Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: ***ĐỨC GIÁO HOÀNG tương lai 'vẫn' có thể là người Châu Âu? ***CHÂN DUNG các ứng viên GIÁO HOÀNG

Re: CHÂN DUNG các ứng viên GIÁO HOÀNG 11 years 2 months ago #45826


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
Lời Tâm Sự Cuối Cùng Của ĐTC Benedict XVI
Trước Các Vị Hồng Y Hiện Diện Tại Rô-ma, 28-2-2013

oggi.jpg

RADIOVATICANA, 28-2-2013. Hồi 11 giờ trưa nay 28-2-2-13, ĐTC Benedict XVI đã tiếp kiến lần cuối cùng với các Hồng Y hiện diện tại Rô-ma trong tư cách là Giáo Hoàng. ĐTC Benedict XVI đã cảm ơn các vị và có những lời nhắn nhủ cuối cùng dành cho các vị. Có thể nói, đây chính là những lời tâm huyết nhất của ngài, những lời xuất phát từ tấm lòng của một người cha, một người mục tử luôn hết lòng vì đoàn chiên mình. Dưới đây là bài chia sẻ của ĐTC Benedict XVI, hôm trưa thứ Năm ngày 28-2-2013.

“Các chư huynh đệ rất quý mến!

Trong 8 năm qua, với đức tin tôi đã sống trong những khoảnh khắc tuyệt đẹp những khi ánh sáng chiếu tỏa trên bước đường của Giáo Hội, cũng như trong những khoảnh khắc mây mù bao phủ bầu trời. Chúng ta đã nỗ lực để phục vụ Thiên Chúa và phục vụ Giáo Hội của Người với một tình yêu sâu xa và trọn vẹn vốn là linh hồn của sứ vụ chúng ta. Chúng ta đã trao ban niềm hy vọng, một niềm hy vọng đến từ Đức Ki-tô và chỉ có nó mới có thể chiếu rọi hành trình này.

Chúng ta hãy cùng nhau tạ ơn Chúa, vì Ngài đã làm cho chúng ta lớn lên trong tình hiệp thông. Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Ngài trợ giúp chúng ta để một lần nữa, chúng ta lớn lên trong tình hiệp nhất, các Hồng Y trong hồng y đoàn được ví như một dàn nhạc, nơi có sự đa dạng, là sự diễn tả của tính hoàn vũ trong Giáo Hội, nhưng tất cả hòa hợp với nhau vì có một vị nhạc trưởng và có sự hòa điệu của bản nhạc.

Tôi muốn để lại cho anh em một ưu tư hết sức đơn sơ mà tôi đã rất bận tâm, một suy nghĩ về Giáo Hội, về sứ vụ Giáo Hội, là điều đã thành hình vì hết thảy chúng ta, mà có thể nói đó, chính là lý trí và là đam mê đời sống. Cách diễn đạt của Romano Guardini được viết trong năm mà các Nghị Phụ đã Phê chuẩn Hiến Chế Lumen Gentium, những lời mà tôi rất quan tâm, những lời này có thể giúp tôi diễn tả tâm tình của mình. Guardini viết: “Giáo Hội không phải là một tổ chức được nghĩ ra hay được viết trên một tấm bảng, nhưng là một thực tại sống động. Giáo Hội đã tồn tại và lớn lên trong một thời gian dài, như hôm nay, Giáo Hội đang sống động, đang chuyển mình, nhưng tự bản chất, Giáo Hội vẫn mãi là chính mình. Trái tim của Giáo hội chính là Đức Ki-tô”.

Tôi nghĩ rằng đây chính là kinh nghiệm của chúng ta tại quảng trường thánh Phê-rô vào hôm qua. Chúng ta thấy Giáo Hội như một thân thể sống động, được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, và tràn đầy nhựa sống nhờ sức mạnh của Thiên Chúa. Giáo Hội ở trong thế giới nhưng không thuộc về thế giới. Giáo Hội là của Chúa, của Đức Ki-tô, của Chúa Thánh Thần, như chúng ta thấy hôm qua.

