Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21)

Re: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #48934

Vũ Đức Lợi wrote:
.
Dear Xuân Rung,
Tớ sinh trong Lam, chính xác là Hội An vì thày bu ri cư vào tới miền Trung thì thày phaỉ đi lính công binh, đóng tại Hội An. Bu đẻ cu Loi ở đấy. 1958 thày mãn lính, gia đình lại ri cư vào Lam. Lúc ấy cu Loi mới 2 tuổi nhưng nó nhớ hết chuyện ngoài Bắc ngoài Trung. Riêng 2 chữ Hàng Xả ở đâu mà có phải đợi hôm lào về thăm thày sẽ hỏi cho ra nhẽ. Lúc í cu Loi chưa có trứng nên không biết gì sất.Rung cứ đợi đấy nhá!
XD và Cụ Đội, Trung là dân Ninh Bình, Phát Diệm đây... mặc dù là sinh ra ở Đà Lạt... Xứ Quảng Nạp đấy. Nhưng thực ra, lúc về Ninh Bình, thì Trung không biết một tí gì hết. Mấy họ hang chú bác, cũng chẳng biết ai... Nên gặp ai cũng coi như bà con mình vậy... Về hỏi mẹ, chỉ biết them tên mà cũng không giúp được gì nhiều.
Regards,
--
Trung
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Trần Văn Tân, Xuân-Dung

Re: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #48930

.
Dear Xuân Rung,
Tớ sinh trong Lam, chính xác là Hội An vì thày bu ri cư vào tới miền Trung thì thày phaỉ đi lính công binh, đóng tại Hội An. Bu đẻ cu Loi ở đấy. 1958 thày mãn lính, gia đình lại ri cư vào Lam. Lúc ấy cu Loi mới 2 tuổi nhưng nó nhớ hết chuyện ngoài Bắc ngoài Trung. Riêng 2 chữ Hàng Xả ở đâu mà có phải đợi hôm lào về thăm thày sẽ hỏi cho ra nhẽ. Lúc í cu Loi chưa có trứng nên không biết gì sất.Rung cứ đợi đấy nhá!
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Trần Văn Tân, Xuân-Dung

Re: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #48927

.
Cám ơn cha Tân đã cho anh em thưởng thức liền tù tì ba tập phim có lẽ hay nhất trong tập "phim bộ"
hấp dẫn này. Người lại so sánh với bộ phim Quo vadis càng làm cho câu chuyện thêm ly kỳ.
Chỉ tiếc là Quo vadis có nhân vật nữ xinh đẹp, còn bộ phim này toàn đực rựa. (Thôi phá cách, nhân vật nữ cho xuất hiện sau vậy).Dù đã nghe chính chàng X kể lại, nhưng qua ngòi bút của sử gia Trần Văn Tân,mọi người được chính người trong cuộc mô tả chi tiết và trung thực một giai đoạn đau thương của GHVN, dù đó mới chỉ là một góc nhìn nho nhỏ. Nhưng trải qua muôn vàn bão táp, GH vẫn đứng vững. Bạo chúa Nero đâu rồi? Đế chế Roma còn tồn tại không? Nhưng Giáo Hội Chúa Ki-tô vẫn còn đó và sẽ đứng vững đến muôn đời.
Last Edit: 10 years 8 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X), Trần Văn Tân, Xuân-Dung

Re: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #48926

Chuyện viết đọc "phê" hơn chuyện nghe kể. VH đã từng được nghe cha Tân kể về những tháng ngày gian khổ này của nhóm Tu Hội TĐN ở Bạch Lâm trên chuyến xuôi nam với anh Hùng 31 và hai cụ Sứ và Vinh sau ngày ĐH CCS ở Atlanta năm 2012. Cám ơn Cha Tân đã dành thì giờ ghi lại những sinh hoạt của riêng nhóm TĐN trong buổi giao thời này. VH dân "Rốc Mơ" rất gần với Tu Hội TĐN nhưng nay đọc lại hồi ký của người trong cuộc mới cảm nghiệm được những khó khăn, gian truân của những con người quyết theo đuổi chí hướng tu trì trong giai đoạn tranh tối tranh sáng của Giáo Hội VN thời đó.
Last Edit: 10 years 8 months ago by Vũ Hải (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X), Trần Văn Tân, Xuân-Dung

Re: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #48925

Phần 6
MỘT CON NGƯỜI KHÁC - TẬP HÁT BỘ LỄ CẦU HỒN


Mãi đến ngày hôm sau nữa anh em chúng tôi mới thấy bóng dáng người anh em bị bắt cóc xuất hiện. Anh làm chúng tôi ngơ ngác vì cách phản ứng nói năng như một người nào khác không còn là X chúng tôi thường gặp.

