng số, hà lạc, kỳ môn, độn giáp, lục nhâm đại độn…Như thế, nếu chỉ lần mò trong mấy chữ mấy quẻ cuả thầy bói, thầy tướng số mà không tìm vào những triết lý thâm sâu cuả kinh Dịch thì sao giải thích được khi nào thì xu cát, lúc nào là tỵ hung để chỉ ra một lối đi thuận với thiên điạ nhân? Trong thực tế, người biết Dịch, hiếm lắm; hiểu Dịch càng hiếm hơn. Kẻ bập bẹ Dịch thì mới dùng những kiến thức nhỏ nhoi cuả bốc phệ, độn giáp, hà lạc hay vài môn khác để kiếm ăn nhờ tài ‘bói ra ma’ cuả mình. Ngoài ra, từ sự mê tín của nhiều người, chẳng kể là vô học hay trí thức, bần hàn hay giàu có, kể cả một số ít con nhà có đạo…là cơ hội cho những ‘lốc cốc mù tiên sinh’ giở quẻ, vẽ bùa phát ngải làm thần chú sai khiến âm binh y như chuyện phim trinh thám nhiều tập, mà kết thúc câu chuyện thường là…không có hậu!
Những bậc anh minh từ cổ chí kim, đã tin dùng tài liệu quý từ Kinh Dịch, lý giải những tượng quẻ thích hợp để vạch ra những hướng đi cho một quốc gia, một định hướng cho đà phát triển, một nguyên tắc cho cách sống làm người, làm nghề, làm kim chỉ nam cho kế hoạch phát triển. Những cách để vận đoán thời vận chỉ là suy tư từ những sự kiện và đưa vào thuyết nhân quả để dự phóng tương lai. Ứng dụng chỉ nhằm truy tìm sự cân bằng, hợp lý trong thiên nhiên. Thuận với nó thì thành công, nghịch với nó thì tai ương phải chiụ là lẽ thường. Thời vận khi nào là thuận thì dựng xây phát triển, khi nào không thuận, hạn vận thì lưạ hướng đi sao cho đừng ‘tỵ hung’. Tất cả những điều đó nằm trong quy luật cuả tự nhiên. Người biết dụng nó và áp dụng vào cuộc sống thì sự bình an, thành công là hoa quả mỹ mãn, không biết ứng dụng hay làm ngược lại thì dĩ nhiên là chuốc lấy tai hoạ. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên là vậy, nhưng đôi khi nhân định thắng thiên đấy. Chính cái tâm ý ngay chính (lương lâm) cũng đã giúp ích phần nào cho những thành quả cuả cuộc sống.
Vì không biết nhiều về nó, người ta đã hạ giá những tinh hoa tuyệt vời của kinh Dịch, đến độ cứ nhìn thấy biểu tượng bát quái, âm dương hay những tượng quẻ, liền nghĩ ngay đến những hình thức bói toán, cầu cơ, tướng số …để moi tiền cuả những kẻ nhẹ dạ cả tin.
Nói đến mê tín, dị doan thì còn nhiều điều cần phải thảo luận. Nó không có quy chế nào, chẳng có quy ước nào ràng buộc, nhưng hình như ai cũng ngấm ngầm tuân theo cách ngoan ngoãn đến độ khờ khạo. Chính từ những bất ổn trong cuộc sống, dần dà người ta tạo ra những điều tin kiêng, dù rằng biết nó chẳng liên quan gì tới giữa nhân và quả cuả những lý luận thuần lý.
Nếu có giờ ghi lược lại những thói tục tin kiêng, những chuyện ‘hên xui’ của thiên hạ, chắc cũng tiêu hao khá nhiều thời gian và giấy bút. Mỗi dân tộc có tập tục tin kiêng khác nhau, nơi này thì như thế sẽ là không may, nhưng nơi khác lại là dấu hiệu trời thương! Cũng có bộ tộc tin rằng khi có bà bầu tìm đến tá túc là điềm trời may lành, nhưng cũng có nơi ra đường gặp bà bầu thì chỉ có nước quay về do ‘kỳ đà cản mũi’!

