Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: CHÚA HÃY GHÉP THÀNH KINH CHO CON

CHÚA HÃY GHÉP THÀNH KINH CHO CON 11 years 2 months ago #45855


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
.
CHÚA HÃY GHÉP THÀNH KINH CHO CON
FARMER.jpg


1. A, B, C... Chúa hãy ghép thành kinh

Chiều đã muộn, một nông dân nghèo từ chợ về nhà không tìm thấy cuốn sách đọc kinh của ông. Chiếc xe bò lại hỏng ngay giữa rừng gây phiền hà cho ông vì chắc một điều là hôm nay ông sẽ bỏ đọc kinh. Ông rất buồn vì không có sách để đọc kinh chiều trước khi trời tối. Vì thế ông thưa với chúa, “Lạy Chúa, con thật dại dột, sáng nay con ra khỏi nhà mà không mang theo sách, trí nhớ của con lại kém cỏi đến nỗi không đọc được kinh nào nếu không có sách. Vậy con sẽ làm thế này: con sẽ đọc chậm rãi bản mẫu tự A, B, C... năm lần và Chúa, Chúa thuộc mọi kinh, có thể ghép các chữ lại với nhau thành những kinh nguyện mà con không thuộc”. Nghe thế, Chúa mới bảo các thiên thần, “Trong tất cả các lời nguyện mà Ta nghe hôm nay, chắc chắn đây là lời nguyện hay nhất, vì nó thổ lộ từ một con tim đơn sơ và chân thành”.

2. Nghề của tôi, nghề của Chúa

Người công giáo có thói quen xưng tội với một linh mục và lãnh ơn xá giải như là dấu chứng sự tha thứ của Chúa. Nhưng vì quá thường xuyên nên có nguy cơ hối nhân sử dụng việc xưng tội như một bảo đảm, một chứng thư giúp họ thoát khỏi sự trừng phạt. Vì thế, họ cậy vào việc xá tội của linh mục hơn là lòng thương xót của Chúa. Đây là điều mà Perugini, một họa sĩ người Italia thời Trung Cổ, bị cám dỗ khi hấp hối. Ông quyết định không xưng tội, vì cho rằng, nếu chỉ vì sợ mà xin xưng tội để được thoát chết là phạm thượng và nhục mạ Thiên Chúa. Vợ ông chẳng biết gì về tâm trạng của ông nên dạm hỏi, liệu ông có sợ chết mà không xưng tội. Ông trả lời, “Bà ơi, bà hãy hiểu điều này: Nghề của tôi là vẽ, và ai cũng biết tôi là một họa sĩ. Nghề của Chúa là tha thứ, và nếu Ngài cũng rành rõi nghề của Ngài như tôi, thì tôi thấy chẳng còn lý do gì để sợ nữa”.

3. Yêu mến thần Hari

Hiền triết Ấn Độ Narada rất sùng kính thần Hari. Sùng kính đến độ ngày kia ông nghĩ, trên cõi đời này, chẳng có ai yêu mến thần hơn ông. Biết được lòng ông, thần Hari bảo, “Narada, hãy vào thành kia bên bờ sông Ganges, tìm ở đó một người cũng sùng mộ Ta. Ở với người ấy sẽ có lợi cho ngươi. Narada đến và gặp một nông dân. Mỗi sáng anh thức dậy sớm, xướng tên thần Hari chỉ một lần rồi vác cày ra đồng làm việc cả ngày. Chỉ mãi đến chiều tối trước khi anh buồn ngủ, anh mới gọi tên thần một lần nữa. Narada nghĩ, “Làm sao anh chàng quê mùa này lại sùng bái thần Hari cho được? Suốt ngày hắn ta chỉ dìm mình vào công việc”. Bấy giờ thần Hari mới bảo Narada, “Hãy đổ đầy một tô sữa tới miệng, rồi bưng đi quanh thành phố và trở về mà không được làm rơi một giọt nào”. Narada làm như thần dạy. Sau đó thần hỏi, “Ngươi nghĩ đến ta được mấy lần khi ngươi đi vòng quanh thành phố?”. “Không lần nào cả”. Narada trả lời. “Làm sao tôi có thể nghĩ đến ngài khi ngài yêu cầu tôi xem chừng tô sữa?”. Bấy giờ, thần bảo, “Tô sữa đã thu hút sự chú ý của ngươi đến độ ngươi quên mất Ta. Vậy hãy coi người nông dân kia, dẫu gánh nặng gia đình, Ta vẫn được anh nhớ đến mỗi ngày hai lần!”.

