Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 01

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 01 7 years 2 months ago #62079


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 31 tháng 01:
THÁNH GIOAN BÔSCÔ

StJohnBosco_0131.jpg


Thánh Gioan Bôscô sinh ngày 16 tháng Tám năm 1815 tại Turinô, nước Ý. Song thân của ngài là những nông dân nghèo khó. Khi Gioan lên 2 thì thân phụ qua đời. Thân mẫu Gioan phải cố gắng hết sức để nuôi cả gia đình. Vừa đến tuổi khôn lớn, Gioan Bôscô đã phải làm việc vất vả để giúp đỡ mẹ. Ngài là người thông minh và đầy tràn sức sống. Rồi Gioan bắt đầu nghĩ đến việc đi tu làm linh mục. Ngài không dám nói điều đó với mẹ vì biết gia đình không có khả năng chu cấp cho ngài theo học ở chủng viện. Hơn nữa, thân mẫu Gioan lại đang cần có người phụ giúp việc nhà. Vì thế, Gioan đã nhẫn nại chờ đợi, cầu nguyện và hy vọng. Cuối cùng, một linh mục thánh thiện là thánh Giuse Caphasô nhận thấy Gioan có ước mơ muốn làm linh mục. Ngài đã giúp Gioan Bôscô gia nhập chủng viện. Suốt quá trình học tập, Gioan đã phải vất vả làm việc. Ngài học đủ thứ nghề: thợ mộc, đánh giầy, nấu ăn, làm bánh, trồng trọt, chăn nuôi… Gioan cũng làm nhiều việc khác nữa. Gioan đã không thể nào nghĩ rằng những kinh nghiệm thực tế đây sẽ rất giúp ích cho nhiều người sau này. Năm 1841, Gioan Bôscô trở thành linh mục. Với tư cách là một linh mục, cha Đôn Bôscô bắt đầu sứ vụ lớn lao của mình. Ngài tập họp các em trai sống vô gia cư lại với nhau và dạy nghề cho chúng. Bằng cách này, chúng sẽ không phải đi ăn trộm ăn cắp hoặc quậy phá gây rối trật tự nữa. Khoảng năm 1850, đã có một trăm tám mươi em trai sống tại căn nhà dành cho các trẻ em của Đôn Bôscô. Mẹ của Đôn Bôscô là người giữ nhà. Thoạt đầu, người ta không hiểu được điều Đôn Bôscô đang làm. Họ cho rằng bọn trẻ sẽ không thể nào trở nên tốt được. Nhưng Đôn Bôscô xác nhận là chúng có thể.

“Em có muốn làm bạn của Đôn Bôscô không?” thánh nhân thường hay hỏi như vậy mỗi khi có một cậu nhỏ lạ đến với ngài. “Em muốn chứ?” Bôscô vui vẻ hỏi như thế và sau cùng ngài kết luận: “Rồi em sẽ giúp tôi cứu lấy linh hồn của em.” Ngài muốn các cậu trai của ngài mỗi tối phải đọc ba kinh Kính Mừng để Đức Mẹ giúp các cậu giữ mình khỏi tội. Ngài cũng dặn dò khuyên nhủ bọn trẻ phải thường xuyên lãnh nhận các bí tích Hòa giải và Thánh Thể với lòng yêu mến. Một trong các cậu nhỏ của Đôn Bôscô là Đa Minh Saviô sau này đã làm thánh.

Thánh Đôn Bôscô thiết lập một dòng tu chuyên đào tạo các linh mục và tu huynh theo tinh thần của thánh Phanxicô Salêsiô. Họ được gọi là các tu sĩ thuộc tu hội Salêdiêng Đôn Bôscô. Một dòng nữ dành cho các chị em Salêdiêng cũng được thiết lập với sự giúp đỡ của thánh nữ Maria Mazarêlô. Đôn Bôscô qua đời ngày 31 tháng Giêng năm 1888. Toàn thể dân thành Turinô đã xếp thành hàng dài trên các đường phố để tỏ lòng tôn kính, cảm phục, yêu mến và biết ơn ngài. Lễ an táng của Đôn Bôscô đã trở nên lời loan báo vui mừng tạ ơn Thiên Chúa vì đời sống kỳ diệu của con người này. Một linh mục trẻ coi xứ có lần gặp gỡ Đôn Bôscô về sau đã trở thành đức giáo hoàng Piô XI. Chính ngài đã sung sướng phong thánh cho Đôn Bôscô năm 1934.

Chúng ta hãy học hỏi nơi thánh Đôn Bôscô ảnh hưởng tốt mà ai ai cũng có thể thực hiện được, đó là vươn tay ra giúp đỡ người khác cách vui tươi quảng đại.




