Welcome, Guest
Username: Password: Remember me
  • Page:
  • 1

TOPIC: Mẹ Têrêsa Calcutta

Mẹ Têrêsa Calcutta 7 years 7 months ago #61656


  • Posts:173 Thank you received: 403
  • Hùng 33's Avatar
  • Hùng 33
  • Gold Boarder
  • OFFLINE
Từ năm 1991 tới ngày 20.12.1995, Mẹ Terésa đã đến Việt Nam 5 lần.

Lần thứ nhất là đầu tháng 9 năm 1991, Mẹ Terésa tới Hà-Nội gặp chính-phủ Việt-Nam.

Lần thứ hai, ngày 05.11.1993, Mẹ đi từ Calcutta đến Saigon. Cùng đi với Mẹ là Soeur Nirmala – (Bề-Trên Tổng-Quyền “Dòng-Thừa-Sai-Bác-Ái” của Mẹ Terésa. Mẹ đã ở lại Sài Gòn một tuần lễ và mỗi ngày Mẹ đến chia-sẻ với các nữ-tu Việt-Nam tại 428 Huỳnh-Văn-Bánh, phường 14, quận Phú-Nhuận, thuộc giáo-xứ Tân-Hoà.

Vào tháng 4 năm 1994, Mẹ sang Việt-Nam lần thứ 3 cùng với 8 nữ tu đi làm việc: 4 nữ tu chăm sóc các em cô-nhi tại 38 Tú-Xương, Quận3, Saigon và 4 nữ tu chăm sóc các em khuyết-tật tại trung-tâm Thụy-An, Ba-Vì, Hưng-Hoá. Đồng thời Mẹ Terésa làm đơn gửi chính-phủ trung-ương Hà-Nội xin mở nhà dòng tại Việt Nam.

Tôi được biết một câu chuyện kể về lần thăm Việt-Nam này của Mẹ như sau:

Một buổi chiều đầu tháng 4 năm 1994, có một Dì-Phước Việt-Nam chuẩn bị “Rước Mình Thánh Chúa” cho một linh-mục bà con đang nằm tại lầu 7 bệnh viện Chợ-Rẫy, đó là Cha Gioan Hồ-Hán-Thanh, thuộc giáo phận Ban-Mê-Thuột. Ông bị sưng khớp đầu gối không thể đi lại và rất đau nhức nên phải nằm điều trị. Nằm cùng phòng linh-mục này có một vị đảng-viên Cộng-Sản (40 năm tuổi đảng) đã về hưu .

Mẹ Terésa và Soeur Nirmala đi xe ta-xi tới mà không hề báo trước - Khi tới trước cửa phòng bệnh, Dì-Phước này đã nói nhỏ với Mẹ Terésa và chỉ cho Mẹ biết giường nào là của Cha Gioan Thanh và giường nào là của ông cựu đảng-viên Cộng-Sản.

Mẹ đi thẳng tới giường ông đảng-viên hỏi thăm trước và khi biết ông ấy bị đau tim, Mẹ Terésa đã đặt bàn tay lên ngực của ông và cầu nguyện vài phút. Sau đó Mẹ lấy một tấm hình “Đức-Mẹ-Ban-Ơn” trong giỏ vải xách tay của Mẹ rồi hôn lên ảnh trước khi đưa cho ông đảng-viên Cộng-Sản và nói : “Xin Đức Mẹ Maria chúc lành và ban cho ông mau bình phục”. Tiếp đó Mẹ mới qua giường linh-mục Thanh, Mẹ cũng đặt tay trên 2 đầu gối của ông và cầu-nguyện. Vài ngày sau, Dì-Phước người nhà tới thăm linh-mục Thanh, điều cảm động và hết sức ngạc nhiên là Dì-Phước ấy nhìn thấy ông đảng viên đeo tấm ảnh “Đức Mẹ Ban Ơn” trên túi áo ông ta mặc.

