Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: CÂU CHUYỆN HÔM NAY: CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ VÀ NHÀ NƯỚC

Re: CÂU CHUYỆN HÔM NAY: CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ VÀ NHÀ NƯỚC 11 years 6 months ago #43476


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
Hoa Kỳ: Lá phiếu của người Công giáo trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11-2012
Không có lá phiếu bầu chọn của người Công giáo, đương kim tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama, sẽ không thể thắng cử trong cuộc bầu chọn tổng thống vào tháng 11 năm 2012.
LM-Thomas-Reese-sj.jpg

Linh mục Thomas Reese, SJ

Hoa Kỳ (Apic 06/02/2012) – Linh mục Thomas Reese, dòng Tên, cựu tổng biên tập nguyệt san Công giáo Hoa Kỳ “America”, đã nhận định như trên, khi trả lời phỏng vấn với nguyệt san Vatican Insider, hôm đầu tháng 02 năm 2012. Cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những lá phiếu từ những người Công giáo Hoa Kỳ thuộc truyền thống ngôn ngữ Tây Ban Nha.

Theo cựu tổng biên tập nguyệt san Công giáo hoa kỳ “America”, thì những tín hữu Công giáo tại Hoa Kỳ, thuộc thuyền thống ngôn ngữ Tây Ban Nha, đang thất vọng vì tổng thống Obama không thực hiện những lời hứa liên quan đến việc canh tân đường hướng chính trị về di dân, khi tranh cử tổng thống cách đây bốn năm.

Dù muốn hay không, cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 2012 phải chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố tôn giáo. Nói thế, không có nghĩa là những người Công giáo Hoa Kỳ không bỏ phiếu cho ông Obama, thì sẽ tự động bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Cộng Hoà. Không phải vậy; mà chỉ cần họ ngưng không bỏ phiếu cho tổng thống Obama, thì ông này khó mà thắng cử trong nhiệm kỳ thứ hai.

Ðược biết, Ðảng Dân Chủ tại Hoa Kỳ thường được dân chúng nhìn như là đảng của người nghèo, của những công nhân, và được sự ủng hộ của những người Công giáo thiên tả; trong khi đảng Cộng Hoà thì được nhìn như là đảng của người giàu, không quan tâm đến giáo huấn xã hội của Giáo Hội.

Trong những lần vận động tranh cử tổng thống mới đây, dù không trực tiếp kêu gọi bỏ phiếu chọn ai, nhưng những phê bình của các Giám mục Hoa Kỳ đối với việc phá thai, ngừa thai, và các quyền của người “đồng tính luyến ái” trong chính sách của ông Obama, đã gây ra hiểu lầm nơi người Công giáo khi coi đó như là lời mời gọi bỏ phiếu cho ứng viên thuộc đảng Cộng Hoà. Vì thế, theo linh mục Thomas Reese, cần phải thận trọng hơn nữa khi sử dụng yếu tố tôn giáo trong cuộc tranh cử sắp tới. Theo cha Thomas Reese, thì công việc làm và kinh tế, là hai yếu tố chính cho lần tranh cử và bỏ phiếu vào tháng 11 năm 2012. Ðể thắng cử, các ứng viên tổng thống Hoa Kỳ trong tương lai, cần chứng minh khả năng của mình để giải quyết hai vấn đề lao động và kinh tế.

R.V.A
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 11 years 6 months ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung, Hùng 31

Re: CÂU CHUYỆN HÔM NAY: CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ VÀ NHÀ NƯỚC 11 years 6 months ago #43475


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
43 tổ chức Công giáo đồng loạt nộp đơn kiện Bộ Y tế
DHYDiNardo20130322001.jpg

Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galveston-Houston,
Chủ tịch Uỷ ban về các hoạt động Phò Sự Sống cuả Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ


Hôm 22 tháng 5 năm 2012, hai hãng tin CNA và EWTN đã loan báo rằng 43 giáo phận và tổ chức Công giáo khắp đất nước Hoa Kỳ đã đồng loạt công bố nộp đơn kiện chính phủ liên bang vi phạm tự do tôn giáo và chống lại những luật lệ tránh thai của chính quyền Obama.

