Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: KỶ NIỆM VỀ CHA PHẠM VIẾT HƯNG

KỶ NIỆM VỀ CHA PHẠM VIẾT HƯNG 4 years 6 months ago #63654

.
Trưa qua 28/9 trong tiệc cưới con trai AC Tống Duy Hòa, anh Phó Chung Cốt cho biết: anh Cư Ria là người đầu tiên đặt tên Cao Đồng Hưng cho thày Hưng, nhái tên một rạp hát tại Sài gòn thời ấy...Ngoài ra, anh cũng cho biết chi tiết về cái chết của cha giáo. Những ngày gần đây cha ráp hai bánh xe phụ vào chiếc xe đạp điện và tập chạy lòng vòng trong sân nhà hưu, bị té mấy lần. Hôm ấy cha tự tin chạy ra đường và bị té trước bệnh viện Đồng Nai. Người ta đưa cha về và xảy ra sự việc như đã kể. Có thể ngài bị tai biến nhẹ hoặc bị té đập đầu xuống, bị đứt mạch máu nhỏ trong đầu, nếu có chụp CT cũng không thấy gì. Ngày hôm sau máu trong đầu chảy nhiều và bệnh thêm nặng. Nếu phát hiện sớm và cấp cứu ngay thì có lẽ Ngài chưa ra đi. Nhưng tất cả là do thánh ý. Xin cho cha giáo Giuse yên nghỉ muôn đời trong vòng tay yêu thương của Chúa.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đào Đình Hoa, Đinh Cao Thắng, Hùng 33

KỶ NIỆM VỀ CHA PHẠM VIẾT HƯNG 4 years 7 months ago #63652

.
Cái Tết cuối cùng bên cha giáo Giuse Phạm Viết Hưng
www.facebook.com/groups/1402390050074172/?ref=bookmarks
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 31

KỶ NIỆM VỀ CHA PHẠM VIẾT HƯNG 4 years 7 months ago #63651

:cry :cry :cry

Riêng học trò Mai Hữu Thể thì có một kỷ niệm thật đáng yêu với ngài. Vào mùa hè năm 71-72 tất cả các con của cha Giuse Trần văn Hàm đều về nhà bố tại giáo xứ Tân Mai 2 (Lúc đó vẫn còn là giáo họ Tân Mai 2 vì còn thuộc thẩm quyền của cha cố Cường giáo xứ Tân Mai 1). Bố Hàm về đấy coi phụ vì lúc đó ngài được ĐGM Lê văn Ấn cho phép đi học luật tại Sài Gòn. Các con của bố lúc đó gồm anh Hai ĐGM Toma Vũ đình Hiệu, anh ba Nguyễn văn Phương thì bỏ cuộc về trước khi MHT vào chủng viện, anh Tư Đỗ Trọng Quang, anh Tư Nguyễn văn An (oil) anh Tư LM Trần văn Liệu, sau này có em Út Vũ đình Ngữ (em ruột Đức cha Hiệu) và dĩ nhiên là Mai hữu Thể có mặt. Vào năm đó, thầy Hưng cũng về nghỉ hè tại đó chung với tụi em.

MHT lúc đó đã mê đàn ca cùng với anh Tư Quang. Anh em hay hát chung bài Tôi muốn của Lê Hựu Hà ban nhạc Phượng Hoàng đang đình đám vào thời đó, do Elvis Phương trình bày. Phần bè là anh Tư Quang. Em chơi guitar đệm cho hai anh em cùng tung hứng. Ngoài ra, vào lúc đó chắc hẳn ai cũng còn nhớ cặp sóng thần Hùng Cường và Mai Lệ Huyền với những bản kích động nhạc nổi tiếng vào thời đó mà đi đâu cũng nghe ra rả trong đài. Em ơi chiều nay một trăm phần trăm. Túp lều lý tưởng là bài mà MHT thích nhất. lúc đó có nghĩ gì đâu, thấy hay, thích thì hát inh ỏi, thế thôi. Thật ra lúc ấy em còn nhỏ, chưa biết yêu là gì: Từ ngày hai đứa yêu nhau mộng ước thật nhiều .... Thầy Hưng ngồi nghe MHT hát rồi nhập tâm và sau này mỗi lần gặp MHT đều ghẹo MHT. "eh túp lều lý tưởng" rồi ngài nhoẻn miệng cười thât tươi. Nụ cười của ngài nó tươi sáng và đẹp lạ. Cho đến giờ MHT vẫn còn hình dung được nụ cười đáng yêu của ngài. Bây giờ thì hỡi ôi: âm dương cách trở. Trò còn nhớ về thầy, người thầy với nụ cười đáng yêu nhất trên đời. Thầy hãy ngủ bình yên trong tay Chúa nhé. Con yêu và nhớ thầy. MHT.