Bình thường X là một người thông minh, sắc sảo, hôm nay X như một người lạc lõng, đãng trí thậm chí ngớ ngẩn giữa chúng tôi. Cái gì với anh cũng lạ lẫm, cũng gây anh ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên và lạ lùng với mọi người mọi vật chung quanh khiến anh ứng xử như một người ngoài cuộc, khiến anh nói những câu nói rất tức cười hoặc đôi khi như một người làm hề.

Anh hai căn dặn chúng tôi cẩn thận tế nhị với X vì anh đang trải qua giai đoạn khủng hoảng và căng thẳng thần kinh. Điểm đáng nói đến là X đã mất trí nhớ trong một thời gian, một giai đoạn. Người bị mất trí vĩnh viễn là người không còn nhớ gì về dĩ vãng, không nhớ ngay cả người thân mình. X không vậy, anh chỉ quên dĩ vãng vài năm tính từ hiện tại ngược về trước. Nghĩa là anh nhớ hết anh em, gọi tên được hết mọi người trong lớp Pio X, nhớ hết mọi chuyện cho tới khoảng năm 1973, đang khi chúng tôi lúc đó đang sống năm 1975.

Bước ra ngoài, khi gặp chúng tôi mặc đồ áo lính để đi lao động, X cười và chọc ghẹo: "sao mấy thằng kiếm đâu mấy cái áo bê bối hôi hám để mặc như vậy?"... X dĩ nhiên biết hết từng anh em chúng tôi vì chúng tôi vô chủng viện với nhau từ năm 69, biết rõ về tu hội TĐN, nhưng anh ngạc nhiên và cứ thắc mắc sao đang ở chủng viện Xuân lộc mà tại sao anh lại ở chỗ tu hội lúc này, và mấy người như anh hai anh ba là ai từ đâu tới. Anh lên gặp cha linh hướng Nhật, ngài chỉ ôn tồn giải thích nhưng khi biết anh đã thực sự mất trí, ngài khéo đưa anh về nghỉ.

Anh nhìn ra ngoài đường thấy xe bộ đội chạy và hoảng lên vì sợ bởi anh hốt hoảng nói "có mấy tên VC đang đi ngoài đường". Chúng tôi giải thích thế nào cũng không thể đem X trở về trí nhớ hiện tại. Chúng tôi biết chắc chắn anh đang bị mất trí nhớ giai đoạn rồi....

Cái gì anh cũng lấy làm lạ, vì anh đang sống năm 73 hoặc trước đó, nên chỉ biết những gì trong thời gian đó ngược về trước. Có lẽ anh bực bội vì tụi tôi như những người thích chọc phá anh nên hay cười cợt anh. Thật ra chúng tôi không cười anh, nhưng những phản ứng lạ lùng của anh khi anh nói làm chúng tôi không nhịn cười được.

Vài ngày sau, X càng lúc càng tiều tụy hốc hác hơn thêm rõ ràng. Khi thức, anh lang thang đi đây đó trong nhà với dáng vẻ ngơ ngơ ngác ngác. Anh hai lệnh cho anh em nếu thấy X ra phía gần đường phải dụ đưa về phía trong kẻo anh trông thấy bộ đội hoặc xe bộ đội đi ngoài đường, anh sẽ hoảng sợ. Nên nhắc lại, trí nhớ anh chỉ dừng lại khoảng năm 73, nghĩa là chưa biết gì vì biến cố 30-4-75.

Khi anh đặt mình nằm xuống ngủ là cơn ác mộng lại bắt đầu trở về và dằn vặt. Như một cuốn phim sống, anh hành động, đóng vai nhân vật trong phim, làm cử điệu khua tay cãi vã với người đối thoại của anh. Người ngồi bên cạnh có thể ghi lại các phần tranh luận và lời đối thoại với người đã bắt anh và phỏng vấn anh, dụ dỗ anh, đe dọa anh. Phần người đối thoại của anh nói, anh vẫn nằm yên lặng, tới phần anh phát biểu tranh luận, anh lớn tiếng cãi vã hùng biện với đối phương. Qua lời đối thoại người ta biết anh đang có cuộc tranh luận và đối thoại như vậy kéo dài hàng giờ và phải xoay xở với mấy nhân vật đang thay phiên "quay" anh.

