Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21)

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49451

Bác Cường còn nhớ dai quá nhỉ?
Mình chỉ nhớ Cha có phòng ở trên lầu, cùng dãy với Cha Bề Trên , giám đốc
Chủng viện Phao Lồ ( Phú nhuận )
The administrator has disabled public write access.

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49448

Sau khi được tấn phong giám mục, cha Trần Phúc Vị (gốc Phát Diệm, thuộc địa phận Saigon, cùng với cha Trần Phúc Long, và cha nhạc sĩ Trần Phúc Vinh Hạnh là ba anh em linh mục trong một gia đình) vì thời thế chẳng có dịp dùng xe hơi riêng như trước 75, có nhã ý tặng biếu cho ĐC Phaolo chiếc xe hơi còn tốt do hãng Pháp Citroen chế tạo. Xe đó ở VN quen gọi nickname là Deux Chevaux, hay người Việt quen gọi là xe CON CÓC, vì hình thù hơi giống con cóc.


W11252103-vign1.jpg



Cha Trần Phúc Vị và cha Trần Phúc Vinh Hạnh cùng là cha giáo TCV Phát Diệm (Phú Nhuận) . LM nhạc sĩ Vinh Hạnh tác giả bài hát KÌA AI :" Kìa ai dong duổi đường gió bụi , gánh sầu vương mệt mỏi hai vai ....' quen thuộc trong mỗi dịp tĩnh tâm ở tu hội TĐN . Ngài mất khoảng năm 1965 tại TCV PHÁT DIỆM . Lớp Toma học ở đây 1 năm ( NK 1966-1967) chung với các anh lớp Đệ Nhất còn lại từ các TCV di cư ... Nay gồm các cha như : cha Quýnh ( linh tông với cha chánh tràng Ngô Công Sứ), cha Ý , Cha Chủ ( xứ xóm thuốc rồi xứ xóm mới gò vấp) , cha Diễm ..... Thời đó cha Vị còn coi sóc thêm 1 xứ đạo ở Thủ Đức . Hằng tuần Ngài thường chở đồ từ CV lên xứ đạo băng chiếc xe con cóc này . Một bữa chở đồ cồng kềnh . Ngài đã mượn tạm chiếc QUẦN ĐÙI MẦU ĐỎ đang phơi của 1 chú ( hình như là của cha DIỄM) treo sau xe như lá cờ bào nguy hiểm trên đường đi . Sau 47 năm , nay nhìn lại hình ảnh chiếc xe xưa , lòng dạt dào cảm xúc , như vấn vương , như nuối tiếc .
Last Edit: 10 years 7 months ago by Đinh Cường [ Tôma ].
The administrator has disabled public write access.

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49415

.
Hồi ở TĐN, Minh Ngố chạy chiếc xe cuộc, tập hát tại Kim Thượng (?).Tướng cao to, tóc quăn, đẹp trai, các em mê chết.Sau về nhà, Minh tập hát tại Phúc Hải,cưới Qúi-ca viên cũng là dân "tu xong". Hai người có với nhau một trai một gái. Cuối đời, Minh bị thấp khớp nặng, không đi được. Ngồi nhà, chán, sinh tật rượu chè. Những lúc có tiền, chàng đánh taxi đi thăm bạn bè, chén tạc chén thù, coi như "giã bữa" trước khi từ giã cõi đời.
Last Edit: 10 years 7 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Trần Văn Tân, Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện)

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49414

Sau biến cố nhân vật X bị bắt cóc. ĐC Phaolo đặt nick cho mỗi người vì một dự phòng liên hệ đến lý do an ninh. Nick của Trần Văn Minh là "Năm Mập". Minh ra khỏi TĐN chỉ ít tuần trước biến cố ĐC Phaolo bị ép về XL (1984). Trong hình chụp khi họp lớp với nhóm Tô ma Thiện, sau khi xuất khỏi TĐN, Minh nhìn gầy hẳn đi khiến cho người xem hình phải tìm một lúc mới nhận ra anh ta.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện)

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49342

Trần Văn Tân wrote:
Phần 13
NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ


Vì Dom Cư nhắc đến nick này nên tôi lang thang nói thêm chút kỷ niệm. Xin anh em thêm một kinh cầu cho người anh em vắn số Trần Văn Minh, đã từng sống tại TĐN cho đến sát lúc ĐC Phaolo rời Bạch Lâm về Xuân lộc.




