Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1
  • 2

TOPIC: KẺ TÀ ĐẠO LÀ GÌ ?

KẺ TÀ ĐẠO LÀ GÌ ? 9 years 7 months ago #55693

Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco) wrote:



Nhà em lúc xưa bõm bẽm học vài bài Latinh dễ học từ cha GĐ Gioan Nhu nên bây giờ loạc choạc như quạ vào chuồng lợn. Nhà em mon men dịch 'Qua đau khổ tới Vinh quang' là "Ut per passionem victoriam" không biết có đúng không? Có cụ nào giỏi La Tinh giúp nhà em một tẹo nào.

:thankyou

Khi còn sống với ĐC Nguyễn Minh Nhật trong những năm tại Tông Đồ Nhỏ, anh em thường nghe ngài đọc câu thơ xa xưa ở miền bắc, tả cảnh nề nếp và phong thái nơi các giáo xứ cổ kính xa xưa:

Các thày đọc sách La tinh
Các cô con gái thưa kinh dịu dàng

"La ngữ dễ học" là cours học tiếng La tinh bắt đầu từ niên khóa 71-72 cho đến lúc tan hàng, tại TCV Xuân lộc. Cours dành cho các lớp bắt đầu học tiếng La tinh, do cha cựu giám đốc Nhu dịch từ một tài liệu tiếng Pháp. Những năm trình độ cao hơn sẽ do cha Tự dạy. Cha Nhu rất tự hào và lấy làm vui vì thành tựu dịch thuật và ứng dụng tài lieu này. Lớp Pio X là lớp đầu tiên được thử nghiệm cours học đó vào năm lớp 8.

Là bố đời và đã rời trường mấy chục năm nay, Châu Mai xứ Aussie nhớ được vậy cũng khá lắm rồi. Thử hỏi nhiều cha từng học ở XL nếu không chuyên học Latinh giờ này cũng "chữ trả thày, bút trả hàng xén, giấy anh phất diều..." rồi.

"Qua đau khổ tới vinh quang" nếu dịch sát chữ sẽ là per passionem ad gloriam. Thường thường có một thành ngữ nhà đạo hay diễn tả cùng ý đó: Per Crucem ad lucem - qua Thập giá tới ánh sáng (hiểu ngầm là qua đâu khổ tới vinh quang)

Nếu ai tò mò muốn ôn lại chút La Ngữ dễ học, click vao link sau. Tài liệu này hoàn toàn viết bang tiếng Pháp nên ôn Latinh cũng được dịp ôn francais.

www.prima-elementa.fr/Latin-01.html

Last Edit: 9 years 7 months ago by Trần Văn Tân.
The administrator has disabled public write access.

KẺ TÀ ĐẠO LÀ GÌ ? 9 years 7 months ago #55689

Unus est Deus
Đó là những gì chúng ta học và đã tin.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

KẺ TÀ ĐẠO LÀ GÌ ? 9 years 7 months ago #55685

Chánh đạo, tà đạo? Đồng tiền thật, đồng tiền giả?
Lạy Chúa, con chỉ xin cám ơn Chúa vì con đã được ân phúc sinh ra trong một gia đình Công Giáo và được Chúa giáo huấn để trở nên con người của Chúa. Alleliua! Alleliua!
The administrator has disabled public write access.

KẺ TÀ ĐẠO LÀ GÌ ? 9 years 7 months ago #55684

ĐẠO HỒI GIÁO

Chúng ta đã nghe nhiều vể Hồi giáo, nhưng ngay bản thân của Thể cũng không biết rõ về nó. Để chúng ta có dịp tìm hiểu rõ hơn về một đạo mà hiện bây giờ đang là mối nhức đầu cho thế giới chúng ta. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nó nhé. Mời bạn:


Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ hiện nay là 1,57 tỷ, chiếm 23% dân số thế giới.

