Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII

Re: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII 12 years 2 months ago #2431


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
VÀI NÉT VỀ ĐỨC GIOAN XXIII VỊ GIÁO HOÀNG NHÂN TỪ
ĐƯỢC TÔN PHONG LÊN BẬC CHÂN PHƯỚC VÀO NGÀY 3 THÁNG 9 NĂM THÁNH 2000


Tuần báo Công Giáo có tên gọi là “ Gia Đình Kitô” của Ý, số ra ngày Chúa Nhật 12.12.1999 loan báo rằng : Vào ngày 20 tháng 12 năm 1999. ĐTC sẽ chủ tọa Hội Đồng Hồng Y, để chính thức công nhận và công bố sắc lệnh về các nhân đức anh hùng của vị Đầy Tớ Chúa : Đức Gioan XXIII. Tuần báo viết thêm rằng : Tin này chưa được chính thức công bố, nhưng việc tôn phong Đức Gioan XXIII lên bậc chân phước là một biến cố nổi bật và mang nhiều ý nghĩa trong năm thánh 2000. Đức Gioan XXIII, cũng như cha PIO, rất được dân chúng mộ mến, cả lúc còn sống.

Vì thế, liền sau khi ngài qua đời, vào ngày 3 tháng 6 năm 1963, đại đa số nghị Phụ đang tham dự khóa họp thứ hai của Công Đồng Vaticano II, đã giơ tay xin phong chân phước cho Đức Gioan XXIII, thể theo một truyền thống đã có trong Giáo Hội thời Trung Cổ, tức là truyền thống tôn vinh Chân Phước bằng việc biểu quyết công khai. Nhưng tiếp sau đó, Đức Phaolô VI, Vị kế nghiệp Đức Giaon XXIII, đã không chấp thuận lời yêu cầu này và dã quyết định rằng : Tiến trình làm án phong chân phước cho Đức Gioan XXIII sẽ theo các lề luật của Bộ Phong Thánh.

Và tiến trình kéo dài trong 30 năm qua, nay đến lúc kết thúc. Theo Luật hiện hành của Bộ Phong Thánh, chỉ được khởi sự làm án phong chân phước, sau khi qua đời 5 năm, bắt đầu từ cấp Giáo Phận. Kế đó, tòa án Giáo Phận do Đức Giám Mục điều hành sẽ chuyển lên Bộ Phong Thánh tất cả các hồ sơ đã thu lượm được. Trường hợp của Mẹ Têrêxa thành Calcutta là trường hợp hoàn toàn đặc biệt. Tiến trình làm án phong chân phước cho Mẹ được khởi sự chỉ sau gần 2 năm qua đời. ĐTC đã miễn khỏi tuân giữ thời gian 5 năm do luật ấn định, vì nhiều vị Giám Mục trên thế giới thỉnh cầu. Ngài chỉ miễn thời gian ấn định cho việc khởi sự làm án, chứ không chấp nhận phong chân phước theo lối đặc biệt bằng các cuộc bỏ phiếu công khai.

Đức Gioan XXIII, từ lúc còn sống, đã được tước hiệ: “ Vị Giáo Hoàng hiền hậu, tốt lành.” Thật như vậy, và sự tốt lành, hiền hậu này là điểm cao nhất trong chứng tá đời sống của ngài. Ngài làm cho mọi người cảm thấy tình thân thiện của Thiên Chúa. Ngài luôn trung thành với tinh thần Phúc Âm: “Hãy chúc lành chứ đừng chúc dữ cho ai cả.” Sự tốt lành, hiền hậu của Đức Gioan XXIII nói lên khuôn mặt nhân từ, thương xót của Giáo Hội. Cũng chính vì sự tốt lành, nhân hậu này, ngài muốn Giáo Hội luôn luôn là “Thầy dạy và là người Mẹ” giữa thế giới. Và cũng chính vì thế, Đức Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công Đồng Vaticano II, dù ngài biết rằng mình đã già cả. Đây là một quyết định táo bạo, vì tín nhiệm hoàn toàn nơi Thiên Chúa, hơn nữa ngài ý thức rằng việc ngài làm là không phải là việc riêng của ngài, nhưng là việc của Thiên Chúa, do Chúa Thánh Thần thúc đẩy.

Quyết định triệu tập Công Đồng là một hành động can đảm và nhìn xa thấy rộng. Lúc đó ngài đã dám dùng danh từ mới “cập nhật hóa” (aggiornamento) một danh từ gây nên sợ hãi, nếu không phải là cách mạng, đối với nhiều nhân vật quan trọng trong giáo triều Rôma lúc đó. Trong diễn văn khai mạc Công Đồng Vatican II, vào ngày 11.10.1962, Đức Gioan XXIII tuyên bố: Trong giờ phút hiện tại lịch sử này Chúa quan phòng đang dẫn đưa chúng ta đến một trật tự mới trong các mối quan hệ con người, và các mối quan hệ này, qua công việc của con người và hơn nữa qua chính sự mong đợi của họ, được thực hiện hướng về sự hoàn tất các chương trình cao cả hơn và không dự tính trước được, và mọi sự, cả những nghịch cảnh của loài người, được an bài cho ích lợi lớn hơn của Giáo Hội. Sự bình thản tâm hồn nơi Đức Gioan XXIII phát xuất từ sự tín nhiệm hoàn toàn nơi Thiên Chúa, đúng như khẩu hiệu Giám Mục của ngài: “ Vâng lời và Bình an.” (Oboedientia et Pax). Triều Giáo Hoàng ngắn ngủi của ngài, từ năm 1958 đến năm 1963, với sức mạnh khác thường của sự hiền hậu, của sự tốt lành, của sự bình thản… đã làm cho các tín hữu cảm thấy mình là: “Dân Chúa, là anh chị em với nhau và con cái của một Cha chung trên trời, Người Cha tốt lành, thương xót tất cả mọi con cái, người lành cũng như người dữ.” Và đây là con đường của khoa Giáo Hội học (Ecclesiologia) của Công Đồng Vatican II. Giáo Hội hiệp nhất, Giáo Hội hiệp thông. Chính vì muốn đẩy mạnh “Giáo Hội hiệp nhất, Giáo Hội hiệp thông,” Ngài đã thiết lập hội đồng Tòa Thánh cổ võ sự hiệp nhất các tín hữu và trao trách nhiệm này cho Đức Hồng y Augustin Bea làm chủ tịch.

Và chính trong ngày lễ thánh Phaolô trở lại, ngày 25.1.1959, sau khi cử hành thánh lễ tại đền thờ thánh Phaolô ngoài thành, ngài tuyên bố trước sự ngạc nhiên của các Hồng Y và thế giới, về việc triệu tập Công Đồng chung Vatican II. Một công đồng chung được tập trung vào Phụng vụ, vào Lời Chúa, vào tình liên đới các niềm an vui, các đau khổ, các lo lắng của con người thời đại, tập trung vào tình thương và sự tha thứ đối với các anh chị em đã tách lìa ra khỏi Giáo Hội, và khỏi “Những người anh cả” Do thái. Công đồng là gia tài quý báu và phong phú, mà Đức Gioan XXIII, với nụ cười, với tín nhiệm, với Phú thác, với phép lành của ngài, đã để lại cho Giáo Hội. Vì thế, không phải ngẫu nhiên, Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị, trong Tông Hiến ngàn năm thứ ba đang đến nói về sự chuẩn bị Đại Toàn xá của năm 2000, đã quả quyết: “Công Đồng Vatican II là một biến cố quan phòng của Thiên Chúa, qua biến cố này, Giáo Hội đã khởi sự cho việc chuẩn bị cho Đại Toàn Xá của ngàn năm mới. Đức Gioan Phaolô II giải thích: “Một Công Đồng được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, nhưng cũng được mở ra cho thế giới và cho những kinh nghiệm gây xáo trộn của thế kỷ XX này, một thế kỷ bị tàn phá bởi đệ nhất và đệ nhị thế chiến, bởi kinh nghiệm đau đớn của các trại tập trung và của những vụ tàn sát ghê gớm.

Tuần báo Gia Đình Công Giáo kết luận rằng: Việc phong chân Phước cho Đức Gioan XXIII là một đại lễ cho các tín hữu và cho những người xa đức tin, cách riêng cho các người thiện chí, những người mà Đức Gioan XXIII đã muốn gởi đến Thông Điệp thời danh “Hòa Bình trên thế giới” (Pacem in terris) được ký nhận vào ngày 11 tháng 4 năm 1963, hai tháng trước khi ngài qua đời.

Prepared for internet By Msgr Peter Nguyen Van Tai Radio Veritas Asia, Philippines
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII 12 years 2 months ago #2430


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
MỘT VÀI NIÊN BIỂU ĐÁNG GHI NHỚ VỀ ĐỜI SỐNG CỦA ĐỨC GIOAN 23.


Sinh ra 25.11.1881

11 tuổi Gia nhập Chủng Viện Bergamo 1892

15 tuổi khởi sự THNK 1896

20 tuổi gia nhập ĐCV Roma 04.01.1901

20 tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự 31.11.1901

21 tuổi học tại ĐCV Roma 10.12.1902

23 tuổi thụ phong linh mục 10.08.1904

24 tuổi bí thư Giám Mục địa phận nhà 1905

34 tuổi tái ngũ- TU Quân đội 24.5.1915

37 tuổi linh hướng CV Bergamo 10.12.1918

39 tuổi Phụng vụ bộ truyền giáo Roma 10.12.1920

44 tuổi Đại diện tông tòa Hungari 03.03.1925

53 tuổi Khâm sứ Tuaky, Hy Lạp 24.11.1934

63 tuổi sứ thần tại Pháp 06.12.1944

72 Hồng Y Giáo Chủ Venise 12.01.1953

77 tuổi lên Ngôi Giáo Hoàng 28.10.1958

81 tuổi khai mạc Công Đồng Vaticano II 11.10.1962

82 tuổi Về cùng Chúa 03.06.1963

MỘT ÍT TÀI LIỆU THAM KHẢO


* TÀI LIỆU CỦA ĐỨC GIOAN 23

1. Tâm hồn nhật ký, bản dịch của Senatus Sài Gòn, 1970

2. Journal de l’âme, éd,du Cert, Paris 1956

3. Attentifs à Dieu do Lm Ph Roullard sắp xếp theo đề tài quyển THNK, éd.du Cert, Paris 1967

4. lắng nghe tiếng Chúa, bản dịch của ra khơi, Sài Gòn 1970

5. Problèmr actuels à la lumière de l’Evangile, Beauchesne, Paris 1965 *

TÀI LIỆU NÓI VỀ ĐỨC GIOAN 23

1. Louis chaigne , Portrait de Jean 23, St. Augustin, Paris 1962

2. Vũ Hòa Đức, Tiểu Sử ĐGH Gioan 23, tủ sách TNHH, Sài Gòn 1960

3. Henri Fesquet, Les Fioretti du Bon Pape Jean, Fayard. Paris 1963

4. LM Mậu Hải, ĐGH Gioan 23, Hiện tại, Sài Gòn 1960

5. LM Nguyễn Văn Thuận, ĐTC Gioan 23, Nguồn sống, Huế 1960.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII 12 years 2 months ago #2429


