Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1
  • 2

TOPIC: LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE CUỐI CÙNG TRONG TCV PHAO LÔ

LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE CUỐI CÙNG TRONG TCV PHAO LÔ 9 years 1 month ago #58792

.

Sáng sớm ngày 9/4/1975 bộ đội pháo kích vào LK. Loạt đạn đầu tiên trúng nhà thờ LK lúc giáo dân đi lễ về,chết một mớ. Sau đó nhà thờ bị pháo liên tục vì họ nhắm cao điểm tháp chuông làm tọa độ. SĐ 18 liền đưa xe tăng tới pháo trực diện vào để phá đổ tháp chuông nhưng tháp không đổ, chỉ bị bạt mất môt nửa...Nhiều đợt pháo kích và tấn công nhưng không chiếm được...
Lúc đó TGM nuôi rất nhiều heo. Công nhân chạy loạn hết. Cha Lê Đức và NCS phải xắn quần cho heo ăn...
NCS ra đi, còn mình ĐC và cha Lê Đức ở lại TGM. PV báo Trắng Đen tới gặp ĐC và đăng bài :
"GM NVL tử thủ với Xuân Lộc". Bộ đội vào,ĐC khốn đốn vì bài báo đó.Các chú sơi hết bầy heo của NCS.Huhu.


xuanloc_17_4.jpg


images_2015-03-22.jpeg


2012_121_122_T4_anh2.jpg


CHINOOKTHATIEPLIEUXUONGQL.jpg


4048417163_3d8683c7bb_b_2015-03-22.jpg


3803833844_79a538f40a_o.jpg


images_2015-03-22-2.jpeg


Trong mọi cuộc chiến, kẻ thua trận bao giờ cũng là dân lành vô tội.

6887712838_5f0977d20c_z.jpg


6887750898_bc32e36778_z.jpg


7033805939_11def61f59.jpg


7033805961_31ea20370b_z.jpg


7033806259_95c8127904_z.jpg

Attachments:
Last Edit: 9 years 1 month ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE CUỐI CÙNG TRONG TCV PHAO LÔ 9 years 1 month ago #58791

Vũ Đức Lợi wrote:
.
Anh Hai NCS là pho sử sống động của GP Xuân Lộc, đặc biết về trận đánh Xuân Lộc vì Anh luôn ở bên cạnh ĐC Lãng tại TGM. Khi Xuân Lộc sắp thất thủ, ĐC ra lệnh cho Anh di tản bằng trực thăng về Biên Hòa.
Anh hai Sứ có kể là được mấy người lính đưa ra chỗ máy bay Chinook để di tản về Biên Hòa. Không biết trong hình có anh Hai khg?
10653761_10205822633236138_3916804048660637843_n.jpg
Last Edit: 9 years 1 month ago by Trần Minh Phong (Lớp Don Bosco). Reason: xóa hình
The administrator has disabled public write access.

LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE CUỐI CÙNG TRONG TCV PHAO LÔ 9 years 1 month ago #58789

.
Anh Hai NCS là pho sử sống động của GP Xuân Lộc, đặc biết về trận đánh Xuân Lộc vì Anh luôn ở bên cạnh ĐC Lãng tại TGM. Khi Xuân Lộc sắp thất thủ, ĐC ra lệnh cho Anh di tản bằng trực thăng về Biên Hòa.
The administrator has disabled public write access.

LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE CUỐI CÙNG TRONG TCV PHAO LÔ 9 years 1 month ago #58788

Vũ Đức Sáng (Lớp Út Đa-Minh) wrote:
Kỳ rồi về gặp Nguyễn hữu Hướng (út Đa Minh, Bình Gỉa), mới biết chàng ta ở lại với cha Giám Luật sau lênh tan hàng, đến khi muốn về thì không có xe về ! Thế là cậu bé 14t đi bộ theo sư đoàn 18 từ XL về BGiả, khi SĐ được lệnh rút ! thật là 1 chuyện đáng ghi nhận.

