Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: CÁC THÁNH TRONG THÁNG 12

CÁC THÁNH TRONG THÁNG 12 12 years 2 months ago #2325


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
CÁC THÁNH TRONG THÁNG 12

176323669.jpg


Thánh Gioan Đamacênô - Tiến Sĩ (650-749)

Một người Arab Kitô hữu quan lại cao cấp bên cạnh quốc vương Hồi Damas. Lúc lên 30 tuổi, người từ chức, phân phát của cải cho kẻ nghèo và vào tu trong đan viện thánh Sabas trong sa mạc Giuđê ở Palestine. Làm linh mục, người coi là một trong những nhà thần học Đông Phương sáng giá. Người tổng hợp đường lối thần học của các giáo phụ Hy Lạp, củng cố giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm nhập thể. Người dự vào cuộc tranh chấp về việc thờ kính ảnh tượng, lên tiếng mạnh mẽ và thành công chống lại nhóm chủ trương bãi bỏ ảnh tượng do các hoàng đế Byzance bảo trợ. Tài thi phú của Người giúp thành hình một tuyễn tập đoản ca phụng vụ còn thông dụng. Người giảng dạy việc sùng kính Đức Mẹ nhất là việc Đức Mẹ hồn xác lên trời. Người là giáo phụ Hy Lạp cuối cùng và được Lêô XIII tôn phong Tiến sĩ năm 1890.
Lễ nhớ: 4 tháng 12.

Thánh Nicolas (Giám Mục (Thế kỷ IV)

Một vị thánh rất danh tiếng nơi quần chúng dựa trên truyện thần kỳ của người tại Đông phương cũng như ở Tây phương. Chỉ biết rằng Người là Giám Mục Myre ở Tiểu Á, vào thế kỷ IV, có thể đã tham dự vào công đồng Nicê năm 325 chống lại lạc thuyết Arius và bị giam cầm trong cuộc bắt bớ dưới thời vua Diocletien.
Truyện thần kỳ cho rằng người đã làm cho ba em nhỏ bị ám sát sống lại, sau khi bị ông chủ quán giết và cho vào thùng muối thịt. Và câu chuyện Người ném qua cửa sổ ba túi tiền vàng để giúp một ông hàng xóm muốn gã chồng cho con nhưng lại không có tiền hồi môn, nên phải dạy con phải đi làm điếm.

Việc tôn kính thánh nhân rất phổ thông tại Đông phương Kitô giáo nhất là ở Hy Lạp và Russia, rồi được lan về Tây phương khi thành Mye rơi vào tay Hồi Giáo vào thế kỷ XI, thánh tích được dời về Bari. Tục lệ vào lễ thánh Nicôlas, các trẻ em ở nhiều nước Bắc Âu cũng nhữ ở Đức, Pháp nhận được nhiều hình dung nhu vị Giám mục có mũ gậy đi bên một con lừa chở nhiều quà. Người là quan thầy xứ Lorraine và xứ Russia với Thánh Anrê, đấng bảo trở các học sinh và các thủy thủ.
Lễ nhớ: 6 tháng 12.

Thánh Ambrôsiô (339-397)

Thánh Ambrôsiô sinh năm 339 tại Augusta Treverorum tức là Trèves bây giờ. Thân phụ, ông Aurelius Ambrosius, làm tổng trấn xứ Gaules và thuộc giòng quí phái thượng viện. Ambrosiô sống ở Lamã và năm 365, được bổ nhiệm cai quản các tỉnh Emilie và Ligurie. Người đặt tổng hành dinh tại Mediolanum tức là Milan bây giờ. Đầu mùa đông năm 373, Người được đề cử làm Giám mục. Với tư cách tỉnh tưởng. Người xuất hiện giữa hội đồng tranh cử để giảng hòa cuộc tranh chấp sôi nổi giữa các ứng viên, không ngờ dân chúng phấn khởi lại hô to: Ambrôsiô phải làm Giám mục chúng tôi.” Gia đình người đã theo Kitô Giáo, nhưng chính Người lại chưa chịu phép rửa tội. Ý dân là ý trời, ngày mồng một tháng 12, Người chịu phép rửa tội, thụ phong linh mục và tấn phong Giám mục, cai quản giáo phận Milan cho đến ngày qua đời, mồng 4 tháng 4 năm 397. Người học thần học, thánh kinh và đọc các sách đạo giáo dưới sự hướng dẫn của Simphecian bậc thầy cũ và bắt đầu sống một cuộc đời khổ hạnh.

