Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: CÁC THÁNH TRONG THÁNG 11

CÁC THÁNH TRONG THÁNG 11 12 years 2 months ago #2326


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
CÁC THÁNH TRONG THÁNG 11
1288491985.jpg

Thánh Martinô Porrès (1579-1639)- Lễ nhớ: 3 tháng 11.

Sinh hạ tại Lima xứ Pérou. Người là con một nhà quí phái Tây Ban Nha, nhưng mẹ người là vợ bé da màu của vị ấy. Người vào dòng Đaminh như thầy giúp việc, được giao cho việc phân phát của bố thí cho người nghèo. Nhiều lần người nhịn ăn để giúp kẻ khác. Đức bác ái cao độ của thánh nhân khiến Đức Gioan XXIII gọi người là “Martinô của đức bác ái”. Cả đời người chỉ ước ao được tử vì đạo, muốn đi Ấn Độ hoặc Nhật Bản…Nhưng đã chết trong tu viện trong lúc đang ngất trí trước tượng chuộc tội. Người được Đức Gioan XXIII tôn phong Hiển Thánh năm 1962. Là quan thầy cầu cho việc công bình giữa các màu da sắc tộc.
Lễ nhớ: 3 tháng 11.
(Có 25 vị Thánh hoặc Chơn Phước mang tên Martinô.)
Thánh Lêô Cả - Giáo Hoàng Tấn Sĩ (+461)- Lễ nhớ: 10 tháng 11.

Sinh hạ tại Toscane và đại phó tế ở Roma. Năm 440, Người được giáo sĩ và toàn dân Chúa ở Roma bầu lên ngôi Giáo Hoàng mang danh hiệu Lêô Đệ Nhất. Ngài giữ một vai trò số một trong cuộc giao tranh với các nhóm lạc giáo đang lung lạc cộng đoàn dân Chúa, nhất là trong vấn đề bản tính của Chúa Giêsu. Ertychès chỉ nhận trong đức Giêsu Kitô một bản tính duy nhất, là bản tính Thiên Chúa (Lạc giáo nhất tính Monophysite) và đã họp được một công đồng giả hiệu mang tên Ephêsô (449). Đức Lêô liền gửi một lá thư thời danh cho Giám mục Flavien ở Constantinople, để trình bày giáo lý hai bản tính, nhân tính và thiên tính trong một ngôi vị là Đức Giêsu. Tuy nhiên các vị đặc sứ của Ngài tại công đồng bị lăng nhục và Eutychès thắng. Hai năm sau, đức Lêô, tại công đồng Chaleédoine (451) đã công bố và được chấp nhận giáo lý song tính của Chúa Kitô. Dầu vậy, nhiều nhóm ly khai đã tách rời Lamã và tồn tại cả đến ngày nay như giáo hội ly khai Armenie, Jacobites và Copte. Ngài hoạt động trong nhiều lãnh vực. Tại Lamã, Ngài triệt bỏ thành tích ngoại giáo, xây dựng Giáo Hội. Ngài vận động để Attila rời khỏi Ý, quân Vandales nể sợ người Lamã, tuy không cản được các vụ cướp bóc. Người đề cao quyền của Toà Thánh tại xứ Gaule, Tây Ban Nha và Phi Châu và khẳng định rằng quyền tối thượng của Giáo Hoàng dựa trên Thánh Kinh do Thiên Chúa trao ban. Người gây ảnh hưởng lớn qua lời thuyết giảng và thư luân lưu. Vì thế, cùng với đức Grêgorio I, Ngài được lịch sử gọi là Giáo Hoàng Cả. Người là tiến sĩ hội thánh. (1754)
Lễ nhớ: 10 tháng 11.

Thánh Albertô Cả (1206-1280)- Lễ kính: 15 tháng 11

Thánh Albertô thuộc về những nhân vật lỗi lạc đầu tiên của dòng “Thuyết giáo” thiết lập năm 1216. Người giữ vai trò trọng yếu trong phong trào học vấn của thế kỷ XIII và được Đức Piô XII tôn phong năm 1941 làm quan thầy những nhà chuyên môn tự nhiên học. Người được gọi là Albertus Magnus-Albertô Cả.
Sinh hạ tại Souabe (Ý) vào khoảng năm 1206, Albertô thuộc về một gia đình quí phái quân nhân. Sau khi theo học tạiĐại học Padoue, người gia nhập dòng thuyết giáo. Người đến Paris năm 1240, và nhận chức giáo sư khoa Thần học. Và suốt 30 sau, người vừa dạy học, vừa hoạt động tông đồ: Người đi lại khắp Âu-Châu, bề trên giám tỉnh của tỉnh dòng Đức và Giám mục địa phân Ratisbonne. Người sáng tác 38 bộ sách về mọi khoa học. Thánh Tôma Aquinô là môn sinh của người tại Cologne và Paris và năm 1277, người về Paris với mục đích bênh vực giáo thuyết của Thánh Tôma.

