Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: Khi người đàn ông bước ra...

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 4 months ago #56728

Người ĐTLA họ có tội tình gì? Họ sinh ra như vậy.Họ cũng như mình ,không có quyền lựa chọn giống tính.Con người không có quyền lựa chọn cha mẹ cho mình.Nếu được thì Tư Ếch đã chọn sinh ra làm con gái của tổng thống Ronald Reagan rồi.
Last Edit: 9 years 4 months ago by Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Nguyễn Văn Linh (Lớp Don Bosco)

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 4 months ago #56726



Trở lại vấn đề đồng tính luyến ái (ĐTLA). Người công giáo chúng ta có những suy nghĩ và thái độ gì về vấn đề này? Chúng ta có thể liệt kê ra 3 cung cách suy nghĩ và thái độ sau đây:

- Chống đối ĐTLA;
- Ủng hộ việc ĐTLA;
- Đứng cửa giữa - không ủng hộ và cũng không chống.

Trong các hình thái tranh luận một vấn đề gì thì hầu hết đại đa số sẽ có sự chọn lựa rõ rệt là chống hay ủng hộ, thành phần trung lập chỉ chiếm một con số ít oi. Nhiều vấn đề và hiện trạng trong đời sống, người ta chỉ có sự chọn lựa đúng hay sai, trắng hay đen chứ không chọn sự trung lập (neutral) và màu xám (grey).

Thế nhưng trong vấn đề ĐTLA, Giáo hội Công giáo khuyên chúng ta nên đứng cửa giữa. Tại sao nhà em lại 'to gan lớn mật' đặt ra một tiền đề lạ lùng như vậy? Các cụ các anh em nhà mình cho nhà em vài lời bình, vài lời góp ý xem cái sự thể này nó ra làm sao mà lại đưa ra một nhận định 'huề vốn' như thế này? Cuối tuần nên nhà em muốn gợi ý cho cả nhà có tí trầm mặc và suy tư.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 9 years 4 months ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Nguyễn Văn Linh (Lớp Don Bosco)

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 4 months ago #56716

Cha sở giảng về ông thánh Pharisiêu Ni cô đê mô (Nicodemus Pharisee).
Về nhà ông Quản Châu giảng lại cho bà quản:
-Bu nó biết không,thời Chúa Giêsu đã có một anh người Huế làm thánh rồi đó!
-Ông nào?
-Ông Ni cô đi mô!
The administrator has disabled public write access.

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 4 months ago #56713




Cừơi chút chơi.

Tư 8 lên chùa ngoạn cảnh thì thấy một vị ni cô cắp rổ đi ra. Tư 8 khẽ cúi đầu chào:

- Mô Phặc, ni cô đi mô?

Ni cô không nói gì nhưng đi độ vài bước, ni cô quay lại nói:

- Chưởi che không bèng phe tiến ngơ thới chủ.

Tư 8 gãi đầu rồi ngồi xuống tự bó... 2 tay!!!
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện)

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 4 months ago #56711

Chữ này dân Phú Lãng xa chúng đọc "la vát ki gi"
(Chuyện có thật tại Canada,quốc gia nói 2 thứ tiếng Anh và Pháp)

Một mẹ người Huế đến trạm xe bus hỏi một thanh niên Quảng Nôm:
-Rứa xe ni đi mô ri? (Xe này đi đâu vậy?)
Anh thanh niên trả lời:
-Dạ thưa Bóac cháu không biết tiếng Phóap!
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco)

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 4 months ago #56710

Cái hình của chú Châu nhà mình là hình quảng cáo cheese Úc thòi lòi.

Giống món cheese của Pháp này



lavacherquirit.jpg
The administrator has disabled public write access.

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 4 months ago #56709

Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco) wrote:
homme-qui-rit.jpg



Bác Châu ơi! cho em xin bổ sung cái hình minh họa này nhé, chứ các giai nhà PHAO LÔ bước ra mà giống như cái hình minh họa bác cho coi chắc là các chị em dâu nhà Phao Lô chúng em sách dép chạy mất bác ạ!