:cry :cry :cry :cry :cry :cry :cry
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đào Đình Hoa, Trần Văn Tân, Đinh Cao Thắng, Hùng 31, Hùng 33

KỶ NIỆM VỀ CHA PHẠM VIẾT HƯNG 4 years 7 months ago #63650

.
Cảm ơn anh Hai Hùng 31 và cha Tân vì những kỷ niệm sâu sắc và chi tiết về người Thày khả kính của chúng ta.
Riêng lớp Toma Thiện không được học giờ nào với Thày Hưng nhưng hình ảnh còn đọng lại là lúc nào Thày cũng mặc áo dòng, tay cắp hồ sơ học sinh với chiếc thước kẻ trong tay,vì một mình Thày phụ trách toàn bộ bảng điểm của mấy trăm chủng sinh. Thày luôn nở nụ cười tươi, khoe chiếc răng vàng sáng chói...Bẵng nhiều năm không gặp lại. Tới hôm đám tang cha giáo Tự tại GX Đaminh, mình đang đi bộ ra bãi lấy xe thì nghe giọng nói cười oang oang quen thuộc từ 47 năm trước. Hình như cha Hưng. Qủa đúng như vậy. Niềm lạc quan yêu đời luôn bộc lộ nơi Ngài, ngay cả những lúc già yếu, đau bệnh nơi nhà Hưu Gia Viên.
The administrator has disabled public write access.

KỶ NIỆM VỀ CHA PHẠM VIẾT HƯNG 4 years 7 months ago #63649

.
CHA GIÁO GIUSE PHẠM VIẾT HƯNG QUA ĐỜI
11377147_1112892235394796_6555523245689618266_n.jpg


Mấy ngày trước, anh em hú nhau sáng 21/9 đến nhà hưu Gia Viên mừng bổn mạng cha giáo Matthêu Bùi Tiến San. Đùng một cái nghe tin cha giáo Hưng qua đời. Thế là anh em kết hợp vui buồn làm một.

Mình nghĩ đáng lẽ anh em phải tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho Ngài (như đã từng làm với cha giáo Tự). Đường đường cũng là giáo sư, chánh văn phòng TCVXL. Học trò có chức thánh đông cả trung đội chẳng lẽ không làm cho Thày được một lễ.Chương trình chỉ có viếng xác. May thay Mấy ngày trước, anh em hú nhau sáng 21/9 đến nhà hưu Gia Viên mừng bổn mạng cha giáo Matthêu Bùi Tiến San. Đùng một cái nghe tin cha giáo Hưng qua đời. Thế là anh em kết hợp vui buồn làm một.

Mình nghĩ đáng lẽ anh em phải tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho Ngài (như đã từng làm với cha giáo Tự). Đườncó cha Hùng (lớp Savio) và khoảng 20 anh chị em tới dâng lễ với vòng hoa khá “hoành tráng”: “Qúi Đức cha, các cha, phó tế và anh chị em CCSXL thương nhớ cha giáo Giuse”.