Minh Ngố là biệt danh mà chỉ lớp Tôma Thiện mới có "quyền gọi",PioX muốn gọi thì chí ít cũng phải đổi thành "MINH NGÁO" không thì ..nghe đâu có tích Minh Ngố cầm hai cẳng chân của ai ..dốc ngược đầu xuống giếng của Tu hội " Mày chừa chưa?.."
TôMa Thiện có 2 đứa được ĐC cưng cách riêng,trong đó có Minh ngố..

Sau đây Cu hầu vài hình của Minh Ngố đi họp lớp Tôma Thiện trên Gx.Tam Thái ,chỗ Huấn Bà Gìa..khoảng 1990-1991??

DI ẢNH VÀ BÚT TÍCH MINH NGỐ










HỌP LỚP TÔMA THIỆN TẠI GX.TAM THÁI KHOẢNG NĂM 1990..1991???
Last Edit: 10 years 7 months ago by Đỗ Văn Cư (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49337

.
Mình còn nhớ hồi đó Cha LH chỉ cho ai đó cách mài dao lam đã bị cùn: lấy một chiếc ly thủy tinh, đổ vào chút nước. Thả dao lam cùn vào cho ướt rồi đưa lên thành ly. Dao nằm đứng theo chiều chiếc ly. Lấy ngón tay đè lên dao lam cho sát vào thành ly và cứ đưa qua đưa lại.Thành ly cọ vào hai lưỡi dao làm nó sắc lại như...mới?
Những ai đã từng ra Bắc đều biết cảnh nghèo khổ của dân quê ngoài đó.Đất chật người đông.Đâu đâu cũng thấy lúa và chỉ có lúa. Được mùa thì chỉ đủ ăn. Mất mùa hay bão lụt là đói kém. Thử tưởng tượng 60 năm trước tình trạng còn thiếu thốn cỡ nào.Trận đói năm 1945 là kinh nghiệm thê thảm. Vì thế tiết kiệm, dè sẻn là cốt cách của dân miền Bắc. Mẹ mình vào Nam, nhờ đất tốt và chịu khó lam làm nên lúa gạo dư đủ, nhưng không bao giờ dám phung phí một hạt gạo hạt cơm.Một hạt lúa hạt gạo rơi xuống cũng nhặt lên. Từng sợi bún dính vào lá chuối (hồi xưa gói bún bằng lá chuối)cũng không bỏ phí.Vì thế,cha LH của chúng ta cũng không nằm ngoại lệ. Các cụ dè sẻn không phải vì keo kiết nhưng vì được dạy dỗ và có kinh nghiệm từ bé. Bây giờ no đủ rồi vẫn giữ lề thói cũ.
Last Edit: 10 years 7 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49335

