Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: CẦU CHO NGƯỜI TU XUẤT

Re: CẦU CHO NGƯỜI TU XUẤT 10 years 10 months ago #47415


  • Posts:633 Thank you received: 966
  • Thương một đời hai chữ Việt Nam thôi: Đăng Trình!
  • Xuân-Dung's Avatar
  • Xuân-Dung
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE

Em gọi Bác Đức như "gọi đò" chưa thấy Bác giả nhời gì sất. Chuyện thật có tác giả "đàng hoàng"

chứ có phải em phịa ra đâu. Tình ngay sao Các Bác nghĩ "cong" thế hở giời?

Chờ Bác LCĐ "đăng đàn" rồi em mới can đảm noi gương tác giả.

Các Bác "chụp mũ" thế làm sao em dám viết tiếp:

Lấy Chồng Tu Xuất Có "Tội" Không?

:unsure
TH's + [Thánh Giá của Tuyết Hầy]
Tuyết Hầy - Lớp PioX - SDB 194
Last Edit: 10 years 10 months ago by Xuân-Dung.
The administrator has disabled public write access.

Re: CẦU CHO NGƯỜI TU XUẤT 10 years 10 months ago #47406

Vì em mà Xuất "Khổ" làm sao!!!!
Chỉ vì em anh đổi đường,
Kinh sớm chuông chiều đành bỏ.
Viện tu thanh vắng thôi vương,
Sức tình mạnh hơn tay Chúa.

Khi anh rủ áo theo tình,
Em nhìn anh nói cám ơn.
Nước mắt lưng tròng em khóc,
Em thề mải mãi bên mình.

Nhưng khi áo đời vừa khóac,
Em dần nhạt nhẽo tình phai.
Yêu anh chỉ vì màu áo,
Giờ đây rủ bỏ tình ai.

Chỉ vì em giờ lỡ độ,
Anh lại trên nẻo đi hoang.
Em kiếm tìm tình yêu khác,
Anh vẫn đứng ngóng bên đàng.

Em báo lấy chồng sau đó,
Anh nghe da thịt đi hoang,
Bởi đâu tình ta giang dở?
Bởi số của kẻ gian nan?

Chỉ vì em anh đi hoang,
Đừờng đời không còn có đích,
Đời tu dứt bỏ bên đàng,
Còn em vuột rơi từ đó!!!!AMEN.


Lên non mới biết non cao
Có bồ mới biết vì sao hết tiền.
Last Edit: 10 years 10 months ago by Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

Re: CẦU CHO NGƯỜI TU XUẤT 10 years 10 months ago #47403


  • Posts:633 Thank you received: 966
  • Thương một đời hai chữ Việt Nam thôi: Đăng Trình!
  • Xuân-Dung's Avatar
  • Xuân-Dung
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE

Yêu cầu Bác LCĐ(Lớp PioX) post lại bài của một Chị nào "bạo phổi" đăng lên DĐ NgọnNếnNhỏ năm xưa:


Lấy Chồng Tu Xuất "Sướng" Làm Sao!

:thankyou
TH's + [Thánh Giá của Tuyết Hầy]
Tuyết Hầy - Lớp PioX - SDB 194
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: DuySa (MVN)

Re: CẦU CHO NGƯỜI TU XUẤT 10 years 10 months ago #47400

.
Xin phép BV cho bê nguyên bài này từ Yahoo vào DĐ để mọi người tham khảo.



Từ Quoc Viet TRAN
Ðến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Vài cảm nghĩ chia sẻ, nhân đọc bài “Cầu Cho Người Tu Xuất” (của Lm. Nguyễn Hồng Giáo)


Khi TLoi hỏi trong bàn tiệc SQ, đã đọc bài này chưa, tôi thú nhận có xem qua nhưng không nhớ cụ thể. Ai cũng biết tác giả là một trong những cây bút Công giáo có tiếng. Tôi từng đọc các bài viết, sưu khảo của tác giả trước đây. Thú thật, tôi có tật xấu, chỉ đọc bài của những ai tôi quen, biết tiếng, hay chủ quan theo tôi có giá trị kiến thức học hỏi. Còn thì cứ điểm danh cho qua, vì chủ định sẽ không dành nhiều thời giờ cho những quan tâm khác…

Nhân đọc bài trên, tôi thấy tác giả nêu lại một đề tài vốn hơi nhạy cảm. Nhưng không mới. Xưa nay cũng đã nhiều người bàn đến. Chưa biết sẽ đi về đâu, nhưng tác giả khai triển đề tài dựa trên các ý phân tích: từ ngữ “thứ ba tu xuất” (TX); rồi đến giáo dân ngoài và cha mẹ các cựu tu (CT) nghĩ gì, mong muốn gì; và rồi những thực tế đời sống của CT với các ưu và khuyết điểm để nói chung chung, không mất lòng ai cả. Có khen, có chê (một thiểu số làm-rầu-nồi-canh). Thật là công bằng.