Albertô được tôn phong hiển thánh và tiến sĩ Hội thánh năm 1931. Thánh Albertô là một vĩ nhân vì tài cao học rộng. Người nghiên cứu khoa sinh vật học, hóa học, vật lý học, thiên văn học và địa dư. Một trong khảo luận của người minh chứng quả đất tròn, trong khi vào thời ấy người ta cho rằng trái đất dẹp. Người viết về luận lý học, siêu hình học, toán học cũng như về Thánh kinh và thần học. Người khởi xướng Kinh viện mà sau nầy đồ đệ người là Thánh Tôma đã kiện toàn, đem phương thức Aristote áp dụng vào thần học. Thánh nhân muốn rằng trong phạm vi khoa học phải lấy việc quan sát làm căn bản nhưng trong vấn đề thần học phải dựa vào những điều Chúa truyền dạy.

Albertô là vị Tiến sĩ phổ bác (Universal Doctor), một nhà học giả, quản trị gia, một nhà triết gia, vạn vật học và một nhà thần học siêu đẳng, nêu gương các đức tính của một nhà thông thái ngày nay.
Lễ kính: 15 tháng 11
Thánh Gertrude (1256-1301)- Lễ nhớ: 16 tháng 11.
Sinh hạ tại Helfta xứ Saxe (Đức). Lúc lên 5 tuổi, được nhận vào dòng nữ Xitô theo thói quen thời ấy. Lớn lên, người được dạy dỗ rất chu đáo về văn chương và thần học. Trong nhiều năm, Gertrude say mê văn chương hơn là lòng đạo đức. Lúc lên 21 tuổi, người được một thị kiến về Chúa Giêsu làm cho người đổi hẳn cuộc đời. Người được nhiều ơn chiêm nghiệm sâu xa, như ơn hiệp nhất với Thánh Tâm Chúa Giêsu, khởi điểm sự sùng kính Thánh Tâm. Người cũng cổ võ việc rước lễ nhiều lần và lòng tôn sùng thánh cả Giuse. Các bài giáo huấn của người cũng như các thị kiến được sao lục hình thành cuốn “Cao rao tình yêu Thiên Chúa.” Người qua đời ngày 17 tháng 11.

Việc sùng kính người lan rộng nhiều nơi. Thật ra, người không được phong thánh chính thức, nhưng được đức Clementê XII truyền lệnh mừng lễ người trong Giáo Hội năm 1677, được chọn làm quan thầy Tây Ấn Độ.
Lễ nhớ: 16 tháng 11.

Nữ thánh Elisabeth – Hung Gia Lợi (1207-1231)- Lễ nhớ: 19 tháng 11.

Hội họa hay tượng hình thánh nữ Elisabeth với một tấm khăn sang trọng phủ ngực, nhưng có một cái túi đầy hoa hồng đỏ và cầm một ổ bánh mì dấu sau lưng. Đó là biểu tượng cuộc đời của thánh nữ, hoàng hậu Hung Gia Lợi, thánh thiện và đầy lòng thương người. Bà chỉ sống 24 tuổi đời.

Kết hôn lúc mới 13 tuổi, với Louis de Thurinque rất thánh thiện, Elisabeth đau khổ rất nhiều về sự ghen tương của bà mẹ chồng hay phao tin bà không xứng đáng làm hoàng hậu.

Elisabeth, để hãm mình, phục sức rất đơn giản và ăn uống rất đạm bạc. Bà không chịu đội vương miện, vì Chúa Giêsu “đội mũ gai.” Nhất là bà rất thương người và sống nhặt nhiệm. Khi không phải bận vì phận sự một nữ hoàng, bà thường đi thăm viếng người nghèo và bệnh nhân, tìm cách giúp đỡ. Khi chồng bà qua đời năm 1227, gia đình nhà chồng cáo bà dùng công quỷ giúp người nghèo khổ trong nước.

