Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21)

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49298

.
Còn nhớ năm ấy ĐC Phaolo lần đầu tiên được phép ra Bắc với tư cách GM.Ngài kể:
Các cha và giáo dân đứng xếp hàng đón ĐC. Thấy một cha đầu râu tóc bạc, Ngài hỏi:
- Cha già mừng Kim Khánh chưa?
- Trình ĐC con mới chịu chức năm ngoái.

Còn ĐC Đaminh đi Bắc về khoe với chúng tôi tấm hình ĐC Thuận đang ngồi rửa chén trong tù.


hythun.jpg
Last Edit: 10 years 7 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49297

.
Trong tấm hình ĐC Phaolo bắt tay Cu Dom, ACE để ý bên mắt phải của Ngài có vết thẹo.
Nguyên nhân chiếc thẹo đó là một loại virus. Khoảng năm 1976-77, mình từ Xuân Lộc về Gia Kiệm có ghé thăm ĐC, thấy vùng da gần mắt phải của Ngài bị thương giống như bị bỏng. Ngài bảo bị một loại virus tấn công.Nó để lại cho Ngài vết thẹo làm kỷ vật.Hôm đó, Ngài viết một lá thư nhờ mình gửi cho ĐC Đaminh...Thời ấy chẳng có phương tiện liên lạc gì ngoài thư từ. Thư qua bưu điện thì lâu la và không an toàn. Chỉ còn cách là gửi thư tay,nhưng phải cẩn thận kẻo giao trứng cho ác,tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.


cNhtgloi.jpg

Last Edit: 10 years 7 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49293

Phần 12
HONOR & ONUS - VINH DỰ & GÁNH NẶNG

Như đã có ở trong phần Giao Lưu 1, tôi đã chia sẻ về câu hỏi mà một số độc giả thắc mắc: Khi viết hồi ký này, có những tình tiết khiến đã có người đọc đặt câu hỏi là: phải chăng truyện viết là được sáng tạo hoặc thêm pha trộn thêm mắm muối, theo kiểu tiểu thuyết hư cấu, cho ly kỳ gây cấn, cho vui cửa vui nhà? Xin trả lời đây là hồi ký trung thành nên tất cả là sự kiện khách quan, là sự thật 100%, không tưởng tượng, không hư cấu. Một số anh em đã khuyến khích tôi nên viết hết lại, bởi vì nó mang tính cách lịch sử của TĐN, của giáo phận Xuân lộc và của hoàn cảnh Giáo hội VN dưới một góc nhìn, trong những ngày tháng đặc biệt ấy. Bởi vậy khi có một số tên nhân vật được nhắc đến trong truyện chỉ vì có liên quan đến chi tiết câu truyện. Người viết không hề có ý tưởng tiêu cực, hoặc phê bình bất kỳ ai. Trong bối cảnh anh em cũng đang thương mến ĐC Phaolo và đăng các bài viết về ngài, tôi cũng muốn viết them và chia sẻ một số ký ức.

Tại TĐN, anh hai và anh ba là bậc đàn anh hơn chúng tôi về tuổi tác, đã cùng sống và chia sẻ công việc lao động hoặc những nhọc nhằn chung với anh em. Cha linh hướng Nguyễn Minh Nhật, sau biến cố 30-4-75 chỉ hai tháng rưỡi, ngài được tấn phong giám mục. Lớp Pio X chúng tôi sống với ngài suốt 5 năm ở Tiểu chủng viện,rồi lại cộng thêm 9 năm tại TĐN. Với 14 năm chung sống, chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm gắn bó và điều liên quan đến ngài. Trong nhiều bài chia sẻ hay huấn đức, ngài hay nói đến cặp chữ Latinh: honor - Onus.

Honor, oris N: sự trọng vọng , là vinh quang danh dự (honor; esteem, regard; dignity, grace; public office)

Onus, eris N: gánh nặng, sự nhọc nhằn vất vả (load, burden; cargo)

Trên đời này, Chúa hay pha trộn mầu nhiệm vinh hiển phục sinh với mầu nhiệm tử nạn thương khó. Chúa ban sự an ủi nhưng cũng kèm thử thách. Theo như lời của Thánh kinh, Chúa hạ xuống thấp rồi Chúa lại nâng lên cao; Chúa làm cho nghèo rồi cho được giầu có. Chuỗi ngày sống của chúng tôi tại TĐN là sự đan kết của êm đềm hạnh phúc trong đời ơn gọi, nhưng cũng đầy sóng gió thử thách. Anh hai luôn chuẩn bị tinh thần chúng tôi, dù có phải sự khó đến đâu, chết là cùng. Vì vậy câu nói của Thánh Phaolo cho giáo đoàn Philippin vẫn là chỗ dựa tinh thần cho chúng tôi: Sống là Đức Ki tô, chết là môi lợi. Nhìn lại những tháng ngày đó, tôi tự hỏi không hiểu sao mình đã đi qua được. Cũng giống như người từng có cảm nghiệm về vượt biển, họ vẫn tự hỏi sao lúc đó họ có sự vững mạnh ý chí, và nghị lực can đảm để làm việc đó. Nếu cho chọn lại như đã hiểu biết về kinh nghiệm những gì mình đã đi qua, có lẽ nhiều người sẽ không dám vượt biển...Cuối cùng tôi phải cảm nhận rang chính TC là đấng dẫn dắt và đồng hành với dân Ngài qua dòng trôi của lịch sử nhân loại, và lịch sử riêng của mỗi cá nhân...