Những công bố trên được Ðức Hồng y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, nhiệt liệt hoan nghênh. Ngài gọi đó là “một bằng chứng hùng hồn của sự hiệp nhất của Giáo Hội trong việc bảo vệ tự do tôn giáo. Chúng tôi đã cố gắng đàm phán với chính quyền và đề nghị những luật lệ với Quốc hội – chúng tôi vẫn tiếp tục con đường đó – nhưng tới nay vẫn chưa có dấu hiệu sửa chữa nào”.

Ðức Hồng y Dolan giải thích rằng: “Thời gian không còn nhiều nữa, và những cơ sở mục vụ và các quyền cơ bản của chúng tôi đã bị xô đẩy vào một tình huống bấp bênh, vì vậy chúng tôi phải tìm đến Toà án. Hội đồng Giám mục không trực tiếp là nguyên đơn của các vụ kiện, nhưng là nhiều giáo phận ở khắp quốc gia.

Ðức Hồng y Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ ca ngợi hành động đó là “dũng cảm” và là “một bằng chứng tuyệt vời của sự đa dạng về những mục vụ của Giáo Hội đang phục vụ lợi ích chung, nhưng những mục vụ đó đang bị hủy hoại vì sắc lệnh Y tế”.

Các đơn kiện tranh luận rằng sắc lệnh y tế liên bang ban hành bởi chính quyền của tổng thống Obama vi phạm tự do tôn giáo cơ bản của các tổ chức Công giáo. Sắc lệnh gây tranh cãi đó đòi hỏi những chủ nhân lao động phải cung cấp kế hoạch bảo hiểm y tế bao gồm các biện pháp tránh thai, triệt sản và phá thai, ngay cả khi làm như vậy vi phạm lương tâm của họ.

Sắc lệnh đã bị mọi giám mục trong tất cả các giáo phận Hoa Kỳ chỉ trích nặng nề và cảnh báo rằng các quy định có thể buộc các trường, bệnh viện và các cơ quan từ thiện Công giáo trên khắp nước phải đóng cửa.

Ít nhất có 11 vụ kiện chống lại sắc luật đã được nộp bởi các tiểu bang, trường cao đẳng, người sử dụng lao động tư nhân và các tổ chức trên khắp nước Mỹ. Bây giờ, 12 vụ kiện mới được 43 giáo phận, bệnh viện, trường học và các cơ sở mục vụ khởi sự trên khắp nước Mỹ.

Tổng Giáo phận New York, St. Louis và Washington, DC, là những nguyên đơn của một vụ kiện riêng biệt, một vụ kiện khác do các tổ chức từ thiện Công giáo Catholic Charities cuả các giáo phận và các nhóm xuất bản Công giáo Our Sunday Visitor. Những giáo phận khác nộp đơn kiện gồm có, Rockville Centre, Pittsburgh, Dallas, Fort Worth, Jackson, Biloxi, Fort Wayne-South Bend, Joliet, và Springfield, Ill – mỗi giáo phận nộp đơn kiện riêng tới các toà án tương ứng trong địa bàn của tòa án liên bang.

Tờ báo “OSV Newsweekly” giải thích rằng họ “tự hào đứng chung với các đồng nghiệp Công giáo và với các giám mục trong việc chống lại thách thức này”. Tờ báo này kêu gọi độc giả hỗ trợ nỗ lực này, cho dù “bất cứ điều hy sinh nào chúng ta phải chịu và bất cứ điều thách thức nào chúng ta phải gánh vác, chúng ta chỉ làm nhiệm vụ của những công dân Mỹ thực hành đức tin của chúng ta”. Tờ báo nhắc lại tinh thần của người sáng lập Our Sunday Visitor’s, là linh mục John Noll, người đã “chống lại sức mạnh của nhóm Ku Klux Klan, khi chúng còn là một lực lượng chính trị hùng mạnh”; và tờ báo nói thêm rằng “đó là tinh thần dũng cảm mà chúng tôi noi theo khi chúng tôi tham gia vào cuộc đấu tranh tuyệt vời ngày hôm nay.”

