Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: Về thăm nguyên quán

Về thăm nguyên quán 9 years 6 months ago #55989



Thế chú Sáng nhà mình hay ra Hà Nội, thế có xơi món phở 'chửi' chưa nhể?

Sáng đi ăn phở, phở bưng ra đang bốc khói. Bạn tôi hỏi: “Cô ơi, cho cháu ít chanh”. Chủ quán im lặng.
Lại hỏi: “Cô ơi, có chanh không cho cháu một ít”. Chủ quán quay sang ra chiều giận dữ, từ khuôn mặt mỡ màng béo tốt, hai vành môi của bà nâng lên sin sít: “Hỏi một lần nghe rồi, tôi có điếc đâu mà hỏi lắm thế”! Bạn tôi im bặt. Lát sau bà cầm chanh đến, vứt độp trên bàn. Bạn líu ríu đưa tay với lấy mà hình như vẫn còn run.
Chúng tôi đến một quán nhậu, vừa mở thực đơn ra thì thấy bốc mùi nước mắm, nhoen nhoét bẩn thỉu. Bạn hỏi nhân viên phục vụ: “Em ơi, sao cái thực đơn bẩn thế?”. Phục vụ lầm lì im lặng. Bạn tôi bực bội, hỏi tiếp: “Em bị thế này lâu chưa?”. Phục vụ hỏi lại rằng bị gì. “Thì bị khó khăn đường ăn nói đấy” - bạn tôi đáp. Rồi bạn kéo tay tôi đi thẳng, vừa đi vừa nói: “Mình đi tìm quán nào có nhân viên biết nói”.



{Nguồn 'Hà Nội thanh lịch' - Viết Thịnh}
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.

Về thăm nguyên quán 9 years 6 months ago #55988

Năm Đệ lục,thầy Hòang có tập bài hát;
Anh em tôi hơn 100 năm nằm nếm gai uống chai mật đắng.Xem bước anh nhưng trông đến em lòng đầy lo lắng ....
Có câu "Chưa tin ta dám đâu tin người". thằng mắc dịch Nguyễn Thành Phước sửa lại "Chưa tin tao dám đâu tin mày". Vậy mà đúng ghê
The administrator has disabled public write access.

Về thăm nguyên quán 9 years 6 months ago #55986



Đọc câu chuyện sau đây về "Huỳnh Tiểu Hương", nghe như chuyện cổ tích thần thoại!
Nhưng các cụ chớ có tin! Ở VN bây giờ họ làm 'public relation' (PR) rất tài tình, treo đầu dê bán thịt chó là nghề của các chàng. Các cơ quan truyền thông cũng được tạ rất 'hậu hĩ' để đưa tin lèo!



Sinh năm 1968, Huỳnh Tiểu Hương đã trải qua tuổi thơ cơ cực, đắng cay. Không biết ai là cha mẹ, không có nhà để đi về, hằng ngày dù phải lang thang kiếm sống cho mình, nhưng cô sẵn sàng chăm sóc cho một đứa con nuôi cùng cảnh ngộ. Năm 1989, một người nhận cô làm con nuôi, nhưng chính cha nuôi đã lợi dụng cơ hội để cưỡng ép cô. Sợ cô tự tử, ông ta đã bỏ ra 20 lượng vàng để chuộc tội. Hương mua một căn nhà nhỏ ở quận 5. Vài ngày sau, có người đòi mua căn nhà của cô với giá 45 lượng vàng, Tiểu Hương bán liền.

Thấy mua bán nhà hay hay, Hương liền thử. Những năm sau đó, việc mua bán nhà đã giúp Tiểu Hương trở nên khá giả. Cô bắt đầu dang tay ra đón những đứa trẻ lang thang, mồ côi, bất hạnh về nuôi dưỡng, dạy chữ và dạy cả ngoại ngữ nữa. Năm 1991, khi đã có chút vốn liếng, Tiểu Hương quyết định kinh doanh với người Hoa. Những năm tháng bán thuốc lá ở Bến Bạch Đằng (TP HCM), Tiểu Hương đã tiếp xúc nhiều với những người Hoa và có được một số ít tiếng Hoa bồi. Cầm 7.000 USD trong tay, Tiểu Hương bay qua Hong Kong.

Ngày đầu tiên, Tiểu Hương không dám đi đâu hay gọi đồ ăn gì mà chỉ dám ăn những thứ có trong tủ lạnh. Sang ngày thứ hai, người bồi phòng thấy lạ, song không dám hỏi. Thấy vậy, Tiểu Hương ra hiệu cho bà ta lại gần, đưa cho 500 USD. Tưởng Hương cần đổi tiền, bà liền cầm đi đổi giúp. Khi mang tiền về, cô đã đưa toàn bộ tiền cho bà và ra hiệu muốn học tiếng Hoa.