Khi cha linh hướng Phao lô chấp nhận lời gọi lãnh chức Giám mục, ngài đã toát mồ hôi và chìm đắm trong suy tư cầu nguyện. Ngài hiểu vinh dự này sẽ phải song hành với thử thách gánh nặng lo âu. Những tháng đầu tiên và thậm chí kéo dài đến vài ba năm đầu tiên của thánh chức Giám mục, ngài không được xã hội thừa nhận. Điều đó thể hiện trong cung cách ngài được đối xử, xưng hô... Ngài vẫn vui vẻ âm thầm chọn phục vụ trong tình trạng tăm tối đó. Nếu duyệt lại tình hình thời khó khăn về tôn giáo ở VN, duy trường hợp Đức cha Nguyễn Văn Thuận, sau này là Hồng y trong thánh bộ Công lý và Hòa bình là chính thức ngồi tù lâu năm và được mọi người biết đến. Các giám mục khác có thể bị làm khó dễ đủ điều nhưng vẫn chỉ ở nhà tức là quản thúc tại gia, chứ không bị bắt tù.

Riêng ĐC Phao lô, chính ngài là vị Giám mục đã thực sự ngồi tù mấy ngày đêm nhưng có lẽ chẳng mấy ai biết đến. Sau khi được tấn phong Giám mục, ĐC Phaolo hăng hái với công việc mục vụ giám mục. Một lần kia ngài đi xuống miền Phước Lý, Nhơn trạch, địa phương vùng hẻo lánh đó chẳng biết ngài là ai. Tình hình nơi những địa phương nhỏ, khuôn phép rất ngặt nghèo do xử trí khá tự tiện và thiếu thông tri. Ngài trở nên đối tượng của sự ngứa mắt xét hỏi. Ngài đã bị đưa về đồn công an và tạm giam vô khám 2 ngày đêm tại khu vực Thành Tuy Hạ, Nhơn Trạch. Cùng qua đêm với những bạn tù khác, ngài không ngủ được và chỉ ngồi suy tư cầu nguyện. Có một bạn tù kia lân la nói chuyện với ngài vì thấy ngài có tướng tá hoặc đường nét gì đó, nên mạnh dạn hỏi thăm ngài là ai. Ngài thẳng thắn nhận mình là giám mục phó của giáo phận. May thay, người tù đó là một giáo dân Công giáo. Cha con nhận nhau trong đức tin và hàn huyên tâm sự cho qua đêm dài trong tù đầy. ĐC Phao lô kể rằng, tội nghiệp cho anh ấy, trong cảnh ngồi tù, cùng chịu khí hậu rất nóng bức và đổ mồ hôi, mà anh ấy cứ nhất định xin quạt cho ngài suốt đêm. Ngài từ chối nhưng anh cứ đòi làm việc đó ...Ngày đầu, không ai biết tin ngài bị nạn và đang bị giam ở đâu. Sau vài ngày, có sự liên hệ và can thiệp phía bên ngoài, ngài được thả. Đó là sau những tuần lễ đầu tiên với tư cách giám mục, ngài đi làm việc và bị nhốt ngồi tù, dù chỉ mấy ngày. Honor đâu chưa thấy, onus đã chặn đường ngay bước đầu.

Phải mất mấy năm trời, dần dần chính quyền trung ương và các cấp địa phương mới công nhận chức vụ tôn giáo giám mục của ngài. Trong các dịp hội họp hoặc bên ngoài phong thư gởi ngài mới hết những từ ngữ xưng hô "Anh NMN". Nếu nói về sự liên đới giám mục với hàng giám mục, ĐC Phaolo được một điểm phê xuất sắc.
Part of the message is hidden for the guests. Please log in or register to see it. ĐC Phaolo luôn đồng hành và sát cánh với các giám mục khác trong hội đồng GMVN. Ngài là người rất trung thành ủng hộ các GM khác. Sau này có một thời gian, ngài được bầu làm chủ tịch Hội đồng giám mục VN. Ngài liên lỉ cầu nguyện cho ĐC Thuận đang ngồi tù trong suốt bằng ấy năm trời. Các anh em sống tại TĐN có thể làm chứng, khó lòng tìm thấy trong những giờ ngài giúp cầu nguyện, hoặc các giờ thánh tại nhà nguyện TĐN, mà ĐC Phaolo quên không nhắc đến và cầu nguyện cho ĐC Thuận.

