Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1
  • 2

TOPIC: Bốn Mươi Năm, Tôi Đi Tìm ... Tôi

Bốn Mươi Năm, Tôi Đi Tìm ... Tôi 8 years 10 months ago #59694


  • Posts:633 Thank you received: 966
  • Thương một đời hai chữ Việt Nam thôi: Đăng Trình!
  • Xuân-Dung's Avatar
  • Xuân-Dung
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE

Người ấy thường hay viết thật dài

Đọc rồi, giời ạ, mỏi hai vai

Đốc Lý mà khen thôi khỏi nói

Thẩm mỹ "chào thua" - phổng mũi ngay
TH's + [Thánh Giá của Tuyết Hầy]
Tuyết Hầy - Lớp PioX - SDB 194
The administrator has disabled public write access.

Bốn Mươi Năm, Tôi Đi Tìm ... Tôi 8 years 10 months ago #59693

Đồng ý với cụ Tân, rằng thì là mà chú Lý viết văn hay qúa, rất ư là xúc tích dễ làm cho người đọc cảm nhận và giao động, chỉ có chú Hoàng Văn là bị "cảm" thật sự nên bị sổ mũi.
Giờ Điệp biết thêm được 1 người bạn cùng trường Phaolo và chỉ được may mắn ăn cơm nhà Chúa một niên học, cũng như chính mình. Chú Lý sẽ về tham dự ngày Hội Ngộ phải không? Nếu đúng vậy, hai anh em mình sẽ gặp nhau, rồi mình cộng 1 năm của anh và 1 năm của em...và chúng mình sẽ tăng thành 2.
Tình thân thương tới cùng tất cả anh em.
Điệp
The administrator has disabled public write access.

Bốn Mươi Năm, Tôi Đi Tìm ... Tôi 8 years 10 months ago #59692

Chú Lý làm anh bệnh mất rồi,
Phải đi Thẩm Mỹ vá mũi thôi.
Chú khen làm mũi phồng to quá.
Người đáng được khen: Cụ Tân tôi.
:respect :respect
The administrator has disabled public write access.

Bốn Mươi Năm, Tôi Đi Tìm ... Tôi 8 years 10 months ago #59691

Phan Khắc Lý wrote:

(....Nhật hồi xưa ở TCV học giỏi và rất đạo đức. Nhớ năm ngoái gặp Đặng Minh Huân sang đây thăm hai cô con gái du học, tự dưng Huân nhắc đến Nhật và nói về Nhật như sau:"nhìn ông ấy cầu nguyện, người cứ như phát ra hào quang vậy". Dáng của Nhật đi đứng khoan thai, còn lúc cầu nguyện, đầu lệch qua một bên, gương mặt như xuất thần. Nói chung, ngày ấy Nhật có tương lai triển vọng làm linh mục có lẽ ...hơn cả Đức cha Long ...)

Ngoài ra, lớp Đa Minh còn có Vũ Hoàng Chương ở Houston, Sơn ở San Jose, Phùng Quang Thiên (con cha Giản) ở Stockton (CA)...


Đúng thế, Nhật như một ông thánh. Học giỏi, khiêm tốn, nhường nhịn anh em. Mỗi khi đọc kinh cầu nguyện thì cứ như bị chìm đắm vào vô hình không còn thiết tha gì đến chung quanh. Sự tập trung rất cao độ khiến người ngoài cảm thấy Nhật không con là Nhật nữa vậy.

Mình mới liên lạc được với Vincent Nguyễn Ngọc Sơn ở San jose
Phone: 408 230-1518
Gmail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Nếu thuận tiện anh Lý liên lạc và mời các vị cùng tham dự cho vui.
The administrator has disabled public write access.

Bốn Mươi Năm, Tôi Đi Tìm ... Tôi 8 years 10 months ago #59689


Đúng ra Khắc Lý làm cha

Thao thao bất tuyệt ngân nga giảng đài

Lời vàng lại khéo giũa mài

Lọt sâu tim óc, êm tai quá chừng!
The administrator has disabled public write access.

