Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 02

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 02 7 years 1 month ago #62107


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 08 tháng 02:
THÁNH GIÊRÔNIMÔ ÊMILIANÔ


StJeromeEmiliani_0208.jpg


Thánh Giêrônimô Êmilianô sinh năm 1486, là con trai của một gia đình quý tộc thành Vêni, nước Ý. Giêrônimô là binh sĩ giỏi và được quyền chỉ huy một pháo đài cao trên tận miền sơn cước. Đang khi bảo vệ đồn bốt này cho khỏi đội quân của Maximilianô I xâm lược, Giêrônimô bị bắt làm tù binh và bị nhốt vào ngục tối. Bị xiềng xích trong chốn tù đày khốn khổ, Giêrônimô Êmilianô bắt đầu hối tiếc về quãng đời vô tư mà ngài đã sống. Giêrônimô hối hận là đã tưởng nghĩ quá ít về Thiên Chúa. Ngài ân hận vì nhiều năm qua đã sống trong tình trạng kém cỏi bệ rạc. Giêrônimô hứa với Đức Mẹ rằng nếu Đức Mẹ thương phù giúp thì sẽ thay đổi cuộc đời. Lời cầu nguyện của Giêrônimô được chấp nhận và ngài đã trốn thoát cách an toàn. Người ta nói rằng Giêrônimô Êmilianô, với tấm lòng biết ơn sâu xa, đã đi thẳng đến một ngôi nhà thờ. Ngài treo sợi dây xích đã giam hãm ngài trong tù trước bàn thờ Đức Mẹ.

Cuối cùng, chàng thanh niên trẻ tuổi này trở thành linh mục. Cha Giêrônimô Êmilianô đã hết lòng tận tụy với những công việc bác ái từ thiện. Điều quan tâm đặc biệt của Giêrônimô là chăm lo cho những trẻ em mồ côi vô gia cư sống lang thang trên các hè phố. Giêrônimô thuê một căn nhà cho chúng ở, cho chúng áo quần và thực phẩm. Ngài cũng hướng dẫn chúng bằng những chân lý đức tin.

Thánh Giêrônimô Êmilianô thiết lập một dòng tu gọi là hội Tôi Tớ Những Người Nghèo Khổ. Mục đích của dòng là tận tâm chăm sóc người nghèo, huấn luyện giới trẻ, đặc biệt các trẻ em mồ côi. Thánh Giêrônimô Êmilianô cũng ra sức giúp đỡ những người dân quê. Ngài làm việc với họ trên các cánh đồng. Thánh Giêrônimô chia sẻ cho họ nghe về sự tốt lành của Thiên Chúa khi làm việc bên họ. Năm 1537, thánh nhân qua đời đang khi chăm sóc cho những nạn nhân bệnh dịch. Đến năm 1767, Giêrônimô Êmilianô được đức thánh cha Bênêđictô XIV tôn phong lên bậc hiển thánh.

Thánh Giêrônimô Êmilianô là một tặng ân cho toàn thể Giáo hội và cách riêng cho những người sống ở thời đại của ngài. Nhìn lại toàn bộ đời sống của thánh nhân, chúng ta nhận thấy ngài thực là một hình ảnh sống động của Thiên Chúa yêu thương. Giêrônimô Êmilianô đem niềm hy vọng đến cho những người nghèo khổ và bị bỏ rơi. Năm 1928, đức thánh cha Piô XI đã đặt Giêrônimô Êmilianô làm thánh quan thầy của các trẻ em mồ côi vô gia cư.

Chúng ta hãy khẩn cầu thánh Giêrônimô Êmilianô giúp chúng ta ý thức tầm quan trọng trong việc trở nên một tấm gương tốt. Chúng ta hãy nài xin thánh nhân giúp chúng ta biết nhận ra những cơ hội mà chúng ta phải làm chứng cho tình yêu của Chúa Giêsu, Mẹ Maria và đức tin của Giáo hội Công giáo.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 02 7 years 1 month ago #62104


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 07 Tháng 02:
THÁNH COLETTE (1381-1447)

StColette_0207.jpg


Thánh Colette không muốn được mọi người biết đến, nhưng trong khi thi hành thánh ý Thiên Chúa, ngài đã gây được sự chú ý của rất nhiều người.