Sức khỏe X xuống tồi tệ. Từ tồi tệ xuống tới nguy ngập và kiệt quệ. Để giữ được đời sống khỏe mạnh tốt, người ta cần phải có hai ân huệ: ăn tốt và ngủ tốt. Không ăn được, ăn không thấy ngon miệng, ăn không vô, người ta sẽ mau gầy ốm, xuống sắc. Ngủ không được, hệ thần kinh sẽ bị căng thẳng và đưa đến kiệt quệ thể xác. X không ăn được hoặc không thấy ngon để ăn. Hễ nằm ngủ là ác mộng trở về và cuộc cãi vã tranh luận to tiếng lại như khúc phim sống play và replay suốt giấc ngủ.

Vài hôm sau nữa các bề trên thông báo sự suy sụp tàn tệ về sức khỏe của X. Y sĩ được gọi đến để cho ý kiến và điều trị. Thời đó cả vùng Gia Kiệm đông dân như vậy mà không có một bệnh viện. Chỉ có ít trạm xá phát thuôc vớ vẩn. Ai bệnh tật là có mấy ông ký chích, có dược thảo thiên nhiên, có thày lang mách kể kinh nghiệm lấy lá này lá kia để uống... Cuộc song nghèo mạt rệp lấy gì mà nói đến thuốc tây. Ai giữ được ít thuốc quá hạn từ chế độ trước 75, coi như của gia bảo, cất kỹ...Nếu thập tử nhất sinh thì chuyển đi bệnh viên Thánh Tâm Hố nai,hoặc Biên hòa, hoặc Sài gòn. Đa phần những cases cấp cứu đang lúc trên đường được chuyển đi, đã lịm chết. Khi người nhà tới bệnh viện cúc là lúc bệnh viện xác minh rang nạn nhân đã thực sự good-bye trần thế rồi.

Cha linh hướng và anh hai anh ba là những người trên điều hành trong nhà rối loạn không biết xử trí thế nào. Phải nói đúng ra, cha linh hướng trong lúc chao đảo, ngài lo âu trông rõ và không biết phải xử lý làm sao. Ngài có đức tin vững vàng và chú tâm phần thiêng liêng đến cầu nguyện với Chúa. Ngài họp bàn và giao cho anh hai anh ba lo các chuyện khác trong nhà.

X càng suy sụp tới độ rất nguy hiểm đến tính mạng. Thân thể X thấy rõ tiều tụy đi thảm thương. Đã nhiều đêm cứ nằm xuống là cuốn tape tranh luận cãi vã lại play và replay bằng âm thanh người thật của chính anh, nghĩa là anh không hề ngủ được. Ai cũng dễ hiểu lý do cho sự kiệt quệ sức khỏe đó.

Thời đó, TĐN còn giữ được vài máy đánh chữ và một máy quay ronéo để in ấn bài hát hoặc bài học. Sau này với luật ban hành trong mấy năm đầu sau 75, phải đăng ký máy đánh chữ và các phương tiện ấn loát in ấn vì nhà nước sợ đó là phương tiện phản động dung để in ấn tài liêu tuyền đơn... Tới lúc luật ngặt ban hành, TĐN đập dẹp nát mấy máy đó rồi thủy táng chúng ở dòng suối mà tôi không nhớ tên gọi. Than ôi! Hãy an nghỉ giấc ngàn thu nhé, hỡi máy quay ronéo và máy đánh chữ, của thời văn hóa, văn minh! Từ này có việc gì, xin các công dân hãy chép tay cật lực, để cho có dịp thể dục các ngón tay của bàn tay 5 ngón, mà nhạc sĩ Ngô Thụy Miên viết lời: Bàn tay năm ngón, em vẫn kiêu sa!