Vì thế một câu nói nổi tiếng khác của Guardini cũng rất đúng: “Giáo Hội làm thức tĩnh tâm hồn”. Giáo Hội sống động, tăng trưởng và làm thức tĩnh trong tâm hồn, như khi Đức Maria đón nhận Lời Chúa và Lời Chúa đã làm cho mẹ thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Những ai trao ban chính mình và sự nghèo khó và khiêm hạ của mình cho Thiên Chúa, người ấy có khả năng sinh ra Đức Giê-su cho con người trong thế giới hôm nay. Ngang qua Giáo Hội, Mầu Nhiệm Nhập Thể tiếp tục hiện diện. Đức Ki-tô tiếp tục tiến bước qua mọi thời và mọi nơi.

Anh em quý mến,

Chúng ta sẽ tiếp tục hiệp thông với nhau trong mầu nhiệm này, trong cầu nguyện và một cách đặc biệt là trong Thánh Lễ hàng ngày, và dĩ nhiên là trong khi chúng ta phục vụ Giáo Hội và toàn thể nhân loại. Đây chính là niềm vui của chúng ta, một niềm vui không ai có thể lấy đi được!

Tôi cũng muốn nói với anh em rằng, tôi sẽ tiếp tục ở gần anh em trong lời cầu nguyện, cách đặc biệt là trong những ngày sắp tới, nhờ đó anh em có thế hoàn toàn lắng nghe hoạt động của Chúa Thánh Thần trong việc bầu vị Tân Giáo Hoàng. Chính Thiên Chúa sẽ chỉ cho anh em biết ai là người mà Ngài muốn cách đặt. Trong số anh em hiện diện ở đây, trong Hồng Y Đoàn, sẽ có một vị Giáo Hoàng tương lai, người mà hôm nay tôi hứa sẽ vâng phục và tôn kính vô điều kiện. Với tình yêu và lòng biết ơn, tôi ưu ái ban phép lành tòa thánh cho anh em.

Cám ơn anh em.”


Minh Triệu chuyển ngữ
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 11 years 2 months ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.

Re: CHÂN DUNG các ứng viên GIÁO HOÀNG 11 years 2 months ago #45825


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
Nội dung Tông thư tự sắc ”Normas nonnullas” của ĐTC Biển Đức XVI
về vài thay đổi việc bầu Giáo Hoàng


stemma-ratzinger.jpg


VATICAN – Ngày 25-2-2013 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cho công bố Tông thư tự sắc ”Normas nonnullas – Các điều luật là không” về vài thay đổi liên quan tới các điều luật bầu Giáo Hoàng. Tông thư mang chữ ký ngày 22 tháng 2 năm 2013.

huyhieuMở đầu Tông thư Đức Thánh Cha viết: ”Với Tông thư ”De aliquabus mutationibus in normis de electione Romani Pontificis – Về vài thay đổi trong luật bầu Giáo Hoàng Roma” được ban bố như Tự sắc tại Roma ngày 11 tháng 6 năm 2007 trong năm thứ ba triều đại giáo hoàng của tôi, tôi đã thiết định vài điều luật, mà trong khi hủy bỏ các luật đã viết ở số 75 của Tông Hiến ”Universi Dominici gregis – Mục tử của toàn thể đoàn chiên Chúa”, do vị tiền nhiệm của tôi là Chân phước Gioan Phaolô II ban hành ngày 22 tháng 2 năm 1996, chúng đã tái lập điều luật do truyền thống phê chuẩn, theo đó để việc bầu Giáo Hoàng Roma có hiệu lực phải luôn luôn có đa số hai phần ba phiếu của các Hồng Y cử tri hiện diện.