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
CÁC LỜI NGUYỆN TẮT:


Đối tượng sau cùng thuộc công cuộc tự kiểm của Đức Gioan 23 là các lời nguyện tắt. Bất cứ ai khi đọc nhật ký của ngài nhất định là không tránh khỏi ngạc nhiên, vì chúng tôi đã nói là hầu như ngày nào, ngài cũng nhắc đến lời nguyện tắt để kiểm tra : Thí dụ : Nhật ký năm 1898

- Trong ngày thứ nhất ngài ghi : “ Mấy ngày này ít dùng lời nguyện tắt, do đó kém kết hợp với Chúa Giêsu.” ( nhật ký 11 )

- Ngày thứ hai : “ Nên dùng những lời nguyện tắt trong ngày, đặc biệt giờ giải trí, không để mình vui quá.” ( nhật ký 12 )

- Ngày thứ ba : “ Ít sử dụng nguyện tắt như đã định.” ( nhật ký 13)

Giờ đây chúng ta hãy khảo sát xem đối với ngài nguyện tắt là gì, sử dụng nó nhằm mục đích nào, và nhờ nó mà Ngài đã tiến bộ như thế nào trong đàng trọn lành. Ngài quan niệm các lời nguyện tắt như là những “ Mũi tên lửa bắn về trái tim Chúa Giêsu .” ( nhật ký 196,14)

là những “ Mũi tên tình thương đâm thủng tim Chúa để khai thông đức ái kitô giáo.” (nhật ký 123 )

Ý niệm của ngài hợp với hành động và giáo huấn của thánh tiến sĩ Augustinô, vì mỗi khi nhìn thấy trời cao đất rộng liền than thở cùng Chúa: “Lạy Chúa, kìa trời đất cùng mọi sự vật mắt con thấy đây, đều đồng thanh bảo con phải kính mến một mình Chúa thôi, vì tất cả đều do Chúa tạo thành vì yêu con.” (Trích dẫn do LM Phaolô Quy, tu sĩ Tùy thân, nhà in Tân Định, Sài Gòn 1953, trang 77-78 )

Và ngài cũng dạy như khi biên thơ cho bà Proba đã đề cập đến vấn đề : “Được biết các anh em ta ở Ai Cập cầu nguyện luôn, nhưng chỉ cầu nguyện chóng chóng thôi, tựa thể những tên lửa bắn lên trời vậy.” (Epist 130,n.20,PL,t.33, c. 501)

Tại sao ngài chuyên cần tập luyện thói lành nguyện tắt? Phải chăng Ngài nhằm mục đích tiến đức như lời ngài ghi lại : “Để cầm lòng trí, tôi phải dùng nhiều lời nguyện tắt, nhiều hơn mãi.” ( nhật ký 32 )

“Tôi sẽ mật thiết và trìu mến kết hợp với Thánh Tâm, với Mẹ Vô Nhiễm bằng nguyện tắt.” ( Nhật ký 197 )

“Tôi cần nhiều nguyện tắt để sống kết hợp với Chúa.” ( nhật ký 111 )

Vậy tóm lại, Ngài năng sử dụng lời nguyện tắt là cố giữ lòng trí chuyên chăm, để tìm ánh sáng trong khi gặp khó khăn và nhất là để sống kết hợp khắng khít với Chúa.

Thật sự Đức Gioan 23 đã dài công luyện tập, do đó càng thêm tuổi, ngài càng thêm sống mật thiết với Chúa, nên ngài có thể thổ lộ với chúng ta như thế này :

“Nhìn lại cuộc sống, với những biến chuyển của nó, tôi nhìn nhận là Chúa chưa thử thách tôi như nhiều linh hồn khác bằng những khó khăn khiến họ phục vụ một cách uể oải chân lý, công bằng và bác ái. Những năm thơ ấu và thanh thiếu niên kinh qua sự nghèo khó mà tôi không ngờ, không lo âu vê gia đình túng thiếu, về sự học hành, và ngay cả trong lúc cực kỳ nguy hiểm khi phục vụ trong quân ngũ ở Đại Chiến thứ nhất 1915 đến 1921. Tuy tôi bé mọn nhưng luôn được tiếp rước niềm nở từ chủng Viện Bergamo, rồi Rôma. 10 năm đầu linh muc lại được Đức Cha trọng dụng với nhiệm vụ bí thư ngay tại Giáo Phận nhà. Rồi từ năm 1921 về phục vụ tại Rôma, và nay, năm 1961 cũng trở về Rôma và lần này vào tận Vatican, Lạy Chúa, Chúa nhân hậu với con quá, Chúa hậu đãi con khắp nơi, phần con, chỉ biết vâng theo ý Chúa, chớ không theo ý con.” (nhật ký 256)

Phải chăng đây là lời cầu nguyện do một cái nhìn tổng quát về cuộc đời của ngài. Đức Gioan 23 luôn cám ơn Chúa và luôn khiêm nhường phó thác.

Nhất là lời sau đây chứng minh cách rõ rệt là do năng sử dụng lời nguyện tắt mà ngài có một đời nôi tâm rất phong phú:

“Tôi cảm thấy QUEN SỐNG kết hợp với Chúa qua tư tưởng, lời nói, việc làm, tôi hằng nhớ lại hai lời nguyện tắt: “ NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN, Ý CHA THỂ HIỆN DƯỚI ĐẤT CŨNG NHƯ TRÊN TRỜI.” Và mọi sự đều hướng về đó. Tuy nhiêm còn lắm sơ xuất trong phận sự hằng ngày và các việc đạo dức. Vậy cần phải cải tiến tất cả.” ( nhật ký 223)

Để kết thúc chúng tôi xin phép trình bày một mẫu chuyện về Đức Gioan 23 :

Ít lâu sau khi Gioan 23 về cùng Chúa, ngày 3.6.1963, một nhà báo hỏi ông SAVERIÔ RONCALLI anh của Đức Cố Giáo Hoàng, đã 89 tuổi :

Ông có nghĩ rằng Gioan 23 là một vị thánh không?

Saveriô trả lời :

Một vị thánh ư ? Người ta có thể coi là thánh người nào không xuống hỏa ngục. Em tôi đã luôn là người tốt.

Đúng thế, nhưng ngài có phải là một vị thánh không ?

Em tôi đã luôn là người tốt, và những người như thế các cha sở gọi họ là thánh.

(trích dẫn do Jossif Grigoulevitch, Gioan 23, Giáo Chủ Đỏ, Tuần báo Đứng Dậy, số 108, trang 42)
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII 12 years 2 months ago #2428


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
CÁC VIỆC ĐẠO ĐỨC.


Đó là đối tượng thứ ba của tự kiểm nơi Đức Gioan 23, vì tự những trang đầu của nhật ký thiêng liêng, khởi viết từ năm 1898 đã ghi như:

“Xét mình vội vã, không cầm trí đủ khi thức dậy sáng nên gây thiệt thòi cho giờ nguyện gẫm, nguyện gẫm không thật hẳn hoi, chia trí trong thánh lễ, không sốt sắng viếng Mình Thánh Chúa, xét mình tổng quát quá, ít giờ do đó không có hiệu quả…. ( nhật ký 13,14 )

và mãi trong ngày lên ngôi Giáo Hoàng trong kỳ cấm phòng dịp 80 tuổi, ngài còn ghi:

1. Sáng :
Nhật tụng đọc xong giờ thứ nhất và ba rồi làm lễ. Sau lễ : Giờ sáu và giờ chín lần hạt 50 mùa vui.

2. Trưa :
Viếng Mình Thánh Chúa sau ăn trưa. Nghỉ một chút trên ghế dài, không bao giờ lên giường.

3. Chiều :
Nhật tụng, kinh chiều, kinh tối, lần hạt 50 mùa thương trước Mình Thánh và kể như là viếng Thánh Thể

4. Tối : Lần hạt 50 mùa mừng hồi 19 giờ 30 với nhân viên Vatican gồm có thư ký, các nữ Tu, người giúp việc. Chầu phép lành Mình Thánh Chúa kể như kinh tối (nhật ký 257 ngày 15.8.1961)

Vả lại các việc đạo đức là đề tài kiểm tra hàng ngày như nhật ký đã chứng minh mà nó còn được duyệt xét kỹ càng trong các kỳ cấm phòng được tổ chức bất kỳ ở đâu và lúc nào. Lúc còn là Chủng Sinh, linh mục, giám mục và giáo hoàng, cũng như khi ở Bergamo, Rôma, Bungari, Tuaky, Pháp, Venise và Vatican.

Sở dĩ Ngài thi hành như vậy vì ngài quan niệm:

“Tôi cố gắng sống đời đạo đức sốt sắng theo lối của Giáo Hội và Thánh Truyền, không muốn chế biến một lối sống đạo đức nào riêng lạ.” ( nhật ký 232,4 )

“Tôi đặc biệt khắng khít với Phụng vụ : Thánh lễ và nhật tụng. Chuỗi Môi Khôi có suy ngắm cùng các việc đạo đức khác mà nếu cứ giữ trung thành, sẽ bảo đảm cho đời sống đạo đức của Giáo sĩ.” ( nhật ký 217,6)

Để củng cố niềm xác tín của mình là sự thiện hảo nằm trong công cuộc thi hành các việc đạo đức, vì nó là bảo đảm cho đời sống của linh mục tu sĩ nào trung thành thực thi nó một cách chuyên chăm sốt sắng. Ngài đã dẫn chứng trường hợp của một bậc vị vọng trong hàng giáo phẩm Pháp, tức Đức Giám mục Dupanloup :

“Khi nghe đọc nhật ký của Đức Giám mục Dupanloup mà tôi rất quen thuộc, nhật ký này gây cảm tưởng tốt và nêu gương. Điều tôi đặc biệt chú ý là vị Giám mục rất hoạt động này lại đặt rất nặng các việc đạo đức và đời sống bên trong : Thánh Lễ, nhật tụng, nguyện gẫm, mến Thánh Thể, mến Đức Maria.” ( nhật ký 225, 7)

Tuy nhiên, ngài cũng thâm tín là : “ Điều tôi cố gắng đạt tới là một nền đạo đức sâu xa, còn những việc bên ngoài chỉ là chiếc áo.” ( nhật ký 111 )

quả thật các việc bên ngoài đây ám chỉ các việc đạo đức, chính nó không phải là sự trọn lành mà chỉ là phương thế để xây dựng và bồi dưỡng sự trọn lành thôi.

