Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1
  • 2

TOPIC: Việt Nam - Quê hương yêu dấu

Việt Nam - Quê hương yêu dấu 9 years 7 months ago #55511


  • Posts:173 Thank you received: 403
  • Hùng 33's Avatar
  • Hùng 33
  • Gold Boarder
  • OFFLINE
.
Good Morning VietNam

The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đào Đình Hoa

Việt Nam - Quê hương yêu dấu 9 years 10 months ago #54684

.
QUÊ HƯƠNG
Hoàng Huy
.
khe.jpg
.

Khi sống ở nước ngoài, nói đến quê hương là nói đến mảnh đất chúng ta sinh ra và lớn lên: Đất mẹ. Đó là một khái niệm rộng. Còn thu hẹp lại, có khi chỉ là một tỉnh, một huyện, một làng, nơi đó để lại trong ta rất nhiều dấu ấn khó phai...

Sách "Quốc văn giáo khoa thư" bậc tiểu học Việt Nam của các soạn giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận xuất bản từ những năm 30-40 thế kỷ trước, có một bài tập đọc, mãi cho đến tận hôm nay vẫn còn nhiều người nhớ, đó là bài Chỗ quê hương đẹp hơn cả:

"Một người đi du lịch đã nhiều nơi. Hôm về nhà, kẻ quen người thuộc, hàng xóm láng giềng đến chơi đông lắm. Một người bạn hỏi: Ông đi du sơn du thủy, thế tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp, vậy ông cho ở đâu là thú hơn cả? Người du lịch đáp lại rằng: Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đã nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở về chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất cũ kỹ của nhà cha mẹ tôi. Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc khuỷu trong làng, cái gì cũng gợi ra cho tôi những mối cảm tình chứa chan, kể không sao xiết được”.

Bạn thấy đấy. Có gì đâu. Chỉ là những sự vật rất tầm thường. Chúng có mặt ở đó từ lúc ta sinh ra cho đến khi lớn khôn nên có sự gắn bó tự nhiên về tình cảm. Và do vậy, mỗi khi thấy lại hay nhớ về, chúng có sức lay động lòng ta mãnh liệt.

Theo một số nhà nghiên cứu, văn hóa Việt Nam vốn là văn hóa làng xã. Thời trước, làng là đơn vị cơ bản trong cấu trúc xã hội miền Bắc. Mỗi làng thường có lũy tre bao bọc chung quanh, trong đó có đình làng, giếng làng, ao làng, hàng ngày nông dân vác cày, lùa trâu ra đồng qua ngả đường làng, cổng làng. Tất cả những thứ vừa kể là nét đặc trưng, tạo nên dấu ấn sâu đậm trong tâm trí mọi người. Mỗi khi đi xa, có cái gì gợi lên một trong những hình ảnh thân quen kia, lập tức lòng ta thấy bồi hồi, nhớ thương làng cũ, quê xưa da diết.

Khi nghe một bài hát về Sài Gòn hoặc Hà Nội chẳng hạn, chúng ta vẫn thấy cảm xúc, nhưng đó chỉ là nỗi nhớ về những niềm vui đã mất, những kỷ niệm đã xa... Song, có điều chắc chắn bạn sẽ thấy "chạm" tới chỗ sâu xa nhất trong tâm hồn khi nghe những câu như:

"Ngàn dâu xanh ngắt, mấy nếp tranh xa mờ
Tiếng sáo bay dập dìu đường về thôn xưa
Tình quê lai láng dưới trời thu
Khói xây thành chập chùng mây đưa..."

[Tình quê hương - 1946 - Việt Lang]

Hoặc:

" Quê hương tôi có con sông đào ngây ngất
Lúc tan chợ chiều xa tắp
Bóng nâu trên đường bước dồn
Lửa bếp hồng, vòm tre non, làn khói ấm hương thôn...
Quê hương ơi, tóc sương mẹ già yêu dấu
Tiếng ru nỗi niềm thơ ấu
Cánh tay êm tựa mái đầu
Ôi bóng hình từ bao lâu còn in mãi sắc màu... "

[Tình hoài hương - 1952 - Phạm Duy]

Hoặc nữa:

"Tôi yêu quê tôi, yêu lũy tre dài đẹp xinh
Yêu con sông xanh dâng cát hoe vàng bên đình
Yêu trăng buông lơi trên má cô nàng dệt tơ
Và yêu cánh đồng vời xa, ngàn tay đang dựng mùa hoa.
Tôi yêu đơn sơ, yêu mái tranh nghèo mẹ quê
Như duyên nên thơ trong tiếng quan họ ước thề
Yêu con đê xưa đưa lối qua chợ làng quê
Và yêu mấy nhịp cầu tre, là đây anh chờ em về..."

