Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: TIỂU SỬ THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY

Re: TIỂU SỬ THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY 12 years 2 months ago #1600


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Cha Gioan Qua Đời và Cuộc Phong Thánh Của Cha

St.-Jean-Marie-Vianney.jpg

Xác Thánh Gioan Maria Vianney được Chúa Giữ gìn cho khỏi hư nát từ 150 năm nay

Từ đầu năm 1859, cha Gioan ngày càng kiệt sức và mệt nhọc hơn. Giọng nói cha thều thào, phải lắng tai mới nghe được. Thân hình cha tiều tụy gầy guộc hẳn đi. Chỉ còn đôi mắt tinh tường và ngời sáng, tất cả sự sống của cha hầu như tập trung nơi đôi mắt ấy. Ai nhìn thấy cha đều thương mến, nhưng vì người ta quen thấy cha yếu đuối gầy gò như thế, nên không ai nghĩ rằng cha đã gần chết. Năm ấy, mùa hè nóng bức khác thường, nhất là vào tháng 7, ngày nào trời cũng oi bức, nóng nực, không được một ngày mát mẻ dịu trời nào. Nhà thờ Ars chật ních những người đọc kinh và chờ xưng tội nên nóng như lò nướng, trời đã nóng và hơi người tỏa ra càng làm cho không khí thêm nặng nề khó chịu.

Những người ngồi trong nhà thờ chờ xưng tội, thỉnh thoảng phải ra ngoài hít thở cho thoáng khí, chứ không thể ngồi lâu trong nhà thờ được. Cha Gioan cứ phải ngồi trong tòa giải tội như mọi khi, không ra ngoài bao giờ. Cha giam mình trong tòa giải tội đêm ngày như trong một hòm kín, nên trong tháng ấy cha lao lực mất sức, đến nỗi khi ở nhà thờ về phòng riêng vào ban đêm, cha đã ngã quị xuống đất nhiều lần, nhưng cha giấu không cho ai biết. Cha cố gắng làm hết mọi việc, không bỏ, không giảm bớt việc nào. Khi các linh mục giúp xứ xin cha nghỉ và giảm việc một chút thì cha bảo:
Trên thiên đàng tôi sẽ nghỉ ngơi
Ngày thứ sáu, 20 tháng 7 năm 1859, cha còn giải tội mười bảy, mười tám giờ và làm các việc cha quen làm mọi khi. Đọc kinh tối xong, cha về phòng và nói:
Hôm nay cha mệt quá, hôm nay cha hết sức rồi
Nói xong cha đi nằm nghỉ. Nửa đêm cha định thức dậy để ra nhà thờ giải tội, nhưng mệt quá không sao dậy được. Không những là kiệt sức mệt nhọc khác với mọi khi, mà cha còn đau đớn khó chịu trong mình nên cha gọi người nhà đến.
Người nhà thưa:- Thưa cha, cha đau làm sao?
Cha đáp:- Lần này cha chết, phen này cha chết rồi.
Người nhà xin gọi bác sĩ, cha không cho:
Bây giờ đang nửa đêm, hãy để người ta ngủ, đừng đánh thức ai hết, để ngày mai hãy lo.

Sáng ra cha càng yếu mệt hơn, nói không ra tiếng, chỉ nằm thiêm thiếp trên giường. Mọi ngày, khi thì nằm đất, khi thì nằm giường không lót nệm bao giờ. Hôm ấy, người ta lót nệm trên bộ ván thì cha không nói gì, nhưng dù trời nóng nực, ruồi muỗi nhiều lắm cha cấm không cho quạt.

Khi con chiên xứ Ars và những người khách phương xa biết tin cha Gioan bị bệnh nặng không ra nhà thờ làm lễ và giải tội được, tất cả đều buồn bã và lo lắng. Lúc đó người ta nhớ lại 18 năm trước, cha bị bệnh nặng gần chết, nhưng Chúa đã nghe lời giáo dân cầu xin kêu van mà chữa cho cha Gioan lành bệnh, nên họ bảo nhau vào nhà thờ, hợp lòng hợp ý xin Chúa chữa bệnh cho cha lần này nữa.Trong ba ngày đêm, nhà thờ chật ních những người đọc kinh cầu nguyenä. Người xin lễ kính Đức Mẹ, Thánh Gioan Baotixita, Thánh Philomena và các linh hồn luyện ngục, người hứa rước lễ đủ một tháng trọn, hay khấn lần hạt, ngắm đàng thánh giá hai ba tháng, ăn chay mười lăm ngày. Có người cầu xin Chúa cho mình chết thay cha, để cha sống mà làm ích cho nhiều người, nhiều năm nữa.

Trong lúc giáo dân cầu xin kêu van trong nhà thờ, những linh mục giúp xứ xin cha Gioan hợp một lòng một ý với con chiên xin Chúa chữa bệnh cho cha, nhưng cha lắc đầu, không muốn.

Các linh mục ấy xin cha hãy cầu xin thánh nữ Philomêna chữa bệnh cho cha như năm xưa, nhưng cha nói:
- Thánh Philomêna không chữa bệnh tôi nữa đâu.Chúa đã soi sáng cho cha biết nhiều sự bí ẩn của người khác, Người cũng soi sáng cho cha biết ngày giờ cha sẽ chết. Chính cha đã nói cho một vài người biết về ngày giờ chết của cha đã đến gần.

Hai tháng trước có người tặng cho cha dây stô-la để kiệu Mình Thánh ngày lễ thứ năm Tuần Thánh, cha bảo người ấy rằng:- Cha chỉ dùng dây này năm nay thôi.Tháng sau khi ký giấy lãnh lương nhà nước phát cho các linh mục, cha nói:- Tiền này sẽ không tiêu dùng vì phải để dành mai táng tôi.Hai tuần trước lúc cha ngã bệnh, có một bà sang trọng đạo đức đến Ars xưng tội và thưa với cha Gioan:
Thưa cha, con gặp cha lần này là lần sau hết, vì con già lão yếu lắm rồi, không mong đến đây được lần nào nữa.Cha đáp:- Ba tuần lễ nữa, bà và tôi sẽ gặp nhau.

Cha nói đúng vì sau ba tuần, bà ấy chết và cha cũng chết, hai người gặp nhau trên nước thiên đàng.Cha Gioan chẳng có bệnh tật gì, chỉ có bệnh già kiệt sức thôi, cha chẳng khác gì như đèn hết dầu thì tắt. Trong năm ngày cha bị bệnh, cha không uống thuốc, không ăn cơm, ăn cháo hay bất cứ thứ gì. Thỉnh thoảng người ta đưa cho cha một hai thìa nước lạnh hay một chén sữa cho cha uống. Cha nằm yên bất động, không nói năng, không kêu ca. Khi ai hỏi cha có đau đớn khó chịu không, cha chỉ gật đầu.

Đến chiều ngày 2 tháng 8, cha thấy trong mình yếu nhược quá và cái chết đã gần nên xin chịu các bí tích sau hết. Khi linh mục đem Mình Thánh Chúa đến cho cha chịu như của ăn đàng, cha nghĩ đến tình thương vô biên của Chúa đã đến thăm viếng tôi tá hèn hạ nên cha xúc động, hai dòng lệ chan hòa trên gương mặt gầy gò.

Khi linh mục xức dầu xong, hỏi cha có ước ao điều gì, có muốn nói hay trối lại điều gì không, cha nói:
- Tôi ước ao được lãnh nhận ơn Toàn Xá.Cha chịu các bí tích xong thì gượng giơ tay lên ban phép lành cho các linh mục giúp xứ Ars, cũng như các con chiên và giáo dân ở khắp tứ phương thiên hạ đang quỳ chật cả sân nhà xứ cho đến chiều ngày hôm sau. Khi đức giám mục đến thăm cha lần sau hết, bấy giờ cha mới mở mắt ra, trông thấy đức giám mục thì mỉm cười như có ý từ giã nhưng không nói được lời nào.

Đến 2 giờ đêm ngày 4 tháng 8, khi linh mục đọc kinh dẫn đàng đến câu: "Xin các thiên thần Chúa trên trời xuống rước linh hồn Gioan lên thành Giêrusalem trên trời" thì cha trút hơi thở cuối cùng cách dịu dàng êm ái như người thiếp ngủ. Cha hưởng thọ bảy mươi tuổi, làm linh mục được bốn mươi lăm năm và coi xứ Ars bốn mươi hai năm.

Khi cha Gioan vừa tắt thở, các linh mục giúp xứ cho kéo chuông nhà thờ báo cho giáo dân biết cha đã qua đời. Lúc nghe tiếng chuông, những người thức đọc kinh cầu nguyện trong nhà thờ, những người đang ngủ ở nhà, những người khách phương xa và con chiên trong xứ đều bỡ ngỡ chạy cả vào nhà xứ.

Không ai ngờ cha chết, vì mọi người đều trông cậy vững vàng là Chúa sẽ chữa cha lành bệnh như những năm trước, vì việc cha làm chưa hoàn tất. Khách tứ phương thiên hạ tuốn đến xứ Ars càng ngày càng đông hơn. Nếu cha chết thì ai lo cho người có tội ăn năn trở lại? Ai chữa bệnh cho người ốm đau? Ai yên ủi người khốn khó? Chúa cất cha về bây giờ thì thiệt hại cho mọi người quá.

Người nào cũng nghĩ như vậy nên họ tin tưởng là cha chưa phải chết. Nhưng khi nghe tiếng chuông, họ biết chắc là cha đã qua đời thì con chiên trong xứ và khách phương xa đều cất tiếng khóc thảm thiết. Suốt hai ngày đêm, trong làng Ars người ta nghe toàn tiếng khóc than và đâu đâu cũng thấy người mặc áo tang. Từ xưa đến nay, chưa có người con thảo hiếu nào khóc thương cha mẹ mình bằng giáo dân xứ Ars khóc thương cha xứ.

Cha Gioan vừa qua đời, các linh mục giúp xứ tắm xác và thay áo cũ, mặc áo mới cho cha, đặt cha nằm trên sập cao ngay giữa phòng, mặt hướng về phía cửa. Các linh mục trải màn trắng khắp nhà, đặt nhiều hoa, nến và trang hoàng nhà cửa thật trọng thể. Giáo dân ước ao xem mặt và tôn kính xác cha một lần sau hết, nên đua nhau vào, nhưng không được vào phòng cha, chỉ được đứng hay quỳ ở ngoài cửa xem mặt cha một lúc. Dịp này, người ta đem đến nhiều tràng hạt, nhiều ảnh tượng để được đụng vào tay cha đến nỗi các linh mục đứng hai bên xác cầm những ảnh tượng ấy phải mỏi mệt và thay phiên luôn. Trong hai ngày ấy, những nhà bán ảnh tượng, tràng hạt ở làng Ars đông khách đến nỗi không đủ cho người ta mua.

Thứ bảy ngày 6 tháng 8 là lễ an táng cha Gioan trong nhà thờ Ars. Linh cữu cha được đặt trước bàn thờ kính Thánh Gioan Baotixita liền với tòa giải tội cha thường ngồi. Đức giám mục địa phận chủ tế thánh lễ an táng. Những người đến dự lễ an táng ngày hôm đó có sáu ngàn người, có ba trăm linh mục, nhiều bậc vị vọng danh tiếng trong đạo ngoài đời, bề trên các dòng, các trường học chung quanh đấy và đủ mọi hạng người. Hôm đó, đức giám mục yên ủi mọi người qua bài giảng tóm tắt các việc, các nhân đức của cha Gioan, ngài nói:
- Thánh nhân đã qua đời rồi, tất cả chúng ta bị thiệt hại là dường nào. Nhưng anh chị em đừng quá lo buồn khóc lóc, vì chúng ta đã mất một người cha nhân từ sẵn lòng thương xót, yên ủi ở dưới đất này, nhưng chúng ta lại có một quan thầy rất mạnh thế cầu bầu cho chúng ta ở trên trời.

Vì nhà thờ chật nên chỉ có linh mục, tu sĩ và em bà con với cha Gioan mới được vào trong nhà thờ, còn tất cả mọi người đều phải đứng ở ngoài sân.

Từ khi cha Gioan qua đời cho đến bây giờ luôn có bốn năm linh mục ở xứ Ars tiếp tục công việc của cha Gioan mà giải tội và giảng dạy. Người ta ở khắp nơi trên thế giới vẫn kéo đến xứ Ars mọi ngày quanh năm như ngày hội, chẳng kém gì khi cha Gioan còn sống. Dù linh hồn cha đã lên thiên đàng nhưng xác cha vẫn còn táng trong nhà thờ Ars nên thiên hạ đến viếng mộ cha và cầu xin mọi ơn như khi cha còn sống. Những người bệnh tật nằm bốn bên chung quanh mộ của cha để xin cha chữa bệnh cho họ.

