Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: Đức Tin

Đức Tin 9 years 3 weeks ago #58951

.
KHOA HỌC CHỨNG TỎ CÓ THIÊN CHÚA

Vấn đề liên quan đức tin và khoa học là vấn đề “nóng” của mọi thời, nhất là trong thời đại khoa học ngày nay. Đối thoại với một khoa học gia tên lửa và một phi hành gia, tiến sĩ Leslie Wickman còn hơn là một khoa học gia. Bà chứng tỏ rằng khoa học đã phát hiện Thiên Chúa, đồng thời giải thích cách thức mà đức tin và khoa học đồng hiện hữu. Bà xác nhận rằng khoa học hiện đại cho thấy có một “bức tranh lớn” khởi đầu với vũ trụ bao la của chúng ta.

Đây là các tranh luận về vấn đề khoa học và Thiên Chúa. Có cuộc tranh luận về vũ trụ học cho rằng có nguyên nhân và hệ quả, như vậy phải có người tạo nên – tức là Tạo Hóa. Cuộc tranh luận về bản thể học cho rằng có tư tưởng trong chúng ta, như vậy Thiên Chúa là nguyên nhân. Cuộc tranh luận về nhân chủng học cho rằng các giá trị luân lý tuyệt đối vì người ta cảm nghiệm được Thiên Chúa, như vậy Ngài hiện hữu. Cuộc tranh luận về thuyết mục đích quan tâm trật tự và kế hoạch, như vậy phải có người Tạo Hóa.
VỤ BIG BANG – TS Wickman nói: “Khi tôi nhìn vào những gì khoa học cho chúng ta biết về sự hiện hữu của Thiên Chúa, điều tôi tìm kiếm là chứng cớ chúng ta có và cho biết rằng chính Thiên Chúa là lời giải thích đúng nhất. Đã có các chứng cớ tích lũy về cách thức big bang của vũ trụ – chúng ta gọi là Vụ Nổ Lớn. Điều đó cho biết rằng đã có một sự khởi đầu. Từ điểm khởi đầu này, không gian, vật chất và thời gian đã xuất hiện. Sáng Thế cho biết rằng Thiên Chúa đã tạo nên trời và đất, vụ big bang cho chúng ta biết chắc rằng đã có sự khởi đầu. Những người có niềm tin có thể cúi đầu khép nép vì điều đó căn cứ vào tự nhiên, nhưng thực tế là vụ big bang chính là Thiên Chúa”.
MỘT SỰ KHỞI ĐẦU – Thiên văn học chứng tỏ rằng vũ trụ bao la được đan kết rất tài tình, và cho chúng ta thấy rằng có một người tạo dựng rất hợp lý. Trước vụ big bang đã có tình trạng ổn định để “giữ” cho vũ trụ luôn hiện hữu. Nhiều khoa học gia và triết gia rất thoải mái về điều này vì không cần cách giải thích nào khác. Khi có nhiều chứng cớ về vụ big bang, nhiều người cảm thấy không thoải mái về cách chúng ta phải xử lý về sự khởi đầu này. Rõ ràng là nếu đã có một sự khởi đầu thì phải có một người bắt đầu hoặc nguyên nhân tạo nên.
