Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 2 weeks ago #62425


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 31 Tháng 3:
CHÂN PHƯỚC GIOAN Ở TOULOUSE (BLESSED JOAN OF TOULOUSE)

BlJoanOfToulouse_0331.jpg


Vào năm 1240, một số tu sĩ dòng Cát-Minh (Carmel) từ Palestine đã thành lập một tu viện ở Toulouse, nước Pháp. Hai mươi lăm năm sau đó, thánh Simon Stóc, vị linh mục bề trên cả thuộc hội dòng Cát-Minh (Carmel) có dịp kinh lý qua miền Toulouse. Một bà đạo đức đến xin gặp ngài. Hết sức đơn sơ, bà tự giới thiệu mình là Gioan. Bà nghiêm túc xin vị linh mục: “Con có thể chia sẻ luật dòng Cát-Minh (Carmel) với tư cách là một hội viên không?” Lúc ấy thánh Simon Stóc đang là bề trên hội dòng. Ngài có quyền ban phép theo lời thỉnh cầu của bà ấy. Ngài trả lời: “Được chứ.” Và Gioan đã trở thành hội viên đầu tiên. Gioan lãnh nhận tu phục của dòng Cát-Minh (Carmel). Gioan tuyên khấn giữ mình trinh khiết trọn đời trước sự chứng kiến của thánh Simon Stóc.

Gioan tiếp tục đời sống đơn sơ, trầm lặng ngay tại căn nhà riêng của ngài. Suốt phần đời còn lại, Gioan đã cố gắng hết sức để bền đỗ với những điều luật của dòng Cát-Minh (Carmel). Gioan tham dự thánh lễ và đọc kinh cầu hằng ngày tại nhà thờ Cát-Minh (Carmel). Phần thời giờ còn lại trong ngày sống, Gioan thăm viếng những người nghèo khổ, đau ốm và những người bơ vơ không nơi nương tựa. Gioan tập cho các bé trai giúp lễ. Gioan nâng đỡ những người già yếu bằng cách giúp họ làm những công việc lặt vặt hữu ích. Gioan cầu nguyện với họ và đã làm tươi sáng nhiều con tim bằng những câu chuyện vui.

Chân phước Gioan Toulouse luôn mang trong túi áo mình một tấm ảnh Chúa Giêsu Chịu Nạn. Đó là “cuốn sách” của ngài. Thỉnh thoảng Gioan Toulouse lấy tấm ảnh ra chiêm ngắm. Ánh mắt Gioan rạng rỡ hẳn lên. Người ta nói rằng Gioan Toulouse đọc được vài lời khuyên mới mỗi khi ngài học nơi tấm ảnh ấy.

Khi qua đời, chân phước Gioan Toulouse được chôn cất tại nhà thờ Cát-Minh (Carmel) miền ấy. Suốt một đời, Gioan Toulouse đã là một người con ngoan của xứ đạo.

Chúng ta hãy nài xin chân phước Gioan Toulouse chỉ cho chúng ta cách thức lan truyền tình yêu Đức Chúa Giêsu trong xứ đạo và nơi những người láng giềng của chúng ta.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 2 weeks ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 3 weeks ago #62420


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 30 Tháng 3:
THÁNH GIOAN CLIMACÔ (ST. JOHN CLIMACUS)

StJohnClimacus_0330.jpg


Người ta cho rằng thánh Gioan Climacô được sinh tại Palestina vào thế kỷ thứ bảy. Hình như Gioan Climacô là một trong số những môn đệ của thánh Grêgôriô Nazianzênô. Gioan tuy là một giáo sư danh tiếng nhưng đã cương quyết phục vụ Thiên Chúa với tất cả tâm hồn. Khi lên mười sáu tuổi, Gioan Climacô gia nhập đan viện trên núi Sinai. Rồi ngài đã sống ở đó một mình suốt bốn mươi năm trời. Gioan dùng tất cả thời giờ để cầu nguyện và đọc truyện các thánh.