Mẹ Terésa đã chia-sẻ rằng : “Thế giới này đã quá nhiều bom đạn, những thứ đó không thể đem lại hoà-bình hạnh-phúc; chỉ có tình-yêu và lòng thương xót. Hãy bắt đầu bằng một nụ cười; hãy mỉm cười ít nhất là 5 lần mỗi ngày với người mà bạn không muốn cười tí nào! Xin hãy làm điều đó vì hoà-bình! Ngày nay trên thế-giới có quá nhiều đau khổ, rất nhiều! Những đau khổ về vật- chất như : đau khổ vì đói, đau khổ vì không nhà cửa, đau khổ vì bệnh tật … Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng đau khổ lớn nhất là sự cô-đơn! Bị bỏ rơi, không ai yêu-thương là căn bệnh khủng-khiếp nhất mà bất cứ ai cũng đều cảm-nhận được”.

Đầu tháng 9 năm 1994, Mẹ lại qua Việt-Nam ở Hà Nội và Saigon trong 10 ngày.

Ngày 20.12.1995, Mẹ Terésa và Soeur Nirmala lại sang Hà Nội. Lần này Mẹ xin cho các soeurs được tiếp-tục làm việc - Vì chính-phủ Việt-Nam không cho phép các soeurs gia-hạn tiếp visa. Nhưng ngày 22, tháng 12, năm 1995, Mẹ Terésa nhận được lệnh là các soeurs phải rời khỏi Việt-Nam ngay hôm sau tức ngày 23, tháng 12, 1995. Mẹ Terésa rất buồn về điều ấy vì ước-ao của Mẹ là được mở nhà tình-thương chăm-sóc người nghèo-khổ tại Việt-Nam; nhưng tiếc thay lúc bấy giờ lại bị từ-chối.

Sau khi rời Việt Nam, Mẹ Terésa thấy chưa được phép mở nhà tình-thương cũng như chưa bảo-lãnh các Soeurs Việt qua Ấn-Độ được nên Mẹ đã viết thư cho Đức Giám-Quản-Tông-Toà địa-phận Sài-Gòn là ông Nicolas Huỳnh-Văn-Nghi, xin được thành-lập Hội dòng mang tên “Thừa Sai Bác Ái” (tức là dòng Nữ-Tử-Bác-Ái) và sống theo hiến-luật, linh-đạo của Dòng Mẹ Terésa – Đức-Giám-Quản Nicolas đã chấp thuận.

Năm 1995, Dòng Nữ-Tử-Bác-Ái gồm 30 Dì-Phước, sau đó đã có hơn 120 người gồm 58 khấn, 23 tập-sinh và trên 40 thỉnh-sinh. Dòng đã và đang phục-vụ những người nghèo nhất trong những người nghèo qua việc đón nhận những cụ già neo đơn bị bỏ rơi, các cô gái lầm lỡ, chăm sóc bệnh nhân AIDS. v.v…

Tính đến ngày 09.06 2006, chính-phủ Việt-nam đã cho phép Dòng “Nữ Tử Bác-Ái” của Mẹ Teresa chính-thức hoạt-động từ-thiện và đặt văn-phòng tại số 428 Huỳnh-Văn-Bánh, phường 14, quận Phú-Nhuận. Saigon.
Tính luôn hai Nhà Dòng tại Việt Nam là Nhà thứ 501 và 502 của Mẹ Terésa Calcutta thành-lập trên toàn thế-giới.
Mẹ Terésa đã về cõi Thiên-Quốc lúc 9giờ 30phút tối ngày 5, tháng 9, năm 1997. Ấn-Độ tổ-chức lễ Quốc-Tang vào ngày 13 tháng 09, năm 1997. Ngày 19 tháng 10, năm 2003 Giáo Hội Rome tổ chức Thánh-Lễ phong Chân-Phước cho Mẹ Terésa. Nhân đó, Hội- Đồng-Giám-Mục Ấn-Độ, với sự ủng hộ rất đông người trong nước, đã chính thức đề nghị Thủ-Tướng Ấn-Độ lúc bấy giờ là ông Vajpayee tuyên bố ngày 19 tháng 10 năm 2003 là ngày lễ nghỉ của toàn quốc-gia.

