Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: CÁC THÁNH TRONG THÁNG 6

CÁC THÁNH TRONG THÁNG 6 12 years 2 months ago #2333


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
CÁC THÁNH TRONG THÁNG 6
saints10.jpg


Thánh Bônifaciô – Giám Mục Tử Đạo (673-754)- Lễ nhớ: 5 tháng 6
Sinh hạ tại Anh Quốc, Winfrid vào tu Dòng Biển Đức. Người đầy tinh thần thừa sai đã qua Đức giảng đạo cho dân Saxons. Sau ít lâu cùng đi với Thánh Villibrord, người đi riêng khắp xứ để giảng cho dân ngoại và lập các tu viện.

Đức Grêgôriô đổi tên cho người thành Bônifacius, (người có bộ mặt tốt, dựa theo một thánh tử đạo Lamã) và phong chức Giám Mục tại Roma. Ngài trở về lại Đức, lập thêm nhiều tu viện nhờ các đan sĩ nam và nữ đến từ Anh Quốc.
Năm 732, Đức Grêgôriô III phong người làm Tổng Giám Mục Đức Quốc với phận sự thiết lập nhiều tòa Giám Mục khác và trao quyền cho các đan sĩ. Năm 740, Ngài triệu tập thượng hội đồng đầu tiên ở Đức. Năm 744, Người thiết lập Tu viện Fulda, sau này sẽ trở nên một trung tâm đời sống công giáo tại Đức quốc. Năm 747, tòa Tổng Giám mục được đặt ở Mayence. Các vua như Pepin lùn và Carloman xin Người tổ chứ Giáo Hội Franc, người đã bắt đầu nhóm họp nhiều hội đồng vì mục đích ấy. Năm 751, tại Soissons, thánh nhân phong vương cho Pepin làm vua người Franc, long trọng nhìn nhận triều đại các vua dòng họ Carolô. Bị nung nấu bởi chí hướng tông đồ, Người lại lên đường đi giảng cho người ngoại xứ lạnh Bác Hòa Lan. Người bị giết cùng một lúc với 52 bạn tông đồ. Xác của người được đưa về Fulda và nơi đây đã trở nên một cao điểm của Giáo Hội Đức. Người được gọi là Tông đồ nước Đức nhưng cũng là một vị thánh quan thầy của Anh Quốc.
Lễ nhớ: 5 tháng 6

Thánh Norbert (1080-1134)- Lễ nhớ: 6 tháng 6.
Sinh hạ tại Xanten, Rhemanie (Đức) và được lớn lên trong triều đình đế quốc. Tuy được hướng về đới sống giáo sĩ, được phong phó tế, nhưng người lại sống rất xa hoa trần tục. Một ngày kia, dưới cơn mưa tầm tã, người bị ngựa hất nhào xuống đất. Người được cảm nghiệm thiêng liêng như thánh Phaolô trên đường Damas. Người xin lãnh nhận chức linh mục và hiến thân sống khó nghèo và rao giảng cho dân chúng. Người lui về kinh sĩ áo trắng, sống chung lo việc đọc kinh Phụng vụ và làm mục vụ.
Năm 1126, Người được bổ nhiệm Giám mục Magdebourg và ảnh hưởng rất nhiều trong việc cai quản và điều động Giáo Hội. Người là bạn của thánh Bênađô và trợ giúp nhiều trong việc đánh bại lạc giáo Tanchelin xúc phạm phép Thánh Thể.
Người qua đời vì kiệt sức trong đêm 5 rạng 6 tháng 6 năm 1134, được Đức Grêgôriô XIII phong thánh năm 1582.
Lễ nhớ: 6 tháng 6.

Thánh Éphrem - Tiến Sĩ (306-378)- Lễ nhớ: 9 tháng 6.
Người sinh hạ tại Nisible xứ Mésotamia vào đầu thế kỷ IV. Cha mẹ người ngoại giáo, khi hay biết con trở lại đạo đã đuổi con đi. Giám mục ở Nisible nhận nuôi và cho ăn học. Ephrem được phong phó tế, nhưng khi được đề bạt linh mục, người trốn tiệt, cho mình không xứng đáng. Người vào ẩn tu trong một hang động trên núi Nisible khi quân Thổ xâm chiếm thành phố.
Ephrem là một nhà văn không biết mỏi mệt, đã để lại một gia sản thần học, tu đức biện luận, đặc biệt là gần tất cả bằng văn thơ. Những bài thi ca được dùng trong phụng vụ. Người đi tiên phong trong việc tôn sung nhân tính của Chúa Giêsu và tôn kính Đức Trinh Nữ mà Người tuyên xưng là “Đấng hoàn toàn trong sạch mọi tội lỗi.” Người đi Capadoce viếng thăm thánh Basilio cả. Trong một trận đói, người xả thân giúp nạn nhân, kiệt sức Người trở về hang động và chết tháng 6 năm 373.
Ephrem là nhà văn sĩ đạo đức lỗi lạc nhất trong văn học Syria, được Đông Phương sùng kính. Ngày 5 tháng 10 năm 1920, đức Benoit XV tôn phong tiến sĩ của Giáo Hội hoàn vũ.
Lễ nhớ: 9 tháng 6.

