Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: Cúng Xe

Cúng Xe 5 years 5 months ago #63443


  • Posts:764 Thank you received: 1378
  • Trọn đời con một lời hát khen ca ngợi Hồng Ân Thiên Chúa
  • Hùng 31's Avatar
  • Hùng 31
  • Administrator
  • OFFLINE
Anh em nhắc đến chuyện xe làm nhớ lại cùng chủ đề bài viết của Út Lý về chiếc xe hơi đầu tiên trong cuộc đời.

Hầu hết chúng ta không được làm chủ một chiếc xế hộp cho tới khi ra nước ngoài. Chiếc xe đầu đời khi mới gian khổ bắt đầu cuộc sống tự lập chỉ là một cũ kỹ, cà rịch cà tàng. Khi vui nó chạy, khi mệt nó ì ra đó. Nó hầu mình mười thì nó hờn đôi ba lần. Mỗi lần nó hờn thì chỉ có nước là lạy ông ông làm phước ...

Do đó chúng ta thông cảm được việc cúng xe như thế.

Chúng ta đọc lại bài viết của chú Út Phan Khắc Lý :

1978-Ford-Pinto-Runabout.jpg

Khi mới chân ướt chân ráo định cư ở nước ngoài, ai cũng phải kiếm cái xe cũ mèm vừa túi tiền để có phương tiện đi lại. Chiếc xe đầu tiên của mỗi người ở hải ngoại như một kỷ vật khó quên. Nó cứ như..."mối tình đầu thuở học trò"... đơn sơ, ngắn ngủi nhưng để lại tiếc nuối mãi trong hồn. Các bác hải ngoại dù định cư ở Âu Châu, Canada, Úc, hay Mỹ quốc chắc chắn ai cũng chất chứa những kỷ niệm với cái xe hơi đầu tiên của mình.

Riêng em, ngày mới đến Cali, được ông chú giới thiệu vào làm "janitor" cho một trường tư thục nhỏ của đạo Lutheran. Những ngày đầu không có xe, chiều chiều em đạp xe đến nhà thờ Lutheran lui cui dọn dẹp từng căn phòng học, phòng vệ sinh, và cái phòng ăn thật to cho cả trường. Nhìn hai thùng rác lớn ở trong "lunch room", còn đầy đồ ăn dang dở mà đám con nít Mỹ vất đi sao mà thấy tiếc ghê! Thấy những túi "nut", "chip", hay những trái cam, táo còn nguyên, mà mấy ông con nít liệng nguyên xi vào thùng rác mà thương cho bản thân mình, bụng đang đói meo và bao người còn lại ở quê nhà.

Làm ở đó được vài tuần, có ông Mỹ trắng cao niên, làm thiện nguyện ở nhà thờ, thấy em đạp xe vất vả liền ngỏ ý tặng cho chiếc xe cũ của ông không cần dùng tới, đó là cái xe Ford Pinto. Tên xe nghe hấp dẫn như tên của một loại đậu đỏ được dân Mễ ưa chuộng. Bây giờ "google" mới thấy đó là một chiếc xe xấu nhất trần đời, được đứng đầu danh sách "World's 15 ugliest cars".

Thôi thì "cũ người mới ta", có cái xe để đi học đi làm là điều mừng nhất rồi. Chắc các bác cũng không thể nào quên được cảm giác đầu tiên một mình được lái xe trên xa lộ, tâm hồn lâng lâng hạnh phúc chắc không thua gì cảm xúc lần đầu hẹn hò dẫn người yêu đi dạo phố. Được hát câu: "xe đạp ơi! đã xa rồi còn đâu". Từ nay chấm dứt cảnh cong mông đạp xe, và giật bắn mình khi những xe hơi chạy sát bên và vượt qua xe đạp của mình thì còn gì sung sướng hơn.

Chiếc xe của tác giả bài viết lúc nào cũng khát nước, còn xe cũ của em không những đòi uống nước mà còn lúc nào cũng phải châm nhớt. Cứ vài hôm lại phải kiếm chỗ đất bằng lấy cái que thử nhớt ra xem sao. Thêm một điều mặc cảm là không thể lái chiếc xe cũ này đi tán gái được. Vì nếu đến nhà cô nào đậu trước cửa, sau khi ra về chắc chắn thế nào cũng tặng cho nhà cô ấy trước "garage" một vũng nhớt đen thui làm kỷ niệm.