Phần cá nhân, tôi chưa hề mặc cảm tự ti mình là tu xuất, trái lại còn hãnh diện mình là CT trong những đóng góp cho xã hội và giáo hội về một phương diện nào đó. MBT của tôi, như một số các chị, cũng rất tự hào là có người bạn đời CT như thế, một trong các tiêu chuẩn khi quyết định lấy chồng. Tôi thích dùng nhóm từ “cựu tu” hơn “tu xuất”, vốn dĩ khá mang nhiều tai tiếng.

Thiết tưởng các Anh Chị Em CT (có các cựu sơ, đệ tử) sẽ rất vui tươi đón nhận, nếu như tác giả có những gợi ý mới mở ra để anh chị em có thể cộng tác hơn nữa trong các GX hay tổ chức, hội đoàn khác trong GH, hay tác giả sẽ có phần kết luận thực hành MỚI cho vấn đề nghe đã CŨ, trong Ngày Cổ Vũ Ơn Gọi này. Tưởng chừng như đây là bài mang tính thăm dò để rồi tác giả sẽ có những góp ý định hướng thiết thực cho đề tài này bài sau chăng?

Trở lại bài viết, tôi thú vị đến cảm động vì câu mở bài của tác giả. “…Trong ngày Ơn Thiên Triệu tôi nghĩ tới các anh chị em "tu xuất" và tôi cũng cầu nguyện cho họ cách riêng…” Việc này chưa có ai, hay quá ít hoặc KHÔNG ai muốn tưởng nhắc đến. Xin cảm ơn tác giả đã nhắc đến, nghĩ về và cầu nguyện Anh Chị Em Cựu Tu chúng ta. Hơn hẳn, đây có thể là một gợi ý hay để chúng ta, những ACE-CT, không những biết sống đời sống tạ ơn mà còn nên cầu nguyện, hun đúc, cổ võ ơn gọi TĐ LM-TS ngay chính trong gia đình, họ hàng, thân thuộc của CT chúng ta nữa. Mong sao có những người dấn thân, nối tiếp chúng ta đáp lại hoài bão đó.



Riêng cha cố GĐ Gioan, ngài luôn hãnh diện về các học trò đã qua nền giáo dục của TCVP ngày ấy… Tôi thường được tháp tùng một số ACE lên thăm ngài ở nhà Hưu dưỡng GV. Ngài vẫn nhắc lại, Đường hướng giáo dục của CV là đào tạo các con trở nên những TÔNG ĐỒ (TĐ) Chúa mà thôi; hoặc TĐGDân hoặc TĐGSĩ. Không nhất thiết và chắc chắn là sẽ không có chuyện 100% các con làm LM. Theo tỷ lệ thông thường, 1 phần 10 sẽ làm LM. Như thế một lớp trung bình là 60, thì chỉ có khoảng 6 anh làm TĐ trong nhiệm vụ GS, 54 anh còn lại là TĐGD. Nên sẽ phải có “thành phần thứ ba”, như chúng ta đang bàn. Nói bình dân hơn, “mèo nào cũng là mèo, miễn là bắt chuột tốt là được.”

Xem lại, thấy khá đông ACE cựu tu TCVP là những TĐGD tốt lành, thành viên tích cực trong các hoạt đông mục vụ HĐGX, tu hội đời hay các phong trào Cursillo, Legio, dòng ba Đaminh, Lòng Chúa Thương Xót, v.v… Khi gặp lại học trò, ngài nói, cha rất vui khi thấy các con đều là những TĐ của Chúa, thành công trong XH và gặp gỡ thường xuyên, yêu thương nhau như thế… Xin chúa chúc lành cho các con nhé.