Sau thánh lễ, anh em vào chúc mừng bổn mạng cha giáo Bùi Tiến San, nghe Ngài kể về cái chết của người anh em linh mục:

Cha Hưng mới chế một chiếc xe máy hai bánh thành ba bánh. Mấy ngày nay ngài chạy lòng vòng tập dợt. Một lần chạy ra đường (có lẽ) bị té dù không thấy vết thương nào. Tới giờ cơm không thấy cha Hưng đâu. Các cha nghĩ chắc ngài đi ăn cơm khách. Tới giờ lễ cũng không thấy cha đâu. Các vị xô cửa vào phòng ngài, thấy người còn nóng, liền hô xe cấp cứu BV Đồng Nai. Ngài bị xuất huyết não, mổ sọ, hôn mê mấy giờ rồi đi luôn lúc 4g20 sáng 19/9/2019, thọ 77 tuổi.

Cha Giuse Phạm Viết Hưng nguyên là:

- Chánh xứ Trúc Lâm: từ 1995 đến 2004,

- Chánh xứ Xuân Lâm: từ 2004 đến 2005,

- Chánh xứ Dầu Giây: từ 2005 đến 2012,

- Nghỉ hưu tại Nhà Hưu Linh mục Giáo phận: 2012 đến nay.

Nghi thức tẩn liệm cho Cha cố Giuse sẽ được cử hành lúc 17g30' chiều nay, 19/09/2019 tại Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận (Giáo xứ Gia Viên).

Thánh lễ An táng cho Cha cố Giuse sẽ được cử hành tại Nhà nguyện nhà hưu Gia Viên vào lúc 8g30 thứ Hai, 23/09/2019. Sau đó sẽ an táng tại Nghĩa trang Chúa Chiên Lành - Gx. Thái Hòa.


Last Edit: 4 years 7 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

KỶ NIỆM VỀ CHA PHẠM VIẾT HƯNG 4 years 7 months ago #63647


  • Posts:764 Thank you received: 1378
  • Trọn đời con một lời hát khen ca ngợi Hồng Ân Thiên Chúa
  • Hùng 31's Avatar
  • Hùng 31
  • Administrator
  • OFFLINE
ChaGiusePhamVietHung.jpg




Cha Giuse đổi từ dòng Đồng Công sang triều và có mặt tại Tiểu Chủng Viện thánh Phaolô vào niên khóa khai trương 1969. Hai lớp Tôma và Mẹ Vô Nhiễm vừa chuyển từ Phước Lâm về.

Cha phụ trách công việc văn phòng và quản lý linh tinh. Cha Giám Đốc GioAn khoe với các chú bé là thày Giuse rất khéo tay và có biệt tài "nấu cơm vạc". Chắc hẳn anh em chúng mình đã được những bữa cơm ngon là nhờ thày Hưng và các bà bếp được thày chỉ bảo cho.

Sau biến cố 30 tháng Tư, thày Hưng vừa mới hoàn tất Thần Học 1 tại ĐCV Sài gòn nên bị về học Thần như các anh Tôma tại Bảo Toàn. Cả trang trại Bảo Toàn chỉ có một căn nhà gạch mái tôn không đủ cho mọi nhu cầu. Kỹ sư Cao Đồng Hưng (tôi vẫn không biết tại sao anh em lại dám đặt cho người tước hiệu đó) đã sắp xếp phòng ốc cho đủ và huy động đóng ngay một số chuồng tắm lộ thiên bằng tôn cũ góp nhặt từ đâu đấy (kỷ niệm khó quên về chuồng tắm này là tuy đủ khuất mắt người ngoài nhưng vì không đủ tôn và tôn cũ có lỗ nên anh em vẫn nom thấy nhau, coi như là tắm tiên vậy). Nghĩa là bất cứ nhu cầu nào cần đến sự tháo vác và khéo tay thì thày Giuse đáp ứng ngay. Khi chuyển về Gia Yên cũng thế, thày Giuse là bộ trưởng bộ công chánh thu xếp các phương tiện vật chất và rất được sự tin cậy từ cha giám đốc GioAn khi đó đang là cha xứ kiêm gđ đại chủng viện. Giáng sinh 1977 thày Giuse làm chiếc đèn giáng sinh lớn nhất nước Việt Nam (lục giác, cao 3 m) để treo lên trần cung thánh nhà thờ Gia Yên (cha Vinh vẽ cắt hình nổi cho 6 phía mặt đèn).