“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 01 7 years 2 months ago #62078


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 30 tháng 01:

THÁNH BATHILDIS

StBathildis_0130.jpg


Câu truyện bắt đầu vào khoảng năm 630. Một cô bé Công giáo người Anh rất hoảng hốt lo sợ không thể tưởng tượng được tương lai của mình sẽ ra thế nào. Điều cô biết được là cô đã bị bắt cóc và hiện đang ở trên một chiếc tàu của bọn cướp biển. Cô đang đi đâu? Cô có thể hỏi ai được? Sau cùng, tàu cập bến và cô bé nghe người ta nói là họ đang ở trên nước Pháp. Người ta đã nhanh chóng bán cô bé Bathildis như một nô lệ cho ông quản đốc lâu đài của vua Clôvít.

Phần còn lại của câu truyện thật giống hệt như chuyện thần tiên Xinđơren, ngoại trừ một điều là truyện này có thực. Cô bé lặng lẽ để ý nghe những điều người ta cắt nghĩa cho cô. Ngày qua ngày, cô đã làm hết công việc này đến công việc nọ cách rất tốt đẹp. Cô có tính e thẹn và dịu dàng đến nỗi ngay cả vua Clôvít cũng bắt đầu để ý đến cô. Vua càng chú ý quan sát thì càng bị gây ấn tượng. Cô gái này sẽ là một người vợ đảm đang tuyệt vời, thậm chí sẽ là vợ của vua được chăng? Và vào năm 649, Clôvít đã kết hôn với Bathildis. Thật lạ lùng! Cô bé mới ngày nào là một nô lệ mà nay đã trở thành một bà hoàng! Họ có tất cả với nhau ba người con trai. Rồi Clôvít qua đời khi đứa con lớn nhất mới được năm tuổi, vì thế Bathildis đã đứng ra cai trị nước Pháp cho tới khi các con của ngài khôn lớn.

Dường như người ta đã phải hoàn toàn ngạc nhiên trước tài lãnh đạo khôn khéo của Bathildis. Ngài nhớ rất rõ về quãng đời nghèo khó của mình, những ngày bị bán làm nô lệ, một thứ “nô lệ rẻ tiền.” Bathildis muốn mọi người biết rằng họ thật quý giá chừng nào đối với Thiên Chúa. Với lòng yêu mến Chúa Giêsu và Giáo hội, Bathildis đã dùng địa vị của mình để giúp đỡ Giáo hội hết sức có thể. Ngài không yêu sách hay tự hào gì về điều đó. Hơn nữa, Bathildis quan tâm săn sóc những người nghèo khổ. Bathildis cũng bảo vệ cho người dân thoát khỏi cảnh bị bắt giữ hoặc bị xử tệ như những nô lệ. Bathildis đã cho xây nhiều bệnh viện trên nước Pháp. Ngài cũng lập một chủng viện để đào tạo các linh mục và một tu viện dành cho các nữ tu. Sau cùng, chính hoàng hậu Bathildis cũng vào ẩn mình trong tu viện. Khi làm nữ tu, Bathildis đã bỏ qua một bên địa vị hoàng tộc của mình. Bathildis cố gắng trở nên một nữ tu thật khiêm tốn và vâng phục. Ngài không bao giờ đòi hỏi điều gì và cũng chẳng trông mong người khác phục vụ mình. Bathildis rất dịu dàng và tử tế với những người đau ốm. Khi yếu bệnh, Bathildis đã can đảm chịu đựng trong suốt quãng thời gian dài cho tới khi qua đời vào ngày 30 tháng Giêng năm 680.

Cuộc đời của hoàng hậu Bathildis cho chúng ta thấy mỗi ngày là một khởi đầu mới. Nó có thể đem đến những điều ngạc nhiên kỳ thú. Vì thế, khi e ngại không biết điều gì sẽ xảy ra, chúng ta hãy cầu xin thánh nữ Bathildis hướng dẫn cho biết cách tin cậy vào Thiên Chúa.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 2 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 01 7 years 3 months ago #62076


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 29 tháng 01:
THÁNH GILĐA


StGildas_0129.jpg


Vị thánh này được sinh vào khoảng năm 500 tại nước Anh. Lúc còn trẻ, Gilđa đã bắt đầu thực tập lối sống hy sinh, vị tha. Ngài làm điều này nhằm giúp bản thân sống kết hợp mật thiết hơn với Thiên Chúa. Gilđa rất nghiêm túc thực hiện những lời cam kết của mình. Ngài cảm thấy phải có trách nhiệm cầu nguyện và hy sinh cho các tội nhân sống trong thời đại của ngài. Gilđa viết những bài giảng thúc giục người ta bỏ đàng tội lỗi. Ngài hối thúc họ hãy từ bỏ đời sống xấu xa. Vì lòng ao ước điều thiện quá mãnh liệt nên những bài viết của Gilđa đôi lúc có vẻ như quá khe khắt. Thật ra, Gilđa chẳng có ý lên án ai mà chỉ van xin người ta trở về với Thiên Chúa mà thôi!