Thoạt đầu, thánh Gioan bị ma quỷ cám dỗ. Ngài cảm thấy đủ mọi thứ đam mê xấu xa đang chèn ép ngài nhượng bộ và phạm tội. Nhưng Gioan vẫn đặt trọn niềm tin tưởng của mình nơi Chúa Giêsu và tích cực chăm chỉ cầu nguyện hơn bao giờ hết. Vì vậy, những chước cám dỗ kia đã không thể nào làm cho Gioan phạm tội mà thật ra chỉ làm cho ngài càng thêm thánh thiện hơn thôi! Gioan sống mật thiết với Thiên Chúa đến nỗi nhiều người nghe biết về sự thánh thiện của Gioan đã đến xin Gioan những lời khuyên bảo.

Thiên Chúa ban tặng cho thánh Gioan Climacô một ân huệ kỳ diệu. Ngài có thể đem lại an bình cho những người đang bị bối rối và cám dỗ. Lần kia, có người gặp phải một cơn cám dỗ khủng khiếp đã chạy đến với Gioan. Ông xin thánh Gioan giúp mình và nói thật là đối với ông, việc chiến đấu chống lại cơn cám dỗ thật là điều khó. Sau khi cả hai cùng cầu nguyện, bình an lại tràn ngập tâm hồn người đàn ông đáng thương này. Ông không bao giờ bị khốn khổ bực dọc bởi cơn cám dỗ ấy nữa.

Khi bước qua tuổi bảy mươi tư, thánh Gioan Climacô được chọn làm đan viện trưởng của đan viện miền núi Sinai. Ngài là bề trên của hết mọi đan sĩ và ẩn sĩ sống trong miền ấy. Một đan phụ khác xin thánh Gioan viết ra những quy tắc ngài đã sống trong suốt cuộc đời của ngài. Với lòng khiêm nhượng sâu thẳm, thánh Gioan Climacô đã viết một cuốn sách nhan đề: Bậc trọn lành hay Đường trọn lành của Climax. Và đó là lý do tại sao thánh nhân được gọi là “Climacô.” Thánh Gioan Climacô qua đời năm 649.

Thật là khôn ngoan khi giữ lại một cuốn sách quý trong phòng ngủ của chúng ta. Mỗi ngày hoặc trước khi đi ngủ, chúng ta có thể đọc chút ít.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 3 weeks ago #62408


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 29 Tháng 3:
THÁNH GIONA VÀ THÁNH BARAKISIÔ

StJonaBarachacio_0329.jpg


Vua Sapô nước Ba Tư lên ngôi cai trị vào thế kỷ thứ tư. Ông rất căm ghét những tín hữu Công giáo và đã bắt bớ tra tấn họ cách rất dã man. Ông phá hủy các nhà thờ và các tu viện của họ.

Có hai anh em tên là Giona và Barakisiô nghe nói về những chuyện bách hại và biết được nhiều Kitô hữu đã bị thiệt mạng. Các ngài đã quyết định đến giúp đỡ và khuyến khích họ giữ vững niềm tin vào Chúa Kitô. Giona và Barakisiô biết rằng mình cũng có thể bị bắt giữ, nhưng các ngài vẫn cứ tiếp tục công việc ấy. Tâm hồn các ngài tràn đầy lòng yêu mến tha nhân đến nỗi các ngài luôn luôn quan tâm tới họ.

Sau cùng, hai anh em cũng bị bắt. Người ta nói với các ngài rằng nếu không chịu thờ lạy mặt trời, mặt trăng, nước và lửa thì sẽ bị tra tấn hành hạ và bị giết chết. Dĩ nhiên, cả hai đã không thờ lạy bất cứ vật gì hoặc bất cứ ai khác ngoại trừ một Thiên Chúa chân thật. Hai anh em phải chịu những cực hình tra tấn thật ghê sợ nhưng các ngài đã cầu nguyện. Các ngài cứ suy gẫm về cách thức Đức Chúa Giêsu đã chịu đau khổ vì mình. Hai anh em nhẫn nhục vui chịu những nhục hình thật kinh khủng để bảo vệ đức tin. Cuối cùng, cả hai bị lên án tử và cả hai đã vui mừng hy sinh mạng sống mình vì Đức Chúa Giêsu.

Thánh Giona và thánh Barakisiô tử đạo năm 327.

