Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: MỘT THỜI ĐI TU

MỘT THỜI ĐI TU 6 years 2 months ago #63231

.
TRANG TƯỞNG NIỆM

Ngày 13-01-1966, Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn về chấp chính địa phận Xuân Lộc. Ngay năm đó Người quyết định xây dựng nhà thờ Chính Tòa, Tòa Giám Mục và Tiểu Chủng Viện Xuân Lộc.
Trong thời gian chờ đợi xây dựng Chủng Viện, Đức Cha gửi chủng sinh học tạm lần lượt tại Chủng viện Phú Nhuận, Vũng Tàu và Phước Lâm. Vì “Chủng viện là con ngươi của Giám Mục” nên Người chọn những vị giỏi nhất về dạy chủng sinh...Để kết thúc loạt bài hồi ký này, con xin cùng quí cha và anh chị em CCSXL thắp một nén nhang tưởng nhớ công ơn của quí Đức Cha và quí Cha Gíao đã qua đời. Xin Chúa giàu lòng thương xót dẫn đưa các Đấng về hưởng phúc trường sinh.






Đức Cha GIUSE LÊ VĂN ẤN,
Giám Mục tiên khởi địa phận Xuân Lộc.

DCAN.jpg



Tiểu sử (Trích từ trang GP Xuân Lộc)

“Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn sinh ngày 10 tháng 09 năm 1916 tại Giáo xứ Thác Đá Hạ, thuộc quận Bồng Sơn, tỉnh Bình Định. Cụ thân sinh là ông Lê Đồ, thầy bốn tháp tùng Đức Cha Cuénot, và bà thân mẫu Đào Thị Sự , một cựu nữ tu. Cả hai ông bà Cố đều thuộc dòng dõi các Thánh Tử Đạo. Khi lên 13 tuổi, cậu Lê Văn Ấn dâng mình vào chủng viện Làng Sông.
Năm 1938 Thày Lê Văn Ấn được Đức Cha Tardieu và hội đồng Giáo phận giới thiệu đi du học tại trường Propagande ở La Mã.
- Ngày 10-03-1944 Thày được Đức hồng Y Fumasoni Biondi truyền chức Linh mục. Trong thời gian du học, Linh mục Lê Văn Ấn đã tốt nghiệp tiến sĩ Thần học tại La Mã. Sau đó tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học ở Pháp và du hành nghiên cứu tại Anh Quốc trong 1 năm. Ngài thông thạo rất nhiều ngôn ngữ.
- Năm 1948 Ngài hồi hương, và được cử làm cha sở Giáo xứ An Ngãi ở Quảng Nam.
Năm1956, Ngài được thăng chức chánh xứ Đà Nẵng, và Hạt Trưởng Đà Nẵng. Ngài đã xây dựng nhiều cơ sở tôn giáo nổi bật là trường trung học Sao Mai Đà Nẵng.
- 09-01-1966, Cha Giuse Lê Văn Ấn được tấn phong Giám mục tại nhà thờ Chính Toà Đà Nẵng với khẩu hiệu: “Hãy giết mà ăn”. (Cv.10,13)
- 13-01-1966 Ngài chấp chánh Giáo Phận Xuân Lộc mới được thành lập.
Ngài làm Giám mục 09 năm và qua đời ngày 17-06-1974. Hưởng thọ 58 tuổi. 35 năm linh mục”.(sic)

Đức Cha có công khai phá, xây dựng nền móng cho địa phận Xuân Lộc, xây nhà thờ Chính tòa, Tòa GM, Tiểu Chủng viện Phaolô, trung tâm Đức Mẹ Bãi Dâu, Tượng Chúa Kitô Vua núi Tao Phùng…
Anh em 3 lớp lớn còn nhớ đầu niên khóa 1968, Đức Cha tới thăm Chủng viện Phước Lâm. Dáng người cao lớn, phúc hậu, tay cầm ba-toong, người đi đâu chú cẩu Fidel cũng đi theo. Đức Cha tươi cười chụp hình với cả Chủng viện và chụp riêng với từng lớp.

Những năm ở Xuân Lộc, ngày mùa, anh em chủng sinh cùng với cả địa phận đi gặt lúa tại cánh đồng Suối Cát. Lúa gặt về phơi tại sân bóng rổ Chủng viện. Có chú nào nghịch hư chiếc máy quạt lúa. Đức Cha bảo: “Đứa nào nghịc hư chiếc mái xai lúa của tui? Nhốc nó dô cầu tiu”. Cha GĐ thúc mấy chú dơ tay cho Đức Cha nguôi giận. Người chỉ răn đe vậy thôi chứ không phạt đứa nào.
Để nhớ ơn Đức Cha, Cha GĐ cho trồng cây kiểng màu xanh, nâu phía trước hồ Đức Mẹ, xếp theo hàng chữ: “ĐỊA PHẬN GHI ƠN ĐỨC CHA TIÊN KHỞI”.

Năm 1974, Đức Cha qua đời, để lại thương tiếc cho toàn địa phận. Trong dịp đại tang, có một hiện tượng lạ: chú chim bồ nông thật to đậu trên Thánh Gía tháp nhà thờ Chính Tòa Xuân Lộc, quay đầu về phía TGM. Các chú phó nhòm rửa hình bán, thu tiền kha khá. Theo truyền thuyết, loài chim này trong những ngày đói kém dám mổ lấy thịt máu mình nuôi đàn con. Thật ly kỳ, khẩu hiệu GM của ĐC là “Giết mà ăn”.
Đang kỳ nghỉ hè,Chủng viện thông báo gọi chủng sinh về dự lễ an táng Đức Cha.Chú nào không về đều bị loại. Đó là bài học về lòng biết ơn.

Đức Cha Giuse còn giữ chức Tổng Tuyên úy QLVNCH, với quân hàm tướng lãnh.

Mới đây tôi gặp một cụ tự xưng là em cha Lê Đức, bí thư của ĐC Giuse. Thời ấy ông là cảnh sát đặc biệt, ở luôn trong TGM để bảo vệ ĐC. (Ông kể: cha Lê Đức vượt biên mấy năm sau biến cố 1975 và mất tích từ đó).

Lễ giỗ ĐC Giuse:






Đức Cha Đaminh NGUYỄN VĂN LÃNG

DCLANG.jpg

Tiểu sử (Trích từ trang GP Xuân Lộc)

“Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng sinh ngày 14-11-1921, tại làng Xuân Hòa giáo phận Bắc Ninh, trong một gia đình lễ giáo. Năm 14 tuổi, cậu Lãng được vào học tại Tiểu Chủng Viện Lạng Sơn. Mãn Tiểu Chủng Viện, Thầy Lãng được gửi vào Đại Chủng Viện Xuân Bích, Hà Nội. Năm 1945, Đại chủng viện đóng cửa, thầy bị gián đoạn việc học, năm 1947, Đức Cha Lạng Sơn gửi Thầy vào dòng ĐaMinh để theo học thần học tại học viện dòng Chúa Cứu Thế Nam Đồng.

- 21-05-1951 Thầy được Đức giám mục Trịnh Như Khuê phong chức Linh mục tại Hà Nội. Sau đó Cha được cử đi coi xứ Tiên Nha và Đại Lãm.

- 1955 Cha được gửi đi du học Roma.

- 1958 Cha đậu Tiến sĩ Giáo Luật.

- 1959 Cha du học bên Anh rồi trở về nước, lần lượt được cử làm giám đốc tiểu chủng viện Lạng Sơn di cư.

- 1961 Cha giữ chức Bí thư Toà Giám mục Long Xuyên.

- 1971 Cha du hành qua nhiều nước Âu Mỹ để nghiên cứu về giáo dục chủng sinh.

- 1972 Cha là Giáo sư Đại chủng viện thánh Thomas Long Xuyên.

- 11-08-1974 Cha được phong giám mục tại Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn do Đức Hồng Y Angelo Rossi chủ phong, với khẩu hiệu Giám mục: “Con Trông Cậy Chúa”.

- 04-09-1974 Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng chấp chánh giáo phận Xuân Lộc. Ngài nối tiếp các công việc của Đức cha cố Giuse Lê Văn Ấn để lại và hướng dẫn Gáo phận Xuân Lộc trên đường phát triển, sau khi chiến tranh chấm dứt và thống nhất Đất Nước.

- 22-02-1988 Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng qua đời đột ngột tại bệnh viện Hố Nai, hưởng thọ 67 tuổi, sau 14 năm làm Giám mục Xuân lộc , để lại muôn vàn thương tiếc cho Giáo phận”.(sic)


13 năm GM, Đức Cha dành trọn cho địa phận Xuân Lộc với muôn vàn khó khăn, gian khổ và thử thách nghiệt ngã của buổi giao thời, của những thành kiến sai lầm về tôn giáo. Nhưng nhờ ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn, với tài lãnh đạo khôn ngoan của Đức Cha Đaminh, Giáo hội vẫn đứng vững như cây cổ thụ trước phong ba bão táp, vẫn âm thầm phát triển. Hạt giống Đức tin từ cây Giáo hội vẫn tung bay phân tán đi khắp nơi nơi. Gió bão càng to, hạt giống càng lan tỏa và nảy mầm trên khắp quê hương. Nhiều ngôi nhà nguyện bằng tre, tranh, gỗ, lá mọc lên ngay trên vùng “kinh tế mới” là nơi con người bị thử thách khắc nghiệt cả về tinh thần lẫn vật chất. Nhiều nơi “tu chui” được âm thầm dựng lên: rẫy Bảo Toàn, TCV thánh Phaolô, ĐCV Gia Yên, Tu hội TĐN và nhiều nhóm tu nho nhỏ khác ở rải rác trong các xứ đạo.
Tôi được hân hạnh ở gần Đức Cha Đaminh và cùng chia sẻ với Ngài những giây phút thử thách cam go nhất…Thời đó trên toàn địa phận, không có nhà thờ nào được xây dựng, nhưng nhiều ngôi thánh đường nho nhỏ mọc lên nhan nhản trong tâm hồn người ta…và địa phận Xuân Lộc phát triển thành địa phận lớn nhất Việt Nam.


Đức Cha Phaolô Maria NGUYỄN MINH NHẬT

gmnhat.jpg

Tiểu sử (Trích từ trang GP Xuân Lộc)

“Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật là vị Giám mục thứ ba của Giáo phận Xuân Lộc. Ngài sinh ngày 12 tháng 09 năm 1926 tại Phát Diệm. Thụ phong Linh mục ngày 07-06-1952. Du học Canada, Ngài tốt nghiệp M.A. Lịch Sử Các Tôn Giáo.

Ngày 16-07-1975, Ngài được tấn phong Giám mục phó Giáo phận Xuân Lộc với khẩu hiệu: “Phục vụ Chúa trong hân hoan” . Sau khi được tấn phong, Đức Cha phó vẫn ở tại Tu viện Tông Đồ Nhỏ do Ngài sáng lập ở Bạch Lâm. Đến ngày 26-10-1984, Ngài được rời về Tòa Giám Mục Xuân Lộc.

Ngày 22 – 02 - 1988, khi Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng qua đời, Ngài lên kế vị Đức cha tiền nhiệm sau 13 năm làm Giám mục phó (1975 - 1988). Ngài đã thể hiện trong cuộc sống tất cả chí hướng đời mình là phục vụ Chúa trong hân hoan.

Từ gia đình của Ngài, Thiên Chúa đã chọn 3 trong 4 người con để phục vụ Hội Thánh. Ngài có một người em trai là Linh mục Nguyễn Lân Mẫn, Tiến sĩ giáo dục, giáo sư Đại Chủng Viện Huế. Và Sơ Nguyễn Thị Chuyên, dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp nay ở Hoa Kỳ.

Trong 32 năm Giám mục (1975 - 2007). Đức Cha Phaolô Maria đã được bầu làm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hai nhiệm kỳ: Khoá IV và V, Ngài đã thực hiện nhiều việc lớn, canh tân đời sống tinh thần cho giáo dân, tu sĩ, chủng sinh, linh mục, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất: Trung Tâm hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu, trùng tu tượng đài Chúa KiTô Vua, núi Tao Phùng.

Đức Cha Phaolô Maria sau những ngày tháng dài đau bệnh, trước khi qua đời, Ngài đã viết Tờ Chúc Thư, tự tay ngài viết những điều này để nói lên những ý nguyện cuối cùng của ngài. Ngài tỏ bày:

“- Lòng tôn kính yêu mến tôn thờ Thiên Chúa, lòng yêu mến Đức Trinh Nữ Maria, mà tôi đẽ được hiến dâng cho Người từ khi tôi còn trong lòng mẹ và tôi đã được sinh ra đời vào chính ngày lễ kính Thánh Danh Đức Mẹ (12.09.1926). Tôi mang tên Maria của Người và muốn thuộc về Người trọn vẹn và mãi mãi.

Tôi tin cậy và yêu mến thánh cả Giuse, mẫu gương khiêm nhường và phục vụ hằng bảo trợ tôi và giáo phận: Thánh Phaolô Tông đồ, bổn mạng tôi và là mẫu gương tông đồ tôi bắt chước.

- Tôi yêu mến Giáo Hội Mẹ Roma, Công Giáo và Tông truyền, tuân theo và tin phục mọi điều Giáo hội dạy. Tôi yêu mến và hoàn toàn vâng phục Đức Thanh Cha là đại diện Chúa Kitô nơi trần gian..”

Ngài cám ơn Đức Cha Phụ tá, cha Tổng Đại diện và các cha, các cộng sự viên nhiệt thành và tận tụy để phục vụ ích chung; Cám ơn các tu sĩ nam nữ, chủng sinh và đoàn chiên Chúa giáo phận Xuân lộc mà ngài đã suốt đời phục vụ trong nhiệm vụ chủ chăn. Xin Chúa trả công bội hậu cho anh chị em đã bằng mọi cách giúp đỡ ngài chu toàn sứ mạng chủ chăn hèn mọn của anh chị em.”

Ngày 12.10.2004 , Đức Cha Phaolô Maria Bổ Túc Tờ Di Chúc, ngài viết:

“- Tôi ước ao các Cha Tu hội Tông Đồ Nhỏ tiếp tục tinh thần tông đồ nhỏ.

- Tôi ước ao lập một khu tĩnh tâm tại trụ sở tu hội để các linh mục tu sĩ và giáo dân các nơi về tĩnh tâm.

- Thao thức lớn nhất của tôi là có một giám mục kế vị mà tôi ao ước xin Toà thánh cho cha Tổng đại diện Đaminh Nguyễn Chu Trinh nhận trọng trách này.