Thánh Gilđa là người có tinh thần tu đức sống đời ẩn khuất. Gilđa chọn lối sống thinh lặng, cầu nguyện vì ngài muốn trốn thoát khỏi thế giới ồn ào náo nhiệt. Gilđa chọn cách sống ấy vì nó giúp ngài dễ dàng kết hợp mật thiết hơn với Thiên Chúa. Ngài nhận thức được những điều sai trái, không phù hợp với đạo đức ở trong xã hội hơn những người bình thường. Đáng tiếc thay nhiều người đã không nhận biết đủ về Thiên Chúa và những quy luật của Gilđa. Thậm chí họ không nhận ra tội lỗi đang hủy hoại tâm hồn họ. Đó là lý do nhiều người trong Giáo hội – các linh mục, giám mục và giáo dân – đã đến xin Gilđa chỉ dạy về những vấn đề thiêng liêng.

Về cuối đời, Gilđa sống ẩn khuất trên một đảo nhỏ ở nước Anh. Các môn đệ của Gilđa cũng theo ngài đến đó dù ngài muốn được ở riêng một mình để dọn tâm hồn về với Chúa. Gilđa đã ân cần tiếp đón họ như một dấu chỉ Thiên Chúa muốn ngài chia sẻ những ân phúc thiêng liêng cho các linh hồn.

Thánh Gilđa giống như “lương tâm” của xã hội. Đôi khi chúng ta không thích nghe nói về những điều xấu nhưng điều xấu lại hiện diện thật sự. Đôi khi chúng ta cũng bị cám dỗ làm điều xấu hoặc sống chểnh mảng thờ ơ. Những lúc như thế chúng ta hãy đơn sơ cầu nguyện cùng thánh Gilđa. Hãy nài xin thánh nhân ban cho chúng ta nghị lực để dám thực hiện những điều tốt lành.




“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 01 7 years 3 months ago #62073


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 28 tháng 01:
THÁNH TÔMA AQUINÔ


StThomasAquinas_0128.jpg



Thánh Tôma Aquinô sống vào thế kỷ thứ mười ba. Ngài là con trai của một gia đình quí tộc người Ý. Tôma rất thông minh nhưng chẳng bao giờ ngài khoe khoang về điều đó. Tôma biết tri thức của mình là ân huệ Thiên Chúa ban. Tôma có tất cả chín anh chị em (gia đình Tôma gồm mười một người tất cả). Song thân Tôma hy vọng rằng một ngày kia Tôma sẽ trở thành đan viện phụ dòng Bênêđictô. Lâu đài của gia đình Tôma tọa lạc ở Rôca Sêca, phía bắc núi Casinô nơi các đan sĩ lưu ngụ.

Khi lên sáu tuổi, Tôma Aquinô được gởi đến đan viện để học hành. Lên mười tám, Tôma đến Napôli để hoàn tất việc học. Ở đó, ngài đã gặp một nhóm tu sĩ dòng Đa Minh; và thánh Đa Minh, đấng sáng lập dòng, hiện vẫn còn sống. Tôma biết rõ mình muốn trở thành một linh mục. Ngài cảm thấy mình được kêu gọi gia nhập vào nhóm các tu sĩ Đa Minh này, là những người rất nổi tiếng trong việc thuyết giáo. Khi biết được chuyện, song thân Tôma rất giận dữ. Trên đường sang Paris để học, Tôma Aquinô đã bị các anh ngài bắt cóc. Họ giam hãm Tôma như tù nhân tại một trong các lâu đài của họ hơn một năm trời. Trong thời gian đó, họ đã dùng mọi cách thế để làm cho Tôma thay đổi ý định. Một trong các cô em gái của Tôma cũng đến thuyết phục Tôma bỏ ơn kêu gọi. Nhưng thánh Tôma đã nói cho em nghe về niềm vui khôn tả khi được phục vụ Thiên Chúa một cách hấp dẫn thú vị đến nỗi cô em cũng thay đổi luôn ý hướng. Cô quyết định đi tu dâng mình cho Thiên Chúa. Sau mười lăm tháng, cuối cùng, Tôma cũng được hoàn toàn tự do để theo đuổi lý tưởng của mình.

Thánh Tôma Aquinô có biệt tài viết sách về Thiên Chúa đến nỗi khắp nơi trên thế giới và trải qua nhiều thế kỷ người ta đã sử dụng sách vở của ngài. Các bài giảng thuyết về Thiên Chúa và về đức tin của Tôma xuất phát từ tấm lòng yêu mến Thiên Chúa hết sức nồng nàn. Tôma rất gây ấn tượng vì ngài không cố ý tạo ảnh hưởng của mình trên bất cứ ai. Với trọn cả con tim, Tôma chỉ muốn hiến dâng đời sống mình phục vụ Chúa Giêsu và Giáo hội. Thánh Tôma Aquinô là một trong các vị Tiến sĩ thời danh nhất của Giáo hội Công giáo.