Theo sử liệu những tháng ngày cuối của cuộc chiến tranh Nam Bắc - Quốc Cộng, quân đội CS bắt đầu nã pháo vào thị trân Xuân lộc ngày 9 tháng 4, 1975. Cuộc chiến kéo dài 12 ngày, với lực lượng trên bộ không can sức. Số chiến binh CS mới đầu gấp ba rồi gấp 4 và vào những ngày cuối gấp 5 hoặc 6 quân sô VNCH. Cả hai bên đều chịu tổn that, nhưng CS chịu nặng nề hơn nhiều, nhất là sau khi CS bị hứng hai trái Daisy Cutters ở khu vực dồn quân ở gần Dầu giây. Dù đông quân số gấp nhiều lần vẫn không chiếm được Xuân lộc.

Sau 10 ngày đánh phá XL, CS tổn thất nặng nhưng vẫn không chiếm được nên đổi thế cầm chừng với mặt trận XL, để tiếp tục tiến về Saigon. Với tính toán đã bị hao tổn và cần án ngữ mũi tiến quân của CS về SG, nên sư đoàn 18 và toàn quân đội tử thủ Xuân lộc được lệnh di tản về lập phòng tuyến án ngữ vung ven đô. Do đó vào tối April 20 tức sau 12 ngày chiến đấu với mặt trận XL, quân dội Cộng Hòa di tản về hướng Long Thành và Bà Rịa.

Nếu đúng sự that là một chủng sinh XL còn ở lại cho tới khi di tản với lính Cộng Hòa về phía Bình Giả, thì đó là một điều kinh khủng quá! Người bạn đó chắc chắn nếm mùi mưa pháo ngày đêm của CS vào XL. Nếu di tản theo lính Cộng hòa mà toàn thân được cũng là may mắn lắm, vì trên đường di tản, họ gặp bao nhiêu phục kích và chiến trận khốc liệt khác.
The administrator has disabled public write access.

LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE CUỐI CÙNG TRONG TCV PHAO LÔ 9 years 1 month ago #58782

Kỳ rồi về gặp Nguyễn hữu Hướng (út Đa Minh, Bình Gỉa), mới biết chàng ta ở lại với cha Giám Luật sau lênh tan hàng, đến khi muốn về thì không có xe về ! Thế là cậu bé 14t đi bộ theo sư đoàn 18 từ XL về BGiả, khi SĐ được lệnh rút ! thật là 1 chuyện đáng ghi nhận.
The administrator has disabled public write access.

LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE CUỐI CÙNG TRONG TCV PHAO LÔ 9 years 1 month ago #58781

.
Đêm 17/3 vừa qua, Tloi ngồi trước sân Chủng Viện dự đêm Ca Mừng Hồng Ân Kim Khánh GP Xuân Lộc với tâm trạng buồn vui. Buồn vì cách nay đúng 40 năm TCVXL bị giải tán vĩnh viễn, anh em mình tan đàn xẻ nghé và 31 năm sau toàn bộ khu nhà TCV bị xóa sổ.Vui vì sau 50 năm chồi non Xuân Lộc đội đất, đội gió bão, đội lửa đạn vươn lên thành đại thụ xanh tốt, đang cho đời mùa gặt bội thu...

Trong cuộc họp BĐD tại nhà Phó Chung Cốt, anh hai Sứ kể rằng: Hồi đó Anh đang chở ĐC Lãng đi công tác xa. Tình hình lúc ấy rất khẩn cấp, không có điện thoại liên lạc, không thể đợi ĐC về, ban GĐ liền quyết định giải tán CV.
Last Edit: 9 years 1 month ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đỗ Thanh, Đặng Minh Khanh (Lớp Đaminh)

LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE CUỐI CÙNG TRONG TCV PHAO LÔ 9 years 1 month ago #58775

.
THƯ CỦA MẸ MARIA GỬI CHO THÁNH GIUSE

Anh thân mến,

Em hằng cảm tạ Thiên Chúa vì Người đã thực thi bao điều điều kỳ diệu trên gia đình chúng ta. Giữa biết bao sóng gió của cuộc đời, lòng chung thủy và tín trung vào Chúa của anh và em đã giúp chúng ta vượt qua biết bao cơn thử thách. Về phần em, em thật hạnh phúc khi có một người bạn trăm năm tuyệt vời như anh. Nhờ anh mà cuộc đời em được thành toàn trong kế hoạch của Thiên Chúa. Hay đúng hơn, nhờ Giêsu đã nối kết chúng ta nên những thụ tạo tuyệt vời trong công trình cứu độ của Người. Hôm nay, cả Giáo hội hướng về anh với lòng kính tôn và ngưỡng mộ, muốn bắt chước nhân đức sáng ngời của anh. Em gửi đến anh đôi dòng tâm sự để gợi nhớ lại những kỷ niệm thật đẹp của gia đình chúng ta khi còn dưới thế.