:grin :bot
diendanbaclieu-115527-20-dien-vien-xuat-than-nguoi-mau-quyen-ru-nhat-man-anh-han-20.jpg
The administrator has disabled public write access.

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 4 months ago #56707


  • Posts:764 Thank you received: 1378
  • Trọn đời con một lời hát khen ca ngợi Hồng Ân Thiên Chúa
  • Hùng 31's Avatar
  • Hùng 31
  • Administrator
  • OFFLINE
Xin mượn ý và lời của thày PĐ Ngọc, dòng Tên

:search
Viết cho em, một người đồng tính

Phạm Đình Ngọc, SJ

Em thân mến! Cuộc đời là một dòng chảy nghiệt ngã mà có khi ta phải vật lộn với nó để tìm lối thoát cho mình. Cứ như một sự tình cờ, chúng ta được hiện diện trong dòng chảy ấy để rồi từ đó chúng ta tận hưởng mọi nỗi sướng khổ buồn vui.

Em nặng lòng khi chia sẻ với tôi rằng em là một người đồng tính và em đang vật lộn với dòng chảy của phận người vốn đã khắc nghiệt lại càng nan giải cho số phận của em. Em là một người Công Giáo luôn thao thức và lắng nghe tiếng nói lương tâm để hành xử cho phải đạo. Tư cách là người Công Giáo ấy dường như càng làm cho em càng dằn vặt hơn. Em chia sẻ rằng em đang yêu một người cùng giới. Sức hút của tình yêu ấy có vẻ đang sôi sục trong em, chiến đấu với tiếng nói của luân thường đạo lý trong em. Tình yêu ấy cũng mang đến cho em nhiều nỗi sợ: em sợ kỳ thị của xã hội, em sợ xúc phạm tới Thiên Chúa. Tất cả những tâm tư ấy làm cho em đau khổ quá chừng.

Em thân mến! Tôi cảm thông và tôn trọng em; dù trong hoàn cảnh nào đi nữa chúng ta luôn là những người bạn trong Chúa. Tôi là gì mà dám phán xét hay kỳ thị em? Tôi là ai mà có quyền cấm đoán em không được yêu hay được phép yêu một người nào đó? Tôi viết cho em lá thư này với tâm tình của một người bạn đang lắng nghe những nỗi niềm của em. Thế nhưng, trân trọng và yêu thương em là một chuyện đương nhiên; còn việc ủng hộ, tán thành cho lối sống đồng tính lại là chuyện khác. Chúng ta là người Công Giáo nên chúng ta tin rằng Chúa thể hiện ý của Người nơi những giáo huấn của Giáo Hội. Làm theo những gì Giáo Hội dạy, dù có khi làm chúng ta khó chịu, nhưng chắc chắn sẽ đưa chúng ta tới bến bờ hạnh phúc, vì Mẹ Giáo Hội chỉ luôn mong muốn cho con cái mình được sống bình an và triển nở trong tình yêu của Chúa mà thôi.

Em biết đấy, cả Giáo Hội và khoa học đều đã xác nhận rằng đồng tính không phải là một căn bệnh nên nó không có thuốc chữa trị. Hiểu nôm na, nó là những liên hệ giữa những người đồng phái, cảm thấy một sự hấp dẫn tính dục, độc chiếm hoặc vượt trội đối với nhau. Hiện tượng này đã có từ lâu trong lịch sử nhân loại chứ không phải là hậu quả của lối sống tục hóa ngày nay. Chẳng qua là khi con người sống cởi mở hơn thì những người trong cuộc mới dám khảng khái thừa nhận xu hướng tình dục của mình. Các nhà khoa học còn cho biết ngay cả ở động vật cũng có xu hướng này. Vì thế, em đừng nên mặc cảm vì có vẻ mình hơi “khác người bình thường” chỉ vì em bị rung động bởi một người cùng giới tính. Em vẫn là hình ảnh của Thiên Chúa, em vẫn là con cái của Người, vẫn được giá máu của Đức Kitô cứu chuộc, và vẫn được mời gọi để đồng thừa kế Vương Quốc vĩnh cửu của Đấng Tối Cao.