Thánh Colette là con của người thợ mộc tên DeBoilet ở Tu Viện Corby trong thành phố Picardi, nước Pháp. Ngài sinh ngày 13 tháng Giêng, khi rửa tội lấy tên là Nicolette, và thường được gọi là Colette. Năm mười bảy tuổi ngài mồ côi cha mẹ, và đã chia bớt di sản cho người nghèo. Ngài gia nhập dòng Ba Phanxicô, và sống cô độc ở Corby trong một căn phòng mà lối mở ra thế giới bên ngoài chỉ là cánh cửa sổ sát vách với nhà thờ.

Sau bốn năm, với sự chấp thuận và khuyến khích của Đức Thánh Cha, ngài từ bỏ cuộc sống cô độc, gia nhập dòng Thánh Clara Nghèo Hèn và cải tổ dòng theo như quy tắc ban đầu của Thánh Clara. Bất kể sự chống đối dữ dội, ngài kiên trì theo đuổi ý định, thành lập mười bảy tu viện sống theo quy tắc này và cải tổ một vài tu viện cũ. Các nữ tu của ngài nổi tiếng là nghèo hèn -- họ từ chối bất cứ lợi tức nào -- và thường xuyên chay tịnh.

Thánh Colette nổi tiếng vì sự thánh thiện, sự xuất thần, và các lần thị kiến sự Thương Khó, và ngài đã tiên đoán đúng về cái chết của ngài trong tu viện ở Ghent, nước Bỉ.

Phong trào cải cách của thánh nữ đã lan tràn sang các quốc gia khác. Cho đến ngày nay, một nhánh của dòng Thánh Clara Nghèo Hèn thường được gọi là các nữ tu Colette. Thánh nữ được phong thánh năm 1807.

Lời Bàn: Thánh Colette bắt đầu cuộc cải cách trong thời kỳ Ðại Ly Giáo Tây Phương (1378-1417), là thời kỳ có đến ba giáo hoàng và bởi đó đã chia cắt Giáo Hội Tây Phương. Một cách tổng quát, Giáo Hội phải trả một giá rất đắt cho sự nhũng lạm của các giáo sĩ trong thế kỷ 15; lời cầu nguyện và sự hy sinh của Thánh Colette và các nữ tu của ngài có lẽ đã vơi bớt những khốn khó cho Giáo Hội trong thời gian ấy. Trong bất cứ trường hợp nào, sự cải tổ của Thánh Colette cho thấy Giáo Hội luôn luôn cần theo sát Ðức Kitô.

Lời Trích: Trong chúc thư tinh thần, Thánh Colette viết cho các nữ tu:"Chúng ta phải trung tín với những gì đã hứa. Nếu vì sự yếu đuối con người mà chúng ta sa ngã, một cách mau mắn chúng ta phải chỗi dậy luôn qua sự thành tâm sám hối, và chú ý đến một đời sống tốt lành, cũng như một cái chết thánh thiện. Xin Thiên Chúa là Cha của lòng thương xót, xin Ðức Chúa Con qua sự thống khổ thánh thiện, và xin Chúa Thánh Thần, nguồn mạch của bình an, nhân hậu và tình yêu, luôn tràn lấp chúng ta với ơn an ủi của các Ngài. Amen."