[Tôi yêu - 1956 - Trịnh Hưng]

Khi rời miền Bắc vào miền Nam thì làng quê đã thay đổi hẳn, không còn ẩn mình sau lũy tre xanh mà vươn ra với ruộng đồng bát ngát, sông nước mênh mang:

" Ai vô Nam ngơ ngẩn vì muôn câu hò
Những tiếng đó khơi nguồn cuộc sống ấm no
Trăng phương Nam sáng tỏa khắp bờ Cửu Long
Nước chảy con thuyền xuôi dòng
Vọng tiếng khoan hò ấm lòng..."
[Trăng phương Nam - 1957 - Anh Hoa]

Trở lên là dòng nhạc quê hương Việt Nam, thuở đất nước thanh bình, an lạc.
Nhưng những người Cộng sản không chịu để yên, họ đã cố tình gây nên cuộc chiến tranh Nam-Bắc. Cốt nhục tương tàn. Điêu linh thống khổ. Trịnh Công Sơn đã chua xót:

"Ngày thật dài trong âu lo
Rồi từng đêm bom đạn phá
Người Việt nhìn sao xa lạ
Người Việt nhìn nhau căm thù!
Một ngục tù trên quê hương
Người Việt Nam quên nòi giống
Người từng ngày xây uất hận
Rồi hình hài nát dấu bom... "

[Ngày dài trên quê hương - 1967 - Trịnh Công Sơn]

Có thể nói âm nhạc Việt Nam trong thời kỳ này là những giai điệu buồn bã nhất.

30/4/1975, tàn cuộc đao binh. Lẽ ra sau đó là tái thiết, phát triển và vươn lên mạnh mẽ để bắt kịp các nước, nhưng những người chủ mới tự xưng "đỉnh cao trí tuệ" thực chất vô cùng kém cỏi đã đưa cả nước tới chỗ đau ốm không có thuốc chữa, ăn bo bo thay cơm, trại tù nhiều hơn trường học... nên hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm lẽ sống mới, trong đó có cả trăm ngàn người đã bỏ mạng dưới lòng biển sâu. “Freedom is not free”. Chúng ta đã phải trả giá quá đắt. Phải chấp nhận mất để được. Trong những điều mất mát ấy, chúng ta đã mất cả khung trời quê hương yêu dấu.

Giữa thập niên 1980, ca khúc "Quê hương" (thơ Đỗ Trung Quân, nhạc Giáp Văn Thạch) ra đời với những câu, chữ ngọt ngào:

"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”.


[Quê hương - 1986 - Đỗ Trung Quân & Giáp Văn Thạch]

Khi bài hát này đến với người Việt xa xứ, nhiều người tỏ ra yêu thích vì ca từ có sức lay động, nhưng cũng không ít người cảm thấy "sốc" vì hai câu cuối trong bài: "Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người", nghe như những lời... cảnh cáo hết sức nghiêm khắc!

Tại sao lại nói thế? Chúng tôi sinh sống ở những nước phát triển cao, theo nhịp sống công nghiệp, bận rộn suốt ngày nên ít có thời gian rảnh rỗi để nghĩ, nhớ về quê nhà chứ đâu phải vô tình với nơi chôn nhau cắt rốn của mình?
Chắc nhiều người còn nhớ tích "Chim Việt đậu cành Nam" (Việt điểu sào nam chi). Theo truyền thuyết, dưới đời Hùng Vương nước ta phải đem cống sang Trung Quốc nhiều sản vật quý, ngoài vàng bạc châu báu, ngà voi, sừng tê giác... còn có một con Bạch Trĩ rất hiếm. Con chim bạch trĩ này sau được nuôi trong vườn thượng uyển của vua Tàu, nhưng lúc nào nó cũng chọn cành cây phía Nam để đậu hoặc làm tổ. Chim muông mà còn biết hướng về nguồn cội như thế, huống chi con người.