Nhưng em biết đấy, chẳng ai trong chúng ta là người hoàn hảo cả. Mỗi người sinh ra trong cuộc đời đều được trao cho một cây thập giá. Và để được thừa hưởng niềm hạnh phúc miên viễn của Thiên Chúa, chúng ta phải vác cây thập giá ấy lên tận đỉnh đồi cao như Giêsu đã làm. Đối với một số người, đó có thể là bệnh tật. Người khác có thể là bất hạnh trong gia đình. Người nọ có thể là nỗi cơ cực của kiếp mưu sinh… Hẳn là em cũng đồng ý với tôi rằng đâu phải ai yêu nhau cũng đến được với nhau, sống hạnh phúc với nhau trọn kiếp trọn đời, phải không? Đó cũng là một kiểu thánh giá dành cho họ. Chúng ta không có tự do tuyệt đối như Thiên Chúa, nên chúng ta phải chấp nhận những gì Tạo Hóa dành cho chúng ta. Gồng mình lên để kháng cự thì chỉ làm ta thêm đau khổ, còn xem nó là một “món quà”, thì ta sẽ dễ thở hơn rất nhiều, dù thật khó để có một thái độ như vậy. Vâng, thập giá là món quà em à, vì nó giúp chúng ta được nên giống Chúa. Xu hướng đồng giới của em đích thực là một thập giá, nhưng có bao giờ em nghĩ rằng đó cũng là một món quà chưa?

Mẹ Giáo Hội dạy chúng ta rằng quan hệ tình dục đồng tính xúc phạm đến điều răn thứ Sáu trong Mười điều răn, và đi ngược lại mục đích của hôn nhân Kitô giáo. Giáo Hội yêu mến và cưu mang em, Giáo Hội cũng không thể bắt con tim của em ngừng yêu một ai đó, nhưng Giáo Hội buộc phải từ chối một kiểu hôn nhân và quan hệ tình dục đồng giới bởi vì nó “tự bản chất là vô trật tự. Chúng nghịch với luật tự nhiên. Chúng khép kín hành vi tính dục khỏi việc ban tặng sự sống. Chúng không phát xuất từ tính bổ sung thật sự về tình cảm và tính dục.” (Giáo Lý Số 2357). Hành vi tình dục phải được diễn tả trong môi trường hôn nhân có tình yêu để hướng đến việc trao ban sự sống. Thế nên, ngay cả những người dị giới mà quan hệ tình dục vô lối và ngoài hôn nhân cũng là điều không nên rồi.

Giáo Hội luôn hiểu cho hoàn cảnh của những người giống như em nên không ngừng căn dặn con cái mình rằng: “Một số không nhỏ những người nam và người nữ có khuynh hướng đồng tính luyến ái thâm căn. Đối với đa số những người này, sự nghiêng chiều vô trật tự một cách khách quan đó, là một thử thách. Họ phải được đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Phải tránh bất cứ dấu hiệu phân biệt đối xử bất công nào đối với họ. Những người này được mời gọi thực thi ý Chúa trong đời sống của mình, và nếu là Kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp các khó khăn của họ có thể gặp phải do hoàn cảnh của mình, với hy lễ Thập giá của Chúa.”(Giáo Lý số 2358). Lại một lần nữa, Giáo Hội nhắc đến khó khăn mà em đang trải qua là một kiểu thập giá. Gọi là thập giá bởi vì nó đòi hỏi em phải đánh đổi, phải chịu đau khổ, phải hy sinh, phải từ bỏ. Nhưng sẽ là vô ích nếu như em gánh chịu những điều này mà chẳng để làm chi. Giáo Hội khẳng định với em rằng chỉ cần em kết hợp thập giá này của em với thập giá cứu chuộc của Chúa, em cũng sẽ được sống hạnh phúc với Người trong Nước Trời.