Vào khoảng cuối năm 1273, đức thánh cha Grêgôriô X đã triệu vời Tôma Aquinô đến tham dự cuộc hội nghị quan trọng của Giáo hội, tức Công đồng Liông. Trên đường tới cuộc họp, Tôma Aquinô đã ngã bệnh. Ngài phải nghỉ lại nơi một tu viện ở Fossanôva bên nước Ý; và Tôma Aquinô đã qua đời tại đây vào ngày mùng 7 tháng Ba năm 1274, hưởng thọ bốn mươi chín tuổi. Tôma Aquinô được đức thánh cha Bênêđictô XI phong thánh năm 1323.

Tất cả việc học hành, viết sách hay giảng dạy không phải là điều làm cho Tôma Aquinô nên thánh. Ngài trở nên một vị thánh là do sự chăm chỉ làm mọi việc với lòng kính mến Thiên Chúa. Nếu chúng ta cầu xin với thánh Tôma Aquinô, chúng ta sẽ được ngài trợ giúp.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 01 7 years 3 months ago #62069


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 27 tháng 01:
THÁNH ANGELA MERICI

StAngelaMerici_0129.jpg


Thánh nữ Angela Merici được sinh ra trong thị trấn nhỏ Đêsenzanô bên nước Ý, vào khoảng năm 1474. Khi Angela lên 10 thì song thân qua đời. Angela và người chị gái lớn hơn ngài ba tuổi rất thương nhau. Một người chú họ giàu có đã đem hai chị em về nhà nuôi dưỡng. Đang khi sầu khổ vì sự ra đi của song thân, Angela lại phải chịu thêm một nỗi buồn nữa là người chị gái thân yêu của Angela cũng lìa đời. Chị đã ra đi trước khi linh mục đến ban các phép sau cùng. Angela lo lắng cho phần rỗi của chị. Nhưng Chúa Giêsu đã hiện ra mạc khải cho Angela biết người chị đã được cứu độ. Angela cảm thấy tâm hồn tràn ngập bình an. Thánh nữ tạ ơn Thiên Chúa. Rồi Angela muốn làm một điều gì đó để tỏ bày lòng biết ơn này. Và ước muốn này đã khiến Angela đoan hứa sẽ dùng hết phần đời còn lại của mình để hoàn toàn phục vụ Đức Chúa Giêsu.

Khi lên 22 tuổi, Angela quan sát và nhận thấy các trẻ em trong thị trấn của ngài được hiểu biết quá ít về đạo giáo. Vì thế, Angela đã mời vài người bạn nữa cộng tác với mình tổ chức giảng dạy các lớp giáo lý. Tuy nhiên, các bạn của Angela rất băn khoăn lo ngại trong việc giúp đỡ các trẻ em.

Lúc đó, chưa có những nữ tu viện dành cho các chị em và cũng chẳng có ai đã từng nghĩ đến chuyện này bao giờ. Thánh nữ Angela Merici là người đầu tiên đã tụ họp một nhóm chị em và mở các trường dạy trẻ. Vào ngày 25 tháng Mười Một năm 1535, hai mươi tám chị em đã tận hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa. Họ tuân giữ luật dòng thánh Ursula. Angela đặt hội dòng dưới sự bảo trợ của thánh Ursula. Đây là lý do họ có được danh hiệu đó. Thoạt đầu, các chị đã cư ngụ tại nhà quê của mình. Bởi có nhiều khó khăn nên phải trải qua một thời gian dài sau họ mới có thể cùng được chung sống trong tu viện. Thánh nữ Angela Merici mất vào ngày 27 tháng Giêng năm 1540 khi hội dòng của ngài vừa được phôi dựng. Lòng cậy trông phó thác nơi Thiên Chúa đã giúp Angela vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Ngài không hồ nghi gì về việc Thiên Chúa sẽ quan phòng lo liệu cho công việc ngài đã khởi sự. Và Thiên Chúa đã thực hiện.

Các nữ tu dòng thánh Ursula đã có mặt tại nhiều quốc gia. Hội dòng hiện vẫn tiếp tục hoạt động cho Đức Chúa Giêsu và Giáo hội của Người; nhất là việc giáo dục các trẻ em và các thanh thiếu niên. Năm 1807, đức thánh cha Piô VI đã phong thánh cho Angela.

Thánh nữ Angela Merici nhắc nhở chúng ta rằng những sự khó và những chán nản thất vọng có thể giúp chúng ta nhận ra những nỗi đau thương nơi người khác. Khi chúng ta sẵn lòng vươn tay ra, Thiên Chúa sẽ dùng chúng ta để thực hiện những công việc phi thường của Người. Chúng ta hãy nài xin thánh nữ Angela Merici giúp chúng ta biết cách tỏ lòng tế nhị và xót thương đối với tha nhân.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đặng Minh Khanh (Lớp Đaminh)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 01 7 years 3 months ago #62066


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 26 tháng 01:
THÁNH TIMÔTHÊÔ VÀ THÁNH TITÔ

StTimothyTitus_0126.jpg


Ngoài việc là những thánh nhân và là những giám mục trong Giáo hội sơ khai, Timôthêô và Titô còn có vài điểm giống nhau nữa. Cả hai đều nhận lãnh ơn đức tin do lời rao giảng của thánh Phaolô.