Vì tầm quan trọng của việc bảo đảm cho diễn tiến của những gì liên hệ, dù với tầm mức khác nhau, cho việc bầu Đức Giáo Hoàng Roma, đặc biệt cho một sự giải thích nào đó và việc thực thi một vài định liệu, tôi thiết lập và quy định rằng vài điều luật của Tông Hiến Mục tử của toàn thể đoàn chiên Chúa, và những gì chính tôi đã đặt định trong Tông thư nói trên, được thay thế bởi các điều luật sau đây:

Số 35. ”Không một Hồng Y cử tri nào sẽ bị loại trừ khỏi việc bầu cử tích cực hay thụ động, vì bất cứ lý do hay viện cớ nào, giữ nguyên những gì đã được đưa ra trong số 40 cho tới số 75 của Tông hiến”.

Số 37. ”Ngoài ra tôi cũng ra lệnh rằng, từ khi Tông Tòa trống vị một cách hợp pháp, thì đợi 15 ngày trọn trước khi bắt đầu Mật Nghị; tuy nhiên tôi để cho Hồng Y Đoàn quyền bắt đầu Mật Nghị trước, nếu nhận thấy có sự hiện diện của tất cả càc Hồng Y cử tri, cũng như quyền kéo dài ra vài ngày việc bầu cử, nếu có các lý do nghiêm trọng. Tuy nhiên lâu nhất là 20 ngày, bắt đầu từ khi Trống Tòa, tất cả các Hồng Y cử tri hiện diện phải tiến hành việc bầu cử”.

Số 43. ”Từ lúc đã sắp đặt việc bắt đầu các hoạt động của cuộc bầu cử, cho tới khi công báo biến cố bầu Giáo Hoàng, hay cho tới khi Đức Tân Giáo Hoàng sẽ ra lệnh, các nơi của nhà trọ thánh Marta, cũng như và một cách đặc biệt nhà nguyện Sistina, và các nơi được chỉ định cho các buổi cử hành phụng vụ, phải bị đóng, dưới quyền của Đức Hồng Y Nhiếp chính và với sự cộng tác của vị Phó nhiếp chính và Phụ tá Quốc Vụ Khanh, đối với những người không được phép, theo những gì thiết định trong các số sau đây.

Toàn lãnh thổ Thành Phố Vaticăng và cả sinh hoạt bình thường của các Văn phòng có trụ sở ở trong nội thành phải được điều hợp trong thời gian này, làm sao để bảo đảm sự kín đáo và tiến hành tự do các công việc gắn liền với việc bầu Giáo Hoàng. Cách đặc biệt phải dự liệu, cả với sự trợ giủp của các Đức Ông giúp lễ, để các Hồng Y cử tri không bị tới gần bởi bất cứ ai trong lộ trình đi từ nhà trọ thánh Marta cho tới Dinh Tông Tòa Vaticăng.”

Số 46, triệt 1. ”Để đáp ứng các nhu cầu cá nhân và văn phòng liên hệ tới diễn tiến của việc bầu cử, vị Thư ký Hồng Y Đoàn, cũng giữ chức Thư ký của Cộng đoàn bầu cử, vị Trưởng ban nghi lễ giáo hoàng với tám chuyên viên nghi lễ, và hai nam tu sĩ đặc trách phòng thánh giáo hoàng, một giáo sĩ do Đức Hồng Y niên trưởng hay vị Hồng Y đại diện lựa chọn để trợ giúp trong nhiệm vụ, phải sẵn sàng và vì thế được cư ngụ một cách xứng hợp trong những nơi thích đáng trong các giới hạn nói tới trong số 43 của Tông Hiến”.

Số 47. ”Tất cả những người được liệt kê trong các số từ 46 tới 55, triệt 2 của Tông Hiến, mà vì bất cứ lý do nào và trong bất cứ lúc nào, biết được từ bất cứ ai một cách trực tiếp hay giám tiếp liên quan tới các giấy tờ của việc bầu cử, và một cách đặc biệt, những gì liên quan tới các lần bỏ phiếu trong chính cuộc bầu, đều bị bó buộc phải giữ bí mật với bất cứ người nào xa lạ với các Hồng Y cử tri: vì mục đích đó, trước khi có các công việc của cuộc bầu cử, họ phải thề theo các cách thế và công thức chỉ trong số sau đây.”