Về điểm này, Đức Gioan 23 rất đồng quan điểm với nhà tu dức học hiện thời là LM René Vollaume, nguyên Bề Trên Cả của các Tiểu Đệ Chúa Giêsu đã viết và đăng trong quyển “ AU COEUR DES MASSES.” Mà chúng tôi thiết tưởng cũng nên trích dẫn ra đây để làm sáng tỏ vấn đề:

“Những việc đạo đức không phải là sự trọn lành. Và người ta còn phải nói thêm rằng chúng cũng không phải là sự cầu nguyện, mà chỉ là những phương thế phát sinh trong chúng ta một đời sống cầu nguyện và làm cho dễ dàng công việc luyện tập hay thực hành các nhân đức Kitô giáo. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tránh những lầm lẫn ngược lại : người ta tỏ ra thiếu khôn ngoan nếu bỏ một việc đạo đức một cách nông nỗi viện lẽ rằng việc đạo đức đó không còn hoàn toàn đáp ứng đựơc với những nhu cầu hiện tại, hay ngược lại nếu người ta cố bám lấy một việc đạo đức mặc dầu đã thấy nó vô công hiệu- dường như không có nó thì cũng như không có việc hoàn thiện…. Và đây là mấy nguyên tắc cần phải nhớ: Đừng bao giờ thẩm định giá trị đích thực của một ngày chỉ căn cứ vào sự trung thành bên ngoài đối với những việc đạo đức phải làm. Đừng bao giờ cho phép mình phán đoán người khác về vấn đề này, và đừng để bị sa cám dỗ lượng giá đời sống thánh thiện của họ qua lăng kính các việc đạo đức bên ngoài…. Một loạt những việc đạo đức mà chúng ta làm đầy đủ và rất chu đáo vẫn có thể chỉ gây nên ảo tưởng, và không đem lại lợi ích nào cho linh hồn nếu chúng không phản ảnh đời sống nội tâm, hoặc không phát sinh mạnh mẽ trong chúng ta một sự cầu nguyện đích thực và một sự tăng trưởng trong tình yêu.”

( AU COEUR DES MASSES, Ed. Du Cert, Paris 1962, PP.258,261-163)
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII 12 years 2 months ago #2427


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
HOÀN TOÀN PHÓ THÁC


Đó là đối tượng tự kiểm của Đức Gioan 23. tại sao chúng ta biết như thế? Thưa, vì theo lý luận của Ngài – dĩ nhiên là đúng tinh thần Phúc Âm

“Bước đầu của sự thánh thiện là hoàn toàn phó thác theo ý Chúa trong hết mọi sự, dù là việc nhỏ, xin nhấn mạnh điểm này” (Nhật Ký 217,5)

Nơi khác Ngài cũng ghi nhận:

“Đức vâng lời hoàn hảo là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, không một tư tưởng nào đi ngoài sự vâng lời” (Nhật Ký 208)

Vì thâm tín phó thác là bước đầu của sự thánh thiện, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, nên Ngài đã chọn khẩu hiệu sống là “VÂNG LỜI VÀ BÌNH AN” :OBOEDIENTIA ET PAX (Nhật Ký 218, 1 – 233 – 244, 3 - 250) Vâng lời là làm theo ý Chúa thì tức nhiên là có sự bình an.

Xét về mặt lý thuyết, Ngài quan niệm sống phó thác là:

“Không tìm ý mình, mà chỉ tìm ý Chúa trong mọi sự, qua ý Bề trên” (Nhật Ký 203,4).

Và trong khi thực thi ý Chúa dù rất nặng nề, Ngài vẫn bình tâm và vui chịu không bao giờ tâm sự việc đó với bất cứ ai, vì nói ra nó sẽ mất hết công nghiệp. (x.Nhật Ký 215,2)

Để cụ thể hoá tinh thần phó thác, Ngài thích dùnh hình ảnh của Kinh Thánh về đứa bé an tâm thanh thản khi được nép mình vào lòng mẹ nó: “Như đứa bé trên cánh tay mẹ, đó là tình trạng của hồn tôi” (TV 130, 1-2) (Nhật Ký 256)

Sở dĩ Ngài đặt hoàn toàn tín nhiệm vào tay Thiên Chúa là vì Ngài tin kính (Thiên Chúa là Thân Phụ đang giang tay đón chờ con mình” (Nhật Ký 245,2),

tôi vui mừng dưới bóng cánh Chúa . “Hồn con theo sát Chúa , xin tay mặt Chúa đỡ nâng con” (TV 62, 8-9) (Nhật Ký 250)

Mặt khác Ngài tuyên tín Chúa là Thiên Chúa toàn năng, “Người là tất cả” (Nhật Ký 133, 1 – 134 – 204, 1)

và “Người làm được tất cả” (Nhật Ký 204, 1)

Là người hoàn toàn sống phó thác Đức Gioan 23 rất bình tĩnh, đơn sơ, vui vẻ và sẵn sàng phục vụ Chúa và các linh hồn.

- Ngài bình tĩnh trước mọi biến cố như lời Ngài viết trong kỳ tĩnh tâm dịp 80 tuổi: “Đấng lập Hội Thánh khôn ngoan, phép tắc và nhân từ vô biên, đã sắp xếp mọi biến cố để mưu ích cho người lành trong Giáo hội là hiền thê yêu quý của Người. Dù biến cố có vẻ bất lợi cho Giáo hội, tôi vẫn bình tĩnh hoàn toàn, tuy nhiên vẫn tha thiết van nài cho “Ý Chúa thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Nhật Ký 255)

- Ngài đơn sơ trong tâm hồn cũng như lời nói và lối sống: “Càng sống lâu, tôi càng thấy cái cao quí, cái đẹp hấp dẫn, tính đơn sơ trong tư tưởng, hành vi và ngôn ngữ” (Nhật Ký 240, 2)

Nơi khác Ngài cầu xin đức đơn sơ:

“Lạy Chúa Giê-su, xin dạy con biết yêu mến và thực hành đức đơn sơ, vì nhân đức này giữ con sống khiêm nhường, đưa con lại gần tinh thần Chúa hơn để con lôi kéo cứu vớt các linh hồn” (Nhật Ký 235, 4).

- Ngài luôn luôn vẫn giữ một mực vui vẻ, vì “Vui vẻ là yếu tố quan trong nhất cho đời sống tâm linh, vui là bầu khí nuôi các đức tính anh dũng, vui là tinh thần, là bản năng, là ơn không thể tả, vui phải kể là yếu tố tinh thần tự do; chỉ vui mới có khả năng kiên kết các đức tính siêu nhiên mà tự nó xem như không hòa hợp nhau được, vui là bạn rất thân của đức hãm mình. Phải chú ý đến tính tình vui vẻ của mình, để củng cố tinh thần hãm mình đồng thời hãm mình để ta được vui vẻ hơn. (Nhật Ký 196,9)

Đặc tính thứ tư của Đức Gioan 23, con người sống phó thác là sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ điều gì, và ở đâu cũng được, miễn đó là ý Chúa: “Lạy Chúa, như Chúa đã phó trót mình cho con, tùy con sử dụng, con xin một lần nữa dâng tâm thân này, dòng máu này, mạng sống này lên Chúa tùy ý Chúa sử dụng” (Nhật Ký 132, 12)

Tiện đây chúng tôi xin ghi lại một câu chuyện của Đức Gioan 23 trong thư Ngài gửi cho linh mục bạn có lẽ được đổi đến một nhiệm sở mới mà cha ấy không hài lòng. Đức Gioan 23 lúc đó là khâm sứ ở Bungari đã khuyên Cha bạn:

“Địa vị mới của Cha có thể cám dỗ cha than phiền, vì cha nghĩ rằng trước kia cha năng tiếp xúc với các linh hồn, nên làm ích cho họ hơn. Đó là một cám dỗ, nó phải được xua đuổi như bao lần khác. “ ADVENIAT REGNUM TUUM, FIAT VOLUNTAS TUA .” thế là đủ, giá Chúa chỉ đòi cha một điều đơn sơ dâng thánh lễ mỗi ngày, rồi đi quanh đếm các gốc cây trong vườn, thì cha làm ngần ấy cũng đủ- Giáo Hội Công Giáo là một xưởng lớn, Chúa đặt ta làm việc ở đó. Không có công việc nào hơn công việc nào, miễn là ta làm dưới mắt ông chủ là người biết mọi sự, và để ý đến mọi sự rất kỹ càng. Tôi nghĩ cái dấu đặc biệt của các tôi tớ thực sự của Chúa là cảm thấy tuy việc này hạp với mình hơn mà phải làm một việc khác. Người bạn thân đang biên thơ cho cha đây cũng ở trong trường hợp ấy.” (Sophia 15.1. 1931, trong LM F. Nguyễn Văn Thuận, Đức Gioan 23, nguồn sống, Huế 1960 trang 133-134)

Quả thật Đức Gioan 23 đã nếm và đã vui lòng chấp nhận cảnh: “Tuy việc này hạp với mình hơn mà phải làm việc khác.”

Những khổ tâm mà Chúa muốn gởi đến để luyện đức nhẫn nại của tôi trong mấy tháng về vấn đề thiết lập một Chủng Viện ở Bungari, 5 năm qua, tôi ở trong tình trạng của một con người mà quyền hạn không có chi rõ rệt tại xứ này- Cái khó không do tôi làm việc mà từ cơ quan đầu não ở Rôma.” (Nhật ký 215,1)

“Cái lo cái khó của tôi là không được phép làm gì hơn là tự giam mình trong nhà như một ẩn sĩ lẻ loi, ngược với tâm tính của tôi là muốn trực tiếp hoạt động mục vụ với các linh hồn, về khía cạnh con người, thì tới giờ này tôi vẫn kiềm hãm nó, tuy chưa được như ý. Tất cả những sự việc càng giúp tôi dễ sống phó thác, để được lên cao và được noi gương cách hoàn hảo và mau chóng hơn theo mẫu Thầy Chí Thánh.” ( nhật ký 218 )
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII 12 years 2 months ago #2425


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
ĐỐI TƯỢNG TỰ KIỂM.


Làm sao có thể xác định đâu là đối tượng tự kiểm của Đức Gioan XXIII.

Chúng tôi xin thưa, sau khi đọc qua Tâm hồn Nhật ký, theo chúng tôi nhận thấy: có một vài nhân đức và một hai sự việc mà nói được là ở trang nào của Nhật Ký và trong lời dốc lòng của nhiều đợt tĩnh tâm đều có đề cập đến. Về nhân đức thì phải kể đến Nhân Đức Khiêm Nhu và Đức Phó Thác, còn về sự việc thì có các việc đạo đức ( Pratiques de Piété ) và những lời nguyện tắt ( oaisins Jaculatoires ) Do đó ta có thể tóm kết đó là 4 điểm mà Ngài luôn tự kiểm.

- đức khiêm nhường

- đức phó thác

- các việc đạo đức

- những lời nguyện tắt.