Hồi ấy, Milan trở nên thủ đô của hoàng triều Tây phương và Ambrôsiô vừa là bạn, vừa là cố vấn của ba vị hoàng đế tính tình rất khác biệt nhau là Gratien, Valentinien và đại đế Theodose. Người cương quyết bảo vệ thần quyền trước áp lực của thế quyền. Bà hoàng hậu Justina, vốn ngã theo lạc giáo Ariô, làm áp lực yêu cầu thánh Giám mục nhường cho bà một thánh đường ở Milan, thánh nhân cương quyết không chịu. Trong một bài trước đại đế Theodore, người tuyên bố: “Hoàng đế ở trong Giáo Hội chứ không ở trên Giáo Hội (Intra Ecclesiam et non supra). Và Người thêm: “Trong phạm vi tín lý, Giám mục có quyền xét đoán đối với Hoàng đế, chứ không phải Hoàng đế có quyền xét đoán Giám mục.” Ambrôsiô có linh tính rằng đế quốc Lamã sắp đến ngày diệt vong, một cuộc thay đổi toàn diện sắp xảy ra. Ngài chuẩn bị cho cuộc chuyển tiếp giữa văn minh Lamã và Trung cổ. Trong cuốn Luân lý giáo sĩ, nói được là người đã Kitô hóa Sénèque và Cicéron, chuyển vận tư tưởng của hai nhà cổ học ấy sang văn hóa Trung cổ. Thì vài năm sau khi Người qua đời, dân Mandi xâm lăng đế quốc và Giáo hội có phận sự cải hóa.

Thánh nhân có một ảnh hưởng lớn trong đời sống đương thời của Giáo hội, qua lời giảng dạy và sách vở, Người đã gia nhập vào Tây phương lối hát thánh ca như ở Đông phương. Người viết về Đức tin (De fide) và về đức trinh khiết (De virginibus), viết cho em là Thánh Marcellina, nữ tu đầu tiên. Một đặc điểm lớn của người là đã làm cho Augutinô con Bà thánh Mônica, trở lại và chịu phép Thánh tẩy năm 387.

Ambrôsiô là một trong bốn thánh Tiến sĩ Giáo hội Latinh, là Thánh Augutinô, Thánh Hiêrônimô và Thánh Grêgôriô cả.
Lễ kính: 7 tháng 12.
Thánh Đamasiô I Giáo Hoàng (305-384)

Người là phó tế và cộng sự viên của Đức Liberiô, sau lên kế vị năm 366. Sau khi được chọn, người phải đương đầu với một Giáo Hoàng giã tên là Ursinius, và nhiều xáo trộn do các lạc giáo gây nên ở Antioche, Constantinople, Sardaigne và cả ở Roma. Theo sự khuyến khích của thánh Athanasiô, người triệu tập tại Lamã một công nghị để nhìn nhận lập trường của Công đồng Nicê chống lại lạc giáo Arius. Năm 382, Người công bố bản Quy Điển Thánh Kinh. Cũng vào năm ấy, người xin Hoàng Đế Lamã có một hành động khẳng định việc phủ nhận các thần ngoại giáo, là bãi bỏ tại Thượng Viện bàn thờ kính thần chiến thắng. Người mạnh mẽ đề cao quyền tối thượng của Giáo Hoàng. Người chọn thánh Hirônimô làm thư ký và trao cho việc duyệt lại bản dịch Latinh về Thánh Kinh gọi là Vulgate.
Lễ nhớ: 11 tháng 12.
Thánh nữ Lucia - Đồng Trinh Tử Đạo (thế kỷ I)

Người ta không biết gì hơn về vị thánh nữ đồng trinh này, ngoài việc người tử vì đạo tại Syracuse và việc tôn kính Người có từ thế kỷ thứ V ở Sicile.