Khi gặp một chút đau khổ nho nhỏ, chúng ta hãy nài xin các thánh tử đạo này giúp chúng ta biết phó dâng nó cho Đức Chúa Giêsu. Các ngài sẽ chỉ cho chúng ta biết cách làm thế nào để được can đảm.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 3 weeks ago #62397


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 28 Tháng 3:
THÁNH TUTILÔ (c. 915)

StTutilo_0328.jpg


Thánh Tutilô sống vào cuối thế kỷ thứ chín đầu thế kỷ thứ mười. Thánh nhân được giáo dục tại đan viện Bênêđictô của thánh Gal. Hai người bạn cùng lớp với Tutilô vừa được phong “chân phước.” Cả ba lần lượt trở thành những đan sĩ tại đan viện nơi họ đã một thời cùng nhau cắp sách đến trường.

Thánh Tutilô là người có nhiều tài khéo. Thánh nhân vừa là thi sĩ, họa sĩ vẽ chân dung, nhà điêu khắc, nhà hùng biện và kiến trúc sư. Thánh Tutilô cũng là một công nhân cơ khí nữa!

Tài năng nổi bật nhất của Tutilô là âm nhạc. Tutilô có thể chơi tất cả các loại nhạc cụ được các đan sĩ biết tới trong phụng vụ. Tutilô và người bạn của ngài là chân phước Nôtkơ đã sáng tác những cung bậc cho các bài đáp ca phụng vụ. Trong tất cả những tác phẩm của Tutilô, chỉ còn sót lại ba bài thơ và một bài thánh ca. Thế nhưng, ngày nay người ta vẫn còn tìm thấy các bức vẽ và các tác phẩm điêu khắc của Tutilô trong nhiều thành phố của Âu châu. Các họa phẩm và các tác phẩm ấy được coi như đồng nhất với thánh Tutilô vì ngài luôn luôn để lại trên những tác phẩm của mình một câu châm ngôn thích hợp.

Nhưng không phải vì các tài năng kiệt xuất của mình mà Tutilô được tôn phong hiển thánh. Tutilô là người khiêm tốn chỉ muốn sống cho Thiên Chúa. Ngài biết tôn vinh Thiên Chúa bằng việc sơn vẽ, chạm trổ và sáng tác âm nhạc. Tutilô được tôn phong là “thánh” vì ngài đã khéo dùng đời sống mình để ca ngợi và yêu mến Thiên Chúa. Thánh nhân qua đời năm 915.

Dù chúng ta có nhiều hay ít tài khéo, dù chúng ta có óc thực tế hay không... thì điều quan trọng là hãy cố gắng hết sức có thể bằng chính cuộc sống của mình. Đây chính là cách thức để chứng tỏ tấm lòng chúng ta yêu mến Thiên Chúa.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 3 weeks ago #62387


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 27 Tháng 3:
THÁNH GIOAN Ở AI-CẬP (ST. JOHN OF EGYPT)

StJohnOfEgypt_0327.jpg


Con người mơ ước được sống kết hợp với Thiên Chúa đã trở nên một trong số các vị ẩn tu danh tiếng nhất trong thời đại của ngài. Thánh Gioan Ai Cập sinh vào khoảng năm 304. Người ta không được biết nhiều về thời niên thiếu của thánh Gioan ngoài công việc thợ mộc. Khi lên 25 tuổi, Gioan quyết định lìa bỏ thế gian vĩnh viễn để dùng đời sống mình hy sinh, cầu nguyện và tôn thờ Thiên Chúa. Thánh Gioan chính là một trong số những vị tu rừng nổi danh vào thời ấy.

Suốt 10 năm trời, Gioan là môn đệ của một ẩn sĩ cao niên đầy kinh nghiệm. Vị ẩn tu thánh thiện này chỉ dạy Gioan cách thức sống cuộc đời đạo đức. Thánh Gioan gọi ngài là “cha linh hồn.” Sau khi vị ẩn sĩ già này qua đời, thánh Gioan trải qua 4 hay 5 năm nữa sống trong các đan viện khác nhau. Thánh nhân muốn làm quen với lối sống và cách thức cầu nguyện của các đan sĩ. Sau cùng, Gioan tìm được một hang đá khá sâu. Khu vực ấy thật yên tĩnh và được bảo vệ thật an toàn khỏi những cơn gió và sức nóng của sa mạc. Gioan chia chiếc hang làm ba phần: một phòng khách, một phòng làm việc và một nhà nguyện nhỏ. Dân cư trong vùng mua thức ăn và những thứ cần dùng cho Gioan. Nhiều người cũng đến nhờ Gioan khuyên bảo về những vấn đề quan trọng. Ngay cả hoàng đế Thêôđôsiô I cũng hai lần đến xin Gioan lời khuyên, một lần vào năm 388 và lần khác năm 392.