.
MINH NGỐ ít tuổi nhất nhưng lại cao nhất lớp. Chàng ta học khá giỏi, nhất là môn Anh Văn.
Nhưng môn vô địch của chàng là thể thao. Người cao, khỏe nên chàng nhảy lên đập bóng chuyền thì khỏi chê. Đặc biệt nhất là bóng rổ.Bàn tay to nhồi bóng cứ như có nam châm, trái bóng đừng hòng vuột khỏi tay chàng. Cặp chân dài sải mấy bước là tới nơi. Ai cản mặc ai, chàng rướn người thảy bóng tọt vào rổ.
Hồi TCV không được học đàn, nhưng sau năm 1975 chàng tự học và chơi piano cũng khá. Bàn tay năm ngón dài ngoằng xoặc ra bấm hợp âm nào cũng được.
Tiếc rằng chàng từ giã cõi đời khá sớm, để lại một vợ 2 con. Cách nay 2 năm, Tloi chấm thi hát tại nhà thờ Phúc Hải. Có một chàng lên hát không lấy gì làm hay. Sau đó chàng đến chào Tloi, tự giới thiệu là con bố Minh, đang học đại học...Em trai Minh học rất giỏi, đang học đại chủng viện Xuân Lộc, mới làm thày mà được du học là biết rồi.
Last Edit: 10 years 7 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Trần Văn Tân, Giuse Đỗ Văn Hiểu (Lớp Tôma)

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49332

Phần 13
NHỮNG CHUYỆN BÊN LỀ


Chuyện bên lề là những chuyện không đi hẳn vào một chủ đề, nhưng là những tản mạn mang tính cách vui vui ngộ nghĩnh, đôi khi vừa đáng trách, vừa đáng thương.

Đã nhiều lần tôi cử hành lễ an tang cho người Mỹ. Theo phong tục và thói quen thực hành, buổi tối trước ngày an táng là nghi thức canh thức cầu nguyện tại nhà quàn. Gọi là canh thức nhưng không như ở VN, nơi người thân sẽ thức suốt đêm bên người thân qua đời. Ở Mỹ gia đình nhà hiếu chỉ có mặt tiếp khách phân ưu phúng điếu độ vài giờ, sau đó là nghi thức canh thức cầu nguyện. Trong buổi canh thức đó, ngoài phần cầu nguyện khoảng nửa tiếng, là phần chia sẻ nhắc nhớ đến những mẩu chuyện, những giai thoại, những kỷ niệm tức cười nhưng dễ thương mà người Mỹ diễn tả gọn bằng chữ “CUTE”. Có thể đó là những chuyện vui, những sai sót của người quá cố, nhưng những câu truyện đó luôn có đặc tính “cute” (dễ thương) để hình dung về người thân khuất bóng. Những câu truyện đó đem lại cảm xúc yêu mến quí hóa, và tạo hình ảnh sống động trong lòng người nghe về người đã khuất bóng.

ĐC Phaolo là người thân, là nhà giáo dục của chúng tôi. Ngài đã khuất bóng về với Chúa. Những câu truyện trong phần bên lề này nhắc nhớ những kỷ niệm “cute” về ngài. Lần trước khi viết về chuyện làm ăn sinh sống và chuyện heo đẻ với sự hiện diện của ĐC Phaolo, anh Xinh lớp Tô ma, nguyên chánh tràng, có text message cho tôi và hỏi nhỏ sau khi viết bài về ĐC trong vụ heo đẻ, ban đêm ngài có về sờ chân không về tội nói hành ngài. Tôi nghĩ ngài về sờ chân, mà sẽ cười rất mãn nguyện vì có người viết lại trung thực về ngài, và biết rằng dù viết vui về ngài nhưng người viết rất mến trọng ngài.

Một lần kia ngài bước ra phía trước phòng làm việc của ngài để chăm sóc mấy cây kiểng treo trước phòng hoặc đặt trên bệ béton ngăn cách với sân cỏ. Ngài chỉ ở đó ban ngày để soạn bài, đánh máy, viết bài… Phòng sát ngay bên phòng khách lớn. Ngài thấy bóng dáng một nàng con gái trong lứa tuổi giữa hai mươi và ba mươi đang thập thò ở bậc thang bước lên phía đầu phòng khách. Ngài là người có mắt quan sát rất tốt nên đã thấy nàng đến đây ít lần. Linh tính ngài chắc chắn có lý do để ngài đến và hỏi cô nàng đó với kiểu đối thoại không mấy gì thân thiện:

- Cô đến đây có chuyện gì và gặp ai.
- Thưa con đến gặp thày L Đ L
- Cô gặp thầy ấy có việc gì?
- Dạ con có việc nhờ thày ấy….
- Tôi không hiểu các cô gái thời nay sao mà bạo dạn thật đó. Chỗ các thầy đang tu mà các cô cứ lai vãng, nay đến gặp, mai đến gặp, rồi nhờ chuyện này chuyện khác. Nếu có quí mến các thày, phải biết trọng các thầy và để các thày tu chứ.
- ….

