Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: MỤC : Nói Chuyện Với Đầu Gối.

MỤC : Nói Chuyện Với Đầu Gối. 7 years 1 month ago #62335

:smile

Lý Do Không Kiêng Thịt.

Ngày thứ sáu mùa Chay kiêng thịt, vợ chồng Sáu Nhái vào quán ăn.

Người tiếp viên tới hỏi: “Thưa ông bà dùng chi?”

Sáu Nhái nói: “Cho tôi đĩa cá sấu?”

– “Xin lỗi, chúng tôi không có.”

– “Cho tôi đĩa cá voi?”

– “Xin lỗi, chúng tôi không có.”

– “Cho tôi đĩa cá mập”.

– “Xin lỗi, chúng tôi cũng không có.”

– “Tiệm gì lạ vậy, Chúa ơi, xin Chúa chứng giám, hôm nay vợ chồng con đành phải ăn thịt vậy”.

Thế rồi Sáu Nhái gọi tiếp: “Thôi, cho tôi hai đĩa thịt beef steak và một chai Whisky”.


:unsure


Sáu Nhái xin được tiếp lời ông Bb thế này:

Chuyện ăn chay kiêng thịt nhà đạo mình có nhiều bi hài kịch lắm, các cụ có công nhận với Sáu Nhái như vậy không nè. Đối với một số người, việc ăn chay kiêng thịt là một nghệ thuật chứ chẳng chơi đâu ạ. Họ coi đó như là một luật lệ bắt buộc để rồi tìm mọi cách "lách luật" thế có chết không cơ chứ. Quý vị thấy đấy, có nhan nhản những người chẳng còn coi cái mục đích chính của việc ăn chay kiêng thịt là gì, mà chỉ nghĩ đến cái hình thức giữ chay thế nào cho phải lẽ đạo: nếu luật cấm ăn thịt thì ta ăn đồ biển vậy (mà đồ biển thì mắc như quỷ sứ mà đôi khi lại còn ngon miệng nữa chứ lị). Miễn là ta giữ đúng luật Giáo hội đã quy đinh là không ăn thịt.

Sáu Nhái biết một số giáo xứ, ngay các vị "cao cấp" trong giáo xứ cứ nhắm đúng ngày ăn chay, kiêng thịt là hẹn nhau làm một mẻ cá lên làm gỏi. Cha con đánh chén một cách say sưa, hồn nhiên như con điên. Lại có những người nấu sẵn nồi phở hay bún bò... chờ đúng khi quả chuông đồng hồ vừa vang lên 0 giờ ngày hôm sau là "quất liền". Vậy, có phải luật ăn chay kiêng thịt của Giáo hội nhắm đến việc hình thức giữ chay cho trọn vẹn hay cái tinh thần chay tịnh là then chốt. Có phải ăn chay là ta phải giữ theo đúng cái "menu" mà Giáo hội muốn ???? hay tất cả là do lòng MẾN của ta mà quyết định. Chúa Giêsu đã từng phải thốt lên: "Dân này nó chỉ thờ kính Ta bằng môi bằng miệng chứ trong lòng thì xa Ta". Các cụ nghĩ sao về vấn đề này ạ ????
Last Edit: 7 years 1 month ago by Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

MỤC : Nói Chuyện Với Đầu Gối. 7 years 1 month ago #62332



Peterfish.jpg

Cá Thánh Phê Rô (Peter fish) bên Do Thái.

Trong tâm tình Mùa Chay năm nay 2017, Bỉnh bút mời các vị cùng nhau tìm hiểu về giá trị của sự kiêng khem để giữ chay (abstinence). Câu hỏi được đặt ra là tại sao Giáo hội Công giáo lại có lệ 'kiêng thịt' vào những ngày như Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh ?

Thoạt đầu thì Bỉnh bút cũng có một vài suy nghĩ như thế này. Vào thời Chúa Giesu, nước Do Thái có biển hồ lớn đó là Biển hồ Galilea, biển hồ này chảy vào con sông Jordan (Gio-đan) là nơi Chúa Giesu chịu Phép rửa. Người Do thái gần vùng sông nước nên chắc là họ ăn cá nhiều, vì vùng này cung cấp một nguồn cá làm thực phẩm đáng kể. Trong Phúc âm có nhắc đến phép lạ 'năm chiếc bánh và hai con cá', Chúa Giesu cũng đã ăn cá và bánh với hai môn đệ trên đường đi Emmaus sau khi Ngài từ cõi chết sống lại. Có thể gọi đây là Thánh Lễ Misa đầu tiên khi Chúa Giesu cầm bánh và cá bẻ ra và trao cho hai môn đệ. Lúc đó mắt họ sáng ra và nhận ra Ngài.