Thánh Timôthêô sinh ở Lycaonia thuộc vùng Tiểu Á. Thân mẫu ngài là người Dothái và thân phụ ngài là người dân ngoại. Khi Phaolô đến Lycaonia giảng dạy thì Timôthêô, thân mẫu và bà ngoại của ngài, tất cả đều được trở nên những Kitô hữu. Sau nhiều năm, Phaolô trở lại và nhận thấy Timôthêô đã khôn lớn. Phaolô cảm thấy Chúa muốn gọi Timôthêô làm tông đồ truyền giáo cho Chúa nên đã mời Timôthêô cộng tác với mình rao giảng Tin mừng. Sau đó, Timôthêô rời bỏ cha mẹ, nhà cửa và đi theo Phaolô. Ngài cùng chia sẻ đau khổ với Phaolô. Các ngài vui mừng ra đi mang lời Chúa đến cho mọi người. Timôthêô là tông đồ yêu quý đặc biệt của Phaolô; và Phaolô xem ngài như đứa con nhỏ của mình. Timôthêô đã cùng Phaolô đi khắp nơi cho tới khi được đặt làm giám mục thành Êphêsô. Rồi Timôthêô ở đó coi sóc đoàn chiên của ngài. Như Phaolô, Timôthêô cũng được phúc tử đạo.

Thánh Titô là người ngoại giáo. Ngài cũng là môn đệ của Phaolô. Titô có tâm hồn quảng đại và đức tính chăm chỉ. Ngài rất vui sướng khi được cùng với Phaolô rao giảng Tin mừng trong những chuyến mục vụ. Vì Titô rất đáng tín nhiệm nên Phaolô đã trao phó cho ngài “công việc rao giảng” cho các cộng đồng Kitô hữu. Titô giúp họ kiện toàn đức tin trong Chúa Giêsu Kitô. Ngài có thể kiến tạo hòa bình khi có những cuộc cãi vã hoặc tranh chấp giữa các tín hữu. Titô có ơn đặc biệt trong việc hòa giải. Phaolô rất quý trọng ơn này nơi Titô và ngài chân nhận đó là công việc của Chúa Thánh Linh. Ngài hay sai Titô đi dàn xếp những vấn đề khó khăn. Khi Titô xuất hiện giữa những Kitô hữu đang bất bình cãi vã nhau, thì họ liền hối hận và lại làm hòa. Họ xin Titô tha thứ và hứa sẽ đền bù những thiệt hại đã gây ra cho nhau. Khi hòa bình được tái lập, Titô trở về và thuật lại cho Phaolô nghe những thành quả tốt đẹp. Điều này đã làm cho Phaolô và những Kitô hữu tiên khởi vui mừng hạnh phúc.

Thánh Phaolô đã đặt Titô làm giám mục vùng quần đảo Crêta, nơi ngài định cư cho tới khi qua đời.

Thánh Timôthêô và thánh Titô đã dâng hiến cả cuộc đời, thời giờ và sức lực của mình cho Chúa Giêsu. Các ngài là những môn đệ đích thực của thánh Phaolô. Người ta rất dễ không mộ mến vì quá quen hoặc không để tâm đến những người như vậy. Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho hết thảy mọi người đang rao giảng Tin mừng như Phaolô, Timôthêô và Titô.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 01 7 years 3 months ago #62062


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 25 tháng 01:
THÁNH PHAOLÔ NGÃ NGỰA — SỰ TRỞ LẠI CỦA THÁNH PHAOLÔ

StPaul.jpg


Thánh Phaolô sống cùng thời với Đức Chúa Giêsu... Nhưng như chúng ta biết, các ngài chưa bao giờ gặp mặt nhau. Lúc đầu, Phaolô có tên là Saolô. Khi còn trẻ, ngài là một sinh viên sáng dạ thông minh sống theo đạo luật Dothái. Lớn lên, Phaolô bách hại những người đi theo Đức Chúa Giêsu.

Chúng ta đọc thấy cuộc trở lại thật ngạc nhiên của Saolô (nơi những chương 9, 22, 26) trong sách Tông đồ Công Vụ. Điều gì đã xảy ra? Vào một ngày kia, đang lúc Phaolô hành trình tới thành Đamát để lùng bắt nhiều Kitô hữu hơn, thình lình một luồng sáng lớn chiếu thẳng vào ngài. Khi té xuống đất, Saolô nghe thấy một giọng nói: “Saolô, Saolô, sao ngươi bách hại ta?” Saolô trả lời: “Thưa Ngài, Ngài là ai?” Và giọng nói ấy đáp: “Ta là Giêsu, Người mà ngươi đang bách hại!” Saolô kinh ngạc và bối rối. Sau vài giây, Saolô hỏi: “Ngài muốn tôi làm gì?” Chúa Giêsu đáp: “Hãy đi tới Đamát và ở đó ngươi sẽ biết phải làm gì!”