1. Khiêm nhường thẳm sâu:

a. Đường tôi phải theo là sự khiêm nhường. (nhật ký 133,3 )

Sở dĩ Đức Gioan 23 dám quả quyết khiêm nhường là đường lối ngài phải theo có nghĩa là: “Khiêm nhường trong hết mọi sự, đặc biệt trong lời nói.” ( nhật ký 146 ), là vì Ngài thâm tín sự thực tập khiêm nhường :

- Là nguyên tắc chỉ đạo không thay đổi cuộc sống đạo đức. ( nhật ký 146)

- Là nền tảng xây dựng nền đạo đức của ngài, vì các vị thánh, trong những năm cuối đời xúc động vì ơn khiêm nhu này, do đó mới là những thánh nhân khiêm nhu chính tông. (nhật ký 234,5, 135)

- Là lối vững chắc phải theo để hoàn thành công việc Chúa. ( nhật ký 135 )

- Là phương thế vững chắc nhất để chuẩn bị các việc tương lai lớn lao trong cộng đoàn thánh thiện và kiến hiệu của Nước Chúa. (nhật ký 135) Và khiêm nhường lại là đường lối thích hợp cho ngài: Vì các điều xác quyết trên là những chỉ giáo của cha linh hướng, và chính ngài khẳng định : “ Thánh Linh dùng miệng cha linh hướng mà nói với tôi.” (nhật ký 135)

b. Xét theo bản chất, đức khiêm nhu gồm 2 diện : Tiêu cực tức là phải khuất phục tính tự ái, và tích cực là tìm hiểu thân phận, vị trí của chính mình trong chương trình của Thiên Chúa.

“TÔI PHẢI CHỐNG LẠI TỰ ÁI DƯỚI MỌI HÌNH THỨC”

Đó là lời tuyên chiến của Đức Gioan 23 được ghi lại trong những ngày cấm phòng tổ chức sau khi thi hành nghĩa vụ quân sự năm 1902.

Tuy nhiên chúng ta đừng lầm tưởng là cuộc chiến nội tâm chỉ bắt đầu khai hỏa lúc bấy giờ thôi, trái lại nó khởi sự từ lần tĩnh tâm đầu tiên năm 1896 tại Chủng Viện Bergamo, lúc đó ngài mới 15 tuổi.

“Tôi phải đặt biệt lưu ý hãm mình, để sửa trị tính tự ái, tật xấu lớn nhất của tôi, tránh dịp làm cho nó lớn lên. Vậy khi trò chuyện tránh tỏ mình thông thái. Không tự bào chữa cho hành động của mình hay lời nói của mình, cách chung không bao giờ ra vẻ là người quan trọng, dù rất ít.” (nhật ký 9,7)

Theo ngài, tự ái thườg xuất đầu lộ diện (nhật ký 119) dưới 3 hình thức : “Bám chặt ý muốn cá nhân, ham sinh hoạt theo sở thích riêng, bám vào uy tín cá nhân, do đó rất sợ bị khinh bỉ- bám vào nếp sống nhàn nhã, do đó sợ cực khổ, ham khoái lạc.” (nhật ký 229,8)

Vậy để chiến thắng tự ái là kẻ nội thù , ngài hết sức cố gắng, đồng thời cầu khẩn ơn Chúa cách tha thiết.

“lạy Chúa Giêsu, Chúa biét rõ tên kẻ thù của con, tên nó là tự ái, bí danh tự cao, tự đại, tự mãn. Con muốn đánh bại nó một lần cho xong, nếu không đựơc, ít ra con cố tự chủ hầu con hoạt động được tự do hơn và cùng các cảm tử quân giữ vững mọi yếu điểm để bảo về chính nghĩa của Chúa, và để cùng Chúa con được ca ngợi khúc khải hoàn.” (nhật ký 132,9)

CHÚA LÀ TẤT CẢ, CÒN TÔI LÀ KHÔNG

( nhật ký 133,1 và 134 )

Đó là suy luận và dốc lòng thứ nhất đã được ghi lại sau 3 ngày tĩnh tâm vào tháng 12.1902.

“Quả thực, Chúa là tất cả, vì Người là chủ duy nhất, chủ của sự sinh ra cũng như sự chết. Ở đời tuy có cha mẹ, bà con , thầy dạy dỗ, nhưng chỉ duy nhất là Chúa,” ( nhật ký 132 )

Vì Người sáng tạo tôi, dầu vậy Người không cần tôi. ( nhật ký 115 )

Do đó : “Chỉ có Người mới đáng được ngợi khen và chúc tụng trên hết mọi sự.” (Lmit.III,IX,12-19) ( Nhật ký 237)

Nghĩa vụ tôi đối với Ngài là: “nhận biết, yêu mến và phụng sự Người suốt đời tôi” (Nhật Ký 132)

Còn “chính tôi là không”, đây là chân lý mà Đức Gioan 23 đã diễn tả những ấn tượng và suy tư dịp cấm phòng tháng đầu năm 1900 tại Chủng Viện Bergamo bằng những lời lẽ rất phong phú súc tích :

“Tôi là ai ? Bởi đâu mà đến ? Sẽ đi về đâu?…. Tôi là không. Những gì tôi có là một thực thể, mạng sống, trí khôn , ý muốn, trí nhớ, những gì Chúa cho là của Chúa….không xa lắm, cách đây 20 năm thôi, những gì bao quanh tôi: Mặt trời mặt trăng, tinh tú, núi cao, biển cả, cây cối, cầm thú, loài người đều đã có, đã sinh hoạt dưới sự săn sóc của Chúa quan phòng. Còn tôi lúc đó chưa có. Không có tôi mọi sự vẫn tiến, nào ai nghĩ đến tôi, chưa có chút ý thức gì về tôi, dù trong giấc mộng. Lý do là vì tôi chưa có, thế mà Chúa đã để ý yêu tôi từ thưở đời đời. Chúa đưa tôi ra khỏi cái hư vô, cho tôi có sự sống, có linh hồn, có tài năng nơi thể xác, và tinh thần. Chúa mở mắt cho tôi thấy ánh sáng chan hòa trong tôi. Không có Chúa tôi là không, nhờ Chúa mà tôi là tất cả những gì là tôi. Không ơn Chúa, tôi không làm được gì, nếu Chúa không nâng đỡ, lập tức tôi sẽ trở về hư không, nơi tôi đã xuất phát. Tôi là thế đó. Vậy mà tự cao, hãnh diện với những cái tốt mà Chúa đã ban như là của mình. Thế có điên dại không? Nào người đã có gì mà không phải đã lãnh nhận? vậy nếu đã nhận lãnh thì sao lại vênh vang như không nhận lãnh. ( 1 Cr 4,7 ) ( nhật ký 115,1 )

“Hư không chẳng làm phiền lòng Chúa, còn tôi còn kém hơn không nữa vì tôi rất sợ tội lỗi, không đáng ra trước mặt Chúa Giêsu.” ( Nhật ký 107,2 )

“Vì, tôi chẳng có điều gì tốt lành, gia sản của tôi là tội lỗi.” ( nhật ký 91 ) Lại nữa phần tôi tuổi nào cũng có lỗi theo tuổi đó, bởi vậy tôi phải khóc lóc tội lỗi của tôi luôn.” ( nhật ký 228,1 )

Việc cấm phòng để nhận chức vụ Phụ Phó tế tháng 4 năm 1903, ngài đã thú nhận:

“Không biết những hành động hoang tàn (fredaines ) hồi thiếu niên có nặng như một trọng tội không. Dù sao đối với tuổi tôi, đây là những điều rất nặng mà hôm nay tôi vẫn xấu hổ trước mặt Chúa. “Tôi than van như phạm nhân, đỏ mặt vì đã phạm tội.” (Sequence: Dies Irae ). Sau những lỗi đầu tiên này, tiếp theo mỗi ngày mỗi chồng chất thêm bao nhiêu lầm lỗi khác: nào chia trí, tự ái, biếng học, mất giờ, nào lỗi bác ái trong tư tưởng, lời nói, hành động. Thực chồng chất như núi, đủ đè bẹp con, ớ Chúa.” ( nhật ký 193,3 )

Sau 10 năm lãnh chức linh mục, ngài tĩnh tâm và ghi nhận :

“Tôi xấu hổ vì đã không làm hơn được, gặt ít quá, bỏ đất khô khan cằn cỗi. Nếu các thánh mà được những ơn như tôi hay ít hơn, các ngài vẫn thánh hơn. Đang khi bao tiếng gọi trong tôi, tôi đã từ chối không đáp ứng. Lạy chúa, con xin nhận sự yếu hèn khốn nạn của con, xin Chúa thương tha thứ.” ( nhật ký 208 )

25 năm linh mục với bao nhiêu hư hèn bất trung. “Bao nhiêu ủy mị, nuông chiều tính biếng nhác, chọn việc này hơn việc khác, những cái gì khó nhọc ưu phiền là có sự phản ứng bên trong, khi cầu nguyện riêng hoặc công cộng, biết bao lần chia trí, lắm lúc vội vã cho xong, mất bao nhiêu là giờ để đọc và làm những việc không liên quan trực tiếp tới phận vụ, để lòng dính bén những nơi, những vật, những tiểu tiết mà quên rằng tôi chỉ là khách qua đường.” (1Pr 2,11 ) ( Nhật ký 217,3 )

Cuối cùng, lúc tại chức Giáo Hoàng tĩnh tâm dịp 80 tuổi, ngài cũng chân thành thú nhận

: “Thế nào cũng lắm sơ xuất vì bao nhiêu nhiệm vụ của đời mục vụ, và hiện nay của một Giáo Hoàng kế vị thánh Phêrô. Cả cuộc đời dài với 80 tuổi với bao nhiêu lầm lỗi. Sơ xuất tôi đã thú nhận tất cả hồi sáng, nay với cha giải tội của tôi. Xin Chúa Giêsu hằng thương xót con là kẻ có tội, con hằng tin tưởng ở sự đại lượng từ bi vĩnh cửu của Chúa.” ( nhật ký 251 )

Người khiêm nhường thật sự

“Luôn nhớ mình đớn hèn, tội lỗi, mhưng không phải để run sợ mà trái lại càng lỗi, càng phải khắt khít với Chúa, càng phải tin tưởng lại gần Chúa hơn, vì chỉ có Người mới chữa được sự bất xứng của con, vì sự khốn cùng của con là ngai cho lòng nhân từ và thương xót của Chúa ngự.” ( nhật ký 138 và 193,7 )

vả lại, ngài ý thức về Đức Khiêm nhu mà ngài phải tiến bậc thứ ba là vui lòng và chấp nhận và tìm kiếm đau khổ khinh bỉ vì Chúa.

