Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21)

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #49156

Phần 10

CUỘC SỐNG NÔNG DÂN - SỰ BƠN CHẢI MUÔN NGHỀ


Là những thư sinh trẻ bước vào cuộc sống mới, trong hoàn cảnh XHCN quá độ và giao thời, khi nhìn lại, chúng tôi có bao cái ngỡ ngàng hụt hẫng, thiếu chuẩn bị để thích ứng. Trong không khí nóng bỏng sôi sục, cả nước lo khoác vào mình hình thức lao động cầy cuốc, kẻo mang tiếng và bị kết án là giới tiểu tư sản, giới địa chủ ăn bám bóc lột. Nhiều người di tản về vùng nông thôn ruộng đất. Ai cũng lo kiếm mua mảnh đất con con nào đó để lam làm kiếm miếng cơm thực tế trong thời kỳ đói khó vật chất. Người nào đầu óc còn chút thi vị, sẵn trong hoàn cảnh mới đổi đời và vất vả này, họ nghiệm được một tâm tình mới, một tâm tình trong bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ / Người khôn người đến chốn lao xao... hoăc có thể đồng cảm hát những lời lẽ của Lê Hựu Hà "...Tôi muốn người tìm đến thiên nhiên, tôi muốn sống như loài hoa hiền..."

Chúng tôi phấn khởi, hồ hởi mua được miếng ruộng nước ngay trong những ngày đầu tháng 6 năm 1975. Việc mua đất được anh hai phó thác cho "kỹ sư canh nông kiêm dân thổ địa KHÔNG CHUYÊN" Lâm Đình Lịch (lớp Mẹ Vô Nhiễm). Ngày đầu ra quân, Lâm Đình Lịch dẫn đầu phái đoàn tiến lên mặt trận điền địa. Anh em nai nịt cẩn thận kiểu lính mới ra trường: áo lính cho khỏi nắng rát, giầy botte de saut nhà binh, nũ tai bèo phủ kín tuổi trẻ... Khí thế ra quân hừng hực sôi sục...

Khu ruộng nước chúng tôi mới mua được rất rậm rạp cỏ và như đã bỏ hoang không canh tác lâu đời. Chúng tôi bắt đầu công việc phạt cỏ, loại cỏ dài ngang tầm vai người. Lần đầu tiên tôi biết từ ngữ "cái phạng", là một dụng cụ để phạt cỏ hoặc cắt cỏ mà người địa phương gọi là phạng cỏ. Cái phạng có một thứ liềm cắt có cán khá dài và một lưỡi sắt cứng dài nằm ở vị trí 45 độ so với thân cán cầm. Hình thù cái phạng gần giống một cái liềm lớn nhưng khác ở chỗ lưỡi phạng thẳng thay vi cong và có răng cưa như cái liềm. Khi chúng tôi vung lên, dùng sức thanh niên mới lớn quạt một đường, cây cỏ sẽ ngã gục sát rạt dưới sức mạnh của các dũng sĩ thư sinh.

Nhưng rồi, công việc không dễ chút nào. Sáng sớm chúng tôi rời nhà sau khi ăn sáng với mấy chén cơm kèm muối mè hoặc cá khô, hoặc có khi một trái trứng vịt luộc dằm nước mắm ớt. Đoạn đường khá dài đi bộ khoảng hơn một giờ đồng hồ từ nhà tới địa điểm ruộng. Tới nơi, calorie của năng lượng nạp vào buổi sáng đã bị tiêu thụ hết một nửa. Mỗi dũng sĩ ra tay "phạng" vài chục chưởng là đã thấy ê ẩm và thấm mệt. Bụng dạ còn quen thói thời tư bản, cũng bắt đầu mè nheo ngấm ngầm. Càng tiến sâu vào mặt trận, càng thấy thê lương. Nước bùn ngập có chỗ quá đầu gối. Tôi có cảm tưởng đây là cái vũng hay cái ao nhỏ hơn là ruộng. Cả đoàn quân trai tráng như vậy sau một buổi làm chỉ phạt cỏ và bốc dọn cỏ được một khoảng nhỏ. Có những đôi mắt của người nông dân chung quanh quan sát chúng tôi.