Ngay chính giờ phút ấy, nhờ quyền năng của Thiên Chúa, Saolô đã được hồng ân tin nhận Đức Chúa Giêsu. Yếu ớt và run sợ, Saolô xin các đồng bạn của ngài giúp đỡ. Họ đã dẫn Saolô vào thành Đamát. Ánh sáng khi nãy đã làm lóa mắt Saolô. Giờ đây, chính trong lúc mù quáng mà Saolô có thể “nhìn thấy” sự thật. Và Chúa Giêsu đã đích thân gặp gỡ Saolô, mời gọi Saolô hoán cải cuộc đời. Saolô trở nên người yêu đặc biệt của Đức Chúa Giêsu. Sau khi chịu phép Thanh tẩy, Saolô chỉ suy tưởng đến việc giúp cho mọi người nhận biết và yêu mến Đức Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc.

Chúng ta biết được Saolô là nhờ bởi tên gốc tiếng Rôma của ngài: Phaolô. Ngài được gọi là “tông đồ.” Ngài đi khắp nơi rao giảng Tin mừng. Ngài đã làm cho rất nhiều người nhận biết và tin theo Đức Chúa Giêsu. Phaolô đã làm việc và chịu đau khổ vì Chúa. Nhiều lần những kẻ thù đã cố tìm cách giết ngài; nhưng không gì có thể ngăn cản được Phaolô. Lúc về già, có lần ngài bị tống giam và bị tuyên án tử, nhưng thánh Phaolô vẫn vui sướng chịu đựng cho dù phải chết vì Chúa Kitô.

Vị tông đồ cao cả này đã viết nhiều thư rất hay cho các tín hữu. Những thư này trong Kinh Thánh được gọi là những thánh thư, được trích đọc ở phần phụng vụ lời Chúa trong thánh lễ.

Sự trở lại của thánh Phaolô tông đồ rất quan trọng cho đời sống của Giáo hội. Chúng ta được nhắc nhớ rằng Thiên Chúa cũng đang kiếm tìm chúng ta. Người tìm chúng ta dọc theo con đường Đamát của mỗi người. Người mời gọi chúng ta hãy từ bỏ mọi sự trong cuộc sống để chỉ giữ lại mình Người. Chúng ta có nhận ra Người như Phaolô đã nhận ra không? Chúng ta có sẵn lòng trở nên những môn đệ đích thực của Đức Chúa Giêsu như thánh Phaolô không? Chúng ta hãy nài xin thánh Phaolô giúp đỡ chúng ta.

“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 01 7 years 3 months ago #62057


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 24 Tháng 01:
THÁNH PHANXICÔ SALÊSIÔ

StFrancisDeSales.jpg


Thánh Phanxicô sinh ngày 21 tháng Tám năm 1567 tại lâu đài Salêsiô ở Savoy, nước Pháp. Gia đình giàu có của Phanxicô đã lo liệu cho ngài ăn học thành tài. Năm lên 24 tuổi, Phanxicô Salêsiô đỗ Tiến sĩ luật. Sau đó, ngài trở về Savoy và làm việc hết sức cần mẫn. Dường như Phanxicô Salêsiô chẳng màng chi đến những địa vị quan trọng hay đời sống xã hội gì. Trong tâm hồn, ngài nghe thấy tiếng gọi “hãy trở về” như một lời vang vọng nào đó bên tai. Hình như đó là lời Thiên Chúa đang mời gọi ngài hãy trở nên một linh mục. Cuối cùng, Phanxicô Salêsiô đã cố gắng trình bày tình trạng chiến đấu nội tâm của mình cho gia đình biết. Nhưng thân phụ ngài rất đỗi thất vọng. Ông muốn Phanxicô của ông trở thành một vĩ nhân của thế giới. Ảnh hưởng của gia đình hẳn đã làm cho Phanxicô Salêsiô có thể thực hiện được mục tiêu này, nhưng thay vào đó, Phanxicô Salêsiô đã trở nên một linh mục ngày 18 tháng Mười Hai năm 1593.

Linh mục Salêsiô sống trong thời kỳ các tín hữu bị chia rẽ hết sức gay gắt. Ngài đã tình nguyện đi tới một nơi nguy hiểm nhất của nước Pháp để thuyết phục những tín hữu Công giáo theo phái Thệ phản trở về. Thân phụ ngài phản đối. Ông nói rằng ông đã quá ân hận khi cho phép Phanxicô làm linh mục; giờ đây ông sẽ không để cho Phanxicô phải chịu tử đạo nữa. Nhưng Phanxicô Salêsiô tin tưởng Thiên Chúa sẽ bảo vệ mình. Ngài và người cậu, cha Luy Salêsiô, đã trẩy bộ đến Đuchi Cablais. Hai linh mục sớm hòa nhập được lối sống với những bất tiện vật chất và những lời nguyền rủa xúc phạm đến phẩm giá của mình. Cuộc sống các ngài thường xuyên bị những nguy hiểm đe dọa. Tuy nhiên, giáo dân đã lần lượt trở về với Giáo hội.