4. Chúa tốt lành

Vị linh mục của ngôi làng kia là một ông thánh, mỗi lần có ai gặp chuyện khó khăn, họ đều tìm đến với ông. Thế là ông lui vào một nơi riêng biệt trong rừng và dâng một lời kinh đặc biệt. Chúa luôn luôn lắng nghe lời ông cầu xin và dân làng được cứu giúp. Sau khi linh mục ấy qua đời, mỗi khi có vấn đề dân chúng lại kéo đến với vị kế nhiệm ông vốn không phải là một ông thánh nhưng lại biết bí mật nơi chốn linh thiêng trong rừng và cả lời kinh đặc biệt. Vậy ông câu nguyện thế này, “Lạy Chúa, Chúa biết con không thánh thiện nhưng hẳn Chúa sẽ không đóng lòng trước lời cầu xin của dân chúng. Vậy xin hãy nhận lời con và đến cứu giúp”. Chúa lại nhận lời và dân làng được cứu giúp. Khi linh mục này qua đời, mỗi khi gặp khó khăn dân làng lại kéo đến với người kế nhiệm vốn biết lời cầu xin đặc biệt nhưng không biết chốn linh thiêng kia. Nên ông nói, “Lạy Chúa, Chúa bận tâm đến nơi chốn để làm gì? Không phải mọi nơi đều thánh khi có Chúa hiện diện? Vì thế, xin lắng nghe lời con và mau đến cứu giúp”. Chúa lại nhận lời và dân làng được cứu. Giờ đây thì ông cũng chết, khi dân chúng gặp chuyện rắc rối, họ lại tìm đến người kế nhiệm ông vốn không biết cả cái chốn linh thiêng kia lẫn lời kinh đặc biệt. Vì thế, ông nói, “Lạy Chúa, Chúa không câu nệ hình thức nhưng lại quan tâm đến tiếng kêu của kẻ cùng khốn. Xin Chúa lắng nghe và mau đến cứu giúp”. Một lần nữa, Chúa lại ra tay. Sau khi vị này qua đời, người ta lại chạy đến với người kế nhiệm ông mỗi khi có vấn đề. Nhưng vị này lại chuyên về tiền bạc hơn là cầu nguyện. Ông nói với Chúa, “Không biết Ngài thuộc loại Chúa nào đang khi Ngài hoàn toàn có khả năng giải quyết mọi khó khăn do chính Ngài gây nên. Chúa lại từ chối nhấc một ngón tay cho đến khi người ta kêu gào van vái? Vâng Ngài có thể đối xử với họ như Ngài thích”. Rồi ông trở lại với chuyện tiền bạc của mình và Chúa lại nhậm lời ông và ra tay cứu giúp.

5. Cầu nguyện và thời tiết

Một bà lão say mê công việc làm vườn đã tuyên bố, bà chẳng tin một chút nào về những dự báo và một ngày kia các nhà khoa học sẽ tìm được cách thức điều khiển thời tiết. Theo bà, tất cả những gì cần thiết để chế ngự thời tiết chính là cầu nguyện. Lẽ ra bà nên thay đổi niềm tin ngây ngô của mình chứ.

6. Không được nhậm lời còn tốt hơn là được mà không đúng lúc.

Ở nước Ấn Độ cổ xưa, người ta coi trọng các nghi thức kinh nguyện Vệ Đà vốn được cho là rất khoa học đối với việc khấn vái đến nỗi khi các hiền nhân cầu mưa thì không bao giờ một nơi nào phải hạn hán cả. Cũng vì thế mà một anh chàng nọ lấy kinh Vệ Đà để cầu khấn thần giàu Lakshmi, anh xin nữ thần cho anh được giàu có. Ròng rã mười năm khấn nguyện không chút hiệu quả, bỗng ngày kia, anh thấy cái hư ảo của sự giàu sang và chấp nhận sống một cuộc đời từ bỏ anh trên núi Hy Mã Lạp Sơn. Ngày kia, khi đang ngồi chìm đắm trong suy niệm, anh mở mắt ra và thấy trước mặt một người phụ nữ đẹp phi thường, ngọc thể chói sáng như một khối vàng. Anh lên tiếng hỏi: “Bà là ai và làm gì ở đây?”. Người phụ nữ đáp, “Ta là nữ thần Lakshmi mà suốt mười hai năm ngươi cầu khẩn, ta đến để ban cho ngươi điều ngươi ước mơ”. Người ấy kêu lên, “A! Nữ thần kính mến, từ đó đến nay tôi được diễm phúc khi suy niệm và tôi không còn ước muốn giàu sang nữa. Ngài đến quá muộn. Hãy cho tôi biết tại sao ngài đến muộn thế?”. “Để nói cho người biết sự thật” bà nói, “xét về kinh nguyện lễ nghi mà ngươi đã trung thành thực hiện, thì ngươi đáng được giàu sang. Nhưng vì thương yêu ngươi và muốn làm ích cho ngươi, ta đã giữ lại”. Nếu được chọn, bạn sẽ chọn điều nào: được những gì mình cầu xin hay là được ơn sống bình an, dù lời cầu xin ấy được chấp nhận hay không chấp nhận?

7. Lời cầu của trẻ

Ngày kia, giáo trưởng Nasruddin thấy ông giáo làng dẫn một đám trẻ đến chùa, ông hỏi : “Ông dẫn đám trẻ đến đây làm gì?”. Ông giáo trả lời, “Hạn hán trong xứ và chúng tôi tin rằng lời cầu của những trẻ em vô tội này sẽ đánh động được lòng Đấng Toàn Năng”. Vị giáo trưởng nói, “Điều quan trọng không phải là những lời kêu van của người vô tội hay kẻ gian ác, nhưng chính là sự khôn ngoan và ý thức. Ông giáo la lên, “Làm sao ngài lại dám nói những lời phạm thượng đó trước mặt những đứa trẻ này! Ngài hãy chứng minh điều ngài vừa nói, bằng không, chúng tôi tố cáo thầy rối đạo”. Vị giáo trưởng ôn tồn nói, “Dễ thôi. Nếu lời cầu nguyện của trẻ con đáng kể cho một điều gì, hẳn trong xứ này chẳng nơi nào có thầy giáo cả, bởi không gì trẻ con ngán ngẩm cho bằng phải đi học. Lý do thầy còn giữ lại những lời cầu ấy là rằng, chúng tôi, những người biết rõ hơn trẻ con, giữ thầy lại để dạy dỗ chúng.



(Lm Minh Anh chuyển ngữ - Đặc san Giáo sĩ Việt Nam.)
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Gioakim Nguyễn Đức Thành (Lớp Don Bosco)
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012