Khi còn sống ở thế gian, cha đã chữa bệnh được cho người ta, bây giờ ở trên trời cha càng có uy thế hơn để chữa bệnh. Có những người mắc chứng bệnh nan y, các bác sĩ đã bó tay, đến viếng phần mộ của cha và kêu xin thì được cha chữa khỏi bệnh. Còn những người không thể đến viếng phần mộ của cha được, mà ở nhà cầu xin và trông cậy công nghiệp của cha cũng được chữa khỏi.

Tiếng tăm cha làm phép lạ chữa bệnh lan truyền khắp nơi, nên năm 1874 tức mười lăm năm sau khi cha qua đời, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã tôn phong cha lên bậc Đáng Kính. Những năm sau, cha làm càng nhiều phép lạ hơn, nên năm 1905 Đức Giáo Hoàng Piô X đã tôn phong cha lên hàng Chân Phước, sau đó ba tháng, ngài ra sắc lệnh đặt cha Gioan Vianney làm quan thầy các cha sở trong Giáo Hội, và đặt cha làm quan thầy gương mẫu cho các cha sở nước Pháp, đồng thời ca ngợi cha là người có nhân đức lạ lùng, đã làm sáng tỏ chức linh mục cho cả thế giới.

Khi được tin ấy, mọi người ở khắp nơi nhất là các linh mục vui mừng hân hoan biết bao. Sau cùng, năm 1925 Đức Giáo Hoàng Piô XI đã tôn phong cha Gioan Vianney lên hàng Hiển Thánh.

Khi nghĩ đến những công việc và những nhân đức của Cha Thánh Gioan Vianney, mọi người đều cảm phục. Cha chính là người mà Chúa Thánh Thần đã khen rằng: "Hic vir despiciens mundum et terrena triumphans, divitias caelo condidit ore, manu". Các linh mục thay quyền Chúa Giêsu phải theo gương Chúa Giêsu bao nhiêu thì cha Gioan đã bắt chước và cố gắng nên giống Chúa Giêsu bấy nhiêu.

Khi các linh mục đọc truyện cha Gioan Vianney, họ phải đấm ngực ăn năn về biết bao thiếu sót và thờ ơ của mình. Hãy luôn nhớ là Tòa Thánh đặt cha Gioan làm gương mẫu và là quan thầy các cha sở để các linh mục noi gương bắt chước cha thánh. Hãy cầu xin cha thánh cầu bầu cho mình là người yếu đuối, nhất là những linh mục chính xứ phải trông cậy và cầu xin cha thánh vì cha thánh có lòng thương các vị ấy cách đặc biệt.

Theo : Ngonnennho
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: TIỂU SỬ THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY 12 years 2 months ago #1599


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Ma Quỷ Quấy Phá Cha Gioan


Cha Gioan hay nói đến việc ma quỷ quậy phá và hù doạ mình có ý cho người ta khinh dể coi thường cha, nhưng cha giấu không cho ai biết những phương cách cha dùng để chống trả ma quỷ, vì cha không muốn cho ai biết mà khen ngợi; cha chỉ kể đôi ba lần về chuyện đó thôi:
- Ma quỷ tinh quái và nhiều mưu nhiều chước, nhưng nó rất hèn yếu. Trước đây ba ngày, nó làm ầm ĩ trong phòng tôi, như thể có hàng trăm xe cộ chạy đi chạy lại trên sàn. Còn đêm hôm qua, một lũ quỷ đông như đi hội, chúng đi đi lại lại trong sân, nói tiếng gì tôi không hiểu, nhưng tôi chỉ làm dấu thánh giá, lập tức chúng yên lặng ngay và biến mất.

Có một đêm ma quỷ phá phách hơn mọi khi, hầu như tôi không thể nào chợp mắt được, bấy giờ tôi than thở với Chúa: "Lạy Chúa con bằng lòng thức suốt đêm để những người có tội ăn năn trở lại." Tôi vừa than thở mấy lời, ma quỷ liền biến đi ngay. Một đêm khác ma quỷ cũng quấy phá nên tôi nói với chúng: "Ngày mai tao sẽ kể cho trẻ mồ côi biết những mưu chước thâm độc chúng mày làm, để khinh dể mày". Tôi vừa dứt lời thì ma quỷ đi ngay và để cho tôi yên.

Ma quỷ quấy phá và trêu cha Gioan để cho cha nổi giận, nhưng cha vẫn luôn hiền lành nhịn nhục, không hề mắc mưu nó. Cha không xem thấy ma quỷ bao giờ và ma quỷ không hề mang lấy hình thù gì cho cha xem thấy, chỉ có một lần, khoảng ba giờ sáng, khi cha cầm đèn ra nhà thờ thì thấy một con chó lớn bằng con bê, đen như mực đang bới mộ của một người mà khi chết không được chịu các phép bí tích sau hết và mới chôn được ba ngày. Cha trông thấy nó ba lần, mỗi lần trông thấy, cha làm dấu thánh giá thì nó biến đi. Nhiều lần khác, ma quỷ lấy hình con dơi bay liệng trong phòng và chung quanh giường cha nằm, chúng bám vào đèn hay vách tường.

Ma quỷ quấy phá cha Gioan ba mươi lăm năm tròn. Trong mấy năm khi cha gần qua đời, ma quỷ bớt phá phách hơn, và sáu tháng trước khi cha qua đời thì thôi hẳn, nó không quấy phá cha nữa.

Nhiều lần cha Gioan trừ quỷ ám vào người ta. Có một lần, khi cha trừ quỷ ám nơi người đàn bà kia, quỷ dùng miệng người đàn bà ấy chửi rủa, trách móc cha nhiều lời ghê gớm. Sau đây là một số lời ma quỷ kêu trách và lời cha đã hỏi nó. Quỷ nói qua miệng người đàn bà:- Tao được sống đời đời.

Cha Gioan hỏi:

Như vậy ở thế gian này chỉ có một mình mày được sống mãi không chết à?

Quỷ đáp:

Cả đời ta chỉ phạm một tội, mà tội đó tao luôn xúi người ta phạm. Mày hãy giơ tay lên làm phép tha tội ấy cho tao; đừng ngần ngại, vì nhiều khi mày cũng ban phép xá giải cho những tôi tớ của tao dù chúng không có lòng ăn năn.

Cha Gioan hỏi bằng tiếng Latinh:
- Tu quis es? (Mày là ai?)Nó đáp:
- Magister caput (Tao là thủ lãnh).
Rồi nó nói với cha Gioan bằng tiếng Pháp:
- Ớ Cóc đen xấu xa kia. Mày làm khổ tao lắm! Mày hãy đánh nhau với tao, xem ai thắng ai thua. Có nhiều lần mày vô ý giúp việc cho tao, đó là khi mày ban phép xá giải cho những người không thật lòng ăn năn trở lại. Sao mày giúp nó xét mình kỹ quá vậy? Đã có tao giúp nó rồi.

Cha Gioan hỏi:
- Trước khi xét mình ai cũng cầu xin Chúa soi sáng cho mình biết tội và ghét tội, sao mày lại nói là mày giúp người ta xét mình?Quỷ đáp:
- Có người chỉ cầu xin Chúa Thánh Thần bằng môi miệng nên Chúa Thánh Thần không soi sáng cho nó. Chính tao giúp nó xét mình. Tao ở trong nhà thờ, ngồi bên kẻ chờ xưng tội. Mày không trông thấy vì tao là thần linh không có xác, tao vui lắm khi thấy những kẻ cười cợt, nói chuyện lúc chờ xưng tội. Đừng nghĩ rằng tất cả những ai xưng tội với mày đều được khỏi tội cả đâu, vì vẫn có người mất linh hồn. Hơn nữa mày là đứa tham lam.Cha Gioan hỏi:

Tao chẳng có của gì, nếu tao có của cải gì đều cho người nghèo hết, sao mày lại bảo tao tham lam cái gì?Quỷ đáp:
- Mày không tham lam vàng bạc của cải, mày chỉ tham lam linh hồn người ta. Mày ra công sức cướp lấy linh hồn những kẻ làm đầy tớ cho tao và đang ở dưới quyền của tao. Mày có sức cướp được bao nhiêu linh hồn thì mày đã cướp bấy nhiêu, nhưng tao sẽ lấy lại. Mày là đứa nói dối. Từ xưa đến giờ, mày nói nhiều lần là mày sẽ nghỉ, xin về hưu, không coi sóc xứ này nữa. Sao mày không về hưu, không đi khỏi xứ này đi? Sao mày cứ ở đây mãi vậy? Có nhiều người đã xin về hưu, xin nghỉ mọi việc. Trong khi mày mỏi mệt, đã khó nhọc nhiều sao mày không bắt chước các người ấy mà xin về Lyon. Nhưng mày có vềLyonthì mày cũng sẽ tham lam như ở đây, chứ chẳng không đâu! Có lần mày muốn tìm nơi vắng vẻ mà ăn năn đền tội và dọn mình chết, sao không làm đi? Sao ở đây mãi vậy?(Hai điều quỷ nói trên đây là đúng vì cha Gioan đã dự định về Lyon và cha muốn bỏ xứ, tìm nơi vắng vẻ để ăn năn đền tội)

Cha Gioan hỏi quỷ:- Mày còn kêu trách tao điều gì nữa?Quỷ đáp:
Ngày lễ Chúa Nhật vừa rồi, tao đã làm cho mày bối rối đang lúc mày làm lễ, mày có nhớ không? Ngày hôm nay mày nhận được một lá thư của người mặc áo tím gửi cho, nhưng bởi tao làm cho chia trí, người ấy đã quên một điều can hệ trong thư ấy, về sau người ấy nhớ lại nhưng đã muộn vì thư đã gửi rồi.(Hai điều quỷ nói đây là thật vì chính cha Gioan kể: "Vào Chúa Nhật thứ hai sau lễ Hiển Linh, từ lúc bắt đầu lễ cho tới lúc đọc Thánh Thư, cha thấy bối rối khó chịu lắm, cha chưa bị như thế bao giờ. Ngay hôm ấy cha cũng nhận được thư của đức giám mục gửi").

Cha Gioan hỏi:
Đức giám mục có cho tao về hưu và nghỉ việc coi sóc linh hồn người ta không?

Quỷ đáp:
Dù nó thương mày lắm thì nó cũng chẳng cho mày điều ấy. Nếu mà không có con kia (nó ám chỉ Đức Maria) thì mày đi khỏi xứ này lâu rồi. Chúng tao đã làm hết sức để xúi tên mặc áo tím đưa mày ra khỏi nơi này nhưng không được, vì con ấy không cho mày ra khỏi xứ này. Người mặc áo tím cũng có tính tham lam chẳng kém mày bao nhiêu. Nó cũng làm rầy rà, làm khốn cực tao lắm nhưng đôi khi tao lừa được nó. Thí dụ: Trong địa phận có một thói xấu thiệt hại lắm, mà nó không biết để trừ khử đi vì tao che mắt nó, không cho nó xem thấy.

Ớ Cóc đen kia! Mày hãy giơ tay tha tội cho tao. Mày hay tha tội cho những đứa tội lỗi man trá chẳng kém tao bao nhiêu. Mày dại nếu nghĩ rằng: những đứa mày giải tội cho đều thật lòng ăn năn và được khỏi hết mọi tội, nhưng không được tất cả đâu, vì có người không thật lòng ăn năn, lại có người thật lòng và được khỏi tội bấy giờ nhưng chẳng bao lâu nó lại sa ngã mà về làm tôi tớ của tao. Trong những con chiên xứ Ars của mày cũng có một số người có tên trong sổ người làm đấy tớ của tao.