Sau khi ĐCV Gia Yên bị chính quyền giải tán 1978, cha Lục và ban Hành Giáo Gia Yên đã xin thày Giuse ở lại để giúp xứ và thừa kế. Nhưng nghe đâu sau một thời gian vô vọng thày Giuse đã phải đi về vùng kinh tế mới để đạt yêu cầu từ phía chính quyền. Thày là một trong những anh em cuối cùng từ ĐCV Gia Yên được thụ phong linh mục vào năm 1993.
The administrator has disabled public write access.

KỶ NIỆM VỀ CHA PHẠM VIẾT HƯNG 4 years 7 months ago #63640


Nhớ về thày cũ Phạm Viết Hưng, có quá nhiều kỷ niệm. Thầy về giúp TCV Xuân lộc cuối niên khóa 70-71. Lớp Pio X năm đó học lớp 7, lớp lớn nhất Tôma học lớp 10. Cùng niên khóa đó có 4 thày khác cũng giúp chủng viện từ đầu niên khóa: Hoàng Văn Lục dạy toán, Nguyễn Văn Uy dạy Việt văn, Phạm Văn Tuệ dạy Anh văn, và thày Chính (không nhớ họ) dạy lý hóa cho lớp Pio X. Bốn thày này ở chung một phòng trên lầu ba, thẳng bên trên phòng bệnh ở lầu hai. Riêng thày Hưng sống và làm việc ngay tại văn phòng, nơi in ấn ronéo ở lầu một phía trái sát bên cầu thang giữa của tòa nhà ba lầu.

Đúng như Đào Đình Hoa đã viết ít dòng, thày Hưng là người khéo tay, có nhiều tài vặt. Thày biết dạy vũ, vẽ vạch trang trí khéo, biết xử dụng máy móc in ấn, sửa chữa các loại máy móc, đánh máy, biết lái xe, biết quẹt đàn guitare.... Năm đầu khi mới về thày nhạc solfège cho lớp Pio X và phục trách chạy vặt mua hàng hóa cho văn phòng. Ngoài ra vì mới về nên chưa nắm bắt luật khắt khe của chủng viện hoặc vì thương các chú bé tuổi đang lớn ham ăn, thày rất dễ dãi nhận lời mua hộ kẹo bánh cho ít chú bé gửi thày mỗi lần lãi xe ra chợ Xuân lộc mua hàng supplies cho phòng bán hàng và làm tài xế cho cha giám đốc Nhu.

Tiện thể, tôi nhớ về vài kỷ niệm thời mới về Xuân lộc năm đầu tiên. Thời kỳ cuối niên khóa, chủng viện tổ chức buổi văn nghệ. Mỗi lớp đều có phần đóng góp tiết mục. Cha giáo nhạc Phạm liên Hùng huy động các chú hát trong ban solo nhà nguyện lo tập dợt bản hợp ca Hương Quê của Hải Linh. Các anh Hùng 33 và Võ Tho lo chau chuốt bức tranh làm phông cho văn nghệ. Ngoài ra 2 họa sĩ này còn lo vẽ hai bức tranh ngựa trắng và bà lão tóc bạc cho một màn hài. Trong màn hài đó 1 vị quan yêu thơ tổ chức cuộc thi tuyển tài năng xuất khẩu thành thơ. Điều lệ là mỗi thí sinh được đưa cho 1 bức tranh và phải ứng tả bằng thơ tức thì Thí sinh thứ nhất được đưa cho nhìn bức tranh con ngựa trắng, liền xuất khẩu làm thơ:

Bạch mã mao như tuyết,
tứ túc cương như thiết,
thượng quan kỵ bạch mã,
bạch mã tẩu như phi

Tới lượt thí sinh thứ hai vào thi, vị quan cho xem bức tranh một bà lão da nhăn nheo tóc bạc để ứng thơ dựa theo bức tranh như đề tài. Thí sinh này bí quá, copy nguyên con cách trình bày của thí sinh trước với chút thay đổi cho phù hợp:

Lão bà mao như tuyết
Tứ túc cương như thiết
Thượng quan kỵ bà lão
Bà lão tẩu như phi...

