Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: Tôi Đi Ăn Phở.

Tôi Đi Ăn Phở. 8 years 3 months ago #61008

unnamed.jpgpho.jpg


Anh muốn thịt xắt tay hay xắt máy ???? Xắt tay thi em sẳn soàng đây


(qua bài viết trên tạp chí kinh doanh số 1 của Hoa Kỳ Wall Street)

Mới đây, tờ tạp chí kinh doanh nổi tiếng của Mỹ - Wall Street Journal đã cho đăng tải một bài viết khen ngợi món phở Việt Nam. Bài viết có những nhận định, so sánh sâu sắc về món ăn nổi tiếng của người Việt.

Bằng giọng văn hài hước, dí dỏm và chân thành, phóng viên của tờ Wall Street Journal đã có một bài viết thú vị về phở Việt

Đáp máy bay đến Hà Nội trong một buổi sớm se lạnh, khi cảm giác lâng lâng, say say của máy bay vẫn còn khiến đầu óc “nửa mê nửa tỉnh”, tôi bước vào một quán ăn nhỏ ven đường, tỏa ra mùi hương ngào ngạt, quyến rũ. Tôi đã ở đây rồi, nơi tân cổ giao duyên, nơi Đông Tây gặp gỡ - Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam.

“Ông ăn ngay đi nhé!”, cô phục vụ lấy tay ra hiệu chỉ vào bát phở vừa mới đặt xuống trước mặt tôi. Trông cô nghiêm nghị như một vị tướng chỉ huy cấp dưới, nhưng đó chỉ là sự so sánh hài hước của tôi thôi. Thực ra, cô đang thể hiện sự quan tâm, có lẽ trông tôi không khỏe và cô đang lo lắng cho người khách phương xa.

Bát phở đặt trước mặt tôi - món ăn thương hiệu của ẩm thực Việt Nam đây rồi, trông thật giản dị: những sợi phở trắng bơi trong bát nước dùng, rải đều trên mặt là những lát thịt bò thái mỏng. Đi kèm bên cạnh là một đĩa bày rất khéo những thức rau sống, giá đỗ, miếng chanh cắt nhỏ, lát ớt chỉ thiên.

Phở, tôi đã ăn nhiều lần. Đó luôn là món ăn đặc biệt đối với tôi. Kể từ lần đầu tiên được nếm thử hương vị phở ở đất nước quê nhà cách Việt Nam nửa vòng trái đất - nước Mỹ, tôi đã biết mình sẽ không bao giờ có thể quên món ăn này.

Tôi cũng không bao giờ có thể miêu tả hương vị phở, nó quá sâu sắc và phức tạp, chẳng dễ nói bằng lời được. Bởi lẽ, để có tô phở đặt trước mặt tôi đây, người chủ quán đã phải chuẩn bị cầu kỳ từ trước đó nhiều tiếng đồng hồ.

Nguồn gốc của phở thật bí ẩn. Người thì bảo phở là món lai Pháp, người lại bảo nó xuất xứ từ Trung Hoa, có người lại quyết bảo vệ: phở là của Nam Định. Bất kể phở xuất xứ từ đâu, người Việt Nam các bạn vẫn luôn bảo rằng phở là linh hồn ẩm thực của Hà Nội.

Ở thành phố miền Bắc đông đúc này, mặt trời lên là đường phố bắt đầu hối hả, mặt trời lặn là ai về nhà nấy, đến đêm thì không gian được trả lại sự tĩnh lặng. Tôi thường thấy những người bán hàng rong đạp xe xung quanh thành phố với những thúng mủng đựng chanh, ớt, tỏi… Và tôi cũng thường thấy các quán phở có khách từ sáng đến đêm, đó là món ăn mà có lẽ người ta có thể ăn từ ngày này sang ngày khác, từ bữa này sang bữa khác không chán, tôi nghĩ vậy.