Bốn Mươi Năm, Tôi Đi Tìm ... Tôi 8 years 10 months ago #59688

Ba năm trước đây, hướng tới Đại hội Atlanta, anh Hùng 31 viết một bài tâm tình thật cảm động: "Tôi đi tìm... tôi". Anh đi tìm lại chính mình qua hình ảnh các anh em bạn bè, vì mỗi người anh em đều mang theo một phần quá khứ của cuộc đời anh...Anh nhìn vào mỗi người anh em để thấy cả một thời tuổi trẻ của mình như một khúc phim với nhiều phiên bản.
Và bản thân em, sau bao năm lạc bước, qua diễn đàn TCV em cũng tìm lại phần nào con người của mình thời thơ ấu, chú tiểu chủng sinh đơn sơ thánh thiện năm nào của TCV Phao Lô XL.

Cách đây ít lâu trên diễn đàn, anh Đinh Cao Thắng đăng một câu truyện tựa đề "Lên rừng bắt khỉ", kể lại một anh chàng tên Khan làm rẫy ở cao nguyên bị lũ khỉ phá hoại. Dù anh ta đặt bẫy, làm thùng thiếc khua động và nhiều cách khác nhưng không ngăn cản được chúng. Cuối cùng phương pháp đơn giản và hữu hiệu nhất của anh là đào hố bắt sống một số con khỉ, lấy sơn đủ mầu quét vào mặt chúng. Rồi anh mở trói thả chúng ra, những con khỉ này sẽ tìm về nhập lại bầy của mình. Nhưng chúng sẽ bị đồng bọn tránh xa và hoặc bị khỉ đầu đàn đánh đuổi đến chết.

Câu truyện trên làm em suy nghĩ mãi... Nhớ lại những ngày đầu sau khi mái trường TCV tan rã, anh em chúng ta đều bị ném trả lại cuộc đời trần tục. Ai cũng đều mang những vết sơn đủ mầu trên gương mặt. Càng tu đức lâu năm trong TCV, chúng ta càng hằn sâu những vết sơn loang lổ, thật khó mà hoà nhập lại đời sống thường nhật. Khó khăn và tội nghiệp nhiều là những anh lớp lớn, trở lại cuộc sống đời thường trong một xã hội đầy nhiễu nhương, các anh là những chú khỉ lạc loài nhất! Các anh đã bao năm được trau dồi kiến thức, đào tạo để trở thành những linh mục chân chính đạo đức. Thật không dễ gì trở về với cuộc sống thường nhật với bao vật lộn bon chen, quản chế bằng những chính sách lý lịch kỳ thị và áp bức của chính quyền mới lúc bấy giờ. Lớp chúng em thời đó chỉ là những chú bé mới chập chững bước vào đời sống tu trì, với những vết sơn mờ nhạt nhất nên chỉ ít tháng ngày là tàn phai.

Ngày tháng tu đức của em quá đơn sơ và mỏng manh. Vốn liếng "lý đoán" võ vẽ cũng không được bao nhiêu. Em còn ngay cả chưa có dịp nhận cha bố "đỡ đầu" để hướng dẫn mình! Những tháng ngày sống trong TCV, em nhớ mình cũng có mua một vài cuốn sách đạo đức như "Thiên chức Linh mục", "Một tâm hồn"... để trong hộc bàn và đọc lúc buổi trưa. Sau đó như mọi anh em khác, em cũng đặt mua cuốn Thánh kinh tân cựu ước dầy cộm, bản dịch mới nhất, bìa màu xanh lam đậm, hình như của LM Nguyễn Thế Thuấn thì phải. Thú thật với các bác, ngày đó em đọc cuốn Kinh thánh đó như đọc truyện trinh thám "tuổi hoa đỏ" vậy. Em chỉ mở ra tìm đọc những mẩu chuyện ly kỳ trong cựu ước, từ truyện Cain giết Abel. Rồi sách "Anh em nhà Macabê", những mẩu truyện tử đạo ly kỳ của "bẩy anh em kia không ăn thịt heo" bị giết cả nhà. Theo dõi say sưa cuộc hành trình vượt qua biển đỏ của ông Môi sen, hồi hộp theo dõi những trận chiến giữa quân Do thái và Phi li tinh. Mơ màng đến hình ảnh ông Josuê trong buổi chiều tà tận diệt quân thù. Lớp bé nhất không được hân hạnh soạn bài suy gẫm hay cám ơn sau rước lễ, nên nghe những bài chia sẻ của quý anh lớp lớn, em cũng mong một ngày tự mình biên soạn ra, đưa cho cha Linh hướng duyệt và đọc cho mọi người nghe. Mỗi tháng cũng đi dạo quanh bờ hồ "bàn việc linh hồn" với cha Linh hướng và "họp mặt Chúa Hài đồng" công kích phê bình anh em trong đội cho vui.