Hầu hết người theo đạo hồi thuộc hai dòng, Sunni (75–90%),[10] hoặc Shia (10–20%). Có khoảng 13% người theo đạo Hồi sống ở Indonesia, cộng đồng quốc gia Hồi giáo lớn nhất chiếm 25% ở Nam Á, 20% Trung Đông, và 15% ở hạ Sahara. Một số cộng đồng khác ở Châu Âu, Trung Quốc, Nga, và châu Mỹ. Các cộng đồng di dân và chuyển đạo cũng có ở nhiều nơi trên thế giới.

Nguồn gốc

Đối với người ngoài, đạo Hồi giáo ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Thiên Sứ Muhammad nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh). Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Jibrael.

Điều đầu tiên chúng ta nên biết và hiểu rõ về Islam là từ "Islam" có nghĩa là gì. Tên Islam không được đặt theo tên người như trong trường hợp Kitô giáo, được đặt tên theo Chúa Giê-su, Phật giáo được đặt tên theo Đức Phật, đạo Khổng được đặt tên theo Đức Khổng Tử, và chủ nghĩa Mác được đặt tên theo Các Mác.

Các tên gọi và cụm từ liên quan

Nguyên nghĩa của « Hồi giáo » trong tiếng Ả Rập là Islam và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng Đế". Người theo Islam, trong tiếng Ả Rập gọi là Muslim, do đó có các chữ muslim, moslem tiếng Anh và musulman tiếng Pháp. Danh từ « Hồi giáo » xuất xứ từ dân tộc Hồi Hột. Hồi Hột là nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc từ năm 616 đến 840. Lúc rộng lớn nhất lãnh thổ họ đông đến Mãn Châu, tây đến Trung Á, và họ đã giúp nhà Đường dẹp được loạn An Lộc Sơn. Với thời gian, cách gọi đổi thành « Hồi Hồi ». Tài liệu xưa nhất dùng danh từ « Hồi Hồi » là Liêu Sử, soạn vào thế kỷ 12. Đời nhà Nguyên (1260 - 1368), tại Trung Quốc, cụm từ « người Hồi Hồi » được dùng để chỉ định người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến đời Minh (1368 - 1644), cụm từ « người Hồi Hồi » mới dần dần đổi nghĩa để chỉ định tín đồ Islam.

Trước đó, người Hán thường gọi Islam là « Đại Thực giáo » hay « đạo A-lạp-bá ». « A-lạp-bá » là phiên âm tiếng Hán của danh từ « Ả Rập ». « Đại Thực » là phiên âm của chữ « Tazi », tiếng Ba Tư dùng gọi người « Ả Rập », vì « Tazi » là tên một bộ tộc người « Ả Rập » tiếp xúc nhiều với Ba Tư thời xưa.

Bởi « Hồi Hồi » là tên gọi chủng tộc, không phải là dịch nghĩa của chữ Islam hay một tôn chỉ của Islam, nên một số người hạn chế dùng danh từ « Hồi giáo » hay « đạo Hồi ». Trường hợp các tên « Đại Thực » hay « A-lạp-bá » cũng thế. Bởi thế, tại Trung Quốc, ngay từ năm 1335, thời nhà Nguyên, đã có người đề ra cụm từ Thanh Chân giáo (清真教) để thích nghi hơn với tiếng Hán. Đề nghị này được hưởng ứng rộng rãi nên ngày nay Thanh Chân giáo là cụm từ được ghi trong nhiều từ điển tiếng Hán. Tại Trung Quốc ngày nay cũng có nhiều "Thanh Chân tự" (清真寺) (thánh đường Islam) và "Thanh Chân thực đường" (清真菜堂) (quán ăn, nhà ăn halal).

Ngày nay tại Trung Quốc người ta cũng thường gọi Islam theo phiên âm là Y Tư Lan giáo (伊斯蘭教 Yīsīlán jiào). Cơ quan đại diện Islam chính thức tại Trung Quốc có tên là "Trung Quốc Y Tư Lan giáo hiệp hội" (中国伊斯兰教协会 Zhōngguó Yīsīlánjiào xiéhuì) được ra đời ngày 11 tháng 5 năm 1953, trực thuộc chính quyền và có trụ sở tại Bắc Kinh. Wikipedia Trung văn cũng dùng danh từ Y Tư Lan giáo.