”Tôi (nói tên) hứa và thề tuyệt đối giữ bí mật với bất cứ ai không phải là thành phần của Hồng Y đoàn cử tri, và điều đó một cách vĩnh viễn, trừ khi nhận được quyền đặc biệt được ban một cách rõ ràng bởi Đức Tân Giáo Hoàng được bầu hay các Người Kế Vị, về tất cả những gì trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới các cuộc bỏ phiếu và các cuộc kiểm phiếu bầu Giáo Hoàng.

Tôi cũng hứa và thề không sử dụng bất cứ dụng cụ thu tiếng hay nghe hoặc thu hình những gì trong thời gian bầu cử, diễn ra trong môi trường của Thành Phố Vaticăng, và một cách đặc biệt những gì trực tiếp hay gián tiếp bằng bất cứ cách nào có dính líu tới các công việc liên quan tới chính việc bầu cử.

Tôi tuyên bố đưa ra lời thề này, ý thức rằng một việc vi phạm sẽ bao gồm hình phạt vạ tuyệt thông ”tức khắc” mà Tòa Thánh dành cho tôi. Như thế xin Thiên Chúa giúp tôi và các Phúc Âm mà tôi sờ tới với bàn tay này.”

Số 49. ”Sau khi đã cử hành theo các nghi thức được viết trước các lễ an táng vị Giáo Hoàng qua đời, đã chuẩn bị những gì cần thiết cho diễn tiến theo luật của việc bầu cử, vào ngày đã định, chiếu theo những gì nói tới trong số 37 của Tông Hiến, để bắt đầu Mật Nghị, tất cả các Hồng Y quy tụ trong Đền thờ thánh Phêrô trong nội thành Vaticăng, hay ở nơi nào khác theo sự thích hợp và các nhu cầu của thời gian và không gian để tham dự vào một buổi cử hành Thánh Thể trọng thể với Thánh lễ cầu cho việc bầu giáo hoàng. Điều này sẽ phải được thi hành vào một giờ thích hợp vào ban sáng, như thế để ban chiều có thể diễn ra những gì đã được quy định trong các số tiếp theo của Tông Hiến.”

Số 50. ”Từ nhà nguyện Paolina của Dinh Tông Tòa, nơi tụ họp vào một giờ thích hợp vào sau ban trưa, các Hồng Y cử tri mặc phẩm phục sẽ cùng nhau rước kiệu trọng thể tới nhà nguyện Sistina của Dinh Tông Tòa, nơi diễn ra cuộc bầu cứ, vừa đi vừa hát Kinh Veni Creator, khẩn nài sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần.

Sẽ tham dự cuộc rước kiệu vị Phó Nhiếp chính, Tổng hiệu thính viên của Phòng tông tòa, và hai thành viên của mỗi Đoàn Công chứng tông tòa số các tham sự viên, đoàn các Đức Ông hiệu thính viên của Tòa thượng thẩm Rota Roma, và đoàn các Đức Ông giúp lễ.”

Số 51, triệt 2. ”Vì thế Hồng Y Đoàn, hoạt động dưới quyền và trách nhiệm của vị Nhiếp chính, được trợ giúp bởi Bộ đặc biệt được số 7 của Tông hiến nói tới, sẽ lo lắng để tất cả đều được sắp đặt trước, cả từ bên ngoài với sự trợ giúp vị Phó Nhiếp chính và vị Phụ tá Quốc Vụ khanh, làm sao để bảo vệ việc bầu cử bình thường và sự kín đáo của nó.”

Sồ 55 triệt 3. ”Nếu xảy ra bất cứ việc vi phạm nào chống lại điều luật này, thì các thủ phạm phải biết rằng họ bị vạ tuyệt thông tức khắc do Tòa Thánh dành cho họ.”

Số 62. ”Bị hủy bỏ các kiểu bầu gọi là biểu quyết hay gợi hứng và giàm xếp. Từ nay trở đi hình thức bầu Giáo Hoàng Roma sẽ chỉ duy nhất là bầu bằng phiếu kín.