Có anh “tám” vui, không quá tự hào, nhưng là một thực tế. Về phần đời mà nói, phần đông ACE cựu tu chắc chắn là phải hơn người GD “phổ thông” khác. Vì họ đã “tu xong” chứ không “tu xuất” (so với các ACE đang tu hay “tu chưa xong”). Nói xuôi nói ngược cũng thế. Họ nổi vượt phương diện tự nhiên: học hành, đào luyện, tư cách, trí khôn, lợi khẩu, khéo tay… Đơn giản hơn, cách tổng thể hình ảnh về cựu tu, HỌ là thành phần ưu tuyển (ưu tú được tuyển chọn ra) từ GD trong GĐ của các GX mà có (không loại trừ trường hợp TUYỂN bị “nhầm”). Do vậy được nể trọng, chê bai, thương hay ghét vốn dĩ có nguyên cớ nội tại của nó rồi.

Quân cờ CT trong tay đang chờ ACE chúng ta. Hãy “tự giải vây” để thoát cảnh “chiếu bí”.

DuySa93/K67


Regards,
Joseph Quoc Viet TRAN (Mr.)
Last Edit: 10 years 10 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: DuySa (MVN), Xuân-Dung

Re: CẦU CHO NGƯỜI TU XUẤT 10 years 10 months ago #47395

.
Hôm họp mặt tại Sài Quất, có người_ hình như BS Cường, gọi giới tu xuất bằng một từ mới: TU SĨ PHỤC VIÊN.

Theo mình, giới Tu Sĩ Phục Viên cũng chịu nhiều thiệt thòi lắm chứ:

1- Bị nhiều người không hiểu biết khinh dể, chửi là "ăn hại cơm nhà Đức Chúa Giời".
2- Trong nhà tu chỉ lo ăn học, ra đời chẳng có nghề ngỗng gì. Nhất là thời trước 1975, ra một phát là nó túm cổ đi quân dịch.Sau 1975,sinh nhầm thế kỷ nên kiếm được bo bo, củ mì sống qua ngày là mừng rồi, không có cơ hội tiến thân.
3- Trong CV, các đấng dạy về đức trong sạch kỹ quá nên các chú ra đời hầu hết là mắc bệnh dại gái, thấy con gái là gúyu mẹ nó lưỡi rồi, chẳng biết tán làm sao nên thiệt thòi mọi lẽ, nhiều khi để xổng con mồi to bằng con bò Lothamilk.
4- Hiền quá nên hay bị chị em ta bắt nạt.
5- Thật thà quá, ngu ngơ nên hay bị lừa,không buôn bán được...Gần nhà Tloi có anh tu xuất. Ông bố vợ anh kể rằng: thời đói kém, vợ chồng chân ướt chân ráo,anh theo đoàn xe thồ băng rừng, vượt sông Đồng Nai sang Lạc An buôn gạo.Chở gạo về Hố Nai, ai cũng bán kiếm một tạ được 10K. Riêng anh chỉ cho vợ lấy lời có 5K thôi:"Ăn lời nhiều quá tội chết em ơi"...Vợ anh nổi hứng thuê thày về nhà dạy nhảy đầm cho chị.Thày nắm tay,ôm eo, cạ đùi vợ, anh vẫn cứ vui vẻ. Bên Âu Mỹ đó là chuyện bình thường nhưng ở VN chướng mắt lắm.
Last Edit: 10 years 10 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung, Vũ Hải (Lớp Tôma Thiện)

Re: CẦU CHO NGƯỜI TU XUẤT 10 years 10 months ago #47389

Cứ như cụ Tân nà thung thướng nắm.Chẳng phải wait on ai cả! Cụ cứ sao xẹt mà thôi(selfserve)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện)

Re: CẦU CHO NGƯỜI TU XUẤT 10 years 10 months ago #47383

Cứ nhìn tấm hình trên mà xét thì thấy các bố tu ra nhà Phao lô cũng tiến bộ và ga lăng phải biết! Họ tươi cười và cần mẫn "wait on" các nàng đang thể hiện đẳng cấp lady của mình...
Last Edit: 10 years 10 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

Re: CẦU CHO NGƯỜI TU XUẤT 10 years 10 months ago #47304

Tu xuat cung co dang cap day. Hang 3 sau Quy va Ma .
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện), Đỗ Thanh

Re: CẦU CHO NGƯỜI TU XUẤT 10 years 10 months ago #47273

Cảm ơn T Loi.
Lâu nay T Loi post chuyện vui cười nhiều.
Đôi khi T Loi post chuyện giật gân như Dom Cư có nói.
Hôm Nay T Loi sưu tầm đâu ra bài này hay quá.
AE Nhà Phaolo ta rất xứng đáng được nhận sự tr6n trọng như bài viết này.
Không biết có AE nào đưa bài này cho Cha GĐ và các Cha Giáo.
T Loi thử xem.