Tôi được thuật nguyên văn câu truyện đó. Dù sao, ĐC Phaolo đã cố bảo vệ chủng sinh của ngài nhưng cũng không qua khỏi sự an bài của Chúa. Thày đó về sau đã yên bề gia thất với nàng con gái đó. Nếu người bạn đó tình cờ đọc những dòng này, tôi xin có lời vấn an và chào thăm gia đình bác …Âu! Mọi sự Chúa đã an bài!

Trong một đoạn đối thoại khi tôi viết về ĐC Phaolo, Văn Cư và anh em Tô ma Thiện hoặc các anh em bên phía Xuân lộc, chắc chắn đã nghe lóm được “truyện trứng vịt” ở TĐN với nhân vật “Minh ngố” (RIP). Nhắc đến Trần Văn Minh, tôi phải viết ít dòng. Nick Minh Ngố là do anh em lớp Tô ma Thiện đặt cho. Minh tuổi trẻ hơn đa số anh em cùng lớp tới hai tuổi. Minh sinh 1958 trong khi đa số các anh Tô ma Thiện sinh 1956. Trời sinh ra Trần Văn Minh có tạng người mát da mát thịt. Ăn bao nhiêu đều đắp hết vào da thịt không uổng phí chút nào nên lớn như thổi kiểu Phù Đổng Thiên Vương. Tuy ít tuổi, nhưng tướng người phốp pháp to con cao lớn. Chắc vì kiểu dáng người “to hỗn” lớn nhanh kiểu như nhân vật “Em Chã” ngồi tắm trong chậu thau, trong phim “Số Đỏ” nên được anh em ban cho nick ‘Minh Ngố”.

Nói đến Trần Văn Minh, lại có một giai thoại khác. Khi ở chủng viện Xuân lộc, cha giám đốc Phạm Đình Nhu vào niên khóa 71-72 là giáo sư dậy Latinh hai lớp Tôma Thiện và Pio X của tôi. Cha giáo nào cũng vậy, nếu học trò siêng học môn của mình và giỏi môn của mình sẽ dành cho những trò đó một tình cảm quí hóa tự nhiên nào đó. Minh và tôi đều siêng học và khá môn Latinh của ngài. Có lần cha Nhu nói với tôi: “Anh em cứ gọi anh ta là “ngố”, chứ ai cũng được cái ngố của anh ta thì phải cám ơn Chúa vô cùng!” . Khi còn nhỏ và ở TCV nick name sao cũng được. Về sau, khi lớn lên, và khi sống ở TĐN, Trần Văn Minh rất dị ứng với nickname “Minh Ngố”. Anh trở nên cực kỳ khó chịu và bạo động khi nghe gọi nick đó. Anh hai C phải nhân một dịp không có mặt Minh làm một bài huấn đức khuyên chúng tôi phải tế nhị với nickname và tế nhị với những điều kỵ nhột của người khác, tuyệt đối không được dùng nick Minh Ngố nữa. Vì Dom Cư nhắc đến nick này nên tôi lang thang nói thêm chút kỷ niệm. Xin anh em thêm một kinh cầu cho người anh em vắn số Trần Văn Minh, đã từng sống tại TĐN cho đến sát lúc ĐC Phaolo rời Bạch Lâm về Xuân lộc.