QUY LUẬT GOLDILOCKS – Khoa học gọi là “Vùng Goldilocks” (*). Hãy nhìn trái đất. Nhiệt độ, nước, đất mênh mông, và cách chúng phụ thuộc lẫn nhau. Các đặc tính hài hòa của trái đất, phức tạp như chính nó, làm cho hành tinh này có thể cư ngụ, đó là cách giải thích về sự sáng tạo. Quy luật Goldilocks cho rằng phải có cái gì đó trong những “khe” nhỏ hẹp thay vì cực độ. Khoảng cách từ trái đất tới mặt trời, kích cỡ của nó, tầng khí quyển, vùng từ tính, xoay quanh 24 giờ, và trục nghiêng của trái đất cho chúng ta có bốn mùa tuyệt vời. Đó chỉ là điển hình nhỏ, nhưng còn có hàng chục thông số khác cần xảy ra để trái đất đúng trật tự cho chúng ta sống.
TRẬT TỰ – Để có trái đất hài hòa như vậy thì phải có Tạo Hóa. Một số người cố gắng tính toán tính khả dĩ của việc làm cho trái đất hài hòa, nhưng đó là chuyện không thể. Chẳng khác gì muốn trích ra một nguyên tử từ vô số vũ trụ khác, và các nhà thống kê có thể nói rằng “đó là điều hoàn toàn bất khả thi”. Nghĩa là trái đất đã được Tạo Hóa thiết kế đặc biệt cho sự sống. Thật vậy, vũ trụ được thiết lập trật tự theo quy luật vật lý phù hợp mà chúng ta có thể nghiên cứu và hiểu được.
SỰ SỐNG Ở NƠI KHÁC – TS Wickman nói: “Tôi không biết có sự sống ở các hành tinh khác hay không. Nhưng tôi hơi ngạc nhiên là chúng ta có phải là loài thông minh duy nhất được Thiên Chúa tạo nên hay không. Có thể là kiêu ngạo khi chúng ta nghĩ mình là loài thông minh duy nhất”. Vũ trụ rất bao la, một vũ trụ đa dạng khác có thể còn lớn hơn, nhưng tôi không bị đe dọa với ý tưởng về vũ trụ đa dạng. Luôn có một thời kỳ điều chỉnh mà đức tin phải trải qua, mỗi khi khoa học có một phát hiện mới. Hàng trăm năm trước, các triết gia tự nhiên cũng đã tin rằng trái đất nằm ở tâm điểm của mọi thứ. Tư tưởng về những thứ không biết khiến người ta... sợ lắm!
Khoa học không là mối đe dọa đối với đức tin, nhưng khoa học chứng tỏ có Thiên Chúa hiện hữu. Đó là điều TS Wickman chia sẻ, và bà tái xác nhận rằng chúng ta tin vào Đấng Tạo Hóa vô cùng kỳ diệu – Thiên Chúa Ba Ngôi hằng sinh và hằng hữu.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)
(*) Chuyện kể rằng, có cô bé tên là Goldilocks bị lạc trong rừng. Cô đi mãi và cuối cùng đến một ngôi nhà nhỏ của gia đình gấu gồm gấu bố, gấu mẹ và gấu con. Khi vào trong nhà, Goldilocks nhìn thấy ba chiếc ghế: chiếc thứ nhất quá cao, chiếc thứ hai quá rộng, chỉ có chiếc thứ ba vừa vặn. Cô ngồi lên chiếc ghế thứ ba. Cô bé lại nhìn thấy ba đĩa súp ở trên bàn: đĩa thứ nhất quá nóng, đĩa thứ hai quá nguội, đĩa thứ ba rất vừa. Cô bé ăn đĩa súp thứ ba. Cô bé đi lên thang gác và nhìn thấy ba chiếc giường: chiếc thứ nhất dài quá, chiếc thứ hai rộng quá, chỉ có chiếc thứ ba vừa vặn. Cô bé leo lên chiếc giường thứ ba và ngủ ngon lành.
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng

Đức Tin 9 years 3 weeks ago #58950

The administrator has disabled public write access.

Đức Tin 9 years 3 weeks ago #58935

.
Chuyện hay quá Bác Thắng ơi!
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng

Đức Tin 9 years 3 weeks ago #58931

.
TÔN GIÁO CÓ NGÀY DIỆT VONG?

Chủ nghĩa vô thần đang ngày càng lan rộng hơn trên toàn thế giới, liệu điều này có đồng nghĩa với việc tôn giáo sẽ trở thành dĩ vãng?
Hàng triệu người trên thế giới đang tin rằng cuộc sống kết thúc với cái chết - không có Thượng Đế, không có kiếp sau.
Dù đây là một viễn cảnh không mấy tươi sáng, chủ nghĩa vô thần đang thịnh hành hơn bao giờ hết,
"Rõ ràng là ngày nay có nhiều người theo chủ nghĩa vô thần hơn bao giờ hết, về cả số lượng lẫn tỷ lệ trong nhân loại", giáo sư Phil Zuckerman, từ Pitzer College ở Claremont, California, nói.
Theo khảo sát của Gallup International đối với hơn 50.000 người tại 57 nước, số lượng người tự nhận là theo tín ngưỡng đã giảm từ 77% xuống 68% trong thời gian từ 2005 và 2011, trong khi những người tự nhận là vô thần tăng 3%.
Tổng số người tự nhận là hoàn toàn vô thần hiện chiếm khoảng 13% dân số thế giới.
Mặc dù số người vô thần vẫn chưa phải chiếm đa số, nhưng liệu những con số này có phải là điềm báo trước cho những gì sắp xảy ra?
Với xu hướng hiện nay, liệu tôn giáo có một ngày nào đó biến mất khỏi Trái Đất hay không?
Nhiều học giả vẫn đang tìm cách xem xét điều gì đang đẩy một cá nhân hoặc một quốc gia hướng đến chủ nghĩa vô thần.
Một phần nguyên nhân khiến tôn giáo thu hút sự quan tâm, là do nó mang lại sự trấn an ở một thế giới bất ổn.
Vì vậy, không phải là điều ngẫu nhiên khi những quốc gia có tỷ lệ người theo chủ nghĩa vô thần lớn nhất, thường là những nước phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị.
Chủ nghĩa tư bản, sự tiếp cận với công nghệ và giáo dục gần như tương ứng với tình trạng giảm niềm tin vào tôn giáo, ông Zuckerman nói.
Một linh mục Ukraine ôm cây thánh giá trong đống đổ nát của tòa nhà Công đoàn
Khủng hoảng niềm tin
Nhật Bản, Anh, Canada, Nam Hàn, Hà Lan, Cộng hòa Czech, Estonia, Đức, Pháp và Uruguay đều là những nơi mà tôn giáo từng đóng vai trò quan trọng một thế kỷ trước.
Thế nhưng giờ đây, các nước này lại là nơi đông người không theo tín ngưỡng nhất trên thế giới.
Các quốc gia này đều có điểm chung là có nền giáo dục và hệ thống bảo trợ xã hội phát triển.
"Về cơ bản, người ta ít cảm thấy sợ hãi hơn về điều có thể xảy ra với họ," Quentin Atkinson, một nhà tâm lý học tại Đại học Auckland, New Zealand, nói.
Niềm tin vào tôn giáo cũng giảm ở nhiều nước khác như Brazil, Jamaica và Ireland, nơi tầm ảnh hưởng của tôn giáo vẫn rất lớn.
"Rất ít xã hội ngày nay tin vào tôn giáo hơn 40-50 trước," Zuckerman nói.
"Iran có thể là một trường hợp ngoại lệ, nhưng đây là điều khó đoán, vì người dân ở đây có thể không công khai tín ngưỡng của mình".
Hoa Kỳ cũng là một trường hợp ngoại lệ khác, vì có đông đảo dân số theo tín ngưỡng, dù là nước giàu có nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, một khảo sát của Pew gần đây trong khoảng thời gian từ 2007 - 2012 cũng cho thấy người Mỹ tự nhận là vô thần đã tăng từ 1,6% lên 2,4% trong dân số.
Mặc dù vậy, sự suy giảm không có nghĩa là biến mất, Ara Norenzayan, một nhà tâm lý xã hội học của Đại học British Columbia ở Vancouver, Canada, nhận định.
"Người ta muốn thoát khỏi đau khổ, nhưng nếu người ta không thể thoát khỏi nó, người ta sẽ đi tìm ý nghĩa của sự đau khổ đó", Norenzayan nói.
"Vì một lý do nào đó, tôn giáo thường mang lại ý nghĩa cho những sự đau khổ, hơn bất cứ niềm tin hay lý tưởng nào mà chúng ta biết đến".
Những người sống sót sau bão Haiyan tại Philippines trong một cuộc diễu hành tôn giáo
Thói quen khó từ bỏ
Tuy nhiên, con người thường luôn muốn tin rằng họ là một phần của thứ gì đó vĩ đại hơn, rằng cuộc sống có một ý nghĩa nào đó.
Khối óc của chúng ta luôn tìm kiếm một mục tiêu và những lời giải.
"Với giáo dục, sự tiếp cận với khoa học cũng như thói quen suy luận, con người ta sẽ dần ít tin vào trực giác", Norenzayan nói.
"Nhưng trực giác của họ vẫn ở đó".
Trong khi đó khoa học, công cụ mà những người theo chủ nghĩa vô thần thường chọn để hiểu hơn về thế giới tự nhiên, không phải là thứ dễ hiểu và dễ tiếp thu.
Chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng Trái Đất xoay, dù chúng ta không cảm nhận điều đó. Chúng ta phải chấp nhận rằng Vũ trụ tồn tại không vì một mục đích nào cả, dù điều đó đi ngược lại với trực giác của mình.
Cũng giống như chúng ta cảm thấy khó để chấp nhận rằng mình sai, khó để cưỡng lại trực giác của mình và chấp nhận sự thật.
"Khoa học là thứ khó nuốt," Mc Cauley, giám đốc một viện nghiên cứu tâm lý và văn hóa tại Đại học Emory, Atlanta, Georgia, nói.
"Trong khi đó, tôn giáo lại khác. Đó là thứ chúng ta không cần phải học mà vẫn hiểu".
"Có nhiều bằng chứng cho thấy những suy nghĩ liên quan đến tôn giáo thường ít nhận phải sự kháng cự".
"Bạn sẽ phải thay đổi những giá trị cơ bản nhất về nhân loại để có thể khiến tôn giáo biến mất".
Điều này có thể giải thích vì sao trong số 20% người Mỹ không đi nhà thờ, 68% trong số họ vẫn nói họ tin vào Thượng Đế.
Dù không theo một tôn giáo nào, họ vẫn tin rằng có một sức mạnh vô hình, vĩ đại nào đó đang vận hành vũ trụ.
www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2015/01/150111_will_religion_ever_disappear_vert_fut
Bản gốc bài viết đã được đăng trên BBC Future.