Lúc X bị nạn, máy đánh chữ và máy quay vẫn còn. Anh hai cho người nhắn tin gia đình X lên thăm và bà me X có lên gặp X. Cùng lúc đó, anh ba lo xa trước tình trạng nguy ngập, dự đoán điều tồi tệ nhất có thể xảy ra. Anh cho in lại bộ lễ cầu hồn Mỹ Sơn và cho anh em tập hát. Anh em chúng tôi buồn và rụng rời khi nghe về tin người bạn X có thể không qua nổi... Thật buồn khi tập hát bộ lễ cầu hồn đó và nghĩ rằng sẽ phải dùng để hát để tiễn biệt người anh em mình nay mai
...
Last Edit: 8 years 8 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

Re: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #48911

]Phần 5

NẠN NHÂN BẮT CÓC TRỞ VỀ

Khi đọc sử Giáo hội, người ta thấy rõ bàn tay của Thánh Thần ở với Giáo hội để giúp GH bành trướng tin mừng và tồn tại. Dầu có ơn Thánh Thần, các Ki tô hữu ban đầu cũng chỉ là con người. Trước bạo quyền bách hại họ cũng lo sợ hoang mang tan tác. Tác phẩm "Quo Vadis?" (Thầy đi đâu?) của Henryk Sienkiewicz tuy là câu truyện tình giữa một nữ Ki tô hữu và một viên chức Roma, nhưng qua câu truyện chúng ta biết rõ khung cảnh thời thử thách đó.

Nhóm TĐN sau khi một người bạn bị bắt cóc, sống trong lo sợ hoang mang. Nếu chúng tôi biết rõ ai là người bắt, bắt vì chuyện gì, vấn đề nhẹ nhàng hơn nhiều. Đàng này nhiều có quá nhiều câu hỏi chưa có giải đáp, đại loại: chính quyền bắt, hay kẻ xấu du côn bắt, bắt để thủ tiêu, bắt để tống tiền, bắt để làm gì, còn bắt thêm nữa không, khi nào thả, nếu thả về, sẽ tơi tả thế nào...? Có muôn nghi vấn cho người trong cuộc.

Như thời bách hại của Giáo hội, các tín hữu chỉ còn biết tìm an ủi và sức mạnh nơi Thiên Chúa, nơi ơn sủng siêu nhiên. Các tín hữu tiên khởi đã thành những con mồi cho bày thú dữ đang đói cào thèm thịt sống. Họ được thả vào đấu trường để làm một thứ gà chọi sống còn đấu với nhau, hoặc với thú dữ để mua tiếng cười hả hê cho quần thần và dân chúng Rome dưới thời bạo chúa Nero và các hoàng đế khét tiếng bách đạo khác. Những Ki tô hữu tiên khởi này đã tìm đến với nhau để an ủi, khuyến khích nhau. Sức mạnh của lời Chúa và qua lời giảng giải của các tông đồ hoặc các trưởng lão (linh mục trong thời sơ khai giáo hội)giúp họ tìm được hướng đi, được sức mạnh, và an ủi cho mình.

Các hang toại đạo (catacombs) còn tồn tại ở ngoại ô Rome hiện nay, ghi dấu những sinh hoạt và phụng tự của nhóm Ki tô hữu bị bách hại đó. Họ tìm thấy niềm vui, sức mạnh qua Lời Chúa, qua Thánh Thể với việc cử hành nghi thức bẻ bánh. Họ co cụm lại để sưởi ấm cho nhau. Họ để ánh đuốc trong đường hầm tăm tối soi sáng bước đi của họ và giúp nhận dạng nhau.




Qua ngày thứ nhất rồi sang ngày thứ hai, đang lúc đêm khuya, tiếng đập cửa vang lên dồn dập tại một căn phòng ngủ của anh em. Tiếng đập vội vã và khẩn cấp làm choàng dậy người trong phòng. Đang tuổi đầy sức ăn sức ngủ, có người bật dậy ngay, có người còn nghế ngái giật mình dụi mắt chưa tỉnh hẳn. Thời ấy, Bộ hầy (cha Bộ Bãi Dâu, Baria bây giờ) là người đến gần cửa, ngó qua nan chớp cửa để xem ai, chuyện gì. Ngoài trời vẫn thinh lặng và tối đen. Tiếng đập cửa càng vội vàng hơn. Mẩu đổi thoại người ta có thể nghe được:

- Mở cửa
- Ai?
- Mở lẹ lên. Cọc, cọc, cọc...
- Ai vậy?
- Còn ai nữa, X đây.
- Mật mã, mật mã
- Mật mã là cái gì?
- Có mật mã mới mở cửa được
- Mẹ nữa, mật mã cái gì? Mở lẹ lên...
-Có ai đi theo đó không?
-Mình tao thôi, mở lẹ lên...
-Để từ từ, coi coi
-Mở lẹ lên, lạnh quá....