Cha Gioan hỏi:- Vị linh mục kia thế nào? Mày có tin ông ấy không?(Cha Gioan kể tên một vị linh mục đạo đức sốt sắng)
Quỷ đáp
Tao ghét nó lắm.(Vừa nói vừa tỏ nét mặt giận dữ)Cha Gioan hỏi:- Còn vị linh mục này thế nào?
(Vị linh mục này mang tiếng khô khan, chểnh mảng)Quỷ đáp:- Tên này tử tế lắm! Tao muốn thế nào thì nó cho tao như vậy, không ngăn trở tao bao giờ. Trong lũ cóc đen chúng bay cũng có nhiều người đàng hoàng tử tế, không rầy rà, làm khốn tao như mày đâu. Chúng nó và bọn tao là bạn hữu chí thiết với nhau. Tao giúp lễ chúng nó. Chúng nó làm lễ cho tao.Cha Gioan hỏi:
Mày có giúp lễ cho tao bao giờ không?
Quỷ giận dữ, văng tục rồi nói:- Mày hỏi lắm vậy? Nếu không có con kia che chở mày (quỷ ám chỉ Đức Mẹ) thì tao đã triệt hạ mày từ lâu rồi, nhưng để từ từ, mày còn sống nhưng có ngày tao sẽ triệt mày. Từ xưa đến nay, tao đã đánh ngã biết bao người giỏi giang, mạnh mẽ hơn mày. Sao mày thức sớm quá làm gì? Tên mặc áo tím đã bảo phải giữ mình cho vừa phải, không được làm việc cực nhọc quá, sao mày không vâng lời nó? Phép chỉ buộc làm lễ và đọc kinh Nhật Tụng thôi, sao mày cầu nguyện đêm ngày làm chi? Luật chỉ buộc giảng lễ ngày Chúa Nhật, lễ trọng và các ngày trong tuần tĩnh tâm thôi, sao mày giảng giải và cắt nghĩa giáo lý hết mọi ngày trong tuần vậy? Mày không sợ người ta nghe mãi mà chán sao?

Có nhiều linh mục cả đời có soạn được một bài giảng nào đâu, chỉ mượn bài của người khác. Cũng có nhiều linh mục chẳng dọn bài hay chỉ làm qua lần chiếu lệ; thế mà bấy nhiêu người ấy vẫn giảng được, sao mày không bắt chước nó? Sao mày thức khuya khó nhọc, hao tổn tinh thần dọn bài giảng kỹ càng làm chi vậy? Khi mày cắt nghĩa giáo lý, có nhiều người thích nghe nhưng cũng có người chán nản buồn ngủ.

Cha Gioan lại hỏi:- Mày nghĩ thế nào về những người rượu chè cờ bạc, trai gái, xem hát, lấy của người khác lỗi đức công bằng?Quỷ đáp:
Những kẻ ấy là chân tay của tao, tao thương chúng cách riêng
Cha Gioan hỏi quỷ những điều ấy trước bàn thờ kính Thánh Gioan Baotixita vào chiều ngày 23 tháng 1 năm 1840, có tám người làm chứng. Sau đó mấy năm, cha Gioan trừ quỷ ám vào một người đàn bà khác thì quỷ cũng dùng miệng người ấy mà nói với cha rằng:
- Ôi! Mày làm khổ tao là dường nào! Nếu như thế gian này có ba đứa như mày thì tao mất hết mọi đầy tớ, không còn ai theo tao nữa. Mày đã cướp của ta hơn tám chục ngàn linh hồn những kẻ làm tôi tớ cho tao rồi, mày còn muốn cướp thêm mấy chục ngàn nữa?Theo quy tắc của Giáo Hội, để được trừ quỷ phải được đức giám mục cho phép đặc biệt. Nhưng cha Gioan nghĩ mình không có nhân đức và công nghiệp để cáng đáng việc ấy nên không dám xin đức giám mục. Khi có ai đem người bị quỷ ám đến thì cha bảo nó kêu van cầu xin thánh nữ Philomena một tuần chín ngày, sau đó làm dấu Thánh Giá trên người bị quỷ ám thì quỷ xuất ra ngay.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: TIỂU SỬ THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY 12 years 2 months ago #1598


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Xứ Ars Biến Đổi


Cha Gioan đi nhận xứ Ars ngày 20 tháng 2 năm 1818. Khi gần đến nơi, từ xa làng Ars thấp thoáng những nóc nhà chen lẫn giữa những lùm cây, cha quì xuống bên đường mà xin Thiên Chúa thương đến đoàn chiên mà mình sắp chăn dắt. Làng Ars rất nhỏ, chỉ có khoảng hai trăm người. Phần lớn các gia đình chỉ đủ ăn mặc chứ không giầu có. Vì ruộng nương tuy nhiều, đất đai tuy rộng nhưng cằn cỗi khó khai khẩn, và nếu chịu khó cày sâu cuốc bẫm thì không đến nỗi túng thiếu. Nói chung, giáo dân ở đây cũng tốt và kính trọng các linh mục, nhưng vì suốt thời gian cách mạng cấm đạo, không có linh mục coi sóc dạy dỗ và khuyên bảo nên đâm ra mê muội, lười biếng đọc kinh dự lễ, chịu các bí tích và không chịu học giáo lý.

Khi cha Gioan mới về, ngày thường chỉ năm ba người đàn bà dự lễ. Ngày Chúa nhật, lễ trọng không mấy người bỏ lễ nhưng chỉ đi cho có lệ, rất uể oải. Khi cha giảng thì kẻ ngủ, người ngáp vắn thở dài, tỏ vẻ chán ngán bài giảng, chỉ muốn cho chóng qua. Vừa xong lễ, mọi người ra về hết, không ai ở lại cám ơn rước lễ. Ban chiều không mấy người đến chầu Mình Thánh và ban tối không ai đến nhà thờ đọc kinh chung. Tóm lại, người ta chỉ giữ đạo theo luật thôi chứ không thực hành việc đạo đức nào.

Ngày lễ, đàn ông kéo nhau vào hàng quán nhậu nhẹt say sưa, cãi nhau rồi đánh lộn. Thanh niên nam nữ và trẻ con thì tụ tập ca hát nhảy múa cho tới tối. Ngày lễ trọng chỉ được vài mươi bà xưng tội rước lễ, còn đa số chỉ xưng tội chịu lễ một lần trong mùa Phục sinh. Có ít người khô khan, ba bốn năm mới xưng tội một lần. Chính ngày lễ Thánh Sixtô, quan thầy giáo xứ cũng chẳng có mấy người dự lễ và xưng tội rước lễ, người ta chỉ mê ăn uống, say sưa, xem chèo xem hát và khiêu vũ cả ngày.

Trong làng ngoài đồng không ai ăn cắp ăn trộm nhưng những người làng Ars mang tiếng là gian xảo, mua bán không thật thà, đong vơi, cân thiếu, buôn bán đồ giả mà không oan tí nào, vì những người làng Ars không ai là không có tật xấu này. Các ngày Chúa nhật và lễ trọng, họ không ra đồng làm việc nhưng ở nhà đan lát, may vá và luôn tay làm việc vặt cả ngày. Trong mùa gặt hái, sau khi dự lễ xong người ta ra đồng làm việc, không kiêng việc xác.

Cha Gioan thấy con chiên khô đạo và lỗi luật Giáo Hội như vậy nên ngài lo lắng buồn phiền và thương xót cho họ. Cha nhớ đến giáo dân làng Dardilly và Ecully có lòng sốt sắng, năng đi nhà thờ đọc kinh cầu nguyện, và siêng xưng tội, chịu lễ thì cha càng buồn phiền hơn nữa nhưng cha không ngã lòng.

Ngã lòng là do bởi tính kiêu ngạo và cậy sức riêng mình, mà cha Gioan thì rất khiêm nhường, biết mình là người kém khả năng, chẳng có nhân đức nên cha không hề cậy sức riêng, chỉ cậy vào quyền năng của Thiên Chúa thôi. Cha tin vững vàng rằng ai được Thiên Chúa giúp sức thì làm được hết mọi việc, không việc gì là không làm được nên cha luôn khiêm nhường cầu xin Thiên Chúa thương đến mình và đoàn chiên nhỏ bé của mình. Cha xin Chúa giúp sức để có thể chu toàn điều đã được giao phó là sửa sang việc đạo trong giáo xứ này.

Trong Kinh Thánh có chép: "Ai hằng trông cậy Chúa vững vàng thì sẽ được toại nguyện". Và cha Gioan đã trông cậy nài xin Thiên Chúa ban ơn giúp sức cho cha giúp con chiên bỏ đàng tội lỗi để trở nên đạo đức sốt sắng, và cha đã không uổng công trông cậy. Sau tám chín năm, giáo dân xứ Ars đã biến đổi, bỏ các tính mê nết xấu và trở nên đạo đức sốt sắng hơn các giáo xứ lân cận. Xứ Ars trở nên một hình bóng của thiên đàng nên cha Gioan rất vui mừng. Có một lần cuối tuần đại xá cha nói mấy lời khen con chiên đã thay đổi tính nết rằng:
- Giáo xứ Ars đã khác ngày xưa nhiều lắm. Giáo xứ chúng ta chẳng những đã sống khá tốt mà còn sốt sắng ngoan đạo hơn giáo dân các xứ khác. Cha đã đi giảng dạy cùng giải tội ở nhiều xứ, cha thấy không xứ nào giáo dân sốt sắng ngoan đạo bằng giáo xứ này.

Giáo dân xứ Ars bỏ đàng tội lỗi, bỏ tính khô khan và trở nên sốt sắng, trước hết là do Thiên Chúa soi trí mở lòng, sau là nhờ cha Gioan khó nhọc nhiều năm tháng và dùng nhiều phương cách nên mới được như thế. Điều cha Gioan làm được trong giáo xứ Ars xưa, ngày nay các linh mục cũng làm được trong giáo xứ mình như vậy, miễn là các ngài phải trông cậy Thiên Chúa vững vàng cùng cầu xin và dùng những cách thế mà cha Gioan đã dùng. Giáo dân chẳng tự nhiên mà nên đạo đức sốt sắng, nhưng nhờ linh mục thánh thiện đạo đức luôn dạy dỗ, khuyên bảo và thúc giục luôn. Giáo xứ nào linh mục thánh thiện thì giáo dân đạo đức, xứ nào linh mục đạo đức thì giáo dân bình thường, còn xứ nào linh mục bình thường thì giáo dân tội lỗi, lời các thánh xưa đã dạy như thế.
Những Sự Khốn Khó Xảy Ra Bởi Ma Quỷ


Chắc chắn ma quỷ giận ghét và quấy phá các thánh, những ai đọc hạnh các thánh đều biết điều ấy. Khi xưa ma quỷ đã cám dỗ Chúa Giêsu nơi hoang địa, đã quậy phá, đánh đập và doạ nạt Thánh Antôn tu rừng, Thánh Hilariô, Thánh Phanxicô. Ma quỷ cũng đã bóp cổ, cố tình giết Thánh Antôn Padua hai ba lần. Thánh nào càng làm sáng danh Chúa, càng cứu được nhiều linh hồn ra khỏi tay nó bao nhiêu nó càng giận ghét, quấy phá và cố tình làm hại các thánh ấy bấy nhiêu.

Vì cha Gioan làm sáng danh Chúa và cứu được nhiều linh hồn nên ma quỷ giận lắm, quấy phá cha suốt ba mươi lăm năm trọn. Vì cha rất khiêm nhường nên hay giấu các nhân đức và các việc lành mình làm kẻo người ta biết mà trọng kính mình; còn ma quỷ quậy phá thì cha sẵn lòng tỏ cho thiên hạ biết có ý cho người ta khinh dễ, coi thường cha như người tội lỗi.

Trước tiên, ma quỷ cám dỗ cha Gioan về sự kiên trì để chán nản bỏ việc bổn phận. Tự nhiên cha lo lắng bối rối về những tội cha đã phạm từ bé, coi những tội nhẹ của mình đã phạm trở nên thật nặng nề, ghê tởm, nghĩ rằng mình là đầy tớ vô ích, không đáng làm linh mục hướng dẫn coi sóc linh hồn người ta, ngài luôn xem thấy cửa hoả ngục mở sẵn chờ đón mình nên đêm ngày lo lắng không yên tâm chút nào.

Cha phải chịu cơn bối rối lo lắng ấy một thời gian dài nhưng vì cha tin tưởng một cách kiên vững vào Chúa Giêsu nhân lành vô cùng đã đổ máu ra cho mọi người được rỗi, nên cha có thể nói như Thánh Gióp xưa rằng: "Dù Đức Chúa Trời có giết tôi, tôi cứ trông cậy vào Người". Vì thế cha vẫn vững lòng làm các việc bổn phận của mình cách chu đáo, không bỏ một việc nào. Ma quỷ thấy không cám dỗ được cha bề trong được thì quấy phá cha bên ngoài. Cha Gioan đã kể ra những mưu chước ma quỷ làm như sau:
- Khi tôi về xứ Ars được sáu năm và đã lập viện cô nhi thì ma quỷ mới quậy phá tôi lần đầu. Có một đêm, tôi sắp đi ngủ vì đã khuya lắm thì thấy đập ở cổng ngoài ba cái rất mạnh, chẳng khác gì có người lấy búa phá cửa. Tôi ra mở cửa và hỏi "Ai đấy? Ai đấy?", nhưng chẳng có ai thưa, cũng chẳng thấy ai cả, nên tôi lại lên giường ngủ. Vừa chợp mắt, tôi lại nghe thấy đập ba cái mạnh hơn ba cái trước, mà lần này chúng đập cửa liền với phòng tôi nằm. Tôi chỗi dậy và ra hỏi như lần trước nhưng cũng chẳng thấy ai. Khi ấy, ông tiên chỉ làng Ars mới dâng cúng cho nhà thờ những đồ quý để trong phòng nên tôi đoán là kẻ trộm muốn lấy những đồ ấy chăng. Vì vậy tôi bảo với ông trưởng thôn cắt mấy người canh gác nhà xứ ban đêm. Đêm nào các người canh gác đều nghe thấy tiếng đập nơi cửa này, đẩy cửa kia rầm rầm nhưng khi chạy đến thì chẳng thấy ai.