Đi học lại thời trung học phổ thông với đám bạn bè cả trai lẫn gái. Gặp lại những người bạn cũ thuở TCV ngay sau ngày ly loạn, em thấy mình đối xử không khác biệt so với những bạn cùng lớp khác. Thậm chí còn chơi thân với những người ngoài hơn. Bao nhiêu bài huấn đức của cha Giám đốc hay cha Linh hướng chẳng còn nhớ gì. Em cứ mải mê sáng đạp xe đi học, còn buổi chiều la cà đánh "billiards" hay đi đá banh với lũ bạn bè hàng xóm. Ở cái tuổi "ô mai" mộng mơ ấy, em đã quên hết lời dặn dò của các cha giáo, không lo đọc sách đạo đức, cũng chẳng thuộc thêm một câu kinh thánh nào. Mà thay vào đó lại nhồi nhét vào tâm hồn bao nhiêu thơ tình Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Nguyên Sa....Lớn thêm một chút, buổi tối rảnh rỗi, nếu như còn sống trong TCV phải ngồi trầm ngâm viết bài suy niệm, lại để tâm hồn lãng đãng mơ mộng ngồi viết thư tình cho bạn gái. Nghiền ngẫm bao nhiêu pho truyện kiếm hiệp, thuộc làu tính cách các nhân vật nổi tiếng của Kim Dung mà chẳng một lần ngó ngàng đến bất cứ cuốn sách đạo đức nào.

Thật sự bao nhiêu năm trước em như "Người nô lệ da vàng" của TCS, ngủ quên trong căn nhà nhỏ của tâm hồn mình. Nhìn lại quãng đời trưởng thành, em thấy mình có bao nhiêu điều để nhớ trong đời, nhưng lại quên một điều quan trọng duy nhất: "quên đi tu". Bao nhiêu năm sau, tỉnh ngộ nhớ ra thì đã quá muộn màng... Những kỷ niệm của một thời thánh thiện như ngủ quên trong khu vườn ký ức. Có lẽ vì chẳng được ai nhắc nhớ. Giá mà có người bạn học thời trung học như Đức cha Long thì có lẽ em cũng được lây lan chút ít ơn Thiên triệu của ngài. Còn nếu không thì ngồi gần bác Vũ Đức Sáng cũng được, hy vọng có thêm tí ơn "Sáng soi" của Chúa Thánh thần soi dẫn cho đi tu. Nhất là gần gũi các bậc đàn anh như cha Tân, học theo ý chí quyết tâm theo Chúa của ngài, thì có lẽ cuộc đời em hôm nay đã đổi khác rồi !? Mà không phải chỉ riêng em, trong số các bạn lớp Đa Minh ở TCV sống tại vùng Hố Nai, hình như chẳng có tên nào nghĩ đến đi tu. Đời sống ở TCV ngày trước như đã đi vào tiền kiếp, chẳng còn lưu lại một chút vết tích gì trong lòng.

Diễn đàn TCV đã làm em chợt bừng tỉnh, đánh thức dậy bao nhiêu kỷ niệm của thời niên thiếu, tưởng chừng như mãi mãi chôn dấu tận đáy tâm hồn.