Nhiều tài liệu, văn bản trong tiếng Việt từ nhiều năm nay cũng dùng danh từ đạo Islam hay đạo Ixlam. Tuy nhiên, nhiều tín hữu Islam nói tiếng Việt vẫn dùng danh từ Hồi giáo vì đã quen nghĩ đến, nói đến danh từ này một cách tôn kính.

Giáo lý

Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Ki tô giáo và Do Thái giáo. Thể hiện rõ trong kinh Koran (trong 6219 câu của kinh này đã thể hiện nội dung của kinh Cựu Ước và Tân Ước). Không như những tôn giáo bạn, đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qur'an, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qur'an là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng.

Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur'an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.

Jesus đối với người Hồi giáo là một sứ giả rất được kính mến, nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa (Allah), đối với họ Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con, như Thiên kinh Qur'an đã phán:
Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật." (trích 6:101)
Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eve không phải là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai khác; ngoại trừ Allah.

Thiên Kinh Qu'ran:

Ngài là Đấng Duy Nhất. Allah Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với Ngài.

.112: 1-4.
Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự:

1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
3. Tôn trọng quyền của người khác.
4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
5. Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
6. Cấm ngoại tình.
7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.
9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
10. Hãy khiêm tốn

(*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:

1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận.

2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.

Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:

- Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
- Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.
- Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
- Nghiêm cấm cờ bạc.
- Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
- Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
- Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
- Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
- Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng.

Trên phương diện khoa học nhân văn, Hồi giáo là một tôn giáo ra đời vào thế kỷ thứ 7, dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáo và Kitô giáo. Đôi khi người ta cũng gọi Hồi giáo là đạo Muhammad (Muhammadanism), theo tên của đức sáng tổ. (thật ra, gọi đạo Islam theo cái tên đạo Muhammad là hoàn toàn sai bởi vì Thiên Sứ Muhammad không phải là người sáng lập Người chỉ là người được Allah lựa chọn ban cho lời mặc khải của Ngài rồi truyền đạt lại cho người khác.

Tuy nhiên, với những tín đồ Hồi giáo, đạo của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ, do Thượng Đế tạo ra, và vì Thượng Đế vốn bất sinh bất diệt nên đạo của Ngài cũng bất sinh bất diệt; còn Muhammad đơn thuần chỉ là một người "thuật nhi bất tác", thuật lại cho mọi người những mặc khải của Thượng Đế mà thôi. Trong quan niệm của các tín đồ, Hồi giáo không khởi sinh từ Muhammad. Với họ, con người đầu tiên do Thượng Đế tạo ra, tức Adam, là tín đồ Hồi giáo đầu tiên, và ngay từ thuở hồng hoang, khắp đất trời đã là một vương quốc Hồi giáo. Không chỉ người mà thôi, mà tất cả muông thú, cỏ cây đều tuân theo Hồi giáo cả. Sở dĩ Adam và loài người được kiến tạo là để thay mặt Thượng Đế cai quản các loài thảo cầm ở nhân gian. Và vì đẳng cấp của loài người cao như thế tự do ý chí nên vấn đề nảy sinh từ đây. Sự tự do ý chí đôi khi dẫn đến những lầm lạc, lầm lạc dẫn đến rời bỏ Thượng Đế, và xa dần chính đạo. Khi Adam, con người đầu tiên và cũng là Thiên Sứ đầu tiên, lìa trần, con cháu ông, không còn ai chỉ bảo, càng lún sâu vào con đường tối. Do thế mà Thượng Đế lại phải gửi xuống nhân gian những vị Thiên Sứ mới để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loài người về đúng nẻo ngay. Trước Muhammad, đã có hằng trăm ngàn Thiên Sứ giảng lời mặc khải ở trần thế, trong đó có Noah, Abraham (Ibrohim), Moses (Musa), David (Dawud) và Jesus (Ysa)... Tuy nhiên, một là do loài người u mê chưa tỉnh ngộ, hai là do sự ngoan cố, tự cao, tự đại của con người, mà chính đạo vẫn bị bóp méo như thường. Rốt cuộc, đến thế kỷ 7, Thượng Đế khải thị cho Muhammad, và biến ông trở thành vị Thiên Sứ hoàn hảo nhất trước nay, hơn hẳn những Thiên Sứ tiền nhiệm. Do đó mà đạo của Muhammad truyền bá cũng là hoàn hảo nhất, không thể bị bóp méo như trước kia. Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng, và bất cứ ai dám xưng Thiên Sứ sau Muhammad đều là kẻ tà giáo. Như đã thấy ở trên, Abraham (Ibrohim) cử xuống cho Do Thái Giáo, và Giêsu (Ysa) cử xuống cho Kitô giáo, đều có vị trí Thiên Sứ trong Hồi giáo. Như vậy, Thiên Chúa mà ba tôn giáo này thờ phượng chỉ là một. Nói về Hồi giáo, chúng ta vẫn thường hay nhắc Thánh Allah, nhưng gọi như thế là sai, vì Allah trong tiếng Ả Rập mang nghĩa là Thượng Đế. (Những Kitô hữu người Ả Rập khi cầu nguyện cũng gọi Đức Chúa Cha là Allah). Thượng Đế dĩ nhiên phải cao hơn Thánh và là duy nhất, vả lại trong đạo Hồi chính thống hoàn toàn không có khái niệm Thánh. Người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo cũng được tín đồ Hồi giáo tương đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The Book). Kinh Thánh Kitô giáo cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, có điều người ta coi nó không đầy đủ và hoàn thiện như Koran.