Những vị thánh danh tiếng như Augustinô và Giêrônimô đã viết sách nói về tinh thần thánh thiện của thánh Gioan. Trong số những khách tới thăm Gioan, có vài người đã trở nên môn đệ của ngài. Họ đã lưu lại nơi ấy và xây cất một nhà nghỉ. Họ trông coi nhà nghỉ để nhiều người có thể đến học hỏi sự khôn ngoan nơi vị ẩn sĩ này. Thánh Gioan được ơn tiên đoán những sự việc tương lai. Ngài có thể đoán biết được tâm hồn của những người tìm đến với ngài. Gioan có thể đọc được tư tưởng của họ. Khi Gioan xức dầu thánh trên những người mắc bệnh thể xác, họ thường được chữa lành.

Ngay cả khi nổi danh, thánh Gioan vẫn một mực giữ thái độ khiêm tốn và không bao giờ để cho mình được sống thoải mái dễ chịu. Thánh nhân chẳng khi nào dùng bữa trước lúc mặt trời lặn. Thức ăn của Gioan thường là rau quả sấy khô. Ngài không bao giờ dùng thịt hay những thức đã được nấu chín hoặc hâm nóng. Thánh Gioan tin rằng cuộc sống hy sinh hãm mình của ngài sẽ giúp ngài sống kết hợp mật thiết hơn với Thiên Chúa. Năm 394, thánh Gioan qua đời trong an bình, hưởng thọ 90 tuổi.

Chúng ta hãy cầu xin thánh Gioan ẩn tu chỉ cho chúng ta cách sống thân mật với Thiên Chúa. Thánh nhân sẽ giúp chúng ta quyết tâm để Thiên Chúa hoạt động trong và qua chúng ta.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 3 weeks ago #62377


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 26 Tháng 3:
THÁNH CATARINA Ở GENOA (ST. CATHERINE OF GENOA 1447-1510)

StCatherineOfGenoa_0326.jpg


Khi Thánh Catarina chào đời thì nhiều nhà quý tộc ở Ý lúc bấy giờ hỗ trợ các văn nghệ sĩ thuộc phong trào Phục Hưng. Các nhu cầu của người nghèo và người bệnh tật thường bị lu mờ bởi cái đói khát giầu sang và lạc thú.

Cha mẹ của Catarina thuộc dòng họ quý tộc ở Genoa. Lúc 13 tuổi, ngài muốn đi tu nhưng không được nhận vì còn quá trẻ. Năm 16 tuổi, bởi sự thúc giục của cha mẹ, Catarina kết hôn với ông Guiliano Adorno, một người quý tộc nhưng đó là một hôn nhân bất hạnh. Ông Guiliano là một người không có đức tin, cọc cằn, hoang phí và không chung thủy. Trong một thời gian, Catarina muốn quên đi những chán chường của đời sống bằng cách hòa đồng với xã hội.

Một ngày kia, khi đi xưng tội, ngài được ơn Chúa cho thấy tội lỗi của mình và tình thương của Thiên Chúa. Ngài thay đổi lối sống và làm gương cho chồng, mà không lâu sau đó, chính ông Giuliano cũng đã từ bỏ đời sống ích kỷ, hoang đàng. Cả hai quyết định sống trong khu nhà thương ở Genoa để chăm sóc bệnh nhân, thi hành đức bác ái. Sau khi ông Giuliano qua đời năm 1497, bà Catarina đứng trông coi bệnh viện.