“Riêng tôi, nếu thực là thánh thời phải chọn bậc ba của Đức Khiêm nhường, tức là đi tìm đau khổ và khinh bỉ, bằng không sẽ không là gì cả. Nếu ở bậc một mà thôi, những giáo huấn của Chúa sẽ không mang lại kết quả, và tính kiêu ngạo chỉ lánh mặt tạm vậy thôi. Đó là kết luận, thời thử hỏi tôi đang làm gì, bởi lẽ khiêm nhường ở bậc một tôi cũng chưa có.” (nhật ký 196,8)

Bởi nhận như vậy cho nên từ lần tĩnh tâm tại Rusciuk lúc hoạt động ở Bungari năm 1930, hằng ngày Đức Gioan XXIII niệm lời nguyện của thánh Ignaxiô :

“Lạy Cha trên trời là chủ đời đời của vạn vật, xin ban cho con, là tôi tớ bất xứng , được luôn trung thành với lời hứa: Xét vì vinh danh và vì vinh quang chỉ có một Chúa cao sang đáng được mà thôi. Phần con, con muốn noi gương Chúa Ki-tô, để giống người qua hành động con muốn và chọn sống nghèo với Chúa Ki-tô nghèo hơn là vinh sang, con muốn bị coi là điên dại vì Chúa Ki-tô, vì Người là kẻ thứ nhất bị coi là điên dại hơn là được thế gian này tôn mình như bậc khôn ngoan” (Nhật Ký 218,2)

“Tôi đến học ở trường Chúa Giê-su” ((Nhật Ký 28). Đó là phương thế thứ nhất giúp Ngài rèn luyện tính khiêm nhu, như Ngài đã viết:

“Trong kỳ hè, không còn lớp dạy khoa học và văn chương, nhưng trong Bí Tích Thánh Thể , một trường từ trời xuống đã mở cho tôi. Nơi đây, những lời giảng dạy do một Thầy sở trường nhất vượt trên mọi mơ tưởng của người ta: Chúa Ki-tô là hiện thân, hai môn học chính được dạy ở đây là lòng khiêm nhượng và tin yêu. Vậy tôi sẽ đến học ở trường Chúa Giê-su, nơi đây tôi sẽ học: luôn luôn ở khiêm nhượng và luôn luôn yêu mến. Chớ gì Thiên Chúa và Đức Mẹ hỗ trợ để con xứng đáng nghe lời chỉ giáo cao siêu một cách hữu ích. Cựu học viên của trường là các thánh đã nêu gương cho tôi, đồng chí của tôi là những tâm hồn công chính sống để tìm Vinh Danh Thiên Chúa và mở rộng bờ cõi nước Chúa Ki-tô. Nhưng tôi nhận thấy mình cần khiêm nhượng hơn tình yêu, vì khiêm nhượng là đường vững chắc đưa đến tình yêu, do đó tôi nỗ lực đạt được đức này. Như đã dự liệu lúc cấm phòng, là một chiều tôi sẽ ghi những sơ xuất đặc biệt về mặt này để hôm sau tôi có thể sửa chữa. (Nhật Ký 28)

- Phương thế thứ hai là học với Thánh Tâm Chúa Giê-su: “Để thành công trong việc tông đồ, tôi không thấy học đâu cho bằng học với Thánh Tâm Chúa Giê-su, chính Ngài dạy: “Hãy học với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng” (Mt 11, 29). Kinh nghiệm cho tôi thấy rằng đường lối này rất cao đẹp và bảo đảm cho sự thành công” (Nhật Ký 211, 6)

- Phương thế thứ ba là “LÀM VIỆC TẦM THƯỜNG MỘT CÁCH PHI THƯỜNG” (Nhật Ký 159). Noi gương của Chúa Giê-su sống mai ẩn ở Nadaret.

“Tôi sẽ cẩn thận đối với các dịp nhỏ và làm mọi việc hết sức cần mẫn. Sự thiện hảo của các thánh không hệ tại những việc lớn lao khét tiếng, mà là ở những việc thông thường, đối với người đời là không đáng kể. Ba mươi năm ẩn dật của Chúa Giê-su dạy tôi rất nhiều về điểm này với những gương sáng lạn. “Vậy hãy xem và làm theo mẫu ấy” (Ex 25, 40) (Nhật Ký 193, 2)

Đối với những ai khiên nhượng thực lòng, thì không những đời sau được Chúa thưởng công, mà ngay tại thế cũng được Người ban cho nhiều ơn đặc biệt, như trường hợp Đức Gioan 23.

Khi Ngài qua đời, người ta đã khám phá ra trong TÂM HỒN NHẬT KÝ (1)

những dòng sau đây mà chính Ngài đã ghi khoảng một năm trước khi chết: - - - - - - - - - - - - - - - - - - (1)Về sự xuất bản THNK, Đức Gioan 23 có nói với LM bí thư là cha Loris Cap Ovilla: “Khi tôi chết rồi, cha có thể cho phổ biến những quyển (Nhật Ký 253) này, biết đâu nó sẽ có ích cho những bạn trẻ đang tiến về chức LM và những ai muốn sống liên kết với Thiên Chúa” (Lời giới thiệu trong THNK, Senatus Saigon dịch thuật và xuất bản, SG. 1970, trang 5-6)

“Tóm lược những hồng ân đã được ban xuống cho người không lấy mình làm trọng, nhưng đã đón nhận những cảm hứng tốt lành và mang ra thi hành với tấm lòng khiêm tốn và tin tưởng.”

“ƠN THỨ NHẤT: Tôi chỉ đơn sơ nhận vinh dự và gánh nặng của chức Giáo Hoàng mà tôi không chút gì vận động. Trái lại, có lúc số thăm lại dồn về Hồng Y khác vì cho là xứng đáng hơn tôi, chính tôi cũng công nhận vị ấy xứng đáng và khả kính và tôi rất hài lòng”

“ƠN THỨ HAI: Nhờ sự đơn sơ, tôi nhận thấy rõ một số ý kiến, quá ư đơn giản, không phức tạp, nhưng tầm quan trọng của nó rất rộng lớn bao trùm thế giới, ảnh hưởng vô hạn đối với tương lai, và phát sinh hiệu quả tức khắc. Biết bao ý nghĩa hàm chức trong câu nói sau đây: “Biết tiếp thu ơn Chúa soi sáng bên trong, rồi đơn sơ và tin tưởng thi hành”

“Trong cuộc đàm thoại đầu tiên với Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh ngày 20 thánh giêng 1959, không hề nghĩ trước nhưng đã nói ra danh từ: CÔNG ĐỒNG CHUNG… Tất cả những công việc trên, tôi không hề có trước một dự ước chi hay một kế hoạch nào cả.”

“Người đầu tiên ngạc nhiên về đề xướng của tôi, lại chính là bản thân tôi”

“Vậy mà sau đó tôi thấy công việc đều diễn tiến rất tự nhiên, phát triển tức khắc và đều nhịp”.

“Sau ba năm chuẩn bị cần cù, liên tục, có thể nói là tốt đẹp và bình an, từ nay tôi đã đến triền NÚI THÁNH. Nguyện Chúa phù trợ để chúng con thu lượm thành quả tốt đẹp.” (Nhật Ký 267)
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII 12 years 2 months ago #2424


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
TĨNH TÂM:


Trên đây là PHƯƠNG PHÁP TỰ KIỂM BẰNG TÂM HỒN NHẬT KÝ, tiếp theo đây chúng tôi sẽ trình bày PHƯƠNG PHÁP TỰ KIỂM BẰNG TĨNH TÂM.

Trong kỳ tĩnh tân chuẩn bị Công Đồng ngày 10.9.1962, Đức Gioan 23 đã ghi:

“Đời Giáo Hoàng là cấm phòng liên li mỗi ngày để cứu rỗi mình và cứu rỗi mọi linh hồn vì Máu Chúa đã đổ ra để cứu họ” (Nhật Ký 263)

Đúng vậy, tuy nhiên đối với Ngài chúng ta không cần phải đợi đến khi Ngài lên ngôi Giáo Hoàng, Ngài mới nhận thức như thế mà đã nhận biết từ khi còn là chủng sinh Ngài ý thức tĩnh tâm là nhu cầu sống Ki-tô giáo và Ngài đã thực thi triệt để:

Căn cứ vào quyển tâm hồn nhật ký chúng ta nhìn thấy ba loại tĩnh tâm, về tĩnh tâm hằng tháng, Ngài ghi rõ ngày thánh trong những năm viết nhật ký, còn các năm khác tuy ít bàn đến, chẳng hạn như ngày 24.1.1902 ngày lễ Thánh Gia, nhưng chúng ta giám khẳng định là Ngài đã thi hành như lời Ngài dốc lòng.

“Mỗi Chúa Nhật đầu tháng, phải cấm phòng thánh hoặc ngày nào thuận tiện gần đó” (Nhật Ký 202, 2).

Loại thứ hai là cấm phòng năm, năm nào Ngài cũng tham dự hay đứng ra tổ chức, nếu năm nào không thi hành được Ngài thường nêu ra lý do chẳng hạn:

“Năm qua (năm 1941), mất cấm phòng, vì bốn lần phải ở Hylạp nhân danh Đức Thánh Cha để cứu trợ” (Nhật Ký 232)

“Năm 1943, không sao tổ chức cấm phòng được, phải đợi cuối năm 1944. Để chuẩn bị, tôi mời Linh mục Lévêque dòng Lazariste giảng phòng. Nhưng vài hôm trước lễ Giáng Sinh, tôi được lệnh đi làm sứ thần ở Balê” (Nhật Ký 232, 9)

Loại tĩnh tâm thứ ba là loại đặc biệt được tổ chức vào những biến cố quan trọng như thụ phong Linh mục, Giám mục, dịp 60, 80 tuổi đời, dịp chuẩn bị Công Đồng, v.v…

Để đạt kết quả tĩnh tâm, phải chăng Ngài đã áp dụng cách tài tình khéo léo 3 quy tắc của Thánh Tiến sĩ PÊNADÔ.

QUY TẮC 1 : INTRATE TOTI

Về vấn đề này ngài rút kinh nghiệm là những lần nào ngài tổ chức tĩnh tâm tại nhà là ngài không được thảo mãn hoàn toàn về tĩnh tâm.

