Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: HỒI KÝ ĐGH GIOAN PHAOLÔ II - Phần I

HỒI KÝ ĐGH GIOAN PHAOLÔ II - Phần I 12 years 2 months ago #2411


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
HỒI KÝ ĐGH GIOAN PHAOLÔ II - Phần I
HỒNG ÂN VÀ HUYỀN NHIỆM
pope3_11_2011_9_43_50_2012-03-08.jpg


VÀO ĐỀ


Tôi còn nhớ rất rõ về buổi họp mặt thật tươi vui tại Vatican vào mùa thu năm vừa qua (27-10-95), nhờ sáng kiến của Bộ Giáo sĩ, mừng kỷ niệm năm thứ ba mươi sau ngày phổ biến Sắc Lệnh về Phẩm Trật Linh mục (Presbyterium Ordinis) của Công đồng Vatican II. Trong bầu không khí tưng bừng của buổi gặp mặt thân thương đó, một số linh mục đã chia sẻ về ơn gọi của mình, và tôi cũng làm chứng nhân về ơn gọi làm linh mục của tôi. Một dịp để các linh mục nâng đỡ nhau như thế này trước sự hiện diện của Dân Chúa, thật là một điều tốt đẹp và đáng quý vô cùng. Những lời chia sẻ của tôi trong dịp đó đã được đón nhận thật nồng hậu. Và kết quả, nhiều người thúc dục tôi phát biểu nhiều hơn về ơn gọi của tôi trong năm nay mừng Kim Khánh Linh mục.

Tôi phải thú nhận, lúc đầu tôi đón nhận ý kiến đó với sự dè dặt thường lệ. Nhưng sau đó, tôi cảm thấy bổn phận của tôi là phải nhận lời mời như một phần vụ liên quan đến mục vụ của Giáo hoàng. Nhờ ông Gioan Franco Svidercoschi đưa một số câu hỏi gợi ý như một dàn bài, tôi thả hồn cho từng đợt sóng ký ức tràn ngập tự do, với không một ý định sắp xếp thành một thứ tài liệu lớp lang.

Điều tôi kể ra ở đây thuộc về thâm tâm sâu thẳm nhất của tôi, về kinh nghiệm thầm kín nhất nơi tôi, vượt lên trên và ra ngoài mọi biến cố ngoại cảnh. Tôi ghi nhớ lại tất cả những sự việc này, trước hết và trên hết, để cảm tạ Thiên Chúa. "Con ca ngợi lòng xót thương của Chúa đến muôn đời!" (Misericordias Domini in aeternum cantabo!) Cha trao tặng tập hồi ký này tới các linh mục và tới tất cả Dân Chúa như một chứng tá của yêu thương.

I

LÚC KHỞI ĐẦU... MỘT HUYỀN NHIỆM!

Câu chuyện về ơn gọi linh mục của tôi sao? Chúa biết rõ nhất. Trong tiềm thức sâu thẳm nhất, mỗi ơn gọi linh mục là một huyền nhiệm thật cao trọng, là một hồng ân vượt lên trên con người một cách vô biên. Mỗi linh mục cảm nghiệm điều này thật rõ ràng qua suốt dòng đời của mình. Đối diện với hồng ân cao cả này, chúng ta cảm thấy mình thật bất xứng.

Ơn gọi là một lựa chọn huyền diệu của Chúa: "Không phải các con chọn Ta, nhưng Ta đã chọn các con và chỉ định các con phải lên đường sinh hoa trái và hoa trái của các con tồn tại" (Ga 15:16). "Và không ai được tự hãnh huống về vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa kêu gọi, như Aaron thuở xưa" (Dt 5:4). "Trước khi tạo thành con trong cung lòng, Cha đã biết con và trước khi con chào đời, Cha đã cung hiến con; Cha đã chỉ định con làm ngôn sứ cho các dân tộc" (Jr 1:5). Những lời linh ứng này không thể không lay động thật thâm sâu trái tim của mỗi linh mục.

Do đó, trong một số cơ hội - thí dụ Lễ Kim Khánh Linh Mục - chúng ta nói về thiên chức linh mục và làm chứng từ những gì mình chia sẻ với tất cả khiêm tốn, vì biết rằng Thiên Chúa "đã gọi chúng ta với lời mời gọi thánh thiện, không phải vì công đức của chúng ta, nhưng do kế hoạch của Ngài và ân huệ đã ban cho chúng ta" (2Tim 1:9). Cùng một lúc chúng ta nhận ra rằng ngôn từ loài người không đủ để diễn tả vẻ cao cả về huyền nhiệm thiên chức linh mục. Với tôi, những lời mở đầu vừa rồi thật cần thiết để minh định những gì tôi nói về con đường dẫn đưa tôi tới thiên chức linh mục, có thể được hiểu biết một cách chính xác.