Mẹ Terésa ra đi nhưng đã để lại cho hậu-thế chúng ta những lời vàng-ngọc như sau:
“Hoa-quả của thinh-lặng là cầu-nguyện. Hoa-quả của cầu-nguyện là đức-tin. Hoa-quả của đức-tin là tình-yêu. Hoa-quả của tình-yêu là phục-vụ. Hoa-quả của phục-vụ là sự bình-an”.

Mẹ Terésa đã được Chúa Trời chọn trong ơn gọi tu-trì và phục-vụ. chúng con xin Mẹ hãy đem ánh-sáng tình-thương của Mẹ chiếu tỏa chan-hòa đến những người cùng-khổ khắp nơi trên toàn thế-giới. Cách riêng xin Mẹ đoái-thương đến những người nghèo, cùi hủi, già yếu, bệnh-hoạn, những trẻ em mồ côi tàn-tật mù, đui, câm, điếc tại Việt-Nam.

Cũng xin Mẹ ban cho chúng con thêm lòng kiên-trì, sức-khỏe để tiếp-tục vững-trãi trên bước đường chia-xẻ tình-thương đến tha-nhân. Tạ-Ơn Thánh Mẹ Terésa (Calcutta) đã ban tặng cho chúng con những hoa-quả ngọt ngào của sự an-bình, hạnh-phúc hôm nay và mãi mãi.

Diamond Bích-Ngọcst
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Nguyễn Đình Chí

Mẹ Têrêsa Calcutta 7 years 7 months ago #61652

.
Mother_Teresa_Reuters1.jpg

Mẹ Têrêsa qua đời ngày 5/9/1997, Mẹ để lại một gia tài lớn: 123 nước có Dòng Thừa Sai Bác ài trong 65 năm lập Dòng, 610 nhà hoạt động, 4000 nữ tu, được 4 giải trong đó có giải Nobel năm 1979, riêng người viết bài nầy Mẹ tới gặp ba lần ở Saigon. Người ta tự hỏi bởi đâu Mẹ đã thành công như vậy? Hầu hết ai cũng công nhận chính LINH ĐẠO của Mẹ đề ra và chính Mẹ sống đời sống đó một cách tích cực (nói làm sao thì chính mình sống đúng như vậy).

Linh đạo đó là: CHIÊM NIỆM ĐỂ ĐI TƠÍ HOẠT ĐỘNG, VÀ HOẠT ĐỘNG `RỒI TRỞ VỀ CHIÊM NIỆM ĐỂ THỎA MÃN CƠN KHÁT CỦA CHÚA KYTO TRÊN THÁNH GIÁ .

Chiêm niệm là trung tâm , là nền tảng, là chính, còn hoạt động như là ban phát kết quả của chiêm niệm. Mỗi tối mẹ chầu Thánh Thể một giờ cũng là giờ chiêm niệm để kết thúc ngày chiêm niệm .

Mẹ cho biết con người của Mẹ thuộc loai binh thường thôi. Mẹ nói: “theo huyết thống tôi là người Albani, theo quốc tịch Ấn độ, theo đức tin tôi là môt nữ tu Công giáo, theo ơn gọi tôi thuộc về thế gian, theo con tim tôi hoàn toàn thuộc về Trái tim Chúa Giêsu Nhìn thấy Mẹ Têrêsa Calcutta chăm sóc rửa ráy cho những bệnh nhân lở lói thân mình, người ta gọi Mẹ là cán sự y tế, là nhân viên y tá nhưng Mẹ luôn luôn đính chính : tôi là một Nữ tu.

Chiêm niệm không phải là sáng kiến của Mẹ. Thật vậy, đời sống chiêm niệm theo gương Chúa Kytô cầu nguyện đã có ờ thế kỷ đầu của Giáo hội. Sau nầy các Đấng Thánh mới lập Dòng chiêm niệm. Rõ nét nhất là năm 305 Thánh Antôn Ai cập lập Dòng ,Thánh Biển Đức năm 525 .