Đêm nào cha Gioan cũng nghe tiếng đập như vậy nên sợ hãi, kinh khiếp không ngủ được, yếu nhược xanh xao hơn trước nhiều. Con chiên trong xứ thương cha và lo lắng, sợ cha sinh bệnh nên cử người cầm súng canh gác cả bốn mặt nhà xứ và cả trên gác chuông nhà thờ. Nhưng đều vô ích, vì đêm nào tiếng đập cùng đẩy cửa rầm rầm vẫn xảy ra nơi này nơi kia khiến những người canh rùng mình sợ hãi vì chẳng thấy ai hết. Có một đêm, những người canh gác sợ quá phải tri hô lên. Cha Gioan ở trong nhà chạy vội ra xem xét mọi nơi không thấy ai. Bấy giờ cha Gioan và mọi người đều tin là ma quỷ làm những việc ấy, chớ không phải do con người. Lúc ban đầu, cha Gioan tưởng kẻ gian làm thì sợ hãi kinh khiếp, nhưng khi cha Gioan biết chắc là do ma quỷ quậy phá, nhát mình, cha chẳng còn sợ hãi gì nữa nên bãi bỏ những phiên canh gác đêm, không cho người canh gác nữa.

Lúc đầu, ma quỷ ở bên ngoài, không vào trong nhà nhưng về sau, từ khi cha Gioan cho những người canh gác về thì đêm nào nó cũng vào trong phòng cha, đánh đổ ghế ngồi, bàn viết, mở tủ, mở rương, lục lạo khắp nơi và cứ liên tục kêu tên cha Gioan: "Vianney, Vianney!" Rồi chúng chửi rủa, mắng nhiếc cha là thằng ăn khoai. Có lần nó đe dọa cha rằng:
- Bớ Vianney! Ta sẽ đánh, sẽ trị mày! Tao sẽ bắt mày, này tụi tao sắp tóm được mày rồi. Có khi như thợ mộc đóng đinh vào cột nhà, cưa xà, đục chỗ nọ, khoan chỗ kia; khi thì nó lấy tay đập trên mặt bàn, trên chậu rửa mặt kêu bùm bùm như người đánh trống. Có đêm cha Gioan nghe như có toán quân tập trận ở ngoài sân, hay có người đi giày, đi guốc kêu lộp cộp ở hàng hiên suốt đêm. Có đêm nó đến giường, giật mùng rất mạnh như muốn xé nát cái mùng ra và rung giường cho cha rơi xuống đất.

Vì sao ma quỷ quấy phá cha Gioan như vậy?


Ma quỷ quấy phá cha có nhiều lý do: một là nó có ý bắt ép cha bỏ việc bổn phận, bỏ việc cứu thoát những linh hồn khỏi tay nó. Chính ma quỷ đã dùng miệng của một người đàn bà bị quỷ ám mà nói với cha Gioan điều ấy, như chúng ta sẽ thấy ở đoạn tới. Hai là ma quỷ muốn giết cha Gioan nhưng vì Thiên Chúa không cho phép nên nó quấy phá luôn. Ngủ và ăn uống là những điều rất cần cho thân xác được sống, có sức mà làm việc. Vì cha Gioan đã ăn chay hãm mình quá nhiều, nay mà không ngủ được nữa thì chỉ có chết chứ không sống được, nên ma quỷ quấy phá cha đêm ngày, không cho cha ngủ để sinh bệnh mà chết, không còn cứu được các linh hồn, không phá mưu chước của nó nữa.

Việc ma quỷ quấy phá và hù doạ cha Gioan đồn thổi ra khắp mọi nơi. Những người giáo dân lấy làm lạ không hiểu tại sao ma quỷ dám quấy phá linh mục có tiếng nhân đức như thế. Có nhiều linh mục không tin ma quỷ quấy phá cha. Các đấng ấy quả quyết rằng chẳng có ma quỷ nào quấy phá cha Gioan, chỉ bởi cha ăn chay hãm mình quá sức và thức đêm không ngủ được nên sinh bệnh tâm trí mơ màng. Nếu như cha chịu khó ăn uống, ngủ được như người ta thì sẽ chẳng còn ma quỷ nào quấy phá mình cả.

Năm 1826 là năm ban ơn Toàn Xá, cha Gioan đi giảng tĩnh tâm ở xứ kia gần Ars. Có nhiều linh mục khác cũng đến đấy nữa. Bấy giờ trong miền, người ta đang bàn tán về những việc ma quỷ quấy phá và hù dọa cha Gioan. Một hôm, đang lúc giờ cơm tối, các linh mục cũng nói đến điều ấy. Có cha chọc ghẹo cha Gioan, có đấng khuyên cha Gioan rằng:
- Cha đừng ăn chay hãm mình quá, hãy ăn uống bình thường như chúng tôi thì cha sẽ khỏi bị ma quỷ quấy phá.

Lại có linh mục nói nặng lời, làm buồn lòng cha Gioan: "Cha bị bệnh tâm trí, cha thuộc loại dở người" và nhiều điều khác nữa.

Cha Gioan im lặng không thưa lại lời nào. Nửa đêm, lúc mọi người trong nhà xứ ngủ yên, bỗng dưng nghe tiếng đập và tiếng đẩy cửa rầm rầm, nhà cửa chuyển động, nghiêng bên này xiên bên kia như gần sập. Lập tức mọi người thức giấc, sợ hết vía. Các đấng chạy đến phòng cha Gioan nằm, thấy cha đang ngủ mệt, liền đánh thức dậy và nói:- Cha dậy đi vì nhà sắp sập rồi.Cha Gioan đáp:- Các cha đừng sợ, xin các cha cứ nghỉ đi.Các cha thấy cha Gioan ung dung, bình tĩnh thì bớt sợ hãi mà đi ngủ.

Độ một tiếng sau, lúc cả nhà còn đang ngủ thì nghe tiếng gọi mở cổng. Cha Gioan dậy mở cổng thì gặp một người rất khô khan tội lỗi từ xa đến xin xưng tội. Cha đưa người ấy vào nhà thờ để giải tội, rồi cha ở lại nhà thờ đọc kinh cầu nguyện cho đến giờ làm lễ.

Đêm nào ma quỷ cũng quấy phá cha, không cho ngủ. Cha vui mừng vì biết đó là dấu hiệu sắp có người khô khan tội lỗi tìm đến mình để xưng tội. Mà thật như vậy, vì khi mở cổng nhà xứ để ra nhà thờ thì cha thường gặp người tội lỗi ăn năn trở lại đến xưng tội với cha, ma quỷ biết nên nó tức giận, ghen ghét và quấy phá như vậy.
Ma quỷ không chỉ quấy phá cha Gioan một kiểu cách, thỉnh thoảng nó lại đổi kiểu. Có đêm nó nằm dưới gầm giường của cha mà la hét, có lúc nó chui rúc vào trong cái gối của cha mà rên rỉ cả đêm như cha bị bệnh. Có một đêm nó lấy hình chiếc gối mềm như bông, khi cha Gioan gối đầu vào thì nó kêu: "Ui da, ui da!" Lần ấy cha kinh khiếp quá sức.

Năm 1826 cha đi giúp tĩnh tâm ở một xứ lân cận, đem nhiều người tội lỗi về với Chúa nên ma quỷ quấy phá cha dữ lắm. Đêm nào nó cũng kéo giường cha nằm, kéo đi kéo lại trong phòng cả đêm. Một lần cha ngồi giải tội mà thấy toà giải tội và ghế cha ngồi tròng trành, nhấp nhô như thuyền nhỏ đi trên sông lúc sóng lớn.
Cha Gioan có treo ở ngoài cửa phòng một mẫu ảnh Đức Mẹ mà cha rất tôn kính và yêu mến ảnh ấy cách đặc biệt. Ma quỷ biết như thế nên chọc tức cha bằng cách lấy bùn dơ bôi vào ảnh ấy, đêm nào cũng bôi bùn vào ảnh nên cha Gioan phải cất ảnh đi.

Ma quỷ hay đốt nhà người ta, điều này có thật vì có nhiều câu truyện làm chứng. Nó không đốt nhà cha Gioan nhưng đốt giường cha nằm. Sáng ngày hôm ấy, người ta thấy khói trong phòng cha Gioan thoát ra lối cửa sổ nhiều lắm. Khi đến xem, họ thấy giường chiếu, mùng mền và mấy mẫu ảnh đã cháy ra tro và lửa vừa mới tắt. Lúc ấy, cha Gioan đang làm phép ảnh tượng ngoài nhà thờ, cha bảo với vị linh mục kia rằng:
- Con nghèo chỉ có mỗi cái giường thôi mà ma quỷ cũng vừa đốt rồi.

Không ai kể hết các cách ma quỷ quấy phá cha Gioan. Cha có một bình sứ đẹp đựng nước phép trong phòng, ma quỷ cũng đập cho vỡ nát. Cha có một hũ thuốc để bóp chân nó cũng đập vỡ luôn. Có một linh mục thân quen đến thăm cha Gioan, ở lại xứ Ars một tuần lễ và nằm cùng phòng với cha Gioan. Sau đó có người hỏi cha ấy rằng:
- Cha nằm trong phòng cha Gioan một tuần lễ có nghe thấy ma quỷ làm gì không?
Linh mục ấy đáp:
- Đêm nào cũng nghe tiếng ma quỷ chạy ầm ầm trong phòng; khi thì nó lật đổ ghế ngồi, bàn viết, lúc thì nó la lối, cứ tên tục cha Gioan mà réo: "Ớ Vianney! Vianney ơi! Mày cút đi! Chứ mày ở lại đây làm gì? Sao không xin về hưu đi? Sao không xin người mặc áo tím về quê ở ẩn đi?" Và nhiều điều khác nữa.
Nghe những điều ấy tôi khiếp sợ, rợn tóc gáy nhưng thấy cha Gioan đang ở bên cạnh nên tôi bớt sợ.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: TIỂU SỬ THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY 12 years 2 months ago #1596


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Gioan Vianney Trở Về Học Latinh


Những người trong xứ Dardilly, Ecully và nhất là gia đình ông Mátthêu không nhận được tin gì về Gioan thì đoán là cậu đã tử trận. Nhưng cha Balley, cha chánh xứ Ecully tin tưởng Chúa sẽ phù hộ và đưa Gioan về nhà bằng yên, để cậu làm linh mục, cứu nhiều linh hồn về với Chúa.

Cha mẹ Gioan không những phải đau khổ vì không được tin gì về con mình, còn sống hay đã chết, mà họ còn bị phiền nhiễu bởi quan quân thỉnh thoảng lại đến khám nhà, vu vạ cho ông Mátthêu che giấu con mình ở đâu đấy, nên họ cứ đe dọa bỏ tù ông Mát-thêu.

Sau khi Gioan ẩn náu ở làng Noe hơn một năm, cậu mới có dịp gửi thư về nhà hỏi thăm sức khỏe cha mẹ. Mẹ của Gioan biết chắc con mình còn sống thì nước mắt chan hòa vì quá vui mừng, nhưng cha của Gioan không muốn con mình vi phạm luật quốc gia để trở thành tội phạm nên viết thư buộc con phải ra đầu thú với chính quyền và phải đi lính cho tròn bổn phận công dân. Lúc đó, em trai của Gioan, dù chưa tới tuổi lính, cũng xin tình nguyện đi lính thay cho anh, để anh ở nhà đi học, với điều kiện là Gioan phải nhường phần gia tài đáng giá ba ngàn quan cho mình. Gioan thường ước ao được ở nhà đi học để làm linh mục nên sẵn lòng nhường phần gia tài của mình cho em. Vì vậy Gioan được ở nhà không phải đi lính.