“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco), Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 02 7 years 1 month ago #62100


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 06 tháng 02:
THÁNH PHAOLÔ MIKI và CÁC BẠN TỬ ĐẠO

StPaulMiki-Companions_0206.jpg


Người ta thường gọi 26 vị thánh tử đạo này là các thánh tử đạo Nagasaki và các thánh tử đạo Nhật Bản. Năm 1549, thánh Phanxicô Xaviê mang Tin mừng của Kitô giáo đến nước Nhật. Nhiều người đã lãnh nhận lời Chúa và được chính thánh Phanxicô rửa tội cho. Dù thánh Phanxicô Xaviê thay đổi vị trí truyền giáo và cuối cùng qua đời gần bờ biển Trung Hoa, thì tại Nhật Bản đức tin đã tăng triển. Vào năm 1587, nước Nhật đã có hơn hai trăm ngàn Kitô hữu. Công việc truyền giáo của các hội dòng ở đó phát triển mạnh mẽ. Các linh mục, các nữ tu và giáo dân Nhât Bản sống đức tin của mình cách sung mãn.

Năm 1597, hơn 45 năm sau khi thánh Phanxicô Xaviê đặt chân đến miền đất này thì viên lãnh đạo đang nắm quyền người Nhật, Hiđêyôsi, nghe lời đồn nhảm của một ông lái buôn người Tây Ban Nha. Ông lái buôn này xì xầm rằng những nhà truyền giáo chỉ là những kẻ phản quốc. Ông gợi lên rằng những kẻ phản quốc này một mai sẽ tra tay giúp những người Tây Ban Nha và những người Bồ Đào Nha san bằng nước Nhật. Lời gợi ý thật xảo trá và lố bịch. Nhưng, như một phản ứng quá mạnh so với sự cần thiết, Hiđêyôsi đã cho bắt 26 người, gồm 6 tu sĩ dòng Phanxicô đến từ Tây Ban Nha, Mêhicô và Ấn Độ; 3 giáo lý viên người Nhật thuộc dòng Tên, kể cả thánh Phaolô Miki, và 17 giáo dân Nhật Bản tính cả trẻ em. Nhóm 26 người này được dẫn đến nơi hành quyết ở ngoại thành Nagasaki. Người ta trói chặt mỗi người vào một cây thánh giá bằng những sợi dây xích hoặc dây thừng và kẹp chặt những vòng sắt quanh cổ các ngài. Họ đã dùng dây và cần trục nhấc bổng mỗi thánh giá lên và đặt vào trong những chiếc lỗ được đào sẵn. Rồi, người ta lần lượt phóng những ngọn giáo vào các nạn nhân. Các ngài hầu như đã chết cùng một lúc. Cộng đoàn Kitô hữu đã trân trọng cất giữ những trang phục tẩm máu của các ngài và các phép lạ đã lần lượt xảy ra qua sự cầu thay nguyện giúp của các thánh.

Mỗi vị thánh tử đạo là một lễ vật của Giáo hội. Thánh Phaolô Miki, một giáo lý viên thuộc dòng Tên, thật là một nhà giảng thuyết vĩ đại. Bài giảng can đảm sau cùng của thánh nhân phát xuất từ thập giá như thể ngài hối thúc cộng đoàn Kitô hữu hãy trung thành với đức tin cho đến hơi thở cuối cùng. Đó là ngày mùng 5 tháng Hai năm 1597. Đức thánh cha Grêgôriô XVI đã tuyên phong Phaolô Miki và các bạn của ngài lên bậc hiển thánh vào năm 1862.

Mỗi ngày, chúng ta hãy cầu nguyện cho những người sống ở các nơi trên thế giới đang bị bách hại vì đức tin Công giáo. Chúng ta cũng hãy nài xin với thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo giúp chúng ta được can đảm trung thành với Đức Chúa Giêsu.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 02 7 years 1 month ago #62097


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 05 tháng 02:
THÁNH AGATHA

StAgatha_0205.jpg


Cô gái Kitô giáo xinh đẹp tên Agatha sống ở Sicily vào thế kỷ thứ ba. Viên thống đốc vùng đó nghe biết về sắc đẹp của Agatha đã truyền bắt cô vào cung điện. Ông muốn cô phạm tội nghịch đức trong sạch, nhưng Agatha rất can đảm không chịu nhượng bộ. Ngài cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa biết tâm hồn con và thấu hiểu ước muốn của con. Chỉ mình Chúa là đủ cho con vì Chúa là tất cả của con. Xin hãy cứu lấy con khỏi người đàn ông xấu nết này, và xin hãy ban cho con đủ sức để vượt qua cơn cám dỗ này!”