- Tôi cũng rất mong có thêm Giáo phận mới tại Vũng tàu mà Đức cha phụ tá sẽ làm Giám mục tiên khởi.

- Tôi mong nhiều điều và tôi đã trao tất cả cho thánh Giuse: như có Chủng Viện, có linh mục. (…)

- Tôi cám ơn Giáo hội, Giáo phận, cám ơn mọi người thân của tôi và các cộng sự viên của tôi những năm qua. - Tôi sống tinh thần đã dạy các con cái mình: Vui nhận phận mình, và tôi rất hân hoan phụng sự Chúa.

- Tôi bình an ra đi.”

Đức Cha Phaolô Maria đã an nghỉ trong Chúa ngày 17 – 01 - 2007 . Hưởng thọ 81 tuổi”.
(sic)

“Đức Cha PM Nguyễn Minh Nhật, người mẹ hiền của tôi”. Đó là tựa đề bài tưởng niệm của nhà văn Duy An (Tuyết Hầy) viết về Cha Linh Hướng thân yêu mới qua đời. Sau khi ĐC Phaolô mất, tôi viết một bài, cũng gọi Người là Mẹ Hiền, dù lúc đó tôi chưa hề đọc bài của Duy An. Chính lòng nhân từ, dịu dàng của Cha LH đã khiến chúng tôi không hẹn mà hò, cùng ví Ngài như người mẹ hiền của đàn con chủng sinh Xuân Lộc.
Tất cả anh em CCSXL, từ lớp anh cả Toma cho đến lớp út Đaminh đều được Đức Cha làm linh hướng. Nhớ mãi buổi “nguyện ngắm” đầu tiên tại phòng học chung TCV Phước Lâm. Toán lính mới tò te lớp đệ thất năm 1968 há hốc mồm nghe cha LH chỉ dạy phương pháp nguyện ngắm. Ngài giảng giải rất cụ thể và sinh động: “Các con nhìn lên ảnh Đức Mẹ bế Chúa Con đang treo trên tường đây. Các con có nhận xét gì không? – Mẹ âu yếm ôm chặt Con vào lòng, chứng tỏ Mẹ yêu Con dường nào! – Con cũng ôm Mẹ và lắng nghe lời Mẹ…Chúng ta là con của Đức Mẹ nên cũng được Mẹ yêu thương chăm sóc như thế…”
Nhớ mãi những lần “bàn việc linh hồn”. Mỗi tháng một lần, chủng sinh phải bỏ giấy xin bàn việc linh hồn vào thùng trước phòng Cha LH. Hôm sau Cha treo lịch hẹn giờ. Tên nào lười chưa bỏ giấy sẽ bị nhắc nhở…Mấy lần đầu run lắm. Sau thấy Cha rất hiền nên không việc gì phải sợ. Chiều chiều Cha con đi dạo hành lang, thổ lộ tâm tình…

Nhớ mãi những buổi đi dạo sau cơm tối. Từng bầy chủng sinh bu quanh Cha LH như bầy ong bu quanh ong chúa. Khi Cha bước đi, cả bầy di chuyển theo. Tất cả bị “hấp dẫn”vì khuôn mặt tươi cười rạng rỡ, vì Ngài quan tâm hỏi han từng đứa học trò, vì những câu truyện Ngài kể lý thú làm sao!

Lễ tang ĐC Phaolô Maria







TCV PHÚ NHUẬN
(Nguồn tin: anh Bùi Đức Hùng)

Cha Giám đốc Giuse NGUYỄN DUY PHƯỢNG là cha bảo trợ của ĐC Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật. Năm 1974 anh em lớp Tôma đang học Triết tại ĐCV Saigon có đến dự lễ an táng Cha ở Phú Nhuận.

Cha Antôn NGUYỄN NGỌC BẢO dạy Nhạc, là cha bảo trợ của anh Nguyễn Đình Dũng, Hiệp XO, Hùng 34. Cha sang Mỹ năm 1975 và mất năm 2015.

Cha Augustino NGUYỄN VĂN TRA, giám thị, dạy môn Toán Đại Số.

Cha TRẦN TRUNG LƯƠNG dạy Việt Văn.

Cha HOÀNG dạy Vật Lý, Hóa Học.

Cha NHUẬN dạy La tinh.

• Cha trẻ nhất mới qua đời mấy tháng trước tại Sài gòn (Anh Phán và cha Sứ có đi thăm viếng và dự lễ an táng) là cha Gioan PHẠM NĂNG TRÍ, cha giáo Anh Văn.

TCV PHƯỚC LÂM

Cha Giám Đốc Gioan Baotixita MAI VĂN ĐIỆU

Ký ức của tôi về Cha chỉ gói gọn trong hai sự kiện vì khi tôi vào Chủng viện thì Ngài đã đi coi xứ:
Trước năm 1967, Cha làm hiệu trưởng trường trung học tư thục Monica, Gia Kiệm. Khoảng năm 1960, trường được xây mới 3 tầng lầu, là ngôi nhà vĩ đại nhất vùng Gia Kiệm. (Ngày nay nhìn lại thấy nó nhỏ tí). Lễ khánh thành kéo dài mấy ngày, có mời đoàn xiếc và đoàn võ thuật Vovinam từ Sài Gòn về trình diễn.
Năm 1968 tôi dự thi vào Chủng viện Phước Lâm, lúc ấy Ngài còn làm Giám đốc. Ngài luôn luôn mặc áo chùng thâm thay cho áo soutane. Đầu húi ca-rê bốc. Dáng người nhanh nhẹn. Cặp mắt sáng. Nét mặt vui tươi toát lên vẻ thánh thiện.
Ấn tượng nhất là lúc Ngài dâng lễ. Thời ấy còn làm lễ bằng tiếng La-tinh, cha quay lên, mặc áo lễ cứng, tròn như mu con rùa. Thỉnh thoảng Cha làm động tác rất đẹp: hai cánh tay giang rộng, toàn thân xoay một vòng 360 độ về phía giáo dân, nét mặt tươi cười rạng rỡ như hoa nở, miệng đọc : “Dominus vobiscum”. Cử chỉ đó nói lên một thông điệp: Chúa là nguồn hạnh phúc. Ngài đang ở với anh chị em.
Năm 1968 Cha đi coi xứ Dũng Lạc, Bà Rịa. Anh hai chánh tràng Huỳnh Ngọc Xinh (là con của Cha) cho biết ngày Cha qua đời là 22/03/1976.

TCV XUÂN LỘC

Cha Gioan Maria PHẠM QUANG TỰ.

CIMG3903.jpg

Ngài tu dòng Đồng Công trước khi chuyển sang địa phận Xuân Lộc, đã chịu chức bốn nên gọi là thày Bốn Tự. Có trò nghịch ngợm gọi là “rốn bự”.Cha Cháng tràng nhận xét: “Thày Tự làm Giám luật nhưng rất hiền và nhân hậu, hay bị học trò qua mặt”.Sau khi chịu chức linh mục, Cha dạy tiếng Latinh và Công dân. Cha ngỏ ý muốn nhận “Thánh Loi” làm con, nhưng tiếc rằng “ván đã đóng thuyền”.Sau năm 1975, Cha đi coi xứ tại Phước Lý. Cha qua đời ngày 04/08/2012, an táng tại giáo xứ Đaminh, Tam Hiệp.


Cha Giám Đốc Gioan PHẠM ĐÌNH NHU

21.jpg

Tiểu sử:
Sinh năm 1928 tại Hướng Đạo, Kim Sơn, Ninh Bình
Thụ phong Linh mục ngày 07.03.1959 tại Sàigòn
Linh mục gốc Phát Diệm, nhập Gp. Xuân Lộc
Nguyên Giám Đốc Tiểu Chủng Viện Xuân Lộc (trước 1975)
Nhạc sĩ sáng tác bài Cầu Xin Thánh Gia.
Cha được Chúa gọi về lúc 05g45, thứ hai, ngày 13.03.2017 tại Trụ Sở Phát Diệm An Dưỡng Viện, Xóm Mới
Hưởng thọ 89 tuổi – Linh mục 58 năm.
Sau 7 năm làm Giám đốc TCV Xuân Lộc (1968-1975), Cha đi coi xứ Gia Yên, kiêm luôn GĐ ĐCV Gia Yên. Đây là ĐCV chui nên Cha bị bắt đi tù 10 năm. Ra tù,Cha về Long Thành phụ việc coi xứ với cha Phú.Cha về hưu tại Phú Nhuận. Những năm cuối đời, Cha bị bệnh tật hành hạ…Linh cữu Cha được chuyển về nhà hưu Gia Viên. ACE CCSXL đến kính viếng và dâng lễ cầu nguyện cho Người.Nhớ ơn Người, Cha Chánh tràng Ngô Công Sứ đưa Cha về an táng long trọng tại GX Xuân Lộc. Học trò CCSXL đi viếng và dự lễ an táng đông đủ.





Cha Giám luật Phêrô NGUYỄN VĂN GIẢN.

24390960988_be008a3b20_z.jpg

Ngoài chức Giám luật, Cha còn trông coi nhà bệnh, chăm sóc y tế cho chủng sinh. Sau năm 1975, Cha đi coi xứ Sao Mai, Vũng Tàu.
Ngày 28/4/2015 Cha mời anh em CCSXL về Sao Mai dự đại lễ mừng Kim khánh giáo xứ và 40 năm Cha làm chính xứ.


www.tcvphaolo.net/index.php?option=com_kunena&view=topic&catid=12&id=49875&Itemid=109

Cha được Chúa gọi về ngày 05/11/2017. Học trò CCSXL đi viếng đông đủ.




REQUIESCAT IN PACE
Last Edit: 6 years 2 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

MỘT THỜI ĐI TU 6 years 3 months ago #63210

.
NHẬT KÝ ĐH KIM KHÁNH TCVXL
Mai Nguyên Vũ
13620734_1061463647273631_1498137457280361636_n.jpg

12g30 ngày 22/7/2016.
Chuyến xe chở đầy anh chị em CCSXL bon bon trực chỉ Gia Kiệm. Chuyến xe đầy ắp niềm vui rạo rực của 40 anh chị em vùng Tam Hiệp, Hố Nai, chẳng khác gì những chuyến xe Lam hơn 40 năm trước chở chủng sinh tựu trường. Chỉ khác là những chú chủng sinh non choẹt thuở xưa, giờ đã 5 – 6 bó, con cháu đầy đàn và trong xe có thấp thoáng mấy bóng hồng được anh em thương gọi là “mẹ bề trên”.
Nhạc sĩ Đinh Tà Lả (ta là Đỉnh, lớp Savio) cô đọng khéo léo hai khẩu hiệu “Trăm con tim, một gia đình” và “50 năm, 1 mối tình” trong bài hát mang màu sắc du ca :“Năm mươi năm, một mối tình, tình gia đình là tình linh thiêng. Trăm con người, một cái nôi, một cái nôi tròn 50 tuổi đời”. Giai điệu nhẹ nhàng được anh chị em hát vang cùng với bài 50 năm hồng ân.
13g30 xe tới trụ sở Tông Đồ Nhỏ. Một chiếc băng-rôn lớn giang rộng chào mừng anh chị em về dự ĐH. Một số anh em đến trước ra chào đón anh em mới đến làm mọi người thêm ấm lòng và tăng thêm tính chuyên nghiệp cho ĐH.
Tu hội TĐN được cha Linh Hướng Nguyễn Minh Nhật thành lập, là nơi qui tụ các LM và chủng sinh theo đường hướng nên thánh bằng những việc nho nhỏ: hy sinh, cầu nguyện, làm việc bác ái, việc tông đồ... Trước kia, tu hội chỉ có hai dãy nhà, nay được mở rộng 2 héc-ta với nhiều phòng ngủ, hai nhà nguyện, nhà cơm, quán cà-phê… đủ phục vụ cho hàng trăm người tới tĩnh tâm. Đây từng là nơi tu học miệt mài, lao động vất vả và thử thách khắc nghiệt của anh em lớp Pio 10. Anh Hai Chánh tràng và ban tổ chức chọn nơi này vì đây là nơi ghi đậm dấu chân và hình bóng của cha Linh Hướng thân yêu.
14g, tiếng chuông của anh Ba Việt vang lên. Mọi người qui tụ về nhà nguyện, nghe anh Hai Chánh Tràng tuyên bố khai mạc ĐH. Một tên đeo kính lạ hoắc lướt qua rồi đứng bên Tloi. Tloi hỏi:
- Xin lỗi, anh lớp nào?
- Toma Thiện.
- Hử, Toma Thiện? Anh là…
- Vũ Quang Minh.
- Ôí trời ơi. Bạn cùng lớp mà không nhận ra.
Tôi dắt anh ta đến bên cụ Hiệp Láu xem hai người có nhận ra nhau không. Chịu chết.
Minh hỏi tôi:
- Anh này là ai ?
- Hiệp Láu đấy.
Minh về từ năm lớp 8 (1971). 45 năm không hề gặp lại vì bạn lập gia đình và sinh sống tại Sóc Trăng.
*******
16g, mọi người lên xe hướng về Núi Cúi, theo đường vào từ hướng giáo xứ Thống Nhất, nhưng vì xe chở chật cứng – ACE thích đông vui – sợ CSGT thổi phạt nên phải quay đầu lại đi theo đường vào Cây Gáo, do giáo dân Dốc Mơ xây dựng. Đường chưa trải nhựa nên hơi gập ghềnh. Khung cảnh khá giống trung tâm Bãi Dâu. Gió mát lồng lộng. Hồ Trị An trải dài. Ngôi nhà nguyện hiện tại sẽ thành nhà nguyện Thánh Thể. Còn khu đền chính trong tương lai có sức chứa 10.000 người nằm lưng chừng núi về phía hồ Trị An. Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh mau mắn nhận lời mời dâng lễ.
Anh em nhà Phaolô phụ trách hát lễ. Thế Thông tập hát và solo. Những giai điệu thánh ca quen thuộc hơn 40 năm trước lại vang lên: Ave Maria con dâng lời chào Mẹ, Linh hồn tôi tung hô Chúa,Dâng lên trước Thiên Tòa, Chúa là mục tử, Kìa ai. Sau thánh lễ, ACE chụp hình lưu niệm với Đức Cha và đoàn đồng tế.
13680995_1133035510076658_5033742997179211681_n.jpg

Giây phút cảm động đã đến. Mọi người ra ngoài sân, tập họp dưới chân Đức Mẹ, lần hạt ba chục (còn hai chục từng người đọc sau, y như truyền thống trong chủng viện), đọc kinh dâng mình cho Đức Mẹ. Cha giáo Bài thay mặt cha Linh Hướng ban phép lành. Bài ca muôn thuở vang lên: “Mẹ ơi con yêu Mẹ”. Tôi vừa mở miệng, nước mắt đã trào ra, có cái gì nghèn nghẹn chèn ngay lấy cổ, dù cố gắng đè nén nhưng đành chịu, không thể nào hát được dù chỉ một câu. Dĩ vãng 50 năm hiện về. Tôi thấy cha Linh Hướng ban huấn từ cuối ngày và ban phép lành cho chúng tôi. Nay người đã đi xa, không bao giờ trở lại. Tôi nhìn sang bên cạnh. Anh em tôi ngày xưa trẻ trung là thế, nay đã thành cụ già 60…Chủng viện ngày xưa cũng không còn. Buồn… Nhưng anh em CCSXL vẫn còn đây, vẫn trọn niềm tin yêu với Chúa, vẫn thắm tình anh em một nhà, đúng như khẩu hiệu chúng tôi đã chọn: 50 NĂM, 1 MỐI TÌNH.