Khi mọi việc đã sắp xếp với chính quyền xong, Gioan từ giã làng Noe về lại Ecully để học tiếp tiếng Latinh. Người làng Noe thấy Gioan bỏ làng về quê quán, ai nấy đều thương tiếc. Kẻ khóc, người đem tiền bạc đưa tiễn Gioan. Có một bà nhà nghèo, tài sản chỉ có một con heo và một con dê, bà bán con heo lấy tiền cho Gioan đi đường và nài ép cho tới lúc cậu chịu nhận mới thôi.

Gioan dạy học ở làng Noe được mười bốn tháng, sau đó trở về làng Ecully học Latinh với cha Balley, là cha xứ và cũng là cha linh hướng của mình, cậu cảm thấy thật hạnh phúc sung sướng. Cậu về làng Ecully học được ba tháng thì mẹ cậu qua đời. Gioan nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ, cũng như đã lo lắng cho mình được học tiếng Latinh thì khóc lóc thảm thiết, nhưng khi nghĩ lại thánh ý Chúa đã định cho người mẹ được ơn chết lành, được rỗi linh hồn và an nghỉ trong Chúa đời đời thì cậu mới bớt ưu phiền.

Gioan Vianney Học Triết Thần


Gioan học trường Latinh đã bảy năm, cha Balley thấy cậu lớn tuổi nên cho cậu học triết vào tháng 11 năm 1812.

Ở trường Latinh, Gioan vất vả khổ cực một phần thì khi ở trường triết học, cậu phải xấu hổ khổ cực gấp mười lần. Trong hai năm, so với các sinh viên cùng trường, Gioan là người lớn tuổi nhất và cũng khờ khạo dốt nát nhất. Giáo sư dạy triết giảng và cắt nghĩa bằng tiếng Latinh, sách học cũng in bằng tiếng Latinh, sinh viên đọc bài và trả lời câu hỏi của giáo sư cũng bằng tiếng Latinh, không được nói tiếng Pháp. Vì danh từ và ngữ vựng Latinh của Gioan quá ít, không đủ để hiểu sách mình đọc, không hiểu điều giáo sư cắt nghĩa, do đó cũng không trả lời được điều nào. Những sinh viên khác, dưới hai mươi tuổi, thấy Gioan đã trên hai mươi mà dốt nát, kém cỏi nên hay cười nhạo cậu.

Gioan thấy mình đần độn, tối dạ hơn mọi người, lại thấy chúng bạn cười nhạo thì buồn bã, xấu hổ và lo sợ mình không học được có thể bị cho về, không được làm linh mục. Nhưng cậu không hề than trách hờn giận anh em bạn mà vẫn hòa nhã, vui vẻ. Gioan biết chỉ có một mình Chúa mới có thể cứu giúp mình mà thôi, nên cậu trông cậy kêu van đêm ngày, xin Chúa soi lòng mở trí để học hành tấn tới cũng như thêm sức cho mình để chịu khó học hành. Có một số bạn học thấy Gioan hiền lành, khiêm nhường, đạo đức, giữ kỷ luật thì rất kính trọng và coi Gioan như một người nhân đức. Nhưng trong trường có đủ mọi hạng người, tốt cũng như xấu. Có một sinh viên xấu nết hay cười nhạo Gioan. Hắn thấy Gioan không buồn, không giận lại vui cười thì càng giận dữ và trêu chọc hơn nữa. Nhưng dù hắn nói thế nào hay làm gì, Gioan vẫn không đáp lại, không chấp việc hắn làm. Thấy vậy, hắn cho rằng Gioan khinh thường mình nên xông vào đánh Gioan. Dù to con và khỏe mạnh hơn, Gioan không đánh trả, mà còn quì gối xin hắn tha cho mình. Sinh viên ấy thấy Gioan nhân đức lạ lùng như thế thì nguôi giận, xấu hổ bỏ đi. Từ đấy, hắn rất kính nể và không còn trêu chọc Gioan nữa.

Gioan càng ngày càng thăng tiến trên con đường thánh thiện. Các giáo sư dạy học đều khen ngợi về hạnh kiểm của Gioan, còn về việc học thì cậu cũng tấn tới một chút so với lúc mới vào, nhưng còn kém xa chúng bạn. Đến cuối năm, tới kỳ khảo hạch, Gioan bối rối sợ hãi không trả lời được câu nào nên bề trên quyết định Gioan phải ở lại học triết một năm nữa. Cha Balley thấy Gioan buồn bã xấu hổ thì ngài xin cha giám đốc chủng viện cho Gioan về xứ Ecully học triết với ngài, và cha giám đốc ưng nhận. Cha Balley hết lòng dạy Gioan đêm ngày. Được khoảng năm tháng, cha Balley mời cha chính địa phận và cha giám đốc chủng viện đến thăm xứ Ecully. Nhân dịp đó, cha xin khảo hạch cho Gioan. Các cha thấy Gioan trả lời được các câu hỏi và các ngài cho là đủ, nên ưng thuận cho Gioan được lên học thần học.

Gioan Học Thần Học và Chịu Chức Linh Mục


Tháng 7 năm 1813, Gioan được vào trường thần học. Trong hai năm học, Gioan càng thăng tiến trong đàng nhân đức. Về đức khiêm nhường, vâng lời, giữ kỷ luật, đạo đức và các nhân đức khác thì cậu vượt xa các anh em bạn học, nhưng về sức học, dù không còn tối dạ như ngày trước, nhưng vẫn còn thua kém anh em xa lắm. Cha giám đốc có lòng thương thầy Gioan cách đặc biệt nên ngài cho một thầy khác đã cao niên và giỏi thần học để dạy riêng cho Gioan.

Bấy giờ địa phận Lyon cùng các địa phận khác trong nước Pháp thiếu linh mục trầm trọng. Có nhiều giáo xứ không có linh mục coi sóc nên việc đạo đức chểnh mảng, thiệt hại nhiều cho giáo dân. Vì thế, những thầy ở lớp của Gioan mới học thần học có bốn năm tháng thôi, đều được cha giám đốc chủng viện cho chịu chức năm. Phần thầy Gioan Vianney, các giáo sư thấy hạnh kiểm của thầy thì tốt nhưng việc học thì kém quá nên họ rất phân vân. Có người bàn nên cho thầy về nhà vì tối dạ quá không học được. Trong lúc đắn đo như vậy, các ngài đệ trình sự việc cho Tòa Giám Mục để xin đấng bản quyền suy xét.

Bấy giờ đức giám mục đi vắng, cha chính địa phận đại diện đức giám mục khảo hạch khả năng thần học của các thầy. Cha chính đã biết rõ về thầy Gioan qua cha Balley, và vì tin lời cha Balley, cũng như biết cha là người đạo đức thâm trầm nên ngài gọi Gioan đến và khảo hạch riêng trong phòng. Gioan trả lời những câu hỏi của cha chính cũng vừa đủ không đến nỗi kém quá nên ngài bằng lòng cho Gioan chịu chức năm. Khi các giáo sư dạy thần học trình bày cho cha chính biết trường hợp của Gioan, và muốn biết quyết định của ngài như thế nào, cha chính hỏi:
Về lòng đạo đức sốt sắng của Gioan thế nào? Có lòng yêu mến Thiên Chúa không?
Các giáo sư đều trả lời:
Về phần đạo đức sốt sắng, cách ăn ở khiêm nhường cùng các nhân đức khác thì Gioan hơn hẳn anh em bạn học, chỉ mỗi tội là học quá kém thôi.
Nghe thế cha chính trả lời:
- Ta bằng lòng cho thầy Gioan chịu chức năm, thầy có thiếu điều gì thì Chúa sẽ bù đắp cho.

Ngày 2 tháng 7 năm 1814 thầy Gioan Vianney chịu chức năm tại nhà thờ Chính Tòa Lyon.Không ai kể hết nỗi vui sướng cùng tâm tình tạ ơn Thiên Chúa của thầy Gioan trong ngày ấy. Khi lễ truyền chức vừa kết thúc, mọi người hát kinh Benedictus, Tạ ơn Thiên Chúa, đến câu "Et tu, puer propheta Altissimi vocaberis", thầy Gioan hát lời ấy thật lớn tiếng và sốt sắng đến nỗi ai ai cũng nghĩ rằng mai này thầy Gioan sẽ là tiên tri, làm nhiều điều sáng danh Chúa.

Năm sau, ngày 23 tháng 7 năm 1815, thầy Gioan chịu chức sáu. Trong những người chịu chức sáu cùng với thầy Gioan, có hai vị ngày nay đã được Giáo Hội tôn phong lên bậc Chân Phước. Cùng năm ấy, ngày 13 tháng 8, thầy Gioan chịu chức linh mục, khi đó thầy đã hai mươi chín tuổi.

Cha Gioan từng phải vất vả khó nhọc và chịu nhiều xấu hổ cay đắng suốt mười hai năm trọn cho tới ngày tiến chức linh mục nên cha vui mừng và tạ ơn Chúa biết là chừng nào. Bởi vì cha khiêm nhường không tỏ lộ cho ai biết, nhưng qua những lời cha nói sau này về sự cao trọng của thiên chức linh mục, chắc hẳn khi ấy cha đã tạ ơn Thiên Chúa biết là chừng nào!

Cha Gioan Vianney Về Giúp Xứ Ecully


Những ngày tạ ơn sau khi cha Gioan chịu chức linh mục đã qua, đức giám mục bổ nhiệm cha về làm phụ tá cho cha Balley xứ Ecully. Cha Balley thấy Gioan là học trò mình đã thương yêu và dạy dỗ khó nhọc lâu năm được chịu chức linh mục, mà còn được về xứ Ecully giúp đỡ mình nữa thì cám ơn Chúa và Mẹ vô ngần. Cha Gioan lại càng vui mừng hơn nữa vì ngài thật lòng muốn đền đáp ơn nghĩa cho cha Balley là cha linh hướng, là thầy dạy, là người bảo hộ bênh vực và lo cho mình bấy lâu nay. Giờ đây cha Gioan còn được cha Balley hướng dẫn chỉ bảo cho biết cách làm việc, cùng tập nhân đức cho xứng với chức linh mục.

Giáo dân xứ Ecully cũng mừng lắm, vì họ biết cha Gioan nổi tiếng nhân đức ngay từ khi còn là học sinh trường Latinh, cho nên ngày nay khi làm linh mục, chắc chắn ngài phải nhân đức hơn bội phần. Riêng cha Gioan được về giúp xứ Ecully và làm phó cho cha Balley thì rất vui mừng nhưng vẫn phải chịu một điều xấu hổ và đau lòng. Đó là khi đức giám mục bổ nhiệm linh mục nào đi coi xứ thì cũng ban cho khả năng giải tội và thi hành các bí tích cho giáo dân trong xứ ấy. Nhưng cha Gioan, khi về giúp xứ Ecully thì chưa được cho phép để giải tội.

Đức giám mục bắt cha phải học lại thần học với cha Balley một thời gian nữa mới được giải tội. Cha Gioan lấy điều này làm tủi thân xấu hổ lắm nhưng vì khiêm nhường nên cha vâng lời đức giám mục, là người đại diện cho Chúa, và chịu khó học đi học lại sách luân lý thần học hai ba lượt. Sau đó cha Balley trình với đức giám mục, ngài mới ban năng quyền giải tội cho cha Gioan.

Khi vừa được đức giám mục ban cho quyền ấy, giáo dân đua nhau đến xưng tội với cha. Cha Gioan hiền lành hay thương xót, lại có ơn đặc biệt khuyên bảo được kẻ có tội; ai nghe lời cha khuyên bảo đều ăn năn ghét tội và yêu mến Thiên Chúa, do đó người nào đã đến xưng tội với cha một lần thì cứ muốn xưng mãi với cha, không muốn xưng tội với cha khác.

Trong hai năm, cha Gioan làm phó xứ cho cha Balley, ngài cố gắng thăng tiến trên đường nhân đức và chu toàn các bổn phận của mình một cách kỹ càng chu đáo. Cha chính, cha phó hòa thuận yêu thương nhau, ở với nhau một nhà, ăm một mâm, đọc kinh Nhật Tụng với nhau, siêng năng chầu Mình Thánh như nhau.