3.RANH GIỚI NIỀM TIN
Từ chuyện ma đến chuyện mê tín cũng quanh quẩn, lòng vòng trong cái cảm thức bất an của con người. Cả khi những giáo huấn tôn giáo đã vạch ra những tiêu chí cuả niềm tin và đối tượng để tin, con người vẫn chưa thoát khỏi tâm trạng lững lờ cuả cảm giác sợ ma, chuyện hên xui may rủi. Các môn đệ Đức Giêsu cũng hoa mắt trên biển đêm để chỉ nhìn thấy Thầy như bóng ma : “ma kià”. Chỉ một người có cảm tình nhiều hơn với Thầy và có nhận xét khôn ngoan hơn mới xác định “Thầy đó”.
Có đạo là một chuyện. Tin đạo và sống đạo lại là chuyện khác, ngay cả những chuyện mê tín trong giới “amen” cũng không hiếm đâu. Tôi không vơ đũa cả nắm, nhưng cũng mạnh miệng nói rằng ranh giới giữa lòng thành cuả giáo dân với ngưỡng cửa mê tín cũng mong manh lắm! Nước phép được tin dùng như một lá buà trừ ma, để chưã bệnh…đau mắt, theo kiểu thể lý chứ không mang yếu tố tín lý. Ảnh tượng Chuá, các thánh…cũng mang tính phù phép, thương mại hơn là sự suy tôn yêu mến. Đức mẹ chỗ này “thiêng” hơn Đức Mẹ chỗ kia, cha này trừ quỷ ‘giỏi’ hơn cha khác, thánh này linh hơn thánh nọ! Cha này, sơ nọ khấn linh lắm, cầu cho cả người vô sinh thành có thai…mà chẳng theo ‘lẽ thường’ chút nào! Làm như là các bậc thần thánh cũng được đưa lên bàn cân để ước lượng mức ‘thần lực’, hầu được cầu khấn nhiều hơn. Hễ được cầu khấn nhiều hơn thì ‘bổng lộc’ cao hơn chăng? Đó đây vẫn còn âm vang chuyện lạ Đức mẹ khóc chỗ này hay hiển linh nơi khác, dân chúng túa đến để cầu nguyện cũng có, để thỏa óc hiếu kỳ cũng có…và cũng là cơ hội cho những kẻ thời cơ làm tiền như giao thông, hàng quán, bán buôn hình ảnh lạ. Tính linh thánh bị xóa mờ bởi tính kinh tế và thời vụ!
Là con người sống trong ân sủng, là Kitô hữu, nếu không cẩn thận và không sống đức tin trưởng thành, chúng ta cũng uà vào xu hướng cuả đám đông mà không phân biệt đâu là giáo lý đức tin, đâu là những ranh giới sẽ đi ra ngoài lý tưởng Kitô hữu. Việc giáo dục đức tin đang là nhu cầu cấp thiết mà những bậc hữu trách cần chú trọng và phát triển thật rộng, thật sâu trong lòng người. Cứ cứng tin như Tôma đôi khi cũng có ích, cho dù đức tin không phải là đồ để cân đo, đong đếm, nhưng ít ra ra đó phải là một cảm nghiệm cuả chính bản thân. Toma đã cảm nhận ‘Thiên Chuá cuả tôi’ khi đã có cơ hội kiểm chứng. Cái phúc cuả kẻ không thấy mà tin nó hình thành trong sự tín thác chứ không lòng vòng trong cái hàm hồ của những lời tiên đoán, gieo quẻ.
Thiên Chuá là Chuá của kẻ sống. Cái chết thể lý cuả cuộc sống con người không phải là đoạn cuối tình yêu mà là khởi đầu cho một tình yêu hoàn hảo. Chẳng có thây ma trước mặt Thiên Chúa, vì tất cả đều đã sống trong sự phục sinh cuả Đức Kitô Giêsu, và những bước chân tương lai cũng nằm gọn trong tình thương quan phòng cuả lòng thương xót vô biên. Thế thì việc gì phải vấn nạn với qúy tiên sinh bói toán để giải hạn cuộc đời?
Đức Giêsu cũng đã chạm vào những trăn trở về tương lai nơi cuộc sống con người, nên câu chuyện con chim sẻ chẳng đáng một xu, sợi tóc trên đầu rụng xuống… được đưa làm ví dụ dẫn chứng cho tình thương quan phòng cuả Cha trên trời. Đừng lo chi ngày mai, ngày nào có sự khốn khó đủ cho ngày ấy. Phần chúng ta, hãy tín thác đường đời cho Chuá, Ngài lo cho chúng ta. Chúng ta có bon chen cầu tài…thì giàu có thêm hay sống lâu thêm được vài phút không? Những lý luận này hầu như người tín hữu nào cũng hiểu được, nhưng sự tín thác thì chưa hẳn.
Sự giáo dục đức tin trong mỗi gia đình, xứ đạo về chiều kích phó thác cũng cần được chú tâm. Và tôi cũng chỉ xin thêm một câu nữa : Hãy đọc thật tin tưởng ‘kinh Lạy Cha’ với từng ý nghiã, với tất cả lòng thành, lòng cậy trông và yêu mến. Chỉ bấy nhiêu thôi, cuộc đời con người đã quá vững dạ an lòng.

Bs. Trần Minh Trinh

As for me, living is Christ and death is a gift
Last Edit: 12 years 1 month ago by Trần Minh Trinh.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012