Anh biết không, sau cuộc truyền tin của sứ thần, lòng em vô cùng hồi hộp và lắng lo. Em không biết phải giải thích làm sao cho anh hiểu. Em không biết hài nhi mà em cưu mang như lời sứ thần nói sẽ như thế nào. Nếu như anh nhất mực chối bỏ em cùng bào thai này, em không biết phải đối diện ra sao với thực tế. Nếu người con này không có cha, thì theo lẽ thường tình, người ta sẽ ném đá để cướp đi sinh mạng của hai mẹ con em. Nhưng Chúa đã lo liệu tất cả. Anh cũng đã mau mắn thưa tiếng “xin vâng” với Người. Anh đồng ý đảm nhận trọng trách là người cha nuôi của con trẻ Giêsu. Là một người chồng chung thủy, một người cha nuôi mẫu mực, anh đã giúp gia đình mình vượt qua những chặng đường chông gai.

Thách đố đầu tiên phải kể đến là đoạn đường dài chúng ra đi xuống miền Giuđê để khai tên tuổi. Nhớ lại thấy thương anh biết chừng nào, vì phải vất vả hộ tống một thai phụ sắp tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Trên hành trình ấy, anh chẳng càm ràm cũng không than trách gì cả. Anh đã xem mẹ con em như mạng sống của mình. Anh quan tâm và lo lắng cho em. Dù đường xá ngập nghềnh xa tít, lòng anh vẫn an vui, nhẫn nại để đón nhận tất cả. Điều này đã nâng đỡ em biết bao nhiêu.

Còn nhớ chiều hôm ấy, anh vất vả hỏi từng chủ quán trọ, quýnh lên vì trời gần tối mà chưa tìm được chỗ nương thân. Em lo một, anh lo mười. Anh thì nằm nghỉ ở đâu cũng được, thân trai nằm gai nếm mật có xá gì! Nhưng vì anh lo cho em và con, nên lòng anh càng rối bời biết mấy! Cũng vì kiếp nghèo nên không một chủ nhà trọ nào chào đón chúng ta. Thay vào đó, một chuồng bò ngoài đồng lại trở nên chỗ cư ngụ cho gia đình mình. Rồi chính nơi đây, em và anh đã hát khen mừng Chúa giáng sinh. Chiêm ngắm Con nằm trong máng cỏ, lòng em và anh đã ngập tràn niềm vui hạnh phúc.

Vui mừng chẳng được bao lâu, anh lại phải hối hả đưa hai mẹ con em trốn sang Ai cập giữa đêm hôm khuya khoắt. Bao nhiêu ngày qua, anh đã vất vả khá nhiều . Nằm chợp mắt một tí, anh cũng chẳng thể nghỉ yên. Vì vợ và vì con, anh chẳng màng chi mệt mỏi. Mạng sống và sự an toàn của Hài Nhi là quan trọng hơn hết, quan trọng hơn cả phút an nhàn và thoải mái của chính mình. Thật hạnh phúc cho em và con vì có được một người chồng và người cha tuyệt vời như thế.
Rồi ở bên Ai Cập, anh cũng phải vất vả tìm chỗ ở, rồi hành nghề để lo cho gia đình. Khi nghe tin nhà vua tìm giết Hài Nhi đã băng hà, anh lại đưa gia đình về sống êm đềm nơi xóm nghèo Nazarét. Chính nơi ấy anh đã cần lao trong âm thầm và khiêm tốn. Anh cố gắng làm mọi sự để chăm sóc cho hai mẹ con em. Còn nhớ, những công việc nặng trong nhà anh luôn là người gánh vác. Kinh tế thiếu trước hụt sau anh là người trăn trở, và tìm cách vượt qua. Gian khổ là thế, túng nghèo là vậy, nhưng em chưa thấy anh một lời than thở, thoái lui. Ngược lại, anh càng nỗ lực làm việc nhiều hơn. Cần cù và nhẫn nại là sở trường của anh. Bởi lẽ, anh tin rằng làm việc cũng là cộng tác vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Do đó, sau này Giêsu nhà ta đã nhiệt tâm lao tác để loan báo Tin Mừng Nước Trời, vất cả từ sáng tới đêm. Đúng là “xem quả thì biết cây”!