Nhiều trường đại học Công giáo khắp nước Mỹ cũng tham gia vào vụ kiện, bao gồm Trường Ðại học Công giáo Hoa Kỳ, Ðại học Notre Dame và Ðại học Phanxicô ở Steubenville. Cha John Jenkins, dòng Tên, viện trưởng cuả Notre Dame cho biết vụ kiện đã được nộp với quyết tâm cao; cha nói: “Chúng tôi không tìm cách áp đặt tín ngưỡng của chúng tôi trên người khác, nhưng chúng tôi chỉ đơn giản yêu cầu Chính phủ không áp đặt các giá trị của họ vào Ðại học khi những giá trị đó xung đột với giáo lý của chúng tôi.”

Theo cha Jenkins, các vụ kiện nhằm mục đích “đòi sự tự do cho một tổ chức tôn giáo để sống sứ mệnh của mình, và ý nghĩa của sứ mệnh này thì vượt lên trên bất kỳ cuộc tranh luận nào về biện pháp tránh thai. Ngài cảnh báo rằng khi chính phủ quyết định “tổ chức tôn giáo nào mới đủ tôn giáo để được trao tặng sự tự do theo đuổi các nguyên tắc xác định nhiệm vụ của họ,” thì quốc gia sẽ đi đến hủy diệt các tổ chức tôn giáo thực sự, và các tổ chức ấy chỉ còn là những danh xưng bên ngoài mà mà thôi.”

R.V.A.

(Trần Mạnh Trác
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung, Hùng 31

Re: CÂU CHUYỆN HÔM NAY: CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ VÀ NHÀ NƯỚC 11 years 6 months ago #43474


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
Hoa Kỳ cũng bách hại tôn giáo



Anti-health-care-300x224.jpg
Đạo luật bảo hiểm sức khỏe của Tổng thống Barack Obama vấp phải nhiều phản đối trong xã hội Mỹ,
biểu tình tại Washington, 28/03/2012.
REUTERS/Jonathan Ernst
Từ ngày 01-8-2012, luật mới về bảo hiểm sức khỏe do chính quyền của Tổng thống Barack Obama ban hành đã bắt đầu có hiệu lực.

Nó bắt buộc các chủ nhân phải trả các chi phí mua thuốc ngừa thai, phá thai và giải phẫu làm tuyệt đường sinh sản cho các nữ công nhân viên của mình. Nếu không, sẽ phải trả các món tiền phạt rất nặng.

Đạo luật bảo hiểm sức khỏe của Tổng thống Barack Obama vấp phải nhiều phản đối trong xã hội Mỹ, biểu tình tại Washington, 28/03/2012. REUTERS/Jonathan Ernst

Luật mới này về bảo hiểm sức khỏe đã gây ra nhiều tranh luận, phản đối và các cuộc biểu tình đó đây tại Mỹ. Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã nhiều lần gửi thư cho chính quyền và ra thông cáo phản đối, yêu cầu Quốc hội xét lại, vì luật mới bảo hiểm sức khỏe vi phạm tự do tôn giáo và tự do lương tâm của người dân.

Trước sự phản đối mạnh mẽ của các Giám mục Công giáo và nhiều tổ chức Kitô, trong các tháng qua, chính quyền Hoa Kỳ đã cho biết rằng các tổ chức tôn giáo sẽ có thời gian cho tới năm tới 2013 để thu xếp thi hành các điều luật mới.

Trong số các cơ cấu Công giáo bị liên lụy, ngoài các cơ quan bác ái, các hệ thống săn sóc sức khỏe, cũng có các đại học Công giáo, vì các chương trình bảo hiểm liên quan tới các nữ sinh viên, và cả các tổng giáo phận nữa. Vài đại học như đại học Ðức Bà và Ðại học Công giáo Hoa Kỳ đang tìm cách sử dụng các phương tiện pháp lý để chống lại quyết định này của chính quyền Hoa Kỳ.