Riêng thày Hưng phụ trách màn vũ trống cơm dành cho lớp Pio X. Nhóm vũ gồm 8 người, bốn người giả làm 4 cô gái trẻ, và bốn vũ công giả làm 4 ông già vờn theo các nàng mà chúng tôi gọi là 4 lão già dê. Tôi còn nhớ rõ những anh em trong màn vũ này: myself, Nguyễn vănTuyết (hầy), Phạm Công Dụng, Nguyễn Minh Thủy, Mai Văn Tuyết, Phạm hoàng Anh, Vũ văn Mỹ, Vinh dòi... Các buổi tập luyện là sau giờ học riêng buổi tối. Các chủng sinh khác giờ đó phải đi ngủ, riêng nhóm vũ công được phép tập vũ 30 phút khi các anh em phải lên giường. Ở chủng viện khi ai được hân hạnh làm cái gì khác thường, các chú chủng sinh đều thích thú enjoy. Các anh em khác phải đi ngủ hết mà được ngoại lệ xuống văn phòng thày Hưng tập vũ trống cơm là một thú vị. Thày Hưng rất khéo tay, phụ trách màn vũ trống cơm, thày tự nghĩ ra và tự chế trang phục vũ và tám cái trống cơm thật đẹp và hoàn hảo.

Lúc tập vũ, thày Hưng cũng khá nghiêm khắc để công việc được trôi chảy. Thời đó trong văn phòng của thày có một miếng cao su tròn made in USA kiểu như miếng lót ly cho khỏi trày xước mặt kính hay mặt bàn. Cả hai mặt của miếng cao su tròn đó được thiết kế có những túi khí nhỏ khi ấn mạnh vào một mặt bằng sẽ hút khí và giữ vật ở trên hay dưới dính chặt vào miếng cao su. Thấy vật lạ và là còn trẻ, tôi rất thích nghịch với miếng cao su này, thích ném mạnh vào thành tủ sắt để xem nó dính chặt vào, hoặc ấn mạnh vào mặt bàn kính để dính vào rồi lại dứt ra làm đi làm lại. Lúc đó lớp Pio X đang học vạn vật về đời sống và tập tính con bạch tuốc với cái vòi có khả năng bắt giữ các sinh vật biển khác và hút chặt vào cái vòi của mình với những cái mấu trên vòi, gọi là hấp khẩu. Bọn tôi gọi miếng cao su hút được vào các vật thể là "cái hấp khẩu" nên thích thú nghịch. Cái gì cũng có giới hạn, mấy đứa nghịch quá và làm mất giờ tập vũ, nên bị thày Hưng phạt đưa tay mỗi đứa ăn mấy thước kẻ cảnh cáo. Đó là lần duy nhất thấy thày nghiêm nghị tới độ cho ăn thước kẻ.

Sau năm 75, khi đại chủng viện Gia Yên bị giải thể, thày Hưng còn kiên trì lưu lại ở khu vực Gia kiệm và giúp việc cho giáo xứ Gia Yên. Trong thời kỳ khó khăn và rất chán nản cho ơn gọi, thày có lần tâm sự như một ý tưởng khuyên các thày khác còn trẻ hơn: Đời mình đã già tuổi rồi, dang dở mọi mặt, thôi thì cứ đành bám víu ơn gọi. Riêng các anh em còn trẻ hơn, nên suy nghĩ kỹ chọn cho mình một con đường..... Thày Hưng đã kiên trì và được chịu chức linh mục khi thời thế thuận tiện hơn, vào lúc thày đã khá lớn tuổi so với các anh em khác.

Thày Hưng là một mẫu mực tốt lành, kiên trung, tài khéo nhiều phương diện. Xin viết và nhớ về vài kỷ niệm và dâng một nén hương lòng khi nghe tin thày về nhà Cha.....

Đau lòng tin báo vị thày xưa
Nể trọng ngài như bậc thượng thừa
Giã thế an bình về nước Chúa
Bóng hình ký ức vẫn đong đưa
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012