Họ đuổi bà và 4 con ra khỏi đền, đặt anh rể làm phụ chánh. Ông này còn ra lệnh không ai được chứa chấp, đến nỗi bà phải đem con tá túc trong…một chuồng heo. Bà từ chối cả sự giúp đỡ của cha ruột xu thời và nhận sự giúp đỡ của cậu là giám mục Bamberg.

Các bạn hữu của phu quân Elisabeth Louis de Thuringe (nhà vua đã chết ở Ý) sau khi tham dự cuộc xuất quân Thanh giá trở về, hay biết lối đối xử thậm tệ, đã tranh đấu để phục hồi quyền lợi cho Elisabeth và các con. Họ đã thắng lợi. Nhưng Elisabeth chỉ còn sống được ít lâu nữa trong công việc bác ái và cầu nguyện, được mọi người tôn kính. Người qua đời 19 thánh 11 năm 1231 và chỉ 4 năm sau đã được Đức Grêgoriô IX tôn phong hiển thánh.
Lễ nhớ: 19 tháng 11.

Thánh Cêcilia Đồng Trinh Tử Đạo - Lễ nhớ: 22 tháng 11.

Thuộc về một gia đình quí phái Lamã, Cecilia chỉ muốn sống trong sự đọc kinh cầu nguyện, nhưng bị ép gả cho một thanh niên ngoại đạo, tên là Valêrianô. Trong lễ cưới “trong khi giàn đàn óng xướng lên thì cô hát cho Chúa trong tâm hồn,” cầu xin cho đức trong sạch của mình được gìn giữ. (Câu ấy bị giải thích sai lạc, cho rằng Cêcilia hát có đàn óng hòa theo và vì thế người ta tôn người làm quan thầy âm nhạc.) Khi ở một mình với chồng, Cêcilia cho anh biết, có một Thiên thần đang che chở, nếu anh phạm đến mình thì sẽ bị Chúa trừng phạt. Trái lại, nếu tôn trọng sự khiết trinh thì được ơn Chúa thưởng. Valêranô xin được nhìn thấy. Cêcilia cho biết chỉ nhìn thấy khi “đã gặp ông già Urbanô” và được rửa tội…Valêrianô được rửa tội với một người bạn là Tiburce. Vị tổng trấn kết án cả hai vì theo đạo và được Cêcilia đến thăm trong ngục trước khi bị hành quyết. Còn Cêcilia bị lên án thiêu sinh trong phòng tắm nhưng lửa không chạm đến và bị chém đầu.

Đó là tóm tắt câu chuyện gọi là “tử nạn của Cêcilia” được phổ biến ở Lamã trước năm 500. Theo sử liệu thì Valêrianô và Riburce là những vị tử đạo Lamã thật. Nhưng Cêcilia chắc là một trinh nữ thuộc gia đình Cêcilii. Người đã hiến dâng đám đất Traustévère cho Đức Calixte lập hang toại đạo, trong đó có một nhà nguyện mang tên Cêcilia. Về ngày chết của Cêcilia, có lẽ xảy ra dưới thời Đức Urbanô. Vào thời trung cổ, việc sùng kính thánh nữ rất phổ thông, 6 thánh đường Lamã tự nhận được lưu giữ thủ cấp của thánh nữ. Người ta kể rằng: năm 1599, trong khi chỉnh trang lại nhà thờ kính thánh nữ tại Traustévère, Hồng Y Sfondrati mở hòm thánh tích thì thấy xác thánh nữ nguyên vẹn.
Lễ nhớ: 22 tháng 11.

Thánh Clement Giáo Hoàng (+97) - Lễ nhớ: 23 tháng 11.


Vị Giáo Hoàng thứ ba kế vị thánh Phêrô (88-97). Một bức thư của Người gửi cho giáo Hội Corintô vào năm 95 cho thấy Giám mục Lamã có quyền bính và được nhìn nhận. Theo thánh Irênê và Hiêrônimô, thánh Clément được chính thánh Phêrô truyền chức.

Thánh nhân bị đày sang Chersonèse (Bắc HảI) dưới thời vua Trajan và bị ném xuống biển. Vì thế, Người được đặt làm quan thầy của các thủy thủ. Tại Lamã, từ thế kỷ thứ IV, có một thánh đường kính thánh Clement.
Lễ nhớ: 23 tháng 11.