Ngày 05/10/2008 phóng viên Mặc Lâm của đài Á Châu Tự Do (RFA), Hoa Kỳ, có cuộc phỏng vấn nhà thơ Đỗ Trung Quân và nhà thơ này đã giãi bày với thính giả của đài về những góc khuất phía sau ca khúc. Nội dung trả lời phỏng vấn khá dài, mọi người có thể vào các link dưới đây để xem đầy đủ:

www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Friendly-chat-with-poet-do-trung-quan-and-the-popular-opinion-about-his-poem-que-huong-mlam-10052008133008.html

khanhly.net/phoxua/tm.asp?m=58300

Ở đây, xin tóm lược một số ý chính như sau:

Đỗ Trung Quân: "Hồi đó, nhân dịp sinh nhật con gái của người bạn là một nhà văn, thời mà ai cũng nghèo, tôi (Đ.T.Q.) không có gì làm quà cho cháu Quỳnh Anh, con của bạn, nên đã làm một bài thơ tặng cháu (vừa lên 1 tuổi). Bài thơ đó mang tên "Bài học đầu cho con", một bài thơ dành cho trẻ con, thể loại mỗi câu 6 chữ cho dễ thuộc, dễ nhớ. Về hình ảnh thì tôi chọn những hình ảnh rất bình dị và gần gũi như cây khế, con diều, cầu tre v.v... với suy nghĩ là sau này lớn lên, dù có đi bất cứ nơi đâu, cháu cũng nhớ về quê hương đất nước của mình (quả thật, sau này Quỳnh Anh du học ở Pháp). Nguyên gốc"Bài học đầu cho con" gồm có 7 khổ, mỗi khổ 4 câu, riêng khổ cuối tôi chỉ làm đến câu thứ ba "Quê hương nếu ai không nhớ" rồi đặt ba dấu chấm lửng (...), để ai muốn hiểu sao thì hiểu. Tuy nhiên, khi bài thơ được gởi đăng trên một tờ báo thiếu nhi ở thành phố vào năm 1986 thì nó bị Biên tập viên của tờ báo này đổi tên thành "Quê hương", đồng thời cắt bỏ đi 3 khổ (trong đó có khổ đầu: Quê hương là gì hở mẹ/ Mà cô giáo dạy phải yêu/ Quê hương là gì hở mẹ/ Ai đi xa cũng nhớ nhiều) và tự ý thêm vào khổ cuối một câu nữa là "Sẽ không lớn nổi thành người". Cũng trong năm 1986, nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã phổ bài thơ này thành ca khúc với tên gọi và nội dung y như bài thơ được đăng trên tờ báo nọ. Do vậy mới sinh ra ngộ nhận. Năm 1991, khi xuất bản tập thơ Cỏ hoa cần gặp, tôi giữ nguyên tên bài thơ đó là "Bài học đầu cho con" và không có câu cuối cùng như trên tờ báo hay trong bản nhạc. Điều đáng buồn là nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã qua đời vì bạo bệnh, và người biên tập bài thơ của tôi trên tờ báo kia nay cũng đã mất, chỉ tôi còn sống, nên nói thế nào cũng khó. Mỗi bài thơ khi ra đời có đời sống riêng của nó, số phận riêng của nó, cái đó ngoài ý muốn, ngoài tầm tay của tác giả. Xin cảm ơn đài Á Châu Tự Do và anh Mặc Lâm đã cho tôi cơ hội nói lại về một bài thơ thật ra cũng đã lâu, đã cũ, nhưng dẫu gì đi nữa, thỉnh thoảng cũng có người nghe, có người hiểu nó và cũng có người bực mình vì nó..."

Trên đây là tất cả những gì mà Đỗ Trung Quân đã tâm sự với nhà báo Mặc Lâm và các thính giả của đài RFA về "sự cố" do hai câu chót trong ca khúc Quê hương gây ra. Hy vọng những điều đó là sự thật, hay ít ra cũng gần với sự thật nhất.

Điều nên nhớ là bài hát này trình làng đã khá lâu rồi, giờ nói gì thì nói, bản thân nó vẫn cứ như nó đã là. Cái câu chót, một hạt sạn, làm giảm giá trị thẩm mỹ của toàn bài, giống như một cái chén sứ hay một chiếc ly thủy tinh đẹp nhưng bị mẻ một miếng vậy!