Năm cột trụ của Hồi giáo

Năm điều căn bản của đạo Hồi:

1. Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah: Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah, có nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài
2. Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
3. Bố thí.
4. Nhịn chay tháng Ramadan.
5. Hành hương tại Mecca.

Sự phân chia Hồi giáo

Sunni

Hồi giáo dòng Sunni chiếm 75%–90% số người theo Đạo Hồi.[10] Dòng Sunni cũng có tên Ahl as-Sunnah nghĩa là "người truyền thống [của Muhammad]".

Người theo Sunni tin rằng bốn Khalip đầu tiên là những người thừa kế hợp pháp của Muhammad; vì Chúa không chỉ định bất kỳ lãnh đạo đặc biệt nào để kế thừa ông và những người này được bầu ra. Người theo Sunni tin rằng bất cứ ai là người công chính và chỉ có thể là một khalip nhưng họ phải hành động theo kinh Qur'an và Hadith.

Sunni theo Quran, sau đó là Hadith. Sau đó, các vấn đề pháp lý không được tìm thấy trong Kinh Qur'an hoặc Hadith, họ theo bốn madh'habs (trường phái tư tưởng): Hanafi, Hanbali, Maliki và Shafi'i, được thành lập xung quanh những lời dạy tương ứng của Abū Hanifa, Ahmad bin Hanbal, Malik ibn Anas và al-Shafi'i.

Tất cả 4 chấp nhận tính hợp pháp của nhau và Đạo Hồi có thể chọn bất kỳ một để theo.[23] Salafi (hay Ahl al-Hadith (Arabic: أهل الحديث; The people of hadith), hoặc từ miệt thị Wahhabi theo cách gọi của đối thủ họ) là một phong trào Hồi Giáo cực kỳ chính thống đã đưa lớp người Hồi Giáo đầu tiên là một hình mẫu điển hình.[24]

Shia

Shi'a chiếm 10–20% số người theo đạo Hồi và là nhánh lớn thứ 2.

Trong khi Sunni tin rằng Muhammad không chỉ định một người kế nhiệm và do đó kế nhiệm ông sẽ được chọn bởi cộng đồng thì Shia tin rằng trong lần hành hương cuối cùng của Muhammad đến Mecca, ông đã chỉ định con nuôi của ông là Ali ibn Abi Talib, làm người kế vị trong Hadith of the pond of Khumm. Và thế là họ tin rằng Ali ibn Abi Talib là Imam (lãnh đạo) đầu tiên, và bác bỏ tính hợp pháp của các khalip Hồi giáo trước Abu Bakr, Uthman ibn al-Affan và Umar ibn al-Khattab.