Rồi viên thống đốc đã gởi Agatha đến nhà một đàn bà tinh quái. Có thể cô gái sẽ bị tiêm nhiễm những điều xấu chăng? Nhưng Agatha đã tin tưởng mãnh liệt vào Thiên Chúa và luôn luôn cầu nguyện. Ngài đã giữ mình thanh sạch. Thánh nữ Agatha không để tâm nghe theo những ác ý của bà và các con gái bà. Sau một tháng, Agatha được mang về cho viên thống đốc. Ông này lại cố gắng thuyết phục thánh nữ Agatha: “Em là một phụ nữ quý phái,” ông nói rất tử tế, “sao em lại hạ mình xuống làm một Kitô hữu thấp hèn như vậy?”

“Dù tôi quý phái thật,” Agatha trả lời, “nhưng tôi là nô lệ của Chúa Giêsu Kitô!”

Viên thống đốc hỏi lại: “Thế quý phái thật nghĩa là gì?”

Agatha trả lời: “Nghĩa là phục vụ Thiên Chúa!”

Khi nhận thấy Agatha nhất quyết không chịu phạm tội, viên thống đốc tức giận. Ông liền truyền đánh đòn và hành hạ Agatha. Đang khi được mang đến nhà giam, Thánh nữ Agatha than thở với Chúa: “Lạy Chúa là Đấng Tạo Hóa của con, Chúa đã bảo vệ con từ khi con còn trong nôi. Chúa đã gìn giữ con khỏi tình yêu thế gian và đã ban cho con được kiên tâm chịu đựng đau khổ. Giờ đây xin Chúa hãy nhận lấy linh hồn con!”

Thánh nữ Agatha tử đạo tại Catania, Sicily năm 250.

Chúng ta có thể bắt chước gương thánh nữ Agatha. Như ngài, chúng ta hãy cầu nguyện với tất cả tâm hồn khi bị cám dỗ làm điều sai quấy.




“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco), Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 02 7 years 1 month ago #62095


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 04 Tháng 02:
THÁNH GIUSE Ở LEONISSA (1556 - 1612)


StJosephLeonissa.jpg


Thánh Giuse sinh ở Leonissa thuộc Vương Quốc Naples, ngài gia nhập dòng Capuchin ở nơi ngài sinh trưởng năm 1573. Ngài rèn luyện bản thân bằng cách kiêng ăn thịt và khước từ những tiện nghi, chuẩn bị cho thiên chức linh mục và cuộc đời rao giảng.

Năm 1587 ngài đến Constantinople để chăm sóc các người Kitô Giáo đang làm nô dịch cho các chủ nhân người Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài bị cầm tù vì công việc ấy, và được cảnh cáo là không được tái phạm sau khi được thả tự do. Nhưng ngài lại tiếp tục sứ vụ và lại bị cầm tù, lần này ngài bị kết án tử hình. Lạ lùng thay ngài được trả tự do và trở về Ý, là nơi ngài rao giảng cho người nghèo và hòa giải hận thù giữa các gia đình, cũng như sự tranh chấp giữa các thành phố đã kéo dài trong nhiều năm trời. Ngài được phong thánh năm 1746.

Lời Bàn: Các thánh thường làm chúng ta nhột nhạt vì đời sống các ngài như thách đố chúng ta hãy suy nghĩ về những gì chúng ta cho là cần thiết của "một đời sống thoải mái." Chúng ta nghĩ, "Tôi sẽ hạnh phúc khi...," và chúng ta tốn không biết bao nhiêu thời giờ để lo lắng cho cái bề ngoài của cuộc sống. Những người như Thánh Giuse ở Leonissa thách đố chúng ta hãy can đảm đối diện với cuộc đời và hãy nhìn vào tâm điểm của nó: đó là một đời sống với Thiên Chúa. Thánh Giuse quả thật là một người rao giảng đại tài vì ngài đã minh chứng lời ngài nói bằng chính cuộc đời của ngài.