Qua song cửa người ta nghe tiếng hừ hừ run lạnh, tiếng răng đập cập cập của người gọi cửa. Với thời tiết VN vào những tháng mùa hè, người ta không thể nào run lạnh vì khí hậu thời tiết. Trường hợp này run lạnh chỉ vì đói, vì hoảng hốt vội vã, vì sợ hãi tạo nên sự ớn lạnh và bất chợt tạo tiếng rên, tiếng răng lấp cập choảng dập vào nhau....Cuối cùng, sau ít giây phút nghĩ ngợi và ngần ngừ, cha B phá lệ, không có mật mã (!)mà vẫn mở cửa khi nhận ra tiếng nói đích thực của người anh em đã bị bắt cóc.

Anh hai, ở phòng biệt lập ở khu nhà khác được báo tin trong đêm. Anh hai và anh ba sắp xếp đưa X lên phòng anh hai. Tôi ở phòng ngủ khác không hề biết gì diễn biến trong đêm. Sáng hôm sau, khi cả nhà thức dậy, trước giờ kinh và nguyện ngắm sáng, anh hai lên chia sẻ thông tin: "X được trả về trong đêm vừa qua và rất mệt. Các em bình tĩnh, giữ kín, không nói gì ra bên ngoài, cứ coi như không có chuyện gì." Thông tin chỉ vỏn vẹn như vậy. Anh hai với dáng vẻ mệt mỏi, trầm tư suy nghĩ và toan tính theo khôn ngoan của mình. Sự thắc mắc tra vấn thêm các sự kiện và trăm câu hỏi trong đầu mỗi người vẫn tiếp tục trong suốt giờ nguyện ngắm và thánh lễ sáng hôm đó.

Trong ngày hôm đó, anh em không được gặp X. Anh vẫn ở trong phòng anh hai và trao đổi riêng các vấn đề liên quan. Nghe nói qua thông tin, anh rất mệt và cần ngủ bù lại.

(còn tiếp...MỘT CON NGƯỜI KHÁC - TẬP HÁT BỘ LỄ CẦU HỒN
Last Edit: 8 years 8 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

Re: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #48867

Ngay sau năm 1975, chính phủ kiểm soát người dân gắt gao qua hình thức hộ khẩu, nên một nhóm thanh niên Công giáo gần ba mươi người trong cùng một hộ có lẽ là cái gai trong mắt chính quyền lúc bấy giờ. Nhất là khi mới cướp được chính quyền với tâm lý đa nghi, họ nhìn đâu cũng thấy toàn kẻ thù và phản động. Tưởng tượng những ngày tháng của các anh nhóm TĐN sống trong đầy lo âu, với bầu không khí khủng bố căng thẳng, rồi nơm nớp lo sợ, phải chuẩn bị tâm lý vừa phòng vệ cũng như chấp nhận những bất trắc xẩy đến bất cứ lúc nào. Bây giờ ngồi bình yên nghĩ lại những ngày tháng ấy cứ như các anh đang phải sống trong một thời hồng hoang, mông muội nào đó. Đúng như lời anh VHK nhận xét về chủ đề của đoạn hồi ký, những khổ đau thường ngày đã giúp các anh cùng chịu và chia sẻ đau khổ với Thập giá của Thầy chí thánh.Và chính những khi hoảng loạn bất an nhất thì chỉ có niềm tin vào Chúa Ki tô mới đem lại bình an trong tâm hồn và giúp các anh đủ dũng khí vượt qua mọi thử thách.

Bóng dáng của Đức cha Linh hướng lặng lẽ đăm chiêu chìm trong suy tư cầu nguyện gợi nhớ cho em hình ảnh của Chúa Giêsu trong vườn cây Dầu khi đứng trước những thử thách quá lớn lao của đời người. Như lời kinh nguyện của Lm nhạc sĩ Nguyễn Duy "Đừng bỏ tôi đơn hành":
Lắng trong đêm lời kinh cầu...
Lạy Ngài thương nâng đỡ, đừng bỏ tôi vào chốn hang hùm.
Đời trùm vây nguy khó, tôi đêm ngày nhiều nỗi lắng lo.