Sau một hồi làm việc tới lúc nghỉ trưa, một ông nông dân gần đó mon men lại hỏi chuyện. Ông tò mò khi thấy đám thanh niên con nhà ai mà lại quá đông, lại cùng một lứa tuổi. Điều lý thú khác theo nhận xét của họ là: thường thường các thanh niên trong khu vực, ở tầm tuổi này, khi làm việc thế nào cũng có chuyện bù khú, rồi chửi thể, rồi kéo thuốc lào sòng sọc, đùa nghịch. Ông quan sát thấy đám con trai này hiền lành, không hề to tiếng, không văng tục...chửi thề. Hỏi ra ông mới biết đấy là các chú, các thầy, và có cả cha đi làm ruộng ngày đầu tiên vi mới mua miếng ruộng này. Ông cười khằng khặc, và khúm núm đến chào anh hai (cha Châu). Sau này chúng tôi biết đó là ông trương Nhuận, người giáo dân Dốc Mơ.

Ông cười và nói với chúng tôi theo giọng thuần Dốc Mơ (giọng Bùi chu): "Nạy Chúa tôi, các cha các sày mua miếng đất này để nàm sì đúng nà để đền tội á. Họ bán được miếng ruộng này nà phải về ăn mừng to. Ruộng này chỉ có nước để xả then (thả sen) thôi á, chứ cày cấy nàm nụng gì." Lời văn tôi viết không diễn hết nổi âm điệu Bùi chu ngân nga lý thú của ông. Nếu để diễn đạt đúng mức, tôi phải dùng microphone để thâu âm làm thành MP3 audio file mới lột tả hết được. Quả thật, đúng như ông trương Nhuận nói, mảnh ruộng chúng tôi mua ở vùng đất quá trũng, nước ngập sình và sũng bùn quanh năm. Việc cày cấy quả là thách đố nặng nề. Anh hai Châu hơi ngượng và ủ rũ nói với ông:
- "chúng tôi cũng chân ướt chân ráo về đây, có biết gì đâu, mà cũng chẳng có kinh nghiệm. Thấy có người mách bán thì mua cho các thày có đất lao động kiếm sống."

Cũng may, khi tối về, nghiệm lại lời ông Nhuận nói, anh hai cho người đến nhỏ nhẹ nói lại với chủ nhân miếng ruộng để xin trả lại. May phúc, chủ đất cũng đồng ý trả tiền lại. Phúc 70 đời, chúng tôi nhận lại được "full refund". Thế là sau buổi ra quân đầu tiên, chúng tôi đã nếm mùi cơ cực và cảm nghiệm thế nào là nỗi vinh quang của lao động!

Sau này cả gia đinh ông Nhuận có một gắn bó đặc biệt với TĐN. Qua biến cố đó, chúng tôi quen thân với gia đình ông và gia đình ông trở thành ân nhân của TĐN chúng tôi. Ông và các giáo dân Dốc Mơ nhiệt tình trong các dịp cấy gặt lúa nơi cánh đồng Thánh Tâm mà chúng tôi mua được sau này. Gia đình ông có một anh con trai tướng tá khỏe mạnh lực lưỡng mà người Dốc mơ gọi là "giai vâm". Anh mang tên Bắc. Bà trương Nhuận nói với chúng tôi:

- "Nạy Chúa tôi, nhờ các sày cầu nguyện cho nó á. Nó nười biếng nắm... con khùa nó đi thưng tội mà nó ừ hứ cho qua nệ. Khi nó chịu đi nà con phải giả vờ thách cái chổi đi quét nhà sờ để seo rõi nó á."

Riêng chúng tôi thấy Bắc rất dễ thương. Anh gia nhập và là thành viên trong ban kèn đồng giáo xứ. Trên vách tường nhà ông Nhuận, có treo một cái kèn trông pét cũ để Bắc tập. Tôi thích nhạc nên tò mò hỏi Bắc và học cách bấm nốt nhạc trên trompette. Anh ta tuy là "giai vâm vạm vỡ" nhưng nói khá nhão, đặc giọng Dốc Mơ:

- "Kèn này, bấm nốt dễ nắm á, sày cứ bấm sế này nà na, nhả thuống đây nà thon" (bấm nốt dễ lắm á, thày cứ bấm thế này là (nốt) LA, nhả xuống đây là SOL). Một thứ âm điệu và giọng nói quê hương thật ngộ nghĩnh đến tuyệt vời!

Ngoài cái vẻ mộc mạc đó, người dân Dôc Mơ Gia Kiệm là những người để lại mãi trong chúng tôi niềm quí mến. Họ đầy sự chất phác nhưng đầy tình nghĩa bắt nguồn do đức tin truyền thống là đặc trưng của quí anh chị em giáo dân vùng Dốc Mơ Gia Kiệm. Càng sống những năm tháng ở TĐN, chúng tôi càng cảm nghiệm được lòng thương và sự giúp đỡ nhiệt tình của các giáo dân trong vùng. Khi viết những dòng này, tôi thực sự ghi khắc và trân trọng ơn nghĩa của họ. Tôi còn hình dung được những khuôn mặt gần 40 năm về trước đã từng lăn lộn giúp chúng tôi sống còn trong những ngày sống tại TĐN. Đặc biệt là những giáo dân của Dốc mơ, Gia Yên, Kim thượng, và Bạch lâm.