Phở là món quà đặc sản của Hà Nội, một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam- Thạch Lam từng viết như vậy hồi thập niên 1940. Điều này vẫn không thay đổi cho tới tận hôm nay. Phở là đặc sản Hà Nội không phải bởi chỉ người Hà Nội mới biết nấu phở mà bởi ở Hà Nội, hương vị phở thơm ngon đặc biệt, một thứ vị riêng có.

Hai thúng hai đầu và một dải quang gánh ở giữa nối liền, ai đó đã miêu tả hình ảnh đất nước Việt Nam như vậy. Miền Bắc với Hà Nội ở một đầu quang và miền Nam với thành phố Saigon ở đầu còn lại. Đến với thành phố Saigon , tôi cũng dùng phở và nhận thấy hương vị hai nơi thật khác nhau, phong cách nấu ở hai thành phố này có những khác biệt thú vị.

Tôi muốn kể cho các bạn nghe về trải nghiệm đầu tiên của tôi với phở. Nó bắt đầu từ một nhà hàng ở tận thành phố Cambridge, tiểu bang Massachusetts, Mỹ. Ở những năm 1990, khi đó, phở vẫn còn chưa được nhiều người Mỹ biết tới. Một đầu bếp Mỹ có tên Didi Emmons đã mở quán phở đầu tiên trong tiểu bang. Có lần ghé qua ăn thử và quá ấn tượng với món này, cậu sinh viên trẻ là tôi khi đó đã ngay lập tức xin được làm thêm tại cửa hàng.

Tôi đã từng làm việc ở nhiều cửa hàng ăn suốt thời đi học nhưng chưa có món nào gây ấn tượng với tôi như phở. Tôi khâm phục cách người ta sáng tạo ra nước dùng của phở, cách người ta thái và chẻ những cọng hành, cách đập gừng làm sao để miếng gừng vừa đủ độ dập và tiết ra hương thơm không quá nhạt cũng không quá nồng.

Rồi hằng hà sa số những thứ thảo mộc tinh tế mà người ta dùng để chế vào nồi nước phở. Có những đêm tôi được người chủ quán ở Cambridge giao trông nồi nước dùng, tôi đã say sưa ngắm những bong bóng phập phồng trong nồi nước. Hít hửi hương thơm tỏa ra, tôi tin rằng đây là thứ nước dùng tinh tế nhất trong thế giới của các loại nước dùng.

Hương vị phở ở Hà Nội giản dị và cổ điển, nước dùng thanh và trung thành với những gì truyền thống - những lát thịt bò thái mỏng, những cọng hành tươi thái nhỏ và một vài chiếc lá rau thơm…

Những quán phở ngon nổi tiếng ở Hà Nội lại tập trung ở những con phố hẹp và đông đúc nằm trong khu phố cổ. Hàng quán ở đây san sát nhau, người dân “luồn lách” trong dòng xe đông đúc một cách rất “cơ động” bằng những chiếc xe máy nhỏ gọn.

Đường phố thì thế nhưng người dân ở đây vẫn giữ được sự thư thái, thoải mái mỗi khi ngồi xuống ăn quà. Nhiều khách du lịch khi sang Việt Nam không dám ngồi xuống những hàng quán vỉa hè và họ đã tự tước đi quyền thưởng thức sự tinh túy của ẩm thực Hà Nội. Sự tinh tế đó lại nằm ở chính những hàng quán ven đường này.

Phở ở thành phố Saigon có hương vị nồng đượm. Ở đây nước dùng đậm đà, hơi đục chứ không trong và thanh như nước dùng ngoài Hà Nội. Ở đây, phở có nhiều sáng tạo, cải biên thú vị với những nạm, tái, gầu, bò viên… thơm nức, mềm mại. Người yêu phở ở thành phố Saigon vì thế có nhiều lựa chọn “phi truyền thống” hơn.