Chọn con đường dấn thân cho ơn gọi trong hoàn cảnh quá ngặt nghèo, thực sự các anh đã "chiến đấu để đi vào cửa hẹp" và con đường hẹp nhất.
Last Edit: 10 years 8 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

Re: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #48827


  • Posts:633 Thank you received: 966
  • Thương một đời hai chữ Việt Nam thôi: Đăng Trình!
  • Xuân-Dung's Avatar
  • Xuân-Dung
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE

Xin Cụ viết nhanh tay dùm cho. Trông Cụ còn hơn trông Mẹ về chợ, lâu lâu Cụ lại nhỏ cho vài giọt văn từ, cứ như đi trên sa mạc chờ gặp được cơn mưa rào... Anyway, :thankyou very much.
TH's + [Thánh Giá của Tuyết Hầy]
Tuyết Hầy - Lớp PioX - SDB 194
The administrator has disabled public write access.

Re: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #48818

Trần Văn Tân wrote:
Từ đó tư tưởng thánh Phao lô gởi cho tín hữu Philip được suy tư và nhắc lại không ngừng:... Tôi đã chịu đóng đanh với Đức Kitô, trong chính đời sống, và ngay trong nhục thể này....Với tôi, sống là Đức Ki tô và chết là mối lợi...

Bây giờ mới hiểu đây là "động cơ" khiến cha Tân viết bài này. Tình hình có lẽ sắp căng thẳng. VHK nghĩ rằng qua những bài viết, "cổ vật" đăng trên diễn đàn này cha Tân và Vũ Đức Lợi là những nhà "sử gia nổi bật" của TCVP. Chắc chắn còn nhiều người khác sẽ góp thêm chi tiết.
The administrator has disabled public write access.

Re: HỒI KÝ: VỚI TÔI, SỐNG LÀ ĐỨC KI TÔ, CHẾT LÀ MỐI LỢI (Philippians 1:21) 10 years 8 months ago #48800

( tiếp theo)

Phần 4

NHÀ CÓ MA - NHÂN VẬT ĐẦU TIÊN BỊ BẮT CÓC



Thời gian sau 30-4-1975, trên toàn miền nam VN, không còn một chủng viện nào là nơi chính thức được phép mở cửa đào tạo LM cho giáo hội Công giáo. Các giám mục là những chủ chăn của mỗi địa phương giáo phận cũng phải vật lộn dò tìm hướng đi cho địa phương mình. Như đã tường thuật, các anh em đại chủng sinh được gọi về tựu thành những nhòm nhỏ để vừa học vừa tự mưu sinh. Nhóm ở tại tu hội Tông Đồ Nhỏ là nhóm trẻ nhất vì mới học xong lớp 11, và còn phải học một năm 12 cuối cùng của chương trình trung học phổ thông. Tôi tạm qui định gọi nhóm này là nhóm TĐN, và các nhóm khác là: nhóm Xuân Lộc, nhóm Bảo Toàn, và nhóm Gia Yên.

Một đám thanh niên gần 30 người chúng tôi, tuổi đa phần 18, 19, 20 tụ lại một nơi, ngay từ đầu đã gây sự nghi ngờ và tò mò cho những quyền lực tăm tối và đầy nghi ngờ. Sự nghi ngờ đó được thể hiện bằng việc hộ TĐN bị rình rập theo dõi, có khi bị khiêu khích chọc phá như hình thức nắn gân nắn cốt xem phản ứng của chúng tôi thế nào.

Tu hội TĐN có một khu nhà xây dài có mái bằng, loại mái thoai thoải kiểu nhà đúc giống các khu apartments tại Hoa kỳ. Ở giữa là khu apartment nhà nguyện dài hơn, bên cạnh nhà nguyện mỗi phía có hai phòng ngủ. Nghĩa là dẫy nhà dài đó có 4 phòng ngủ và khu nhà nguyện nằm ở giữa. Ngoài ra còn dãy nhà bếp và chăn nuôi dài. Ở dãy đó, sát bên nhà cơm, bể nước, có hai phòng dùng làm phòng ngủ khác nhưng nhỏ hơn.