Lời Trích: Trong một bài giảng, Thánh Giuse ở Leonissa nói:"Mỗi Kitô Hữu phải là một cuốn sách sống động mà người ta có thể đọc được sự giảng dạy của Phúc Âm. Ðây là điều mà Thánh Phaolô nói với tín hữu Côrintô, 'Hiển nhiên anh em là bức thư của Ðức Ki-tô mà tôi được giao phó, một bức thư không viết bằng mực, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không ghi trên những tấm bia bằng đá, nhưng trên những tấm bia bằng xương thịt trong tâm hồn con người.' (2 Côrintô 3:3). Tâm hồn chúng ta là những mảnh giấy da; qua sứ vụ của tôi Chúa Thánh Thần là người viết vì 'lưỡi tôi như cây bút của người viết' (TV 45:1)".

“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33, Mai Viết Châu (Lớp Don Bosco)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 02 7 years 1 month ago #62091


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 03 tháng 02:
THÁNH BLASIÔ, Giám Mục, Tử Đạo

StBalaise_0203.jpg


Thánh Blasiô sống vào thế kỷ thứ tư. Có vài người nói rằng Blasiô xuất thân trong một gia đình giàu có và được hấp thụ nền giáo dục Kitô giáo. Khi còn trẻ, lúc nào Blasiô cũng nghĩ tưởng về những nỗi khổ đau phiền muộn. Rồi dần dà ngài bắt đầu nhận ra rằng chỉ có những niềm vui thiêng liêng mới thực sự có thể làm cho người ta được hạnh phúc. Blasiô làm linh mục và rồi giám mục giáo phận Sêbastê ở Ácmênia (ngày nay người ta gọi miền đất này là Thổ Nhĩ Kỳ). Với tất cả nhiệt tâm của mình, Blasiô ra công hoạt động để bổn đạo của ngài sống thánh thiện và được hạnh phúc. Blasiô cầu nguyện và giảng dạy. Blasiô cố gắng giúp đỡ mọi người.

Khi nhà cầm quyền Lixihiô bắt đầu bách hại các Kitô hữu, thánh Blasiô cũng bị bắt giữ. Ngài bị tống giam và chờ ngày xử trảm. Trên đường phố, người ta tụ tập rất đông để chào vị giám mục thân yêu của họ lần cuối. Blasiô chúc lành cho tất cả mọi người, kể cả những người ngoại giáo. Rồi có một bà mẹ nghèo khổ chạy đến ngài. Bà nài xin Blasiô cứu lấy đứa con nhỏ của bà đang bị mắc nghẹn xương cá. Thánh Blasiô liền thầm thĩ cầu nguyện rồi chúc lành cho đứa trẻ. Và ngài đã làm phép lạ cứu sống đứa trẻ. Đó là lý do tại sao những người mắc bệnh đau cổ họng năng cầu khẩn với thánh Blasiô. Trong ngày mừng lễ kính thánh Blasiô hôm nay, chúng ta hãy xin ngài chúc lành cho chiếc cổ họng của chúng ta. Hãy xin thánh nhân phù trợ để khỏi mắc phải những chứng bệnh về họng.

Trong lao tù, vị giám mục thánh thiện này đã làm cho nhiều người ngoại giáo trở lại. Không nhục hình tra tấn nào có thể khiến Blasiô chối bỏ niềm tin vào Đức Chúa Giêsu. Thánh Blasiô bị xử trảm vào năm 316. Giờ đây, Blasiô mãi mãi được ở bên Đức Chúa Giêsu.