Nhờ thời gian ở Hong Kong, Tiểu Hương đã có thể đàm thoại bằng tiếng Hoa trôi chảy. Sau đó, cô qua Singapore, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia. Ở đâu cô cũng vừa học tiếng, vừa tranh thủ buôn bán để có tiền. Khi về Việt Nam, số tiền 7.000 USD đã sinh lời với hàng đống hàng hóa Tiểu Hương mang về. Hương tâm sự: “Em hồi nhỏ miếng cơm còn không có mà ăn, làm sao biết chữ. Nhưng nếu làm ăn không biết ngôn ngữ của họ thì chịu. Vậy nên em phải học, mà không học đâu hay hơn bằng đi sang nước họ, sinh sống cùng với họ và chỉ có mỗi việc là học". Với cách này, bây giờ Hương đã thông thạo cả tiếng Anh và Hoa.

Bây giờ Hương rất bận vì mải miết những chuyến đi nước ngoài làm ăn. Những lần qua Mỹ, cô phát hiện bên ấy đồ thủ công bán rất có giá, trong khi ở Việt Nam lại rất rẻ. Vậy là cô đưa hàng thủ công sang Mỹ. Một bức tranh bằng trúc ở Việt Nam 30.000 đồng, sang đó bán được 20 USD, những con thú nhỏ ở Việt Nam mua 2.000 đồng sang đó bán 2 USD, con lớn mua 8.000 đồng, bán 7 USD. Có tiền côi lại mua máy vi tính, các mặt hàng khác về Việt Nam bán lại.

Hiện Tiểu Hương có trong tay vài tỷ đồng cùng nhiều căn nhà ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Cô cũng sở hữu một cơ sở nước uống tinh lọc đóng chai vốn đầu tư 100.000 USD. Với tài sản ấy, lại chưa chồng, xinh xắn, biết thông thạo nhiều ngoại ngữ, Tiểu Hương có thể sống sung túc cả đời. Thế nhưng lúc nào cô cũng sợ đói, sợ thiếu tiền. “Em sống trong đói nghèo suốt quãng đời thơ ấu nên rất hiểu và cảm thông với các em cơ nhỡ, mồ côi. Em đã nhận nuôi 150 con tất cả: mồ côi có, tàn tật có, bị chất độc màu da cam có, bị bỏ rơi có. Em yêu thương tất cả như con của mình", Hương thổ lộ.

Trung tâm nhân đạo Quê Hương được Tiểu Hương lập ra chính là để cô dồn toàn bộ tiền bạc và công sức vào nuôi mấy đứa trẻ. Hiện cô cho các con đi học thêm tiếng Anh, tiếng Hoa để sau này có vốn vào đời. " Từ nhỏ đến lớn, em chưa ngửa tay xin ai bao giờ. Đói thì lượm đồ ăn thừa của người ta chứ không xin, nhục lắm. Bây giờ em cũng vậy, đi buôn bán nuôi con chứ không xin tiền của ai cả", Hương giải thích việc không xin tiền tài trợ nuôi con.

Bây giờ với 150 con, nhưng nếu ai cho, Hương vẫn nhận nuôi. "Có người bảo em khùng, không lo chồng con cho mình mà chỉ lo nuôi con người ta. Nhưng với em, các con là hạnh phúc nhất. Mỗi khi nhìn thấy các con cười em thấy thực sự hạnh phúc. Em làm thêm nước uống tinh khiết là để sau này em mất đi thì các con em vẫn có tiền sinh sống”, Tiểu Hương bộc bạch.

Cô mới xây khu nhà xã Tân Đông Hiệp, thị trấn Dĩ An, Bình Dương để nuôi dạy các con. Không chỉ nuôi con mình, Tiểu Hương còn tìm đến các khu nuôi dưỡng trẻ em tật nguyền, mồ côi để cưu mang, chia sẻ. Biết nơi nào bị thiên tai, nơi có người cần giúp đỡ, Tiểu Hương đều tìm đến giúp đỡ. Tháng 5 vừa qua, cô đã tìm mua 800 chiếc xe lăn tặng cho trẻ khuyết tật. Biết được ý định tốt đó, hãng sản xuất đã tặng cô 50% trị giá lô hàng ấy (160 USD/xe) và làm giúp những thủ tục để Tiểu Hương chuyển 800 xe lăn về nước.