Hồi Giáo Shia có nhiều nhánh, nhánh lớn nhất là Twelvers, tiếp theo là Zaidis và Ismaili. Sau cái chết của Imam Jafar al-Sadiq (cháu lớn của Abu Bakr và Ali ibn Abi Talib) được xem là lãnh tụ thứ 6 của người Shia, Ismailis bắt đầu theo con trai ông Isma'il ibn Jafar và Twelver Shia's (Ithna Asheri) bắt đầu theo con trai khác của ông Musa al-Kazim làm Imam thứ 7. Zaydis theo Zayd ibn Ali, chú của lãnh tụ Jafar al-Sadiq, là lãnh tụ thứ 5.

Các nhóm khác nhỏ hơn gồm Bohra và Druze, cũng như Alawites và Alevi.

Thánh địa Mecca

Theo quy định của hồi giáo, mỗi giáo dân ít nhất một lần trong cuộc đời phải hành hương về thánh địa Mecca bằng chính kinh phí của bản thân mình và trước khi đi phải chuẩn bị đồ ăn thức uống cho người thân (những người ở nhà, không đi hành hương) trong thời gian mà họ đi vắng. Vào tháng Ramadan, người Hồi giáo hành hương về đây (và chỉ có người Hồi giáo mới được về đây).
Sau khi hành hương đến Mecca, tín đồ đạo Hồi sẽ có được danh hiệu là "Haj" hoặc "Haji".


Hành hương tại Mecca,

Ả Rập Saudi



120px-Day_of_Hajj._Mecca_Saudi_Arabia.jpg


Thánh địa Mecca năm 1850


120px-Mecca-1850.jpg


Tín đồ đi lễ quanh đền Kaaba


120px-Supplicating_Pilgrim_at_Masjid_Al_Haram._Mecca_Saudi_Arabia.jpg




Sưu tầm.
Last Edit: 9 years 7 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

KẺ TÀ ĐẠO LÀ GÌ ? 9 years 7 months ago #55679




Nhà em lúc xưa bõm bẽm học vài bài Latinh dễ học từ cha GĐ Gioan Nhu nên bây giờ loạc choạc như quạ vào chuồng lợn. Nhà em mon men dịch 'Qua đau khổ tới Vinh quang' là "Ut per passionem victoriam" không biết có đúng không? Có cụ nào giỏi La Tinh giúp nhà em một tẹo nào.

:thankyou
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Gioakim Nguyễn Đức Thành (Lớp Don Bosco)

KẺ TÀ ĐẠO LÀ GÌ ? 9 years 7 months ago #55678

1661208_1467754020114660_8985639_n.jpg

• Chúa Giê-su nói : “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy) (Ga 14,6). Chỗ khác Người nói với người Do-thái : “Tôi là ánh sang thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8, 12)

• Đức Kitô là Đấng cứu độ duy nhất của trần gian, hôm qua, hôm nay và mãi mãi, và Chúa Giê-su là trung gian độc nhất giữa Thiên Chúa và loài người, chỉ mình Ngài mới có thể dẫn đưa con người về với tuyệt đối, vì Ngài là chính tuyệt đối.

• Người tín hữu trên đường lữ hành về nhà Cha, là đi trong Chúa, đồng hành với Chúa, có Chúa là Người Cha cùng đi, để nâng đỡ chở che, vì đó là con đường hẹp, con đường hy sinh từ bỏ, con đường thập giá, tự sức mình con người không thể đến đích được, mà luôn cần đến sự cứu giúp, đưa dẫn (cứu độ).…
"LỜI CHÚA là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường cho con đi" (Tv 118, 105)
The administrator has disabled public write access.

KẺ TÀ ĐẠO LÀ GÌ ? 9 years 7 months ago #55674

Tà đạo hay chánh đạo?