Theo tôi, phở có thể được coi là một“thức ăn nhanh” của người Việt. Các nguyên liệu thường được chủ quán bày sẵn ra các khay và chế biến rất nhanh, chỉ vài phút sau khi gọi món, bát phở nóng sốt, thơm lừng đã được đặt ngay trước mặt thực khách.

Ở Việt Nam có những quán phở mở từ tờ mờ sáng, thậm chí có cả quán mở xuyên đêm. Những nồi nước dùng ở đây to khổng lồ tới mức tôi tưởng tượng mình… có thể bơi trong đó. Chưa tới 2 đô la, du khách đến Việt Nam đã có thể thưởng thức món ẩm thực tinh tế đỉnh cao của Việt Nam - một ưu đãi quá lớn.

Sau khi đã thưởng thức phở ở cả miền Bắc và miền Nam, tôi nhận ra rằng phở ở Hà Nội thanh và truyền thống còn phở ở thành phố Sài Gòn đậm và “tân thời”. Đối với cá nhân tôi, tôi thích phở của thành phố Sài Gòn hơn bởi tôi yêu vị ngọt đậm trong tô phở Sài Gòn.

Trước khi bước ra khỏi quán, cô phục vụ thân thiện hỏi tôi: “Ông đã no bụng chưa?”. Tôi chỉ cười. Làm sao có thể no được khi phở Việt Nam ngon đến vậy? Dù đã ăn hết cả tô nhưng tôi vẫn luôn thấy thòm thèm, đúng như người Việt vẫn nói: No bụng đói con mắt. Chắc chắn tôi sẽ còn nhiều lần ăn phở, ngay cả sau khi đã trở về Mỹ. Người Mỹ giờ đây cũng đã có nhiều người “nghiện phở” như tôi.
Last Edit: 8 years 3 months ago by Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng

Tôi Đi Ăn Phở. 8 years 3 months ago #60945

.
Đàn bà là gì ?

Tú Zai sưu tầm
.

Đàn bà là thứ mà đàn ông không thể thiếu được. Anh có thể thiếu rượu, thiếu thuốc lá, thậm chí có thể thiếu cả áo mặc nhưng không thể thiếu đàn bà. Đàn ông tiếng là mạnh mẽ thế, cứng cỏi thế nhưng thiếu đàn bà là cô đơn.

Bận rộn như hoàng đế Napoleon, xông pha trận mạc khắp các chiến trường châu Âu mà vẫn không thể thiếu đàn bà.
Chiến tranh quyết liệt, căng thẳng như ở lòng chảo Điện Biên năm 1954 mà tướng Đờcattri (Christian de Castries) vẫn cần một cô nhà báo xinh đẹp làm thư ký riêng.

“Giai nhân tự cổ như danh tướng”. Người Trung Quốc xưa đã nói như vậy.
Đàn bà là một nửa cuộc đời của đàn ông. Đàn ông càng làm việc nhiều, càng kiếm tiền giỏi càng cần có đàn bà, nếu không họ sẽ bị stress.

Người Nhật Bản nói : “Vắng đàn bà nhà hóa mồ côi”.
Đàn bà là thiên thần hay quỷ dữ ? Thưa rằng trong mỗi người đàn bà có cả hai thứ đó, họ vừa là thiên thần, lại vừa là quỷ dữ. Đàn bà còn đẹp hơn tất cả các loài hoa. Lực hấp dẫn của đàn bà rất mạnh mẽ. Phái đẹp là thỏi nam châm mà giới mày râu là đám mạt sắt nhỏ nhoi.

Hễ người đẹp xuất hiện là những đôi mắt của cánh đàn ông sáng bừng lên, ham muốn, thèm khát và chỉ cần một cái vẫy tay, một cái liếc mắt là đàn ông có thể đổ ngay. Tất cả các hoàng đế mạnh nhất từ xưa tới nay đều thử sức với đàn bà và đều đã thất bại. Chính đàn ông làm cho đàn bà thành thiên thần, cũng chính đàn ông khiến đàn bà thành quỷ dữ. Nguy hiểm nhất cũng là đàn bà.