“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 02 7 years 1 month ago #62086


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 02 Tháng 02:
LỄ ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA GIÊSU TRONG ĐỀN THỜ

PresentationOfTheLord.jpg


Sau khi sinh hạ Chúa Giêsu được bốn mươi ngày, Đức Mẹ và thánh Giuse đã đem Hài Nhi Giêsu vào đền thờ Giêrusalem. Ở đó, các ngài dâng tiến Chúa Giêsu lên Đức Chúa Cha. Đó là luật lệ của người Dothái. Thánh gia đã tuân giữ giới luật này với trọn cả tấm lòng yêu mến.

Khi các ngài ở trong đền thánh, Mẹ Maria cũng thực hiện một khoản luật khác. Sau khi sinh con, tất cả các bà mẹ Dothái cần phải lên đền thờ để làm nghi thức thanh tẩy. Mẹ Maria đã thực hiện bổn phận của mình cách rất chu đáo. Mẹ dạy mỗi người chúng ta hãy sống khiêm tốn và vâng phục như Mẹ đã sống.

Tại đền thánh Giêrusalem, có một cụ già thánh thiện tên là Simêon. Ông được Chúa cho biết Hài Nhi Giêsu thực sự là Đấng Cứu Thế. Bồng ẵm Hài Nhi trên tay với niềm vui khôn tả, Simêon thốt lên: “Mắt tôi đang được chiêm ngắm Đấng Cứu Độ của tôi!” Thiên Chúa đã cho cụ Simêon nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. Chúng ta hãy tưởng tượng xem Đức Mẹ và thánh Giuse đang suy nghĩ gì? Rồi, được Chúa Thánh Linh thúc đẩy, cụ tiên tri Simêon nói với Đức Mẹ rằng Đức Mẹ sẽ phải chịu nhiều đau khổ. Ông muốn nói về nỗi đau đớn khủng khiếp mà Đức Mẹ sẽ cảm nghiệm khi Chúa Giêsu chịu chết trên Thánh Giá.

Ngày lễ dâng Chúa hôm nay nhắc nhớ chúng ta rằng trên hết mọi sự chúng ta hãy thuộc trọn về Chúa. Vì Người là Cha dựng nên chúng ta, nên chúng ta hãy có bổn phận đáp trả ơn Người bằng cách sống vâng phục và yêu mến.

Chúng ta hãy bắt chước Mẹ Maria và thánh Giuse. Chúng ta hãy vâng lời cha mẹ, các người giám hộ và các thầy cô cách mau mắn vui vẻ trong những điều phải lẽ. Chúng ta cũng hãy nài xin thánh gia giúp chúng ta biết sống tinh thần trách nhiệm hằng ngày.
* * * * *

LỄ NẾN
A. LỊCH SỬ

Lịch sử Ngày này trong Hội thánh công giáo là ngày lễ mừng, vẫn quen gọi là lễ Nến hay lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ. Tại sao lại có lễ này và gọi như vậy? Theo luật Maisen trong kinh thánh cựu ước ( Xh 13,11-16; Lv 12,1-8; Is 88,14f;42,6) ghi chép:

1. Trẻ em sơ sinh trong thời han luật định phải mang đến đền thờ dâng hiến cho Thiên Chúa.

2. Một người phụ nữ sau khi sinh con được 40 ngày phải mang vào đền thờ Thiên Chúa lễ vật, để được thanh tẩy. Vì thời đó người ta hiểu là sau khi sinh con, người phụ nữ không còn được thanh sạch. Thanh sạch về thể xác hay tâm hồn? Trong sách luật không nói rõ.

3. Người con đầu lòng là tài sản của Thiên Chúa. Vì thế có tục lệ dâng con và lễ vật cho Thiên Chúa để chuộc.

Sau khi hạ sinh Chúa Giêsu được 40 ngày Đức Mẹ và Thánh Giuse cũng làm theo luật đã ghi chép trong đạo thời đó. Nhưng lễ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh theo luật định lại trở nên cuộc gặp gỡ : Hai người đạo đức Ông gìa Simeon và Bà Hanna được hạnh phúc bồng bế haì nhi Giêsu trên tay mình. Qua cuộc gặp gỡ này họ đã nhận ra hài nhi Giêsu là "ánh sáng cho mọi dân tộc" ( Lc 2,22-40).