Nhiều khi em tự hỏi sao mình chỉ sống có 8 tháng trời ngắn ngủi trong TCV, có là bao nhiêu đâu, mà sau bao nhiêu năm xa cách, tình yêu thương quyến luyến với mái trường xưa bỗng dưng sống lại mãnh liệt trong tâm hồn, cộng thêm cả tình thân ái với những người anh em dù chưa một lần gặp gỡ. Phải chăng vì sau khi đời sống trải qua bao phong ba, chúng ta mới nhận ra ngày tháng tu đức thuở xưa là những tháng ngày thánh thiện tuyệt hảo nhất trong đời và để lại trong tâm hồn chúng ta những dấu ấn thiêng liêng khó phai mờ. Tâm sự ấy của chính mình thật khó hiểu! Nhưng em đã tìm được một người anh em đồng cảm, bác Bùi Xuân Dương (Điệp)...

Có lẽ không có ai trong anh em chúng ta, viết những lời tâm tình tuy đơn sơ ngắn ngủi nhưng chân thành bằng anh Dương (Điệp). Những lời của anh thật sự xuất phát từ trái tim đầy thương mến tình huynh đệ Phao Lô. Anh tự nhận mình "là một người con rất lạ trong đại gia đình". Anh Dương (Điệp) cũng chỉ học một năm ở Phú Nhuận, anh cũng chưa từng ở Phước Lâm hay Xuân Lộc, và anh còn rời xa mái trường TCV lâu hơn em nhiều! Anh thú nhận rằng anh "mở diễn đàn hằng ngày để gắn bó với anh em" và từ khi anh tìm trở lại mái nhà Phao Lô, anh thấy "một điều rất rõ ràng là tình thân yêu anh em dành cho nhau thật nồng ấm". Có lần nào nhân dịp bác Đinh Cao Thắng sang New Orleans, cùng với anh Hùng 31, và anh Dương (Điệp) tâm sự với nhau suốt một ngày trời. Trong anh em chúng ta đây chắc chắn còn vô số người đầy tâm sự như anh Dương (Điệp), nhưng không có điều kiện, phương tiện để tiếp cận với gia đình TCV. Nhất là rất nhiều người đồng cảm như anh Dương (Điệp) nhưng chúng ta không diễn tả hoặc nói nên lời được thôi.

Hoặc như bác Hoàng Văn chẳng hạn, bác ở TCV Phao Lô có mỗi một năm, ăn cháo gà nhà bệnh được ít tháng là chạy mất qua bên TCV Xuân Bích. Vậy mà trong ký ức của bác Tư vẫn còn tràn đầy những kỷ niệm của thời TCV. Bác vẫn thuộc tên, gọi từng "nick name" của các bạn bè, và nhận ra mỗi khuôn mặt của những bạn bè qua các tấm hình xưa. Tâm hồn bác vẫn còn dào dạt thương mến anh em, và chia sẻ với anh em từng ngày với bao tâm tình thật gần gũi. Bác là thành viên tích cực nhất của diễn đàn TCV, là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự thành công của buổi họp mặt năm nay!

Nhân ngày hội ngộ năm nay, LM nhạc sĩ Kim "Top" đã cảm hứng sáng tác nên ca khúc "Tắm lại dòng sông":
"Không ai tắm hai lần trong một dòng sông
Đời anh có một thời ở nhà Phao Lô
Mấy mươi năm xa rời mái trường
Mỗi một lần hội ngộ tri âm
Tựa một lần tắm lại dòng sông"

Những người bạn, người anh em đều có một thời chung sống, lớn lên bên nhau và cùng chia sẻ một dòng sông dĩ vãng. Mỗi lần chúng ta gặp gỡ là một lần để ký ức trôi lại dòng sông kỷ niệm, ôn lại những năm tháng ngày xưa yêu dấu. Dù đã bao năm, tưởng đã phai nhoà nhưng mỗi lần nhắc lại, như là mới ngày hôm qua. Thật hạnh phúc khi chúng ta lại được cùng nhau lang thang trong khu vườn kỷ niệm thơm ngát hương xưa ấy.

Anh Hùng 31 chia sẻ một câu nói thành thực của anh Minh Vồ: "cố gắng gặp lại nhiều anh em trước khi về chầu Chúa..." làm em nhớ một đoạn thơ tình của Nguyên Sa:
"Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa,
Gặp hai hôm thành "nhị hỉ" của tâm hồn.."