Ngày xưa, anh em chủng sinh Xuân Lộc có nhiều người tham gia tu hội Tông Đồ Nhỏ. Hè đến, anh em lại khăn gói về tĩnh tâm, huấn luyện tại tu hội. Trong năm học, cha Linh Hướng chỉ là linh hướng. Còn tại Tông Đồ Nhỏ, Ngài kiêm tất tần tật. Tông Đồ Nhỏ thành chủng viện nho nhỏ. Cha Trần Minh Phú làm quản lý.Có cả các cha đàn anh như cha Chuyển, cha Yêng…về phụ việc. Tôi cũng là thành viên của tu hội nên được ăn cơm và qua đêm tại đây nhiều lần.
Riêng lớp Piox đã nhiều năm đổ mồ hôi và nước mắt, ăn cơm mòn bát, nhất là có những đêm lo xanh máu mặt với Đức Cha Phaolô, có anh suýt gửi nắm xương tàn tại mảnh đất Bạch Lâm này.

19g30, tiếng chuông anh Ba Việt vang lên. Anh chị em kéo nhau vào nhà cơm. Cha Chánh Tràng đọc:
- Xin Chúa chúc lành.
- Xin Chúa chúc lành.
- Lạy Chúa, xin chúc lành cho chúng con và những của ăn Chúa ban cho chúng con đây theo lòng rộng rãi của Chúa, chúng con sắp được lãnh nhận, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Mọi người im lặng nghe anh Hùng 36 đọc sách.
Cha Chánh Tràng nhận xét:
- Hôm nay chú Trần Phi Hùng đọc không hay, sẽ bị phạt.
Chúng ta hãy chúc tụng Chúa.
- Tạ ơn Chúa.
Mọi người ồ lên. Không biết là anh Hùng bị phạt lần hạt 50 hay cọ rửa wc.

*******
Bữa cơm tối nay lớp Toma Thiện vui mừng đón tiếp 3 con chiên lạc đàn. Hai Hào ở Hà Lan bay sang Úc tiễn chân em là Đức Cha Nguyễn Văn Long đi nhận giáo phận mới. Anh bay thẳng từ Úc về Việt Nam dự Đại Hội. Sáng 22/7 anh đi gom hết anh em vùng Gia Kiệm về nhà Bình Mập, ngả con dê béo ăn mừng. Tưởng rằng các bố đổ kềnh hết. Ơn Chúa, các bố còn nhớ đường tìm về Tông Đồ Nhỏ.
Con chiên lạc béo ú là Vũ Quang Minh, đi lạc 45 năm nay mới tìm về chuồng cũ. Anh rời chủng viện từ năm lớp 8. Quê Tam Hiệp, nhưng lấy vợ Sóc Trăng, bị người Miên yểm bùa nên hôm nay mới thoát ra được. Đây là chiến công của chàng Phan Đức Linh trước khi bay sang Hòa Kỳ.
Chiên lạc thứ 3 là Đức Cống. Người bé loắt choắt như con chuột nhắt nhưng lanh lẹ vô cùng. Trên sân cỏ chủng viện, Đức Cống vừa cướp được bóng của anh Vũ Đình Hiệu. Anh dắt bóng nhanh như tia chớp xẹt qua mặt Xinh Chồ. Đường bóng lắt léo lần lượt thoát khỏi cản phá của hai hậu vệ Hùng Lade và cụ lý Triết. Chàng nghiêng người, tạt ngang một cú thật điệu nghệ. Trái bóng vẽ một đường cong chui tọt vào góc chết bên trái khung thành. Thủ môn Trần Phi Hùng bó tay đứng nhìn như khán giả…
Về dự ĐH năm nay, anh chị em hải ngoại có: anh Phương lớp MVN, lớp Toma Thiện có Hai Hào và Minh Bẩu. Lớp PioX có Hùng Cọ, Nam Hà và chị Lành. Lớp G. Vianey có Đỗ Toán. Lớp Savio có anh Tuấn. Tiếc thay, gia đinh Tuyết Hầy phải trả lại vé vì thay đổi thời khóa biểu. Nhưng MBT Xuân Dung cũng được thông công cùng các thánh nhỏ hai hàng nước mắt hàm thụ khi cùng ACE hát bài Mẹ Ơi.

*******
Bữa cơm tối tại Tông Đồ Nhỏ có 150 anh chị em tham dự, đúng như dự kiến của bác Phó Ninh. Cơm xong, một số anh em vùng Gia Kiệm về nhà ngủ. Trước khi đi, tôi bàn giao chức soi đèn bin cho bu nó. Thương bu nó tay khám tay soi cho chồng được đi tu lại một đêm với chúng bạn. Đúng là 50 năm mới có một lần, dại gì bỏ. Cụ Vinh Lùn cũng bảo thế : “Nhà bà cụ tớ ở ngay đây, nhưng lâu lâu ngủ với anh em, sống lại thuở hoa niên ngày xưa”.Khoảng 70 anh em ở lại họp bạn Chúa Hài Đồng.
Cha Chánh Tràng báo trước mấy lần là có họp bạn Chúa HĐ, nên tôi cho in bài Đâu Có Tình Yêu Thương. Nhưng ăn cơm xong, người biến về Xuân Lộc mất tiêu. Ngày mai người vừa lo cho ĐH, vừa lo tổ chức buổi gặp mặt các cụ cao niên giáo phận. Nhân tiện, xin thưa với anh chị em nhà Phaolồ rằng cha Chánh Tràng nhiều năm giữ kỷ lục “Người bận nhất địa phận” vì kiêm nhiều công việc: chính xứ Chính Tòa XL, quản hạt XL, trưởng ban Truyền Thông giáo phận, quản lý trang web GP Xuân Lộc cùng là công tác ngoại giao mọi mặt. Nay Chúa lại thương gửi thêm chức vụ nữa: Trưởng LM đoàn gp XL. Xin ACE thêm lời cầu nguyện cho người. Nếu có thấy người bị lẫn hay lịu hay quên tên anh em thì cũng thông cảm.
20g30 bắt đầu họp bạn Chúa HĐ. Lớp Toma họp chung với lớp Mẹ Vô Nhiễm ngay trên ngã tư đường vào nhà nguyện. Lớp Piox họp trước quán cà phê TĐN. Lớp Savio và lớp Út Đaminh họp trước phòng ngủ dãy E, gần phòng cũ của cha Linh Hướng. Lớp Gioan Vianey không biết họp ở đâu. Lớp Toma Thiện bỏ về hết, còn có Tloi và anh Nhàn. Tloi họp ké với lớp Savio một lúc rồi chạy sang “xâm canh” với lớp Piox. Sau 41 năm mới họp lại, tội lỗi nhiều quá nên anh em phạt nhau dữ lắm, toàn cho nhau uống chén đắng để đền tội.
Đỗ Thanh bắt đầu tác nghiệp. Chàng lê chiếc máy chém (í quên) máy quay đi phỏng vấn anh em. Ơn CTT đầy tràn lai láng, không biết có đấng nào nói tiếng lạ không. Đợi xem video khắc biết.
Còn cha Quản Lý TĐN rất dễ thương. Ngài chơi quần soóc, lái xe 4 bánh không số đến tám chuyện với anh em. Nghe Út Khanh kể, ngài thức tới 1g30 với anh em.
Mới 22g30, cặp mắt tôi sụp xuống, cạy mấy cũng không chịu banh ra, đành từ giã anh em về phòng ngủ một mình…Vừa chợp mắt được một chút, giật mình thức dậy vì tiếng động lạ. Tiếng người kêu rên thật khủng khiếp. Hình như có án mạng…Hay cha LH hiện về… Phòng này chắc của cha LH…Tiếng kêu rên rùng rợn từng hồi từng hồi như tiếng người đang bị bóp cổ hay bị thọc tiết. Toàn thân lạnh toát, tôi nhắm mắt đợi tới lượt mình…Một lúc sau định thần lại. Hóa ra là tiếng ngáy của tên nằm sát cửa ra vào. Tên này trần trùng trục, to như con bò mà ngáy cũng như con bò rống. Sáng ra mới thấy rõ: Lạy rất thánh Đức Mẹ Chúa Dêu. Hắn là Oanh lớp Savio. Tôi cũng ngáy có hạng nhưng so với hắn, tôi chỉ là đệ tử sơ cấp.Tội nghiệp vợ hắn.

*******
Ngày này 50 năm trước, những con chim đầu đàn của TCVXL – hồi ấy mới 12 tuổi đầu – bịn rịn rời xa tay cha gối mẹ, cùng nhau hăm hở bước vào nhà Chúa. Địa phận Xuân Lộc mới thành lập, chưa có Tòa GM, chưa có chủng viện, nên các anh phải đi học nhờ ở đậu bên Phú Nhuận rồi chuyển sang Vũng Tàu với biết bao vất vả và thiếu thốn.
Thời gian sau, địa phận không ngừng phát triển.TCV Phước Lâm rồi TCV XL lần lượt ra đời. Mỗi năm chủng viện nhận thêm lớp mới. Trong 9 năm ngắn ngủi, chủng viện có 8 lớp với gần 500 chủng sinh. Hôm nay đã có 2 giám mục, hơn 40 linh mục, một số phó tế, tiến sĩ, giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, nhạc sĩ và nhiều ngành nghề khác xuất thân từ TCVXL. Dịp đại lễ 50 năm hồng ân hôm nay, lời tri ân đầu tiên chúng con xin dâng lên Thiên Chúa, Đấng luôn yêu thương dìu dắt và bảo bọc TCVXL và từng anh chị em CCS chúng con.
Chúng con kính nhớ công ơn các ĐGM Giáo phận mẹ XL, các cha các thày và những vị ân nhân của TCVXL.


Sáng ngày 23/7/2016
13754422_1060942943992368_8027504248767402188_n.jpg

Anh em CCSXL với bầu đoàn thê tử hân hoan tiến về mái trường xưa. Tòa GM và ĐCV rực rỡ trong nắng mai cùng dang rộng vòng tay chào đón đoàn con trở về.Anh chị em tay bắt mặt mừng. Có những cú ôm hôn thắm thiết vì tình cảm bị dồn nén sau mấy chục năm xa cách. Cha Trí (Savio) không hãm được sự sung sướng ấy liền nắm tay Cang Sòng, cha Đạo Dừa, vợ chồng Quyên…lôi đi theo điệu nhạc phát ra từ chiếc điện thoại di động kết nối với chiếc loa bé síu. Nhóm múa xoay tròn, đi tới đâu lôi thêm người tới đó. Có cả 3 bóng hồng với áo dài tha thướt. Tloi hào hứng quá, nhảy vào tham gia luôn, dù chẳng biết múa làm sao, cứ nhìn anh em mà nhún, lắc, nhảy theo thôi. Bác Phó Ninh không cầm được mình, liền phó mình cho quân dữ bắt đi. Đội múa cứ dài ra, kéo theo cha Thảo GĐ ĐCV, anh Tuy con, cha Sơn Kẻ Sặt…Tiết mục này hoàn toàn ngẫu hứng, không có trong kịch bản, nhưng đem lại niềm vui tràn đầy. Mọi người bước vào ĐH với nụ cười tươi như hoa.
Uống nước nhớ nguồn. ACE CCSXL tập trung trước mộ 3 ĐGM, thành kính dâng hương tưởng niệm và đọc kinh cầu nguyện cho ĐC Giuse Lê Văn Ấn, người có công đầu xây dựng TCVXL, ĐC Đaminh Nguyễn Văn Lãng tiếp tục công việc và ĐC Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, người mẹ hiền của anh em CCSXL.
Sau đó, mọi người vào hội trường ĐCV, chào đón ĐGM Giuse Đinh Đức Đạo. Từ ngày còn làm GĐ ĐCV, ĐC rất vui mừng chào đón anh chị em chúng ta về họp tại “nhà mình”. Anh em cũng vui mừng gặp lại Anh Hai GM Toma Vũ Đình Hiệu vừa bay từ Bắc về.