ĐC Phaolo có một chủ trương rất vững vàng và rõ ràng: Ngài có thể sống bình dân đơn giản, đi xe ôm do một thày, hay giáo dân nào chở để đi hội họp chuyện riêng gì đó. Nhưng khi đi đến với cộng đoàn để ban bí tích hoặc cử hành phụng vụ với tư cách là một chủ chăn, một giám mục, ngài luôn giữ tư thế trang trọng tối thiểu, đó là ngài luôn đi bằng xe hơi và mặc y phục lễ nghi trang trọng. Sau khi được tấn phong giám mục, cha Trần Phúc Vị (gốc Phát Diệm, thuộc địa phận Saigon, cùng với cha Trần Phúc Long, và cha nhạc sĩ Trần Phúc Vinh Hạnh là ba anh em linh mục trong một gia đình) vì thời thế chẳng có dịp dùng xe hơi riêng như trước 75, có nhã ý tặng biếu cho ĐC Phaolo chiếc xe hơi còn tốt do hãng Pháp Citroen chế tạo. Xe đó ở VN quen gọi nickname là Deux Chevaux, hay người Việt quen gọi là xe CON CÓC, vì hình thù hơi giống con cóc. Lúc ban đầu có một anh thanh niên giáo dân người giáo xứ Bạch lầm lái xe ĐC mỗi lần đi việc mục vụ. Sau này Lâm Đình Lịch lái ít năm, anh Chánh (con cha Phú, lái ít tháng, sau khi Lịch rời TĐN ), rồi đến Đỗ Nam Trấn là tài xế cho ngài cho tới cuối đời ngài.


W11252103-vign.jpg


Xe Deux Chevaux tại Pháp và tại Mỹ hiện nay được bán đấu giá và xếp loại xe classic, là loại xe cổ mà dân thích sưu tầm xe hoặc dân giàu thích trưng bày, hay đi dạo trong phố xá cho thêm phần khác thường gây chú ý. Giá mỗi chiếc Citroen 2 CV cổ đó bây giờ khoảng trên 10 ngàn Euro hoặc gần 20 ngàn US dollars.

Lần đầu tiên ngài được xuất ngoại đi dự họp đặc biệt với số ít các giám mục VN khác tại Roma. Thời đó rất khó khăn, chỉ ít giám mục được phép đi. Trên đường về, ngài ghé qua Pháp thăm vài nơi. Ngài đến thăm cộng đoàn đại kết Taizé. Khi đó thày Rogers là sáng lập viên của cộng đoàn đó mời ngài cầu nguyện và chia sẻ. Một cha VN sống tại Pháp, có nhã ý giúp ngài viết sẵn cho ngài ít dòng bằng tiếng Pháp để ngài chia sẻ trong tình huống tế nhị đó. Vị LM đó ngạc nhiên không ngờ ĐC Phao lô ứng khẩu không văn bản, ngài nói tiếng Pháp trôi chảy tại buổi họp mặt với cộng đoàn đại kết Taizé. Cũng cần nhắc lại, trước đây ngài đã từng du học tại Canada, sống ở vùng Ottawa và Québec là những vùng nói tiếng Pháp. Sau này khi về VN, ngài kể lại với tôi vanh vách như thuộc lòng những điều ngài nói nguyên văn bằng tiếng Pháp trong buổi chia sẻ đó.

Có một sự kiện, nghĩ lại tôi thấy tội nghiệp ngài: thời đó các phụ tùng xe máy, nhất là xe hơi không có hàng mới ngoại nhập mà chỉ là đi nhặt nhạnh hàng xài rồi của những xe hư, chà láng lại, tái sinh, tái chế và đưa vào dùng lại. Lần xuất ngoại đầu tiên đó, ngài trở về VN với thùng đồ nặng ký. Tưởng là gì, thì ra chủ yếu là thùng phụ tùng xe hơi cho chiếc Deux Chevaux. Ngài nói, ngài lo mua để có phương tiện đi làm việc mục vụ. Người ta xuất ngoại lo mang đủ thứ khác về....

Last Edit: 10 years 7 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

Nhớ mãi hình ảnh Người. 10 years 7 months ago #49268

img137.jpg
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49254

Duy An, Đức Lợi thật hay

Gửi trao cảm xúc, phơi bày tâm tư

Rõ hình ảnh, đẹp văn từ

Khơi hoài niệm vị tôn sư thuở nào
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49253

.
Xin đăng lại bài này như một nén nhang kính mến dâng lên CHA LINH HƯỚNG thân yêu của con.

TƯỞNG NHỚ ĐỨC CHA PHAO-LÔ MARIA

Email Từ Xuân Lộc

TO This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Xuân lộc 17/5/2007

Hiệp thân mến,

Thế là Đức Cha PHAO-LÔ MARIA NGUYỄN MINH NHẬT đã về với Chúa được đúng 4 tháng. Hôm qua xem lại cuốn album cũ hồi ở chủng viện, mình thấy nhớ Đức Cha vô cùng. Bây giờ anh em mình cùng nhau ôn lại những kỷ niệm thân thương của Ngài, Hiệp nhé!


img041_2013-09-10.jpg

Cuối năm lớp 5, bọn mình thi đậu vào chủng viện.Ngày 3/ 8 / 1968 chúng mình xách vali vào chủng viện Phước lâm. Lần đầu tiên xa nhà, mình nhớ nhà kinh khủng. Cứ đi ngủ là khóc, có đêm khóc ướt cả gối ( mới 12 tuổi mà !). Có điều kỳ lạ là không bao giờ mình xin về, vì chủng viện có nhiều điều hấp dẫn mình lắm, nhất là vì một người. Mình sẽ bật mí cho Hiệp biết đó là ai.