“Lý do, là ở tại Tòa Khâm Sứ, dù có đóng cửa bàn giấy để lo việc linh hồn, cũng không bằng đi đến một nơi khác. Rút kinh nghiệm cho năm sau” ( nhật ký 222 )

đó là kỳ cấm phòng tháng 12.1936 tại Istanbul, còn lần cấm phòng chung với các linh mục tại Chủng Viện lúc ngài làm Hồng Y Giáo Chủ, ngài viết :

“Cấm phòng chung với các linh mục, phải tiếp các đấng, nghe trình bày tâm sự, mất cả giờ để lo phần hồn của tôi. Tự hậu tôi sẽ hẹn để gặp các linh mục ở nơi khác, riêng tôi, nhất định sẽ cấm phòng với các Giám Mục, để yên tĩnh mà lo linh hồn của mình”. ( nhật ký 244 )

QUY TẮC II : MANETE SOLI CẦN PHẢI SỐNG MỘT MÌNH VỚI CHÚA hầu:

- “Duyệt lại mọi tư tưởng, mọi dốc lòng, và đặc biệt ý hướng của mình.” (nhật ký 146)

- “Tính sổ lại xem xét thật kỹ, coi chừng những yếu đuối dẫn đầu.” ( nhật ký 193 )

- “Duyệt lại cuộc sống để tìm hiểu hiện trạng tâm hồn.” ( nhật ký 197 )

- “Báo cáo với Chúa Giêsu về điều tôi học biết và thời giờ tôi phung phí.” ( nhật ký 197 )

- “Để hồi tưởng những việc đạo đức của những năm đầu tiên nơi Tiểu Chủng Viện để sự sốt sắng hôm nay được trong mát thơm tho trở lại, làm chú bé chủng sinh, lấy lại sự đạo đức đơn sơ nhưng khéo léo của những năm hạnh phúc.” (nhật ký 198)

- “Để ghi lại những dốc lòng liên quan đến đời sống cầu nguyện và kết hợp với Chúa.” ( nhật ký 217,6 )

- “Xem lại các trang nhật ký xưa .” ( nhật ký 240.10 )

- “Xem lại những lời dốc lòng xưa với những cảm giác ngày xưa.” (nhật ký 202)

- “Xem lại những gì đã ghi lúc ở Đại Chủng Viện Rôma, vẫn gặp những tư tưởng hữu ích và những cảm tưởng có giá trị.” ( nhật ký 202)

Kỳ tĩnh tâm năm 1958 ngài đã viết :

“Một lần nữa tôi cần thấy nơi tĩnh mich cho hồn tôi nhỉ ngơi một chút (Mc : 6,31). Để làm vui lòng anh em linh mục cùng tĩnh tâm, chính tôi phải giúp cho họ một vài vấn đề…..không, cấm phòng kiểu này không được. Phải sống một mình, xa bộ tham mưu. Thinh lặng lo cho linh hồn mà thôi.” (nhật ký 246,2)

Lần khác, năm 1939, ngài ghi nhận :

“Đây, kỳ tĩnh tâm lý tưởng : kín, không liên lạc với ngoài đời, đúng kế hoạch… tối lại có vài vị về họ đạo để làm lễ sáng, bớt cái hay nhưng chịu vậy. Ở một mình, tôi rất thích và chúc tụng Chúa.” ( nhật ký 225,1 )

QUY TẮC III : EXITE ALII

Phải chăng nhờ tĩnh tâm với đúng ý nghĩa của nó mà ngài có thể ghi nhận : “Con cám ơn Chúa vì trên hết các ơn, Chúa đã ban cho con sự bình tĩnh và không sợ vô lý. Con cảm thấy mãi mãi muốn vâng lời trong hết mọi sự, từ việc lớn đến việc nhỏ, nhờ vậy mà sức hèn mọn của con trở thành sức mạnh đến mạo hiểm, nhưng trong sự đơn sơ đúng tinh thần Phúc Âm khiến cho mọi người trên thế giới kính nể và nêu gương cho họ .” (nhật ký 247,3 )
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII 12 years 2 months ago #2423


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
TÂM HỒN NHẬT KÝ


Tâm hồn nhật ký là gì, nội dung như thế nào, nhằm mục đích nào, và Đức Gioan 23 đã sử dụng nó ra sao? Đó là một lô câu hỏi mà chúng tôi xin trả lời lần lượt:

TÂM HỒN NHẬT KÝ: “Journal de l’âme”, đó là danh hiệu chính Đức Gioan 23 đã gọi từ khi còn niên thiếu lúc Ngài mới bắt đầu ghi nhật ký thuộc năm 1902. Đây là những tập vở học sinh mà Ngài dùng để ghi lại những biến chuyển nội tâm. Nó bắt đầu hình thành từ năm Ngài 14 tuổi, và kéo dài mãi cho đến gần 1 năm trước khi Ngài về cùng Chúa tức lễ Hiện Xuống năm 1962. như vậy là Ngài trung thành ghi chép về cuộc sống nội tâm của Ngài trong 70 năm, từ năm 1896 đến năm 1962, tức là từ lúc còn là chủng sinh cho đến khi lên ngôi Giáo Hoàng.

Tâm hồn nhật ký gồm hai loại bài không đồng đều nhau. Loại thứ nhất là nhật ký thiệt thọ vì ghi rõ diễn tiến nói được là hằng ngày trong những năm 1902, 1903, còn kỳ dư là ghi những suy tư, những dốc lòng của các kỳ tĩnh tâm thường niên hoặc nhân các lễ đặc biệt.

Nội dung rất trung thực, nghĩa là Ngài không sáng tác giả tạo mà hễ có sao viết vậy, như thế nhật ký mới là phản ánh trung thực của cuộc sống, ghi nhật ký là mình đối diện với mình, ghi dưới ánh mắt của Thiên Chúa.

“Tôi hay lân la xuống bếp nói chuyện vô ích, tôi phải kềm hãm tính tọc mạch muốn biết những chuyện không liên quan đến mình” (Nhật Ký 38) “Phí nhiều thì giờ cãi lý với cho phó, quên rằng: nói nhiềi lỗi nhiều, đa ngôn đa quá” (Nhật Ký 68)

“Vừa xưng tôi xong là đã quên lời dốc lòng rồi: lần chuỗi sốt sắng, không mất thì giờ nói chuyện vô ích” (Nhật Ký 72)

“Khi trò chuyện, tôi hơi bực tức vì người ta không mấy chú trọng đến tôi. Đúng là tự cao, kiêu ngạo thượng thặng” (Nhật Ký 100)

Những ngày không ghi nhật ký được thì Ngài thường cho biết lý do một cách đơn sơ, chân thành, chẳng hạn như:

“Thứ hai 12.8.1898: Hôm kia không nến, hôm qua không mực, hai bữa không viết nhật ký”(Nhật Ký 50)

“Thứ tư 18.3.1903: Thi cử, giúp bệnh nhân, kém sức khoẻ, phong chức, đó là những lý do khiến tôi không ghi được hai hàng nhật ký” (Nhật Ký 172)

TÂM HỒN NHẬT KÝ nhằm mục đích nào? Lúc tĩnh tân ở Yuaky năm 1931, Đức Gioan 23 đã viết:

“Tôi phải kiên trì nỗ lực hiện thực hóa “CHÚA GIÊ-SU HIỀN LÀNH VÀ KHIÊN NHƯỜNG” nơi tôi trong cuộc sống nội tâm cũng như đời sống ngoại tại. Nguyện Chúa bảo trợ con” (Nhật Ký 219,7)

Hiện thực hóa Chúa Giê-su trong đời tôi nghĩa là tôi canh tân, tôi cải tiến dần cho tôi tư tưởng như Chúa tư tưởng, sinh hoạt như cách Chúa sinh hoạt, tiếp súc với mọi người như Chúa đã tiếp súc với họ. Nhờ ghi sinh hoạt hay biến cố hằng ngày như vậy mà Ngài đã dần loại bỏ những phản ứng không hợp tinh thần Phúc âm rồi từ đó trở nên giống Chúa hơn, cuối cùng Ngài có thể nói như Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Ki-tô sống trong tôi” (Gal 2, 20)

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý Đức Gioan 23 đã khẳng định:

“Sự thánh thiện không hệ tại sự biên nhật ký, mà hệ tại mến Chúa và hạ mình trước mặt Người” (Nhật Ký 165).

Do đó Ngài viết tiếp nơi khác: “Tôi không buồn mà sẵn sàng, nếu một ngày nào đó những trang nhật ký này làm cớ cho tôi tự cao tự đại, tôi sẽ ném nó vào lửa ngay” (Nhật Ký 192)

Đức Gioan 23 nói như vậy vì đây là đường lối độc đáo mà Chúa Thánh Linh thúc đẩy Ngài, còn chúng ta nếu không có Ơn Chúa dun dủi, nào ai bắt buộc ta phải theo lối ấy.

Ngài không viết tâm hồn nhật ký để trở thành tác phẩm hầu lưu danh hậu thế, hoàn toàn không, Ngài sử dụng nó để tự kiểm, để thánh hóa mình.

Cha Luris Capovilla, linh mục bí thư của Ngài đã chứng minh: “Những quyển nhật ký này được ngài đọc lại luôn để tự kiểm thảo và nhìn thẳng vào tâm hồn của chính mình” (Lời giới thiệu của TÂM HỒN NHẬT KÝ do Senatus Saigon dịch thuật và xuất bản, Saigon 1970, trang 5)

Quả thực, đọc Tâm hồn nhật ký chúng ta thấy đó đây những tiếng: “Xem lại những điều dốc lòng xưa” (Nhật Ký 202), “xem lại tất cả những gì đã ghi” (Nhật Ký 202), “cần duyệt lại đời sống trong thánh qua để tìm hiểu hiện trạng tâm hồn” (Nhật Ký 197), “đọc lại từng chữ những điều đã dốc lòng năm cũ” (Nhật Ký 204). Phải chăng những lối nói này diễn tả cách tận dụng quyển tâm hồn nhật ký của Ngài nhằm duyệt lại để cải tiến đời sống nội tâm.

Dịp lễ NGÂN KHÁNH GIÁM MỤC của Ngài, Đức Gioan 23 đã tĩnh tâm tại Oran, Bắc Phi, Ngài viết:

“Tôi có mang theo đây những bút ký từ 1925 – 1959, xem lại những gì đã ghi trên khoảng đường dài 25 năm qua các lần tĩnh tân từ Bulgari, Tuaky, Pháp, đã khuyến khích, thúc đẩy tới sự ăn năn và sốt sắng xứng một Giám Mục. Tôi đã bình tĩnh đọc qua một lượt như xưng tội vậy. Sau đó tôi đã đọc MISERERE cho những gì tôi đã làm, thêm kinh MAGIFICAT về những gì Chúa đã làm qua tôi, để tôi khiêm nhường, thứ khiêm nhu chân thành và tin tưởng” (Nhật Ký 236)
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

Re: ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII 12 years 2 months ago #2422


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
II THỰC HÀNH THÁNH THIỆN BẰNG TỰ KIỂM


A. Phương pháp tự kiểm

1/ Tâm hồn nhật ký

2/ Tĩnh tâm

B. Đối tượng tự kiểm

1/ Đức khiêm nhượng

2/ Đức phó thác

3/ Các việc đạo đức

4/ Nguyện tắt . . . . . . . . . . . . .