Thánh lễ Tạ Ơn do ĐC Toma chủ tế cùng với các cha giáo : cha San, cha Bài, cha Trường, cha Quế, cha Luận, cha Bình, cha Hưng và quí cha CCSXL. Thánh lễ rất trang trọng và sốt sắng. Cha Chánh Tràng Ngô Công Sứ phụ trách giảng lễ. Những giai điệu 45 năm trước lại vang lên, đưa mọi người trở về quá khứ thần tiên. Riêng bài ca nhập lễ của anh hai Nguyễn Duy “Chúng con về nơi đây” được chọn vì giai điệu vui tươi và có tâm tình tạ ơn. Anh Bình Chầy đệm đàn. Thế Thông tập hát và solo cùng Mai Nguyên Vũ.
13754123_672572792894784_4675683703005599679_n.jpg

Sau thánh lễ, anh chị em ra làm nghi thức dâng mình cho Đức Mẹ tại tháp chuông TCV. ĐC Hiệu ban phép lành. Mọi người hát “Lạy Mẹ yêu dấu…”. TCVXL còn lại 3 di tích : tượng Đức Mẹ, tháp chuông nhà nguyện và cánh buồm trên nóc chủng viện, nay đang nằm trong phòng khách ĐCV.
Có khoảng 300 người dự tiệc mừng, gồm 180 ACE trong gia đình Phaolô và 120 quí khách. Sau tiệc mừng, mọi người chụp hình lưu niệm và nhận quà. Mỗi người được tặng 1 cuốn Kỷ Yếu mừng Kim Khánh, đây là công trình của TBT Trinh Tròn và nhiều anh em cộng tác.
Ngày vui trôi qua mau nhưng tình cảm anh em còn đọng lại. Anh em nhà Phaolô được hưởng những giây phút êm đềm bên nhau, được ăn với nhau một bữa cơm, ngủ chung với nhau một đêm và cùng nhau dâng lên Chúa những lời kinh tiếng hát…như những ngày xa xưa ấy.
Gần 500 CCS, có vị làm GM, LM, có người tu 5 – 10 năm. Có anh dăm tháng, 7 tháng. Riêng lớp Út, 61 anh em chỉ tu có 8 tháng là bị rã đám. Thế mà họ vẫn không thể nào quên được cái gốc Phaolo của mình. Nay họ đã qui tụ được trên 40 anh em. Hơn 20 người vẫn thường xuyên sinh hoạt với nhau. Sau khi nghỉ tu, ai cũng có thêm nhiều bạn bè khác và lăn lộn nhiều năm trên trường đời, nhưng không có thời gian nào đẹp bằng thời làm chủng sinh Xuân Lộc. Không có bạn bè nào thân tình như anh em nhà Phaolo. Vì thế, cha Chánh Tràng và trưởng BTC Vũ Xuân Ninh đã chọn khẩu hiệu 50 NĂM MỘT MỐI TÌNH làm slogan cho ĐH. Dù có 50 năm hay 100 năm, tất cả anh chị em gia đình Phaolo vẫn trọn tình thủy chung với Chúa và với anh em.
Hẹn gặp lại nhau dịp ĐH 100 năm trên Thiên Đàng.




Last Edit: 6 years 3 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

MỘT THỜI ĐI TU 6 years 3 months ago #63199

.
NGÀY XUÂN CON ĐI TẾT THẦY
Mai Nguyên Vũ

chuctet2013-15.jpg


Sáng nay mùng hai tết, anh chị em vùng Tân Mai, Tam Hiệp, Hố Nai xuất hành đi chúc tết các cha các thầy. Lần đầu tiên, lại là mùng hai tết, tưởng rằng sẽ rất lèo tèo, không ngờ quân số lên tới 23 anh chị em. Người ít tham gia sinh hoạt với anh em là Phan Đức Linh cũng có mặt. Anh Đỗ Trọng Quang còn kéo theo cả rờ mọoc. Anh chị Trần Quốc Việt mãi từ Bình Triệu cũng về nhập đoàn với anh em. Anh Đỗ Xuân Bình đem theo cả con gái rượu, làm cho phái đoàn thêm vui tươi yêu đời.Nhưng đáng quí nhất là cụ SƠN CHUÔNG, chống gậy theo anh em đi chúc tết từng cha giáo, làm cho các cha giáo và anh em hết sức cảm động.

Sau một hồi vật lộn với quốc lộ 1 tràn ngập xe cộ đi du xuân, ba chiếc xe cũng tới được địa điểm đầu tiên: nhà thờ Tiên Chu.
1-CHA NGUYỄN VĂN UY dạy tại TCV XL các môn văn, sử địa và vạn vật trong 2 năm 1969, 1970. Các chú hồi đó phục lăn ông thầy giảng bài với giọng trầm ấm mà không hề cầm mảnh giấy nào.
Đầu năm, cha giáo kể về hàng tỉ công việc phải làm với các chức vụ:
Cha xứ kiêm quản hạt,kiêm giám đốc Caritas giáo phận Xuân Lộc:
• Phụ trách viện dưỡng lão Tiên Chu.
• Phụ trách cô nhi viện Thiên Bình (Long Thành) với 153 cô nhi.
• Chịu trách nhiệm các viện dưỡng lão tại gp Xuân Lộc với 800 cụ.
• Phụ trách phòng khám Nhân Đạo tại gx Thánh Tâm: khám bệnh đa khoa, siêu âm, xét nghiệm, phát thuốc hoàn toàn miễn phí.
• Xây dựng, điều hành trường Trung Cấp nghề Hòa Bình tại gx Lai Ổn với 308 học sinh, 8 ngành nghề.
Ngài tha thiết kêu gọi các nhà hảo tâm giúp sức nuôi dưỡng những cơ sở từ thiện đó. Riêng trường Trung cấp nghề Hòa Bình đang rất cần những giáo viên dạy nghề cho các học sinh nghèo.
Kính chúc cha giáo có sức khỏe như Thánh Gióng để cha hoàn thành mọi nhiệm vụ Chúa trao phó.

2- THẦY HOÀNG VĂN LỤC (GX Thánh Tâm): Thầy dạy môn toán tại TCV XL cùng thời với thầy Uy 1969,1970. Tloi còn nhớ hình ảnh của thầy lên lớp bao giờ cũng diện áo dòng ủi thẳng tắp và biệt tài vẽ vòng tròn tròn vo trên bảng mà không cần compass làm cho các chú phục sát đất.
Hiện nay, thầy làm chủ nhà máy tôn Thánh Tâm. Thầy cô hạnh phúc với 2 người con, một trai một gái. Chị cả tốt nghiệp đại học, đang phụ giúp thầy cô kinh doanh. Anh ba đang du học Úc, hôm nay cũng về ăn tết với thầy cô. Thầy là giáo dân nhiệt thành trong giáo xứ với biệt danh “Ông Nội”, vì thầy làm phó nội cả chục năm nay.
Kính chúc thầy cô và gia đình một năm an lành, thịnh đạt.

3- CHA PHẠM VĂN HÒANG: Đoàn xe tiếp tục hành trình tới nhà thờ Lộc Lâm. Mọi người trầm trồ khen ngợi ngôi thánh đường tuyệt đẹp trên đồi cao, cách đây mấy năm được bình chọn là công trình xây dựng đẹp nhất tỉnh Đồng Nai.
Ngài ôn lại kỷ niệm 44 năm trước tại TCV Phước Lâm, dạy đủ mọi môn cho hai lớp Toma Thiện và Pio X vì “không có chó bắt mèo …”(nguyên văn lời ngài).Ngài còn nhớ trưa nào cũng vậy, bụng đói meo vẫn phải tập hát 15 phút vì đức vâng lời.Thầy khổ nhưng trò sướng vì thầy tập toàn những bài hay,hot nhất thời đó. Vậy mới đúng là thầy Hoàng Guitare chứ.
Một kỷ niệm không thể quên: những lần đi tắm biển với các chú, có tên nào nghịch ngợm chuyên môn lặn xuống vặt lông chân thầy.
Cách đây 2 năm cha bị yếu tim(chắc tại yêu nhiều quá), nong tim, nay sức khỏe khá hơn rồi. Kính chúc cha giáo 70 năm vẫn chạy tốt.

4- CHA PHẠM LIÊN HÙNG: 11g15, anh em vào nhà xứ Bùi Đức chúc tết cha giáo Hùng. Ngài dạy văn và nhạc từ 1970-1975. Cha giáo đạt kỷ lục làm trưởng ban Thánh Nhạc lâu nhất nước từ 1970 đến nay. Ngài là cây cổ thụ trong làng thánh nhạc với hàng ngàn tác phẩm đủ mọi thể loại. Số học trò nhạc cũng nhiều không kể xiết, trong đó ngài đào tạo được 10 nhạc sĩ trong nhóm Sao Mai.
Từng bị tai biến và mới đây đi nằm viện 2 tuần, hiện nay cha không được khỏe. Xin ACE cầu nguyện cho cha giáo hiền lành nhất của chúng ta.

5- CHA BÙI TIẾN SAN: đúng ngọ, ACE tới nhà xứ Bùi Vĩnh chúc tết cha giáo San. 1969, ngài làm linh hướng TCV Phước Lâm. Tloi còn nhớ, cửa phòng ngài luôn rộng mở cho các chú vào đọc truyện Tuổi Hoa trong các giờ giải lao. Sau khi du học về, cha giáo tiếp tục dạy môn Tâm Lý cho tới năm 1975. Ngài thật là oách, có con làm giám mục, Đức Cha Nguyễn Tấn Tước, GP Phú Cường...
Người vẫn thon gọn, đi lại nhanh nhẹn như xưa. Nụ cười luôn nở trên khuôn mặt hiền hậu. Ngài dặn trước với anh Oanh “đi tiền trạm”:
“Anh em đi đâu thì đi, 11g phải về đây ăn cơm”. Học trò không dám phụ lòng thầy liền ở lại quậy thầy tới bến. Nhưng trò càng quậy thì thầy càng sướng. Điều này không ngoa vì trước khi chia tay, thầy còn dặn dò: “ Tôi đọc một cuốn sách nhưng chỉ nhớ một câu trang 122: muốn cho cuộc sống vui tươi hạnh phúc thì phải có lòng biết ơn”. Ý nói sang năm cứ việc tới quậy tiếp.
Cơm rượu no say, cha con cùng hát bài Mẹ Ơi Con Yêu Mẹ để nhớ những buổi tối dâng mình cho ĐM tại chủng viện. Sau đó ACE về nhà Phó Chung. Anh Quang đại diện chúc tết GĐ Chung Cốt. Anh thông báo với anh em: đang chuẩn bị xây lại nhà, sẽ thiết kế một phòng Hội Nghị Viễn Liên cho anh em vùng Hố Nai, Tam Hiệp.

6- Sau đó, Phó Tràng cùng vợ chồng anh Quang và Tloi trực chỉ giáo xứ Thiên Phước-Long Thành đi chúc tết cha cố TRẦN VĂN HÀM. Mọi năm đúng mùng hai tết, cha con sum họp vui vẻ, nhưng năm nay buồn hiu vì ấm tử Toma đi xa, cứ hát bài Xuân Này Con Không Về để cha cố lủi thủi một mình trong nhà xứ vắng lặng. Học trò ôn lại kỷ niệm thời chủng viện Phước Lâm cho ngài vui. Năm 1968,cha cố làm giám luật. Năm sau làm giám đốc TCV Phước Lâm. Ngài cho biết tháng 6 này (?)sẽ bay ra Bùi Chu dự lễ nhậm chức Giám Mục chánh GP của Ấm Tử Vũ Đình Hiệu…Cha con đang truyện trò thì có điện của anh hai Ngô Công Sứ gọi tới chúc tết cha cố.Giọng nói Anh Hai thều thào không ra hơi vì đang đi chúc tết từng gia đình trong xứ. GX Chính Tòa 10000 người, vị chi 2000 nóc nhà. Cha chánh cha phó chia nhau mỗi người 1000 nhà thì bở hơi tai, xì khói sau rồi... Tin vui chưa qua tin buồn đã tới:cha cố tự khai bệnh: “Tôi bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối”. Tloi làm một bài lăng-xê lương y Khanh. Cậu ấm Đỗ Trọng Quang liền xin số điện thoại lương y để thỉnh người tới bắt mạch bốc thuốc cho cha cố. Xin ACE thêm lời cầu nguyện cho cha cố giám đốc thân yêu.

Trước khi kết thúc một ngày ân nghĩa với các thầy, mọi người lên xe đi xứ Thiên Bình thăm người anh em LM mới đổi về đây: cụ Đỉnh. Phải gọi ngài là “cha xứ cạp-lồng”vì ở bất cứ xứ nào, không bao giờ có bà bếp. Cứ tới bữa lại có người xách cạp-lồng vào hầu cha. Ngày thường cạp-lồng 2,3 ngăn. Đại lễ hay có khách thì cạp-lồng “lên đời” 5,6 ngăn. Tối đến chỉ một mình ngài ngự trong khu nhà xứ-nhà thờ rộng 2 hecta. Ngài dắt ACE vào buồng the khoe chiếc giường “hại điện” 4,5 triệu $. Đang nằm, ấn nút, giường tự động nâng đầu lên. Ấn nút nữa nâng 2 cẳng lên, cốt để dựng cụ dậy làm lễ đúng giờ kẻo nó ném đá vào nhà xứ, có muốn ngủ nướng cũng không được. Tloi tự ngẫm: mình chẳng cần loại giường này vì có cái xương sùn cụt lúc nào cũng kè kè bên hông, tới giờ soi đèn bin rồi mà còn nằm ngủ nướng thì cứ gọi là hồn lìa khỏi xác.Nói quá đi vậy để cụ Đỉnh khiếp mà tu cho đắc đạo.

Điều ấn tượng nhất của ngày hôm nay là tất cả các cha các thầy đều hết sức vui mừng, xúc động vì được học trò cũ đến thăm. Suốt băm mấy, bốn mươi năm chẳng trò nào dòm ngó đến thầy, nay chúng nó ở đâu kéo đến đông quá,tên đứng đầu cúi đầu tạ tội thấy mà thương, lại biếu quà và phong bì lì xì. Thật là niềm vui bất ngờ trong lúc tuổi đời xế bóng. Mừng phát khóc lên được!Ngày xưa các ngài bỏ hết công sức ra ươm mầm,vun tưới, nay cây vươn cành xanh tốt, cho đời hoa trái ngon ngọt: 2 giám mục, hơn 40 linh mục, bác sĩ, giáo sư, nhạc sĩ,thi sĩ, doanh nhân thành đạt, bố đời tốt lành. Không vui mừng, không hãnh diện sao được!Chúng con nguyện mãi ghi tâm khắc cốt công ơn dạy dỗ của các cha các thầy và hứa sẽ tiếp tục nghĩa cử này cho tới khi nào Chúa rước các ngài về hết mới thôi.
Xe phóng nhanh về Tam Hiệp-Hố Nai, Phó Tràng lên kế hoạch: sáng mai đi Vũng Tàu cùng ông chánh Đaò Đình Hoa hô hào anh em chúc tết cha giám luật Nguyễn Văn Gỉan. Sáng mùng 4 đi Gia Kiệm chúc tết cha giáo Nguyễn Việt Tiến, cha Lâm Văn Thế. Mùng 7 tết đi Saigon chúc tết cha Giám Đốc. Chúc anh Phó luôn mạnh khỏe và thành công trong năm mới, để anh tiếp tục chăm lo cho gia đình Phao-lô, mái ấm thứ hai của anh và của từng người chúng ta.