Thế thì phải nói cá là thức ăn thường ngày của người Do Thái. Còn các thứ thịt đươc cho phép ăn trong luật (loài sạch) như trừu, dê và bò thì có lẽ năm thì mười họa mới được ăn. Riêng thịt trừu (lamb) thì chỉ có thể ăn vào ngày Lễ Vượt Qua mà thôi. Như thế thịt được coi như 1 loại thực phẩm hiếm và đắt tiền chỉ được dùng vào những ngày lễ hội, tiệc tùng, đình đám vv... trong khi đó trong bữa cơm thường ngày thì cá là món ăn phổ thông nhất.

Do đó khi nói đến kiêng thịt trong Mùa Chay là mình từ bỏ những thú vui, miếng ngon như thịt chẳng hạn để ăn chay, giữ mình kiêng tính xác thịt. Nhưng đó là theo phong tục cổ xưa của người Do Thái, do bữa ăn thường ngày thiếu thịt và thịt được coi như một loại xa xỉ. Riêng ngày nay thì lại khác, thịt có thường xuyên trong mâm cơm gia đình, ngoại trừ một số nước quá nghèo thì không nói tới, riêng các nước Phương Tây việc ăn thịt là chuyện bình thường và hằng ngày. Trong khi đó thì cá và các loại hải sản như tôm cua,... thì lại rất đắt đỏ. Thế thì tại sao Giáo hội trong hai ngày Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh lại buộc kiêng thịt mà không kiêng cá và các loại hải sản vì đây là những món ăn ngon và xa xỉ theo văn hóa trào lưu bây giờ ?

Vị nào có suy nghĩ nào hay hay về ý nghĩa 'kiêng thịt' hay 'kiêng hải sản' xin chia sẻ cho biết để cùng nhau học hỏi lý do tốt lành này của Giáo hội đặt ra trong Mùa Chay.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 7 years 1 month ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

MỤC : Nói Chuyện Với Đầu Gối. 7 years 1 month ago #62279

Bùi Xuân Dương (Điệp) Toma wrote:
Góp ý với các bạn...cho vui.
Cha cựu chánh xứ nơi mình hiện cư ngụ, ngài không làm lễ tại nhà quàn hay tại tư gia. Ngài chỉ dâng thánh lễ trong thánh đường. Điệp cũng thấy nhiều linh mục làm lễ tại gia cũng như tại nhà quàn. Luật giáo hội mình không rành, nên thiết nghĩ mỗi cha có lý & luật riêng của từng vị linh mục.
....


Hôm nay Bình bút xin đóng góp thêm vài ý về Thánh Lễ Misa với anh hai Xuân Dương.

Cha cựu chánh xứ nơi anh cư ngụ ngài làm đúng theo Giáo Luật và những hướng dẫn Tổng Quát về Thánh Lễ Misa (General Instruction on the Roman Missal). Lý do là nhà quàn và nhà tư nhân không phải là nơi thánh thiêng (sacred place) để cử hành TL Misa, một 'Mầu Nhiệm Thánh' vì trong Thánh Lễ có nghi thức và bí tích Thánh Thể.

Các linh mục dâng lễ tùy tiện, linh tinh lang tang tại nhà tư nhân và nhà quàn, hội trường,vv... là không am hiểu và có lòng kính trọng Bí Tích Thánh Thể (Eucharist). Các linh mục phải theo những hướng dẫn của Giáo Luật và Tổng quát về Thánh Lễ Misa chứ không làm theo ý riêng hay lý lẽ riêng của mỗi vị. Thánh Lễ chỉ được cử hành tại nơi chốn không là thánh thiêng như nhà thờ, nhà nguyện nếu được đặt trong tình huống là 'đặc biệt cần kíp' (particular necessity).