Gần đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy tại Syracuse một hầm mộ gọi là hầm mộ thánh Lucia với ngôi mộ vị nữ thánh.

Tên của Người có nghĩa là ánh sáng (Lux), vì thế được cầu khẩn bởi những người đau mắt. Huyền thoại cho rằng trong cuộc tử nạn, Người bị mù mắt.
Lễ nhớ: 13 tháng 12.

Thánh Gioan Thánh Giá - Tiến Sĩ (1542-1591)

Sinh hạ tại Avila (Tây ban Nha), Jean de Yepes vào Dòng Camêlô năm 1563. Chịu chức linh mục năm 1567, nhưng người thất vọng vì thấy Dòng mình không còn sốt sắng như trước nữa, người muốn đi dòng khổ tu Chartreux thì được gặp bà chị nữ tu: Thánh Têrêxa Avila. Bà khuyến khích và thuyết phục Gioan hợp tác với Bà để cải tổ lại Dòng Camêlô ngành nam cũng như ngành nữ. Têrêxa đã 52 tuổi và cha Gioan mới 25. Họ khác nhau về tính tình, nhưng gặp nhau trong cùng một chí hướng, Gioan nhận hộ trợ Bà và trở nên cha giải tội của các nữ tu Dòng Camêlô Chúa nhập thể Avila từ 1572 đến 1577. Gioan lấy tên là Gioan Thánh Giá. Cuộc cải tổ khởi đầu với bao khó khăn trắc trở. Các Cha Carme đi chân không, bỏ Tây Ban Nha, cuộc cải tổ gặp sự chống đối mãnh liệt của cánh cổ điển và nhóm “dung hòa” đưa đến một cuộc tranh chấp lớn năm 1575. Năm ấy, công nghị Camêlô ở Plaisance (Ý) phản đối nhóm muốn trở về luật đầu ở Castille và đêm 4-12-1577, Cha Jean và một người bạn tại Avila bị bắt cóc còng tay và đưa về Tolède giam trong một tù ngục, không có cửa sổ, của tu viện Camêlô. Người bị giam ở đó 9 tháng nhưng không chịu bỏ ý định. Lúc ấy, người viết những trang đầy lửa mến về “Đêm tối tăm” tâm hồn. Một đêm tháng 8 năm 1578, người thoát được, nhờ thòng vãi giường và giây đánh tội, xuống song Tage và đến Dòng Mẹ Têrêxa ở gần. Người trở nên Bề trên tu viện Calvariô. Người viết hai tác phẩm danh tiếng về chiêm nghiệm vào năm Mẹ Têrêxa Avila qua đời. Người nói: “Cần phải từ bỏ mọi sự gì không thuộc về Chúa.”
Người được đức Piô XI tôn phong Tiến sĩ Hội thánh năm 1926.
Lễ nhớ: 14 tháng 12.

Thánh Phêrô Canisius - Tiến sĩ Hội Thánh (1521-1597)