Thánh Barnabê Tông Ðồ (+60)- Lễ kính: 11 tháng 6.

Thánh Barnabê gốc Do Thái, thuộc chi họ Lêvi nhưng sinh ra tại đảo Chypre. Ngài có dịp nghe Chúa giảng và trở nên một trong số 72 môn đệ đầu tiên. Sau khi chúa Giêsu sống lại và lên trời, Barnabê vâng lệnh các tông đồ đi giảng Phúc Âm tại Antiokia, một địa điểm truyền giáo thịnh vượng nhất thời bấy giờ. Ðược đầy Chúa Thánh Thần và nhờ tài lợi khẩu, ngài đã lôi cuốn được nhiều người trở về với Thiên Chúa. Ngài đã tìm và mời thánh Phaolô tới giảng dạy với ngài tại đây. Sau đó, các ngài trở lại Giêrusalem mang theo món tiền quyên được và trao cho các kỳ mục cùng gặp gỡ các vị tông đồ khác.
Nhưng ý Chúa muốn trao phó cho Barnabê và Phaolô sứ mạng rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, nên các ngài đã trẩy đi Séleucie và Chypre. Các ngài được dân bản xứ đón tiếp và tin theo. Tuy nhiên, một vài nơi, có những người Do Thái thủ cựu ghen tuông đã thốt ra nhiều lời ngạo mạn đối với các ngài.
Các ngài cũng được Chúa ban quyền làm nhiều phép lạ: chữa các bệnh tật, làm cho kẻ chết sống lại... để củng cố niềm tin của tân tòng. Hoạt động của các ngài được ghi lại trong sách Công Vụ Sứ Ðồ.
Thánh Barnabê cùng với Marcô ở lại Chypre tiếp tục giảng đạo và lãnh phúc tử đạo tại đây. Chính những người Do Thái từ Syria âm mưu xúi dân ném đá và xử tử ngài.
Năm 488, đời hoàng đế Zenon, người ta đã tìm được hài cốt thánh Barnabê tại Salamine, đảo Chypre.
Lễ kính: 11 tháng 6.

Thánh Antôn Padoua – Linh Mục và Tiến sĩ Hội Thánh (1195-1231)- Lễ kính: 13 tháng 6.
Sinh hạ tại Lisbonne (Tây Ban Nha). Làm kinh sĩ dòng ở Coimbra một thời gian, người đổi dòng và đổi tên tử Fernando thành Antôn năm 1220, vào dòng Phanxicô theo chí hướng tông đồ thừa sai. Sau một thời làm việc ở Maroc, vì không chịu được thủy thổ, người về Assise, gốc tổ của dòng. Người có tài hùng biện và tranh luận, một nền thần học vững chắc, một đức tin mạnh mẽ, khiến người trở thành một nhà giảng thuyết trứ danh ở Ý. Người đã phá lạc giáo Cathare và trong hai năm 1225-1227, người giảng chống lại lạc giáo Albigeois ở miền nam nước Pháp như ở Toulouse, Montpellier, Le Puy, Brive, Limoges và các vùng phụ cận. Sau một thời gian làm giám tỉnh miền Bắc Ý, Người lui về dòng Padoua và mất lúc mới 36 tuổi. Người nổi danh là một nhà hung biện số một, mỗi lần giảng có từ 30 đến 40 ngàn người đến nghe, các chợ đóng cửa, tòa án ngừng xử. Đêm trước bài giảng, dân chúng tổ chức rước đèn lôi cuốn dân chúng đến nghe và ai đã nghe một lần thì không thể bỏ qua được. Đề tài quen thuộc là chống phá một xã hội đầy nhục vọng, tham tiền, đầy ích kỷ, một hang giáo sĩ triều thiếu đạo đức. Sau 10 năm giảng dạy, người kiệt sức, trên con đường về dòng với hai anh em, ngồi trên chiếc xe bò, người biết trước giờ chết ngày 13-6-1231, nên cùng hai anh em cất tiếng hát kinh ngợi khen và tắt thở. Danh tiếng hậu phần lại càng lớn lao. Trong số 56 phép lạ được ghi nhận trong vụ phong thánh, chỉ có một phép lạ xảy ra lúc người còn sống. Chưa đầy một năm sau ngày qua đời, Đức Grégôriô IX đã tôn phong hiển thánh ngày 30-5-1232 cho thánh Antôn. Năm 1946, Đức Piô XII tôn vinh làm Tiến sĩ Hội Thánh.
Dân chúng quen cầu xin với người khi bị mất đồ. Nguyên do bởi một câu chuyện: Một tập sinh xuất dòng, ăn trộm cuốn sách thánh vịnh của thánh Antôn mang theo, Ngài hiện ra bắt phải đem trả lại.
Thánh Antôn hay được tượng hình bằng một hoa huệ, hoặc một cuốn sách, để ám chỉ người rất thông thạo và yêu mến Thánh kinh. Hoặc với một con lừa, ám chỉ sự tích thánh nhân mang Mình Thánh Chúa đi qua, có một người vô đạo chế diễu thì có một con lừa quì xuống thờ lạy, như để cho 1 bài học.
Lễ kính: 13 tháng 6.