Vài thí dụ như thế này cho dễ hiểu:

1. Linh mục có thể cử hành TL Misa tại trong phòng ngủ của Hotel, Motel, khi Lm đó đang di chuyển đi lại khi công tác hay đi nghỉ và nơi đó không có nhà thờ, hoặc có nhà thờ nhưng đã quá trễ, vào ban đêm chẳng hạn.

2. Số giáo dân tham dự quá đông và nhà thờ nhỏ không chứa nổi phải dời qua Hội trường hay sân tập thể dục của nhà xứ chẳng hạn.

3. Các Linh mục Tuyên úy cử hành TL Misa ngoài trời cho các quân nhân binh sĩ, các buổi cấm trại ngoài trời cho các em Thiếu nhi Thánh Thể khi gần đó không có cơ sở nhà thờ Công giáo.

4. Nếu Lm đến nhà quàn chỉ làm nghi thức (The vigil rite) làm phép xác thì không có vấn đề gì. Nhưng Thánh Lễ An Táng (The Funeral Mass) phải được trang trọng cử hành tại nhà thờ. Nghi thức hạ huyệt (The rite of committal) không được làm tại nhà thờ mà phải là nơi mai táng hay hỏa thiêu.

5. Tại sao Lm không nên và không được làm phép dâng TL Misa tại tư gia ? Như đã nêu ra ở trên đó là nhà tư nhân không phải là nơi thánh thiêng xứng đáng cho vị Lm kia cử hành Bí Tích thánh Thể. Nhiều khi các Lm vì tiện lợi hay vì thân tình mà bước qua làn ranh giới 'đặc biệt cần kíp' này. Nếu trong vùng có nhà thờ thì TL Misa phải được cử hành trong nhà thờ chứ không tùy tiện tại gia.

Trong các trường hợp đặc biệt cần kíp đòi hỏi TL Misa được cử hành ở 1 nơi không phải là nhà thờ nhưng không có ảnh hưởng xấu hay bất xứng thì Lm đó phải có sự đồng ý của TGM sở tại khi cử hành TL Misa tại những nơi đó.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 7 years 1 month ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đào Đình Hoa, Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

MỤC : Nói Chuyện Với Đầu Gối. 7 years 1 month ago #62272




Lý do Bỉnh bút đưa vấn đề này lên để xem các cụ nhà Phao Lô có suy nghĩ gì về vấn đề này.

Thứ nhất ai cũng biết Trung tâm TN PBN là 1 trung tâm thương mại, làm các chương trình nhạc để kinh doanh chứ không nằm trong lãnh vực tôn giáo để quảng bá Thánh Ca hay điều gì khác. Họ làm chương trình ca nhạc để kiếm lợi. Thế thì hà cớ gì GX St Babara lại để cho 1 trung tâm băng nhạc thương mại vào múa gậy vườn hoang như thế kia. ông MC NNN vào đem cả DGH ra làm chuyện cười, rồi cả nhà nhà thờ cười vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra.

Thứ hai - đĩa nhạc DVD này lập lờ đánh lận gọi đây là Thánh Ca, và có phụ đề tiếng Anh là 'Liturgical Hymns' để cho những người không biết thì gật gù đồng ý nhạc Thánh Ca hát trong nhà thờ thì có gì phải quan tâm. Nhưng nhìn lại danh mục hơn 20 bài chỉ có 5 bài Thánh Ca, BTC đã khéo lấy vải thưa che mắt các Thánh nhà mình.


Thứ ba - Chúng ta nhận thấy có DGM Kevin Vann tham dự và thậm chí còn lên đệm đàn piano cho 1 ca sĩ nào đó hát và chúng ta cảm thấy an tâm phần nào vì đã có các đấng vị vọng sở tại chứng giám. Bỉnh bút không dám lạm bàn nhưng thử hỏi DGM Kevin Vann là người Hoa Kỳ, chắc chắn là ngài không hiểu tiếng Việt nhiều, nếu ngài nhìn vào 1 chương trình 'Nhạc Phụng Vụ Thánh Ca' (liturgical hymn) thì ngài ký cái rụp và cho phép BTC tiến hành vì đây là chương trình quảng bá giáo lý và thánh ca cho các cha, các sơ, các giáo dân Việt Nam tham dự và tham gia, còn gì quý hơn ?