Hồi tháng 7-2012, hãng Hercules Industries chuyên chế tạo các máy sưởi, quạt gió và máy điều hòa không khí, được đại diện bởi Liên minh bảo vệ tự do tôn giáo, đã kiện ra tòa chống lại các chỉ thị mới của chính quyền Mỹ. Ông Andy Newland, phó giám đốc hãng Hercules Industries có trụ sở tại Colorado, nói rằng “các luật mới của chính quyền trái nghịch với ý tưởng về một nước Mỹ như là quốc gia được tạo dựng cho tự do tôn giáo”.

Và ngày 27-7-2012, thẩm phán liên bang đã thiết định rằng một hãng xưởng do một gia đình điều hành, thì không thể bị bắt buộc vi phạm các xác tín luân lý và tôn giáo của họ, liên quan tới các chương trình bảo hiểm tư cho các nhân viên.

Ngày 08-8-2012, ông Matt Bowman, luật sư của “Liên minh bảo vệ tự do tôn giáo” tố cáo chính quyền của tổng thống Obama là chọn lựa cái gì là đức tin, ai có thể sống đức tin ấy, rồi phạt tập thể các tu sĩ, trong khi các quan lại bàn giấy lại tha cho hàng triệu người khác vì lý do chính trị.

Theo chính quyền Mỹ, đây là chính sách tạo thuận lợi cho các nữ nhân viên được săn sóc và phòng ngừa trong lĩnh vực sức khỏe, nhưng thực ra, theo các Giám mục Công giáo, nó khiến cho người ta phá thai và làm tuyệt đường sinh sản một cách dễ dàng hơn.

Trong một thông cáo công bố ngày 02-8-2012, Ðức cha Timothy Michael Dolan, Tổng Giám mục New York, Chủ tịch Hội đồng Giám mục (HĐGM) Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng “chính quyền đang nói rằng chúng ta có một năm để tìm ra cách thức vi phạm lương tâm của mình”. Ngày 03-8-2012, Ðức Hồng y Daniel Di Nardo, Tổng Giám mục Houston-Galveston, Chủ tịch Ủy ban các sinh hoạt bảo vệ sự sống của HĐGM Hoa Kỳ cũng đã gửi thư cho Quốc hội tái kêu gọi tu chính các điều luật, bằng cách đưa ra các trường hợp trừ rộng rãi hơn.

Ngày 01-8-2012, khi luật mới bắt đầu có hiệu lưc khiến cho hàng triệu người tự dưng phải rơi vào tình trạng khó khăn, ông Matt Smith, chủ tịch “Luật sư đoàn Công giáo”, kiêm giám đốc tổ chức “Lý do lương tâm”, một tổ chức vô lợi nhuận tranh đấu cho việc tôn trọng tự do tôn giáo, tuyên bố rằng: “Nhiều người cho việc đứng trước một sự lưa chọn không thể tưởng tượng nổi: hoặc là từ chối các xác tín luân lý và tôn giáo của mình, hay là phải trả các số tiền phạt rất lớn”. Ông chủ tịch Luật sư đoàn Công giáo, một tổ chức khuyến khích tín hữu Công giáo trung thành với giáo huấn của Hội Thánh qua các dấn thân xã hội và chính trị, nói thêm: “Ngày 01-8 sẽ được ghi nhớ như là ngày, trong đó sự tự do quý báu nhất của chúng ta là tự do tôn giáo, đã bị vứt bỏ. Chính quyền sẽ không bao giờ có thể sửa chữa lại các vấn đề lương tâm họ đã tạo ra cho người dân, cho tới khi nào chấm dứt các luật lệ ấy”.