Hai cha ảnh hưởng đến tụi mình nhiều nhất là cha Giám đốc Phạm Đình Nhu và cha Linh hướng Nguyễn Minh Nhật. Cha Giám Đốc như một người cha trong gia đình, tận tuỵ lo lắng quán xuyến mọi việc, từ miếng ăn, giấc ngủ, cho đến việc học hành, giáo dục, nói chung là đối nội lẫn đối ngoại. Vì lo toan nhiều công việc, nên ngài có dáng vẻ nghiêm trang của một người cha trong nhà. Còn cha Linh Hướng thì y hệt một người mẹ. Dáng ngừơi dong dỏng, cử chỉ hiền từ, ánh mắt dịu dàng. Đặc biệt nhất là cái miệng_ không được đẹp lắm_ nhưng lúc nào cũng đầy vẻ quyến rũ và luôn đem lại niềm vui cho mọi người bằng nụ cười không tắt và những câu chuyện lý thú bất tận. Chẳng trách sau này làm Giám mục, Ngài chọn khẩu hiệu “ Phục vụ Chúa trong hân hoan.” Thành ngữ “ Mau mồm mau miệng” thật đúng với Ngài. Học trò gặp thầy, chưa kịp chào, Ngài đã mau mắn hỏi thăm lia lịa : “Sao ông Loi, dạo này khoẻ không? Bài thi làm khá chứ? Tết này có về ăn tết với cha cố Hoà không?” Một buổi chiều, mình đang chạy chơi ngoài sân, Ngài ra chặn lại “ Ơ chú này, suốt ngày hôm nay cha tìm chú để mừng bổn mạng, bây giờ mới gặp”. Ngài siết chặt tay mình, chúc mừng nồng nhiệt.( Cả lớp có một mình mình mang tên thánh Phan-xi-cô mà ngài cũng nhớ). Chủng viện có mấy trăm chủng sinh, Ngài nhớ từng đứa, từ tên thánh, tên họ, tên gọi, nhớ cả tên riêng, sở thích, sở đoản, cha bảo trợ, cha xứ …Mình rất thích thú nghe cha Linh hướng gọi bọn mình bằng những biệt danh ngộ nghĩnh, dễ thương như Cà-ri-nị (cha Nguyễn Duy), Sư công Ngố ( cha Ngô công Sứ ), Cụ Lý( cha Triết),Vinh lùn (cha Vinh),Anh Vọi ( cha Thảo ) ,Dũng Chảo Ba, Bình Chầy, Sơn chuông (cha Sơn),Tân Sờ, Tuyết Hầy, Thông Hợi, Thông Cà Tò, Bà già ( cha Huấn), Hiệp láu (cha Hiệp), Hiệp tàu, thánh Loi, Quang đen, Cư tròn, Học mập, Linh mập…Ấn tượng nhất là những buổi đi dạo sau giờ cơm tối. Hàng chục, có khi hàng trăm học trò bu lấy Ngài. Tốp đi sau, hai tốp kè hai bên, còn tốp phía trước đi giật lùi để được nghe và nói chuyện với Ngài hoặc đơn giản chỉ là nhìn thấy Ngài(vì những đứa ở xa đâu có nghe thấy gì). Đứa nắm tay, đứa bá vai, có đứa thò tay vào mò mẫm trong túi áo túi quần Ngài, thân tình như người bạn, như cha con, như ông cháu. Nếu phải dùng một từ để tả tài giáo dục của Ngài, chắc chắn mình chọn chữ “HẢO”. Hiệp ơi, giờ tụi mình là cha trong gia đình, có ai năng gặp gỡ, tâm sự thân mật với con cái như cha Linh hướng của mình không nhỉ?

Về tài giảng thuyết của cha Linh hướng, chỉ có thể đánh giá bằng một chữ “TUYỆT”. Giảng cho nhóm nhỏ như tụi mình, Ngài nói rất nhẹ nhàng như nói chuyện, như tâm tình. Ngài hay kể chuyện bên Tây, chuyện ngoài Bắc, chuyện đời xưa, chuyện đời nay , kể cả chuyện tiếu lâm, tất cả đều xoáy sâu vào đề tài, rõ ràng và đầy thuyết phục. Mỗi năm, cha Giám Đốc mời một cha đến giảng cấm phòng cho bọn mình, nhưng không có vị nào giảng hay như cha Linh Hướng. “Cây nhà lá vườn” thế mà ngon. Sau này làm Giám Mục, Ngài phát huy năng khiếu. Phải dùng từ “ hùng biện” mới diễn tả hết. Giọng sang sảng, không cần giấy tờ gì cả, cứ thao thao bất tuyệt hàng giờ, nghe không chán tai. Tài năng là do Chúa ban, một phần do luyện tập, nhưng sâu xa hơn cả là do lòng đạo đức. Có đầy trong lòng mới tràn ra ngoài. Sau lễ An táng, mình có hỏi cảm tưởng một số cha, tất cả đều đồng ý: Ngài rất thánh thiện.