Chung Cốt.
The administrator has disabled public write access.

CẦU CHO NGƯỜI TU XUẤT 10 years 10 months ago #47271

.
CẦU CHO NGƯỜI TU XUẤT

Lm Nguyễn Hồng Giáo, dòng Phanxicô



img010.jpg

Trong ngày Ơn Thiên Triệu tôi nghĩ tới các anh chị em "tu xuất" và tôi cũng cầu nguyện cho họ cách riêng. Ồ, tôi không ngụ ý rằng họ làm thành một "bậc sống" trong Giáo Hội hay tu xuất cũng là một ơn gọi cần phải khuyến khích. Nhưng trong thực tế của Giáo Hội Việt Nam, chắc ai cũng có thể thấy rằng nói chung họ là một thành phần khá năng động và hữu ích, được đánh giá cao. Mặc dù vậy, vẫn dai dẳng tồn tại một vài ý nghĩ sai lầm, ít nhất là thiếu công bằng về "giới" tu xuất.
Nhất quỉ nhì ma thứ ba tu xuất?
Bà con ta thường có câu: nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò. Trong các cộng đồng người công giáo, câu nói đó có khi được áp dụng cho giới tu xuất: nhất quỉ nhì ma thứ ba "nhà thầy" xuất. Xét cho kỹ thì từ học trò chuyển qua tu xuất, mức độ "xấu" có tăng lên. Về anh học trò, người ta thường chỉ muốn nói anh ta nghịch ngợm, phá phách thôi,--những trò nghịch phá không có gì trầm trọng, đôi khi còn rất dễ thương nữa là khác! Tuổi học trò mà thiếu những thứ đó có lẽ sẽ mất đi một phần thú vị! Còn về anh tu xuất, dĩ nhiên cũng lắm người nghịch ngợm "đáo để", nhưng nhiều người công giáo vẫn nghĩ xa hơn: "Có sao mới 'bị xuất' chứ?". "Có sao", nghĩa là phải tệ lắm hoặc thậm chí "chắc là có 'phốt' gì nặng lắm đây!"! Có khi họ "thật thà" qui chụp: "phá ơn Chúa!" Bậc cha mẹ có con đi tu không thành đôi khi cũng có ý nghĩ không tốt, không đúng về con. Số đông bà con vẫn nghĩ rằng đã bước vào nhà tu, "nhà Đức Chúa Trời" rồi là đã được Chúa kêu gọi, vậy nếu "đường tu" dang dở thì nhất thiết do lỗi gì đó của đương sự. Tất nhiên cũng có trường hợp như thế, nhưng thông thường nên hiểu đơn giản là người ấy "không được Chúa kêu gọi", bậc sống ấy không thích hợp với họ. Việc nhận ra mình có ơn gọi hay không là việc không dễ dàng, phải qua một quá trình dài trong cầu nguyện, suy nghĩ, thực nghiệm, trao đổi bàn bạc với những người có trách nhiệm. Nếu sau khi đã làm những việc trên cách kỹ càng mà cảm thấy rằng mình không được Chúa kêu gọi ở bậc sống này, hoặc được "bề trên" kết luận như thế, thì can đảm ra về một cách vui vẻ, không sợ sệt, không mặc cảm, không oán trách ai … lại là điều rất đáng khen.
Thật ra chúng ta còn gặp một suy nghĩ khác nơi bậc cha mẹ. Nhiều người không nghĩ là đã "đi tu" là đương nhiên phải có ơn gọi rồi, nhưng họ suy tính: cứ cho con đi, nếu không làm cha, làm thầy, làm "sơ" được thì cũng được học hành, được dạy dỗ nên người hơn. Đây phải coi là một cám dỗ "thiết thực" trong bối cảnh Việt Nam. Nói họ "lợi dụng" dòng tu hay chủng viện có thể là quá nặng vì trong thâm tâm họ vẫn đánh giá đời sống linh mục, tu sĩ rất cao và thực tình muốn cho con cái đi trọn con đường ấy, nhưng cho con đi tu khi không thấy dấu hiệu rõ ràng gì về ơn gọi nơi con cái, thậm chí làm áp lực tâm lý trên chúng, là một điều cần phải tránh. Về phần những người có trách nhiệm trong các chủng viện và dòng tu, họ biết rằng xưa nay số người xuất tu chiếm một tỉ lệ khá cao so với số người nhập tu (nhất là trong các nhà dòng), họ coi đó là chuyện bình thường, và còn tự an ủi rằng dù sao mình cũng góp phần đào tạo những người giáo dân tốt, sẽ giúp ích cho Giáo Hội cách riêng.
Nhìn nhận công lao của giới "tu xuất"
Tôi dùng thuật ngữ "giới tu xuất" như một kiểu nói quen thuộc, không hàm ý phê phán tiêu cực. Trái lại, ngay từ đầu tôi đã ngụ ý rằng họ là những người thường có đóng góp đặc biệt trong thực tế đời sống Giáo Hội Việt Nam ta. Nói chung, cho đến nay, họ vẫn là những người giáo dân có học thức cao hơn mức chung, nhất là ở thôn quê, về mặt văn hoá và đặc biệt về mặt giáo lý và việc đạo. Số đông đã biết dùng lợi thế này để phục vụ đắc lực cho các giáo xứ, giáo họ. Gần như có thể nói họ làm thành một "giới" riêng, không phải theo nghĩa họ sống tách biệt, nhưng theo nghĩa họ được minh nhiên hay mặc nhiên coi như "thành phần lãnh đạo", một thứ gạch nối giữa cha xứ và giáo dân, thường là cánh tay phải của các linh mục. Hẳn là độc giả nào cũng có thể biết một vài người "cựu nhà tu" như thế. Họ dạy giáo lý, tập hát, tổ chức hội đoàn, hướng dẫn phụng vụ, và nếu là nữ thì còn thêm cả những việc âm thầm như trang trí và quét dọn nhà thờ, giặt đồ thờ phượng... Tôi biết ở Hoa Kỳ, một số trong họ được chọn làm phó tế vĩnh viện. Giáo Hội Việt Nam nên trân trọng những đóng góp như thế và tỏ lòng biết ơn họ. Thiết tưởng cũng phải công bằng với họ, đừng suy nghĩ trong lòng rằng họ chịu ơn của nhà Đức Chúa Trời rồi nay phải trả công, đó là "lẽ đương nhiên" thôi.