Thế mới biết, tuy vẫn tự hào là quốc gia tân tiến và tự do nhất thế giới, thường chỉ trích các nước khác vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, nhưng giờ đây Hoa Kỳ bắt đầu tụt hậu thê thảm, vì chính quyền đã hiên ngang trâng tráo ra luật bách hại tự do tôn giáo và tự do lương tâm.

Linh Tiến Khải
(Radio Vatican
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 11 years 6 months ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung, Hùng 31

CÂU CHUYỆN HÔM NAY: CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ VÀ NHÀ NƯỚC 11 years 6 months ago #43473


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Thưa Qúy Cha, các anh chị và các bạn. Anh John Dinh 'This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.) Tức Ba Khang có viết một email xin tất cả anh chị em hiệp thông để cầu nguyện cho đất nước và Giáo Hội Hoa Kỳ nhân cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Và anh Tống Duy Hoà có nêu thắc mắc rằng "không hiểu sao cuộc bầu cử đó lại có liên quan đển Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ".

Để rộng đường dư luận, và cũng để anh em mình nắm vững tình hình của Hoa Kỳ liên quan đến Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ như thế nào; mà cùng hiệp thông với nhau trong lời cầu nguyện như anh Ba Khang đã kêu gọi. Quyền 3T xin được post lên đây một vài tài liệu mà em đã sưu tầm sau khi đọc hai lá thư trên của anh Tống Duy Hòa và anh Ba Khang, để chia sẻ sau đây .


CÂU CHUYỆN HÔM NAY: CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ VÀ NHÀ NƯỚC

hong-y-timothy-dolan-barack-obama-300x225.jpg

Ðức Hồng y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York,Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ
và TT Obama

Cứ mỗi bốn năm,đến ngày 06 tháng 11, toàn cử tri nước Mỹ bỏ phiếu bầu tổng thống. Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng diễn ra chủ yếu giữa hai đảng lớn,CỘNG HOÀ và DÂN CHỦ,không có cơ hội cho những đảng nhỏ hoặc ứng cử viên độc lập. Ngoài số tiền qũy tranh cử khổng lồ (theo con số mới nhất,là 6 tỷ USD), những cuộc tiếp xúc cử tri liên tục với những chiến lược được nghiên cứu công phu (mà chỉ một sơ sẩy,hớ hênh cũng đủ dẫn tới thảm hoạ), thì ba cuộc “chạm trán” tranh luận trực tiếp góp phần quyết định vào thành bại của các ứng cử viên, năm nay là đương nhiệm tổng thống Barack Obama (DC) và nguyên thống đốc Mitt Romney(CH). Năm nay,không khí sôi động và quyết liệt hơn rất nhiều, trong đó sự lên tiếng của các Giám Mục Hoa Kỳ có thể là một trong những nhân tố quyết định không nhỏ trong cán cân cử tri. TẠI SAO CÓ HIỆN TƯỢNG NẦY? Tiến sĩ Jeff Mirus đưa ra một cái nhìn và đánh giá về sự kiện nầy, sau khi đã so sánh ứng xử và phản ứng của các Giám Mục Hoa Kỳ ở các thế hệ trước đây và HĐGM Hoa Kỳ ngày nay.

Có người sẽ cho rằng “đèn nhà ai, nhà ấy rạng”,rằng việc “bếp núc” của Hoa Kỳ và Giáo Hội Hoa Kỳ không liên quan nhiều đến Giáo Hội Việt Nam và đời sống tín hữu Công giáo Việt Nam. Xin hãy nhớ : Một con ngựa đau,cả tàu bỏ cỏ. Sự hiệp nhất và hiệp thông bên trong Giáo Hội, sự thăng trầm của mỗi Giáo Hội địa phương, đều ảnh hưởng (và ảnh hưởng không nhỏ) đến Giáo Hội toàn cầu và mỗi Giáo Hội địa phương khác. Ngoài ra, tín hữu Công giáo người Viêt rất đông ở Hoa Kỳ,đang chịu nhiều sức ép và phân vân trong lựa chọn dùng lá phiếu. Vì thế,TU ES PETRUS chuyển ngữ bài viết nầy để gửi, đặc biệt là cho các tín hữu Công giáo Hoa Kỳ gốc Việt. TU ES PETRUS xin tiếp thu mọi ý kiến,phê bình. Đa tạ.