Em đã rất can đảm khi mạnh dạn đương đầu với dòng chảy cuộc đời trớ trêu này. Hy vọng em cũng dám đối diện để đứng trên đôi chân của mình và mở lòng để ân sủng của Thiên Chúa đến với em. Giáo Hội kêu gọi em hãy “sống khiết tịnh. Các nhân đức giúp tự chủ sẽ dạy cho em biết sự tự do nội tâm, và có khi nhờ sự nâng đỡ của tình bằng hữu vô vị lợi, nhờ việc cầu nguyện và ân sủng bí tích, chính em có thể và dần dần cương quyết tiến đến sự trọn hảo Kitô giáo”(x. Giáo Lý số 2359).

Em có thể gào lên vì những bức bối dày xéo con tim hay vì những kỳ thị bất công của bao người nhìn về chính em! Con người có thể đối xử tệ bạc với em nhưng Chúa thì không bao giờ như vậy. Giáo Hội của Chúa luôn đón nhận, yêu thương và chăm sóc em, giúp em có được niềm hạnh phúc đích thực. Mục đích của tôi và của em trong dòng chảy cuộc đời này là gì nếu không phải là mưu cầu hạnh phúc mà Đấng là Tình yêu, là Đường và Sự thật có thể ban cho? Đường lối – Luật lệ của Thiên Chúa chắc chắn sẽ cho em một lối thoát cho những ách tắc của em lúc này. Chẳng phải Thiên Chúa ngay từ đầu đã tạo nên chúng ta là một giống loài thánh thiêng đó sao? Đối với Người, em thật quý giá biết bao dù em có thế nào đi chăng nữa. Ngay lúc này đây, Thần Khí Chúa vẫn đang hoạt động trong em, cho em được sinh sống, hít thở và mời gọi em bước tiếp trên đường lành. Mỗi người chúng ta đều lãnh nhận từ nơi Chúa một lời mời gọi. Có người được Người trao cho khả năng sinh sản để cho mặt đất này thêm phần hương sắc. Có người được mời gọi để sống khiết tịnh suốt cuộc đời. Em hãy luôn biết tin tưởng phó thác trong tình yêu của Người để vươn lên và sống trong dòng chảy tuy nghiệt ngã những thú vị này, em nhé!

Chúc em bình an và can đảm.

Phạm Đình Ngọc, SJ
Dongten.net
Last Edit: 9 years 4 months ago by Hùng 31.
The administrator has disabled public write access.

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 4 months ago #56699




Khi nói đến hai chữ ‘bước ra’ chúng ta hình dung ra một thái độ mạnh dạn để từ môi trường này bước sang hay xâm nhập vào một môi trường khác. Trong loạt bài có ‘tí tỉnh’ về suy tư này, nhà em muốn đặc biệt nói đến thành phần thứ tư. Đó đó là những người bị xã hội ngày xưa và nay gán ghép cho những cái tên đại loại như ‘bống’ (hay bóng), ‘lại cái’, ái nam ái nữ, pê-đê, xăng pha nhớt, hai thì, hifi, cong (không thẳng như người quan hệ luyến ái bình thường), ‘gay’, ‘les’,vv… những tên gọi hàm chứa một ngụ ý diễu cợt hay mỉa mai.