Thánh Romualđô -Tu Viện Trưởng (952 1027)- Lễ nhớ: 19 tháng 6.
Romualđô xuất thân từ một gia đình quý tộc bên Ý. Khi còn là thanh niên, ngài rất thích đi săn bắn. Chính những cuộc săn đuổi thú rừng đã đem tâm hồn ngài lại gần với thiên nhiên và thúc đẩy khuynh hướng sống đời tịch liêu hoàn toàn. Nhân lúc buồn vì cảnh gia đình, ngài trốn vào tu trong dòng Bênêđictô tại Classa. Một thời gian sau, ngài được mặc áo dòng. Từ đó, Romualđô tiến nhanh trên đường nhân đức và nên gương mẫu cho anh em trong dòng.
Sau ba năm sống trong tu viện Bênêđictô, ngài lại đi tìm nếp sống khổ hạnh hơn trong sa mạc bên cạnh Marinô, bậc thầy khả kính. Ngày ngày, thầy trò đi dạo dưới lùm cây và hát thánh vịnh. Mỗi tuần chỉ ăn có ba ngày. Lương thực là một miếng bánh mì và một nắm đỗ. Nhưng sau ba năm, ngài muốn trở về cải tổ các tu viện Bênêđictô đang sa sút trầm trọng. Chính ngài đã sửa đổi và xây thêm hàng trăm tu viện. Rất nhiều người bỏ cuộc sống trần tục theo ngài vào tu trong rừng.
Thấy ngài sống thánh thiện, nhiệm nhặt, ma quỷ tìm hết cách tấn công, nhưng ngài vẫn quyết dùng khí giới là lời cầu nguyện để dẹp yên bọn chúng. Một vài anh em trong dòng cũng khó chịu vì đời sống bác ái yêu thương của ngài đối với người nghèo.
Ít lâu sau, thể theo lời của hoàng đế Othon III và sự yêu cầu của các thầy, ngài về làm Bề Trên tu viện Classa. Cảm mến nhân đức của ngài, nhiều ông hoàng đã xin vào tu trong dòng. Ngài ước ao đi truyền giáo bên Hung Gia Lợi, nhưng ý Chúa không muốn, ngài lại tìm đến một nơi trong hoang địa để kết liễu cuộc đời tận hiến. Tại đây ngài sống hoàn toàn trong yên lặng, cầu nguyện, ăn chay và đánh tội.
Năm 1009, ngài biết ý Chúa muốn cho ngài thành lập một tu viện mới, nên ngài đến xin một bá tước miền núi Apennin mảnh đất để bắt tay vào việc. Nơi đây nghiễm nhiên trở thành trung tâm những tu viện của ngài. Các Ðức Giáo Hoàng kính nể, ban nhiều đặc ân và bảo vệ bộ luật dòng ngài.
Ngài qua đời vào mùa hè năm 1027, thọ 120 tuổi.
Lễ nhớ: 19 tháng 6.