Vẫn biết là TGM sở tại là người có thể chuẩn nhận và có những luật trừ hay phép rộng nhưng các ngài đều dựa trên tinh thần và hướng dẫn của Giáo Luật (Canon Laws) mà hành xử, chứ không vị nào đi ra ngoài khuôn phép của Giáo Luật cả. Nhưng trong trường hợp này BTC đã cố tình gây ngộ nhận cho các đấng bản quyền sở tại và dĩ nhiên có sự tiếp tay của các đấng nhà đạo phe mít ta, chả biết gì hay chả học thấu đáo Giáo Luật là gì nên mới xảy ra cớ sự. Chứ nếu biết tỏ tường 5 + 5 = 10 thì đã không có sự việc này xảy ra.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 7 years 1 month ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

MỤC : Nói Chuyện Với Đầu Gối. 7 years 1 month ago #62271

:unsure

Thưa ông Bỉnh bút, Cái sự việc mà Trung Tâm Thúy Nga tổ chức buổi văn nghệ tại nhà thờ đã xảy ra cũng mấy năm rồi đấy, nhưng cho đến nay mọi người và nhất là các Đấng có thẩm quyền hầu như chẳng ai lên tiếng thì phải. Có lẽ trong đó có sự đồng ý của Đấng bản quyền sở tại nên mọi chuyện đều suông sẻ. Chứ như không có phép tắc chuẩn thuận thì Sáu Nhái nghĩ rằng, chắc chắn đã có sự lên tiếng của các đấng bậc liên hệ rồi ạ. Xét về lý lẽ thì Nhà thờ là nợi Thánh, cần sự tôn nghiêm và kính trọng theo như là ông Bb dẫn chứng. Điều này quả là rất đúng đắn và nghiêm chỉnh phải không ạ. Nhưng, cái nhưng đây mới là cái đáng bàn nè thưa ông Bb. Nhưng trên thực tế thì cũng có những luật trừ, mà luật trừ là những sự chuẩn chước. "Sự gì các con cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc. Sự gì các con cởi mở dưới đất thì trên trời cũng cởi mở" đó là cái "giấy phép" mà Chúa Giê-su đã cấp cho các Môn đệ của Ngài trước khi về trời. Vậy thì Các Đấng thay quyền các vị tông đồ họ có quyền xử dụng cái giấy phép đó không ạ, thưa ông Bb? Nếu không, thì ta sẽ bàn sang chuyện khác, bằng có thì đây là sự cho phép của Chúa Giê-su đấy ạ. Tuy đó là điều có lẽ Chúa không được vui cho lắm. Hihihi!!! Vài hàng gủi đến ông.... Nãy giờ ông làm tui suy nghĩ và đánh máy mỏi tay chết mồ nè...hahhaha!!! Thương ông nhiều lắm ông Bb ạ.
The administrator has disabled public write access.

MỤC : Nói Chuyện Với Đầu Gối. 7 years 1 month ago #62267




XXXCCLThuyNga3.JPG



Bỉnh bút xin được cám ơn những ý kiến đóng góp của hai anh, anh hai Hùng 33 và anh hai Điệp lớp Tô Ma.

Trong phần mở đầu của DVD Cao Cung Lên có vài hàng định nghĩa về Thánh Ca hơi thoáng, không nêu rõ được mục đích chính yếu của Thánh Ca dùng để làm gì ?

Theo định nghĩa vắn vỏi trong cuốn DVD thì Thánh Ca là lời ca âm điệu có sức lay động để khiến lòng người mở ra để gặp gỡ Thiên Chúa, Chính mình và Tha nhân... đây chỉ là ý thứ hai. ý thứ nhất Thánh Ca phải là lời ca tiếng hát để tôn vinh và làm sáng danh Thiên Chúa. Thánh Ca trong Phụng vụ giúp cho giáo dân nâng tâm trí và tâm hồn lên qua lời ca tiếng hát để quy hướng và dễ cầu nguyện với Thiên Chúa trong các nghi thức Phụng Vụ Lời Chúa, Phụng Vụ Thánh Thể và các nghi thức Bí tích khác của Giáo hội Công giáo. Thánh Ca phải được sự đồng ý và chuẩn nhận (Imprimatur) của ủy Ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội đồng Giám Mục của quốc gia đó thì mới được dùng trong các nghi thức Phụng vụ và trong nhà thờ.