Vì thế tôi thiết định rằng để cuộc bầu Đức Giáo Hoàng Roma có giá trị phải có ít nhất hai phần ba số phiếu, do các cử tri hiện diện bỏ phiếu”.

Số 64. ”Thể thức kiểm phiếu diễn tiến theo ba giai đoạn. Giai đoạn đầu có thể gọi là tiền kiểm phiếu, bao gồm: 1) thứ nhất, việc chuẩn bị các phiếu từ phía các Nghi lễ viên – được mời vào Phòng cùng với vị Thư ký của Hồng Y Đoàn và vị Trưởng nghi lễ các buổi cử hành phụng vụ của Tòa Thánh – các vị này phân phát cho mỗi Hồng Y 2 hay 3 phiếu; 2) thứ hai, bắt thăm giữa các Hồng Y cử tri, để chọn 3 vị Kiểm phiếu, 3 vị có nhiệm vụ thu phiếu bầu của các Hồng Y yếu đau, gọi ngắn gọn là các vị Yếu, và 3 vị Coi lại; việc bắt thăm đó được làm công khai bởi Đức Hồng Y Niên trưởng, rút thăm 9 tên của các vị sẽ đảm trách các nhiệm vụ nói trên; 3) thứ ba, nếu trong việc rút thăm các vị Kiểm phiếu, các vị Yếu và các vị Coi lại, ra trúng tên của các Hồng Y cử tri, mà vì đau yếu hay vì lý đo khác, không thể thi hành các nhiệm vụ này, thì rút thăm các vị khác không bị ngăn trở thay thế vào. Tên của ba vị đầu tiên là các vị Kiểm phiếu, ba vị kế tiếp là các vị Yếu, ba vị khác là các vị Coi lại.”

Số 70, triệt 2. ”Các vị kiểm phiếu cộng tất cả các phiếu bầu mà mỗi người đã đem lại, và nếu không có ai đủ hai phần ba số phiếu của lần bầu ấy, thì Đức Giáo Hoàng chưa được bầu; trái lại, nếu kết qủa là một người đã được ít nhất hai phần ba số phiếu, thì việc bầu giáo Hoàng Roma có giá trị giáo luật.”

Số 75. ”Nếu các lần bỏ phiếu như được nói tới trong các số 72, 73 và 74 của Tông Hiến kể trên, không có kết qủa, thì phải dành ra một ngày để cầu nguyện, suy tư và đối thoại; trong các lần bầu sau đó, tuân giữ trật tự được thiết định trong số 74 của Tông Hiến, sẽ chỉ có tiếng nói thụ động của hai vị đã được nhiều phiếu nhất trong lần kiểm phiếu trước, cũng sẽ không thể tháo lui khỏi sự thiết định rằng để việc bầu cử có giá trị, cả trong các lần kiểm phiếu này nữa, cũng phải có đa số đủ tính cách ít nhất là hai phần ba phiếu của các Hồng Y cử tri hiện diện. Trong các lần bỏ phiếu này, hai vị đã có nhiều phiếu nhất có tiếng nói thụ động, không có tiếng nói tích cực.”

Số 87. ”Sau khi đã bầu cử theo giáo luật, vị Hồng Y đẳng Phó tế cuối cùng gọi vào phòng bầu cử Thư ký của Hồng Y Đoàn, vị Trưởng ban nghi lễ phụng vụ tòa thánh và hai Nghi lễ viên; rồi Hồng Y Niên trưởng, hay vị Hồng Y cao niên nhất, nhân danh toàn Hội đồng bầu cử hỏi sự đồng ý của vị được bầu với các lời sau đây: ”Ngài có chấp nhận việc bầu cử ngài hợp giáo luật làm Giáo Hoàng không?” Sau khi nhận được sự đồng ý, thì hỏi: ”Ngài muốn được gọi tên là gì?”. Khi đó vị Trưởng nghi lễ phụng vụ tòa thánh với nhiệm vụ chưởng khế và trước hai chuyên viên nghi lễ chứng nhân, thảo một tài liệu liên quan tới việc chấp nhận của vị Tân Giáo Hoàng và tên do ngài nhận”.