Công đồng Vatican II đã dành một sắc lệnh nói về đời sống Dòng Tu trong Giáo hội. Riêng đời sống Dòng Chiêm niệm , Công đồng nói là vinh dự của Giáo hội và là mạch tuôn trào các ơn thiêng (Sắc lệnh Perfectae Caritas, số 7) .
Đức Giáo hoàng Phaolo VI nói: Đời sống chiêm niệm của các đan sỹ sinh ích lợi cho toàn thề Giáo hội. Giáo hội có đời sống nầy để bảo tồn và nuôi dưỡng sức sống của mình. Nếu không có một số Kytô hữu được gọi nguyên chì hầu cận bên suối nguồn tinh ròng trong đời sống siêu nhiên thì sẽ có sự mòn mỏi trong cả Thân Mình mầu nhiệm, sức sống sẽ giảm mỗi ngày đưa đến tàn héo như cây hết nhựa sống. Nếu trong Giáo hội không có một số duy trì đời sống tìm hiểu và sống Lời Chúa sâu xa bẳng kinh nghiệm thì khoa Thần học, việc rao giảng Lời Chúa, việc Tông đồ nơi tín hữu sẽ chịu nhửng thiếu sót trẩm trọng (Thư cùa Đức Phaolo VI gửi cac Tu sỹ Dòng Trappe ngày 8/12/1968) .

Thượng Hội đồng Giám mụcÁ châu tại Roma ngày 13/5/1998 viết: chúng ta cần có những chương trình huấn luyện để đào tạo các linh mục và tu sỹ trở thành những người của Chúa chuyên chăm cầu nguyện và nhờ đó họ có đời sống thiêng liêng sâu xa, họ có thể hướng dẫn người khác đến với Chúa cách đặc biệt .
Theo tư tưởng của Đức Phaolo VI , nếu không có Dòng chiêm niệm và các Dòng khác thì : Sẽ xuất hiện sự mòn mỏi trong Cả Thân mình Mầu Nhiệm .

Nhờ đời sống Dòng tu Chiêm niệm đã đem lại cho Giáo hội sức sống tràn đầy .

Đi đạo, truyền đạo mà không có đời sống nội tâm, đời sống cầu nguyện để kết hiệp với Thiên Chúa thì việc giữ Đạo, truyền Đạo chỉ còn là một hình thức bên ngoài, tức là không có đời sống chiêm niệm thì việc giữ đạo chỉ là một thói quen do cha mẹ để lại v.v tạo thành một thói quen hình thức bên ngoài.

Một linh mục ngoại quốc trước năm 1972, tại Saigon chuyên về từ thiện, bác ái, Ngài hay nói: đọc kinh, xem lễ để làm gì, để giờ đến giúp người nghèo. Kết quả, Ngài bỏ áo dòng, không tu nữa và sau đó hoạt đông từ thiện cũng bỏ luôn.

Không có đời sống chiêm niệm , thì không có hiểu biết sống động về Thiên Chúa bằng kinh nghiệm, là sẽ không còn hiểu Lời Chúa cách sâu xa: biết Tân Ước mới biết Chúa Kytô, biết Kinh thánh mới biết đúng Thiên Chúa và ý định của Ngài. Thiên Chúa, Chúa Kytô không phải thuộc quá khứ , trái lại Thiên Chúa luôn luôn hiện diện khắp mọi nơi, đặc biệt nơi tâm hồn ta hằng ngày. Kinh Thánh hướng dẫn ta gặp Thiên Chúa, gặp Chúa Kytô trong yên lặng, trong tâm hồn ta . Đời sống chiêm niệm kết hiệp với Thiên Chúa, với Chúa Kytô đã sinh ra những nhà chiêm niệm, những nhà thần bí, những vị ẩn tu có kinh nghiệm về Thiên Chúa vì Thiên Chúa cho các ngài cảm nghiệm về Người nghĩa là các ngài hiểu biết ý định của Thiên Chúa trong hiện tại. Các ngài giúp Giáo hội đọc và hiểu Kinh thánh một cách sống động và sâu xa nghĩa là biết được ý Chúa trong hiện tại. Cha thánh Vianney giảng Lời Chúa cho giáo dân họ Ars có khi sai thần học, nhưng ngài đã hiểu Lời Chúa thật sâu qua bí tích Giải tội, qua tội lỗi của bao nhiêu người đến xưng tội với ngài, qua đời sống của một cha sở phài làm thế nào cho giáo xứ đạo đức. Ở đây ta phải biết, ta hiểu Lởi Chúa qua học hỏi, qua sách vở là chuyện bình thường , còn cảm nghiệm Lời Chúa do Thánh Thần là nhờ ta sống chiêm niệm.

