Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: Khi người đàn ông bước ra...

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 5 months ago #56674


Khi chúng ta nói đến tính dục của 1 nam nhân với người khác phái thì đó là chuyện bình thường. Chẳng thế mà ca dao thời nay có câu:

Bánh mì phải có pa tê.
Con trai không có máu dê hết xài.
Nhưng dê phải lựa đúng bài.
Nên duyên chồng vợ đúng tài chúa dê!


Khi nói đến máu dê hay con số 35 thì những người có pha tí máu của ‘sư phụ’ bị búa rìu dư luận và bị xem là những người không có tư cách đứng đắn. Có lẽ cách nhận định này hơi thiển cận và khắt khe theo cách nhìn của người Việt mình chăng? Không hiểu sao trong 12 con giáp thì con dê lại được gán cho những hình ảnh không mấy lành mạnh và mang nghĩa xấu. Theo thiển ý của nhà em thì dê là 1 loại động vật mạnh về tính dục, chẳng thế mà các “chú pa” trong Chợ Lớn có món ‘ngọc dương tiềm thuốc bắc’. Các chú pa cho rằng đây là món bồi bổ cho cơ thể và tăng phần sinh lực và trợ lực về khoản sinh lý cho mấy ông. Trong một bầy dê thì con dê đực sừng sỏ nhất bầy sẽ là ông trùm cai quản một bầy dê cái, dê mẹ và dê con. Con dê phải được biểu dương theo nghĩa mạnh của giống đực và bản năng sinh tồn truyền giống của nó thì mới đúng. Tại sao con dê bị chê trách và ném đá vì cái máu trời cho nó?

Nhưng khi đem áp dụng chữ ‘dê’ cho cánh nam giới thì nó mang một ý nghĩa ‘đen tối’. Anh nào chỉ mới trổ mòi tán tỉnh, cặp bồ, cua gái là bị gán cho cái tên của ‘sư phụ’ dê, thiếu điều muốn độn thổ! Đúng là oan ông Địa! Trong cuộc sống hôn nhân gia đình phải cần có tính dục. Một tính dục lành mạnh và xây dựng gia đình theo ý muốn của Thiên Chúa và Giáo hội. Nếu hai vợ chồng không ăn ở cùng nhau, mạnh ai nằm giường nấy, thì theo luật của Giáo hội hôn nhân ấy đã tự nó không thành (annulment).

Tại sao người đàn ông phải bước ra theo như cái tên đặt cho chủ đề này?

Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 9 years 5 months ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 5 months ago #56667

Bác Châu gợi ý vấn đề này có vẻ hấp dẫn đây.Sáu Linh sẽ theo dõi hàng ngày .
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco)

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 5 months ago #56664

.
Tư Ếch làm công việc bảo trì nhiều property của 1 tay nha sĩ không vợ.Hắn này giàu có,từng đề nghị đưa cho Tư Ếch 60,000.00 đô để về VN xây chùa hoặc nhà thờ.

MBT: Ông nha sĩ X mà thương em thì em bỏ anh liền! Bỏ không thương tiếc!

Tư Ếch: Có sao đâu!

Ngặt một nỗi là ổng thương anh chứ không có thương em!


:grin
Last Edit: 9 years 5 months ago by Hoàng Văn (Lớp Tôma Thiện).
The administrator has disabled public write access.

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 5 months ago #56663


Khôn ngoan chin chắn bậc cao nhân

Đón trước rào sau, tiếp nối dần

Gợi ý khơi mào quả đáo để,

Rõ ơn nhà Chúa đắp vào thân!
The administrator has disabled public write access.

Khi người đàn ông bước ra... 9 years 5 months ago #56662

homme-qui-rit.jpg





Khi người đàn ông bước ra...