Bên Hội thánh Đông phương lễ này gọi là Lễ gặp Đấng Cứu Thế: Chúa Giêsu, vị Cứu thế vào đền thờ và gặp hai vị đại diện cho thời đạo cũ: Simeon và Hanna. Tục lệ này trở thành lễ mừng kính trong hội thánh bên Giêrusalem từ đầu thế kỷ thứ tư : 40 ngày sau khi Đức Mẹ hạ sinh Chúa Giêsu.

Bên Hội thánh tây phương lễ này là lễ kính Đức Mẹ: Đức Mẹ Maria cũng như bao người phụ nữ khác, sau khi sinh hạ con, mang lễ vật vào đền thờ, để được thanh tẩy như luật định. Bên Roma mừng kính ngày lễ này cũng vào thế kỷ thứ tư trong các thánh đường. Sau này, vào ngày lễ này nến được làm phép và mọi người rước nến cháy sáng trong nhà thờ. Vì thế lễ có tên là Lễ Nến.

Từ năm 1969 lễ ngày mùng Hai tháng Hai không còn thuần ý nghĩa lễ dành kính Đức Mẹ Maria, nhưng được đổi thành lễ Dâng Chúa Giêsu vào đền thờ, 40 ngày sau khi Chúa mở mắt chào đời trong hang đá Belem. Nếu lễ Chúa giáng sinh được mừng kính ngày 25. 12., ngày lễ dâng Chúa vào đền thờ, sẽ là ngày 02 tháng hai. Nếu lễ giáng sinh được mừng kính vào ngày 06.01., ngày lễ dâng Chúa vào đền thờ sẽ vào ngày 14. tháng Hai.

B. Ý NGHĨA NGÀY LỄ MỪNG

Tục lệ đạo đức lễ Nến ăn sâu trong cuộc sống người tín hữu. Ỡ nhiều nơi, giáo dân tín hữu mang nến đến nhà thờ để được làm phép trong ngày này. Họ mang nến đã làm phép về thắp lên mỗi khi đọc kinh gia đình, khấn nguyện khi có người ốm đau hoặc trẩy đi xa, trong những dịp vui mừng cưới hỏi hay tang chế.

Lễ mừng này nói lên ý nghĩa cuộc gặp gỡ: Chúa Giêsu con Thiên Chúa được đưa vào đền thờ, một biểu hiêu trong công trình thiên nhiên. Ngài đi vào thiên nhiên gặp gỡ đời sống con người: tôn giáo và đời sông gặp gỡ nhau.

Vì thế, sau này trong bước đường rao giảng nước Thiên Chúa, Ngài hay dùng những thí dụ cụ thể trong đời sống để cắt nghĩa về nước đó: ơn kêu gọi là con Thiên Chúa và nước Thiên Chúa là quê hưong của mọi người.

Hai thế hệ con người gặp gỡ nhau. Già trẻ gặp gỡ nhau. Hai vị trưởng lão Simeon và Hanna gặp gỡ trẻ Giêsu. Cuộc gặp gỡ tình người này là cuộc trao đổi. Thế hệ lớn tuổi trao lại cho thế hệ trẻ kinh nghiệm sống đã thu lượm được, những gía trị đời sống, niềm hy vọng cùng lời chúc lành mong chờ trông đợi của mình. Thế hệ trẻ đón nhận những trối trăn của lớp trưởng thượng trao lại.

Thế hệ lớn tuổi qua lời ông Simeon: Giờ đây lạy Chúa, xin để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an. Vì mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu chuộc cho muôn dân, biểu lộ lối sống biết nhận lãnh và cũng sẵn sàng cho đi trối lại. C

ung cách chuyển giao này gây niềm phấn khởi cho thế trẻ đang lên sẵn sàng nhận lãnh lời trối trăn như bảo vật làm nền tảng cho tương lai đời sống cùng niềm tin đạo giáo.

Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng từ trời cao, được đưa vào đền thờ như lời mời gọi mọi người cùng đến gặp gỡ nhau trong tình khoan dung tha thứ cho nhau và mang đến cho nhau niềm hy vọng.

Lễ dâng Chúa vào đền thờ ngày mùng hai tháng hai hằng năm như lời mời gọi mỗi người đón nhận Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng cho tâm hồn mình. Anh sáng Chúa Giêsu chiếu soi vào đền thờ tâm hồn con người và mang đến niềm vui cùng sự an ủi trong những giờ phút đen tối của cuộc đời.

Lm. Nguyễn Ngọc Long

“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 1 month ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Hùng 33, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 02 7 years 1 month ago #62083


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 01 Tháng 02:
THÁNH ANSGAR (801-865)

StAnsgarius_0201.jpg


Thánh Ansgar sinh trưởng trong một gia đình quý phái gần Amiens, sau đó trở thành một tu sĩ dòng Biển Ðức ở Corbie. Ba năm sau, ngài tháp tùng Vua Harold của Ðan Mạch trở về nước sau thời gian lưu đầy và ngài đã phát động công cuộc truyền giáo ở đây. Tuy nhiên không đạt được những thành quả đáng kể. Vua Bjorn của Thụy Ðiển xin các nhà truyền giáo đến hoạt động, và Thánh Ansgar đã đến đây, phải chịu đau khổ vì nạn hải tặc và những gian truân trên đường. Ngài thành lập Giáo Hội Kitô Giáo đầu tiên ở Thụy Ðiển. Chưa đầy hai năm sau, ngài được gọi về để làm tu viện trưởng ở New Corbie và là Ðức Giám Mục đầu tiên của Hamburg. Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô IV đặt ngài làm Ðại Diện Tòa Thánh ở các quốc gia Scandinavia. Sau khi hoàng đế Louis từ trần, ngân quỹ giúp đỡ cho công cuộc tông đồ miền bắc chấm dứt. Và sau 13 năm gầy dựng Hamburg, Thánh Ansgar phải chứng kiến cảnh tàn lụi của giáo phận khi giặc Northmen xâm lăng vào năm 845; nước Thụy Ðiển và Ðan Mạch lại trở về ngoại giáo.

Khoảng năm 848, ngài được bổ nhiệm là Ðức Tổng Giám Mục của Bremen, và Ðức Giáo Hoàng Nicôla I đã sát nhập Hamburg vào làm một với Bremen. Bởi đó, Thánh Ansgar lại trở lại Thụy Ðiển và Ðan mạch để phát động công cuộc truyền giáo khác và đã thành công trong việc hoán cải Erik, Vua của Jutland.

Nhật ký của Thánh Ansgar để lại cho thấy ngài là một người thuyết giảng phi thường, là một linh mục khiêm tốn và khổ hạnh. Ngài tận tuỵ với người nghèo và người đau yếu, noi gương Ðức Kitô trong việc rửa chân và phục vụ tha nhân. Ngài từ trần cách êm ái ở Bremen, nước Ðức, mà không đạt được ước nguyện là được tử đạo.

Sau khi ngài từ trần, cả vùng Scandinavia lại rơi vào tay ngoại giáo mãi cho đến hai thế kỷ sau. Tên của ngài có khi còn được viết là Anskar.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 02 7 years 1 month ago #62082


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE


Ý CẦU NGUYỆN CỦA ĐỨC THÁNH CHA (Tháng 2, 2017)

An Ủi Người Khốn Khổ: Xin cho tất cả những người đang bị khốn khổ, đặc biệt là người nghèo khó, tị nạn, và bị đặt ngoài lề xã hội, được chào đón và an ủi tron các cộng đồng của chúng ta.


02Saints.jpg

“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 1 month ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012