ÁNH SÁNG LÓ RẠNG :

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ VÀ NHÀ NƯỚC

Tiến sĩ Jeff Mirus


Đã một thế hệ nay, rất đông giáo dân Công Giáo ở Hoa Kỳ ngạc nhiên về khả năng các giám mục của họ trong việc ủng hộ chương trình chính phủ hết cái nầy sang cái khác nhân danh công ích,hình như không bao giờ mơ tưởng rằng đặt quá nhiều tin tưởng và quyền lực vào chính phủ có thể trên thực tế đặt ra cho công ích những nguy hiểm căn bản. Để đặt điều nầy về mặt các đảng phái chính trị đặc thù, thì từ một thế hệ về trước, các GM Hoa Kỳ trước sau như một ủng hộ hầu hết mọi quan điểm của chính phủ do Đảng Dân Chủ đề xuất, không lưu ý khuynh hướng mạnh mẽ của Đảng Dân Chủ sử dụng chính phủ để gạt luật tự nhiên sang một bên.

Đây không phải là một lời biện giải của đảng Cộng Hoà. Dù có những khác biệt rõ rệt, cả hai đảng nầy quá sức giống nhau trong việc tự phong bất kỳ ai trong bọn họ cách nầy hay cách khác là “Công Giáo”. Hơn nữa,việc biến từ ngữ “Công Giáo” hoặc “Kitô giáo” thành một phần của nhãn hiệu đảng, dù không hiếm thấy ở các vùng khác trên thế giới, tạo ra không thể tránh khỏi những lẫn lộn rất nghiêm trọng về Đức tin. Giáo Hội có đủ vấn nạn giới thiệu một hình ảnh giống Chúa Kitô với thế giới mà không chủ tâm làm cho nó thành khó hơn trong việc nhìn thấy nơi nào thì Đức tin kết thúc và nơi nào thì chính trị bắt đầu.

Không,những gì từ lâu nay gây kinh ngạc sâu xa cho giáo dân Công giáo mộ đạo ở Hoa Kỳ, là khuynh hướng của các GM Hoa Kỳ nhìn chính phủ theo một cách tích cực không thay đổi,như thể bất cứ điều gì học thuyết xã hội Công giáo có thể khuyên đối với công ích,đều phải làm thông qua chính phủ vậy! Ngay cả những công trình từ thiện riêng của Giáo Hội cũng dần dần bị chi phối bởi các quỹ chính phủ và những sự sắp đặt quy định của chính phủ. Vậy mà, để trình bày vấn đề` nầy lần nữa theo một cách hơi khác hơn một chút, thì sự can thiệp của chính phủ hết lần nầy đến lần khác đã được tán thành nhân danh “sự liên đới”, kể cả dù sự liên đới do chính phủ áp đặt là một mâu thuẫn về từ ngữ. Và khi đã đến lúc xem xét hậu quả tất yếu của “sự phụ thuộc” bị dẫm đạp và đầy thương tích, thì các GM phần lớn “tránh sang bên kia mà đi qua” (x. Lc 10,30 – 32). Nói cách khác,các GM Hoa Kỳ rất thường hay có vẻ nhìn chính phủ như là nguồn chính yếu của việc triển nở con người, vô tình tham gia vào đường lối hiện đại tai hại một cách rõ ràng của nhà nước vây bọc tất cả. Nếu ai đó không sống qua thời kỳ thiếu quan tâm đến những nguy hiểm đối với công ích do nhà nước đặt ra nầy, thì người ấy không thể nào tưởng tượng được các GM Hoa Kỳ giống như nhau – và thực tế, đa số các GM Tây phương – làm mồi cho những lới hứa suông của sức mê hoặc khó hiểu của nhà nước ra sao.