Phần đông, họ cũng nghèo như chúng tôi. Các giáo dân đó chỉ có thể chia sẻ cho chúng tôi lòng nhiệt tình và giúp công sức làm việc trong những sinh hoạt đồng áng. Tôi vẫn nhớ, và có thể kể đại loại một số tên của họ. Ở Kim thượng có cô Đậu, cô Vóc, cô Huê, ông bà thơ Yến. Ở Gia Yên có cô Cúc, cô Ngành, cô Yên, cô Nhì, chị Thu.. Ở Dốc mơ có gia đình ông trương Nhuận, bà quản Kha...Bạch lâm có gia đình ông cố Tứ ở sát bên TĐN, gia đình ông (cố) Đông... Họ là những người nòng cốt. Mỗi khi vào ngày mùa đại thể như cấy gặt, họ đều vận động thêm nhiều người khác đi giúp. Bằng đức tin, họ thực sự cảm thương các thày còn trẻ nhưng vất vả vì phải vừa học vừa làm để tự lực kiếm sống. Ơn gọi chúng tôi phần nào được tăng thêm nghị lức nhờ tình nghĩa và giúp đỡ của họ.

Suốt thời gian sống tại TĐN, chúng tôi đã bắt tay làm rất nhiều nghề và công việc. Sống ở vùng nông thôn, việc ruộng rẫy vẫn là chính. Ngoài ra chúng tôi đã từng trồng rau tươi bán. Chăn nuôi heo thịt có lúc tới gân 40 chục con. Trộn và pha chế thức ăn dành cho heo, theo công thức để heo mau lớn để bán cho người chăn nuôi. Chà xay củ dong chóc và làm bột dong bán khô hay bán ướt. Nuôi rất nhiều thỏ chuồng để bán thịt. Trồng dưa hấu trong nhiều mùa tết và đem bán tới tận Bình giả. Tiếc rằng làn bán dưa hấu ở Bình giả được anh em gọi bông đùa là một "chiến dịch sa lầy"...! Do trù tính không thấu đáo, nên chiến dịch không mang lại kết quả mong muốn, mà còn ngược lại... Một số anh em khác đã trở thành những chuyên viên nuôi ong mật. Riêng tôi mở lớp dạy nhạc dạy đàn piano cho các em trong vùng.

Có một giai thoại về kỷ niệm nuôi heo. Được sự khuyến khích hỗ trợ của một số thân hữu ở vùng Tân Mai Tam Hiệp, đăc biệt là gia đình ông bà Khoát, chúng tôi sửa lại chuồng trại và nuôi một bày heo đông đảo, gồm cả heo nái và heo thịt. Một ngày kia, con heo nái đầu tiên đẻ. Có tới hơn muời ngừoi hào hứng kéo xuống khu chuồng heo để xem heo đẻ. Không hiểu heo mẹ hôm đó giở chứng khác thường hay sao mà không nằm yên để đẻ như những con heo khác. Nàng heo sề cứ đi rông không chịu nằm yên và lâu lâu lại phọt ra một chú heo con. Sợ heo baby bị bươu đầu sứt trán, thầy Nguyễn Văn Bộ (cha phụ trách Bãi Dâu bây giờ) lúc đó cứ phải cầm cái rổ đi theo sau mông heo để đón hứng heo baby khi heo mẹ nổi cơn bất tử phọt heo baby ra. Con heo mẹ cáu tiết càng chạy rông, và gầm gừ như phản đối vì nhiều người xem nàng, và có người cứ đi theo. Có anh em bàn rằng tại vì đông người xem, nên heo mẹ cũng như người, cảm thấy bực bội hoặc mắc cở nên không thoải mái nằm yên một chỗ để đẻ. Thực tế, đám thư sinh chúng tôi đã có bao giờ đỡ đẻ cho heo đâu! Ai cũng lo phát huy sáng kiến kỹ thuật đỡ heo đẻ theo ý mình. Với nhiều người đây là lần đầu tiên xem heo đẻ, các khán giả cứ mãi trung thành hứng thú không muốn rời hiện trường. Trong số các khán giả, có cả ĐC Phao lô của chúng tôi. Thực ra, ngài luôn gần gũi khích lệ tinh thần làm việc của anh anh em. Nhưng lần đó, phải nói rằng chính ngài enjoy việc xem heo mẹ đẻ đứng, đẻ rông, có một không hai trong đời ngài.