Trong danh mục hơn 20 bài trong cuốn DVD này chỉ có khoảng 5 bài (20%) là Thánh Ca, còn lại 80% là nhạc đời, loại nhạc biểu diễn thương mại mặc dù mang chủ đề về Giáng Sinh. Những bản Thánh Ca đó là:

1. Trời Cao
2. Cao Cung Lên
3. đêm Thánh Vô Cùng
4. Mùa đông Năm ấy (?)
5. Hang Bê lem.





Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 7 years 1 month ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đào Đình Hoa, Hùng 33, Bác Phan T. Thái

MỤC : Nói Chuyện Với Đầu Gối. 7 years 1 month ago #62266

Bởi thế cho nên Thầy Zăng Tư Ếch chỉ học tới Thầy Năm Rưỡi thôi.Không học Thầy Sáu vì e rằng lên bục giảng,giáo dân mừng tưởng thầy rao lô tô.Dzui quá Dzui!

CCI11072013_0003_2017-03-09.jpg

The administrator has disabled public write access.

MỤC : Nói Chuyện Với Đầu Gối. 7 years 1 month ago #62263

Góp ý với các bạn...cho vui.
Cha cựu chánh xứ nơi mình hiện cư ngụ, ngài không làm lễ tại nhà quàn hay tại tư gia. Ngài chỉ dâng thánh lễ trong thánh đường. Điệp cũng thấy nhiều linh mục làm lễ tại gia cũng như tại nhà quàn. Luật giáo hội mình không rành, nên thiết nghĩ mỗi cha có lý & luật riêng của từng vị linh mục.
Thánh ca được trình diễn tại một thánh đường bên Cali, như Hùng 33 nhắc đến, mình thiết nghĩ "Thánh Ca" được sáng tác và trình diễn với mục đích tốt đẹp là tôn vinh Thiên Chúa. Vì thế, nếu việc Thúy Nga, qua sự phê chuẩn và chấp thuận của giáo quyền bản xứ, thì việc làm này thật tốt đẹp, nhưng những tiết mục, nhạc phẩm, và những lời đối thoại hoặc giới thiệu phải nằm trong mục đích nêu trên "TÔN VINH THIÊN CHÚA".
Một ngày, cộng thêm ngày mai thật tốt lành đến với tất cả anh em, với Ngài và trong Ngài.
The administrator has disabled public write access.

MỤC : Nói Chuyện Với Đầu Gối. 7 years 1 month ago #62257


  • Posts:173 Thank you received: 403
  • Hùng 33's Avatar
  • Hùng 33
  • Gold Boarder
  • OFFLINE
:thankyou

Giống Bb, nhiều người cũng không hài lòng việc văn nghệ dù là thánh ca được tổ chức tại địa điểm như thế.

Nhưng,

biết sao được. Các phẩm trật vị vọng ngồi hàng trên vỗ tay tán thưởng vậy rồi.

Chúng ta chưa tìm ra câu trả lời cho trường hợp này.


:unsure
The administrator has disabled public write access.

MỤC : Nói Chuyện Với Đầu Gối. 7 years 1 month ago #62253



Hôm nay Bỉnh bút lại tiếp tục với chủ đề về Nhà Thờ hay Nhà Chúa (House of God). Xin được trích ra Giáo Luật 1220 và 1221 theo phiên bản tiếng Anh như sau để các vị tham khảo.


XXXCanonLaw1220.JPG



Tạm dịch là - Những kẻ có trách nhiệm gìn giữ và săn sóc nhà thờ được sạch sẽ và đẹp đẽ để xứng đáng là 'Nhà Chúa' và những sự gì không chính đáng phù hợp với nơi thánh thiêng phải được loại trừ.



XXXCCLThuyNga1.JPG


Khi xem cảnh tượng trên trong 1 cuốn DVD do Trung Tâm Thúy Nga sản xuất cách đây hơn 3 năm.

Part of the message is hidden for the guests. Please log in or register to see it.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 7 years 1 month ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đào Đình Hoa, Đinh Cao Thắng, Hùng 33, Đinh Cường [ Tôma ]


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012