Đó là chuyện bấy giờ.

Còn đây là bây giờ.

Sự quan tâm của các GM về các điều như là sự phụ thuộc,tự do tôn giáo, những hạn chế có tác dụng tốt với chính phủ và quyền bính riêng của Giáo Hội đã tăng đều đặn với sự thay mới dần dà hàng giáo phẩm trong hơn mười năm qua. Rất có khả năng điều nầy chỉ một phần do những gì chúng ta có thể gọi là sự đổi mới nội bộ vô cớ,nhưng đời sống tinh thần đối với tất cả chúng ta có nhiều điều phải làm với việc làm sao chúng ta đáp trả những thách thức đặc thù và nhất là những cú bắn cảnh cáo qua cái cung. Đúng là Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã gióng lên tiếng chuông báo động ngay từ đầu năm 1991 trong thông điệp Centesimus Annus (x. # 48) [ kỷ niệm 100 năm thông điệp RERUM NOVARUM của Đức Leon XIII. ND]. Nhưng có vẻ như những vụ tai tiếng lạm dụng tình dục có khuynh hướng xác định một sự chuyển tiếp lâu dài từ các GM như là những người đóng vai trò chủ chốt trong cộng đồng lớn lao nầy sang các GM như là những khán giả vừa được chịu đựng. Từ đó, khi ngày càng nhiều GM bắt đầu nhận ra rằng các ngài thực sự đã hướng ra bên ngoài,thì các ngài rõ ràng trở thành thiên hơn về việc chọn theo một thay đổi bổ ích trong cách nhìn. Ngoài ra,trong những năm gần đây nhất, các vấn nạn luân lý đạo đức với Obamacare (vốn buộc HĐGM Hoa Kỳ phải bầt đắc dĩ chống lại) và nay là HHS Mandate [ Health and Human Services] (lệnh cưỡng bách của Bộ Y Tế), vốn tấn công trực tiếp Giáo Hội và Đức Tin Công Giáo, đã làm một số lớn các GM chuyển sang đối ngược. Từ ngữ “sự phụ thuộc” thậm chí đã lẻn vào từ vựng các GM trong các tranh luận về Obamacare,nơi nó dường như đã lưu lại kể từ đó. Tôi chú ý đến bài diễn văn mạnh mẽ của ĐGM William Lori có tựa đề Chủ nghĩa thế tục vô thần đang tấn công Sự Sống và Tự Do (chưa kể đến nhiều giá trị tích cực khác và những ảnh hưởng vốn chủ yếu đối với công ích). Và vào ngày Chúa Nhật, tôi đã nhìn thấy một cú đánh trực tiếp đáng ngạc nhiên chống lại nhà nước hiện đại do ĐGM Daniel Flores, kẻ thách thức những cái mà Ngài gọi là “một quyền bá chủ tân thế tục”. Theo từ ngữ bất hủ của Osric, người trọng tài cho trận đấu kiếm lừng danh của Hamlet :”Một cú đánh, một cú đánh hềt sức mãnh liệt”.

Xin đừng lầm nhé: một dòng quan trọng đang được vạch ra. Hãy xem câu chuyện ngày nay về mưu toan bịt miệng Giáo Hội nơi bản thân GM David Kagan,là điều cũng chứng tỏ cho thấy một cách súc tích làm sao những kẻ đã mất đức tin (dù là ở trong hay ngoài Giáo Hội) mau chóng trở thành những kẻ thù xấu xa tệ hại nhất của Giáo Hội, những kẻ duy nhất hết sức sẵn sàng giúp nhà nước trong những nỗ lực đặt tôn giáo ra bên lề. Sự kháng cự,như các bạn biết, phải là vô ích.Khi các GM không hành động như thể nó [sự kháng cự] là vô ích, thì những người thường bị tình nghi bị chọc tức điên lên.