DSCN0459_zpslxntjn1y.jpg

Tại sao các cha các thầy vui mừng và xúc động khi học trò đến chúc tết?
1- Tuổi già là tuổi của quá khứ. Tâm trí các ngài luôn hướng về những tháng ngày đã qua, nhất là những năm tháng đẹp nhất đời người, như cha GĐ thì đó là thời gian ngài làm GĐ TCV XL. Các cha các thầy khác cũng vậy. Lúc các ngài dạy chúng ta là lúc còn trai trẻ, mạnh khỏe và sáng suốt nhất. Các ngài đã dâng hiến tất cả những gì tinh túy nhất cho chúng ta. Bây giờ tuổi cao sức yếu, tâm trí lúc nào cũng nhớ tới thời gian tươi đẹp đó. Vì vậy khi học trò tới thăm, các ngài xúc động và quí mến vô cùng.

2- Năm hết tết đến là lúc mọi người tề tựu quây quần bên gia đình, còn các cha lủi thủi một mình trong nhà xứ. Đấng nào ở trong nhà hưu thì còn buồn hơn, buồn hơn cả ngày thường, nên chúng ta đến chúc tết các ngài là "gãi đúng chỗ ngứa" đấy. Đấng nào cũng muốn mời học trò ở lại ăn cơm là vậy.
3- Ngày xưa cha nào thày nào cũng dạy học trò đủ mọi điều tốt đẹp, trong đó có lòng biết ơn. Nay học trò đến chúc tết thầy, chứng tỏ bài học của thầy đã có kết quả.
4- Ngày xưa các ngài gieo hạt, vun tưới, nay cây ra hoa kết quả: 2 giám mục, nhiều LM, cụ Sáu, giáo sư, luật sư, bác sĩ, nghệ sĩ, doanh nhân...và còn hứa hẹn nhiều hoa trái thơm ngon nữa.Tự hào, vinh dự lắm chứ!
Điển hình như thầy giáo LỤC,cả nhà thầy nhốn nháo, tất bật đón rước phái đoàn. Thầy khui rượu, cô rót nước, con gái chạy đi lấy ghế, con trai lăng xăng chụp hình. Lúc chia tay, thầy còn lì xì cho từng trò, riêng cụ Sơn Chuông còn được cô khuyến mãi thêm một phong bì dày cộm (làm cha sướng thật!). Thầy tự hào, sung sướng vì học trò mình có cả LM chống gậy tới thăm. Cô cũng khoái chí vì chồng mình ngày xưa cũng một thời oanh liệt,đâu có thua kém ai. Còn 2 người con thầy thì khỏi nói. Chúng sẽ đưa hình khoe với bồ với bạn rằng:" Ba tao đây nè, oách chưa!" Tha hồ mà"chém gió".

5- "Trẻ cậy cha, già cậy con". Các cha giáo một số đã về hưu, đa phần mấp mé cổng nhà hưu, có vị đang thập thò cửa lỗ, tuổi cao sức yếu, bất lực mọi đàng, nếu có trò nào đến thăm, biếu vài trăm ăn bánh hay món quà nhỏ,hoặc để các vị nhờ cậy chuyện này việc kia,hay đơn giản là tâm sự, ôn lại kỷ niệm xưa, thật chẳng còn gì sưởi ấm tuổi già hay hơn thế nữa.
Chúng con xin tạ lỗi với các cha các thầy và hứa sẽ năng thăm viếng các ngài nhiều hơn.
[/
b]
Last Edit: 6 years 3 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

MỘT THỜI ĐI TU 6 years 3 months ago #63181

.
TÌNH ANH EM NHÀ PHAO-LÔ
Mai Nguyên Vũ

Chia-Tay-1.jpg

6g sáng, tôi ngồi máy tính, theo dõi tin tức khắp nơi và trả lời thư từ.
Vừa ngồi chưa nóng đít đã nghe tiếng “ụt ịt” phát ra từ Skype. Tuyết Hầy gọi. Thế là bỏ hết mọi sự, gắn headphone tán gẫu với anh em. Tuyết Hầy, Hùng 31, Vũ Hải, Ba Việt, Năm Hoa, Huỳnh Ngọc Xinh, út Khanh, hôm nào đại lễ thì nghe được giọng oanh vàng của người đẹp Xuân Dung. Lần nào câu chuyện cũng quanh quẩn ĐH Atlanta. Đi một vòng cũng trở về Atlanta. Tưởng mấy lần rồi thôi, ai dè cứ vài ngày lại nghe tiếng “ụt ịt” như tiếng chim bìm bịp gọi bầy. Mình hiểu ra rằng: dư âm ĐH Atlanta đấy.
Tháng ba năm 1975, tổ chim TCV Phaolô vĩnh viễn tan đàn xẻ nghé vì thời cuộc. Suốt 37 năm trường, những cánh chim phiêu bạt bốn phương chưa một lần hội ngộ. Nay nhờ Tuyết Hầy lập được ngôi nhà ảo TCVPHAOLO, anh em hú gọi nhau về họp bầy. Ba ngày ngắn ngủn vụt qua mau quá, nhưng cũng kịp gieo vào lòng anh chị em biết bao yêu thương nhung nhớ. Lúc chia tay, nhiều giọt nước mắt lăn dài trên gò má nhăn nheo. Ai nấy về nhà mình rồi nhưng mấy tuần sau cũng chưa quên được nhau. Những bữa cơm thân tình bên nhau. Những câu chuyện râm ran kể về kỷ niệm ngày xưa như không bao giờ dứt. Những giờ làm việc đạo đức bên nhau. Những đêm ngủ cùng phòng, y hệt thời tiểu chủng viện…



TƯỜNG TRÌNH TỪ ĐẠI HỘI ATLANTA


Tuyết Hầy

Sinh-Hoat_2017-12-03.jpg

Sau bao nhiêu ngày tháng chuẩn bị và đợi chờ, cuộc hội ngộ “vô tiền khoáng hậu” của anh em Cựu Chủng Sinh Tiểu Chủng Viện Thánh Phaolô đã “trở thành hiện thực” với công lao vất vả của nhiều người; và cá nhân tôi đã tìm gặp lại được Tuyết Hầy của những ngày tháng xa xưa khi còn mài đũng quần dưới mái trường thân yêu ở Phước Lâm và Xuân Lộc.

Tôi đã từng tham dự những buổi họp mặt đồng hương Bình Giả, ngày hội ngộ thuyền nhân trại tỵ nạn Galang, ngày truyền thống của các “em” vượt biển một mình (unaccompanied minors) và trẻ em lai Mỹ... nhưng chưa có cuộc gặp gỡ nào khiến tôi phải bồi hồi xúc động và khắc khoải đợi chờ trong suốt thời gian chuẩn bị, rồi lòng dạ nôn nao không bút mực nào diễn tả được trong những ngày quây quần bên nhau tại Atlanta, và sau khi chia tay vẫn cố níu kéo không muốn “buông tay” nên cứ tiếp tục “quấy rầy” anh em qua điện thoại, email và Skype conference. Tình anh em chung sống dưới mái nhà thân thương TCV Phaolô quả thật là THIÊNG LIÊNG như TLOI viết trong diễn đàn. Có những người tôi mới gặp lần đầu vì các anh đã “ra đi” trước khi tôi vào chủng viện, có những anh em tôi chưa bao giờ gặp lại từ hơn 40 năm qua, và cũng có người như cha Tân mới đến thăm tôi cách đây 2 tuần... nhưng khi gặp lại, tất cả đều mang đến cho tôi một niềm vui khôn tả vì tôi đã cảm nhận được là về đây tôi đã gặp lại chính tôi trong từng người anh em xuất thân từ TCV Thánh Phaolô.

Gần một năm trước tôi đã tình nguyện làm Mõ Làng để “hò hét” kêu gọi anh em tổ chức một cuộc đại hội Cựu Chủng Sinh TCV Thánh Phaolô XL khi cha Đoàn ghé thăm Virginia và nhắc lại “chuyện cũ” khi một số anh em gặp nhau ở Houston, Texas vào dịp lễ an táng của cha Vũ Lâm Ly (lớp Vô Nhiễm) và đã bầu Ban Tổ Chức là anh Thắng (Diễm Xưa – lớp Vô Nhiễm) và anh Hùng Sư Cọ (lớp Piô X) với cha Đoàn làm cố vấn. Cha Đoàn (lớp Vô Nhiễm) than phiền là anh em “lặn” kỹ quá nên không có động tĩnh gì suốt cả năm qua, và ngài giao cho tôi nhiệm vụ “khua chiêng gõ mõ” để PHẢI tổ chức được một lần họp mặt vào năm 2012. Mấy tháng sau, cha Tuấn đã tình nguyện làm “host” để tiếp đón anh em tại Họ Đạo CTTĐ Việt Nam của ngài ở ngoại ô thành phố Atlanta, tiểu bang Georgia; thêm vào đó, hai anh Đinh Văn An (lớp Tôma Thiện) và anh Phạm Xuân Cảnh (lớp Don Bosco) cũng sinh hoạt trong Họ Đạo của cha Tuấn nhận đảm trách chương trình sinh hoạt và ẩm thực.

Từng bước từng bước chúng ta đã có thời gian và địa điểm tổ chức Đại Hội với sự lèo lái khéo léo của anh Thắng (Diễm Xưa, lớp Vô Nhiễm) và anh Hùng 31 (lớp Tôma) cộng thêm những góp ý từ xa của anh Trần Quốc Việt (lớp Vô Nhiễm – Việt Nam), rồi anh Hùng 34 (lớp Tôma) nhập cuộc và tình nguyện chung tay góp sức với anh Đinh Văn An (lớp Tôma Thiện) lo việc đưa đón anh em... Cha Tuấn gởi giấy mời cho những anh em ở Việt Nam, tạo điều kiện dễ dàng cho việc phỏng vấn xin Visa du lịch Hoa Kỳ... Và đại hội đã chính thức khai mạc vào ngày 20/7/2012.

Tôi đã sắp xếp đưa vợ con về Atlanta từ 2 ngày trước nên đã chứng kiến từ đầu những hy sinh vất vả của cha Tuấn và gia đình hai anh Đinh Văn An và Phạm Xuân Cảnh... Ngay từ sáng sớm Thứ Sáu, các anh chị đã phải “vật lộn” trong nhà bếp với một nồi phở rất ngon để tiếp đón anh em kẻ trước người sau trở về hội ngộ. Tôi đã gặp lại tôi khi nhìn thấy Xuân-Dung nhanh nhẹn phụ giúp anh Vũ Hải (lớp Tôma Thiện) đánh máy và in bảng tên cho từng người hay ngồi trong bếp nhặt rau, thái hành giúp hai chị “Song Hằng” hoặc bưng phở ra bàn cho anh em. Tôi đã gặp lại tôi khi cu Duy, con trai lớn của mình phụ giúp anh Đinh Văn An trang hoàng hội trường và treo lên tấm bảng “Chào Mừng Cựu Chủng Sinh Chủng Viện Thánh Phalô về Họp Mặt”. Tôi đã gặp lại tôi khi cu Bột, con trai út của mình giúp sắp xếp “ghế bố” và hướng dẫn các bác tới nhận phòng ngủ... Tôi đã gặp lại tôi khi “tay bắt mặt mừng” chào đón từng anh em trở về hội ngộ. Cái tên gọi thân thương “Tuyết Hầy” gần như bị lãng quên từ mấy chục năm nay lại trở về cho tôi gặp lại chính tôi như khi còn sống trong TCV Thánh Phaolô năm nào.

Trên bước đường ly hương biệt xứ, gần 30 năm trước tôi đã cảm động đến rơi lệ khi bước vào một tiệm phở nhỏ ở vùng bắc Virginia với một người bạn mới quen, vừa vào trong tiệm, mắt còn bị quáng, một tiếng gọi thân thương “Tuyết Hầy” của anh Mai Xuân Trung (lớp Tôma Thiện) cũng đang ngồi ăn phở với anh Hùng 36, rồi bàn tay xiết chặt bàn tay... Mấy năm sau, tôi đang lang thang trong khu thương xá Eden tại Falls Church, Virginia thì cũng một tiếng gọi “Tuyết Hầy” đã cho tôi biết chắc chắn là “phe ta” và nhận ra anh Hùng Fanrí (lớp Vô Nhiễm). Anh Mai Xuân Trung không thể về hội ngộ với anh em trong dịp này, nhưng anh Hùng Fanrí đã cùng tôi ôn lại chuyện cũ và cứ ngỡ là mới dăm bảy năm trước nhưng có ngờ đâu thời gian lặng lẽ trôi nhanh nên đã hơn 20 năm qua rồi! (Trong lúc tôi ngồi viết lại những dòng này thì nhận được tin nhạc phụ của anh Hùng Fanrí mới được Chúa gọi về tại Albuquerque, New Mexico – Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu đón nhận linh hồn cụ Gioan Baotixita vào nước Thiên Đàng).

Hai ba ngày bên nhau quả thật không đủ để hàn huyên tâm sự với từng người nhưng được cùng nhau tham dự thánh lễ, cùng nhau quây quần ăn uống và sinh hoạt đã gợi lại cho tôi thật nhiều kỷ niệm của những ngày bên nhau trong chủng viện. Tôi đã run tay không viết được gì khi anh Hùng La-de trao cuốn sổ “lưu niệm” và tôi đã phải cố nén cảm xúc để không rơi lệ khi mọi người hát bài “Tạm Biệt” sau giờ sinh hoạt vòng tròn tối Thứ Bảy (gần 2 giờ sáng Chúa Nhật) nhưng rồi cũng nước mắt lưng tròng khi nhìn thấy Xuân-Dung và Chung Cóc vừa “hug” vừa khóc như mưa!

Cuộc vui nào rồi cũng có lúc tàn nhưng tình anh em huynh đệ của gia đình Cựu Chủng Sinh TCV Thánh Phaolô sẽ mãi mãi tồn tại trong tôi, và chính cuộc hội ngộ tại Atlanta, Georgia lần này đã giúp tôi tìm lại được chính tôi; và từ nay tôi sẽ tìm mọi cách để duy trì và phát triển sợi dây THIÊNG LIÊNG của gia đình Tiểu Chủng Viện thân thương của chúng ta cho tới ngày nhắm mắt xuôi tay vì bên tôi còn có “nhà tôi” và các cháu, nhưng quan trọng hơn cả là tấm lòng của quý Đức Cha, quý Cha, quý Thầy Phó Tế và Anh Chị Em chung quanh tôi.