Thánh Colomban (+615)- Lễ nhớ: 23 thánh 11.

Thánh Colomban sinh hạ ở Kildare (Ý-Nhĩ-Lan) vào giữa thế kỷ VI. Sau khi đã dạy học 12 năm trong trường Công Giáo uy tín nhất thời đó, người rời Ý Nhĩ Lan với 12 người bạn, sang xứ Gaule “để giảng cho người ngoài và sống ẩn dật,” khởi đầu những cuộc lưu giảng thời danh thời ấy. Các thầy Dòng Ý Nhĩ Lan khai khẩn, xây nhà, lập nên những trung tâm trù phú xung quanh Tu viện. Các Giám Mục Franc không ưa thích, vì các thầy Dòng mừng lễ phục sinh theo lối dân Celtique, không theo nghi thức Lamã. Colomban phải ra trước một công đồng xin “cho được sống trong im lặng trong rừng sâu, xung quanh mộ của 17 thầy anh em đã bỏ mình.” Nhưng Colomban và các thầy bị mời trở về sinh quán Ý Nhĩ Lan. Một cơn bão đưa các vị thừa sai trở về lại xứ Gaule, họ đi qua và đến giảng đạo trên bờ song Rhin, đến trú ngụ ở Tuggen, rồi vượt núi Alpes đến lập Dòng và khai khẩn vùng Bobbio. Trong một bức thư, Colomban viết: “Ý Nhĩ Lan không bao giờ có lạc giáo…sự tự do của dân tộc tôi là nguồn sự dũng cảm…chúng tôi vâng phục Tòa ngai thánh Phêrô…vì Lamã quyền năng đến đâu cũng phải tùng phục”. Các tu viện lan rộng cả Âu Châu, nói được là Colomban đã giữ được Đức tin cho cả miền. Và người ta cho rằng thánh Colomban là Bênêditô miền Bắc, đã Kitô hóa Âu Châu.
Lễ nhớ: 23 thánh 11.

Thánh Anrê (Thế Kỷ I)- Lễ kính: 30 tháng 11.

Phúc âm cho biết Anrê là em của Simon Phêrô và cả hai làm nghề ngư phủ ở Bethsaida. Họ cũng có một ngôi nhà ở Caphanaum, vì Chúa Giêsu trọ ở đó khi Ngài lưu giảng các vùng quanh.

Anrê là môn đệ của Gioan tẩy giả. Khi nghe thầy chỉ Chúa và nói: “Đây là chiên Thiên Chúa,” Anrê và một đồ đệ khác đã đi theo Chúa Kitô. Anrê đem anh là Simon Phêrô giới thiệu với Chúa và cả hai trở nên môn đệ, nhưng chỉ bỏ mọi sự theo Thầy sau cuộc bủa lưới bắt được nhiều cá. Cũng vào thời gian ấy, Giacôbê và Gioan được gọi. Anrê và anh được liệt kê đầu sổ các tông đồ hay nhóm 12. Anrê đã tìm ra đứa trẻ có mang theo 5 chiếc bánh và 2 con cá. Chúa làm cho bánh và cá ra nhiều nuôi 5 ngàn người ăn. Và Anrê và Philiphê đi báo cho Chúa hay có nhóm dân ngoại muốn gặp Chúa (Gio XII, 20-22).

Sau khi Chúa về trời, theo nhà sử học Eusèbe, thánh Grêgoriô Naziance lại nói ở Epire và ở Achaè theo thánh Hiêromimô. Có điều chắc chắn là người đã sang Hy lạp. Theo khẩu truyền, người bị đóng đinh theo hình chữ X tại Patras ở Achaè.

Thánh Anrê là thánh quan thầy nước Russia vì trong cuộc lưu giảng, người đã đến Kiev, xứ Ukraine, từ đó nước Russia được ơn trở lại.

Di tích thánh của người cũng trải qua nhiều gian truân. Thủ cấp được tôn kính năm 357 tại Constantinople, rồi được đưa về Roma khi quân Hồi xâm chiếm thủ đô (XV), sau cùng được Đức Phaolô VI long trọng hoàn trả cho Giáo Hội chánh thống ở Patras.
Lễ kính: 30 tháng 11.

Điển Ngữ Các Thánh - Lm Hồng Phúc
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
Last Edit: 12 years 2 months ago by Văn Quyền.Vianney.
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012