Nhiều đêm và chỉ vào ban đêm, tại các khu nhà ngủ, lúc về khuya có những tiếng động lạ lùng hoặc âm thanh di chuyển trên mái nhà. Mới đầu người ta có thể nghĩ là tiếng mèo hay con vật nào đó, nhưng dần dà, tiếng động trên mái nhà như bước chân nặng nề và như có vật kéo lê trên mái tôn. Với ai có sẵn trí tưởng tượng của người yếu bóng vía có thể rợn tóc gáy, nổi da gà khi nghĩ đến ma quỉ đang lợi dụng bóng đêm. Ma quỉ thường xuất hiện vào lúc khuya khoắt lợi dụng bóng tối để gây sợ hãi ám ảnh người ta. Nhưng sau này, chúng tôi, những người sinh sống nơi căn hộ đó, biết chắc là tiếng chân người, và cả ánh sáng đèn pin. Họ là ai? đang làm gì? đang nhắm gây hoảng sợ hoặc đang rình rập hoặc chờ đợi toan tính một điều gì?

Sau khi bàn bạc suy xét, chia sẻ thông tin, những người có trách nhiệm chọn cách ứng xử và ra lệnh chúng tôi án binh bất động: khóa cửa chặt mỗi phòng, không ra ngoài ban đêm, không phản ứng, không lên tiếng, coi như không biết, không có gì xảy ra. Đó chỉ là suy nghĩ và biện pháp ứng xử trong hoàn cảnh nguy hiểm đó. Trong thâm tâm mọi người là cả một vùng trời của hoang mang lo sợ. Không biết người ta sẽ làm gì và không biết nguy hiểm gì đang chờ đón trước mặt. Hằng ngày, anh hai, sau cha linh hướng Nguyễn M N, là người anh cả trong hộ cắt đặt phiên chúng tôi phải đi quanh khu vườn đất thổ, kiểm soát xem có gì lạ, hoặc có ai ném hoặc dấu vũ khí như tang chứng để kết án chúng tôi. Nhưng rồi, chuyện gì phải đến sẽ đến.....

Chương trình hàng ngày tại TĐN như sau:

5:00 (A.M.) Kẻng thức dậy, đánh răng rửa mặt
5:15 Angelus, kinh sáng, nguyện ngắm ở nhà nguyện
5:45 Thánh lễ
6:30 Ăn sáng
7:00 Vệ sinh các nơi
Sau đó đi làm lao động ... hoặc ngày có lớp học, dự lớp
12:00 Cơm trưa
2:00 PM Viếng chúa và cầu nguyện trưa 25 phút
Sau đó đi lao động hoặc ngày có lớp đi lớp
6:00 PM Cơm chiều
7:00 PM Kinh tối, lần hạt, dâng đêm
Sau đó làm việc riêng hoặc coi TV
9:00 PM Tắt đèn và ngủ đêm

........

Một người anh em phụ trách nấu bếp là người nấu hằng ngày hai bữa trưa và chiều. Buổi sáng anh ta không phải nấu để tránh cảnh ngày nào cũng phải bỏ king sáng và nguyện ngắm. Việc nấu cơm sáng này được chia cho hết cả nhà, hết mọi anh em, theo phiên cứ hai người phụ trách nấu sáng mỗi ngày. Cặp nào phụ trách nấu cơm sáng chắc chắn phải bỏ nguyện ngắm ngày hôm đó, nhưng phải thu xếp để kịp lên dự lễ với anh em, không được bỏ mất lễ. Cặp nấu bếp sáng phải biết nhanh nhẹn và thu xếp việc để bảo đảm trong vòng 45 phút các việc đánh răng rửa mặt, gầy bếp, nấu cơm, làm đồ ăn sáng cho cả nhà. Gầy bếp (nhóm bếp) mùn cưa và bếp trấu không nhanh như bếp củi thường, và cần được chuẩn bị. Bởi vậy ai phụ trách nấu sáng hôm sau, tối hôm trước phải lo chuẩn bị bếp mùn cưa hay bếp trấu, thu gom lá khô hoặc rơm rạ, giấy vụn để gầy bếp hôm sau, chuẩn bị nồi và đong gạo sẵn để hôm sau có kịp giờ. Chúng tôi không nấu bếp củi vì tốn kém, củi chỉ dùng nấu bếp dặm với trấu hoặc mùn cưa. Sáng thức dậy, khi nghe kẻng, cặp nấu bếp sáng phải phóng liền xuống bếp, kín nước từ giếng, vo gạo, gầy bếp. Khi bếp đã cháy tốt và đang nấu cơm, họ phải lo đánh răng rửa mặt, rồi rang muối mè, nướng cá khô, luộc trứng...để chuẩn bị món ăn đơn giản buổi sáng. Như đã thuật ở bài trước, hồi đó chúng tôi được các chủ máy cưa, máy chà lúa người Công giáo thương giúp nên để dành ưu tiên cho các chú, các thày trấu và mùn cưa để dùng vào việc nấu bếp, tiết kiệm than củi. Dãy nhà bếp có nhiều gian, một số gian trước đây làm chuồng nuôi heo. Lúc này không nuôi heo nữa, một gian làm chỗ chứa phân, 1 gian chứa trấu và mùn cưa.