(Tới đây câu truyện đã đi được 10 phần, xin cám ơn sự chiếu cố quí hóa của đôc giả! Còn tiếp...)
Last Edit: 10 years 8 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #49147

.

Qủa thật hồi đó anh em mình tu học tại Xuân Lộc, cứ tưởng chỉ có mình bị khốn khó, không hay biết gì về những chuyện “thâm cung bí sử” tại TĐN. Nay nghe cha Tân kể mới biết.
Vài lần mình về Gia Kiệm, ghé thăm cha LH, ngài chỉ than rằng nhớ Long Khánh, thích ở Long Khánh hơn vì Gia Kiệm nóng hơn Long Khánh. Ai ngờ đâu cái nóng ở Gia Kiệm đâu chỉ là khí hậu của thiên nhiên nhưng còn do con người gây nên, nóng rực như lửa đốt...
Last Edit: 10 years 8 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X), Xuân-Dung

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #49134

Cha Tân 'chính hiệu con nai vàng' wrote:
Gửi chị Mai Huơng - MBT của Hùng 35
Lại một bông hồng chốn hiếm hoi
Lặng xem, len lén, không hồi còi
Bữa nay trời thổi cơn giông lạ
Quay tít thanh kìu, cạnh chú voi

Chào nhau với những lời thân thương
Chị Hai bấy lâu chắc ngại ngùng
Mai đây sẽ nghe thêm tiếng nàng
Hương kia làm xao xuyến anh Hùng.

VHK - a “Cha Tân” wannabe
Last Edit: 10 years 8 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #49119

Bất kỳ một QG nào khi có chiến sự, việc phòng chống ngoại xâm là đương nhiên.
Nhưng còn sau chiến tranh thì sao ?
Phải hàn gắn chiến tranh, phải xây dựng đất nước.
Vậy lấy gì để xây dựng ?

Part of the message is hidden for the guests. Please log in or register to see it.
Last Edit: 8 years 8 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung, Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện), Đỗ Thanh

Re: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #49117

Xuân-Dung wrote:
(bức hình Bác CuDom mặc áo dòng ngồi đánh trống) trông mặt Bác lúc đó giống dân "xã hội đen", ý em muốn nói sao Bác làm mặt nghiêm và "lạnh" qúa vậy? [/color][/b][/size]
Lễ Đêm Noel 78 thì phải .
Chơi nhạc đạo thì "xã hội đen".
Nhạc rậm rực thì "xã hội đỏ".
Gửi lời thăm chúc sức khỏe Thầy & bu .
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #49112

Gửi chị Mai Huơng - MBT của Hùng 35

Welcome chị Huơng vào diễn đàn cách công khai: biết đánh vòng "thank you" và biết vỗ tay. Còn nhớ nhiều kỷ niệm quí hóa với các anh chị tại Seattle dịp tháng 5 vừa qua. Mong chị có những giờ phút vui vẻ với quí anh chị em trên diễn đàn như căn nhà của mọi nguời. Lần đầu là vậy, lần sau chị phải nói lên vài lời nhé! Nhìn Avatar cứ tuởng candidate hoa hậu phu nhân nào chứ! Welcome, welcome, welcome!!! Trong này đã có 3 bông hồng, giờ lại thêm một bông nữa...Thật là đại hỉ!

Lại một bông hồng chốn hiếm hoi

Lặng xem, len lén, không hồi còi

Bữa nay, trời thổi cơn giông lạ

Quay tít thanh kìu, cạnh chú voi
Last Edit: 10 years 8 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

Re: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #49111


  • Posts:633 Thank you received: 966
  • Thương một đời hai chữ Việt Nam thôi: Đăng Trình!
  • Xuân-Dung's Avatar
  • Xuân-Dung
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Đỗ Văn Cư wrote:


Lần trước Bác cho nghe bài Biển Cạn, tính hỏi lại Bác do ca sĩ nào trình bày, xong lại thôi, không dám hỏi, lần này nghe Mạnh Cường hát, thấy thương cháu qúa, đúng là thiên tài, chất giọng rất đàn ông, trầm, ấm và buồn nữa. Hoà hợp chất giọng của mẹ + tài nghệ của cha (bức hình Bác CuDom mặc áo dòng ngồi đánh trống) trông mặt Bác lúc đó giống dân "xã hội đen", ý em muốn nói sao Bác làm mặt nghiêm và "lạnh" qúa vậy?
TH's + [Thánh Giá của Tuyết Hầy]
Tuyết Hầy - Lớp PioX - SDB 194
Last Edit: 10 years 8 months ago by Xuân-Dung.
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #49109