Cha Gioan yêu mến cha Balley như con yêu cha, học trò yêu thầy. Quả thật, cha Balley là một vị thánh, là gưỡng mẫu của mọi nhân đức, cha làm lễ nghiêm trang sốt sắng như một thiên thần. Chỉ cần thấy cha quì nghiêm trang, nhìn say đắm vào nhà tạm lâu giờ, ai ai cũng sinh lòng yêu mến Chúa. Cha hiền lành, khiêm nhường, chăm chỉ thi hành bổn phận của mình mà không hề tiếc công, tiếc sức. Khi có tiền, cha bố thí cho người nghèo; cha chỉ ăn ngày có một bữa mà lại ăn kham khổ, chẳng mấy khi cha ăn thịt cá nên thân xác còm cõi, mặt mày hốc hác.Khi cha Gioan đã già, ngài kể chuyện cha Balley hãm mình như sau:
- Thỉnh thoảng nhà bếp dọn thịt cho chúng tôi ăn nhưng cha Balley không ăn miếng nào. Tôi thấy ngài không ăn thì cũng chẳng dám ăn. Nhà bếp bưng đi bưng lại, bưng ra bưng vào cũng một đĩa thịt ba bốn ngày không thấy chúng tôi ăn thì không dọn thịt nữa. Những đồ ăn khác cũng vậy, ngài chỉ ăn qua quít một hai củ khoai, một chút canh. Ôi! Tiếc thay tôi không được ở với ngài lâu năm, vì ngài chết sớm. Nếu tôi được ở với ngài lâu thì tôi đã nên khôn ngoan và bắt chước được nhân đức của ngài một ít rồi.

Cha Gioan nói rất thật không thêm bớt. Vì cha đã cố gắng bắt chước cha Balley trong mọi sự, mà học trò cũng không kém thầy. Cha Gioan cố gắng đi đàng nhân đức, ăn chay hãm mình, phạt xác, tính tình hiền lành, khiêm nhượng hòa nhã, thương yêu mọi người nhất là người nghèo hèn hạ. Khi có đồng nào cha bố thí hết cho người nghèo. Ngài chỉ có một cái áo chùng thâm và mặc mãi cho đến khi cũ rách quá không mặc được nữa thì ngài mới chịu sắm áo khác.

Có một lần cha Balley thấy ngài mặc áo đã bạc màu thì bảo cha Gioan phải sắm áo khác sạch sẽ, xứng đáng với danh phận linh mục thì ngài vâng lời ngay và đưa tiền cho thợ may áo mới. Sau đó hai ngày, có một người mà gia đình trước kia sang trọng giàu có lắm, nay phải sa cơ thất thế, tán gia bại sản, đến xin ngài giúp đỡ. Cha đến nhà thợ may lấy lại tiền đã giao hôm trước-cũng may mà người thợ chưa tiêu--để giúp cho người đang gặp khó khăn ấy. Cha chu toàn bổn phận của mình cách sốt sắng mau mắn; người ta muốn xưng tội lúc nào, cha giải tội lúc ấy. Bất kể giờ nào có người đến đón ngài đi xức dầu kẻ liệt, dù ban ngày hay ban đêm, dù mưa gió, nắng nôi hay giá rét, cha đi ngay mà không hề chần chừ. Nghe cha khuyên bảo kẻ liệt về phúc thiên đàng, ai nấy đều cảm động muốn chết ngay, muốn từ bỏ mọi sự thế gian này để được lên thiên đàng.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: TIỂU SỬ THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY 12 years 2 months ago #1595


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
Thời Đi Học


Về cách ăn nết ở, về cách làm việc trong nhà, ngoài đồng, Gioan khôn khéo cẩn thận không thua kém ai nhưng còn về việc học Latinh thì cậu tối dạ, kém trí hơn những người khác, do đó trong những năm học ở trường Latinh, Gioan chịu bao khổ sở cay đắng và xấu hổ nhục nhã lắm. Mọi sự đều do Chúa an bài vì Chúa thường hay dùng người khiêm nhường hèn hạ trước mặt thế gian để làm những việc lớn lao vĩ đại để tỏ cho thế gian thấy quyền phép của Người. Người chọn Gioan để làm sáng danh Người trước mặt thiên hạ, làm nhiều phép lạ và cứu muôn linh hồn nên Người phải gột rửa hết tính kiêu ngạo trong lòng Gioan. Người phải hạ cậu xuống để biết mình thấp hèn, biết sống khiêm nhường, đặt mình ở dưới hết mọi người, không tin mình có nhân đức, có tài năng gì, để sau này khi làm phép lạ và bao điều tốt lành, Gioan tin là bởi quyền phép Chúa chứ không phải bởi sức riêng của mình.

Ở Châu Âu, mười chín tuổi thì đã học xong trường Latinh rồi, mà Gioan chỉ mới bắt đầu học tiếng ấy. Đã lớn mà lại tối dạ, trí hiểu đã kém mà trí nhớ còn kém hơn, nghe cắt nghĩa năm lần bảy lượt vẫn chưa hiểu. Điều này học thuộc thì quên điều trước.

Cha Balley thấy Gioan chậm hiểu thì yên ủi, khuyến khích, không hề la mắng. Gioan Vianney thấy mình học hoài chẳng được thì buồn lắm nhưng cậu không ngã lòng thất vọng, luôn trông cậy vào Chúa và cầu xin Chúa soi lòng mở trí cho mình. Cậu tin rằng Chúa sẽ ban ơn cho kẻ Người đã kêu gọi, nên không những cậu kêu xin luôn mãi mà còn làm nhiều việc lành khác như: bố thí cho người nghèo, hãm mình ăn chay, ăn cơm muối, không dùng thịt cá. Cậu cũng hạ mình ở khiêm nhường với mọi người, đến giúp việc nhà xứ như cuốc vườn, bổ củi, gánh nước, rửa bát, quét nhà như đứa làm thuê.

Lúc đó, đức giám mục địa phận là cậu của vua Napoleon đến kinh lược xứ Ecully và ban phép thêm sức cho các trẻ trong xứ và các xứ lân cận. Giáo hữu trong miền từ lâu không được thấy đức giám mục thì ước ao được gặp và họ tổ chức đón rước thật long trọng. Dịp ấy Gioan cũng được chịu phép thêm sức và có thêm tên thánh là Gioan Baotixita. Tự lúc đó cậu xưng mình là Gioan Maria Baotixita.

Nhân dịp chịu phép thêm sức, cậu sốt sắng cầu xin Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Thiên Chúa soi lòng mở trí để cậu học, hiểu được như chúng bạn. Dù cậu đã cầu xin lâu ngày và sốt sắng hết sức, trí khôn của cậu vẫn chậm chạp và tối tăm như trước không khá hơn tí nào, do đó cậu hoài nghi không biết Chúa có gọi mình hay không? Mình có ơn thiên triệu không? Bởi cậu hồ nghi về ơn thiên triệu nên xin cha Balley về quê thăm cha mẹ, nhưng cha không cho cậu về. Ngài dùng lời nhẹ nhàng mà khuyên bảo:
- Gioan Vianney ơi! Sao con ngã lòng? Sao con muốn về nhà? Con mà về lúc này thì cha mẹ sẽ giữ con ở nhà, không cho đi học nữa, mà con không làm linh mục, không đem nhiều linh hồn về cho Chúa thì thiệt hại cho con lắm.

Gioan nghe lời ấy thì hối hận tự trách mình đã ngã lòng và cậu vâng lời cha Balley ở lại, dốc lòng kêu xin, trông cậy Chúa, Mẹ vững vàng hơn. Cậu muốn đi viếng mộ Thánh Phanxicô Regis, thánh nhân là người khi xưa đã giảng đạo trong miền ấy, để xin thánh nhân cầu bầu cho mình có đủ trí khôn học những điều cần, để ngày sau được noi gương thánh nhân cứu vớt nhiều linh hồn cho Chúa. Khi đã được phép của cha Balley đi viếng mộ Thánh Phanxicô Regis, cậu đi chân không, vừa đi vừa ăn xin thực phẩm nuôi thân như những người nhân đức thường quen làm khi đi viếng mộ các thánh.

Trong những ngày đi đường, cậu phải chịu nhiều khổ cực và xấu hổ nhục nhã, phần thì chân sưng đau đớn, phần thì đói khát. Vì khi xin ăn, người ta thấy cậu vóc dáng khỏe mạnh không phải dáng điệu người nghèo thì họ cho là phường trộm cắp hay người thua bạc nên mắng chửi rồi đuổi đi, không cho thức ăn gì mà lại chẳng cho ở trọ.

Chúa Giêsu hay nhậm lời những người có lòng tin. Như khi xưa Chúa phán cùng viên sĩ quan: "Ông tin thế nào thì được như vậy".

Chúa Giêsu cũng nhận lời Gioan cầu xin và lời Thánh Phanxicô Regis cầu bầu mà soi lòng mở trí cho cậu. Vì từ khi cậu đi viếng mộ thánh về thì trí khôn sáng suốt hơn trước nhiều khiến cha Balley cũng lấy làm lạ. Gioan không quên ơn Thánh Phanxicô Regis đã cầu bầu cho mình bao giờ. Cậu sắm ảnh tượng vị thánh để trong phòng và trông cậy cầu xin Thánh Phanxicô Regis.

Năm mươi năm sau, khi cha Gioan Vianney đã già, có lần ngài làm phúc cho một người ăn mày rồi bảo:
- Việc làm phúc bố thí thì dễ hơn là đi ăn mày. Khi còn trẻ, tôi chỉ đi ăn mày có một lần thôi, nhưng bất hạnh lắm, vì người ta cho tôi là thằng trộm cướp hay là đứa thua bạc nên mắng nhiếc đuổi đi, chứ chẳng cho gì cả.

Gioan Vianney Phải Đi Lính


Gioan vừa khỏi tối dạ, tâm trí mở mang học hành tấn tới theo kịp với chúng bạn thì vui mừng, nhưng chẳng được bao lâu, vì cậu vừa khỏi thập giá này, thì đã có thập giá khác. Luật nước Pháp miễn cho những người đang học làm linh mục khỏi đi lính, nhưng vua Napoleon rất kiêu ngạo, tham lam muốn chiếm cả Âu châu, bắt vua các nước khác phải thần phục mình nên đánh nhau luôn. Vì chiến tranh liên miên như thế nên hao quân tổn tướng. Năm ấy, vua đánh nước Tây Ban Nha, cần nhiều quân nên cho bắt lính cả những người đang theo học trường Latinh, cả những thầy lớp thần học sắp chịu chức linh mục. Gioan thấy mình phải bỏ học để đi lính thì buồn bã âu sầu. Dù gì đi nữa, cậu cũng phải đi vì luật pháp rất gắt gao. Ông Mátthêu thấy con buồn sầu thì cũng đau lòng lắm, ông muốn Gioan ở nhà nên không tiếc tiền, bỏ ra một ngàn quan để thuê người đi lính thay cho con mình. Có người đã nhận lời và nhận tiền để đi thay cho Gioan nhưng ngày hôm sau nó nghĩ lại, đem trả tiền không chịu đi thay. Vì vậy ngày 25 tháng 10 năm 1809, Gioan phải từ giã cha Balley và cha mẹ để lên đường nhập ngũ. Gioan rất buồn khi phải nghỉ học nửa chừng nên khi vừa đến tỉnh thì lâm bệnh, cấp trên phải đưa vào nhà thương. Sau 15 ngày nằm ở nhà thương, chỉ mới khỏe được một chút thì cấp trên đã bắt phải đi để kịp đến chỗ chuyển giao quân số. Nhưng Gioan mới đi được một ngày thì lại bị sốt nặng nên phải trở lại nhà thương... Lần nầy Gioan phải nằm nhà thương mất sáu tuần lễ mới khỏe hẳn.

Lúc Gioan đang nằm nhà thương, có người biết cậu đang học Latinh chuẩn bị làm linh mục thì muốn lo liệu cho cậu trốn lính nhưng cậu không chịu. Đúng ngày chuyển giao quân số, Gioan dậy sớm đi dự lễ, sau đó cậu còn ở lại đọc kinh cám ơn nên khi đến nơi thì đã trễ cho việc chuyển quân, binh lính đã lên đường. Vị sĩ quan coi việc chuyển quân giận lắm, ông quát tháo và đe dọa sẽ bỏ tù Gioan, nhưng sau đó thì nguôi giận mà cấp giấy cho Gioan để theo kịp đoàn quân đã đi trước.

Gioan vâng lời, tay cầm súng, vai khoác balô đi ngay. Cậu vừa rảo bước vừa lần hạt, nhưng dù đi mau hết sức cậu vẫn không thấy bóng đoàn quân đâu. Dù đã khỏi bệnh nhưng trong người chưa được khỏe hẳn nên lúc chiều về, mặt trời xế bóng thì cậu quá mệt nhọc, nhưng cứ đi không dám nghỉ.