Tai họa không lường trước đã xảy đến một ngày kia. Nhân vật X là 1 trong 2 người tới phiên nấu bếp hôm sau. Tối hôm trước anh đã một mình xuống khu nhà bếp để chuẩn bị cho việc nấu sáng ngày hôm sau, bằng việc dọn bếp mùn cưa. Khu nhà bếp cách xa và biệt lập với khu nhà ở và các phòng hội họp, lớp học, nhà khách. Ánh sáng điện ở VN thời đó rất giới hạn và ít ỏi, tối tăm. Nhân vật X đã thành nạn nhân đầu tiên, bị bắt cóc đưa đi trong đêm. Ngay trong đêm đó những bạn cùng phòng đã khám phá sự mất tích không về ngủ của anh X. Lúc đêm muộn người phụ trách, anh hai, đã tụ họp anh em về một phòng và thông báo sự mất tích. Anh em càng hoảng sợ và lo lắng cực độ không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp.

Lệnh giới nghiêm ban hành: không ra khỏi nhà, không ra khỏi phòng lúc ban đêm được nhấn mạnh và thi hành. Nếu cần nhu cầu tiểu tiện, mỗi phòng chuần bị ống bô, bình tiểu ngay trong phòng... Nếu cần đại tiện bất đắc dĩ phải ra ngoài, ít nhất vài anh em ra ngoài đi theo tới nhà vệ sinh và phải trang bị gậy gộc hoặc dụng cụ tự vệ đi kèm. Ban đêm cửa khóa chặt, ai gõ cửa cũng không mở vì sợ rằng một anh em nào bị áp lực, bị dí dao hoặc súng vào cổ giả dạng gọi cửa để kẻ bất lương ban đem xông vào bắt người khác. Bởi vậy có lệnh xử dụng mật mã, trang bị gậy gộc trong phòng ngủ. Anh em nhà khi có nhu cầu cực chẳng đã, khi có việc rất cần sang phòng khác ban đêm, lúc gọi cửa phải nói đúng mật mã qui đinh, người trong phòng tuy nghe tiếng gọi của anh em mình nhưng phải nghe đúng mật mã qui định mới mở cửa.

Cả ngày hôm sau, từ bề trên tới tất cả anh em sống trong hồi hộp lo sợ. Cha linh hướng luôn căn dặn thiết tha cầu nguyện, phú thác sự an nguy tính mạng của người anh em X và cả nhà trong tay quyền năng Chúa và sự bảo trợ của thánh Giu se. Ngài như người cha, nhưng không biết phải hành xử thế nào, với nét đăm chiêu rõ rệt, ngài vào nhà nguyện và chìm trong thinh lặng cầu nguyện. Riêng cha Trần Q C đề cập nhiều đến sự hy sinh và kêu gọi anh em chọn giải pháp sẵn sàng đón nhận nghịch cảnh và tử thủ, coi thường chuyện sống chết vì Chúa, vì ơn gọi. Từ đó tư tưởng thánh Phao lô gởi cho tín hữu Philip được suy tư và nhắc lại không ngừng:... Tôi đã chịu đóng đanh với Đức Kitô, trong chính đời sống, và ngay trong nhục thể này....Với tôi, sống là Đức Ki tô và chết là mối lợi...

(còn tiếp, đọc tới đây, độc giả có những cảm tưởng...và dự đoán những gì?)[/
size]
Last Edit: 8 years 8 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012