:thankyou :respect
Mai Hương (35-Tôma)
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #49101

Phần 9

NẠN NHÂN THỨ HAI


Nếu quí độc giả quan sát để ý, chủ đề phần số 4 là: Nhà có ma, nhân vật đầu tiên bị bắt cóc. Nếu đã có nhân vật đầu tiên, theo suy đóan, hẳn phải có nhân vật thứ hai. Và đây là truyện của nhân vật thứ hai bị khủng bố trong đêm tại TĐN.

Đa số anh em lớp Pio X và các anh em khác tụ về tu hội TĐN vào ngày 26 tháng 5 năm 1975. Có vài anh em khác về chung sống muộn hơn do hòan cảnh và ngọai lệ. Đỗ Nam Trấn về sau anh em hơn một tháng và sau đó cũng có một nguời anh em từ miền Cái Sắn, là nguời thân hữu của anh ba Ng V Tiến. Anh tên là Nguyễn Văn Túc. Tôi nhớ chắc chắn tên gọi Túc, nhưng không chắc hẳn về tên họ, vì truyện đã gần 40 năm và Túc sống với chúng tôi chỉ mấy năm. Con nguời này cũng có nhiều đặc biệt đáng nhớ đến.

Xuất thân từ Cái Sắn, gia đình anh Túc làm nghề trồng, và sản xuất thuốc lào. Đã là dân sản xuất thuốc lào và ở vùng thuần Bắc kỳ di cư, nên chuyện anh hút thuốc lào là lẽ đuơng nhiên. Thời gian đầu sau biến cố 30-4-75, cuộc sống tại TĐN còn khá nề nếp rập khuôn chủng viện, từ giờ giấc tới kỷ luật. Giờ ăn, giờ ngủ, giờ cầu nguyện rất chặt chẽ. Chuyện hút thuốc lá hay thuốc lào vẫn là điểm lỗi kỷ luật, mọi nguời phải tuân giữ. Nghĩa là không ai đuợc hút thuốc, cũng giống như thời kỳ ở Chủng viện XL. Sau này tại tất cả các địa điểm tập trung các chủng sinh sau 75, vấn đề kỷ luật đều cởi mở, nới lỏng và uyển chuyển cho thích nghi với tình hình và hòan cảnh mới. Việc hút thuốc không còn là vấn đề…

Riêng Nguyễn Văn Túc khi đó được phép ngọai lệ, anh đuợc phép hút thuốc lào. Điếu cày hay bàn đèn của anh đuợc đặt bản doanh tại khu nhà bếp. Lâu lâu nhạt miệng và thấy nhớ huơng khói quê huơng, anh xuống bếp để rít một vài ngao cho đã điếu cuộc đời. Chính từ cái điếu cày ngọai lệ này, mà sau này, mấy chàng trai trẻ Pio X tập nghề và thạo nghề huơng khói. Nói về chi nhánh thuốc lào thì có Nguyễn Văn Túc đứng đầu, về chi nhánh thuốc lá có Bùi Thế Thông đi đầu. Nhạc sĩ Thế Thông là nguời đầu tiên hút thuốc lá trong số anh em.

Hồi đó chúng tôi hằng ngày đi bộ đi làm từ Bạch Lâm lên rãy mì ông trùm Đạo ở lối đi vào Lạc sơn (Thanh sơn). Lúc ban đầu TĐN chỉ có vài ba xe đạp, chỉ dùng đi chợ và để chuyên chở cơm và thức ăn cho ngừơi đi làm. Ngoài ra tất cả anh em đuợc xếp lọai lính trơn, phải đi bộ. Rãy mì mang tên rãy ông trùm Đạo, vì ông Đạo ở Thanh Sơn truớc năm 75 khai phá rất nhiều rừng rãy và sở hữu nhiều đất đai ở khu vực giữa Thanh Sơn và Lạc sơn. Ông cho chúng tôi mượn ít mẫu đất để trồng sắn mì. Anh hai của chúng tôi (cha Trần Q. Châu) khi quí mến ai hay tự phong chức trùm, truơng, hay một chức gì đó để khi gọi tên các vị đó, nghe bớt trống không, trơ trẽn. Khi hỏi kỹ ra, các vị này không hề có chức trùm hay chánh, hay cố…gì cả. Các tuớc đó đều do anh hai phong. Thí dụ trùm Đạo ở Thanh sơn, ông cố Đông, ông truơng Ất, ông trùm Huyến (bố Hùng 32) ở Bạch lâm.