Hẹn ngày gặp lại...
Tuyết Hầy

www.tcvphaolo.net/index.php?option=com_kunena&view=topic&catid=21&id=41402&Itemid=109&limitstart=0

Từ Atlanta trở về, anh Hùng Kennedy phục vụ khách sạn, cứ lấy râu ông này cắm cằm bà kia. Chàng Vũ Hải thì cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ như người mất hồn, đến nỗi vợ chàng nghi ngờ chàng thương nhớ em nào ở Atlanta. Tuyết Hầy mỗi lần nhớ quá không chịu được lại phát tín hiệu “ụt ịt” như chim gọi bầy. Ít ngày sau, anh em lại rủ rê nhau mở ĐH vùng Cali. Nghe nói có 12 cặp ghi danh rồi.
_ Cái gì đã khiến những trái tim già thổn thức, tương tư nhau như thế?
_ Có phải đây là mối tình đồng tính không?
_ Không phải, vì tình yêu đồng tính hay dị tính cũng chỉ xảy ra với hai người. Đây từng người với nhiều người.
_ Đây là mối tình đặc biệt: TÌNH ANH EM NHÀ PHAOLÔ.
_ Nhưng mấy chục năm trời không nhớ nhau, sao tự dưng bây giờ mới nhớ thương nhau, phải lòng nhau như thế?
_ Hồi còn trai trẻ, ai cũng bận trăm công nghìn việc: nào học hành, nào “cày sâu cuốc bẫm”, nào yêu đương, con cái…Cũng có nhớ nhau nhưng chỉ là thoáng qua. Nay tuổi đời xế bóng, yên bề gia thất, công ăn việc làm ổn định và đã tới thời “mãn tinh” (tiếng chuyên môn gọi là “mãn dục”, nhưng tôi thích dùng từ tự chế là “mãn tinh” để đối với từ “mãn kinh” của quí bà), chẳng còn ham hố “ghẹo bướm trêu hoa” nữa, các cụ nhà ta bèn tìm niềm vui thú bằng cách trở về quá khứ, về với thời trai trẻ ngày xưa. Hiện tượng này Tâm lý học gọi là hoài cổ, thường xảy ra trong tuổi già. Nên cụ nào hay thả hồn về thời chủng sinh là biết mình chẳng còn trẻ nữa đâu. Cứ nói chuyện với các cụ già là thấy ngay. Các cụ suốt ngày ngồi trầm ngâm nhớ về thời oanh liệt ngày xưa. Thầy tôi (dân Phát Riệm quê tôi gọi bố mẹ là thầy bu) 93 tuổi rồi nhưng trí óc còn minh mẫn lắm. Ông cụ có thể ngồi kể chuyện đời xưa cả ngày không chán, từ chuyện thời Pháp thuộc, thời Nhật hay thời Việt Minh, không quên một chi tiết nào.
Nhưng thời trai trẻ, anh em mình còn nhiều bạn bè khác nữa, sao không nhớ nhiều bằng anh em cựu chủng sinh? Điều này lại chứng minh cho chân lý: TÌNH ANH EM NHÀ PHAOLÔ RẤT THIÊNG LIÊNG. Bất cứ ở đâu, khi nào, anh em gặp nhau, sau vài câu thăm hỏi, anh em lại đắm mình trong không khí tiểu chủng viện với những kỷ niệm khó quên, những câu chuyện vui tươi, dí dỏm, nghịch ngợm của thời chủng sinh trong sạch, đáng yêu. Đó là niềm vui “đặc hữu” chỉ có trong anh em cựu chủng sinh Xuân Lộc với nhau, vì chúng mình đã có những năm tháng cùng ăn cùng ở, cùng vui buồn bên nhau dưới một mái nhà, chẳng khác nào anh em ruột thịt trong một gia đình:

16 CÁI CHUNG CỦA ANH EM NHÀ PHAO-LÔ:

1-Ở chung một nhà.
2-Ăn chung một nồi cơm, một mâm cơm.
3-Học chung một lớp,chung một thầy.
4-Ngủ chung một buồng.
5-Tắm chung, ị chung, đái chung một chỗ, một giờ.
6-Chơi chung một sân, chung một trò chơi.
7-Lao động chung.
8-Dâng lễ và làm các việc đạo đức chung với nhau.
9-Có chung một cha Giám Đốc, một mẹ Linh Hướng.
10-Chung một Đức Tin, một Cha trên trời.
11-Chung một lý tưởng.
12-Chung một nền giáo dục.
13-Cùng lứa tuổi, cùng phái nên dễ kết thân.
14-Được khen chung, bị chửi chung.
15-Có chung nhiều kỷ niệm vui buồn đáng nhớ.
16-Có chung ngôi nhà “tcvphaolo” để đi về thăm nhau.
Chúng mình như bầy chim một tổ, sau mấy chục năm lưu lạc, nay cuối đời lại nhớ da diết về tổ ấm ngày xưa, mong mỏi một lần về hợp bầy cho vơi bớt nhớ thương.
Ôi TÌNH ANH EM NHÀ PHAO-LÔ, TUYỆT VỜI VÀ KỲ DIỆU BIẾT BAO !
Last Edit: 6 years 3 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

MỘT THỜI ĐI TU 6 years 4 months ago #63163

.
CHÚ ÚT GIÁM MỤC
Mai Nguyên Vũ


6g sáng ngày 14/6/2012
Sau 1g đi bộ thể dục, tôi nôn nóng ngồi vào bàn vi tính, chuẩn bị cho buổi hội ngộ lịch sử: anh em CCS XL gặp gỡ ĐC Nguyễn Văn Long qua mạng skype. Tôi cầm chuột tìm biểu tượng skype, sực nhớ nó biến mất từ hơn một tháng trước, theo chân lũ “virus kiến” đột nhập phá ổ cứng. Thay ổ mới rồi, nhưng bị trục trặc nên thợ xách máy đi sửa, cho sài đỡ chiếc máy này. Tôi cấp tốc download skype về cho kịp giờ, rồi gắn headphone. Bác Việt là người vô skype đầu tiên. Tôi “khều” bác một cú để thử máy, thì mới phát hiện máy tôi bị câm, nghe và xem được mà không nói được. Có lẽ do lỗ cắm headphone hư. Tới giờ rồi, chấp nhận làm thằng câm ngồi nghe anh em nói chuyện.


dc_long_2017-11-27.jpg

Đúng 7g30, ĐC xuất hiện. Ngài nói chuyện với chánh tràng Ngô Công Sứ. Tôi lấy làm lạ vì ngài gọi cha Sứ bằng anh, xưng em. Sau lên mạng “Tỉnh dòng Phanxico VN” tôi mới biết: mọi người trong dòng đều xưng hô anh em với nhau. Cha Giám Tỉnh cũng gọi là “anh GT”.Vì vậy, dòng mới có tên “Anh em hèn mọn”. Chỉ nghe cái tên đã thấy khiêm nhường và thân ái biết bao! Tôi lại nhớ đến thánh Phanxico Assisi, Tổ phụ của dòng, trong Bài Ca mặt Trời đã gọi mặt trời, mặt trăng và loài vật là anh chị em và bài ca nổi tiếng nhất của Ngài là Kinh Hòa Bình,chan chứa tình yêu thương.
ĐC lần lượt hỏi thăm từng anh em : Hùng 31, Trần Quốc Việt, Đào Đình Hoa và bà xã, Trinh tròn, út Khanh. Tới lượt tôi, ngài hỏi:
- Anh MNV viết được bao nhiêu bản thánh ca?
- Uh!
- Hôm nay mình mới biết mặt tác giả bài Khúc Cảm Tạ.
- Uh!
- Anh có phụ trách ca đoàn không?
- Uh!
- Mình đang cần người huấn luyện cho ca trưởng.
- Uh!
Tức quá, tôi đúng là thằng câm, liền gọi điện cho lang Khanh nhờ hắn trả lời , nhưng gọi hoài chẳng ai nhấc máy. Tôi gõ mấy câu hỏi lên skype để ĐC trả lời, nhưng chẳng ai để ý. Cuối cùng, ngài sơ lược quãng đời, từ lúc giã từ TCV XL cho tới lúc vượt biên, qua Úc, đi tu, làm linh mục và giám mục…



Qua 2g hội thoại, tôi cũng như anh Hùng 31 và anh chị em đều cảm nhận phong cách rất đặc biệt của vị GM: bình dân, hòa đồng, cởi mở, chân tình và chan hòa tình anh em. Giám mục đầu tiên người gốc Á tại châu Úc, giám mục phụ tá một tổng giaó phận lớn nhất châu Úc lại một mình bay qua Hoa kỳ, chẳng cần cận vệ hay người hầu gì cả. Đáng lẽ ngài phải ở Tòa GM, hay ít ra là nhà xứ nào đó, hoặc muốn sang thì vô khách sạn 5 sao. Nhưng không, ngài chọn nhà riêng của anh Duy An là CCS XL mà ngài chưa một lần gặp mặt. Suốt mấy chục năm bôn ba khắp nơi trên thế giới, chú chủng sinh lớp 7 nhỏ bé, chỉ ở có 8 tháng trong TCV XL, nay lên chức cao quyền trọng, vẫn dành nhiều tình cảm cho anh em CCS XL. Thật vinh dự và cảm động lắm thay! Tloi xin có đôi lời với ĐC Út.
GmLong1.jpg



DCLong-DuyAnXuanDung.jpg

Đức Cha Vincentê Nguyễn Văn Long trước sân nhà Duy-An & Xuan-Dung

Kính thưa ĐC, dù chưa gặp mặt, nhưng con cảm thấy rất gần gũi với ĐC vì sợi dây “tam cùng” :
• Cùng trường: niên khóa 1974-1975, anh em mình học chung một mái trường chủng viện. Hồi đó, ĐC lớp út, con lớp 12. Nếu có lần nào đau phải xin thuốc, chắc ĐC nhớ anh trưởng phòng bệnh Vũ Đức Lợi.
• Cùng quê Gia Kiệm: ĐC ở gíao xứ Ninh Phát, nơi có núi Sok Lu nổi tiếng. Con ở giaó xứ Phúc Nhạc, quê hương bà thánh Đê.
• ĐC và bà xã con học chung lớp. Bả và một số bạn lớp xác nhận như thế. Sau đây là bảng điểm danh lớp 10 C 1 trường cấp 3 Gia Kiệm, năm 1978, anh Nguyễn Văn Minh (ns Nhật Minh) còn giữ được.

clip_image001_2012-06-15_2017-11-27.jpg

- "NGUYỄN VĂN LONG" số 25 (chữ ĐGM do Nhật Minh ghi)
- HUỲNH THỊ THU THỦY (vợ Tloi số 45).
Ngoài ra, còn một số LM gốc TCVXL cũng học lớp này:
- LM ĐỖ ĐỨC DŨNG (số 6), dòng Don Bosco, Bình Dương.
- LM NGUYỄN...ĐỨC (số 11), hiện phục vụ tại Hoa Kỳ.
- LM NGUYỄN VĂN THẾ (43) đang coi xứ tại Bà Rịa.
-Riêng LM PHẠM QUANG ĐẠO (số 9) được ĐC Phát Diệm cho vào Nam du học tại Gia Kiệm. Sau khi chịu chức LM, ngài du học ngoại quốc, hiện phục vụ tại Phát Diệm.

Kính thưa ĐC, năm 2009, TCV XL hân hoan vì một người anh cả được tấn phong GM: Toma Vũ Đình Hiệu. Hai năm sau, đến lượt ĐC là người em út cũng được cất nhắc lên chức vụ cao trọng. Đó là niềm vinh dự lớn lao cho toàn thể anh em CCS XL.
Riêng vùng đất Gia Kiệm thân yêu, từ năm 2009 đến nay đúng là “được mùa GM”: ĐC Giuse Nguyễn Năng (2009), ĐC Vinh sơn Nguyễn Văn Long (2011) và theo tin hành lang từ các cha: giaó phận XL lại sắp có một tân GM quê Gia Kiệm. Biết nói gì để tả hết niềm vui. Chỉ xin trọn đời hát Khúc Cảm Tạ tri ân Tình Yêu Thiên Chúa.
Sau cùng, xin cảm tạ ĐC đã dành cho gia đình CCS TCVPHAOLO những tình cảm quí giá. Nguyện Chúa đổ tràn đầy hồng ân để ĐC phục vụ dân Chúa ở hải ngoại nhưng xin đừng quên đồng bào trên quê hương VN.
Last Edit: 6 years 4 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

MỘT THỜI ĐI TU 6 years 4 months ago #63157

.
ANH HAI GIÁM MỤC
Mai Nguyên Vũ
1200px-Gim_mc_Tma_Aquin_V_nh_Hiu.jpg

XUÂN LỘC 25/1/2013

Cả tuần nay tôi nôn nao náo nức chuẩn bị cho Ngày Truyền Thống 25/1. Nào may quần áo mới, nào in bài hát, nào liên lạc báo tin cho anh em trong lớp.
Không khí nhộn nhạo tràn vào cả mailgroup. Mỗi sáng mở hộp thư, cả chục cánh thư gọi nhau í ới đi Xuân Lộc. Anh em hải ngoại cũng nôn nóng chẳng kém. Anh Hùng 31, cha Tâns, Hùng Lade, Vũ Hải, Tuyết Hầy, Xuân Dung cũng long ngóng hướng về ngày 25/1. Nàng Xuân Dung còn đặt cọc một ghế trên chuyến xe ảo về Xuân Lộc. Không biết tới nay chuyến xe đó bay tới thiên hà nào rồi?
Thế rồi ngày mong đợi cũng đến. Sau chầu cà phê Starburst quá đã tại nhà Phó tràng Chung Cốt, chuyến xe 25 ghế rước anh em dọc đường Tam Hiệp, Hố Nai. Lịch sử 40 năm lặp lại. Có điều hồi xưa là xe Lam, xe đầu heo. Bây giờ là xe đời mới máy lạnh. Hồi xưa là những chú bé tuổi teen. Bây giờ là tuổi fifty, sixty hết rồi.
Đặc biệt hôm nay có anh Hùng 34 và phu nhân từ Mỹ về. Anh em dù mới biết nhau trên mạng, nhưng gặp nhau là nhận ra nhau liền. Cây đinh trên xe là cụ Đỉnh- cũng lại cụ Đỉnh. Dù đã dọn giường chiếu về Long Thành, nhưng người vẫn còn nhớ hơi hám anh em Hố Nai. Anh chị em vùng Hố Nai phải phong người là danh hài, tài nghệ ngang ngửa Mr Bean, cao hơn cả Hoài Linh. Ít ngày nữa sẽ trình chiếu hầu các cụ mấy videoclip hài của người.
9g, xe tới Long Khánh. Anh hai Ngô Công Sứ mở rộng vòng tay tiếp đón anh chị em thật ân cần chu đáo. Mọi người tới quầy ghi tên, nhận bảng tên, rồi vô phòng họp riêng từng lớp. Sau đó là chầu cà phê tự pha. Cha Giám Đốc dù tuổi cao sức yếu, luôn có mặt bên đàn con trên từng cây số. Hôm nay ngài đến khá sớm trên chuyến xe chở anh em từ Saigon. Cha Giám Luật Nguyễn Văn Giản , cha giáo Mai Thanh Trường, cha giáo Hưng cũng về tham gia với học trò.
Nhân vật chính của ngày hôm nay đã đến: anh hai GM Toma Vũ Đình Hiệu. Anh gặp gỡ, chuyện trò thân mật và chụp hình với từng lớp, từng anh em. Ít ngày nữa Anh sẽ đi xa, những dịp anh em đoàn tụ đông đủ như thế này sẽ rất hiếm hoi.
Xin nhắc nhớ lại: Cha Toma Vũ Đình Hiệu được Tòa Thánh bổ nhiệm lên hàng giám mục ngày 25/7/2009.Thánh lễ tấn phong tổ chức long trọng tại sân Đại chủng viện Xuân Lộc sáng ngày 10/10/2009. Đức Cha Toma là con chim đầu đàn của Tiểu chủng viện Xuân Lộc, là chủng sinh xuất sắc của lớp anh cả Toma. Ngài là niềm tự hào của toàn thể gia đình Phaolô. Kính chúc Đức Cha luôn đầy tràn ơn Chúa trong sứ vụ cao cả.