Thánh Louis de Gonzague (1568-1591)-Lễ nhớ: 21 tháng 6.
Trưởng nam của công tước Ferdinand de Gonzague Castiglione gần Mantoue (Ý) được sống trong hoàng triều Florence và theo đuổi học hành. Người lại ham thích đọc kinh cầu nguyện và hãm mình phạt xác, một điều ít thấy nơi một thiếu nhi trong tuổi ấy. Năm 1591, sau khi đã nhường quyền trưởng nam cho em, Louis đã gia nhập dòng Tên. Năm 1582, bệnh dịch hạch tàn phá Lamã, thánh nhân xả thân giúp nạn nhân, cõng họ vào nhà thương. Bị lây bệnh, người qua đời ngày 21 tháng 6 lúc mới 23 tuổi.
Một vị thánh trẻ trung, trong sạch, không màng danh vọng chức tước: một người bà con của Louis được tôn tổng Giám Mục lúc mới lên 8 tuổi và Hồng Y! Gia đình thuộc giòng hoàng tộc, có nhiều của cải, nhưng người sống khó nghèo. Những ngày lặn lội giúp trong nhà thương, Người giữ tâm hồn trong trắng. Lúc lên 11 tuổi, Louis đã làm lời khấn khiết trinh trọn đời. Người có một trí phán đoán vững chắc, được gửi đi để giàn xếp một cuộc tranh chấp giữa em người và quận công Mantoue. Có người cho rằng thánh nhân sẽ trở nên Bề Trên Tổng Quyền dòng Tên nhưng thánh nhân lại muốn đi truyền giáo theo vết chân thánh Phanxicô Xaviê.
Thánh nhân được tôn phong quan thầy của giới trẻ năm 1726 và được Đức Piô XI tái xác nhận năm 1926.
Lễ nhớ: 21 tháng 6.

Thánh Irénê, Giám Mục (130-208)-Lễ nhớ: 28 tháng 6.

Sinh hạ tại Tiểu Á, là đồ đệ của Thánh Polycarpe, Giám mục Smyrne, thánh Polycarpe chính là đồ đệ của Thánh Gioan tông đồ.
Người đến Lyon và được thánh Photin phong linh mục. Năm 177, Người được gửi qua Lamã, Người trở về sau khi thánh Photin chết vì đạo, và lên kế vị. Người ta ít biết về người nhưng các tác phẩm do Người để lại đặt Người lên địa vị một nhà thần học của Giáo Hội Latinh thời ấy. Công cuộc nhắm vào việc bài bác một lạc thuyết nguy hại nhất thời ấy là thuyết Trực tri-Gnose-cho rằng người ta được biết do trực giác hơn đức tin, thuyết đang chia rẽ tín hữu, đã phá đức tin. Tác phẩm quan trọng nhất của Người mang tựa đề: Adversus Haereses-Chống lạc giáo. Thần học của Irénée là thần học về giáo hội. Người minh chứng rằng sự hiệp nhất trong Giáo Hội là điều kiện hiện hữu của Giáo Hội và việc phổ cập không làm tổn hại đến sự duy nhất, vì Giáo Hội là nơi lưu giữ và tàng trữ trung thực đức tin do Thánh Kinh được các Tông đồ truyền lại. Irênê cổ võ hết sức việc hiệp nhất ấy bằng cách giải hoà các cuộc tranh chấp, nhất là về vấn đề ngày lễ Phục Sinh, đang có giữa đức Victor và các giáo hội đông Phương.
Theo một tương truyền của Grêgôriô ở Tours, của Hiêrônimô thì thánh Irênê chết vì đạo.
Lễ nhớ: 28 tháng 6.