Sau cùng, Phanxicô Salêsiô trở thành giám mục giáo phận Giơnêva, Thụy Sĩ. Năm 1610, với sự trợ giúp của thánh nữ Giăng Săngtan, thánh Phanxicô Salêsiô đã thiết lập một dòng tu dành cho các chị em. Người ta gọi những nữ tu này là các Chị Dòng Thăm Viếng. Phanxicô Salêsiô viết nhiều sách rất giá trị về đời sống nội tâm và cách thức nên thánh. Những sách Chuyên luận về tình yêu Thiên Chúa và Dẫn vào đời sống đạo đức hiện vẫn đang còn được tái bản. Chúng được coi như những “tác phẩm lưu danh” dạy đàng nhân đức.

Giám mục Phanxicô Salêsiô mất ngày 28 tháng Mười Hai năm 1622, thọ năm mươi sáu tuổi. Ngài được đức thánh cha Innôcentê X tôn phong hiển thánh năm 1665; và được ban tặng danh hiệu đặc biệt “Tiến sĩ Hội Thánh” vì sự tận hiến anh hùng của ngài đối với Giáo hội. Ngài cũng là thánh quan thầy của các nhà báo.

Chúng ta có thể học được rất nhiều kinh nghiệm nơi vị thánh đặc biệt này. Thánh Phanxicô Salêsiô nói rằng mỗi người chúng ta có thể làm được nhiều việc tốt trong cuộc đời của mình. Chúng ta hãy nài xin thánh Phanxicô Salêsiô giúp chúng ta biết lắng nghe tiếng Chúa và tin cậy vào sự trợ giúp của Người.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Hùng 33, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 01 7 years 3 months ago #62051


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 23 Tháng 01:

THÁNH GIOAN BỐ THÍ (St. John The Almoner)

StJohnAlmoner.jpg


Thánh Gioan là một nhà quý tộc trung thành với Kitô giáo. Ngài đã dùng của cải và địa vị của mình để giúp đỡ những người nghèo khó. Sau khi người vợ qua đời, Gioan trở thành linh mục, rồi giám mục. Năm 608, Gioan được tấn phong làm thượng phụ giáo chủ thành Alêxanđria bên Ai Cập. Người ta có thể kỳ vọng gì nơi vị giáo chủ này, là người hiện đang nắm giữ một vị thế quan trọng? Thánh Gioan khi lãnh nhận chức vụ mới đã tập trung vào việc hàn gắn những mối chia rẽ giữa các Kitô hữu. Chính ngài đã nài xin mọi người thực hành một “đức bác ái không biên giới.” Việc đầu tiên Gioan làm là xin một danh sách liệt kê đầy đủ những “chủ nhân” của ngài. Người ta xin Gioan cho biết lý do, và ngài ám chỉ về những người nghèo khổ. Khi tổng kết lại, số người dân nghèo trong vùng Alêxanđria có khoảng 7500 người. Và thánh Gioan đã tự nhận làm người bảo trợ mạng sống của họ.

Với tư cách là thượng phụ giáo chủ, thánh Gioan công bố những khoản luật và ấn hành chính sách canh tân. Ngài có tấm lòng khoan dung và đáng kính nhưng rất cương quyết vững vàng. Gioan đã bỏ ra hai ngày trong tuần, thứ Tư và thứ Sáu, để tiếp chuyện những người ước ao muốn gặp ngài. Họ xếp hàng và nhẫn nại chờ đợi đến lượt mình. Một số người thì giàu có, số khác nghèo khổ và vô gia cư. Nhưng mọi người đều được lãnh nhận cùng một sự ưu ái quan tâm và nhã nhặn lịch thiệp của Gioan.

Khi nhận biết trong ngân quỹ của Giáo hội còn tám mươi ngàn lượng vàng, thánh Gioan liền phân phát hết thảy cho các bệnh viện và tu viện. Ngài đã lập ra một quỹ từ thiện để nhờ đó những người nghèo khổ có thể nhận được số tiền tương xứng và những phương tiện cần thiết để chu cấp cho bản thân cũng như gia đình của họ. Những người tỵ nạn từ khắp các vùng lân cận cũng được tiếp đón cách nồng hậu. Sau khi những người Ba Tư cướp phá Giêrusalem, thánh Gioan đã gởi tiền bạc và những tiếp tế cần thiết cho các nạn nhân đau khổ. Thậm chí Gioan còn gởi những công nhân Ai Cập xuất sắc đến giúp khôi phục lại các ngôi thánh đường ở đó.