Có lần trên đuờng đi Thanh Sơn làm rẫy, Thế Thông hỏi tôi có mang theo tiền không. Tôi nói có ít tiền lẻ (của miền Nam thời truớc vì lúc đó chưa đổi tiền). Thế Thông rủ tôi mua mấy điếu Capstan. Tôi lấy làm lạ anh hút thuốc từ khi nào mà tôi không biết. Khi chưa là dân thâm niên ghiền hút thuốc, bỏ tiền mua mấy điếu lẻ Capstan thời đó với giá khá cao, tôi cho là phí phạm và không chịu mua… Sau này, khi đi làm và ở lại đêm trong ruộng rẫy, hoặc ngồi tám chuyện với dân chúng làm nông, tôi cũng trở thành dân hút thuốc kỳ cựu. Khi qua Mỹ ít năm, tôi cầu nguyện xin Chúa giúp và quyết tâm bỏ thuốc "cold turkey" - thành ngữ nguời Mỹ diễn đạt việc bỏ một thói quen xấu gì đó một cách dứt khóat, không nhân nhượng, không thuơng tiếc!

Sau biến cố nguời bạn X trong truyện truớc bị bắt cóc và đầu độc bằng thứ thuốc gì đó như tôi đã kể, mọi chuyện tạm yên ắng sau một thời gian. Mặc dù TĐN vẫn áp dụng biện pháp an ninh về ban đêm nhưng có lẽ cũng nhẹ nhàng hơn. Việc gì phải đến lại xảy đến với nguời anh em thứ hai là Nguyễn văn Túc.
Không hiểu anh ra ngòai ban đêm để mò xuống phía bếp để hút thuốc lào, hay vì lý do nào khác, anh đã bị đánh gục. Cũng như nhân vật X đầu tiên, anh bị đầu độc bằng chất thuốc gì đó. Anh không bị bắt cóc mang đi nhưng cũng bị cho uống thuốc quên dĩ vãng y như nhân vật X. Các phản ứng và hiện tượng sau đó với anh cũng rập khuôn chuyện đã xảy ra với X.

Hễ anh đặt mình nằm ngủ, trong đầu anh tái diễn lại chi tiết việc anh ra ngòai và bị đập. Sự kiện lập lại rõ ràng theo chu kỳ cứ độ 3 phút một. Như đã viết truớc đây, chúng tôi vẫn áp dụng biện pháp an ninh đơn giản và tối thiểu là trong phòng có giữ ít gậy gộc hoặc dụng cụ tự vệ đơn giản nào đó họăc ở góc phòng họăc duới gầm giuờng. Khi cần thiết ra ngòai ban đêm, phải dự phòng việc bảo đảm an ninh cho chính mình bằng việc gọi nguời đi theo hoặc mang theo gậy gộc.

Chuyện xảy ra với Túc đến sau vụ X bị bắt cóc khoảng mấy tháng. Túc bị đánh và để nằm gục ban đêm ở ngòai trời khi anh ra ngòai một mình. Lúc anh em khám phá và đưa anh vào nhà, anh mê man bất tỉnh một hồi rồi mới tỉnh dậy. Khi dậy Túc cũng ngớ ngác như X, anh không nhớ gì và quên hẳn dĩ vãng vài năm gần thời điểm hiện tại lúc đó. Ai nói chuyện với anh, anh đều không biết, vì anh mới lên ở tại TĐN đuợc mấy tháng, trong khi anh đã quên dĩ vãng lùi lại vài năm. Anh kể những truyện anh ở Cái Sắn và không ý thức tại sao mình đang ở Bạch lâm, ở tại TĐN. Kiểu cách và hành vi luôn e dè, nhớn nhác, ngớ ngác.