Thánh Phêrô – Tông Đồ (+64)- Lễ Kính: với Phaolô 29 tháng 6.
Simon Phêrô, quê ở Bethsaida là một ngư phủ, được em là Anrê đem đến giới thiệu với Chủa Giêsu và cả hai được chọn làm “kẻ đi bắt người”. Vào thời ấy, Simon có vợ hoắc góa vợ, sống chung với em ở Caphanaum bên cạnh bờ hồ. Chúa kết nạp vào nhóm 12 và người gọi ông là Phêrô và luôn luôn tên ông đứng đầu sổ, Giáo Hội dạy các Giám Mục Lamã kế vị Phêrô được hưởng quyền tối thượng trong hoàn vũ và được ơn vô ngộ trong đạo lý. Quyền vô ngộ và tối thượng ấy dựa trên 3 đoạn Phúc âm sau đây:
1. Matheô VI, 19-19: Các môn đệ được Chúa hỏi: “Chúng con nói Thầy lài?” Phêrô trả lới: “Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống.” Và Chúa khen Phêrô: “Con nói Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống” thì “Ta nói với con” Con là Phêrô..” Việc đối chiếu cho thấy rằng: Kitô là một tước hiệu, không phải là một tên thì Phêrô ở đây không phải là một tên mà là bản chất của một phận sự mà chúng ta hiểu ngay. “Con là Phêrô, nghĩa là đá, và trên đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy.” Simon được chỉ định để trở nên nền tảng của Giáo hội. Quyền lực hỏa ngục không làm gì được. Giáo Hội vững chắc có thể chống lại mọi cuộc tấn công và sự vững chắc ấy dựa trên một tảng đá, Simon Phêrô, không phải là Simon Phêrô con người sai lầm (Simon) mà trên con người được trao phó một nhiệm vụ (Phêrô)
Câu khẳng quyết tiếp theo: “Và Ta sẽ trao cho con chìa khóa nước Trới”, có thể đem đối chiếu với Isai (22, 19-22). Trong nước trời, Phêrô phải được quyền tối thượng vì là vị đại diện trần thế của vua trên trời. Chúa kết luận: những gì Phêrô quyết định dưới trần gian được coi như bởi Thiên Chúa. Đành rằng quyền cầm buộc và tháo gỡ cũng được ban cho tất cả các Tông Đồ (18, 18). Nhưng vì Phêrô là nền tảng do chức vụ, lời hứa ấy không hạ thấp uy quyền tối thượng của Phêrô.
2. Đoạn Phúc âm quan trọng thứ hai là đoạn Chúa nói: “Hãy chăn dắt đoàn chiên cũa Thầy” (Gio 21, 15-18). Đem đối chiếu với lời: “Chỉ có một đoàn chiên và một chủ chiên”, vị chủ chiên duy nhất ấy là Chúa Kitô. Chúa biết sự hiện diện của Chúa ở trần gian sắp viên mãn nên đã trao đoàn chiên cho Phêrô. Đoàn chiên cần một chủ chăn mà trên hết là vị chủ chăn cao cấp nhất, vị chủ chăn đại diện Chúa là Phêrô.
3. Luca 52, 32: “Và Thầy đã cầu nguyện đẻ con khỏi mất đức tin. Và phân con, khi đã trở lại, con hãy làm cho anh em con vững tin.” Đoạn này như một lời truyền cho Phêrô thực thi bổn phận nâng đỡ đã nói trong Matheô (XVI).
Sau khi Chúa lên trời, vai trò tối cao của Phêrô được nhìn nhận. Người “đi thăm các thánh mọi nơi,” giải quyết vụ tranh chấp về người ngoài được rửa tội trong công đồng Giêrusalem. Do thánh thư gửi Glata, ta biết Người đến Antiochia, thăm nhiều cộng đoàn Tiểu Á (thư thứ nhất của Người). Rồi Người đến Lamã, sau khi viếng Corinto (1 Cor 1,12)
Ngày nay, lịch sử và khoa khảo cổ đều chứng minh Phêrô đã sống cuối đời và chết tại Lamã. Phần mộ chôn dưới lòng đền thờ Thánh Phêrô. Từ 1939 đến 1949, các nhà khảo cổ đã tìm khiếm và đi đến kết quả trong một lời tuyên bố của đức Piô XII, rằng (Phêrô đã được tìm thấy-Pierre retronvé.” Người chết năm 64, dưới thời vua Neron. Phêrô đã để lại hai Thánh Thư.
Lễ Kính: với Phaolô 29 tháng 6.
Lễ Tòa ngai: 22 tháng 2.
Lễ Thánh hiến Vưong Cung Thánh Đường: 18 tháng 11