Vị Tiến Sĩ được coi là tông đồ thứ hai của nước Đức. Thân phụ được bầu 9 lần thị trưởng Nimègre. Phêrô được gặp Chơn Phước Phêrô Faber, một trong những đồ đệ của thánh I-nhã, nhờ linh thao, Người vào dòng Tên và sau khi chịu chứ linh mục, Người nổi tiếng vì xuất bản những tác phẩm của thánh Cyrille Alexandria và thánh Lêô Cả. Năm 1547, Người tham dự Công đồng Triđentinô như đại diện Giám Mục Augsbourg và ảnh hưởng nhiều về cuộc cải cách Công giáo do Công đồng khởi xướng. Trở về nhà dòng. Người khởi đầu công việc lớn cuộc đời là truyền giáo cho nước Đức. Viện trưởng đại học giáo sư thần học, Người được bổ nhiệm Tổng Giám Mục mặc dầu Người không muốn. Năm 1555, Người xuất bản cuốn Giáo lý thời danh, chống lại cuốn Giáo lý Luthêrô, được tái bản 400 lần và được phiên dịch 15 ngôn ngữ.
Người là giám tỉnh đầu tiên của dòng Tên tại Đức, được sự tin cậy của Giáo Hoàng, của hoàng đế, của các quận công Bavière. Người ta gọi Người là “Vị Bonifaciô mới”. Từ năm 1580, Người hoạt động tông đồ ở Fribourg Thụy Sĩ.

Thánh nhân được tôn phong Tiến Sĩ Hội Thánh năm 1925 do Đức Piô XI.
Lễ nhớ: 21 tháng 12.

Thánh Gioan Thánh Sử (thế kỷ I)

Người là con của ông Giêbêđê, ngư phủ ở Betsaiđa hay Caphanaum trên hồ Tibêriađê. Là em của Giacôbê. Mẹ người là Salôme, có thể là chị em của Đức Mẹ. Gioan và Giacôbê được Chúa gọi là “con của sấm sét,” chắc vì tính tình nóng nảy. Với Phêrô, người thuộc nhóm môn đệ gần gủi Chúa hơn cả. Chúa chọn người để chứng kiến cuộc biến hình, cuộc hấp hối trong vườn Gietsêmani. Người “được Chúa thương yêu,” được trao phó Đức Mẹ trước khi Chúa chết trên thập giá. Người cùng Phêrô chạy ra mồ khi hay tin do Madalêna cho biết, xác Chúa không còn đó. Đức tin cho người nhận thức ngay sự quan trọng củ dữ kiện: Chúa Kitô đã sống lại. Ngày hôm ấy, Chúa hiện ra với các tông đồ. Sau ngày hiện xuống, Gioan ở bên cạnh Phêrô và Giacôbê như một thủ lãnh của Giáo Hội tiên khởi. Chúng ta không rõ người rời Giêrusalem lúc nào, nhưng chúng ta biết người qua đời tại Ephêsô (Tiểu Á) dưới thời Trajan, vào khoảng 98 và 117. Theo thánh Irênê, người bị đày một thời gian trên đảo Patmos dưới thời vua Domitien và ở đó người viết sách Khải Huyền. Về tục truyền rằng Đức Mẹ đã qua đới ở Ephêsô bên cạnh Gioan, sự khiện khó khiểm chứng; cũng như việc người bị bỏ vào vạc dầu sôi ở Lamã và an bình, chỉ là huyền thoại. Lễ Gioan trước cửa latinh ngày 6 tháng 5 đã bị bải bỏ năm 1960.

Thánh Gioan là tác giả Phúc Âm thứ tư, ba Thánh thư và sách Khải Huyền. Trong Phúc Âm, tên của người không được nhắc đến mà chỉ gọi là “người môn đệ mà Chúa Giêsu yêu mến.” Sứ điệp dựa trên hai điển ngữ chính: 1) Chúa Giêsu là Lời của Thiên Chúa (Ngôi Lời) đến để ban cho chúng ta sự sống đời đời. 2) Công bố luật điều mới của mọi đồ đệ Đức Kitô: Yêu mến như Chúa Yêu mến; sự hiệp nhất giữa các tín hữu là dấu chỉ để thế gian tin vào Đấng Cứu Thế rao giảng.