Những ai đã từng tiếp xúc, dâng lễ với Ngài, hoặc thấy Ngài quỳ chầu Thánh Thể sẽ cảm nhận phần nào tâm hồn đạo đức đó. Chính Đức Cha Đaminh Nguyễn văn Lãng đã từng ví: “ĐỨC CHA PHAOLÔ MARIA là cột thu lôi của giáo phận Xuân lộc.” Lòng đạo đức của Ngài không phải là chiếc bình quý trưng trong tủ kính, hay như lòng đạo đức của các thầy khổ tu trong dòng kín, nhưng là lòng nhiệt thành sả thân hết mình cho Giáo hội. Nếu không có lòng đạo đức nhiệt thành đó , Ngài sẽ đi nghỉ hè tại Đà-lạt, Nha trang, hay Canada, sau một năm vất vả trong chủng viện, dại gì lại khăn gói về tu hội Tông Đồ Nhỏ, lo tổ chức hết cuộc hội thảo này đến tuần tĩnh tâm kia, lo cái ăn chỗ ở cho hàng trăm linh mục và chủng sinh. Nếu không có lòng đạo đức nhiệt thành, sau ngày 30/4/1975, Ngài sẽ xin nghỉ hưu hoặc coi một xứ đạo nho nhỏ cho đỡ cực thân, nhưng lại về tu hội Tông Đồ Nhỏ, tiếp tục đào tạo lớp linh mục tương lai trong tình hình khó khăn tư bề. Nếu không có lòng đạo đức nhiệt thành, Ngài sẽ chẳng nhận chức Giám Mục giữa giai đoạn khó khăn nhất của Giáo hội VN.

“ĐỨC GM PHAOLÔ MARIA NGUYỄN MINH NHẬT vừa từ trần. Một nhân vật lớn của GH Công giáo VN không còn nữa.”

Báo Công giáo và dân tộc đưa tin như thế. Còn Đức Hồng y bộ trưởng thánh bộ Truyền giáo gửi điện phân ưu: “Ngài đã xuất sắc thi hành chức Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN…” Vì vậy, ta có thể bạo dạn đánh giá tài lãnh đạo của Ngài bằng một chữ “SIÊU.”

Trông coi một giáo phận đông dân nhất nước, cộng thêm trọng trách Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN suốt hai nhiệm kỳ và cố vấn bộ Truyền giáo, đặc biệt là muôn vàn khó khăn (lại khó khăn) của thời thế, tất cả những gánh nặng đó cùng đè lên vai Ngài. Năm 1995 Ngài bị gục ngã (tai biến) lần thứ nhất. Sau nhiều ngày chiến đấu với bệnh tật, Ngài gượng dậy tiếp tục vác Thánh giá Chúa trao. Cùng thời gian đó, cặp chân chạy rảo khắp giáo phận bị chứng giãn tĩnh mạch, đi lại rất đau đớn, khó khăn…Ngày 11-11-2004 Ngài mới được Toà thánh cho phép nghỉ hưu. Tưởng rằng sẽ được nghỉ ngơi, nào ngờ, đêm 24/11/2004, Ngài bị tai biến lần thứ hai và nằm liệt suốt hai năm, hai tháng, 24 ngày.12g30 ngày 17/1/2007, Chuá gọi Ngài về, để lại tiếc thương cho hàng triệu người thuộc hai giáo phận Xuân lộc và Bà-rịa sau 81 năm cuộc đời, 55 năm linh mục và 32 năm giám mục. Ngài như con tằm suốt một đời nhả tơ, chắt lọc những sợi tơ óng mượt nhất để dệt nên tấm áo lụa xinh đẹp cho giáo phận. Còn Ngài, sau khi nhả hết tơ, âm thầm vùi thân trong lòng đất lạnh…Tất cả ý nguyện của Ngài dành cho giáo phận đều thành hiện thực :phân chia giáo phận, được phép lập đại chủng viện, xin được Giám mục kế vị. Chỉ một ý nguyện cho riêng Ngài là không thành : về nghỉ ngơi tại Tông Đồ Nhỏ.

Nhớ ơn Ngài , Giáo phận đã tổ chức lễ tang hết sức long trọng. Trong suốt 6 ngày đại tang, toàn thể giáo phận chìm ngập trong màu tím đau thương. Thánh lễ An táng gồm 14 Giám mục, hơn 640 linh mục, hàng ngàn tu sĩ, chủng sinh, và hàng chục ngàn giáo dân từ khắp nơi đổ về. Cảm động nhất là lời vĩnh biệt của Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh trước linh cữu Đức cha cố. Đức cha Đaminh nghẹn ngào rơi lệ thật lâu, khó khăn lắm mới nói được lời cuối cùng với người Cha thân yêu.

Nếu phải dùng một từ để cô đọng cuộc đời ĐC PHAO-LÔ MARIA, mình không ngần ngại chọn chữ “ THÁNH”. Năm 2005 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2 qua đời, mình thấy có hương vị THÁNH tràn ngập khắp Giáo hội. Năm nay, mình cũng cảm thấy hương vị THÁNH đang bao trùm khắp giáo phận Xuân lộc…Từ trời cao, xin Ngài cầu nguyện cho chúng con…

Hiệp ơi, Thư dài quá rồi. Cho mình gửi lời thăm bà xã và các cháu nhé. Chúc sức khoẻ, bình an và hạnh phúc trong Chúa Kitô. Hẹn ngày Hiệp về thăm quê hương, chúng mình sẽ về Xuân Lộc kính viếng Đức Cha thân yêu.