Nhà thơ Đỗ Trung Quân sinh năm 1955 tại Sài Gòn, hiện đã nghỉ hưu, và tự thân có nhiều chuyển biến.
Trong vài năm gần đây, qua báo mạng và các chương trình thời sự trên tivi, người ta thấy anh luôn xuất hiện hàng đầu trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm biển đảo của Việt Nam, cùng với các nhân sĩ, trí thức thành phố Sài Gòn. Ngoài việc tham gia xuống đường, anh cũng còn là một blogger thường có bài chỉ trích nhà cầm quyền CSVN về nhiều phương diện.
Last Edit: 9 years 10 months ago by Đinh Cao Thắng.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco)

Việt Nam - Quê hương yêu dấu 9 years 10 months ago #54585




Part of the message is hidden for the guests. Please log in or register to see it.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng

Việt Nam - Quê hương yêu dấu 9 years 10 months ago #54557




Ông bà mình nói cấm có sai.

Khổ thì hay sinh kế.
Nghèo thì ế suốt đời!
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.

Việt Nam - Quê hương yêu dấu 9 years 10 months ago #54553

?
Ai bảo chăn trâu là khổ ?


.
Nhiều nông dân xã Cẩm Thanh và phường Cẩm Châu, phố cổ Hội An (Quảng Nam) có thêm khoản thu nhập gần trăm triệu đồng một năm nhờ phát triển đàn trâu đáp ứng nhu cầu du lịch cho khách quốc tế.



trau1.jpg


Xuất phát từ nhu cầu du lịch "một ngày làm nông dân" ở phố cổ Hội An, năm 2010, ông Lê Viết Nhiên ở phường Cẩm Châu đầu tư phát triển đàn trâu lên đến 12 con vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu trải nghiệm đồng quê cho du khách nước ngoài. "Nhờ nuôi trâu làm du lịch, gia đình tôi có thêm khoản thu nhập khoảng 80 triệu đồng mỗi năm. Khách du lịch đến Hội An muốn trải nghiệm tour này ngày càng đông nên hiện có 5 hộ dân ở phường của tôi nuôi trâu (mỗi hộ nuôi trung bình 5 con) để làm du lịch", ông Nhiên nói.



trau2.jpg


Ông Phạm Hò ở thôn 3, xã Cẩm Thanh, TP Hội An nuôi 3 con trâu làm du lịch. "Đây là năm thứ 3 gia đình tôi nuôi trâu làm du lịch. Nghề này cho thu nhập cao gấp 20 lần so với trồng lúa tại địa phương, lại khá nhàn hạ. Vào mùa hè, khách du lịch đông, có ngày đưa 5 đoàn khách đi tham quan đồng lúa, về làng rau Trà Quế vùng ven phố cổ Hội An, hướng dẫn họ cày, bừa, gieo sạ, gặt lúa..., cưỡi trâu chụp ảnh lưu niệm. Trung bình mỗi tháng gia đình tôi có thu nhập ít nhất 7 triệu đồng nhờ nuôi trâu làm du lịch", ông Hò kể.



trau3.jpg


Nắm bắt được nhu cầu của du khách thích trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa lúa nước Việt Nam, năm 2010, anh Trần Văn Khoa, Giám đốc Công ty Lữ hành Khoa Trần Hội An ECOTOUR đã đầu tư 340 triệu đồng đầu tư xe trâu bằng tre, cùng một số trạm nghỉ chân dân dã ở xã Cẩm Thanh; hỗ trợ, khuyến khích bà con nông dân nuôi trâu làm du lịch phát triển kinh tế gia đình.



trau4.jpg



Sau 4 năm mở tour du lịch trải nghiệm đồng quê, anh Khoa không chỉ góp phần quảng bá bức tranh nông thôn Việt Nam thanh bình đến với bạn bè quốc tế, mà còn tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân ở phố cổ Hội An.



trau5.jpg


Hiện tại mỗi ngày đơn vị lữ hành này tổ chức tour trải nghiệm đồng quê cho du khách khoảng 3 giờ vào hai buổi, sáng xuất phát từ lúc 7h30, chiều lúc 15h. Theo anh Khoa, một khi đồng quê không còn đồng ruộng, trâu, bò thì miền quê ấy chỉ tồn tại phần xác mà không còn hồn nữa.