Theo lệ thường, sau giờ lễ sáng tại TĐN, chúng tôi có khoảng 15 phút về phòng thu xếp việc riêng trước khi nghe kẻng tụ họp lại tới giờ ăn sáng. Có một thời kỳ trong khoảng 15 phút đó, ĐC nán lại ở nhà nguyện thêm ít phút đọc sách nguyện. Sau đó ngài hay ra basse cour gần nhà bếp. Sân basse cour này là một khu đất khá rộng, được quây hàng rào chung quanh. Chúng tôi nuôi đủ thứ, gà, vịt, ngỗng, gà tây… ĐC Phaolo có cái thú mỗi sáng sớm trước giờ ăn sáng, ngài giúp anh em đi nhặt trứng gà, vịt, ngỗng đẻ trong đêm. Ngài thích thú khoe lại hôm nào nhặt được nhiều, và khen lũ gà vịt ngỗng thương các thày nên chịu khó sản xuất tốt.

Chàng “Minh ngố” nhà ta chơi một trò trick đáng tiếc. Không hiểu có phải Minh muốn ĐC Phaolo được vui mỗi khi nhặt được nhiều trứng hay sao. Vào một ít buổi sang, chàng Minh lén đem thêm trứng trong nhà ra, rải thêm trong sân basse cour cho nhiều. ĐC Phaolo đơn sơ cứ nhặt và khen lấy khen để lũ ngan ngỗng gà vịt TĐN chăm chỉ, chịu khó đẻ. Lặng yên thì không sao, nhưng có lần Minh nháy nhó với anh em nào đó và khi ĐC Phaolo nhặt được trứng, đang hí hửng thì Minh cứ cười cười. ĐC sinh nghi mới điều tra và biết sự tình….Ngài hơi giận và cũng ngượng … Từ đó, ngài "quit job" đi nhặt trứng mỗi sáng. Nghe nói, khi truyện vỡ ra, anh hai có gọi Minh lên phòng và charge một bài huấn đức riêng…

Xe hơi của ĐC Phaolo là chiếc Đơ-Sơ-Vô (deux chevaux) tức xe con cóc, thời đó rất yếu. Sức kéo chỉ là hai con ngựa (hai mã lực) là quá yếu nếu đem so sánh và quan sát specifications của Honda Accord EX V6 năm 2013 với 278 mã lực khi động cơ máy quay ở 6200 vòng trong một phút (rpm). Thân xe deux chevaux rất nhẹ và mỏng manh. Cửa xe cũng rất nhẹ và không luôn tự đóng khít lại được khi người ta lười chỉ dập cửa mà không tự tay chốt lại. ĐC Phaolo rất nương nhẹ khi đóng mở cửa xe. Ngài không thích ai đi xe mà khi vào xe hoặc ra khỏi xe chỉ hất dập cửa lại của chứ không nắm tay cầm nhẹ nhàng chốt của lại. Thời nay xe được chế cho những người lười nên it ai đóng cửa xe kiểu đó nữa. Thời nay chỉ hất cánh cửa cái rầm, mọi sự đâu vào đó!

Ngài hay đưa ra nguyên tắc với câu nói: “Của bền tại người”. Chiếc đồng hồ đeo tay của ngài, được ông cậu ở phố Hàng Buồm Hà nội mua mới cho trước năm 1952, khi ngài đi du học. Ngài còn đeo nó tới năm 1984 khi tôi rời ngài. Đó là một chiếc đồng hồ của Thụy sĩ phải lên giây cót bằng tay mỗi ngày. Mặt số đã hoen ố và chuyển sang màu nâu đậm. Dây đeo phải thay mới lại 3 hoặc 4 lần, nhưng chính máy đồng hồ vẫn chạy tốt và đúng giờ. Khi tôi ở với ngài, mỗi tối, sau khi cởi đồng hồ rồi đi ngủ, ngài đều nhớ lên giây cót đồng hồ một lần. Việc làm gần như thói quen rất đều đặn có lẽ cả đời ngài. Khi ngài về Xuân lộc được một thởi gian, tôi quan sát thấy tay ĐC Phaolo đeo đồng hồ khác. Khi được hỏi, ngài nói cái đồng hồ cũ hư rồi. Ngài vẫn khen và tỏ ra tiếc, thích cái đồng hồ thọ trên 30 tuổi đó! Thực tế, ngài không là người sưu tầm đồ cổ, nhưng là người mộ mến đồ cổ!