Tuy đời sống trăm bề thiếu thốn, nhưng chính đời sống thiêng liêng, gắn kết với Thiên Chúa đã giúp gia đình chúng ta có được như ngày hôm nay. Em chẳng quên được biến cố cả nhà trẩy hội đền Giêrusalem khi Con mình lên 12 tuổi. Con ở lại Đền thờ. Anh và em khổ tâm vất vả đi tìm. Là một con người có trách nhiệm và là trụ cột của gia đình, hẳn là anh đã lo lắng nhiều lắm vì chăm sóc cho Giêsu là sứ mạng Chúa giao cho anh mà. Tuy anh không diễn tả ra, nhưng em biết là lòng bừng lửa đốt vào lúc ấy. Ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa vì cho cả nhà ta được đoàn viên sau ba ngày xa cách.
Từ ngày ấy trở về sau là chuỗi thời gian em và anh chứng kiến Hài nhi lớn khôn trước mặt Thiên Chúa và người đời. Dưới mái nhà Nazarét, anh khiêm nhu hoàn thành nhiệm vụ của mình trong niềm vui của một người chồng và người cha. Anh dạy cho Giêsu những bài học làm người. Ngày từng ngày, Giêsu lớn lên cũng là anh dần dần nhỏ lại. Một đời anh hy sinh cho Con, mong chờ đến ngày Con thực thi sứ mạng cứu thế. Nhưng chờ hoài, chờ mãi, chờ đến khi nhắm mắt xuôi tay, Giêsu vẫn là chàng thanh niên hành nghề mộc giản dị nơi thôn quê. Được sống và được chết cho Giêsu, anh xem đó là phúc phần to lớn hơn bất cứ điều gì trên cõi đời này rồi. Được Chúa Tể muôn loài gọi mình một tiếng “cha”, liệu có niềm vui sướng nào to lớn hơn thế? Sau khi hoàn thành trách vụ cao cả của mình, anh mỉm cười lìa thế. Giêsu cũng lên đường thực thi sứ mạng. Chỉ còn mình em cô đơn nơi góc nhà. Gia đình chúng ta mỗi người mỗi ngả, nhưng luôn mãi hiện diện trong lòng nhau.

Anh thân mến,

Nơi dương thế hôm nay, Giáo Hội của Chúa Giêsu đặt mình dưới sự bảo trợ của anh. Ước gì các gia trưởng, những người lao động vất vả mưu sinh, luôn biết noi gương anh để họ có được nguồn sức mạnh mà vượt thắng những thách đố của cuộc đời.

Thủ Đức, Lễ mừng kính Thánh Giuse 19.3
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.

(Bài viết này không có ý nói đến phương diện thần học, con chỉ xin mượn hình ảnh của Đức Mẹ và dùng trí tưởng tượng để tâm sự với Thánh Cả Giuse.)
The administrator has disabled public write access.