Tài liêu này sẽ có hiệu lực ngay sau khi được công bố trên báo Quan Sát viên Roma.

Tôi quyết định và thiết lập, mặc cho bất cứ việc định liệu trái ngược nào.

Làm tại Roma, gần Đền Thờ Thánh Phêrô, ngày 22 tháng Hai năm 2013, năm thứ tám triều đại Giáo Hoàng của tôi.

+ Biển Đức XVI Giáo Hoàng
Tác giả bài viết: Linh Tiến Khải
Nguồn tin: R.Vatican
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: CHÂN DUNG các ứng viên GIÁO HOÀNG 11 years 2 months ago #45814


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:boat :boat :boat

ĐỨC GIÁO HOÀNG tương lai 'vẫn' có thể là người Châu Âu?

1_2013-03-02.jpg

Hồng Y Angelo Scola, Tổng Giám Mục Milan của Ý, ứng cử viên sáng giá cho vị trí giáo hoàng.
(Hình: Giuseppe Cacace/AFP/Getty Images)


VATICAN – Ngày 28 Tháng Hai vừa qua, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI chính thức thoái vị. Ngay từ bây giờ, cả thế giới đang bàn tán ai sẽ là người chủ chăn của Giáo Hội Công Giáo trong những ngày tới.

Số hồng y được quyền bỏ phiếu bầu giáo hoàng cho thấy, người đứng đầu Vatican có thể vẫn là người Châu Âu.
Hiện nay, chỉ có 117 vị dưới 80 tuổi trong Mật Nghị Hồng Y, có quyền bầu giáo hoàng. Trong số này, 61 vị là người Châu Âu, tương đương 52%.

Trong số 56 hồng y còn lại, 19 người thuộc vùng Nam Mỹ, nơi có số giáo dân Công Giáo gia tăng nhanh nhất thế giới, 14 người thuộc Châu Phi, 11 người thuộc Châu Á và một người thuộc các quốc gia trong vùng Thái Bình Dương.
Tất cả 117 vị hồng y này đều do cố Giáo Hoàng John Paul II và Giáo Hoàng Benedict 16 phong chức.

Và điều này có thể hiểu là nhiều phần họ sẽ chọn vị tân giáo hoàng có quan điểm giống hoặc gần giống hai vị giáo hoàng này.

Thành ra, theo một số nhà quan sát, nhiều khả năng tân giáo hoàng là người Châu Âu, và Hồng Y Angelo Scola, 71 tuổi, hiện là Tổng Giám Mục Milan của Ý, là ứng viên được cho là nặng ký nhất...



Trong những ngày này, chúng ta hãy hiệp ý, cùng cầu nguyện để Chúa Thánh Thần soi sáng, giúp các hồng y bầu chọn ra một Vị Giáo Hoàng đúng hợp ý Chúa và lòng mong đợi của Dân Ngài.

ST
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 2 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Phi Mạnh Hùng (Lớp Tôma)

***ĐỨC GIÁO HOÀNG tương lai 'vẫn' có thể là người Châu Âu? ***CHÂN DUNG các ứng viên GIÁO HOÀNG 11 years 2 months ago #45734


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:musicband :musicband :musicband

CHÂN DUNG các ứng viên GIÁO HOÀNG


image001_2013-02-23-2.jpg


Kể từ ngày 28/02 tới, khi Đức Giáo hoàng Benedict XVI chính thức thoái vị, chiếc ghế của đấng kế vị Thánh Phêrô sẽ để trống và Tòa Thánh sẽ triệu tập Mật nghị Hồng y (Conclave) để bầu Giáo hoàng mới. Để được tham gia bầu Giáo hoàng, các vị Hồng y đó phải dưới 80 tuổi. Năm nay dự trù sẽ có khoảng 115 Hồng y tham gia Mật nghị, trong đó có khoảng hơn phân nữa là người châu Âu.
Sau đây là chân dung các ứng cử viên "nặng ký" nhất cho chức vụ Giáo Hoàng, xếp theo độ tuổi từ cao đến thấp:

image002_2013-02-23.jpg

Hồng y Angelo Scola 72 tuổi người Ý, giới quan sát cho rằng quyết định của Giáo hoàng năm 2011 về việc điều chuyển Hồng y Angelo Scola từ Venice về Milan cho thấy ông được xem là một ứng viên triển vọng.