trau6.jpg



Những đứa trẻ đến từ Australia thích thú ngồi trên lưng trâu tham quan cánh đồng lúa ở xã Cẩm Thanh, TP Hội An. Ông Mick Ryan, du khách Australia nhận xét: " Tour trải nghiệm đồng quê ở đây thật tuyệt vời. Còn gì thú vị hơn khi được ngồi trên xe trâu thư thả trên đường làng ngắm nhìn đồng lúa đang chín vàng dưới tiết trời nắng đẹp. Đồng quê và người dân của đất nước các bạn thật gần gũi, thân thiện tạo cảm giác thanh bình cho du khách".



trau7.jpg



Du khách say sưa chụp ảnh lưu niệm cho người thân ngồi trên lưng trâu tham quan đồng quê vùng ven phố cổ Hội An.



trau8.jpg



Không chỉ ngồi trên xe trâu ngắm đồng lúa yên bình, nhiều du khách còn thích thú "vào vai" nông dân bì bõm trong bùn lầy cày ruộng.



trau9.jpg



Một em bé người Australia thích thú cầm đuôi trâu bừa ruộng trên cánh đồng ở xã Cẩm Thanh. " Tôi thật sự ấn tượng với tour du lịch trải nghiệm đồng quê với loài trâu ở phố cổ Hội An. Đến với tour du lịch này, chúng tôi phần nào hiểu được văn hóa lúa nước mộc mạc mà độc đáo của Việt Nam. Trở về nước, tôi sẽ giới thiệu câu chuyện thú vị này với người thân, bạn bè", bà Jess Stanaway (du khách Australia) chia sẻ.

***
The administrator has disabled public write access.

Việt Nam - Quê hương yêu dấu 9 years 10 months ago #54442


  • Posts:173 Thank you received: 403
  • Hùng 33's Avatar
  • Hùng 33
  • Gold Boarder
  • OFFLINE
.
Vũng Tàu is a city in southern Vietnam, it was also known as Cap Saint Jacques under the French colonial period. Its population is 278,188. The city area is 54 sq miles including 13 urban wards and one village. It is the capital of Ba Ria-Vung Tau province, and is the crude oil extraction center of Vietnam. It is also known as one of the most beautiful cities of tourism in Vietnam.
During the Vietnam War, Vũng Tàu was home to the Australian Army and American support units, and was a popular spot for in-country R&R for U.S. combat troops.

Vũng Tàu is the only petroleum base of Vietnam where crude oil and natural gas exploitation activities dominate the city's economy and contribute principal income to Vietnam's budget and export volume.
From Ho Chi Minh City, one needs two hours to reach Vũng Tàu by road or an hour and fifteen minutes by hydrofoil.
This video shows the city as it evolves from a sleepy resort in the 50's into a vibrant city, it is one of the most popular destination for international tourism.
The villa blanche (white villa) was the summer residence of governor Paul Doumer, it later became president Nguyen Van Thieu summer home, it is now a museum, open to the public all year round.

Music: Histoire d'un amour by Nguyen Hung and Nguyen Cao Ky Duyen
Mong duoi hoa by Jo Marcel.
.
-
Last Edit: 9 years 10 months ago by Hùng 33.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện)

Việt Nam - Quê hương yêu dấu 9 years 10 months ago #54428

Anh Hung 33 chắc là làm nghề 'tour guide' phải không ạ? Anh mà cứ hướng dẫn đi vùng Vịnh Hạ Long, rồng xuống uống nước kiểu này thì bác Zăng chắc chờ không kịp tới Vinh CamDai rồi! Cái Đại Lộ Kinh Hoàng ngày xưa phải đổi tên lại là - Đại Lộ Bốc mùi Kinh hoàng!!! :explode
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 9 years 10 months ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33

Việt Nam - Quê hương yêu dấu 9 years 10 months ago #54422

:thankyou anh hai Hùng 33 cho đi du lịch miễn phí.Khi nào thì chúng em mới được đến Vịnh Cam Đai (Cam Đai Bay)?
Last Edit: 9 years 10 months ago by Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33

Việt Nam - Quê hương yêu dấu 9 years 10 months ago #54420


  • Posts:173 Thank you received: 403
  • Hùng 33's Avatar
  • Hùng 33
  • Gold Boarder
  • OFFLINE
-
.
Last Edit: 9 years 10 months ago by Hùng 33.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện)

Việt Nam - Quê hương yêu dấu 9 years 11 months ago #54396


  • Posts:173 Thank you received: 403
  • Hùng 33's Avatar
  • Hùng 33
  • Gold Boarder
  • OFFLINE
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1
  • 2


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012