Phải nói hơn 30 năm trước đây thì xã hội Đông hay Tây đều có những cái nhìn khá khắt khe đối với những người đồng tính. Ở trong một xã hội Á Châu như ở Việt Nam thì những người đồng tính luyến ái (ĐTLA) là những người sống khép kín. Họ không dám để những cảm tính về tính dục của họ lộ ra bên ngoài. Ngay chính những người trong gia đình nhiều khi cũng không biết thân nhân họ là ĐTLA, vì họ có mặc cảm tự ti và e sợ sẽ gây tai tiếng cho gia đình nếu người bên ngoài biết được. Nhất là trong một xã hội nề nếp gia phong như ngày xưa thì việc để lộ cảm tính về tính dục ĐTLA xem như rất khó để mà chấp nhận. Xã hội ngày xưa cũng xem ĐTLA là một điều bệnh hoạn, thiếu lành mạnh và là một ‘taboo’ (cấm kỵ) trong quan hệ luyến ái. Còn trong xã hội Tây phương thì sao? Phải nói xã hội Tây phương còn ‘vũ phu’ hơn văn hóa Đông phương. Những người ĐTLA nếu để lộ chân tướng sẽ bị hành hung (bully) và bị’tẩn’ cho một trận khá ác liệt nữa là khác, cho dù ngay cả trong môi trường học đường cũng thế. Cả hai xã hội đông và tây đều không chấp nhận, dung túng những người ĐTLA, cho đó là những cái xấu, tệ nạn cần phải diệt trừ. Tháng 6 năm 1978, cách đây 36 năm ở tại thành phố Sydney có cuộc tuần hành đầu tiên của những người ĐTLA. Con số tham gia khoảng vài trăm người đi từ con đường Oxford đến công viên Hyde nhưng họ bị lực lượng cảnh sát chặn lại và hai bên xung đột khá dữ dội. Cảnh sát Úc đã bắt giữ hơn 50 người do việc gây rối và làm mất trị an của thành phố. Thế cũng đủ cho chúng ta hiểu những thầy cò bạn dân (Úc) ngày ấy cũng không có nhiều thiện cảm với những người ĐTLA mặc dù Úc là một quốc gia có nền tự do và dân chủ rất nhân bản và có cái nhìn khá thoáng về vấn đề này. Từ năm 1984 trở đi, ngày hội Mardi Gras – một ngày hội cho người ĐTLA, đều có những sự xung đột giữa người ĐTLA và những người dân Úc. Họ không thích sự phô trương về luyến ái của các nhóm ‘gay’ và ‘les’như chủ đích của ngày hội này. Sau một thời gian khá dài, đến năm 1994, chương trình truyền hình của chính phủ (đài ABC) mới bắt đầu chiếu những đoạn phim ngắn về ngày hội Mardi Gras của những người ĐTLA tại Sydney. Đến nay thì hằng năm nhóm ĐTLA này trưng dẫn ‘bằng chứng’ là mỗi năm vào ngày hội này có cả hơn 200 ngàn người đến xem buổi tuần hành vào đầu tháng 3. Nó mang lại cho tiểu bang New South Wales hơn 35 triệu đô lợi nhuận do du khách đổ về xem trong 2 ngày cuối tuần. Trong xã hội lợi nhuận và đồng tiền vạn năng đứng đầu cho nhiều quyết định, đôi khi nó cũng được dùng như một lá bài chính trị cho những kẻ hoạt đầu hay ma đầu nấp trong bóng tối.

Đúng là “cứt trâu để lâu hóa bùn”, nhiều gia đình Úc có con còn nhỏ cũng đổ về Sydney để xem buổi tuần hành có tính cách vô luân này và cho đó là ngày hội vui chơi và xem cho mãn nhãn. Họ có thái độ chấp nhận những người ĐTLA nhưng song song với sự chấp nhận này họ đã cổ vũ và xem đó là chuyện bình thường như bao chuyện khác, thậm chí còn khuyến khích và quảng bá rầm rộ như những doanh nghiệp, ngân hàng đứng ra đỡ đầu và bảo trợ cho các tổ chức ĐTLA này.

Riêng ở Việt Nam ta thì mặc dù chưa có những buổi tuần hành phô trương ‘lực lượng’ như bên Úc nhưng cũng có những tụ điểm, những trang blogs, website mang màu xanh như ’Táo xanh’, Đồng xanh, Bầu trời xanh, vv… để cho những người ĐTLA gặp gỡ và liên hệ. Hiện nay cũng có một vài người trong giới nghệ sĩ đã công khai lộ mặt và nói lên những suy nghĩ của họ về quan niệm ĐTLA. Họ đề xướng và mong có nhiều tiếng nói khác đứng về phía họ, để tìm một chỗ đứng và sự chấp nhận trong xã hội Việt Nam.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
The administrator has disabled public write access.

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 5 months ago #56675


Cái thành phần thứ tư này, bác Châu muốn nói đến nam nữ sống với nhau mà không chính thức phép đạo đời? hay bác muốn nói đến nam + nam, nữ + nữ sống với nhau, giờ muốn được cả đạo và đời công nhận như "vợ chồng'?

The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012