Biết ra sao ngày sau?! Chúng ta chẳng biết được ngày mai, tương lai của 3 năm nữa, rồi đây chúng ta có còn có dịp nhìn thấy nhau đông vui như ngày hôm nay không? Chẳng biết ai trong chúng ta sẽ là người "bỏ cuộc chơi" trước?Thôi cứ vui với niềm vui trong tầm tay và sống hết tình bên nhau với "nhị hỉ" có được hôm nay, để rồi chẳng bao giờ phải tiếc nuối...

Trong lúc em ngồi viết bài này, nghe vang vọng bài hát "Đêm thấy ta là thác đổ" của TCS mà lòng thấm thía. Đời sống càng lớn lên, càng hiu quạnh và càng nhiều chán chường, cuộc sống ngày thêm "ơ hờ" vì "đời ta hết mang điều mới lạ". Niềm vui có đôi khi chỉ tìm thấy trong mộng mị, "tỉnh ra có khi còn nghe" như "thác đổ" những âm vang đầy tiếc nuối trong lòng. Đôi khi chúng ta ngồi trầm mặc nhớ đến những kỷ niệm êm đẹp trong đời như những "đứa trẻ nhớ nhà", nhớ từ những con phố xưa cũ, cuộc tình xa và bao kỷ niệm êm đềm thời học trò. Gặp lại bạn bè thuở thiếu thời, làm tâm hồn chúng ta "chợt thấy vui như trẻ thơ". Tâm hồn mình tưởng đã khép lại, nhưng may mắn đôi khi đời sống này vẫn có những "đốm lửa được nhóm trong khu vườn khuya" với bạn bè vây quanh, làm lòng mình ấm áp lại.

Chỉ đến với Đại hội chúng ta mới cảm nghiệm được tình cảm thiêng liêng gắn bó giữa những người con thân yêu của gia đình TCV XL với nhau. Chúng ta có thể biết chắc điều này, vì đã được chứng thực qua lần gặp gỡ đầu tiên ở Atlanta. Các bác cứ ngồi đọc lại "Nhật Ký Đại hội Atlanta" đi, để thấy rằng tình cảm yêu thương anh em chân thực biết bao, và thời gian gần gũi hai ngày trời cũng chẳng là bao, so với bao nhiêu vấn vương để lại sau những ngày chia tay. Cứ thấy được sự bồi hồi lưu luyến lúc chia tay của lần gặp gỡ trước mà chúng ta quý trọng và sống hết tình bên nhau trong những giờ khắc gặp gỡ hôm nay.
(www.tcvphaolo.net/index.php?option=com_kunena&view=topic&catid=21&id=41301&Itemid=109&limitstart=0)

"Trăm con tim - Một Gia đình". Đại hội hải ngoại là một cuộc hội tụ của những trái tim thương yêu, của một sự trở về mái nhà TCV xưa yêu dấu cho tất cả anh em và bè bạn. Dù mái trường xưa của chúng ta không còn, nhưng gặp gỡ nhau để chúng ta được sống lại không khí sinh hoạt ngày trước, và cùng nhau hát lại những bài thánh ca quen thuộc năm nào. Chúng ta tạm quên đi những lo toan, muộn phiền của đời sống này, để thả hồn về dĩ vãng thuở xưa. Ngồi nói chuyện xa xưa, cùng bạn bè thân quen gợi nhớ lại những kỷ niệm đầu đời. mà thấy tâm hồn ngọt ngào, lắng dịu . Có những ký ức vụn vặt, đơn sơ mà chỉ người trong cuộc mới cảm được sự thú vị khi gợi nhớ về. Anh Hùng 31 từng viết về những lần gặp gỡ: "chúng tôi hót như sáo. Những chuyện xưa cũng như chuyện mới nổ như bắp rang, vợ con nghe thấy chẳng có gì hay thế mà các bố tán cả ngày lẫn đêm không biết chán".

Thật cảm phục sự nhiệt tình của quý anh em từ phương xa về tham dự Đại hội. Nhất là các anh chị đến từ quê nhà, đã phải trải qua bao nhiêu thủ tục giấy tờ nhiêu khê. Hy sinh rất nhiều thời gian và "thóc lúa" để đến gặp mặt bạn bè. Vượt qua một chặng đường dài đầy mỏi mệt, với thời tiết, giờ giấc trái ngược và bao nhiêu bỡ ngỡ trên xứ lạ.