Hầu hết các bác ở hải ngoại lâu năm tính đến nay đã đổi xe của mình lần thứ mấy rồi?!! Cá biệt như bác Vũ Đức Sáng là dân mê xe ham tốc độ có lẽ phải làm chủ vài cái BMW rồi. Nhưng giờ này chắc dù chúng ta lái chiếc xe Lexus hay Mercedes mới tinh có lẽ cũng không vui hay hạnh phúc hơn khi ngồi sau tay lái của chiếc xe đầu tiên thuở hàn vi.

Có một câu chuyện trong Cổ học tinh hoa làm em nhớ mãi. Tựa đề câu chuyện là "Không quên cái cũ". Chuyện kể đức Khổng Tử ra chơi ngoài đồng, thấy người đàn bà đứng khóc bên bờ đầm nước. Ngài bảo học trò hỏi vì cớ gì mà khóc. Người đàn bà nói: "Độ trước tôi cắt cỏ thi, tôi đánh mất cái trâm cài đầu bằng cỏ thi, nên tôi khóc."
Đức Khổng Tử lấy làm lạ liền hỏi: "Đi cắt cỏ thi, mà mất cái trâm bằng cỏ, thì có gì phải khóc?". Người đàn bà trả lời: "Không phải vì tôi đánh mất cái trâm cỏ thi mà tôi khóc; sở dĩ tôi khóc, là tôi thương tiếc một vật cũ, dùng đã lâu, mà đến nay không thấy được nữa."

Những gì quanh mình từ đồ vật đến căn nhà, sau một thời gian dài chúng ta sử dụng, hình như tất cả đều chứa đựng một phần tâm hồn của mình trong đó. Chiếc xe cũ đầu tiên, như người bạn thân thiết đầu đời, đã chứng kiến bao vui buồn, gian khó của "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy". Dù phải chia tay mãi mãi với chiếc xe kỷ niệm, nhưng lòng mình không khỏi khắc khoải lưu luyến khi nhớ về.

Nói chuyện lan man một chút... Cái trâm cỏ thi, chiếc xe cũ... chỉ là những vật vô tri giác mà còn làm chúng ta tiếc nuối khi mất đi thì phương chi con người. Càng lớn tuổi, quỹ thời gian càng cạn kiệt, chúng ta thật đau buồn khi chứng kiến sự ra đi của những người thân yêu và bạn bè.

Những ngày sống trong TCV Phao Lô XL là một phần đời trong đời sống của mỗi người. Anh em chúng ta người sống trong ấy ngắn ngủi nhất là 8 tháng, người dài nhất là 7 năm. Kỷ niệm của "những ngày xưa thân ái" ấy, chắc chắn đáng nhớ hơn cái trâm cỏ bao lần. Thôi thì chúng ta cố gắng trân trọng tình huynh đệ thương mến ấy như một hành trang quý giá cho quãng đời còn lại này.



www.tcvphaolo.net/index.php?option=com_kunena&view=topic&catid=40&id=50426&Itemid=109#62785
Last Edit: 5 years 5 months ago by Hùng 31.
The administrator has disabled public write access.

Cúng Xe 5 years 5 months ago #63442


Cúng xe cũng chỉ chuyện thường thôi

Như phép nhà thờ mong chảy trôi

Có khác lời kinh đầy kỹ thuật

Đọc xong độc giả hẳn phì cười
The administrator has disabled public write access.

Cúng Xe 5 years 6 months ago #63440

.

Cúng Xe




cung.jpg

"Con lạy Vô lăng, Hộp số...

Con lạy 4 Bánh, Khung gầm...

Con lạy Đèn trần, Chân ga,

lạy qua Đèn pha, Lọc gió,

Ắc quy có đó, 4 Giò má phanh

Con lạy cụ Bugi, lạy bác Cầu chì,

lạy Lốp 4 bên, Ly hợp có tên.

Con lạy Kính chắn gió, lạy cụ Cua-roa,

các cụ gần xa,về nghe con lạy ạ....

Hôm nay là ngày...tháng...năm....tại...Việt Nam Quốc...Tỉnh

Thí chủ có tên...

Mới tậu được quả xe, em tên là 4 bánh...

Nay có lòng thành,kính xin các cụ

Phù hộ độ trì,thương tên cầm lái

Chở hàng chở gái,muôn dặm bình an

Tới lúc nhỡ nhàng,bán xe được giá

Lòng ko mong quá,chỉ cầu vậy thôi

Các cụ nơi nơi bơi về thụ lộc

A di đà phật! Khâm thử! Bình thân!

Last Edit: 5 years 6 months ago by Đinh Cao Thắng.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012