“Thiên Chúa là Tình Yêu.” Gioan là người đầu tiên giữa các triết gia, các ngôn sứ, các thánh muôn đời đã cho thấy chỉ trong tình yêu Thiên Chúa mà loài người mới được “giải thoát,” tìm thấy nguồn sống. (Gn 4, 13; 37)
Lễ nhớ: 27 tháng 12

Thánh Tôma Becket – Giám Mục Tử Đạo (1117-1170)

Sinh hạ tại Luân Đôn trong một gia đình gốc Normandie, trở thành tổng phó tế của Giám Mục Cantorbery lúc lên 37 tuổi. Cũng vào năm ấy (1154) bạn của Người là vua Henri II lên ngôi Anh Quốc và chọn Tôma làm chưởng ấn, Người hoàn thành tốt đẹp sứ vụ. Khi tòa tổng giám mục Canforbery trống ngôi và cũng là tòa thượng giáo chủ Anh Quốc (1162), Tôma Becket được chọn cũng thể theo ý nhà vua. Nhưng, trong nhiệm vụ mới, Becket không còn là người của nhà vua nữa mà là người của Giáo Hội. Vì thế, khi nhà vua do bản hiến pháp Charendon năm 1164, muốn đặt quyền xét sử của Giáo Hội dười quyền Hoàng Gia, Tôma cực lực phản đối. Đức Tổng Giám Mục phải qua Pháp lánh nạn. Năm 1170, vua Henri sợ uy quyền của Giáo Hoàng, vội làm hòa với Becket và Người trở về Anh Quốc. Tuy nhiên, giữa hai người bạn cũ, việc giao dịch vẫn căng thẳng. Một hôm, dựa trên một phát biểu thiếu khôn ngoan và vô ý thức của nhà vua, bốn sĩ quan trung thàng của ông, đến đại thánh dường Cantorbery, hạ sát thánh nhân. Tôma được tôn kính như một vị anh hùng. Còn Henri phải đến trước phần mộ công khai tạ lỗi. Tấm bi kịch làm đề tài cho nhiều tác giả, như Thomas Eliot (1888-1966) trong vở kịch thời danh: Cuộc Sát Nhân trong Vương Cung Thánh Đường (1935). Đức Alexandre III tôn phong Người là thánh Giám Mục Tử Đạo (1173).
Lễ nhớ: 29 tháng 12.

Thánh Sylvestre I Giáo Hoàng (+333)

Đã hai năm nay từ khi Hoàng Đế Constrantinô, do sắc chỉ Milan (313) ban tự do tôn giáo cho Kitô hữu thì Đức Sylvestre I lên ngôi Giáo Hoàng. Bắt bớ chấm dứt, nhưng Giáo Hoàng lại phải đương đầu với những khó khăn khác. Hoàng đế và các vị kế tiếp muốn can thiệp vào nội bộ giáo Hội, dùng Giáo Hội để mưu hiệp nhất Đế Quốc. Để giải quyết những xáo trộn do các lạc giáo Arius và Donat gây nên, nhà vua tự động xen vào, lấy quyền đời lấn át quyền đạo. Chính Constantinô đã triệu tập các Công đồng như Công đồng Nicê năm 325 để kết án Arius, đặc sứ của Giáo Hoàng tuy cũng có mặt tại đó. Tuy nhiên, cũng nhờ sự nâng đỡ của hoàng đế mà đức Sylvestre mới khởi đầu làm cho Lamã trở nên một thành phố lớn của Kitô Giáo. Người bắt đầu xây cất các đại thánh đường Latran và thánh Phêrô. Trái với tương truyền, không phải Đức Sylvestre đã rửa tội cho Constrantinô mà ông chỉ được rửa tội trên giường bệnh khi sắp chết và do một Giám Mục Arien. Còn về cái gọi là “của dâng do Constantinô cho Đức Sysvestre” chỉ là một sắc lệnh giả tạo nên vào thế kỷ thứ VIII, để biện minh cho sự thành lập nước các Giáo Hoàng.

Sylvestre là một trong những vị thánh không chết vì đạo. Người cũng được nhắc đến nhiều vì lễ của người nhằm vào cuối năm, nhắc đến việc thời gian chóng qua, không trở lại.
Lễ nhớ: 31 tháng 12.

Điển Ngữ Các Thánh Lm. Hồng Phúc, CSsR
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012