image003_2013-02-23.jpg

Hồng y Leonardo Sandri 70 tuổi (hai quốc tịch Á-Căn-Đình, Ý) Tổng trưởng Bộ giáo hội phía đông của Vatican.

image004_2013-02-23.jpg

Đức Hồng Y Gia-Nã-Đại Marc Ouellet - 69 tuổi

image005_2013-02-23.jpg

Hồng y Christoph Schonborn người Úc - 68 tuổi

image006_2013-02-23.jpg

Hồng y Peter Turkson, người Ghana (Châu Phi) - 65 tuổi

image007_2013-02-23-2.jpg

Tổng giám mục Sao Paula (Ba Tây) Odilo Scherer - 64 tuổi

image008_2013-02-23.jpg

Hồng Y Timothy Dolan - người Mỹ 63 tuổi

Tagle.jpg

Hồng Y Luis Antonio Tagle - Manila, Phi Luật tân, 55 tuổi

Trong những đồn đóan về vị hồng y nào sẽ có nhiều triển vọng làm giáo hoàng tương lai, ngoài một số có sẵn kinh nghiệm tại Giáo Triều Vatican, còn có một 'danh sách dài' về những vị có đủ khả năng và tăm tiếng, nhưng không có triển vọng vì những lý do ngoại vi thí dụ như vị đó là một người Mỹ như HY nổi tiếng nhân đức Sean O'Malley cuả Boston và HY ăn khách với giới truyền thông Timothy Dolan cuả New York , hoặc chưa có đủ kinh nghiệm như HY Luis Antonio Tagle cuả Manila Phi Luật tân , vị HY trẻ thứ nhì trong Hồng Y đoàn.

Ở Roma, người ta thường nhắc tới một câu ngạn ngử rằng: "Vị nào đi vào cuộc Mật Nghị giống như một giáo hoàng thì khi ra vẫn là một hồng y" (he who enters a conclave as pope exits as a cardinal), nghiã là không có gì chắc chắn cả, dù cho dư luận có thuận lợi thế nào chăng nữa thì luôn luôn vẫn có những bất ngờ từ những cuộc Mật Nghị. Lịch sử cuả Mật Nghị chứng minh một điều "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên".

Theo kế hoạch, các vị Hồng y sẽ tập trung tại Tòa thánh Vatican trong vòng 15 ngày sau khi Đức Giáo hoàng Benedict XVI chính thức từ chức vào ngày 28/2 và tuyên thệ giữ bí mật khi họ bước vào các cuộc họp kín bầu Giáo hoàng. Các Hồng y sẽ được cách ly biệt lập với bên ngoài cho đến khi một Giáo hoàng mới được bầu ra.

Quyết định bầu chọn sẽ được thể hiện qua lá phiếu kín và Hồng y được bầu chọn là Giáo hoàng phải nhận được 2/3 số phiếu.

Theo quy định của Giáo hội Công giáo, các phiếu bầu sẽ được xử lý bằng hóa chất trước khi đem ra đốt cháy ngay sau buổi biểu quyết. Hóa chất sẽ giúp đám lửa tạo ra khói trằng, báo cho thế giới biết đã có một Giáo hoàng mới.


Xin đọc thêm
Phần Tham khảo:

- Đức Thánh Cha giải thích về việc ngài từ nhiệm.
- Ai sẽ kế nhiệm Giáo Hoàng Benedict XVI?
- Bầu chọn Giáo Hoàng
- Chi tiết về cách thức bầu Giáo Hoàng
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 11 years 2 months ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012