www.tcvphaolo.net/index.php?option=com_kunena&view=topic&catid=12&id=2240&Itemid=109
hdgmvietnam.com/thoi-su-giao-hoi-viet-nam/le-tan-phong-duc-cha-toma-vu-dinh-hieu-tan-giam-muc-phu-ta-giao-phan-xuan-loc-yeu-thuong-va-phuc-vu-den-cung-22405.html


10g15, anh em vô nhà thờ tập hát. Trước lễ, anh tư Đinh Văn Huấn- linh hướng ĐCV Xuân Lộc, giáo sư ĐCV XL, trưởng ban Phụng Vụ gp XL dẫn lễ một bài thật xuất sắc.
Anh hai Ngô Công Sứ mở đầu thánh lễ bằng một bài thân thưa. Anh cũng phụ trách giảng lễ. Cả hai bài rất sâu sắc và tâm tình dành cho Anh hai Toma thân yêu trước lúc đi xa. Ai nào thu âm được xin post lên cho anh em thưởng thức.
Thánh lễ hôm nay, anh em được sống lại không khí trong chủng viện bằng những bài hát rất thân thuộc ngày xưa:
- Dâng Lên Trước Thiên Tòa của cha giáo Phạm Liên Hùng.
- Như Một Ngọn Nến của cha GĐ Phạm Đình Nhu.
- Mẹ Ơi Con Yêu Mẹ - bài hát truyền thống của CCSXL.
Hát thánh ca cộng đồng, dù nghệ thuật không cao như hát hợp xướng, nhưng tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn nhiều. Hàng trăm, hàng ngàn người cùng hợp một tiếng ca ngợi Thiên Chúa, chắc hẳn sẽ sốt sắng, tâm tình, hiệu quả hơn là ngồi nghe ca đoàn trình diễn.
Tham dự thánh lễ hôm nay, tôi phát hiện ra một điều: anh chị em CCS XL là một đại gia đình gồm nhiều gia đình nhỏ cộng lại, rải rác trên khắp thế giới. Gia đình CCSXL còn có một ý nghĩa cao cả hơn: đó là một Giáo Hội thu nhỏ, cũng có Giám Mục, Linh mục, tu sĩ, độc thân, giáo dân nam nữ. Vì hai sợi giây liên kết thiêng liêng đó, không lý gì chúng ta không đoàn kết yêu thương nhau…



/size]
Attachments:
Last Edit: 6 years 4 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

MỘT THỜI ĐI TU 6 years 4 months ago #63137

.
VỢ ĐẺ
Mai Nguyên Vũ
img068.jpg

Mình đi tu từ bé. Năm 29 tuổi, “nỗi lòng A-đam” nổi lên cuồn cuộn trong người, không chịu thấu nên xin Đức Cha Linh Hướng cho thoát y áo dòng. Bài “Nỗi lòng A-đam” ra đời từ đấy. Nói đổ cho ông A-đam, thực ra là nỗi lòng của mình. Trẻ ranh đòi đánh bạn với ông Bành Tổ, cứ như được khoác vai ổng đi dạo quanh vườn Địa Đàng, nghe ổng tâm sự rằng cô đơn, lạnh lùng lắm không bằng. Chẳng qua do đọc sách Sáng Thế Ký, thấy hoàn cảnh ổng giống mình nên “suy bụng ta ra bụng người” thế thôi. Theo chân ông Bành Tổ, mình dong duổi đi tìm cái xương sườn bị thất lạc, tám năm sau mới tìm thấy. Lúc đó tuổi đời đã 37. Bạn bè bảo :
_ Mày chậm chân hơn tao 20 năm.
_ Thây kệ. Không lẽ đợi đến lúc chống gậy ?
Vậy là đúng 37 tuổi, mình mới lên xe hoa lần đầu…
Dù đôi bạn trẻ đã cao niên, nhưng máy móc vẫn còn tốt. 17 tháng sau vợ mình khai hoa nở nhụy. Mình còn nhớ như in buổi sáng hôm ấy, xách giỏ vào bệnh viện, chạy vấp bong cả móng mà không thấy đau vì mới được lên làm bố. Cảm giác thật lạ lùng khi lần đầu tiên nhìn thấy con: bé tẹo, đỏ hỏn, nằm ngọ ngoạy trong chiếc khăn trắng tinh. Nhưng cái cảm giác thích thú, lâng lâng ấy chỉ vài ngày sau là tắt ngúm, thay vào đó là cảm giác kinh hoàng của hai tiếng “vợ đẻ”.
11g đêm.
_ Anh ơi, dậy pha sữa.
2g sáng.
_ Anh ơi, pha thuốc cho con.
12g trưa.
_ Anh ơi, đi mua xà bông, phấn tắm cho con rồi về quê báo tin cho nội ngoại..
_ Anh ơi,…

Từ hôm đó trở đi, cứ nghe thấy “anh ơi” là cái ớn lạnh lại chạy rần rật trong cột sống.
img070_2017-11-14.jpg

Buổi sáng, thức dậy từ 4g. Việc đầu tiên hết sức ấn tượng là “điểm tâm”. Một cái thau đồ tổ bố, đâu phải đồ thường: 50 cái tã lót của con, một đống hầm bà lằng của vợ. Làm gì có máy giặt như bây giờ. Tất cả trông nhờ vào “bàn tay năm ngón kiêu sa”.5g sáng quét dọn rồi nấu nướng. 6g xách giỏ đi chợ. Lần đầu tiên đi chợ bị bọn móc túi dọn sạch váy, vác mặt về bị vợ chửi cho một trận nên thân. Từ thuở mẹ đẻ đến giờ chỉ biết cầm bút, viết văn, chép nhạc, làm thơ, có bao giờ phải làm cái việc “hèn hạ” thế này. Thôi thì tất cả vì vợ con thân yêu. Mình từ từ làm quen với bó rau, quả cà, con tép, con tôm. Riết rồi quen. Lâu lâu không đi chợ cũng thấy nhớ. Có một em bán thịt lợn thích mình lắm, không biết thích cái mặt ngô ngố hay thích túi tiền. Ngày nào em cũng dụ mình mua thịt. Em chào hàng thế này có chết người ta không?:
_ Hôm nay đùi em ngon lắm!
_ Anh sơi miếng mông em nhé!
Chợ họp trong xóm, gọi là chợ chồm hổm. Người bán ngồi chồm hổm hai bên lề. Hàng hóa bày biện cả ra đường. Có lần đang lượn mua cá, mình bị một tên ca trưởng bắt quả tang.
_ Đại ca, giữ lõi hay sao mà đảm đang thế? Dạo này sao im re vậy? Có bài nào mới quẳng cho đàn em hót coi.
_ Có đấy, mới cho ra đời một “tác phẩm vĩ đại”.
_ Hử? Tác phẩm vĩ đại à? Mấy bè? Mấy chục trang? Em đang cần một bản hợp xướng tầm cỡ như thế.
_ Hừ, không cho được.
_ Không cho thì bán, hay cho mượn, chép xong trả liền.
_ Không. Không được đâu.
_ Đại ca hôm nay sao thế ? Để em chở đại ca về nhà lấy bài. Sáng mai trả sớm.
_ Thôi biến đi. Đã bảo là không cho, không bán, không mượn được mà…Hì, lần khác nhé . Đang bấn lắm. (Mình bảo “tác phẩm vĩ đại” là con gái mình, thế mà nó cứ tưởng…)
Xách giỏ đi chợ về, mình xoay trần trùng trục, lăn ra làm bếp. Hồi đó toàn đun bếp củi, sang lắm là bếp dầu, làm gì có bếp ga như bây giờ. Ngày xưa học văn chương, thi phú, triết lý, thần học, bây giờ học làm bếp. Thầy giáo là vợ chứ còn ai.Vợ mình vừa cho con bú, vừa chỉ vẽ từng ly từng tí, cách nấu cơm, kho cá, kho thịt, nấu canh. Mình ghi lòng tạc dạ rồi phóng ù xuống bếp thi hành phận sự. Bắc nồi cơm lên bếp xong, mình chạy lên nhà ngắm con bé_ mới được ba ngày, xem đã lớn chưa . Bỗng vợ ré lên :
_ Anh ơi, cái gì cháy dưới bếp kìa.
Ba chân bốn cẳng phóng xuống. Cả nồi cả rế đang ngự trên bếp, lửa cháy bừng bừng, đang bén vào đống củi bên cạnh. Báo đời vợ con! Cơm khét, cá cháy, thịt đen xì, canh khô ran là chuyện thường ngày.Nhiều lần vợ đói ngấu, giục dọn cơm. Mình bê lên nào cá chiên, canh cua rau đay, cà pháo mắm tôm. Vợ hỏi :
_ Cơm đâu?

Bấy giờ mới sực nhớ chưa nấu cơm. Dĩ nhiên, món ăn khai vị của mình hôm đó là “măng sắc”.
Nhiều lần ngồi nấu cơm, mình ghé mắt nhìn trộm sang hàng xóm. Nhà họ sáng choang, rộng rãi, thoáng mát, đồ đạc sang trọng. Còn nhà mình _ đúng ra là nhà trọ của mình, chưa được 9m vuông, chỉ bằng một ô chuồng heo, bẩn như chuồng heo nhưng không mát bằng. Mái tôn thấp lè tè, nóng như cái lò gạch. Mấy lần vợ mình khóc lóc than thân trách phận :
_ Chừng nào vợ chồng mình mới có tiền mua đất, xây nhà? Cứ đi ở nhờ ở đợ thế này cực quá ! Hic. Hôm tết ghé nhà anh Hai, em ước ao mình được ở cái ga-ra nhà ảnh .Hic. Anh ráng kiếm thêm học trò mà dạy.Bây giờ lại thêm khoản tiền mua sữa cho con .Bớt viết nhạc viết văn đi. Có được đồng xu cắc kẽm nào đâu. Chỉ được bốc thơm. Mũi to, bụng lép. Hic.Hic…
Mình lau nước mắt cho vợ, cố tìm lời khích lệ để em tin tưởng vào tương lai. “Chẳng lẽ ta đâu mãi thế này”.Mình cũng “tự sướng” bằng cách nghĩ ra mấy chuyện tiếu lâm và mấy câu “giáo lý hôn nhân thời ở trọ”,thỉnh thoảng lôi ra đọc cho vợ nghe đỡ buồn.( Đôi tân hôn nào vào khảo giáo lý mà đọc mấy câu này là tiêu luôn, hết cưới.):


img084_2017-11-14.jpg
_Hỏi khi vợ đẻ thì phải làm mấy sự?
_ Thưa phải làm hết mọi sự.
_ Hỏi những sự ấy là những sự nào?
_ Thưa là những sự này: một là đi chợ, hai là nấu ăn,ba là quét nhà, bốn là giặt tã…
_ Hỏi vất vả như thế có được thưởng gì chăng?
_Thưa chẳng được thưởng gì sất.Tối đến phải ngủ riêng.
_ Đồ quỉ!
Bả cầm chổi đuổi mình chạy khắp nhà.
_ Anh này thật bất công, toàn kể công mình không hà.Còn vợ suốt ngày chỉ có nằm cho con bú thôi sao?.
_ Em ơi là em, công anh chỉ có vậy thôi. Công em gấp năm gấp mười lần như thế.
Thấm thoát 16 năm đi qua. Bây giờ gia đình mình đã có nhà có cửa, con cái khôn lớn, vợ chồng lâu lâu ôn lại kỷ niệm xưa. Hôm nào như thế, y kỳ đến đêm :
_ Dậy, dậy đi anh. Gặp ác mộng hay sao mà cứ co giật đùng đùng, mồ hôi mồ kê vãi ra ướt dầm hết cả người.
_ Anh mơ thấy… vợ đẻ.
_ Ui! Đẻ à? Thích quá! Trai hay gái vậy anh?
_ ???!!!???
Attachments:
Last Edit: 6 years 4 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

MỘT THỜI ĐI TU 6 years 4 months ago #63130

.
KÉN VỢ
Mai Nguyên Vũ
img078.jpg
Nàng trong lễ tốt nghiệp BS, hàng 2 bên trái

Năm ấy (1985) mình giũ áo chùng thâm ra đi theo tiếng gọi con tim thổn thức. Mình dong duổi năm châu bốn bể tìm nàng E-và. Suốt mấy năm không tìm được người vừa ý. Bỗng một hôm mẹ mình bảo:
_ Em dâu con mới đẻ dưới nhà thương Hố Nai. Hôm nay mẹ thuê một chuyến xe Nam chở cả nhà đi thăm nó. Con đi cho vui nhá.
Xe gần tới nơi, mẹ ghé sát tai mình, thì thào như xưng tội :
_ Mẹ với anh chị Cả mới tìm cho con được một cô đẹp người đẹp nết, nhanh mồm nhanh miệng nắm, gia đình danh giá, nại có nghề đỡ đẻ. Cô ấy đang nàm trong “buồng đỡ đẻ” nhà thương Hố Lai.
Hôm qua cô ấy đỡ cho em con. Giỏi nắm! Mới gặp nần đầu nà mẹ mê nuôn. Ngữ ấy mà rước về nà có nhờ đấy. Tí nữa gặp người ta,con cố ăn nói cho ngon nành như cái hôm con giảng giáo ný hôn nhân ở nhà thờ í.Việc của con nà nàm cho cô ấy phải nòng.Còn tất tần tật những việc khác cứ để thầy mẹ xê xếp no niệu hết…
Mẹ coi mình như đứa trẻ lên năm, dặn dò khuyên răn, dặn đi rồi dặn lại. Mình cứ gật gù cho mẹ yên tâm. Mấy đứa em nghe lén,nháy nhau cười hí hí. Mình ngượng chín cả người.
Untitled-4copy.JPG

