Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: Chùa BÀ ĐANH ở đâu?

Re: Chùa BÀ ĐANH ở đâu? 12 years 2 weeks ago #3748


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Các Chùa Mang Tên Bà ở Hà Nội

Chùa Bà Ngô nay ở số nhà 128, phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa. Tên chữ Hán là Ngọc Hồ tự. Tương truyền, chùa do một bà họ Ngô xây dựng nên, nhưng cũng có tích kể, người xây chùa là m Chùa Bà Ngô nay ở số nhà 128, phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa. Tên chữ Hán là Ngọc Hồ tự. Tương truyền, chùa do một bà họ Ngô xây dựng nên, nhưng cũng có tích kể, người xây chùa là một bà có chồng người nước Ngô (tức Trung Quốc). Hiện nay chưa rõ tích nào đúng.

Chùa Bà Nành, nay mang biển số nhà 154 phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa. Tương truyền là nhà của một bà bán bánh, bán chè đậu nành phúc hậu, hay giúp người nghèo. Khi về già, bà đã bỏ tất cả tiền nong tích góp ra xây ngay trên đất nhà mình một ngôi chùa rồi xuất gia tu hành. Sau khi bà mất, dân làng đắp tượng bà và đặt trên tấm đá mà bà vẫn dùng bán hàng. Tượng và bàn đá đó hiện vẫn còn. Dân gọi đó là chùa Bà Nành. Tên chữ là Tiên Phúc tự.

Chùa Bà Đá, ở số 3 phố Nhà Thờ, quận Hoàn Kiếm. Lịch sử chùa được kể như sau: đời Lê Thánh Tông (1460-1497) ở làng Báo Thiên (tức khu vực Nhà thờ Lớn, Hà Nội ngày nay) có một người đào được một pho tượng phật bà bằng đá, bèn dựng một ngôi chùa nhỏ để thờ ngay tại nơi đào được. Sau dân làng thấy linh thiêng mới góp công, góp của xây thành chùa lớn, đón sư về trụ trì. Vì vậy chùa có tên là chùa Bà Đá, tên chữ là Linh Quang tự. Pho tượng đá đã bị mất trong thời Pháp thuộc.

Chùa Bà Già ở làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Chùa có một lai lịch khá cổ. Nguyên Phú Gia, tên nôm là làng Gạ, là nơi các vua đời Trần định cư. Một bộ phận người Chăm được đưa từ phía nam ra, đã dựng một ngôi chùa mà sử Toàn thư đã phiên âm là Đa-da-li. Thái úy Trần Nhật Duật (1254-1330) thường tới đây đàm đạo về Phật giáo với vị sư người Chăm trụ trì. Có thể cái tên Bà Già là từ Đa-da-li mà ra. Nay trong chùa còn bức hoành phi cổ khắc ba chữ Bà Già tự.

Chùa Bà Đanh cũng là một ngôi chùa dành cho người Chăm. Tây Hồ chí ghi là vua Lê Thánh Tông đã cho làm một thiền viện (vừa là chùa vừa là trung tâm nghiên cứu) ở gò Phượng Chủy bên bờ Nam Hồ Tây cho người Chăm hành đạo, gọi là Thiền viện Châu Lâm, Gò Phượng Chủy nay là khu vực trường Chu Văn An, quận Ba Đình. Nhưng dân thì gọi là chùa Bà Đanh. Nay chùa thuộc số nhà 199B phố Thụy Khê, chung với chùa Châu Lâm.

Chùa Bà Móc ở phố Nguyễn Thiếp, số nhà 27. Không rõ lai lịch, chùa cũng không còn cổ vật, trừ tấm bia mang niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) do Nguyễn Cát Địch làm đốc học ở Quốc Tử Giám soạn nói về việc tu sửa nhà. Như vậy, chùa cũng đã có trước đó ít ra là bảy tám chục năm...

Tác giả Diệp Hiền
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 12 years 2 weeks ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Re: Chùa Bà Đanh 12 years 2 weeks ago #3743


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
THÀNH NGỮ DÂN GIAN

Vắng như chùa Bà Đanh

a.jpg


Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) ở làng Thụy Chương, Hà Nội. Vì để tránh húy miếu vua Thiệu Trị nên sau này Thụy Chương phải đổi thành Thụy Khuê. Vào thời đó, viện Châu Lâm được dùng làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến tranh, còn chùa Châu Lâm là nơi dành cho họ cúng lễ (vì hầu hết những người này đều theo đạo Phật).

Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã chiếm khu vực đất này để lập trường Trung học bảo hộ (1907) - nay là trụ sở của trường trung học Chu Văn An, vì thế chùa Châu Lâm phải dời về phía Tây Nam, ở cuối làng và đổi sang tên mới là chùa Phúc Lâm.

a1.jpg


Dấu tích của chùa Phúc Lâm hiện vẫn còn giữ lại được tấm bia ghi rõ: Bà Đanh tự (chùa Bà Đanh). Theo tục truyền, Bà Đanh là một người đàn bà đã có công dựng lên chùa này, vì thế mà ngôi chùa mang tên bà. Từ khi viện Châu Lâm bị bãi bỏ, số người đến lễ bái chùa này ngày một ít đi. Chính vì thế mà không khí ngôi chùa này ngày càng trở nên vắng vẻ. Trong bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng có ghi lại cảnh vắng của chùa này:

Dấu bố cái rêu in nền phủ
Cảnh Bà Đanh hóa khép cửa chùạ


Cảnh vắng vẻ, thiếu người đến lễ bái của chùa Bà Đanh dần dần đã trở thành một hình ảnh để so sánh với bất cứ một cảnh vắng vẻ nàọ "Vắng như chùa Bà Đanh" là một sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh, thiếu hơi ấm của con người Ca dao Hà Nội có câu:

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh.