The administrator has disabled public write access.

Đức Tin 9 years 3 weeks ago #58930


  • Posts:764 Thank you received: 1378
  • Trọn đời con một lời hát khen ca ngợi Hồng Ân Thiên Chúa
  • Hùng 31's Avatar
  • Hùng 31
  • Administrator
  • OFFLINE
Tham dự thánh lễ Phục Sinh mỗi người chúng ta đã tuyên xưng lại niềm tin vào Đức Kitô.
Nếu Ngài đã không sống lại tất cả đức tin của chúng ta trở nên vô nghĩa lý.

Alleluia.

Chia sẻ niềm tin dịp lễ Phục Sinh xin nghe lại bài tâm ca Niềm Xác Tin của con của cha Nguyễn Văn Tuyên - bào huynh của Nguyễn Văn Xuyên lớp GioAn Vianney.


đồng thời xin chia sẻ với anh em hành trình đặc biệt tìm đến Đức Kitô qua kinh Koran và Thánh Kinh của ông Mario Joseph


:search
Last Edit: 9 years 3 weeks ago by Hùng 31.
The administrator has disabled public write access.

Đức Tin 9 years 1 month ago #58856

.
Đức tin


Giáo sư: Cậu theo Thiên Chúa Giáo đúng không ?
Sinh viên: Vâng thưa Giáo sư .

Giáo sư: Thế có nghĩa là cậu tin vào Chúa ?
Sinh viên: Tất nhiên rồi thưa Giáo sư .

Giáo sư: Thế Chúa có tốt không ?
Sinh viên: Vâng có chứ .

Giáo sư: Thế Chúa có đầy quyền năng đúng không ?
Sinh viên: Vâng.

Giáo sư: Anh trai tôi đã qua đời vì ung thư ngay cả khi anh ấy đã cầu xin Chúa chữa lành bệnh. Chúng ta hầu như ai cũng muốn giúp đỡ những người đang trong cơn ốm đau. Nhưng Chúa thì không. Thế thì Chúa tốt ở chỗ nào ?
(Cậu sinh viên im lặng)

Giáo sư: Cậu đâu trả lời được đúng không ? Bắt đầu lại nào cậu trẻ . Chúa có tốt không ?
Sinh viên: Thưa có .