NHỮNG DẤU HIỆU KHỞI ĐẦU ƠN GỌI

Tổng Giám mục Giáo khu Cracow, Đức Giáo Chủ Adam Stefan Sapieha đến thăm giáo xứ Wadowice khi tôi mới là học sinh trung học. Linh mục dậy giáo lý, Cha Edward Zacher đã chọn tôi đọc diễn từ chúc mừng. Đó là lần đầu tiên tôi có cơ hội hiện diện trước mặt một nhân vật được mọi người kính trọng. Cha biết sau bài diễn từ, Đức Tổng Giám mục hỏi Cha Zacher xem sau này cậu học sinh ấy sẽ học gì ở đại học sau khi tốt nghiệp trung học. Cha Zacher trả lời: "Cậu ấy sẽ học ngôn ngữ và văn chương Ba Lan." Đức Tổng Giám mục hình như nói thêm: "Thật đáng tiếc, đó không phải là môn thần học."

Trong thời kỳ đó, ơn gọi làm linh mục của tôi chưa chín mùi, dầu cho nhiều người chung quanh nghĩ tôi nên vào chủng viện. Có lẽ một số người trong họ suy nghĩ, nếu một người trẻ với đầy khuynh hướng tôn giáo rõ ràng như thế mà không vào chủng viện, chắc hẳn đó là dấu hiệu cậu theo đuổi những tình yêu hoặc những sở thích nào khác. Thật vậy, tôi quen biết nhiều bạn gái cùng trường và khi tôi tham gia vào câu lạc bộ kịch nghệ, tôi đã có nhiều cơ hội kết thân với những người trẻ khác. Nhưng đó không phải là vấn đề nói ở đây. Vào thời gian đó, tôi hoàn toàn say mê văn chương, nhất là ngành bi kịch và kịch nghệ. Tôi đã được giới thiệu vào kịch trường nhờ Mieczyslaw Kotlarczyk, một giáo sư dậy tiếng Balan lớn hơn tôi mấy tuổi. Ông thực là một người tiên phong trong bộ môn kịch nghệ tài tử và đã nuôi nhiều tham vọng dàn dựng một ban kịch giá trị.

THEO HỌC TẠI ĐẠI HỌC JAGELLON

Tháng năm 1938 tôi thi đậu trung học và tôi ghi danh vào Đại học chọn ngôn ngữ và văn chương Ba Lan. Vì lý do này, hai cha con tôi từ Wadowice dời về Cracow và sống tại ngôi nhà số 10 đường Tyniecka, trong quận Debniki. Ngôi nhà này của những người bà con bên ngoại. Tôi bắt đầu theo học tại Phân khoa Triết học tại Đại học Jagellon, lấy một số lớn về ngôn ngữ và môn văn chương Ba Lan. Và tôi chỉ học xong một năm đầu, rồi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ vào ngày mồng một tháng chín năm 1939.

Về các môn học, tôi muốn nêu lên điểm này là việc lựa chọn theo học ngôn ngữ và văn chương Ba Lan đã được khẳng định nhờ thiên khiếu rõ ràng về văn chương. Ngay từ lúc bắt đầu học năm thứ nhất, tôi đã bị lôi cuốn theo học môn ngôn ngữ. Tôi đã học văn phạm diễn giải tiếng Ba Lan tân thời cũng như lịch sử những biến hóa của ngôn ngữ này, với sự chú tâm đặc biệt vào các tiếng gốc của cổ ngữ Slavic. Nhờ đó, những chân trời hoàn toàn mới mẻ trải rộng trước mặt tôi dẫn đưa tôi vào thế giới huyền diệu của chính ngôn ngữ.

Lời nói, trước khi được diễn tả trên sân khấu, đã thực sự hiện diện trong lịch sử nhân linh như một kích thước nền tảng của kinh nghiệm tâm linh nơi con người. Cuối cùng, bức màn kỳ diệu của ngôn ngữ đưa chúng ta trở về với huyền diệu vô lường của chính Thiên Chúa. Nhờ thẩm định được năng lực kỳ diệu của lời nói trong các môn văn chương và ngôn ngữ, tôi càng tiến gần tới sự huyền diệu của Ngôi Lời - Lời mà hàng ngày chúng ta đọc trong kinh Truyền Tin Angelus: "Và Ngôi Lời đã trở nên xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta" (Gio 1:14). Sau này tôi nhận ra môn ngôn ngữ học và văn chương Ba Lan đã chuẩn bị đất dụng võ cho tôi đi vào một sở thích khác và môn học khác: tôi đã được chuẩn bị làm quen với triết học và thần học.

ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN BÙNG NỔ

Chúng ta trở lại với ngày mồng 1 tháng 9 năm 1939. Thế chiến bùng nổ đã thay đổi tận gốc dòng đời của tôi. Đúng vậy, các giáo sư Đại học Jagellon đã cố công mở lại niên học mới theo thường lệ, nhưng công việc giảng dậy chỉ kéo dài tới ngày mồng 6 tháng 11 năm 1939. Vào ngày đó, chính quyền Đức Quốc Xã đã tập trung tất cả các giáo sư trong phòng họp và kết thúc bằng việc đầy ải các học giả nổi tiếng vào trại tập trung Sachsenhausen. Giai đoạn tôi dốc toàn lực theo đuổi ngôn ngữ học và văn chương Ba Lan đã đi vào hồi kết thúc và thời điểm Đức Quốc Xã chiếm đóng mở màn. Trong thời gian này, trước tiên tôi cố công đọc và viết thật nhiều. Những tác phẩm văn chương của tôi đã khởi sự vào thời kỳ đó.

Để tránh khỏi bị cưỡng bách đi lao động tại nước Đức, tôi bắt đầu làm việc như một nhân công vào mùa thu năm 1940 tại hầm đá trực thuộc xưởng hoá chất ở Solvay. Đó là vùng Zakrzowek, cách xa nhà tôi tại Deniki nửa giờ đồng hồ và hàng ngày tôi phải đi bộ tới đó. Sau này tôi đã viết một số bài thơ về hầm đá này. Sau nhiều năm có dịp đọc lại, tôi vẫn còn nhận thấy những vần thơ ấy diễn tả thật sống động những kinh nghiệm rất kỳ diệu:
"Hãy lắng nghe tiếng búa đập đều đều
Khuơ vang động thật nhịp nhàng
Ta hướng tới những người dân của ta
Phải chịu đựng sức mạnh của từng cú đập.
Nào hãy lắng nghe những dòng điện
Đang cắt ngang qua dòng sông ngổn ngang đá tảng.
Và một tư tưởng lớn lên trong ta mỗi ngày:
Lao động thật cao cả tiềm tàng trong mỗi con người.
(Hầm Đá, I, Vật liệu, 1).
Tôi cũng đã hiện diện trong những lúc mìn nổ, những tảng đá tung lên cao và rớt xuống trúng một nhân công và giết chết anh. Kinh nghiệm ấy đã in dấu sâu đậm trong tâm khảm tôi:Đồng bạn đã khiêng xác anh và bước đi trong thầm lặng.

Người công nhân ấy còn lảng vảng chung quanh một ý nghĩa của số phận bất công...
(Hầm đá, IV, tưởng niệm một thân hữu nhân công, 2-3)

Quản lý của hầm đá là những người Ba Lan, họ tìm cách miễn cho bọn sinh viên như tôi khỏi những lao động cực nhọc. Trường hợp của tôi, họ cho tôi làm phụ tá cho nhân viên nổ mìn đá: tên ông là Fraciszek Labus. Tôi còn nhớ ông vì có lần ông nói với tôi: "Karol ơi, anh nên làm linh mục. Anh có giọng nói thật tốt và anh sẽ hát hay, rồi anh sẽ sống đích đáng..." Ông nói điều đó với tất cả đơn sơ tâm thành, diễn tả một cái nhìn chung trong xã hội mong muốn các linh mục phải sống như thế nào. Những lời nói của người nhân công lớn tuổi này đã ghi sâu vào tâm khảm tôi nhiều lắm.

BAN KỊCH THƠ

Trong thời gian đó tôi vẫn giữ liên lạc với ban kịch thơ do Mieczyslaw Kotlarczyk đã thành lập và tiếp tục điều khiển trong bí mật. Ban đầu khi dấn thân vào kịch trường tôi được Kotlarczyk và vợ ông là Sofia giúp đỡ qua việc họ ở trọ trong nhà tôi. Họ đã tìm cách di động từ Wadowice tới Cracow nằm trong lãnh thổ của viên Tướng Cầm quyền. Chúng tôi cùng chung sống trong một nhà. Tôi làm việc như một nhân công. Lúc đầu ông lái xe điện và sau đó làm nhân viên văn phòng. Cùng ở chung một nhà, không những chúng tôi tiếp tục đàm đạo với nhau về kịch nghệ, nhưng cũng tìm cách diễn xuất thực sự một đồi lần. Đúng đây là hình thức một ban kịch thơ. Thật giản dị vô cùng. Phong cảnh và trang hoàng giảm thiểu tối đa, tất cả cố công của chúng tôi tập trung chính yếu vào diễn tả các lời thơ.

Chúng tôi trình diễn trước một nhóm nhỏ những người quen biết và trước những khách mời có sở thích đặc biệt về văn học, được coi như những "người nhập cuộc." Điều chính yếu là phải giữ bí mật những trình diễn kịch nghệ này; nếu không, chúng tôi sẽ bị các lực lượng chiếm đóng trừng trị đích đáng, có khi bị đưa vào các trại tập trung. Tôi phải nhìn nhận rằng toàn bộ những kinh nghiệm kịch trường này đã để lại ấn tượng thâm sâu nơi tôi, cho dầu vào một lúc nào đó tôi đã nhận ra đó không phải là ơn gọi thực sự của mình.

Tác giả: ĐGH Gioan Phaolô II (Tủ Sách Dũng lạc)
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 12 years 2 months ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012