Re: LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE CUỐI CÙNG TRONG TCV PHAO LÔ 11 years 1 month ago #46131


  • Posts:764 Thank you received: 1378
  • Trọn đời con một lời hát khen ca ngợi Hồng Ân Thiên Chúa
  • Hùng 31's Avatar
  • Hùng 31
  • Administrator
  • OFFLINE
Nếu mọi sự diễn tiến bình thường , các chú lớp nhỏ rồi cũng sẽ học qua cha giám đốc Mai Văn Điệu. Thế nhưng một biến cố lớn xảy ra năm 1968 đã đem đến cha giám đốc mới : cha Phạm Đình Nhu từ niên khóa 1968 bắt đầu lớp Tô ma Thiện. Bài viết Hồi Ký Đời Sống Tiểu Chủng Viện của cha Tân có nói rõ về chuyện này.

www.tcvphaolo.net/index.php?option=com_kunena&func=view&catid=21&id=3554&limit=10&limitstart=20&Itemid=109


Vào đầu thập niên 1960 khi chuyện quay về Bắc không còn hi vọng nữa, các địa phận di cư chuẩn bị sáp nhập vào các địa phận miền Nam. Năm 1967 các chủng viện di cư đóng cửa, các chủng sinh nhập vào địa phận nơi gia đình cư trú. Vì thế các thày như Hoàng Guitar, thày Tất sau này trở thành linh mục của địa phận Xuân Lộc. Cùng một lớp như thày Phổ lại trở thành linh mục của địa phận Sài gòn. Chú chủng sinh Năng, Thành, Án đang học ở TCV Sài gòn sau này trở thành linh mục của địa phận Xuân Lộc.

Vì thế sau tháng Tư 75, ĐC Đa Minh gọi về thì không chỉ có các lớp đã học từ TCVP Xuân Lộc mà còn có các anh đã đang học ở các nơi khác. Gia đình các anh đang cư trú trong phạm vi Xuân Lộc, các anh đương nhiên trở thành người của Xuân Lộc.

Nhóm ở Bảo Toàn chỉ có 9 anh lớp Tô ma là origin từ TCVP, còn lại là các anh học từ TCV Thánh Giuse Saigon. Long Xuyên. Đoạn kế tiếp riêng tư cho anh em CCS, xin mời login vào để đọc
Part of the message is hidden for the guests. Please log in or register to see it. :email2

[hide]PS nhân đây xin nhắc lại cách che đoạn văn có tính cách riêng cho anh em CCS và người ngoài không đọc được. Trong những câu, đoạn văn anh em dùng mệnh lệnh Part of the message is hidden for the guests. Please log in or register to see it.
Last Edit: 9 years 8 months ago by Hùng 31.
The administrator has disabled public write access.

Re: LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE CUỐI CÙNG TRONG TCV PHAO LÔ 11 years 1 month ago #46120

cn.jpg
VÀI KỶ NIỆM VỀ ĐC GIUSE LÊ VĂN ẤN

Ngài sinh năm 1916, lên làm giám mục Xuân lộc lúc mới 50 tuổi. Khẩu hiệu GM của Ngài nghe thật rùng rợn và ấn tượng nhưng đầy ý nghĩa: OCCIDE ET MANDUCA (giết mà ăn). Địa phận Xuân Lộc còn non trẻ, tách ra từ ĐP Saigon, gồm 3 tỉnh Long Khánh, Biên Hòa, Phước Tuy được ví như chiếc bọc chứa đủ loài vật. Chúa trao cho ĐC và bảo: "hãy giết mà ăn"... Vạn sự khởi đầu nan. Nhờ công đầu khai phá của ĐC Giuse, ngày nay giáo phận Xuân Lộc thành vùng đất phì nhiêu, là GP đông giáo dân nhất, có đại chủng viện lớn nhất.
Năm 1968, lần đầu tiên ĐC về thăm tcv Phước Lâm, lúc đó Ngài mới 52 tuổi, bằng tuổi mấy anh em lớp nhỏ bây giờ, cao to,bệ vệ, đẹp như Tây.Ngài chụp hình chung với cả CV và với từng lớp. Chú chó Berger tên FIDEL lúc nào cũng đi theo Ngài.