Không có đời sống chiêm niệm , khoa thần học, việc rao giảng, đời sống tông đồ, kytô hữu sống sẽ chịu những đáng tiếc trầm trọng . Thật vậy, Thần học dùng lý trí tỉm hiểu Thiên Chúa và những gí liên quan tới Ngài. Thực chất cùa khoa Thần học là đưa người ta hiểu Chúa. Rao giảng Lời Chúa, làm việc Tông đồ cũng giúp người ta hiểu biết Chúa, đưa người ta gặp Chúa nhưng ở mức độ như giới thiệu người ta biết Chúa . Chiêm niệm sẽ giúp người ta gặp Thiên Chúa trong kinh nghiệm, vừa tạo ra môi trường ơn thánh giúp người ta gặp Chúa ...

Chiêm niệm đi tới hoạt động bác ái . Nhìn thấy Mẹ chăm sóc, rửa ráy cho những bệnh nhân lở lói thân mình, có người gọi Mẹ là cán sự y tế. là nhân viên y tế nhưng Mẹ luôn đính chình: tôi là một Nữ tu

Thời nay ai cũng biết môi trường sinh sống bị ô nhiễm, tác hại đến sức khỏe, đến sự sống, Ai cũng muốn môi trường sống trong sạch thì Giáo hội cũng đã và đang tạo ra bầu không khí đạo đức, thánh thiện để cho người ta tới Chúa, Chính đời sống chiêm niệm của Giáo hội đã tạo ra bầu khí đạo đức, thánh thiện để giúp người ta tới Chúa. Chính đời sống của cả Giáo hội nói chung, các Dòng, nhất là dòng chiêm niệm tạo ra môi trường thánh thiện, đạo đức . Cũng như các thánh, Mẹ Teresa Calcutta qua việc Giáo hội tôn vinh Mẹ là thánh nói lên phần đóng góp của Mẹ cho Giao hội bẳng đời sống chiêm niệm .
Dòng chiêm niệm và các Dòng khác là vinh dự của Giáo hội :Giáo hội phản ảnh con người Chúa Kytô. Nhìn vào đời sống chiêm niệm, người ta thầy rõ nét con người Chúa Kytô vì đời sống chiêm niệm là dấu hiệu Nước Thiên Chúa, là tiên báo trời mới, đất mới trong tương lai mả Giáo hội luôn luôn rao giảng. Người giáo dân giữ đạo , sống đạo xứng đáng với danh từ đạo đức cùng theo con đường đó, cùng đạt tới đích làm thánh, thí dụ bao nhiêu các thánh tử vì đạo trong đó có các thánh tử vì đạo Việt Nam cũng làm vinh quang cho Giáo hội, vinh dự cho Giáo hội, vinh quang cho Giáo hội, nhưng đây là làm thánh theo thời.

Xét về Thiên Chúa, Thiên Chúa toàn năng nên Chúa không cần nhờ ai cả. Nhưng xét về mầu nhiệm Nhập thể và Vượt qua, Thiên Chúa cần đến mọi kytô hữu, cần đến Giáo hội như là cánh tay cộng tác với Chúa Kytô. Tuy ngưởi tin như thánh Phaolô : Có người giảng mới có nguời tin nhưng “Phaolo trồng Apolo tưới, Thiên Chúa mới làm cho mọc lên. Ngưởi trồng, kẻ tưới chẳng là gì, Đấng cho mọc lên mời đáng kể (1 Cor 3, 6-7) “


Lm. PX. Ng Hùng Oánh
The administrator has disabled public write access.
  • Page:
  • 1


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012