SOURCE daovien.net

:kiss :music :orgue :others :computer
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 12 years 2 weeks ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.

Chùa BÀ ĐANH ở đâu? 12 years 2 weeks ago #3742


  • Posts:3165 Thank you received: 876
  • “Mane nobiscum, Domine, quoniam advesperascit”. (Luc 24:29b)
  • DuySa (MVN)'s Avatar
  • DuySa (MVN)
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
:musicband :computer

chuaB.jpg


Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh là một ngôi chùa tại Hà Nội dành cho người Chăm. Tây Hồ chí ghi là vua Lê Thánh Tông đã cho làm một thiền viện (vừa là chùa vừa là trung tâm nghiên cứu) ở gò Phượng Chủy bên bờ Nam hồ Tây cho người Chăm hành đạo, gọi là Thiền viện Châu Lâm, nhưng dân thì gọi là chùa Bà Đanh. Gò Phượng Chủy nay là khu vực trường Chu Văn An, quận Ba Đình. Nay chùa thuộc số nhà 199B phố Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội. chung với chùa Châu Lâm.

Câu chuyện về chùa Bà Đanh

chuaB1.jpg


Chùa Bà Đanh vẫn vắng vẻ trong mùa lễ hội Cách thị xã Phủ Lý chừng 15km, men theo con đê tả ngạn sông Đáy là đến xã Ngọc Sơn (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).Chùa Bà Đanh ngự bên bờ sông Đáy hiền hòa. Chùa không lớn, không nguy nga tráng lệ nhưng được đặt trong khung cảnh thôn dã, um tùm những bóng cây cổ thụ. Trên một bãi đất bồi cao, quanh chùa không có nhà ở. Nằm bên cạnh là dòng sông Đáy lững lờ trôi, thưa thớt thuyền bè.

Theo truyện kể, gần ngàn năm trước giữa cánh rừng đại ngàn bên bờ sông Đáy có một ngôi đền nhỏ thờ thần Pháp Vũ, một trong Tứ Pháp là Pháp Vân (Thần Mây), Pháp Vũ (Thần Mưa), Pháp Lôi (Thần Sấm Sét), Pháp Phong (Thần Gió). Dân làng Đanh Xá (thuộc xã Ngọc Sơn bây giờ) rước chân nhang từ chùa Phúc Nghiêm về ngôi đền ở gần làng mình và chỉ thờ Pháp Vân để cầu mưa.

Trong đền có bức tượng rất đẹp của vị thần mưa với dáng hình của người con gái có dung mạo khả ái, hiền từ. Đến đời Lê Hy Tông (1675-1705) đền được xây dựng lại to đẹp, khang trang hơn. Rồi họ rước tượng Phật về thờ chung. Lưu truyền, người có công dựng chùa là Bà Đanh. Để tưởng nhớ công ơn, dân làng lấy tên chùa là chùa Bà Đanh. Năm 1994 chùa Bà Đanh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thông tin - Du lịch) cấp bằng di tích lịch sử-văn hóa.

Câu hỏi lớn chưa lời đáp

chuaB2.jpg


Có nhiều lý do để chùa Bà Đanh đi vào tục ngữ dân gian Việt Nam và là câu cửa miệng để mỗi người khi muốn nói về cảnh vắng vẻ, âm u của một nơi nào đó. Về với chùa Bà Đanh trong mùa lễ hội đang nô nức trên cả nước, cái không khí lạnh lẽo, thâm u vẫn bao trùm.

Có ý kiến cho rằng, chùa Bà Đanh nằm ở vị trí , u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn lối ra vào độc đạo và có nhiều thú dữ. Tương truyền, chùa lại rất linh, ai trái ý là bị quở phạt nên khách thập phương vốn đã ít lại càng thưa vắng. Ngay cả bãi bồi màu mỡ bên cạnh chùa dân địa phương cũng không dám canh tác. Nhưng mấy năm gần đây, con đường dẫn vào chùa được mở rộng, lát bê tông, rừng cây bớt rậm rạp, dân cư ở đông hơn... vậy mà chùa vẫn vắng?

Có người còn cho rằng chùa Bà Đanh là ngôi chùa thờ thần mưa, người xưa lập đền thờ để mong mưa thuận, gió hòa. Dần dần người dân nhận ra rằng, thời tiết là do tự nhiên, không thể cầu khấn, chùa Bà Đanh cũng từ đó thưa người đến cúng viếng...?. Câu nói cửa miệng cùng với những truyền thuyết dân gian đã tạo cho chùa Bà Đanh một nét riêng, không nơi nào có được. Nhưng cũng chính lời chê “vắng tanh...” ấy lại là một “ẩn số” để những khách du lịch, nhà nghiên cứu lần mò vạn dặm về thăm chùa. Theo sư thầy Thích Đàm Đam: “Dăm bảy năm nay khách thập phương cũng tìm về đông hơn. Hầu như họ về đây chỉ để có câu trả lời: Vì sao chùa Bà Đanh lại vắng đến thế?”.

Từ câu nói cửa miệng dân gian, cái vắng vẻ của chùa Bà Đanh dường như là một “thương hiệu” để cho ngôi chùa trường tồn cùng thời gian và được những người thích khám phá thường xuyên tìm về viếng thăm nét hoang sơ vẫn còn giữ được.

SOURCE: vi.wikipedia.org
"Ut In Omnibus Glorificetur Deus" (1Pt. 4:11)
duysa93.blogspot.com/
Last Edit: 12 years 2 weeks ago by DuySa (MVN).
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012