Thời đó địa phận Xuân Lộc có 100 héc-ta(?)ruộng cấy tại Suối Cát (?).Cứ tới mùa gặt, Đức Cha kêu gọi giáo dân đi gặt lúa. Các chú chủng sinh Xuân Lộc cũng góp cánh tay nhỏ bé ôm lúa về cho đám thanh niên đập lúa. Công việc nặng nhọc nhưng cũng rất vui. Lúa gặt về phơi và rê tại sân bóng rổ chủng viện. Một hôm có chú nghịch hư chiếc máy rê lúa. ĐC cho tập họp cả chủng viện lại tuyên bố: "Tơn nào ngựt cái mái xai gió của tui, bắc bỏ dô cầu tiu" (Tên nào nghịch cái máy xay gió của tôi, bắt bỏ vô cầu tiêu)(Câu này Cư Tròn nhái rất giống giọng Bình Định của ĐC). Cha GĐ đứng dưới giục các chú giơ tay lên. ĐC chỉ đe vậy thôi chứ không phạt tên nào.Sau năm 1975,ruộng lúa bị tịch thu,địa phận chỉ còn 10 héc-ta rẫy cà phê Bảo Toàn, là chốn ẩn tu một thời của thầy Hùng 31 và một số thầy khác.
Last Edit: 11 years 1 month ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

Re: LỄ MỪNG KÍNH THÁNH GIUSE CUỐI CÙNG TRONG TCV PHAO LÔ 11 years 1 month ago #46119


  • Posts:764 Thank you received: 1378
  • Trọn đời con một lời hát khen ca ngợi Hồng Ân Thiên Chúa
  • Hùng 31's Avatar
  • Hùng 31
  • Administrator
  • OFFLINE
Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn sinh quán tại Bình Định, địa phận Quy Nhơn. Sau thời gian dài du học người trở về phục vụ tại địa phận mới Đà Nẵng. Giáo hội đã chọn ĐC Giuse từ ngoài Trung vào thành lập địa phận mới Xuân Lộc ngày 14 tháng 10 năm 1965. Vào thời điểm đó các địa phận di cư như Bùi Chu, Phát Diệm ... còn đang duy trì chương trình đào tạo linh mục với các tiểu chủng viện riêng. Việc đầu tiên khi mới nhận chức là ĐC Giuse nhờ Tiểu Chủng Viện Thánh Phao lô của Địa Phận Phát Diệm tại Phú Nhuận tổ chức thi tuyển rồi giáo dục lớp chủng sinh đầu tiên cho Xuân Lộc.

Lớp Tô Ma là lớp đông nhất bao gồm 3 hạng tuổi và tuyển từ các thiếu niên từ khắp các địa phận miền Nam. Các lớp sau chỉ lấy người từ trong phạm vi của địa phận. Khóa học 1966-1967 là niên khóa cuối cùng trước khi các tiểu chủng viện của đia phận di cư đóng cửa nên TCVP Phát Diệm chỉ còn lại một lớp 12 Đệ Nhất là lớp của các cha Hoàng Guitar, cha Tất, cha Trần Cao Tường (RIP), cha Hóa (USA), cha Quýnh (USA), cha Vũ Thành (USA bào huynh của cha Vũ Lâm lớp Vô Nhiễm)...

Năm đó, Giám Đốc TCVP Phát Diệm là cha cố Phượng - cha quan thày của cha linh hướng Phaolo Maria Nguyễn Minh Nhật, linh mục trẻ nhất trong ban giám học. Sau khóa học 66-67 chủng viện đóng cửa, ban giám học về hưu hoặc quay qua công tác mục vụ khác. ĐC Giuse đã mời riêng cha Phao lô Maria như người mẹ hiền đi theo chân các chú bé Tô ma về Xuân Lộc.

Khi vào Long Khánh, ĐC Giuse mang theo một số người thân và tín cẩn trợ lực cho ngài trong bước sơ khai : cha Đức, quản lý TGM, ông Tư Vân, nhân tài kiến thiết xây dựng Tiểu Chủng Viện và TGM. Trong thời gian xây dựng TCV chưa xong, lớp Tô ma và lớp Vô Nhiễm được du hoc nhờ ở tiểu chủng viện thánh Giuse (cơ sở cũ của địa phận Sàigon) tại Vũng Tầu. Cha Mai Văn Điệu khi đó đang là giám đốc trung học Monica tại Gia Kiệm được ĐC Giuse chọn làm giám đốc tiên khởi của TCV Xuân Lộc.
Last Edit: 11 years 1 month ago by Hùng 31.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1
  • 2


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012