Trong loạt bài 'suy tư' về những hiện tượng đang xảy ra trong xã hội ngày nay, người công giáo chúng ta không thể nào không có những trăn trở về cuộc sống gia đình. Xã hội đang có những hiện tượng thay đổi, đảo ngược những giá trị luân lý, cách suy nghĩ và cách sống. Những điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đức tin của người Công giáo, nhất là từ các quốc gia văn minh Tây phương vì họ có cái nhìn cởi mở về tính dục hơn người Đông phương.
Bài này nói đến 'thân phận' người đàn ông trong cuộc sống tu trì, cuộc sống hôn nhân lứa đôi trong môi trường gia đình hay còn gì nữa? Nhờ ăn cơm nhà Đức Chúa Trời, có tí hiểu biết nên nhà em tạm đưa ra những thế đứng của tiêu biểu của cánh mày râu như sau:
- Thành phần tu trọn: giáo sĩ và tu sĩ
- Thành phần "Ta Ru": - lập gia đình hoặc sống đời độc thân.
- Thành phần giáo dân - lập gia đình hoặc sống đời độc thân.

1. Thành phần tu trọn: là các giáo sĩ, tu sĩ sống đời tận hiến với thiên chức của mình. Như đã đề cập đến trong bài chia sẻ "Khi người đàn bà bước vào", các Linh mục Công giáo trực thuộc Giáo hội Latinh (hay còn gọi là Roman) không được phép có gia đình và phải tận hiến đời mình, sống đời độc thân trọn vẹn. Ngoài những linh mục ra chúng ta còn có các tu sĩ như các thầy dòng tu, các sư huynh (frère) nhưng một khi đã khấn trọn thì đều tuân thủ theo lời khấn của dòng tu đó. Lời khấn thường dựa trên 3 điểm là: đức vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh (trong sạch). Đức khiết tịnh là một lời khấn rất đặc biệt vì người tu sĩ đó buộc phải sống đời sống đôc thân để giữ mình với lời khấn đó.

2. Thành phần "Ta Ru". Gọi là thành phần cho nó oai, chứ kỳ thật ra đây là thành phần giáo dân hay còn gọi nôm na là 'tông đồ giáo dân' đấy các cụ. Hầu hết các vị tu ra về nhà đuổi gà cho bà già vợ đều được Chúa kêu mời sống đời sống gia đình. Tuy chỉ có một số ít ỏi các vị "Tu Ra" này tự chọn cho mình 1 cuộc sống độc than, vì sợ đàn bà làm cho lái tim ta nhỏ máu chăng? Thí dụ như lớp Don Bosco của nhà em vẫn có có một vị đến nay đã hơn 5 bó mà vẫn còn sống đời độc thân như các cụ linh mục chính gốc Phaolo Xuân Lộc. Thế mới biết "Lửa thử vàng, gian nan thử đức... đồng trinh".

3. Thành phần giáo dân. Hầu hết các nam nhân đều 'cương quyết' theo đuổi đời sống gia đình. Chỉ có một số lượng rất ít nam nhân trong thành phần này hạ quyết tâm ở vậy để nuôi thân béo mầm và tu tâm dưỡng tánh. Những nam nhân sống đời độc thân trong thành phần này thường là do hoàn cảnh kinh tế, cuộc sống hay hoàn cảnh gia đình đẩy đưa khiến họ không thể tiến đến cuộc sống gia đình như bao nhiêu người khác.

Thế còn thành phần nào khác nữa không ạ? Dạ thưa còn một thành phần thứ tư, tuy không được thảo ra trong 3 thành phần nêu ra ở trên nhưng cũng rất nặng ký, đó là thành phần

- Nam nhân không lập gia đình, không sống đời độc thân nhưng có cuộc sống lứa đôi.

Thành phần thứ tư này hiện nay đang gây nhiều tranh cãi trong các quốc gia trên thế giới về việc có nên cho hợp thức hóa hay không? Nếu được hợp thức hóa thì sẽ dựa trên căn bản nào? Phép đời hay phép đạo? Là người công giáo chúng ta cũng không thể nào 'mũ ni che tai sự ai không biết' vì những vấn đề này có ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và cách sống đạo của chúng ta.

Mời các cụ nhà mình vào cho cả nhà những đóng góp cao minh để dưới ánh mặt trời mọi sự việc đều sáng tỏ. Để qua đó chúng ta phong phú hóa đời sống của mình, đúng với tinh thần của một người Kito hữu đích thực.
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay
Last Edit: 9 years 5 months ago by Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco).
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012