Khi bắt đầu nằm ngủ, chu kỳ cứ 3 phút một diễn biến như sau. Anh gọi nho nhỏ “Lịch ơi, Lịch ơi, tao nghe có tiếng đờn lạ…”, rồi yên lặng khỏang 15 giây. Anh nghiêng nguời ra mép giuờng và quờ tay xuống khỏang không duới gầm giừơng độ 10 giây đồng hồ, như đang mò kiếm vật gì. Sau đó anh nằm im lặng khỏang nửa phút. Bồng sau, anh rú lên tiếng kêu lớn như đau đớn “áh…..”. Anh lại thiếp đi và im lặng. Sau đó, khỏang 2 phút, anh lại lặp lại: “Lịch ơi, Lịch ơi, tao nghe có tiếng đờn lạ…” rồi lại im lằng chút, rồi quờ tay duới gầm giừơng, rồi lại im lằng ít giây, rồi rú hét lên “ah…” Và cứ vậy tiếp diễn liên tục sự kiện như trên suốt thời gian anh nằm ngủ. Chúng tôi tạm diễn dịch và giải thích là: Đang đêm khi nghe có âm thanh tiếng đàn họăc âm thanh lạ gì đó, anh thức giấc và lắng nghe. Anh gọi ngừoi bạn tên Lịch (lớp Vô Nhiễm) bên canh. Lịch vẫn mê ngủ. Anh quờ tay xuống gầm giuờng, kiếm gậy gộc để chuẩn bị đi ra ngòai. Anh ra ngòai và rồi bị đập anh hét rú lên tiếng đau đớn….

Bởi không ngủ đuợc hoặc bị ám ảnh trong giấc ngủ, Túc cũng nhuợc đi và gầy yếu. Có điều may mắn hơn X là liều thuốc anh bị đầu độc nhẹ hơn, nên thời gian mê man khủng hỏang sau biến cố ngắn hơn truờng hợp của X. Anh phục hồi lại bình thuờng mau hơn X mặc dù ai cũng thấy anh có tiều tụy đi rõ ràng. Truờng hợp của Túc, chúng tôi không nghe nói về vấn đề kẻ hãm hại anh có giao nhiệm vụ hoặc chuyện gì…. Chắc chỉ bị đập để hù họa hay dằn mặt…

Có nhứng cái tạm gọi là bí ẩn đuợc chìm dần vào quên lãng với lịch sử của TĐN. Vào năm 1984, Đức Cha Phaolo bị ép chuyển hộ khẩu về ở bên Xuân Lộc. Cùng thời điểm đó, sáu anh em của TĐN sau khi học xong và đã sống ở TĐN đuợc 9 năm, đuợc phép chính quyền chuyển hộ khẩu đi ra giúp xứ. Một buổi tối truớc khi ĐC Phao lô về Xuân lộc, chúng tôi có bữa chia tay và sau đó có buổi tâm tình thân mật. ĐC Phao lô thời gian đó rất xúc động và tình cảm, mấy ngày đó ngài dễ chảy nuớc mắt mỗi khi nhắc đến lịch sử và nói chuyện với anh em chúng tôi. Trong lúc vui vẻ, Nguyễn Văn Lý (chính tòa Baria) hỏi ngài:” Thưa ĐC, tại TĐN, có nhiều chuyện bí ẩn, truớc khi ĐC ra đi về bên XL, xin ĐC có thể kể cho biết”. ĐC cuời mỉm cuời và quay sang phía anh hai như lấy ý kiến rồi hỏi anh hai: “mình có nên kể cho anh em không?” Anh hai xoa xoa tay dáng vẻ cung kính về phía ĐC và nói “ Thưa ĐC, thôi ạ, xin cứ để vậy…” Thế là chúng tôi tịt ngòi…. Nhiều khúc mắc bí ẩn vẫn chưa đuợc giải mã.

Nay, ĐC đã ra khỏi cuộc đời này. Chúng tôi tin ngài đã về thiên đàng. Nguồn tìm hiểu nhiều sự kiện, nhiều bí mật cũng đã khép cửa lại! Lần về thăm VN đầu tiên vào năm 2005, tôi gặp ĐC tại bệnh viện Thánh Tâm trong khu riêng của anh em dòng Gio an Thiên Chúa. Tiếc rang, lúc đó giọng nói ngài trở nên ngọng nghịu ú ớ, dù ngài rất tỉnh táo. Tôi nói gì, ngài đều nghe và hiểu hết. Ngài rất vui vẻ nhiệt tình khi gặp tôi và muốn diễn đạt thật nhiều trong đối thọai. Nhưng ngài nói tôi không thể hiểu, vì giọng ngài đã trở nên ú ớ trầm trọng (distorted voice). Chỉ riêng thày dòng phụ trách săn sóc ngài thì quen, hiểu, và dịch lại giúp tôi ngôn ngữ ú ớ lạc giọng của ngài.