Kỳ tĩnh tâm tại Chủng viện Bergamo 1898, Đức Gioan 23 đã ghi:

“Chúa Giê-su đã không hài lòng với tôi, bao lâu tôi không cố gắng dùng hết mọi phương tiện mà tôi có để nên thánh” (Nhật Ký 107, 8)

Chắc chắn Ngài đã sử dụng một cách rất hữu hiệu những phương tiện mà chính Chúa Ki-tô đã lập thành và do Giáo hội lưu truyền cho chúng ta, chẳng hạn các bí tích, sự cầu nguyện, sự hy sinh v.v… Nơi đây chúng tôi không có ý khảo sát về các phương tiện trên mà chỉ trình bày một vài phương tiện nói được là độc đáo nơi Ngài, đặc biệt là vấn đề tự kiểm.

A. PHƯƠNG PHÁP TỰ KIỂM

Công cuộc tự kiểm đã được tiến hành lúc nào, tiến hành làm sao và những lý do nào đòi buộc nó phải thi hành.

Về các câu hỏi này, chúng ta sẽ lần dở lại quyển tâm hồn nhật ký để tìm giải đáp.

Ngay từ những trang đầu, Đức Gioan 23 đã ghi luật sống dành cho thiếu niên quyết tâm tiến bộ trên đàng nhân đức và học vấn, trong đó có ghi:

“Hằng ngày, tối đến trước khi lên giường, phải xét lương tâm cách tổng quát – từ lúc thức dậy mở mắt nhìn xem ánh sáng ban mai cho đến lúc nhắm mắt ngủ yên trong cảnh đêm về” (Nhật Ký 162)

“Xét mình rồi phải lo dục lòng ăm năn sám hối” (Nhật Ký 2, 4)

“Cũng hằng ngày trước cơm trưa hay cơn chiều, sẽ đặc biệt kiểm tra những cố gắng để bài trừ một tật xấu hay một khuyết điểm nào, hoặc nhằm rèn luyện một nhân đức cần thiết” (Nhật Ký 2, 5)

“Hằng tuần sẽ thực hành trình với cha linh hướng về mọi sơ xuất vơí các điểm trên, hoặc những sơ xuất khác ngoài các điểm này để xin Ngài ban việc tha tội” (Nhật Ký 3, 3)

“Hằng tháng, định một ngày để tĩnh tâm nhiều giờ hơn, kiểm điểm tỉ mỉ hơn về tật xấu cần sửa chữa, nhân đức cần luyện thêm” (Nhật Ký 4, 1)

“Hằng năm dịp cấm phòng sẽ xưng tội tổng quát, nếu không, sẽ xưng tôi tổng quát trong năm ở dịp khác” (Nhật Ký 5, 2)

Đó là những lối tự kiểm mà ai trong chúng ta cũng đều biết và đã thi hành, nhưng đối với Đức Gioan 23 chúng được sử dụng đúng mức “Nhờ kiển thảo gắt gao” (Nhật Ký 22). Nhờ “duyệt xét kỹ càng bằng cách so sánh hôm nay với hôm qua để xem tiến lùi ra sao” (Nhật Ký 50). Vậy ngài kiểm điểm những gì? Đây tâm hồn nhật ký trả lời cho ta:

“Tôi đã duyệt xét lại tư tưởng, mọi lời dốc lòng, và đặc biệt về ý hướng của tôi, vì xem chừng tôi yếu về điểm này, mấy ngày qua đã xem thấy như thế”

Chúng ta đừng lầm tưởng là Ngài đã phải gò bó và câu nệ lắm đâu. Không, Ngài đã tiến hành tự kiểm một cách rất ôn hòa, thanh thản, môi bao giờ cũng nở nụ cười tươi, hồn nhiên, chân thành:

“Thành công không thể làm tôi mất tự chủ, mà đau buồn của kiếp người cũng không đánh đổ tinh thần tôi” (Nhật Ký 193, 1)

Tuy nhiên Ngài không lừa dối chính mình cũng như lừa dối chúng ta rằng cuộc chiến nội tâm này êm đềm, dễ dãi. Không đâu, nó là một cuộc chiến gay go, dai dẳng xé nát tâm can:

“Khuynh hướng ôn hòa không phải là khuynh ướng nhượng bộ cho lòng tự ái, cho sự dễ dãi, cho tính nhu nhược trong tư tưởng, trong nguyên tắc, trong việc làm. Nụ cười luôn nở trên môi, phải che dấu một cuộc chiến nội tâm và đôi khi có thể là một cuộc chiến gay go” (Nhật Ký 208)

Và đâu là động lực thúc bách Ngài thực thi tự kiểm rất đúng mức và thường xuyên cùng bền bỉ đến lúc già nua da mồi tóc bạc như vậy?

Trước hết Ngài nhằm mục đích làm vinh danh Thiên Chúa, đồng thời có ý thánh hóa bản thân bằng siêu thoát hầu kết hợp với Thiên Chúa ngày càng thân thiết hơn, sâu xa hơn, hay nói cách khác là lột bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới sống tinh thần của Chúa Ki-tô.

“Tôi quyết hành động luôn nhằm mục đích thực hiện khẩu hiệu lý tưởng mà thánh Inhaxiô lập dòng đã ôm ấp và thể hiện: “AD MAJOREM DEI GLORIAM – ĐỂ DANH CHÚA CẢ SÁNG” (Nhật Ký 9, 14)”

Nơi khác Ngài viết rõ hơn:

“Tôi phải cố gắng xét mình riêng và tổng quát hầu mỗi ngày tiến hơn trong sự khước từ bản thân kết hợp với Thiên Chúa và thực hành nhân đức thiết thực” (Nhật Ký 131)

Đã nói Đức Gioan 23 thực hiện tự kiểm thật kỹ và thật gắt, nhưng luôn luôn trong ôn hòa, thanh thản, nụ cười thường xuyên nở trên môi. Vậy thử hỏi Ngài đã dùng phương thế nào để tiến hành.

Chúng tôi xin thưa bằng hai cách tự kiểm:

- TÂM HỒN NHẬT KÝ

- CÁC CUỘC TĨNH TÂM
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.

ĐƯỜNG NÊN THÁNH CỦA CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII 12 years 2 months ago #2421


  • Posts:1950 Thank you received: 658
  • Xin cho con luôn biết tín thác vào Chúa ! Khi an vui cũng như khi sầu đầy.
  • Văn Quyền.Vianney's Avatar
  • Văn Quyền.Vianney
  • Platinum Boarder
  • OFFLINE
ĐƯỜNG NÊN THÁNH
CỦA CHÂN PHƯỚC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII
pape_jean23.png

LỜI NÓI ĐẦU

Đức Gioan 23 là vị Giáo Hoàng đã khơi mào cuộc canh tân vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo, khi Ngài triệu tập Công đồng Vaticanô II. Ngài giữ chức vụ Giáo Hòang trong thời gian rất ngắn ngủi: 5 năm. Chỉ ngồi trên tòa Phêrô có 5 năm, nhưng đã được bao người ngưỡng mộ yêu mến, cả những người ở ngoàii Giáo Hội Công Giáo và những người vô tín ngưỡng. Động lực nào đã thúc đẩy Đức Gioan 23 làm những gì Ngài đã làm? Cái gì nơi Ngài đã thu hút mọi người? Chỉ có một câu trả lời: Đó là sự thánh thiện của Ngài.

Tập nhỏ này cho ta thấy bí quyết thánh thiện của Đức Gioan 23. Con đường nên thánh của Ngài xem ra rất cổ điển. Ngày nay, viện lý do canh tân, người ta có khuynh hướng gạt bỏ tất cả những phương thế đó. Thế nhưng có lẽ ta cũng nên suy nghĩ và tự hỏi ta có hành động khôn ngoan khi lọai bỏ những phương pháp tu đức đã được kiểm chứng bằng kinh nghiệm ngàn đời trong Giáo Hội, và đã rèn nên những con người canh tân táo bạo như Đức Gioan 23

NHẬP ĐỀ

Chuyện không mấy ai ngờ xảy ra, Hồng Y RONCALLI được bầu lên ngôi Giáo Hoàng, lấy hiệu là Gioan 23. Những người vẫn được coi là am hiểu tình hình Giáo Hội nghĩ rằng nơi vị Giáo Hoàng mới chắc không dài lâu, sẽ là một thời kỳ nghỉ ngơi để Giáo Hội có thời giờ tìm ra một vị lãnh tụ xuất sắc hơn.

Điều này chính Đức Gioan 23 biết và chính Ngài đã ghi trong TÂM HỒN NHẬT KÝ:

“Nhớ lại ngày 28. 10. 1958, khi các Hồng Y đã bầu tôi gánh trách vụ cao cả điều khiển Giáo Hội thế giới của Chúa Ki-tô, lúc đó tôi đã 77 tuổi, ai cũng truyền miệng bảo nhau rằng tôi chỉ là một Giáo Hoàng giao thời…” (nhật ký số 249)

Nhưng Ngài viết tiếp:

“về thời gian, nay đã 4 năm rồi, và một kế họach vững chắc lại đang được đưa ra trước mặt thế giới, họ đang nhìn tôi và trông chờ” (Dịp tĩnh tâm lúc 80 tuổi tại Castelgandolfo, 10.8.1961 Nhật ký số 249) Tại đâu với con người tuổi tác như vậy lại làm được những công tác vĩ đại như thế? Chắc chắn là do thánh ý Chúa, nhưng một phần do con người của Đức Gioan 23 là con người đạo đức thánh thiện vượt mức. Vậy trong bài này chúng tôi xin trình bày hai phần:

I. NHẬN THỨC THÁNH THIỆN CỦA ĐỨC GIOAN 23


1/ Phải nên thánh với bất cứ giá nào. 2/ Phải nên thánh tùy theo đòi hỏi của bản chất, tính tình và điều kiện sống của tôi.

II. THỰC HÀNH THÁNH THIỆN BẰNG TỰ KIỂM

A. Phương pháp tự kiểm

1/ Tâm hồn nhật ký

2/ Tĩnh tâm

B. Đối tượng tự kiểm

1/ Đức khiêm nhường

2/ Đức phó thác

3/ Các việc đạo đức

4/ Nguyện tắt

I NHẬN THỨC THÁNH THIỆN CỦA ĐỨC GIOAN 23

Về điểm này Đức Gioan 23 có một cái nhìn sâu sắc và độc đáo:

1. TÔI PHẢI NÊN THÁNH VỚI BẤT CỨ GIÁ NÀO

2. TÔI PHẢI NÊN THÁNH TÙY THEO BẢN CHẤT, TÍNH TÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA TÔI


1/ Nên thánh là nghĩa vụ chính yếu.