Chào thân ái
MAI NGUYÊN VŨ

Last Edit: 10 years 7 months ago by Hùng 31.
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49252


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE
Phan Khắc Lý (Lớp Út Đaminh) wrote:
Bác cho Đức cha linh hướng trở bệnh nặng và mất đi hơi sớm trong ký sự. Em đề nghị nếu có thể được, bác dành nguyên một phần sắp tới trong ký sự với chủ đề nói về Đức cha linh hướng kính yêu, với bao kỷ niệm và tâm tình thân thương với Ngài.

Miệt mài theo dõi bài ký sự của Cụ Tân và những tâm tình chia sẻ của ACE, tôi bồi hồi xúc động và nhớ về Cha Linh Hướng thật nhiều... Mặc đầu tôi đã chia sẻ bài viết về Ngài ngay khi nhận được tin Ngài đã về nhà Cha, nhưng hôm nay, trong bối cảnh này, tôi xin được một lần nữa gởi đến mọi người một bài viết cũ sau một đêm tràn trọc mất ngủ và nhớ thật nhiều những kỷ niệm cũ...


Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật

Cha Linh Hướng - Người Mẹ Hiền Của Tôi



Tôi bồi hồi xúc động thật lâu sau khi nhận được Email của một người bạn học cũ từ Việt Nam gởi qua báo tin Đức Cha Phaolô đã được Chúa gọi về... Tôi thầm thì đọc một kinh kính mừng, không phải để cầu nguyện cho Đức Cha, nhưng là để xin ngài tiếp tục "đồng hành" và dạy dỗ tôi như những ngày còn tại thế. Tôi viết lại những dòng này trong nức nở nghẹn ngào...

Tôi là "con chiên lạc". Tôi là "đứa con hoang đàng". Tôi là người đầu tiên được Đức Cha Phaolô ban Bí Tích Xức Dầu từ hơn 30 năm về trước tại Tu Hội Tông Đồ Nhỏ vì từ ngày thụ phong linh mục, đi du học và trở về làm linh hướng trong các chủng viện cho tới lúc làm Giám Mục, ngài chưa bao giờ phải "đi kẻ liệt". Tôi là một đứa bé học giỏi nhưng kiêu căng và "nghịch ngầm". Chính ngài đã chỉ cho tôi biết cái hay cái dở của mình, và như một người mẹ hiền, ngài đã kiên trì uốn nắn và hướng dẫn tôi từ khi "chập chững tập đi" cho tới lúc cao bay xa chạy giữa chợ đời. Tôi chỉ mới bắt đầu "nghĩ" về Đức Cha như một người "mẹ hiền" từ mấy tháng nay, sau khi gặp lại cha cố Gioan Phạm Đình Nhu là cựu giám đốc Tiểu Chủng Viện Xuân Lộc nhân dịp ngài ghé thăm vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Hôm đó cha cố Nhu đã nhắc đến vai trò làm "cha" của ngài trong cương vị giám đốc, và cha linh hướng chính là "người mẹ hiền" trong gia đình Tiểu Chủng Viện. Càng suy nghĩ, tôi càng cảm nhận được "tình mẫu tử" Đức Cha Phaolô đã dành cho cá nhân tôi và rất nhiều cha, thầy, cựu chủng sinh và giáo dân Giáo Phận Xuân Lộc.

Những năm ở Tiểu Chủng Viện, mỗi tuần hai lần, chúng tôi được phân công viết bài nguyện ngắm và cám ơn sau khi rước lễ, nộp cho cha linh hướng duyệt rồi đọc lớn trong nhà nguyện để hướng dẫn mọi người. Có một lần tôi viết bài cám ơn sau rước lễ "rất tình cảm" nên ngay sau thánh lễ, cha giám đốc bắt các chú ngồi lại để "ban huấn từ" rằng không được viết những lời "uỷ mị, ướt át, tình cảm cá nhân" khi hướng dẫn nguyện ngắm và cám ơn sau khi rước lễ. Tôi bị la trước mặt ban giám đốc và mấy trăm chú chủng sinh nên buồn lắm; nhất là trong giờ ăn sáng, đám bạn cùng lớp còn ngâm nga "rằng hay thì thật là hay, nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!" Sau đó tôi đi tìm cha linh hướng để "bắt đền". Vừa thấy tôi "hầm hầm" bước vào phòng, ngài mỉm cười nhỏ nhẹ: "Cha xin lỗi. Cha thấy những bài trước con viết rất được nên mấy hôm nay bận quá, cha không duyệt..." Tôi run sợ và khó chịu khi nghe những lời giáo huấn của cha giám đốc, nhưng đã hoàn toàn cảm phục vì ánh mắt và nụ cười của cha linh hướng.

Biết rõ tôi thuộc loại nóng tính và hay tranh cãi với bạn bè, ngài đã hướng dẫn và tập cho tôi một thói quen là phải thầm thì đọc một kinh kính mừng, hay ít là câu "kính mừng Maria" trước khi gây sự. Tuổi trẻ háo thắng nên hầu như lần nào tôi cũng cãi nhau xong rồi mới nhớ lời cha linh hướng dạy. Những lúc nghe tôi kể lại sự việc "đã rồi", ngài nhẫn nại khuyến khích "trễ còn hơn không, con cứ tập mãi sẽ thành nhân đức." Suốt mấy năm trong Tiểu Chủng Viện và sau này ở Tu Hội Tông Đồ Nhỏ, thỉnh thoảng ngài vẫn hỏi tôi có còn nhớ đọc kinh kính mừng để hãm dẹp tính nóng giận hay không; và nhờ đó, tôi tập được thói quen đọc kinh kính mừng bất cứ khi gặp chuyện vui hay buồn trong cuộc sống. Tôi không còn đi tu nữa nhưng thói quen đó đã giúp tôi cư xử nhã nhặn hơn với vợ con và những người chung quanh rất nhiều.