Thánh Phaolô (+67)- Lễ kính: 29 tháng sáu.
Mặc dầu Phaolô không biết Chúa Kitô, Người vẫn được kể vào số các tông đồ, vì cái trò lớn lao của Người trong việc rao giảng Tin mừng cho dân ngoại. Sinh hạ tại Tarse (Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ) trong một gia đình Do Thái là công dân Lamã, mang tên là Saul. Lúc còn nhỏ, người đến Giêrusalem theo học với một nhà thông luật, Người bắt bớ cộng đoàn Kitô hữ, ủng hộ việc ném đá phó tế Stephano. Sách Công Vụ trường thuật cuộc trở lại của ông trên đường Damas khi ông đi bắt người Kitô hữu. Ông nghe Chúa Kitô gọi: “Vì sao ngươi bắt bớ Ta?” Người được rửa tội do một người ở Damas và lấy tên là Phaolô. Từ đây ông đem tất cả tài năng dồi dào để phục vụ đức tin suốt đời.
Với kiến thức rộng rãi về văn hóa Do Thái và Hy Lạp, Người được chọn để trở nên tông đồ dân ngoại và một nhà tư tưởng của Giáo Hội tiên khởi. Trong 20 năm cho đến ngày bị bắt cuối cùng, Người vẫn giữ liên lạc mật thiết với vị lãnh đạo của Giáo Hội ở Giêrusalem, đồng thời đã xuôi ngược khắp miền Đông Á và Hy Lạp, lập nên nhiều giáo hội, theo dõi nâng đõ bằng các cuộc viếng thăm và thơ từ là các Thánh thư gửi cho các giáo đoàn. người phải qua bao thử thách, bao khó khăn và thất vọng, nhưng nhờ Người mà đức tin được triển nở khắp vùng địa trung hải. Bị bắt tại Giêsusalem lần nữa và bị lưu giữ hai năm tại Cêsarê, Người dựa trên quyền công dân Lamã để nại đến hoàng đế Cêsa. Người được dẫn về Lamã và đến đó năm 60, sau một cuộc hải hành đầy sóng gió. Năm 63, Người được trả tự do rồi bị bắt lại năm 66 và bị chém. Đầu năm 67 tại chỗ sau này ngôi thánh đường kính thánh Phaolô ngoại thành được xây đựng. Người chịu chết ít lâu sau thánh Phêrô cũng bị đóng đinh năm 64 dưới thời vua Neron. Đó là hai “cột trụ đức tin”, được mừng vào cùng một ngày lễ.
Vai trò của Phaolô thật lớn lao. Giáo hộI ở Lamã đã được thiết lập như trong một thánh thư của Phaolô cho biết. Phêrô, vị thủ lãnh đã an vị. Các bí tích đã được Marcô phiên dịch. Vậy Phaolô đã làm gí? Người là tông đồ rất nhiệt thành, một tấm gương chói lọi. Người xem ra nhút nhát, mặc cảm phần nào vì gương mặt, nhưng là một sức mạnh tinh thần lớn lao vì đã ban cho đạo lý mỗt căn bản suy luận. Người không thích sự lu mờ, không rõ ràng, nhưng không có thể nói Người có một đạo lý riêng, “đạo lý Phaolô” Người chỉ giảng phúc âm, nhưng đã giải thích rõ ràng, có hệ thống Tin mừng cứu rỗi. Dựa trên tín điều “Giêsu là Đấng Kitô,” Người đem cựu ước đối chiến với tân ước, so sánh Israen và giáo hội, ơn sủng thay luật Môise, Chúa Kitô là Ađam mới, “hình ảnh Thiên Chúa, đạo lý rất gần với giáo lý nhập thể của Gioan, nhưng diễn tả bằng hình ảnh sống động. Từ hồi Lời Chúa vang vọng: Phaolô sao ngươi bắt bớ ta? Phaolô đã diễn nghĩa về đạo lý Nhiệm Thể Chúa Kitô. “Sự gì thiếu sót trong cuộc thương khó Chúa Kitô thì tôi hoàn tất trong xác thịt tôi, cho thân thể của Ngài là Hội Thánh” (Col. 1,24).
Giáo Hội là Giáo Hội hoàn vũ. Trong khi Phêrô mới đầu tỏ ra de dặt trong vấn đề thì Phaolô đã mạnh mẽ tuyên xưng Giáo Hội là Giáo Hội Công giáo, hoàn vũ, ơn cứu chuộc Chúa mang đến cho mọi người: “từ đân không có Hy Lạp, Do Thái, cắt bì, không cắt bì, nô lệ, tự do..mà Chúa Kitô trong mọi sự và mọi người” (Col. 3, 11)
Phaolô để lại 13 Thánh thư, Thánh thư 14 gửi giáo đoàn Hêbreô có thể là của một đồ đệ của Phaolô, ông Apollos.

Lễ kính: 29 tháng sáu.

Điển Ngữ Các Thánh - Lm Hồng Phúc
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012