Bấy giờ, có một thanh niên đi đường thấy Gioan mệt mỏi thì hỏi thăm. Gioan thật tình kể hết mọi sự, người thanh niên ấy nghe xong và nói: "Tôi rất thông cảm với anh. Anh đưa đồ tôi mang cho và tôi sẽ dẫn anh tới nơi đóng quân của đoàn quân ấy". Gioan mừng quá liền trao súng và túi mà đi theo. Người thanh niên đi đường lộ được một đoạn rồi băng qua cánh đồng đi lên phía rừng núi. Đi cho tới nửa đêm mới tới một làng tên là Noe. Đến làng, người thanh niên gõ cửa một nhà nọ. Chủ nhà mở cửa. Hai người nói nhỏ với nhau điều gì đó rồi chủ nhà mở cửa mời Gioan vào, dọn cơm nước và chỗ cho Gioan nghỉ. Lúc ấy, Gioan không hiểu người thanh niên có ý đồ gì, mãi cho đến hôm sau mới biết.

Như đã nói, vua Napoleon quyết chiếm lấy các nước Châu Âu nên chiến tranh xảy ra liên miên, nhà vua phải tổng động viên, bắt tất cả thanh niên từ 18 tuổi trở lên phải đi lính. Trong cả nước, không mấy nhà không có tang tóc vì con tử trận nên dân chúng buồn giận kêu trách vua và tìm cách cho con mình trốn lên rừng hay ẩn kín để không phải ra trận.

Nơi Gioan đang ở là nơi rừng núi, chốn xa xôi, lính tráng không mấy khi tới nên có nhiều người trốn trong miền ấy để khỏi đi lính. Người thanh niên Gioan gặp cũng là người trốn lính, anh ta thương Gioan nên muốn lo cho Gioan trốn ở đấy khỏi đi đánh giặc. Sáng ra, anh đưa Gioan vào nhà trưởng ấp. Trưởng ấp là người hiền lành, tốt bụng. Vừa thấy Gioan, ông mỉm cười trấn an vì tưởng Gioan đến đây trốn lính như những người khác, ông nói:- Anh đừng sợ gì hết, ta sẽ liệu cho anh yên thân.

Rồi ông hỏi tên, hỏi Gioan ở nhà làm gì. Khi biết Gioan đang học Latinh có ý làm linh mục thì ông vui mừng nói:
- Ở đây có nhà trường nhưng không có thầy dạy, nếu anh bằng lòng dạy trẻ thì ta sẽ liệu nhà ở, cơm ăn áo mặc cùng mọi sự.

Ông đổi tên Gioan là Hiêrônimô nên dân làng cứ gọi Gioan là thầy Hiêrônimô. Gioan không có ý trốn lính, cũng chưa bao giờ nghĩ tới điều đó, nhưng sự việc xảy ra như vậy khiến cậu nghĩ rằng Chúa muốn cậu ở đó để dạy trẻ con trong làng.
Làng Noe rất có kỷ cương khuôn phép, dân làng hiền lành đạo đức, chỉ biết làm ăn giữ đạo vuông tròn chẳng có mấy ai ăn chơi quấy phá. Dân làng thấy Gioan chịu khó dạy dỗ con cái họ, tính nết lại nghiêm trang nết na, một tuần rước lễ ba bốn lần thì ai nấy đều kính trọng. Các em học sinh cũng rất quý mến thấy Hiêrônimô. Ban ngày thầy dạy chữ, ban đêm thầy dạy giáo lý rồi cùng đọc kinh với nhau. Những lúc dạy giáo lý, cậu cũng đọc hạnh các thánh cho các em nghe. Dần dà người lớn cũng lân la đến đọc kinh, cùng nghe đọc sách với bọn trẻ. Linh mục chánh xứ thấy Gioan có lòng đạo đức sốt sắng thì rất yêu mến.

Thỉnh thoảng quan quân đi kiểm tra, lục soát làng Noe, xem có người trốn lính nào ở đấy không. Có một lần quan quân đến bất ngờ không ai biết trước. Bí quá, Gioan phải trốn vào đống rơm, nóng nảy ngứa ngáy và ngạt thở suốt ngày. Lần đó khổ đến nỗi cậu phải nói:
- Từ bé đến giờ chưa bao giờ chịu khổ như thế.

Từ bấy giờ, dân làng sợ quan quân bắt được người trốn lính ở trong làng thì mắc tội với vua nên sắp đặt hai người nhặt cỏ ở hai đầu làng. Hễ thấy quan quân từ xa thì báo tin để đưa Gioan cùng những người khác trốn xuống hầm đào sâu dưới đất.
Đến mùa gặt hái, trẻ con phải nghỉ học ở nhà phụ làm với cha mẹ thì Gioan cũng đi làm, nay giúp nhà này, mai giúp nhà khác. Gặt hái, gánh lúa, cậu làm được mọi việc như khi còn ở nhà với cha mẹ nên dân làng, từ già cho đến trẻ, ai nấy đều yêu mến Gioan. Cậu cũng thương mến làng ấy, nên khi về già cha Gioan vẫn nhắc tới làng Noe đã thương mình trong lúc khốn khó với lòng biết ơn sâu xa.

Năm 1834, khi Gioan đang làm linh mục chánh xứ họ Ars, có một bà đã cho ngài trọ khi xưa ở làng Noe đến xưng tội với ngài. Cha Gioan vui mừng và tiếp đãi bà ấy rất lịch sự.

Ngài nói với bà ấy:
- Tôi đã xin về hưu nghỉ coi xứ. Nếu đức giám mục cho tôi nghỉ thì tôi sẽ vào nhà dòng hay về làng Noe sống hưu dưỡng và dọn mình chờ chết.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

TIỂU SỬ THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY 12 years 2 months ago #1594


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
TIỂU SỬ THÁNH GIOAN MARIA VIANNEY
Từ Thời Thơ Ấu Cho Đến Khi Làm Linh Mục Và Qua Đời

VianneyCuredArs.gif

Cách thành phố Lyon giàu có và sùng đạo khoảng một giờ đi bộ, có một ngôi làng tên là Dardilly. Làng không lớn nhưng trù phú vì đất đai rất phì nhiêu, có nhiều vườn cây ăn trái và nhất là trồng nhiều nho để ép rượu. Vì thế, dân làng tuy có đến một ngàn năm trăm người, nhưng nhiều gia đình dư ăn dư mặc chẳng mấy ai thiếu thốn.

Trong làng Dardilly có hai vợ chồng thuộc giới trung lưu khá giả, ông chồng tên là Mátthêu, bà vợ là Maria. Nếu ông Mátthêu là người tằn tiện thì nay đã giàu to, nhưng ông có lòng bác ái hay thương kẻ khốn cùng, điều này từng là truyền thống của gia đình nên ông theo gương cha ông ngày xưa. Vì hay thương người như thế nên nhà ông lúc nào cũng có những người nghèo đói. Tiếng tốt đồn xa nên người nghèo càng đến nhà ông đông hơn nữa. Ban ngày họ xin ăn, ban đêm họ xin ngủ trọ, có ngày lên đến mười lăm hay hai mươi người.

Vợ chồng ông Mátthêu luộc khoai cho người nghèo ăn bữa tối và bữa sáng, mùa đông đốt lửa để họ sưởi cho bớt giá rét và trải rơm làm đệm cho họ nằm. Bà Maria thường hay vá quần áo cũ rách của những người nghèo đến ở trọ, và nhiều khi còn tặng cho họ quần áo mới nữa.

Hai vợ chồng hiền lành, thật thà, đạo đức, tuân giữ giới răn Chúa với tâm hồn nhiệt thành như ông Giacaria và bà Isave, bố mẹ của Thánh Gioan Baotixita khi xưa. Ông bà được năm người con, một người chết khi còn bé, còn bốn người kia sống cho đến tuổi già. Còn Gioan Maria Vianney thì đi tu làm linh mục, nổi tiếng về nhân đức và rất nhiều người từ các nơi các xứ tuôn đến gặp ngài để xưng tội, và nhiều người đã được hoán cải.

Khi bà Maria mang thai Gioan Vianney, bà thường dâng con cho Đức Mẹ và nguyện dâng cậu cho Chúa để giúp việc Hội thánh. Ngày 8 tháng 4 năm 1786, bà hạ sinh con trai, ngày hôm sau linh mục rửa tội và đặt tên cho con trẻ là Gioan Maria. Bà Maria không thuê vú nuôi, chẳng những chính bà chăm sóc nuôi nấng Gioan phần xác, bà cũng dạy dỗ cho Gioan phần hồn. Khi Gioan vừa bập bẹ nói được một hai tiếng, bà đã tập cho con lập lại hai tên cực trọng là Giêsu và Maria trước nhất, bà còn tập cho con trẻ làm dấu thánh giá.

Ngày nay, có nhiều cha mẹ không dạy cho con mình điều nào về Thiên Chúa khi con còn bé, vì nghĩ rằng con trẻ còn dại, chưa có trí khôn, dù có dạy cũng mất công phí sức. Những bậc cha mẹ ấy thật lầm lẫn, vì khi trẻ con lên bốn năm tuổi thì trí khôn của chúng đã đủ sức để biết những điều mà cha mẹ dạy, và những điều ấy sẽ in vào tâm trí con trẻ mà nó sẽ nhớ mãi không bao giờ quên.

Khi đọc hạnh các thánh, chúng ta thấy Thánh Rosa de Lima, Thánh Antôn khi mới lên năm tuổi đã thề giữ mình trinh khiết suốt đời. Thánh Mađalêna De Pazi khi lên năm tuổi đã dạy những trẻ khác làm dấu thánh giá và đọc kinh Kính Mừng. Những khi mẹ của thánh nữ rước lễ, thánh nữ ngồi dựa đầu vào lòng mẹ để được ở gần Chúa Giêsu, có ý thờ phượng Chúa Giêsu đang ngự trong lòng mẹ mình. Những sự kiện ấy chứng tỏ rằng những trẻ lên bốn, năm tuổi đã có trí khôn, hiểu biết được ít nhiều những vấn đề thiêng liêng.

Bà Maria biết điều ấy nên dạy con ngay từ thuở còn bé, chẳng bỏ qua dịp nào. Khi đọc kinh chung trong nhà vào lúc chiều tối, hoặc lúc sáng sớm, hay khi nghe nhà thờ đánh chuông nguyện kinh Truyền Tin, bà bắt con quỳ gối chắp tay ở bên cạnh, khi đi nhà thờ bà cũng ẵm con theo để giúp con trẻ mến mộ việc đạo đức.

Khi cha Gioan về già, có người khen ngài có phúc vì mến mộ việc đọc kinh, thờ phượng Chúa suốt ngày không ngại mệt nhọc, thánh nhân trả lời:
- Mẹ tôi đã dạy tôi điều ấy từ khi còn bé. Mẹ tôi bắt phải cầu nguyện luôn và xa lánh tội lỗi.
Một lần kia mẹ tôi bảo:
- Giả như mẹ thấy anh chị em con phạm tội lỗi gì mẹ sẽ buồn lắm, nhưng nếu mẹ thấy con cũng phạm một tội ấy thì mẹ còn buồn hơn nữa.
Bà Maria nói với Gioan như thế vì biết Gioan ngoan ngoãn, dễ dạy và sốt sắng hơn những đứa con khác, bởi đó bà yêu cậu cách đặc biệt. Sau này, khi Gioan làm linh mục, cha khuyên bảo giáo dân của cha:
- Hễ cha mẹ đạo đức sốt sắng thì con cũng đạo đức sốt sắng theo. Vì khi con cái thấy cha mẹ làm việc lành chúng cũng bắt chước mà làm việc lành.
Khi Gioan lên bốn tuổi, bà mẹ cho cậu một tượng Đức Mẹ nhỏ bằng gỗ. Gioan vui mừng thích thú lắm. Cậu luôn cầm trong tay, mang theo bên mình, nếu có bỏ quên ở chỗ nào thì cậu khóc lóc, nhưng khi tìm lại được cậu vui mừng hớn hở. Mỗi một ngày, chẳng biết mấy lần, Gioan để tượng trên cao rồi quỳ xuống, chắp tay nhìn chăm chú lên tượng và đọc kinh Kính Mừng.