Sau năm 1975, lớp chúng tôi được về chung sống với ngài tại Tu Hội Tông Đồ Nhỏ, vừa tiếp tục tu học vừa làm rẫy làm ruộng nuôi nhau. Lúc bấy giờ ngài đã được tấn phong làm giám mục phó Xuân Lộc nhưng vẫn ở với anh em chúng tôi chứ chưa chuyển qua Tòa Giám Mục. Một vụ mùa, đám lúa mới cấy của chúng tôi bị cua cắn rồi sâu rầy tàn phá rất thê thảm; ngoài việc đi xin mạ cấy lại, xịt thuốc trừ sâu rầy, anh em cũng xin Đức Cha thêm lời cầu nguyện... Lúc đó tôi là "trưởng toán ruộng" nên một buổi sáng ngài gọi tôi vào nhà nguyện nói nhỏ: "Con mang theo bình nước phép vào ruộng, vừa đi chung quanh bờ vẩy nước phép, vừa đọc kinh kính mừng..." Nhìn nét mặt nghiêm trang của ngài, tôi biết chắc ngài phó thác tin tưởng hoàn toàn nên niềm tin của tôi cũng được củng cố rất nhiều.

Vì hoàn cảnh đặc biệt, tôi được Đức Cha cho đi học triết trước những anh em cùng lớp. Sau khóa học đầu tiên, khi biết tin tôi được xếp hạng đầu lớp, ngài gặp tôi nhắc nhở: "Cha biết con là người học giỏi, nhưng đừng vì thế mà kiêu căng. Con hãy nhớ câu nói của thánh quan thầy của con là Gioan Tiền Hô: Người phải lớn lên còn con phải nhỏ lại..." Cũng chính ngài đã gợi ý cho tôi mừng lễ bổn mạng vào ngày 29 tháng 8 hằng năm, là ngày lễ nhớ thánh Gioan Tẩy Giả bị chém đầu thay vì ngày Sinh Nhật 24 tháng 6 là ngày Lễ Trọng, để nhắc nhớ mình về ý nghĩa cuộc đời của người "sứ giả".

Tôi đã ra nước ngoài và đã lập gia đình. Suốt những năm dài xa quê hương, bất cứ lúc nào tôi gởi thơ thăm hỏi, ngài cũng tìm cơ hội thuận tiện để hồi âm, và thơ nào ngài cũng nhẹ nhàng khuyên nhủ tôi đừng quên đi những tháng ngày được huấn luyện trong Chủng Viện / Tu Hội và phải noi gương thánh quan thầy để làm "sứ giả" giữa đời. Lần đầu tiên trở về Việt Nam vào dịp đầu năm 1998, tôi được hân hạnh cùng "ăn tết" với Đức Cha một ngày. Tôi vẫn nhớ mãi lời ngài nói lúc chia tay: "Khi biết tin con ra đời và lập gia đình, cha cũng tiếc lắm, nhưng cha tin rằng con sẽ sống xứng đáng với ơn gọi của mình."

Cuối năm 2002, tôi gặp lại Đức Cha tại nhà xứ Long Kiên vào buổi tối trước hôm lễ tạ ơn kỷ niệm 10 năm thụ phong linh mục của 7 cha đầu tiên thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (chịu chức vào ngày 17 tháng 12 năm 1992), trong đó có cha Quỳnh là nghĩa tử của ngài. Sau khi các cha các thầy "rút lui" xuống nhà, tôi ngại ngùng xin phép cáo từ để Đức Cha nghỉ, nhưng ngài bảo:

- Các cha ít có dịp gặp nhau nên để họ tâm tình cho thỏa thích, nhất là cha Năng mới du học Rôma về, cha Bộ mới đi Mỹ chơi mấy tháng, chắc có nhiều chuyện "bù khú". Cha không mệt đâu. Con ngồi đây nói chuyện bên Mỹ cho cha nghe một lát. Cha nghe nói bây giờ con làm lớn lắm, có còn nhớ câu "tâm niệm" của thánh quan thầy nữa không?

- Dạ... Thỉnh thoảng con cũng nhớ ạ.

- Cha nghe mấy cha kể chuyện ghé nhà con chơi ở Mỹ, kể về sinh hoạt gia đình con và giáo xứ Việt Nam bên đó... Cha mừng. Cháu gái đầu của con vẫn nói và hát tiếng Việt giỏi như năm nào chứ?

- Dạ.

- Con phải biết ơn vợ con đã hy sinh ở nhà dạy dỗ tiếng Việt cho các cháu. Cha vẫn nhớ con bé hát bài "Cầu Cho Cha Mẹ" rất cảm động.