Trong 36 kế hiểm của người Trung Hoa thì mỹ nhân kế là hiểm nhất. Đổng Trác hùng mạnh thế mà phải chết vì Điêu Thuyền, Từ Hải anh hùng thế mà phải chết đứng vì Thúy Kiều, Phù Sai quyền lực thế mà phải chết vì Tây Thi…

Đại văn hào Victo Hugo đã viết rằng : “Ai cũng có thể tin, cái gì cũng có thể tin, trừ đàn bà”.
Khi đàn bà là thiên thần thì họ là người tuyệt vời nhất, hấp dẫn nhất. Nhưng khi đàn bà là quỷ dữ thì họ trở nên nguy hiểm nhất. Song cũng vì tính chất hai mặt này của đàn bà mà họ trở nên có sức hút mạnh mẽ hơn đối với đàn ông, vì đàn ông ham chơi mà trò chơi nếu thiếu tính mạo hiểm thì không hấp dẫn.

Đàn bà ma lực như thương trường, bất trắc như thương trường, nhiều rủi ro như thương trường. Vì tôn thờ tình yêu nên cuối đời đàn bà không biết ai yêu mình.
Vì chạy theo đàn bà nên cuối đời người đàn ông không biết là mình yêu ai.

Đàn bà là gì ? Đàn bà là ai ?
Những câu hỏi đó suốt đời đàn ông không thể trả lời được một cách trọn vẹn. Song cũng vì thế mà suốt đời đàn ông cứ si mê đàn bà. Nếu đàn bà như chiếc bánh, bóc lá ra là thấy được hết cả nhân lẫn bột thì đàn ông sẽ chán ngay và sự nhàm chán là kẻ tử thù của tình yêu còn sự bí ẩn là chất xúc tác của tình yêu.

Nếu không thèm khát đàn bà thì không phải là đàn ông. Nhưng nếu đánh mất sự nghiệp vì đàn bà thì cũng không phải là đàn ông. Người đàn ông thông minh xem đàn bà như bông hoa tươi trong phòng khách, là người bạn tâm giao trong phòng ngủ và là người cộng sự trong sự nghiệp
Last Edit: 8 years 3 months ago by Đinh Cao Thắng.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đào Đình Hoa, Vũ Đức Sáng (Lớp Út Đa-Minh)

Tôi Đi Ăn Phở. 8 years 4 months ago #60942

Năm mới ,thử xin MBT cho đi ăn phở nhá!