Sáu mươi năm sau, có linh mục giúp xứ Ars hỏi cha rằng:
- Thưa cha, cha yêu mến Đức Mẹ từ bao giờ?
Cha đáp:
- Tôi không nhớ rõ mà chỉ nhớ là tôi kính mến Đức Mẹ từ khi mới có trí khôn, và tôi kính mến Đức Mẹ trên hết các thánh khác. Khi tôi còn bé, mới độ bốn năm tuổi, mẹ tôi cho một tượng Đức Mẹ. Tôi yêu thích tượng đó lắm, tôi luôn mang theo bên mình không bao giờ rời. Ban đêm tôi cũng phải mang tượng ấy trong người mới ngủ yên được. Dạo ấy có người cho tôi một cỗ tràng hạt đẹp lắm, chị tôi thích nên cứ gạ gẫm tôi mãi. Tôi bực mình, không muốn cho nên đi nói với mẹ, nhưng mẹ tôi bảo phải cho chị ấy cỗ tràng hạt vì lòng yêu mến Chúa. Tôi vâng lời nhưng lòng tiếc cỗ tràng hạt ấy lắm.

Năm Gioan lên sáu tuổi, một hôm bà mẹ thấy vắng cậu Gioan thì chạy đi tìm khắp nơi nhưng chẳng thấy cậu đâu. Sau đó, bà thấy Gioan đang quì đọc kinh trong góc chuồng bò. Bà vừa cười vừa bảo Gioan:
- Sao con trốn ở đây để mẹ phải lo lắng tìm? Sao con lại đọc kinh nơi chuồng bò mà không đọc kinh trong nhà?
Gioan vòng tay thưa:
- Mẹ ơi! Xin mẹ tha lỗi cho con. Con vào đây đọc kinh vì ở đây vắng vẻ kín đáo, không ai xem thấy, nhưng từ nay con sẽ không vào đây nữa.
Trong Kinh Thánh nói về Tobia như sau:"Khi còn bé, Tobia không hay chơi với những đứa trẻ khác mà hay ở một mình nơi vắng vẻ cô tịch, cậu chẳng biết đường nào ngoài con đường dẫn đến đền thờ".

Gioan khi còn bé cũng giống như ông Tobia, không hề ra ngoài đường phố chơi với các trẻ khác, mà hay ở nhà với mẹ cũng như thường theo mẹ đi lễ và chầu Mình Thánh. Khi Gioan nghe tiếng chuông nhà thờ đổ liên tục như réo gọi những tâm hồn mến yêu, Gioan liền giục mẹ và các anh chị em mau đến nhà thờ. Vào trong nhà thờ, thái độ và cử chỉ của Gioan rất nghiêm trang, cậu không bao giờ liếc ngang liếc dọc, cười cợt, nói chuyện như các trẻ khác. Những người xem thấy thái độ và cử chỉ cung kính của Gioan khi thờ phượng Chúa như thế thì bảo với ông Mátthêu:
- Đứa trẻ này thế nào cũng đi tu dòng hoặc làm linh mục chứ chẳng ở ngoài thế gian.
Sở dĩ, Gioan có lòng sốt sắng yêu mến Chúa thiết tha, và ngoan ngoãn tuân giữ các phép tắc cách nết na như vậy là nhờ cha mẹ đạo đức, họ vừa lấy lời lành dạy dỗ vừa làm gương sáng cho con cái. Gia đình ông Mátthêu là hình ảnh gia đình Thánh Gia xưa ở Nazareth. Hai vợ chồng hiền lành rất yêu thương nhau, không hề cãi nhau hay mở miệng chửi rủa, mắng mỏ con cái như các gia đình khác. Phần con cái thì luôn vâng lời, thảo kính cha mẹ, chẳng bao giờ cãi lại. Rồi anh em trong nhà lại hòa thuận, rất thương yêu nhau.

Trong gia đình ấy chỉ nghe thấy những lời nói dịu dàng hòa nhã, những lời khuyên bảo tốt đẹp, chỉ nhìn thấy những gương tốt, gương sáng. Không bao giờ nghe thấy tiếng cãi cọ hay những lời phê bình, chỉ trích nói về người khác trong gia đình Gioan.

Gioan Được Rước Lễ Lần Đầu


Gioan đã mười hai tuổi mà vẫn chưa được rước lễ lần đầu vì lúc ấy nước Pháp đang xảy ra cuộc cách mạng, dân chúng náo loạn. Kitô giáo bị bách hại tan tác, những người cách mạng chém đầu vua và hoàng hậu, bắt bớ những kẻ quí tộc thuộc dòng dõi sang trọng và những ai không theo phe cách mạng. Hễ chúng bắt được người nào thì giết, bỏ tù hay lưu đày. Cuộc cách mạng cũng cấm đạo dữ dội không thua gì các vua chúa ngoại đạo khi xưa, họ bắt bớ các linh mục, tu sĩ nam nữ, tịch thu các nhà dòng cùng ruộng nương, tài sản của các dòng ấy, xâm chiếm nhà thờ ở các nơi.

Những người cách mạng không phá bỏ, không bán các nhà thờ, nhưng có nơi họ làm nhà hội họp, có nơi làm nhà hát, có nơi họ niêm phong cửa ra vào, cấm không cho ai đến đọc kinh dự lễ. Còn các linh mục, người thì trốn sang nước ngoài, người nào không muốn bỏ con chiên thì chạy lên rừng, lên núi ẩn kín trong các hang hốc hay giả làm thầy thuốc, làm lái buôn, làm đầy tớ, ẩn náu tạm bợ, khi ở nhà này, lúc ở nhà kia. Những ai trốn không kịp hay ẩn nấp không được đều bị bắt và xử trảm.

Không khí cách mạng đang còn hừng hực thì quan quân về làng Dardilly niêm phong cửa nhà thờ, và vì làng ở gần trục lộ chính nên quan quân qua lại nơi đó luôn. Linh mục chánh xứ phải trốn đi không được ở đấy. Than ôi! Trong ba bốn năm trời, con mất cha, đoàn chiên mất chủ chăn, không được dự lễ, không được xưng tội chịu lễ, không được vào nhà thờ, nên những ai có lòng đạo đức như gia đình ông Mátthêu thì đau khổ, buồn phiền biết là chừng nào! Giống như những năm mất mùa đói kém, người ta thèm khát có cái gì ăn được để bỏ vào bụng cho đỡ đói, cho khỏi chết thế nào thì trong những năm đại loạn ấy, giáo dân các nơi các xứ cũng ước ao của ăn thiêng liêng nuôi dưỡng phần hồn họ như vậy.

Những nơi hẻo lánh, xa xôi ở trên rừng, trên núi hoặc nơi đồng bằng nhưng giáo dân gan dạ, sốt sắng thì các linh mục có thể ẩn nấp được trong nhà họ. Trong thành phố Lyon và những làng mạc kế cận có khoảng gần ba mươi linh mục, các ngài ẩn nấp nơi này nơi kia trong suốt cuộc cách mạng. Ban đêm, các linh mục cải trang thành thường dân đi xức dầu cho kẻ hấp hối, hoặc khi có thể được thì làm lễ cho giáo dân trong một nhà nào đó lúc trời còn tối.

Vì Gioan lớn lên trong thời đại loạn như vậy nên không được chịu lễ lần đầu sớm, điều đó làm cha mẹ và nhất là Gioan rất buồn lòng. Cuối năm 1794, sau khi cơn bão cách mạng dịu đi phần nào, có bốn linh mục đến ẩn náu tại làng Ecully, quê ngoại của Gioan, tiếp giáp xứ Dardilly. Làng Ecully rất lớn, có gần bốn ngàn người. Giáo dân trong làng ấy ngoan đạo sốt sắng, họ gan dạ sẵn sàng chứa chấp các linh mục. Bàn ngày các ngài ẩn kín trong nhà các giáo hữu, ban đêm, các ngài giải tội, khuyên bảo yên ủi kẻ yếu lòng, dạy giáo lý cho các trẻ chưa xưng tội rước lễ lần đầu, có khi làm lễ ban đêm cho mọi người đến dự.

Khi cha mẹ Gioan nghe tin có linh mục đến trốn tại làng Ecully, hai vợ chồng và con cái luân phiên nhau đội thúng quẩy bánh, làm như đi chợ để dự lễ cùng xưng tội rước lễ cho thỏa lòng khát khao. Gioan thường theo cha mẹ cùng chị em tham dự thánh lễ, và mỗi lần như thế, cậu thường quỳ nghiêm trang, sốt sắng gần bàn thờ. Linh mục dâng lễ thấy cậu bé hay quì gần bàn thờ, nghiêm trang chăm chú, không hề quay ngang quay ngửa thì để ý đến cậu bé.

Có một lần, khi xong lễ, linh mục hỏi Gioan tên gì? Bao nhiêu tuổi? Quê ở đâu? Xưng tội đã bao lâu? Gioan thưa lại rõ ràng lễ phép. Bấy giờ, linh mục thấy Gioan đã lên mười hai tuổi mà chưa xưng tội lần nào thì bảo cậu vào tòa giải tội ngay cho, và sau đó ngài dạy giáo lý cùng kinh bổn thêm cho cậu để dọn mình rước lễ lần đầu. Chẳng biết Gioan vào tòa giải tội nói điều gì, xưng những tội nào, nhưng có kẻ sau này nghe linh mục đó nói:
- Ngài chưa gặp một con trẻ nào giữ linh hồn mình thanh sạch và tấm áo rửa tội còn toàn vẹn như Gioan.
Ở làng Ecully, có hai chị đi tu, chính quyền địa phương sau khi phá nhà dòng đã đuổi hai chị về quê quán với cha mẹ. Hai chị ấy sống rất nết na, đạo đức, nêu gương sáng về đời sống bác ái đối với người bệnh, kẻ hấp hối, cùng dạy giáo lý cho trẻ con và tập cho chúng biết cách xưng tội rước lễ. Gioan đến học giáo lý xưng tội rước lễ với hai chị nữ tu ấy ở làng Ecully, nên phải trọ nhà bà dì đủ một tháng. Hai chị thấy Gioan ngoan ngoãn nghiêm trang, lễ phép không quấy phá bao giờ, nên họ thương cách riêng và hay lấy gương Gioan để răn bảo các trẻ khác.

Khi Gioan đã học thuộc lòng các kinh và hiểu biết các điều cần thiết, cũng như đã dọn mình xưng tội rước lễ vừa xong thì có tin chính quyền đem quân đến lục soát làng Ecully, các linh mục ở đây lại vội vàng trốn sang nơi khác. Nhưng chỉ một tháng sau thấy yên, các ngài lại trở về Ecully.

Gioan được tin, vui mừng đến học cùng hai chị nữ tu ấy mấy ngày, sau đó được xưng tội rước lễ lần đầu cùng với mười lăm trẻ khác. Lúc đó Gioan đã mười ba tuổi. Vì cậu cùng các trẻ chịu lễ ban đêm, lén lút trong nhà tư nên chẳng có ai biết cậu đã rước lễ thế nào, nhưng chúng ta tin rằng cậu phải rước lễ sốt sắng lắm... Những trẻ cùng rước lễ với Gioan nói với nhau rằng:
- Gioan Vianney sốt sắng như thiên thần.
Từ ngày Gioan được rước lễ lần đầu, cậu càng đem lòng yêu mến Chúa hơn, cố gắng sống nhân đức ngày càng trọn hảo hơn. Các ngày lễ trọng trong thời cấm cách, cậu tìm cách đến làng Ecully trước khi trời sáng để dự lễ, và nhiều khi cậu đi lễ cả những ngày thường nữa, vì cậu rất quí trọng Thánh Lễ. Ai xem thấy cậu thờ lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ngự trên bàn thờ cách nghiêm trang sốt sắng cũng sinh lòng mến Chúa.

Ông Mátthêu có bệnh thấp khớp, đau đớn khó chịu lắm, có khi phải nằm bốn năm ngày mới bớt; một lần kia ông phải chứng bệnh hành hạ đau đớn hơn mọi khi, lúc đó Gioan xin phép đi lễ, ông không muốn cho đi nhưng Gioan thưa:
- Xin cha cho con đi tham dự Thánh lễ, con sẽ cầu nguyện sốt sắng với Chúa Giêsu cho cha được khỏi hay là bớt bệnh.Và điều ấy đã xảy ra như vậy.
Gioan Vianney là cậu bé dễ vâng lời, không những vâng lời trong mọi sự mà còn vâng lời mau mắn vui vẻ. Catharina, chị ruột cậu kể:
- Khi mẹ tôi bảo các em tôi làm việc gì, các em thường khó chịu, ta thán hoặc chậm chạp chán chê mới vâng lời, còn Gioan thì vui vẻ làm ngay.
Gioan có tính hiền lành, vui vẻ hòa nhã nên chẳng cãi cọ với ai, cậu cũng không nói lời gì làm mất lòng ai. Khi có ai nói xúc phạm, làm mất lòng cậu thì cậu làm thinh, vẫn vui vẻ hiền lành với người ấy nên không có ai buồn giận cậu.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 12 years 2 months ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012