Đức Cha còn hỏi tôi nhiều chuyện về cuộc sống ở xứ người và rất vui khi nghe tôi nói rằng mỗi tối trước khi đi ngủ tôi vẫn không quên hình ảnh những buổi tối ở Tu Hội Tông Đồ Nhỏ, sau giờ kinh tối, chúng tôi quỳ quây quần trước cung thánh, bên tượng Đức Mẹ cùng hát "Kìa ai dong duổi đường gió bụi..." trong lúc Đức Cha đi chung quanh đặt tay lên đầu chúc lành cho từng người trước khi đi ngủ.

Trọng kính Đức Cha:

Đã hơn 4 năm qua rồi kể từ bữa tối 16 tháng 12 năm 2002 tại nhà xứ Long Kiên... Con không ngờ hôm đó chính là "bữa tiệc ly" giữa Đức Cha và "đứa con lạc đàn" này. Hai năm sau Đức Cha đã "ngã quỵ" trước cơn bệnh ngặt nghèo, và sau hơn 2 năm mòn mỏi đợi chờ trên giường bệnh, Đức Cha đã hoàn tất cuộc hành trình "Về Nhà Cha". Mặc dầu con đã sống xa Đức Cha gần 30 năm nay, nhưng lúc nào con cũng nhớ canh cánh bên lòng những lời dạy bảo của Đức Cha, và giờ này con cảm thấy trống vắng thật nhiều vì sự "ra đi" của Đức Cha. Nguyện xin Thiên Chúa và Mẹ Maria tiếp đón linh hồn Đức Cha trên nước trời sau một đời "Phục Vụ Chúa Trong Hân Hoan", và xin Đức Cha tiếp tục "đồng hành" và dạy dỗ con trong quãng đời còn lại để luôn luôn sống xứng đáng là người con được Đức Cha làm "linh hướng".

Vĩnh biệt Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, người cha linh hướng, người "mẹ hiền" của con.

Nguyễn Duy-An (Tuyết Hầy - Lớp Piô X)
January 25, 2007

“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 10 years 7 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49251

Thật sự đây là một diễn đàn, một công đường ảo. Nơi đây, bao anh chị em, bạn bè thân hữu xúm lại trò chuyện chia sẻ tâm tình với nhau. Trong bất cứ câu chuyện nào cũng có những đùa vui, những khác biệt để có sự giải trí và thăng hoa do lợi điểm của tập thể mang lại. Chúng ta không nên ngại diễn tả khác biệt nhưng luôn cần kèm theo sự quí mến và tôn trọng dành cho người khác. Cám ơn quí anh chị em có những cảm tình và lòng tốt với bài hồi ký. Chính những đóng góp, tâm tình, và ý kiến của độc giả sẽ mở rộng đường cho người viết. Cám ơn Xuân Dung, Dom Cư, Minh Khanh và Khắc Lý! Rất thân ái đón nhận ý kiến và phản hồi của các bạn!
Last Edit: 10 years 7 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49250

Trước hết em thành thật xin lỗi chị Xuân Dung, dù thật sự đã vô tình làm phật ý của chị. Khi viết những dòng chữ đầu tiên, trong thâm tâm của em chỉ là một câu đùa vui, không hề có ý nghĩ xỏ xiên hay chỉ trích. Khi biết vô tình đã làm chị không vui, thật sự làm em ái ngại quá. Nếu phải chi sống gần nơi anh chị thì chắc chắn em sẽ sang thăm và trò chuyện nhiều để anh chị và em có thể thông cảm và hiểu nhau hơn. Dù chưa một lần gặp mặt nhưng em rất cảm kích sự nhiệt tình, hăng say đóng góp của chị trên diễn đàn. Các chị thật sự là những bông hoa hiếm quý của diễn đàn. Em lúc nào cũng hy vọng sự can đảm hy sinh đóng góp tiên phong của các chị sẽ là khởi đầu cho các chị khác và làm cho diễn đàn thêm đa dạng.

Rất mong nỗi buồn giận của chị Xuân Dung hôm nay chỉ là một cơn gió thoảng và đôi khi diễn đàn TCV cần những cơn gió ấy để mỗi ngày phong phú, thơm tho và tươi mát hơn.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X), Trần Văn Tân, Xuân-Dung

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 7 months ago #49247

Kính thưa Cụ Tân và Quý chư vị nhà Phaolo-XL kính mến,

Nói là sốt ruột chỉ là nói lên sự mong mỏi, sốt sắng khi được biết thêm bất cứ điều gì về Mái nhà xưa. Chẳng qua chỉ là tình cảm sôi sục thân thương khi được nghe nói về những liên quan đến anh em nhà mình. Chứ thật ra "mưa lâu thấm dần" mới thật là "tốt đất, tốt cây, tốt quả" mà lại là cơ hội để mọi người tự nhớ lại, mỗi người một phần, một góc kỷ niệm, một miền ký ức được khơi dậy ... vô hình trung, sự kết nối càng gia tăng và lan rộng hơn. Xin Cụ Tân cứ nghĩ thật kỹ, chuốt thật đẹp những ngôn từ để dệt nên nét văn phong của nhà Phaolo trong "thiên sử ký" có một không hai này.

Mong quý chư huynh cũng khai mở những miền ký ức của mình để góp phần cho Hồi Ký thêm phần sáng tỏ, đậm đà, phong phú và thân tình. Cũng như được góp một phần nhỏ trong lịch sử gìn giữ đức tin và phát triển Hội Thánh Chúa vậy.

Nay kính
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012