Mỗi khi khách về, Tiểu Hương lại gọi các con ra chào. Chỉ vào từng đứa trẻ xinh xắn, Tiểu Hương kể: “Đây là con Huỳnh Tiểu Cơ, 5 tuổi mà em lượm được tại một thùng rác trên đường Cách Mạng Tháng Tám. Cơ là cơ hội được sống. Đây là Huỳnh Tiểu Bảo, cháu xinh xắn, dễ bảo, dễ dạy lắm. Đây là Huỳnh Huệ Mẫn vì cháu như một bông hoa huệ. Còn đây là Huỳnh Hòa Bình với mong ước tất cả được sống trong hòa bình...”.


nguồn lèo: vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/loi-song/huong-khung-va-150-dua-con-nuoi-1998929.html

Anh hai Xinh nhà mình có câu rất chuẩn, bà cụ nhà em cũng thường bảo như thế: "Chả tin giai gái nào xất. Bụng cứ rốn!"
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.

Về thăm nguyên quán 9 years 6 months ago #55977

Đời sống bây giờ thật gỉa khó lường. Tội nghiệp ông cụ em, qúa thật thà nên bị lừa. Ông cụ bảo đấy là của lửa, sẽ bị phán xét sau này !
The administrator has disabled public write access.

Về thăm nguyên quán 9 years 6 months ago #55971

.
Thời nay không thiếu sư giả, cha giả, ăn xin giả...cái gì cũng giả được.
Ở Phố Lai có một người ăn xin bị thương ở chân. Bắp vế ông ta bị một vết thương lớn, lở loét, đỏ lòm,
lòi cả mỡ ra. Ông ta nằm bò lê lết trên đường. Ai đi qua cũng thương hại.Nhưng vết thương đó suốt 20 năm nay không khỏi. Có lần chính mắt em thấy ổng đi xe ôm từ Biên Hòa. Gần tới chợ ông tụt xuống, đi xồng xộc, tới đầu chợ ông nằm bò xuống lết đi xin tiền. Có người nói ông có nhà, có vợ con ở Biên Hòa. Chân ông chẳng có vết thương nào. Ông lấy thuốc đỏ, thịt heo,mỡ gà, mỡ heo làm giả vết thương. 20 năm nay ông lừa biết bao nhiêu người và thu ối tiền.


download_2014-10-07.jpg
Last Edit: 9 years 6 months ago by Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Vũ Đức Sáng (Lớp Út Đa-Minh)

Về thăm nguyên quán 9 years 6 months ago #55967

Vũ Đức Sáng viết:
..Cho đến khi cha xin vé máy bay đi Rome, thì các con bắt đầu nghi ngờ, gọi thẳng cho cha chánh xứ mới té ngửa là chẳng có cha nào tên như vậy !
Chết thật! Vậy là ông Cụ, các con, các cháu ky cóp cho cọp nó xơi mất thôi! Từ nay về sau, chỉ tin .. rốn (Bắc ta hay bảo vậy). Làm việc thiện ích cũng nên điều tra cho rõ ngọn ngành.
The administrator has disabled public write access.

Về thăm nguyên quán 9 years 6 months ago #55966

Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện) wrote:
Chú Sáng học cái thói của anh Tư Ếch lúc nào vậy?

Ha ha ha bác Zăng, em cũng không biết cái tính trăng hoa của bác nó lây qua em từ lúc nào nữa ! chắc tại đọc truyện của bác nhiều qúa đó ! :smile
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung, Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện)

Về thăm nguyên quán 9 years 6 months ago #55963

Chú Sáng học cái thói của anh Tư Ếch lúc nào vậy?
The administrator has disabled public write access.

Về thăm nguyên quán 9 years 6 months ago #55962



Mấy lần sau này trở ra Hà Nội vì công việc của cty, mỗi buổi sáng em rất siêng chạy bộ quanh hồ Tây, và đây là lý do tại sao siêng đột xuất !
:smile


Last Edit: 9 years 6 months ago by Vũ Đức Sáng (Lớp Út Đa-Minh).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Xuân-Dung

Về thăm nguyên quán 9 years 6 months ago #55946



Trong hang pắt schó chui ra.
Vươn vai một cái rồi ta chui vào.
Bán khai như thể nước Lào.
Ai ai cũng có thụt vào thò ra.
Cớ sao ở tại nước ta.
Người ta lại cấm thò ra thụt vào?



Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Vũ Đức Sáng (Lớp Út Đa-Minh)


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012