Ngài có lý của ngài. Vài lần trong lúc vui vẻ thân tình, tôi đùa và thưa lại: "ai cũng như ĐC, không biết những models đồ đạc mới bán cho ai? Ngài chỉ cười cười và nói: "Khi cần có thể chi tiền triệu cũng không tiếc, khi không cần, một cái tăm cũng không nên phí phạm". Nguyên tắc giáo dục chắc nịch như thế, tôi chỉ còn biết mỉm cười!

Last Edit: 6 years 2 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49322

Xe Đơ-Sơ-Vô (deux chevaux) tức xe con cóc của ĐC Phaolo thời đó rất yếu. Sức kéo chỉ là hai con ngựa (hai mã lực) là quá yếu nếu đem so sánh và quan sát specifications của Honda Accord EX V6 năm 2013 với 278 mã lực khi động cơ máy quay ở 6200 vòng trong một phút (rpm). Thân xe deux chevaux rất nhẹ và mỏng manh. Cửa xe cũng rất nhẹ và không luôn tự đóng khít lại được khi người ta lười chỉ dập cửa mà không tự tay chốt lại. ĐC Phaolo rất nương nhẹ khi đóng mở cửa xe. Ngài không thích ai đi xe mà khi vào xe hoặc ra khỏi xe chỉ hất cửa dập lại của chứ không cầm tay cầm nhẹ nhàng chốt của lại.

Ngài hay đưa ra nguyên tắc với câu nói: “Của bền tại người”. Chiếc đồng hồ đeo tay của ngài, được ông cậu ở phố Hàng Buồm Hà nội mua mới cho trước năm 1952, khi ngài đi du học. Ngài còn đeo nó tới năm 1984 khi tôi rời ngài. Đó là một chiếc đồng hồ của Thụy sĩ phải lên giây cót bằng tay mỗi ngày. Mặt số đã hoen ố và chuyển sang màu nâu đậm. Dây đeo phải thay mới lại 3 hoặc 4 lần, nhưng chính máy đồng hồ vẫn chạy tốt và đúng giờ. Khi tôi ở với ngài, mỗi tối, sau khi cởi đồng hồ, ngài đều đặn lên giây cót đồng hồ một lần. Việc làm gần như thói quen rất đều đặn có lẽ cả đời ngài. Khi ngài về Xuân lộc được một thởi gian, tôi quan sát tay ĐC Phaolo đeo đồng hồ khác. Khi được hỏi, ngài nói cái đồng hồ cũ hư rồi. Ngài vẫn khen và tỏ ra tiếc, thích cái đồng hồ thọ trên 30 tuổi đó! Thực tế, ngài không là người sưu tầm đồ cổ, nhưng là người mộ mến đồ cổ!

Ngài có lý của ngài. Vài lần trong lúc vui vẻ thân tình, tôi đùa và thưa lại: "ai cũng như ĐC, không biết những models đồ đạc mới bán cho ai? Ngài chỉ cười cười và nói: "Khi cần có thể chi tiền triệu cũng không tiếc, khi không cần, một cái tăm cũng không nên phí phạm". Nguyên tắc giáo dục chắc nịch như thế, tôi chỉ còn biết cười trừ!
Last Edit: 10 years 7 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49301

Trần Văn Tân wrote:
xe CON CÓC
[/size]


W11252103-vign.jpg



CHAUFFER (xe con cóc,La Dalat } TRÊN TỪNG CÂY SỐ CỦA ĐỨC CHA ĐAMINH
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012