Đạo không phải là tôn giáo, theo định nghĩa thì đạo chính là con đường. Con đường đó có thể dẫn ta đi loanh quanh cho đời mỏi mệt như 1 bài hát nào đó của TCS. Một con đường ngắn đôi khi thành ra dài loanh quanh như dân Do Thái đã đi 40 năm trong sa mạc để Thiên Chúa trui luyện trước khi về miền đất hứa. Chỉ có Thiên Chúa là đấng hứa ban sự sống trường sinh cho nhân loại nếu họ tuân giữ các giới răn của Người và đi theo con đường khổ đau Người đã đi qua.
Trong phân chia giữa sự sáng là Thiên Chúa và bóng tối của sự dữ là ma quỉ, con đường dẫn tới sự sáng và cuộc sống trường sinh bất diệt với Người là chánh đạo. Còn con đường tối tăm dẫn đến sự hủy diệt của sự chết là tà đạo. Không có cửa giữa, tranh tối tranh sáng các cụ ạ.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 9 years 7 months ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

KẺ TÀ ĐẠO LÀ GÌ ? 9 years 7 months ago #55673

Quả đất tròn,bị kết án.Trái đất tròn,được công nhận.Kẻ tà đạo là gì và là ai chắc không ai dám nhận định và phê phán.
The administrator has disabled public write access.

KẺ TÀ ĐẠO LÀ GÌ ? 9 years 7 months ago #55672



Hỡi địa cầu hay tôn thờ Chúa.
Người tuyên phán và tạo tác mọi loài.
Người thở hơi cho muôn vật sinh sống.
Không một ai thắng nổi lời Người.


Tôi muốn hát một bài ca.

:musicband
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.

KẺ TÀ ĐẠO LÀ GÌ ? 9 years 7 months ago #55671

Truyện một đạo trưởng Hồi Giáo trở lại đạo Công Giáo.
MarioJoseph201409.jpg

(Theo CNA) "Chúa đã cứu tôi khỏi chết" là lời cuả một cựu đạo trưởng (imam) Hồi Giáo nay đã theo đạo Công Giáo.

Ông tin rằng chính vì kêu lên Tên Cực Trọng mà Chuá Giêsu đã giải thoát ông khỏi lưỡi dao cuả tử thần mà cha ông đang kề vào cổ để kết liễu mạng sống cuả ông.

Là một đạo trưởng Hồi Giáo, ông kể rằng chính vì nghiên cứu kinh Qur'an mà ông đã nhận biết đức Kitô và Mẹ Maria.

Mario Joseph (Maria Giuse) từng lớn lên trong một gia đình Hồi Giáo ở Ấn Độ. Bà Mẹ cuả ông đã từ chối lời khuyên cuả bác sĩ là phải phá thai vì tử cung cuà bà bị nhiễm trùng. Cho nên sau khi sinh ra ông, bà đã nguyện dâng ông lên cho Thiên Chuá.

Do đó ngay từ bé ông đã được gửi học tại một một trường đại học Hồi Giáo Ả Rập tại bang Kerala miền nam Ấn Độ, ông nghiên cứu triết học và thần học 10 năm và trở thành một đạo trưởng Hồi Giáo trước tuổi 18.

Một ngày kia có người hỏi ông về nhân vật Giêsu cho nên Mario Joseph bắt đầu để ý nghiên cứu về Kitô giaó. Qua kinh Qur'an, ông khám phá ra rằng tên cuả Chuá Giêsu đã được đề cập thường xuyên hơn so với tên của vị tiên tri Hồi giáo là Mohammed. Và Đức Maria, tiếng Ả Rập gọi là Mariam, là người phụ nữ duy nhất được nêu tên trong Kinh Qur'an. Trong Hồi giáo, Đức Maria được công nhận là một trinh nữ vô nghiễm nguyên tội.

Tại sao kinh Qur'an "dành ưu tiên nhiều cho Chúa Giêsu như thế ? " và tại sao Kinh lại nói nhiều "về Đức Mariam như thế ?"

Đó là hai câu hỏi đã dằn vặt ông nhiều năm trời.

Trong kinh Qur'an Chúa Giêsu được mô tả là "Lời Chúa" và là "Thần Khí của Thiên Chúa." Nhiều phần trong Kinh kể rằng Chúa Giêsu đã chữa lành người bệnh và cho người chết sống lại và đã lên trời khi còn sống.

Kinh Qur'an không mô tả đấng tiên tri Mohammed làm được bất cứ điều gì như thế, ông giải thích.