Trước khi về lại Mỹ, tôi ghé lại thăm ngài lần nữa. Lần này, tôi gặp cô Xuyến, em gái út ĐC cũng từ Mỹ về, nhưng cô ở lại dài hạn để chăm sóc anh. Cô rất vui khi gặp tôi và nghe tôi tự giới thiệu. Khi sống gần ĐC tôi như một người thân, nên nghe biết hết về các người trong gia đình ĐC. Trước khi đi đến gặp ĐC, tôi ghé lại nhà xứ Tiên chu để mượn bộ xức dầu bệnh nhân của cha xứ. Khi gặp lại tôi, ĐC mừng lắm và ngài lại nhỏ nước mắt. Nhìn ĐC, tôi quá xót xa. Tôi nói với ngài: Bao năm qua, mỗi lần phone nói chuyện với ĐC, ĐC đều rủ mời con về lại thăm VN, về thăm lại TĐN, nơi ghi bao kỷ niệm, và gặp lại ĐC. Giờ phút này, con về đây gặp ĐC trong hòan cảnh quá nghẹn ngào. Con gặp ĐC trong tình huống này, con không biết nói sao. Ngày xưa ĐC giáo dục chúng con và cử hành thánh thể và các bí tích cho chúng con. Giờ đây, một số anh em chúng con đã là LM, hoặc dù không là LM cũng là những nguời tốt. ĐC đã nhìn thấy công quả giáo dục của mình. Con xin đuợc hân hạnh ban bí tích xức dầu để xin Chúa thêm sức mạnh, ơn chữa lành và ân thánh cho ĐC. ĐC rất sốt sắng nhận bí tích xức dầu bệnh nhân từ tay tôi. Đó là lần cuối cùng tôi gặp ĐC Phao lô. Requiem aeternam dona ei, Domine!
Last Edit: 10 years 8 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #49098

Cha Tân viết:

Sáng hôm 16-7-75 đó, ngài đi bằng xe honda ôm qua Xuân lộc để đuợc tấn phong và cũng trở về bằng Honda ôm ngay sau trưa, không tiệc tùng ăn mừng.

DomCu viet:
Hôm tấn phong ca đoàn chỉ có các thầy hát..chơi đờn guitar ,lúc rước lễ Cu chơi accord còn solo không biết ..hình như Phạm chính Trung...

Dịp này mình còn đang ở TGM và phụ trách việc hát xướng. Có một hôm, ĐC Lãng cho gọi mình lên gặp và bảo "Thầy về tập hát với các thầy cho lễ truyền chức." mà lại không cho biết sẽ truyền chức cho ai. Muốn biết lắm mà không dám hỏi, mà có hỏi chưa chắc ngài đã trả lời. Nếu anh em nào ở TGM thời đó thì biết, ĐC Lãng dáng đi lúc nào cũng nhìn xuống đất, đầu nghiêng về một bên, dáng trầm tư, nhìn là thấy trong đầu ngài bao nhiêu là mối lo. Thôi thì bề trên bảo thì cứ vậy mà làm, nghĩ thầm trong bụng chắc là ĐC truyền chức "chui" cho một cha hoặc thầy nào. Đến lúc đó thì thế nào cũng biết là ai, thôi không thắc mắc nữa. Lúc tập hát cũng có anh em thắc mắc hỏi là truyền chức cho ai, tuy nhiên không ai biết được câu trả lời, nên thôi không bàn tiếp nữa.

Đến ngày truyền chức, ai cũng đầy ngạc nhiên, ĐC Đaminh truyền chức GM cho cha LH Phaolo Maria Nguyễn Minh Nhật. Buổi lễ diễn ra rất đơn sơ trong nguyện đường nhỏ bên TGM, với sự chứng kiến của các cha các thầy trong gia đình TGM mà mình và một số rất nhỏ trong anh em may mắn là một chứng nhân trong ngày lễ truyền chức có tính cách lịch sử này. Đúng thật là không kèn, không trống, không hoành tráng, sau đó là giải tán, cũng không có tiệc mừng. Tuy nhiên tất cả mọi người đều hiểu trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, sự "yên lặng" tất yếu là một điều cần thiết. Cha Tân nói đúng, sau khi truyền chức ĐC Đaminh đã ôm vị Tân Giám Mục phó của mình, ngài biết chắc đã có một người để chia sẻ gánh nặng trong địa phận, và nếu có một điều gì đó xảy ra, giáo phận đã có một vị GM thừa kế. Sau này, như nhiều anh em đã biết, phía chính quyền không công nhận chức quyền GM của ngài. Trong nhiều dịp đi họp họ không cho ngài ngồi chung với các đấng GM, họ gọi ngài bằng "anh" và đã mời ngài xuống ngồi chung với các vị LM.





HỒI ĐÁP:

Kính Bác Xinh: Merci de confirmer les données, et de fournir plus d'information comme un témoin vivant -

Tan Tran
Last Edit: 8 years 8 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012