Ăn mãi cơm nhà, ngán tận hông
Thèm sao bát phở quán bên sông
Phở ngon, đậm chất vi dinh dưỡng
Xin phép bà, tôi thử được không?
...
- Bà vợ nghe xong, hiểu ý chồng. Hơi tức tối, nhưng vẫn thủ thỉ lại với chồng:
Cơm nhà còn dẻo trong nồi đồng
Phở chỉ thơm tho mùi viễn vông
Bổ dưỡng gì đâu, toàn bột ngọt
Cơm mình chất lượng lắm nghe ông!
- Ông chồng tiếp tục nài nỉ vợ, nhưng lần này kiên quyết hơn:
Cơm nhà lạt lẽo, chẳng say nồng
Phở đấy dẻo dai, đúng ý ông
Thôi cứ để tôi qua nếm thử
Một tô chỉ tốn có vài đồng?
- Bà vợ lần này tức ra mặt, nên gặn giọng kiên quyết lại vơi chồng:
Phở nấu giò heo chưa cạo lông
Ăn vào bệnh chết đó nghe ông?
Ham chi của lạ, mắc vào “Ếch”(Aids)
Chỉ có cơm nhà, bảo đảm không?
- Ông chồng thấy khuyên vợ không có áp phê, nên lớn tiếng hơn thua:
Nói mãi mà bà chưa chịu thông?
Tôi qua nếm thử chút cay nồng
Rồi mai khi đói dùng cơm lại
Thổi lửa, chung cơm tình vợ chồng.
- Bà vợ lần này bốc hỏa thật sự, cơn “Hoạn Thư” đã đỉnh điểm:
Cơm nhà chán cũng ăn nghe ông?
Đừng có mon men, phở với nồng
Cơm lạt thì bà thêm mắm, muối
Phở kia béo ngọt, cũng là không?
- Cha hàng xóm bên nhà nghe được cuộc tranh luận nãy giờ, vội hô sang:
Kề cận bên nhà, tôi cứ trông
Mong rằng nếm thử cơm nhà ông?
Ông chê thì để tôi vài bát!
Tôi nếm thử xem có ngọt không?
- Bà vợ cha hàng xóm nghe thế, cũng lên tiếng nói với chồng mình:
Cơm khét nhà người, chi việc ông?
Nhà mình có thiếu cháo cơm không?
Chớ mà ăn vụng, coi chừng đấy?
Bà biết thì roi mây tét mông…
- Ông chồng lúc này cũng bực mình lên tiếng:
Cơm khét, cơm khê cũng kệ ông
Đứa nào bước tới, chết nghe không?
Chưa ăn, ông để dành khi đói
Đừng tưởng ông đây, hết mặn nồng?
- Bà vợ được thế, nên hù chồng:
Sáng dạ ra chưa, cái bụng ông?
Cơm mình lắm kẻ vẫn đang trông
Cơm nhà thơm phức ra ngoài ngõ
Để hở trộm vào, rinh mất không?
- Ông chồng lúc này xuống nước, âu yếm vợ nói ngọt:
Tôi hết thèm rồi, phở với nồng
Cơm mình đậm chất, để cho ông
Từ đây dùng mãi tới đầu bạc
Tôi thử bà thôi có biết không…
- Bà vợ giận lẫy:
Cơm nhà bà nấu chẳng để không
Nếu chê, bà để mời Lão Ông
Ông ăn không hết, dành Tư Ếch
Tuy già nhưng Lão có cà nông.
Last Edit: 8 years 4 months ago by Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

Tôi Đi Ăn Phở. 9 years 4 months ago #57213

Tư Ếch xin thay mặt cho Thủ Tướng chính phủ Canada
Thay mặt Nữ Hòang Elizabeth II
Thay mặt đại diện Nữ Hòang tại Canada
Thay mặt tỉnh trưởng tỉnh Ontario
Thay mặt thị trưởng Toronto
Thay mặt thủ tướng nước CHXHCNVN
Thay mặt các ban ngành đòan thể trong và ngòai nước
Thay mặt các bà chủ tiệm Nail
Thay mặt Mẹ bề trên (vợ nhà )
Kính Chúc các Cụ,các Thầy Sáu vĩnh viễn,Các anh chị em trong đại gia đình CCS TCV Thánh Phao lô một năm 2015 AN KHANG THỊNH VƯỢNG VUI VẺ TRẺ TRUNG.

Xin viết lại bài thơ cũ để khen ngợi một người chị tài giỏi trong gia đình
Thanh Nga tiên nữ rất khôn,
Văn hay chữ tốt hớp hồn anh Hai.
Thế nên 31 rất tài,
Vẫn không biết Phở ôm hòai món Cơm.
:respect :respect :heart :heart :grin :grin :musicband :musicband :musicband
Last Edit: 9 years 4 months ago by Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 31, Nguyễn Văn Linh (Lớp Don Bosco)

Tôi Đi Ăn Phở. 9 years 4 months ago #57210

nph1mnh.jpg





Trời nóng ăn phở ban công.
Một mình một cõi trời giông mặc trời.
Dưới kia xe cộ dòng đời.
Lao đi như chảy không ngơi không ngừng.
Ngạt ngào mùi vị thơm lừng.
Món ngon vật lạ đã từng ăn qua.
Phở là đệ nhất món quà.
Trời cho dân Việt để mà 'bảo lưu'.
Nước Úc đứng nhất thịt cừu.
Phở văn hóa Việt đứng đầu thực đơn.



Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đào Đình Hoa, Nguyễn Văn Linh (Lớp Don Bosco)

Tôi Đi Ăn Phở. 9 years 4 months ago #57183




Ganhhangphoxua.JPG


Nói đến món phở Bắc thì công thức nấu phở gia truyền có lẽ được xuất phát từ tỉnh Nam Định. Những người dân tản cư ra thành phố lập nghiệp đã mang theo những gánh phở gia truyền ấy ra đến đất Hà Nội. Chính tại Hà Nội món phở bình dân ấy đã được nâng tầm, trở thành một món ăn rất đặc trưng của người Hà Nội vào những năm đầu của thập niên 50s.

Phường Tân Mai là một địa danh khá nổi tiếng của Tỉnh Đồng Nai. Tân Mai chỉ cách thành phố Biên Hòa hơn 2 cây số và nằm kề bên dòng sông Đồng Nai hiền hòa. Gia đình tôi chuyển dời về đây sau tháng Tư năm 1975. Tân Mai là một xứ đạo với đại đa số là người công giáo di cư từ miền Bắc. Họ đến từ những miền như Phú Nhai, Bùi Chu và Phát Diệm của tỉnh Nam Định ngoài Bắc. Họ vào Nam lập nghiệp ở Tân Mai và vùng phụ cận như Hố Nai - Kẻ Sặt, chiếm đến 99% dân số của những vùng này. Do đó nhắc đến Tân Mai mà không nói đến phở, thịt cầy và cà-phê thì cả là một sự thiếu sót lớn.


Tân Mai mảnh đất bên sông.
Trai thanh gái lịch người đông dập dìu.
Kìa nàng thiếu nữ mỹ miều.
Những chiều tan lễ yêu kiều áo bay.
Trưa hè ánh nắng gắt gay.
Quán Vân chanh đá ngất ngây nhạc vàng.
Tinh mơ tan lễ nhiều chàng.
Cà phê Đàm mở cửa hàng rất đông.
Vạn Hương hiệu phở hương nồng.
Nhiều cô con gái chưa chồng đến ăn.
Chiều về làn gió mơn man.
Thịt cầy quán Kỷ cười vang chuyện trò.
Bao nhiêu tình tự hẹn hò.
Bấy nhiêu kỷ niệm mộng mơ tháng ngày.


Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 9 years 4 months ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

Tôi Đi Ăn Phở. 9 years 4 months ago #57162







Hành trần, lá sách, ngầu vè.
Phở ngon ăn tí để dè ngày mai!


:smile
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 9 years 4 months ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

Tôi Đi Ăn Phở. 9 years 4 months ago #57131

PhngHng.JPG



Phở là món quốc hồn quốc túy.
Cả một đời tích lũy lo toan.
Góp phần văn hóa đa đoan.
Ngày nay gian dối Phở mang tiếng. Buồn!

Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 9 years 4 months ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

Tôi Đi Ăn Phở. 9 years 4 months ago #57122

Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco) wrote:


Vậy thì mỗi sáng chú có diễm phúc để báo hiếu, xách gà-mên đi mua phở về cho mẹ thời rồi!


:heart

Từ ngày mẹ em di dân sang Úc theo diện 3B (Bị Bắt Buộc), mẹ em cũng cơm nhà phở nhà như em thôi bác !
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco)

Tôi Đi Ăn Phở. 9 years 4 months ago #57092





Phvnail.jpg


Ước mơ hiện thức của tớ.
Tiệm phở, tiệm 'neo' được mở cạnh kề.
Để các cô và các mệ.
Vào trang điểm sắc đẹp nghê thường ấy!
Rồi vào hàng phở ngúng nguẩy.
Hai tô tái nạm quá tay không về!


:grin
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012