img053_2013-05-04_2013-06-20.jpg
Có khen thì cũng phải có chê. Chúng ta cũng biết một thiểu số "cựu nhà tu" vì bất mãn hay vì lý do nào khác, thường hay đứng ngoài phê bình chỉ trích hàng giáo sĩ và cả công việc giáo xứ, giáo họ. Có người vẫn thích "làm thầy"; họ dễ dàng tự coi là không được đánh giá và sử dụng đúng tài năng; có vẻ như họ muốn cái gì hơn là "làm giáo dân thường dân"!… Nhưng xin nhắc lại, đây chỉ là thiểu số, không làm mất thanh danh của "giới tu xuất" chúng ta.
Vượt ra ngoài ranh giới của tổ chức Giáo Hội, chúng ta cũng cần nhìn nhận và đề cao vai trò của giáo dân trong đời sống xã hội trần thế. Ở đây chúng ta cũng thấy khá nhiều thành công đáng biểu dương của giới cựu nhà tu trong nhiều lãnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội, kinh tế và đôi khi cả chính trị nữa. Nhưng cần đi xa hơn những đóng góp thuần túy "tự nhiên". Những đóng góp đó chỉ có giá trị tôn giáo thực sự khi được thực hiện trong tinh thần Phúc Âm, là cố gắng "đem tinh thần Kitô giáo thấm nhuần tư tưởng, phong tục, luật lệ và cơ cấu của cộng đồng nơi họ sống", một "bổn phận và trách nhiệm của người giáo dân mà không ai có thể làm thay họ cách đầy đủ" (Sắc lệnh Tông đồ giáo dân, số 13). Ít nhất thì họ phải biết làm chứng cho niềm tin của mình trong thầm lặng bằng một đời sống hoà hợp với đức tin, nêu gương sáng về tính lương thiện, trung thực và bác ái.
Last Edit: 10 years 10 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012