Ngoài ra, Mario Joseph đã thấu hiểu rằng Thiên Chúa là một người cha, là điều được giảng dạy bởi Kitô giáo.

"Bất cứ khi nào tôi nghĩ rằng tác giả của vũ trụ cũng là cha cuả tôi, thì tôi cảm thấy một niềm vui khôn tả," ông nói.

Với động cơ này, ông giải thích, "Tôi quyết định chấp nhận Chúa Giêsu."

Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang Kitô giáo đã gây ra một phản ứng cực kỳ thô bạo từ phiá gia đình. Cha của ông đến tìm ông tại một trung tâm tĩnh tâm Công Giáo và đánh ông tồi tệ, đến mức bất tỉnh.

Khi tỉnh dậy, ông thấy mình nằm trần truồng trong một căn phòng nhỏ ở nhà, tay và chân bị trói, miệng và các vết thương bị trét đầy ớt.

Mario Joseph nói rằng cha của ông đã tuân theo luật của Kinh Qur'an, là phải trừng trị những kẻ bỏ đạo.

Ông cho biết đã bị bỏ đói nhiều ngày và người anh trai của ông buộc ông phải uống nước tiểu để phạt.

Cái đói và cái khát làm ông kiệt sức và sau 20 ngày, cha ông đi vào, bóp cổ ông rồi kề dao bắt ông phải chối Chúa Giêsu.

"Tôi biết chắc cha tôi sẽ giết tôi", ông Mario Joseph nói.

"Khi tôi biết rằng đó là giây phút cuối cùng của tôi... Tôi chợt nghĩ, 'Chúa Giêsu đã chết, nhưng đã sống lại.' Vậy nếu tôi tin vào Chúa Giêsu mà chết, thì tôi cũng tìm được sự sống cuả mình. "

Rồi bỗng nhiên ông cảm thấy tràn đầy sinh lực, đủ sức gạt tay cuả người cha ra, và kêu lên tên của Chúa Giêsu.

Cha của ông bị ngã xuống và bị chính con dao cuả mình đâm vào, bọt miệng phun ra, Mario Joseph nói. Khi các người trong gia đình vội đưa người cha đi cấp cứu, họ quên khóa phòng.

Mario Joseph chạy được ra khỏi nhà và gọi một chiếc taxi. Người lái xe là một Kitô hữu đã giúp ông ăn uống.

"Ngày hôm đó, tôi thực sự đã hiểu, Chúa Giêsu là Chuá cuả sự sống ngay cả trong thời điểm hiện tại. Và khi tôi kêu cứu, Ngài đã đến. "

Mario Joseph hiện đang cư trú tại một trung tâm tĩnh tâm Công Giáo ở Ấn Độ, làm thông dịch và thuyết giảng giữa nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Ông lấy tên "Mario", là tên của Đức Maria cho nam giới. Ông cũng lấy thêm tên là Joseph, người bạn đời của Đức Maria.

"Tôi đặt lòng trông cậy vào Mẹ Maria và tôi biết Mẹ sẽ bảo vệ tôi bất cứ ở nơi nào," ông nói.

Mario Joseph cho biết ông đã không giám hy vọng rằng ông có thề còn sống 18 năm sau khi theo đạo. Ông cho biết mọi người vẫn đang cố gắng để tìm cách giết ông, và cha mẹ của ông đã tổ chức một lễ tang giả để biểu thị rằng ông là một kẻ bị ruồng bỏ. Trên bia mộ, họ viết ngày ông qua đời là ngày rửa tội của ông.

Mặc dù ông không còn liên lạc với gia đình, nhưng ông hằng cầu nguyện cho họ và tin rằng "Thiên Chúa có thể chạm vào họ trong một thời điểm nào đó."

Ngay cả khi họ không bao giờ chấp nhận Chúa, ông giải thích, "Tôi luôn luôn cầu nguyện rằng" Lạy Chúa Giêsu, xin đưa họ lên nước thiên đàng. "



Xin xem video phỏng vấn bằng tiếng Anh trên Youtube:
Last Edit: 9 years 7 months ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1
  • 2


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012