Nói chi xa xôi, chỉ hai bác Hoàng Văn và Hữu Thể ở xứ Cà ná thật lạnh nhưng tình thì quá nồng thắm. Hai bác "Ếch" và "Nhái" này mang cả MBT theo. Dù hai bác làm "business" cho riêng mình, nhưng đều bỏ ra gần cả tuần lễ nghỉ dịch vụ thương mại của mình trong mùa hè đang đắt khách để đến với anh em. Chắc chắn hai bác đã đặt tình huynh đệ trong gia đình Phao Lô lên trên tất cả và trân quý những ngày hội ngộ biết bao. Bác Văn còn lỉnh kỉnh mang thêm "hàng xách tay" để làm quà cho anh em. Rất cảm động và quý mến tấm chân tình của hai ông anh từ lục địa Bắc Mỹ này.

Nhưng quan trọng nhất là chúng ta chân thành cảm ơn công lao các bác huynh trưởng trong ban tổ chức Đại hội. Dù công việc cá nhân bận rộn, nhưng các anh đã đứng ra nhận lãnh trách nhiệm, bỏ bao nhiêu công sức để phục vụ anh em. Trong kinh "Mười bốn mối", các bác đã làm 3 điều trong "Thương xác bẩy mối":
Thứ nhất: cho kẻ đói ăn.
Thứ hai: cho kẻ khát uống.

Thứ năm: cho khách đỗ nhà
Lỡ anh em nào ở VN sang thất lạc va li, thiếu thốn áo quần, các bác ráng làm thêm điều thứ ba nữa: "cho kẻ rách rưới ăn mặc".

Hy vọng em sẽ gặp lại Nhật trong ngày Đại hội. Nhật là người bạn đặc biệt của lớp Đa Minh, em chưa hề gặp lại Nhật từ ngày TCV ly tán. Trong ký ức của em, Nhật hồi xưa ở TCV học giỏi và rất đạo đức. Nhớ năm ngoái gặp Đặng Minh Huân sang đây thăm hai cô con gái du học, tự dưng Huân nhắc đến Nhật và nói về Nhật như sau:"nhìn ông ấy cầu nguyện, người cứ như phát ra hào quang vậy". Dáng của Nhật đi đứng khoan thai, còn lúc cầu nguyện, đầu lệch qua một bên, gương mặt như xuất thần. Nói chung, ngày ấy Nhật có tương lai triển vọng làm linh mục có lẽ ...hơn cả Đức cha Long...Không biết bác Vũ Đức Sáng có sang đây gặp mặt anh em không? Chức "Phó ban vệ sinh Đại hội" có lẽ vẫn còn trống đợi bác sang đảm trách. Gia đình bác Sáng mới đi Tây Âu du lịch cả tháng, không biết bác còn "vacation" để đi chơi nữa không? Ngoài ra theo em biết, lớp Đa Minh còn có Vũ Hoàng Chương ở Houston, Sơn ở San Jose, Phùng Quang Thiên (con cha Giản) ở Stockton (CA)... Cầu mong lần tới sẽ có các bạn về tề tựu đông đủ.

Như những người dân Do thái thuở xưa, phải mất 40 năm trong hoang địa để đến vùng đất hứa, anh em chúng ta cũng phải trải qua 40 năm trường để có một ngày sum họp đông đủ hôm nay. Hành trang của mỗi người chúng ta cho ngày họp mặt sẽ là một trái tim rộng mở yêu thương và tâm tình cảm tạ, để mỗi gặp gỡ của từng người sẽ hoà vào niềm vui chung cho mọi người trong tình thân ái bao la.

Hy vọng sau ngày đại hội, những hương hoa ngọt ngào của tình huynh đệ và cung lòng mến thương sẽ còn lưu lại mãi trong tâm hồn mọi người. Để rồi "mai sau dù có bao giờ", một lúc nào trong đời tưởng nhớ lại những ngày vui hội ngộ, tâm hồn tất cả chúng ta đều vương vấn mãi những lò hương xưa, tơ lòng tuyệt diệu của ngày đoàn viên năm nay.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1
  • 2


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012