Giáo sư: Thế quỷ sa tăng có tốt không ?
Sinh viên: Không .

Giáo sư: Thế sa tăng từ đâu mà ra ?
Sinh viên: Từ … Chúa …

Giáo sư: Đúng vậy. Ta hỏi nhé, thế giới này có cái ác không ?
Sinh viên: Có .

Giáo sư: Thế ai tạo ra cái ác ?
(Cậu sinh viên không trả lời)

Giáo sư: Trên đời này có bệnh tật ? Có sự vô đạo đức? Sự thù oán? Xấu xa ? Những thứ kinh khủng đó luôn đầy rẫy trên thế giới này đúng không ?
Sinh viên: Vâng thưa Giáo sư .

Giáo sư: Vậy thì ai tạo ra những thứ đó ?
(Cậu sinh viên không lên tiếng)

Giáo sư: Khoa học nói chúng ta có 5 giác quan để nhìn nhận thế giới xung quanh. Vậy cậu nói thử xem, cậu có nhìn thấy Chúa bao giờ chưa?
Sinh viên: Chưa thưa Giáo sư .

Giáo sư: Nói cho mọi người nghe xem cậu có nghe thấy Chúa bao giờ chưa ?
Sinh viên: Chưa thưa Giáo sư .

Giáo sư: Cậu có bao giờ chạm vào Chúa, nếm được Chúa, ngửi được Chúa chưa ? Cậu có bao giờ có bất cứ cảm nhận giác quan một cách thực tế về Chúa chưa ?
Sinh viên: Chưa, thưa Giáo sư. Em e là chưa .

Giáo sư: Thế mà cậu vẫn tin vào Chúa ?
Sinh viên: Vâng .

Giáo sư: Xét theo Nguyên tắc Thực Nghiệm và Chứng Minh, khoa học cho thấy Chúa không tồn tại ? Cậu có gì muốn nói nào ?
Sinh viên: Không thưa Giáo sư. Em chỉ có niềm tin của mình thôi.

Giáo sư: Đúng thế, "niềm tin”. Đó là một vấn đề lớn của khoa học.
Sinh viên: Thưa Giáo sư, trên đời này có thứ gọi là Nhiệt đúng không ?

Giáo sư: … Đúng .
Sinh viên: Vậy có cái thứ gọi là Lạnh không ?

Giáo sư: Có.
Sinh viên: Không thưa Giáo sư. Chả có thứ gì gọi là ”Lạnh”.
(Cả giảng đường trở nên yên tĩnh đến lạ thường khi tình thế bắt đầu chuyển biến)

Sinh viên: Chúng ta có thể có nhiều Nhiệt, thậm chí nhiều Nhiệt hơn, đạt Nhiệt độ cực cao, đạt mức lửa trắng, hay chỉ có chút ít Nhiệt, hoặc không có một tí Nhiệt nào. Chúng ta có thể đạt âm 273 độ C, lúc đó là Nhiệt độ âm tuyệt đối, khi mà không có một tí Nhiệt nào, nhưng chúng ta không thể đi xuống tiếp được.

Không có cái thứ gọi là ”Lạnh”. Lạnh chỉ là từ chúng ta dùng để chỉ trạng thái không Nhiệt. Chúng ta không thể đo độ Lạnh, chỉ có thể đo Nhiệt. Nhiệt là năng lượng. Lạnh không phải là thứ trái ngược với Nhiệt thưa giáo sư. Lạnh chỉ là "thiếu Nhiệt”.
(Có tiếng kẹp giấy rơi trên sàn giữa không gian tĩnh lặng)

Sinh viên: Thế còn Bóng Tối thì sao nào Giáo sư ? Có thứ gì gọi là Tối không ?
Giáo sư: Có chứ. Không có Bóng Tối thì làm sao có ban đêm được ?