Khi dân chúng muốn biết làm thế nào mà thánh Gioan đã có thể quá vị tha và giàu lòng quảng đại đến như vậy, thì thánh nhân trả lời nghe có vẻ rất ngỡ ngàng: Một ngày kia lúc còn trẻ, Gioan đã nằm mộng. Ngài thấy một cô bé xinh đẹp và nhận ra cô chính là biểu hiện của “Lòng Bác Ái.” Cô bé nói với Gioan: “Tôi là nàng công chúa vĩ đại nhất của đức vua. Nếu ngài tin tưởng tôi, tôi sẽ dẫn ngài đến với Đức Chúa Giêsu. Không ai có quyền thế nơi Người như tôi. Hãy nhớ rằng chính vì tôi mà Người đã hóa nên một trẻ thơ để cứu rỗi nhân loại!” Thánh Gioan không bao giờ cảm thấy chán khi nói về thị kiến này. Ngài dịu dàng khuyên bảo những người giàu hãy có tấm lòng khoan dung rộng lượng. Ngài khuyên những người nghèo khổ hãy biết tín thác vào Thiên Chúa là Đấng luôn luôn hiện diện ở đó và đang sẵn lòng cứu giúp họ.

Thánh Gioan qua đời cách an bình thánh thiện vào ngày 11 tháng Mười Một năm 619. Vì lòng bác ái lớn lao mà Gioan được gọi là “người hay bố thí.”

Đôi khi chúng ta dễ bị cám dỗ phải chiếm cho được “địa vị đứng đầu.” Khi có những tư tưởng và thái độ như thế, chúng ta hãy cầu xin với thánh Gioan bố thí. Chúng ta hãy nài xin thánh nhân san sẻ cho chúng ta tấm lòng bao dung quảng đại của ngài.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Hùng 33, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 01 7 years 3 months ago #62047


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 22 Tháng 01:
THÁNH VINH SƠN Ở SARAGOSSA (c. 304)

StVicenteZaragoza.jpg


Khi Ðức Giêsu có ý định bắt đầu "hành trình" của Người đến sự chết, Thánh Sử Luca viết Người "quyết tâm" đi về Giêrusalem. Ðây là sự can đảm không lay chuyển đặc biệt của các vị tử đạo.

Những gì chúng ta biết về Thánh Vinh Sơn là từ nhà thơ Prudentius. Các "hành vi" của thánh nhân đã được tự do tô điểm bởi trí tưởng tượng của người biên soạn. Nhưng Thánh Augustine, trong một bài giảng về Thánh Vinh Sơn, đã nói về sự tử đạo của ngài. Tối thiểu chúng ta được biết chắc chắn về tên của ngài, về chức vụ phó tế, về cái chết và nơi chôn cất ngài.

Theo truyền thuyết (và cũng như các vị tử đạo tiên khởi, điều ngài được tán tụng phải xuất phát từ đời sống anh hùng của ngài), Thánh Vinh Sơn được phong chức phó tế bởi một người bạn của ngài là Thánh Giám Mục Valerius ở Saragossa Tây Ban Nha. Vào năm 303, các hoàng đế Rôma ban chỉ dụ chống đối hàng giáo sĩ, và chống đối giáo dân vào năm kế tiếp. Phó Tế Vinh Sơn và Ðức Giám Mục Valerius bị giam ở Valencia. Sự đói khổ và tra tấn không làm gì được các ngài.

Ðức Valerius bị đi lưu đầy, và hoàng đế Dacian dồn mọi sự tức giận lên Phó Tế Vinh Sơn. Mọi hình thức tra tấn đều được sử dụng. Nhưng kết quả chỉ làm Dacian thêm rối trí. Chính ông ra lệnh đánh đập các lý hình vì sự thất bại của họ.

Sau cùng ông đề nghị nếu Phó Tế Vinh Sơn giao nộp sách thánh để đốt theo như chỉ dụ của hoàng đế thì ông sẽ tha cho. Nhưng thánh nhân cương quyết không nhượng bộ. Sự tra tấn tiếp tục, nhưng dù nằm trên vỉ sắt được nung nóng, người tù nhân vẫn can đảm chịu đựng, đến nỗi chính lý hình cũng phải nản chí. Sau cùng Phó Tế Vinh Sơn bị ném vào một xà lim dơ bẩn -- ở đây ngài đã hoán cải người cai tù. Dacian tức điên người, nhưng lạ lùng thay, ông lại ra lệnh cho tù nhân được tĩnh dưỡng đôi chút.

Các tín hữu đến thăm Phó Tế Vinh Sơn, nhưng ngài không còn thì giờ để nghỉ ngơi ở trần thế, khi họ đặt ngài lên chiếc giường êm ả thì ngài đã đi vào nơi an nghỉ đời đời.

Lời Bàn: Các vị tử đạo là gương mẫu anh hùng mà chỉ quyền năng Thiên Chúa mới có thể thực hiện được. Chúng ta biết sức người không thể chịu đựng nổi các tra tấn như Thánh Vinh Sơn mà vẫn trung tín với đức tin. Nếu chỉ cậy dựa vào sức con người thì quả thật không ai có thể trung tín với Thiên Chúa ngay cả khi không bị tra tấn hoặc bị đau khổ. Thiên Chúa không đến giải cứu chúng ta vào những giây phút cô đơn "đặc biệt". Ngài luôn luôn hỗ trợ người mạnh cũng như kẻ yếu.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 3 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Hùng 33, Bác Phan T. Thái


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012