Trước hết, chúng tôi xin phép mở ngoặc để nói một lần cho tất cả. Đức Gioan không phải là một người lý thuyết suông, trái lại những gì Ngài nói hay Ngài viết là Ngài đã thực hành, như khi suy niệm Thánh Vịnh 50 “MISERERE”, về câu 14, Ngài đã ghi:

“Khi giang dạy, hành động phải đi đôi với lời nói, miệng tôi nói nguyên tắc, đời sống của tôi phải nêu gương cho mọi người, trong cũng như ngoài công giáo, vì “Lời nói kích động, gương lành hấp dẫn” (Nhật ký số 231, câu 14)

Ngay từ lúc còn là chú chủng sinh 17 tuổi đang thụ huấn tại chủng viện BERGAMO, Đức Gioan đã ghi:

“Mỗi ngày tôi phải thêm xác tín sự thực này là: Chúa Giêsu muốn tôi, chủng sinh ANGELO RONCALLI phải đạo đức thực cao chớ không được tầm thường, Người sẽ không hài lòng bao lâu tôi chưa phải là môt vị thánh ít ra là tôi phải nỗ lực với tất cả phương tiện mà tôi có thể nên thánh” (Nhật ký số 107, câu 8)

rồi đến khi đang học tập ở Đại Chủng viện Roma, ít là hai lần, Đức Gioan đã để tâm sự suy niệm và quyết chí thánh hóa bản thân bằng mọi gía, vì đó là nghĩa vụ chính yếu, vì đó là bổn phận khẩn trương phải thi hành ngay. Kỳ tĩnh tâm sau khi mãn thời kỳ nghĩa vụ quân sự, thánh 12 năm 1902, Ngài viết:

“Qua các dấu chỉ và các ơn lạ lùng Chúa đã ban cho tôi từ khi còn bé đến giờ, đã nói rõ ý định của Chúa là Người muốn tôi nên thánh với tất cả ý nghĩa của từ ngữ thánh. Luôn luôn tôi phải xác tín điều đó. Và tôi phải nên thánh với bất cứ giá nào. Những gì tôi làm từ trước tới giờ, mới là trò chơi của trẻ nít thôi. Thời gian trôi qua. Giờ đây đã 21 tuổi, tôi lại bắt đầu từ con số không. “TÔI BẮT ĐẦU TỪ HÔM NAY”(TV 76, 11). (nhật ký số 133, 2)

Cách một năm sau tức ngày 2.2.1903, cũng tại Đại chủng viện Roma, Ngài ghi nhật ký:

“Tôi có nhiệm vụ chính yếu ràng buộc là phải nên thánh bằng mọi giá. Ý tưởng phải luôn luôn ám ảnh và làm bận bịu tâm hồn tôi, nhưng mối bận tâm này phải đầy vẻ êm đềm và thanh thản chớ không buồn chán và nặng nề” (nhật ký số 162).

Và lần nữa, cũng nhân ngày kỷ niệm 25 năm linh mục, lúc đó là khâm sứ Tòa thánh tại Bulgari, nên nhân dịp tĩnh tâm tại nhà các cha Lazaristes tại Bebek, trên eo biển Bosphore trong thánh 12 năm 1928, Ngài viết:

“Trong lần tĩnh tâm này, tôi lại cảm thấy và cảm thấy rất mãnh liệt là tôi phải nên thánh để mưu ích cho các linh hồn. Thiên Chúa không hứa cho tôi làm Giám mục 25 năm, nhưng Người chỉ nói với tôi rằng nếu tôi thực muốn nên thánh, Người sẽ ban cho tôi thời giờ và ơn cần thiết” (Nhật ký số 217, câu 4).

Lúc tại chức Giáo Hoàng, nhân kỳ tĩnh tâm dịp 80 tuổi tại nhà nghỉ hè Castelgandolfo tháng 8 năm 1961, Ngài viết:

Kỳ cấm phòng này, tôi quyết chí nên thánh vì là Ki-tô hữu, là Linh mục, Giám mục mà hơn nữa là Giáo Hoàng, “Vị Cha chung”, “Chủ chăn lành”, tuy hèn mọn bất xứng, nhưng Chúa đã muốn chọn” (Nhật Ký 253)

2. NÊN THÁNH THEO BẢN CHẤT, TÍNH TÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN SỐNG.

Qua những chứng tích trên, chúng ta nhận thấy rõ rệt mối ưu tư của Đức Gioan là “PHẢI NÊN THÁNH VỚI BẤT CỨ GIÁ NÀO”. Và mối ưu tư ấy đã phát hiện từ khi Ngài còn là chủng sinh, rồi đến khi làm Linh mục, Giám mục, thậm chí trên ngôi Giáo hoàng, nó vẫn tác động và tác động ngày càng mãnh liệt và liên tục trong cuộc sống của Ngài.

Đã hẳn Ngài dốc quyết thánh hóa bản thân, nhưng chúng ta thử tìm hiểu Ngài đã theo đường lối nào. Nơi đây chúng tôi xin trình bày đường lối chung, rồi đến phần sau chúng tôi sẽ nói rõ và chi tiết hơn về phương thế độc đáo mà Ngài đã sử dụng.

Lúc tập tu tại Đại Chủng Viện Roma, Đức Gioan sau khi suy nghĩ tìm tòi, nhận thức cách thế mà Ngài áp dụng để thánh hóa mình là không đúng và đồng thời Ngài cũng khám phá một phương thức mới. Và đây là lời Ngài ghi trong tâm hồn nhật ký đề ngày thứ sáu 16 tháng giêng năm 1903. “Do kinh nghiệm bản thân, nên tôi xác tín điều này: chính tôi đã có tư tưởng sai lầm về bậc thánh thiện của tôi. Mỗi khi làm việc hay khi thấy mình thiếu sót một điều nhỏ nhặt nào thì tôi liền đặt trước mặt gương vị thánh mà tôi tự nguyện bắt chước cả trong những tiểu tiết như một họa sĩ vẽ lại y nguyên bức họa của Raphael. Tôi thường tự quả quyết: trong trường hợp này thánh Luy đã làm sao hay Ngài đã không làm như thế này hay thế khác v.v… Nhưng kỳ thực tôi cũng không làm được điều tôi tưởng. Do đó làm tôi bối rối. Tuy nhiên, phương pháp đó không phải lối: Noi gương nhân đức của thánh, tôi cần phải chú ý đến điểm chính yếu chớ không phải tiểu tiết tùy phụ, vì tôi không phải là thánh Luy: Trái lại, tôi sẽ nên thánh tùy theo đòi hỏi của bản chất, tính tình và điều kiện sống của tôi. Tôi không phải bắt chước cách cứng nhắc và gò bó mình trong một khuôn mẫu nhất định dầu trọn lành đến đâu. Thiên Chúa muốn rằng: Khi bắt chước gương các thánh chúng ta hấp thụ những sinh khí trong đời sống nhân đức của các Ngài và biến đổi nó nên như máu của ta và áp dụng nhân đức đó theo khả năng đặc biệt và điếu kiện sinh sống của ta. Nên thánh Luy cũng là con người thuộc loại như tôi, thì Ngài đã nên thánh khác với đường lối Ngài đã theo” (Nhật Ký 153)

theo Đức Gioan 23, đường lối nên thánh phải tùy thuộc bản chất (nature), tính tình và điều kiện sống của mỗi cá nhân. Đó mới chỉ là nguyên tắc, tiếp theo đây Ngài ghi rõ nét hơn khuynh hướng, tính tình và lối thực hành thánh đức của Ngài:

“Những khuynh hướng đặc biệt của tính tình tôi, những kinh nghiệm và những hoàn cảnh hiện tại đã làm cho tôi hướng về những việc thanh thản, ôn hòa, xa chiến tranh hơn là những chuyện chiến đấu, bút chiến và tranh đua. Tuy nhiên trong việc nên thánh, tôi muốn theo một kiểu mẫu kín đáo và như vậy tôi không trở thành một kẻ bắt chước mù quáng những người có tính tình khác tính tình tôi. Những khuynh hướng ôn hòa không phải là khuynh hướng nhượng bộ lòng tự ái, sự dễ dãi, tính nhu nhược trong tư tưởng, trong nguyên tắc và trong việc làm. Nụ cười luôn luôn trên môi phải che dấu một cuộc chiến đấu nội tâm và đôi khi có thể là cuộc chiến đấu gay go chống lại tính khí ích kỷ” (Nhật Ký 208)

Chúng ta sẽ tự hỏi “THÁNH HÓA BẢN THÂN THEO MỘT KIỂU MẪU KÍN ĐÁO” (TYPE DISCRET DE A SAINTETE) là gì?. Về điều này, Đức Gioan 23 đã nói khác thế này:

“Tôi phải lưu ý những lần sai lỗi nhỏ nhặt và làm tất cả mọi công việc phải làm cách hết sức tuyệt hảo. Đời sống thánh thiện của các thánh không hệ tại những công việc lớn lao rầm rộ, nhưng do những việc nhỏ bé không tên tuổi, những việc trước mắt người đời bi coi như vô nghĩa”

Để chứng minh điều này, Ngài đã dẫn chứng cuộc sống mai ẩn của Chúa Giê-su Ki-tô:

“Ba mươi năm đầu cuộc đời Chúa Giê-su Ki-tô là một bài học và là tấm gương sáng ngời cho tôi. “HÃY NHÌN NGẮM VÀ BẮT CHƯỚC KIỂU MẦU NÀY”(Ex 25, 40) (Nhật Ký 193,2)

Phải nên thánh và nên thánh hợp với cá tính, phải chăng là đề tài suy niệm thường xuyên của Đức Gioan 23?. Dịp lễ bát tuần của Ngài, Ngài đã ghi vào tâm hồn nhật ký như thế này: (Nên nhớ lễ này được mừng năm 1961 tức còn 2 năm nữa là Ngài về cùng Chúa)

“Tuy còn xa sự thánh thiện, nhưng, lòng này vẫn cương quyết nên thánh. Lối nên thánh hợp với tính tình của tôi đã được biểu hiện, lúc nghỉ hè ở Castelgandolfo, do một trang sách của linh mục Antonio Rosmini, La perfection chrétienne, Pages d’ascétique, page 591, tựa đề: NÊN THÁNH Ở ĐIỂM NÀO?”. Trang sách viết như sau: “Tư tưởng trong đại cần nhớ là sự thánh thiện ở tại sự vui lòng chấp nhận sự người đời phản đối mạ lị mình dù đúng hay sai, vui lòng vâng phục, vui lòng chờ đợi trong an tĩnh, dửng dưng với tất cả những gì mua lòng thượng cấp và thực sự không theo ý riêng, nhận sự kém tài bất xứng của mình, tỏ lòng rất biết ơn, cung kính mọi người, đặc biệt người của Chúa , thánh thiện hệ tại đức ái chân thành, sự yên tĩnh nhẫn nại, dịu hiền muốn làm lành cho kẻ khác và hăng say làm việc. Tôi đã gần giờ lìa thế và tôi không thể nói nhiều hơn nữa, bấy nhiêu là đủ” (Dtresa, 60 Sept 1840) (Nhật Ký 250)

Lời nói này là của linh mục Antônio Rosmini, nhưng chính Đức Gioan 23 đã nhận làm lẽ sống. Quả thật nó là bản tóm tắt cuộc sống của Ngài.
Tin Mừng không chọn lựa đất sống - Tình Yêu chẳng chối từ gian nan
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012