Sinh viên: Giáo sư lại sai rồi. Tối là trình trạng bị thiếu cái gì đó. Ta có thể có Ánh Sáng yếu, Ánh Sáng thường, Ánh Sáng mạnh, Ánh chớp. Nhưng nếu không có Ánh Sáng, thì ta sẽ có thứ gọi là Bóng Tối đúng không?
Giáo sư: Vậy ý cậu muốn nói là gì thế cậu trẻ ?

Sinh viên: Thưa, em nghĩ là các giả thuyết và tiền đề triết học của Giáo sư là có thiếu sót.
Giáo sư: Thiếu sót? Cậu nói rõ hơn xem ?

Sinh viên: Thưa Giáo sư, chúng ta đang học về thuyết Nhị Nguyên, hay còn gọi là thuyết hai mặt. Ta tranh luận rằng có sự sống và có cái chết, rằng có vị Chúa tốt và vị Chúa xấu. Nhưng thế tức là chúng ta đang xem Chúa là một cái gì đó hữu hạn, một cái gì mà đó mà chúng ta có thể đo đạt được. Thưa giáo sư, Khoa học còn không thể giải thích được Ý Nghĩ là gì. Ý Nghĩ là thông tin mà bản chất là điện và từ trường diễn ra trong não, đồng thời cũng là thứ mà chúng ta không thể nhìn thấy được hay hiểu và định nghĩa một cách chính xác được. Tương tự, nếu ta xem Cái Chết là trái ngược của Sự Sống tức là ta đã bỏ qua một thực tế rằng Cái Chết không thể tồn tại dưới dạng một cái gì đó. Cái Chết không phải là thứ trái ngược với Sự Sống, mà chỉ là "thiếu Sự Sống”.

Do đó, có thể nói những cái ác, cái xấu xa trên thế giới này không hẳn là tồn tại. Đó chỉ là do con người đang thiếu vắng tình thương của một Đấng Tối Cao mà thôi.

Bây giờ em xin hỏi, Giáo sư dạy rằng con người chúng ta tiến hóa từ vượn đúng không ?
Giáo sư: Theo quá trình tiến hóa tự nhiên thì đúng, tôi có dạy thế.

Sinh viên: Thế Giáo sư đã nhìn thấy tận mắt quá trình này chưa ?
(Vị giáo sư lắc đầu nhẹ kèm với một nụ cười)

Sinh viên: Không một ai từng thấy quá trình tiến hóa diễn ra, thậm chí còn không thể chứng minh được quá trình này còn đang tiếp diễn trong hiện tại. Thế ra Giáo sư không dạy theo ý kiến của mình à ? Thế Giáo sư không phải một nhà khoa học, mà chỉ là một kẻ phao tin trên giảng đường ?
(Xung quanh bắt đầu ồn ào)

Sinh viên: Cho tôi hỏi, trong phòng này có ai từng thấy được não của Giáo sư ?
(Cả giảng đường phá lên cười).

Sinh viên: Có ai nghe được não của Giáo sư chưa ? Có ai sờ được, cảm nhận được hay ngửi được nó chưa ? Xem ra là chả có ai. Vậy, theo Nguyên tắc Thực Nghiệm và Chứng Minh, khoa học có thể nói rằng Giáo sư không có não. Em không có ý xúc phạm, nhưng xin hỏi bây giờ thì làm sao chúng em có thể tin vào những bài giảng của Giáo Sư nữa ?

(Mọi người im lặng. Vị giáo sư nhìn thằng vào cậu sinh viên với một vẻ mặt khó ai hiểu được)
Giáo sư: Chắc có lẽ là cậu phải nghe tôi vì cậu tin vào lời tôi thôi.

Sinh viên: Đấy thưa Giáo sư … Chính xác! Mối liên kết giữa Con Người và Chúa chính là niềm tin đấy. Và chính nhờ niềm tin mà tất cả vạn vật trong vũ trụ này đều có thể tồn tại và chuyển động.

Cậu sinh viên đó là Albert Einstein.




einstein.jpg
Last Edit: 9 years 1 month ago by Đinh Cao Thắng.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012