Thăm em xong, mọi người xê xếp cho mình gặp cô ấy.Ôi chao, sao mà hồi hộp quá! Tim đập loạn cả lên. Mới nhìn lần đầu thấy nàng mũm mĩm và đen lạ. Nhìn kỹ thì thấy cũng hay hay. Xét tổng thể nàng giống gái Ấn độ. Hai con mắt to và đẹp như mắt trâu. Lông mày rậm. Da nâu nâu. Vòng đo thứ nhất vừa phải. Vòng thứ hai to to. Vòng thứ ba quá khổ. Mình nhớ ngay tiêu chuẩn chọn con dâu của mẹ là “cả mông rộng háng”, “to khỏe, béo bền”.Các chị dâu nhà mình đều phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn ấy. Em gái mình hỏi :
_ Mẹ chọn con dâu như vậy có khác nào chọn heo nái.
_ Đúng đấy con. “Nhân sao vật vậy”mà. Mông càng to đẻ càng dễ. Ọt một cái nà xong. Không phải đau đẻ quằn quại hết ngày này sang ngày khác. Nại phải mổ xẻ đau đớn, tốn kém nắm. ( Sau này tới ngày vợ đẻ, mình nghiệm thấy lời mẹ thật chí lý. Vợ mình lẩm nhẩm đau bụng, mình chở vô “Buồng đỡ đẻ”. Quay ra một lúc,
quay vào đã thấy một đứa bé đỏ hỏn nằm đó. Mình nghi nghi nên hỏi các cô:
_Con ai vậy?
_ Con anh chứ còn con ai.
Hết hồn! Chậm một tí là oãng ra nhà rồi).
Nhà nàng cách nhà mình ba cây số. Đúng ngày hẹn, mình đạp xe tới. Ôi, một ngôi biệt thự tổ chảng! Hồi trước ba nàng canh tác mấy chục héc-ta ruộng rẫy,trong đó có 25 héc- ta cao su đang cạo mủ. Ông dự tính cho con cái du học Pháp. Đùng một cái giải phóng. Ông phải tự nguyện giao nộp toàn bộ đất đai cho nhà nước. Hiện nay, ông đang khai hoang 10 héc-ta trồng cà phê trên Bảo Lộc. Anh nàng làm chủ tiệm vàng gần đấy. Một cậu em, một cô em đang học đại học y khoa.
Gia đình danh giá thế mà mình dám đạp chiếc xe đạp lọc cọc đến tán con gái người ta. To gan thật! Ấy vậy mà banh lọt lưới đấy.
Mình đến nhà nàng chơi mấy lần, tặng nàng truyện ngắn đầu tay :
“Trong Đêm Cúp Điện” (lấy ngay bệnh viện nàng làm bối
cảnh).Truyện này nàng còn giữ tới hôm nay. Có lẽ món quà đó làm cho nàng không quên được mình. Noel năm ấy mình hẹn đến nhà.Nhưng một sự cố đáng tiếc xảy ra.
Đêm Noel năm đó mình vẫy nhịp ca đoàn. Lễ tan, nhớ tới cái hẹn với nàng, mình tìm chiếc xe đạp để bên hông nhà thờ, thì ôi thôi nó bay đi đâu mất rồi. Vậy là Noel năm ấy cho nàng xù luôn. Từ đó trở đi mình không bén mảng đến nhà nàng nữa, coi như đường ai nấy đi.
Năm năm sau có một sự việc làm thay đổi cuộc đời : thằng em mình mua một căn nhà nhìn sang nhà nàng. Mình tới phụ em quét vôi căn nhà. “Ngựa quen lối cũ”, mình mon men sang nhà nàng chơi. Nàng mới tốt nghiệp đại học y khoa, vẫn không quên được người xưa.

img075.JPG


Vậy là “tình cũ không rủ cũng tới”. Mấy tháng sau tụi mình rủ nhau lên xe hoa.
Tụi mình cưới vào cuối tháng năm, trời chưa mưa nên nóng lắm.Không có tiền mua quạt máy, tội nghiệp cho cái tay của mình, cứ quạt phành phạch cả đêm. Vì vậy mình hay khuyên các đôi sắp cưới rằng: chớ cưới vào tháng năm, vợ chồng yêu nhau lắm chảy mỡ ra. Còn không, lúc rước dâu bảo vợ đem theo cái máy lạnh, tệ lắm là cái quạt máy, không có thì nằm xa nhau ra.
Đời mình có hai người phụ nữ tuyệt vời không bao giờ quên được, đó là MẸ, đang ở trên Thiên Đàng (rip) và EM, đang sánh bước bên mình. (Thực tình đấy, không phải nịnh đâu).
Attachments:
Last Edit: 6 years 4 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

MỘT THỜI ĐI TU 6 years 4 months ago #63118

.
LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG
Mai Nguyên Vũ
Năm 1980,sau 12 năm đi học xa, hôm nay tôi trở về mái nhà xưa, ở với cha mẹ và anh chị em. Năm ấy cả nước đang đói, phải ăn độn đủ loại. Mở nồi cơm, tìm mỏi mắt mới thấy hạt cơm, còn lại nào là bắp, đậu,củ mì,bo bo, khoai lang, giong ta (mình tinh)…đấy là những thứ độn “cao cấp” vì dễ nuốt, nhìn nồi cơm còn thấy sáng sủa. Hôm nào độn củ chóc (giong tây), củ ngà (khoai mỡ) hay chuối xanh thì ôi thôi cuộc đời “đen như mõm chó”, nồi cơm đen thui thủi, khó nhá vô cùng. Nhưng còn có cái bỏ vào bụng là may rồi, cố mà nhai, tọng cho đầy bụng, lấy sức mà lao động vinh quang. Nhà mình cháu chắt đông như quân Nguyên. Hôm nào chúng kéo nhau tới chơi, ông bà, các cậu coi như…đói, vì phải chia phần cơm ít ỏi cho các cháu.
Từ xưa đến nay miền Nam chẳng bao giờ bị đói. Ngay năm đói Ất Dậu 1945, trong lúc dân miền Bắc đói ăn chết la liệt hơn 2 triệu người, thì miền Nam vẫn dư lúa gạo.Bọn Tây còn lấy lúa làm than đốt chạy tàu thủy và xe lửa. Miền Tây với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có thể nuôi sống dân cả nước. Nhưng sao năm 1975 lại đói ? Dân thời đó hay nói: “Chẳng đói nhưng thèm cơm”.Thực tình chưa có ai chết đói, nhưng hầu hết là thiếu ăn, ăn không đủ chất nên gầy gò, bệnh tật. Căn bệnh phổ biến nhất thời ấy là ghẻ.Có lần đi xe than xuống Sài Gòn, tôi thực sự thương cảm vì chung quanh tôi toàn những người thiếu ăn, mặt mày xanh bủng. Có bà kể: “Ba tháng nay em chưa hề thấy hột cơm. Toàn ăn bắp trừ cơm”. Vóc dáng người Việt Nam ngày nay thấp bé, còi cọc chắc hẳn vì cha mẹ hồi đó thiếu ăn.

du-lich-an-giang-mytour-6.jpg

* CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 2:Năm 1975, sau khi thống nhất,cả nước “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH”.Toàn bộ đất nông nghiệp bị xung công. Nhà nước chia đều ruộng rẫy cho “lao động”(người trong tuổi lao động), mỗi người mấy chục mét ruộng, mấy chục mét rẫy.Thầy mẹ tôi nằm đêm trăn trở, nhớ ruộng rẫy. Bà nằm khóc hu hu. Ông thở dài thườn thượt. Ruộng đất mình khai hoang từ rừng già,nào cưa cây, đào gốc, phá ụ mối, san bằng, làm hàng vè, bón phân…mấy chục năm nay, đổ biết bao nước mắt, mồ hôi,cả máu nữa,bao nhiêu kỷ niệm, nay bị tịch thu hết…
Năm 1958, ông mãn lính, đưa gia đình vào định cư tại Gia Kiệm. Lúc ấy Gia Kiệm mới bị bà hỏa thiêu rụi hoàn toàn. Từ đây, cuộc đời ông gắn liền với dao rựa và cái cuốc. Sáng sớm, ông cùng dân làng đi phá rừng, làm rẫy. Công việc hết sức nặng nhọc, lại thiếu ăn, nhưng Trời thương, ông rất mạnh khỏe. Ông khai phá được khoảng hai héc-ta, quen gọi là “ruộng ngoài”. Tại đây, ông bà và các con trồng đủ loại hoa màu: đậu, bắp, khoai môn, khoai lang, mì, từ, ngà…
Sau đó, ông xách rựa vào khai phá “ruộng trong”. Ở đây có một lạch nước nhỏ. Ông cùng các con “hoạn ruộng”,cuốc đất mở rộng con suối, biến dòng nước nhỏ thành ruộng lúa. Công việc vô cùng nặng nề, tất cả làm bằng tay. Nhiều năm sau, lạch nước nhỏ thành ruộng lúa xanh mướt, trải dài hàng trăm mét, rộng khoảng một héc-ta, mỗi năm cấy hai vụ, đủ gạo nuôi 14 miệng ăn.
Công việc tạm ổn, ông lại xách rựa vào sâu hơn, khai khẩn một quả đồi có suối chạy quanh như cái cù lao.
Bà bận việc nhà và chăm sóc con dại nhưng cũng cố thu vén vào làm cỏ. Bà hay vào lúc nửa buổi, đội thúng cơm hay bánh trái. Bà hãnh diện kể: “Ngoài Bắc nhà mình nghèo lắm. Ruộng ít nên phải đi làm thuê cho nhà giầu. Sáng ra họ phân công cho người làm. Kẻ làm ruộng trên, đứa ruộng dưới, nay ruộng đằng đông, mai ruộng đằng tây…Nhà mình bây giờ có kém gì”.
Với người nông dân, mảnh ruộng, miếng vườn là máu thịt. Mọi người đều ấm ức: ruộng của mình gần nhà thì chia cho người ở xa, lại bắt mình đi làm ở đẩu ở đâu. Cánh đồng làng tôi chẳng ai bóc lột ai. Mỗi người có nhiều lắm là vài héc-ta, đủ việc làm cho cả nhà. Nếu có ai thuê người thì trả công theo giá làng. Nào có thấy ai bóc lột ai…

1379256701d48cde87c4.jpg

Từ nay,ông bà già ngoài 60 phải lội bộ trên chục cây số vào làm ruộng trong cánh đồng Thánh Tâm Dốc Mơ (nay là lòng hồ Trị An).Ông bà làm lều ngủ lại, cuối tuần mới về đi lễ…Sáng nào, tôi cũng cỡi chiếc xe thồ đi làm tại đây. Nhớ đời nhất là những ngày gặt lúa. Lúa gặt xong, rê sơ cho hết cỏ rác, đóng bao, vác tới chân đồi. Từ ruộng ra tới chân đồi xa cả cây số, vai vác bao lúa đi trên “bờ ruộng sống trâu”(bờ ruộng lúa nhỏ, u lên như cái u trên lưng con trâu) trơn, ngã oành oạch, người và lúa ướt như chuột lột.Lúa “tập kết” tại chân đồi chờ máy cày lôi về. Chập tối, máy cày tới. Mọi người vác lúa lên rờ moọc.Xe chạy được mấy chục mét thì sa lầy, phải xạc lúa xuống, rồi bốc lúa lên, xạc xuống, bốc lên, 4 lần như vậy, quá nửa đêm xe mới về tới nhà. Mệt và đói lả. Từ bé chưa bao giờ mệt và đói như vậy.
Rẫy thì làm gần nhà, nhưng mỗi năm chỉ trồng được một vụ bắp và một vụ đậu. Sang năm lại đổi miếng khác. Không phải rẫy của mình, không làm lâu dài nên có tí phân chuồng hay phân bắc cũng không dám bón, vì bón năm nay sang năm đứa khác hưởng.
Vùng Gia Kiệm mới dùng hình thức “khoán”. Những nơi lên “tập đoàn” hay “hợp tác xã” thì mất mùa như chơi vì “cha chung không ai khóc”, chỉ làm à ới cho qua ngày.
Mất mùa, thiếu ăn vì vậy.
Trước nhà mình là nhà ông phó ấp. Chiếc sân rộng nhà ông chất đầy máy cày, máy sới đủ loại, phơi mưa phơi nắng hết năm này qua năm nọ. Đấy là tài sản của dân bị xung công, không có xăng dầu, không có phụ tùng sửa chữa nên để han gỉ, bán ve chai, phí phạm vô cùng. Nông dân muốn cày ruộng thì dùng trâu hay người thay trâu kéo cày…Đấy là cách làm nghèo đất nước nhanh nhất.

* Nguyên nhân thứ hai khiến dân "thèm cơm" là chính sách "NGĂN SÔNG CẤM CHỢ", đặt trạm kiểm soát khắp nơi, tịch thu lương thực, khiến gạo từ miền Tây không đưa đi cứu đói cho các nơi được.Môt ký gạo, ký đậu, ký bắp cũng bị bắt. Thậm chí có nơi,lúa bắp chở từ ruộng rẫy về cũng bị tịch thu. Lúa gặt xong phải ăn ngay tại ruộng chắc ? Lương thực không được thông thương,vậy những người làm nghề mộc thì ăn bàn ghế tủ giường chắc ? Người làm đá thì gặm đá mà ăn chắc ?
Last Edit: 6 years 4 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

MỘT THỜI ĐI TU 6 years 4 months ago #63108


Khán giả cảm thương những truyện tình

Nổi trôi nẻo bước mọi nhân sinh

Cuối cùng sắp đặt nào ai biết

Trời đất đôi tay quả hữu hình
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012