Một số người sẽ đề nghị và chấp nhận theo phản xạ bất cứ lập luận nào, chỉ cần hợp nhĩ, vốn nhắm tới ủng hộ nhà nước trong việc tìm kiếm kế hoạch xã hội thế tục không tưởng. Sự thật là một khi bạn tin,tận thâm tâm, rằng cuộc sống nầy chỉ là sự cầu may hạnh phúc của bạn mà thôi, thì bạn sẽ sẵn sàng bào chữa cho bất cứ áp đặt nào lên tha nhân nhằm tạo nên thiên đàng ngay lúc nầy. Đó là tình hình đối với rất nhiều những kẻ hoặc đã đánh mất đức tin hoàn toàn hoặc đã bị cám dỗ bởi sự thoát ra giả tạo khỏi trách nhiệm đạo đức được chế độ độc tài của thuyết tương đối hứa ban. Xu hướng mang tính ý thức hệ tương tự vốn rành rành trong chế độ cực quyền theo chủ nghĩa Mác, nhất thiết là một thành phần ẩn tàng của tất cả mọi nhà nước thế tục, dù đó là ở thời đế quốc La Mã hoặc ở thời đại của chính chúng ta.

Một sự sắp xếp căn bản lại dần dà diễn ra giữa Giáo Hội và nhà nước ở Mỹ; cùng loại sắp xếp tương tự đến quá chậm khắp Tây phương nói chung. Sau đó hãy trông chờ rằng phạm vi đàm phán sẽ thu hẹp. GM Kagan có quyền khi nói không gian tự do trong đó Giáo Hội đã có thể hoạt động trong xã hội Mỹ “nay có thể đi xuống như một sự không bình thường lịch sử. Nó có thể chấm dứt sớm hơn chúng ta tưởng”. Rất quan trọng đối với các GM của chúng ta – và các GM trên toàn thế giới – phải nhận ra sự hiểu thấu nền tảng nầy, bầt chấp những hậu quả quan trọng tức thì của nó.

Các thành phố trên trời và dưới thế không bao giờ như nhau; chúng chỉ hoạ hiếm lắm mới thoải mái với nhau. Nắm vững điểm nẩy cũng quan trọng cho việc hinh thành một văn hoá Công Giáo đích thực như là với việc canh tân tinh thần Công giáo có hiệu quả. Hàng giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân giống như nhau phải hiểu rằng ở đây chúng ta không có thành phố bền lâu ( Dt 13,14).

Khi nổi lên câu hỏi “chúng ta sẽ đi về với ai?” (Ga 6,68), thì câu trả lời phải KHÔNG là “với nhà nước”. (*) GM David Kagan : sinh 09/11/1949. Thụ phong LM : 14/06/1975. Tấn phong GM : 19/10/2011,kế nhiệm ĐGM Zipfel nghỉ hưu ở tuổi 77,làm GM Gp.Bismark,bang North Dakota,Mỹ. Thư Ngài viết (đọc ở mọi giáo xứ vào ngày Chúa Nhật trước bẩu cử tổng thống và các dân biểu Thượng – Hạ Viện 06/11):

“Chúng ta biết rằng chúng ta có một hình thức đại diện của chính phủ và rằng những người chùng ta bầu chọn là để đại diện cho chùng ta. Khi đi bầu, tôi yêu cầu anh chị em hãy bỏ phiếu cho những ứng cử viên nào đại diện cho anh chị em với tư cách là những công dân Công giáo. Xin đừng bỏ phiếu cho ứng cử viên nào đáng yêu nhất. Chúng ta có thể tìm thấy một điều gì đó đáng yêu trong mỗi ứng cử viên,nhưng người đó có thể không đại diện cho chúng ta với tư cách là tín hữu Công Giáo. Phiếu bầu của chúng ta với tư cách công dân Công giáo phải tập trung vào những ngưởi và những gì bảo vệ sự sống con người và nhân phẩm và từ đó, bảo vệ công ích.

Tiến sĩ Jeff Mirus
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 11 years 6 months ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung, Hùng 31
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012