Những thị kiến bà được cảm nghiệm từ khi hai mươi sáu tuổi cho đến lúc chết, được cha giải tội ghi nhận lại trong hai cuốn "Những Ðối Thoại của Linh Hồn và Thân Xác," và "Luận Về Luyện Ngục". Trong Luận Về Luyện Ngục, bà coi toàn thể cuộc đời Kitô Hữu là sự thanh luyện. Nếu sự thanh luyện ở đời này chưa hoàn tất thì sẽ phải tiếp tục sang đời sau. Những gì chúng ta phải đền bù vì tội lỗi của chúng ta ở đời này thì quá nhỏ so với những gì phải đền bù ở Luyện Tội. Ðời sống với Thiên Chúa ở thiên đàng là một tiếp nối của đời sống đã được hoàn thiện được khởi sự từ trần gian.

Kiệt quệ vì sự hy sinh, bà từ trần ngày 15 tháng Chín, 1510, và được Ðức Giáo Hoàng Clêmentê XII phong thánh năm 1737.

Lời Bàn: Xưng tội và rước lễ thường xuyên có thể giúp chúng ta nhìn thấy con đường hướng về Thiên Chúa. Những người có cảm nhận thực tế về tội lỗi của mình và sự cao cả của Thiên Chúa thường là những người sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của tha nhân. Thánh Catarina bắt đầu công việc ở bệnh viện với lòng nhiệt thành, và trung thành với công việc ấy qua những thời kỳ khó khăn bởi vì ngài được khích động bởi tình yêu Thiên Chúa, và tình yêu ấy được canh tân qua Kinh Thánh và các bí tích.

Lời Trích: Trước khi từ giã cõi đời, Thánh Catarina nói với cô con gái đỡ đầu: "Tomasina! Ðức Giêsu trong tâm hồn con! Vĩnh cửu trong tâm trí con! Thánh ý Thiên Chúa trong hành động của con! Nhưng trên hết mọi sự, hãy sống bác ái, Thiên Chúa là tình yêu, hoàn toàn tình yêu!"



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 3 weeks ago #62366


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 25 Tháng 3:
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MARIA (ANNUNCIATION OF THE LORD)

AnnunciationByLeonardo_0325.jpg


Lễ Truyền Tin có từ thế kỷ thứ tư hoặc thứ năm. Ý nghĩa chính của lễ là sự Nhập Thể: Thiên Chúa trở nên một người trong chúng ta. Tự đời đời Thiên Chúa đã quyết định để Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người. Giờ đây, như Thánh Luca 1:26-38 kể cho chúng ta biết, quyết định ấy được thể hiện. Thần-Nhân ấy đã ôm lấy toàn thể nhân loại, đúng hơn toàn thể tạo vật, để đưa đến Thiên Chúa trong một nghĩa cử bác ái cao cả. Vì loài người đã chối từ Thiên Chúa, Ðức Giêsu chấp nhận sự thống khổ và cái chết đau đớn: "Không ai có tình yêu cao quý hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống mình vì bạn hữu" (Gioan 15:13)

Ðức Maria có vai trò quan trọng trong hoạch định của Thiên Chúa. Từ thuở đời đời, Thiên Chúa đã tiền định ngài làm mẹ của Ðức Giêsu và có liên hệ mật thiết với Người trong sự tạo dựng và cứu chuộc nhân loại. Chúng ta có thể nói quyết định tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa được tiếp nối trong quyết định Nhập Thể. Vì Ðức Maria là một công cụ của Thiên Chúa trong sự Nhập Thể, nên cùng với Ðức Giêsu ngài có một vai trò trong sự tạo dựng và cứu chuộc. Ðó là vai trò mà Thiên Chúa đã ban. Ðó là ơn sủng của Thiên Chúa từ khởi thủy cho đến tận cùng. Chính nhờ ơn Thiên Chúa mà Ðức Maria trở nên một nhân vật cao trọng.

Ngài là người mẹ-đồng-trinh đã hoàn tất lời tiên tri Isaiah 7:14 trong một phương cách mà tiên tri Isaiah không thể ngờ. Ngài được kết hợp với Con của ngài để thể hiện thánh ý Thiên Chúa (TV 40:8-9; Do Thái 10:7-9; Luca 1:38 )

Cùng với Ðức Giêsu, Ðức Maria đầy ơn phúc là sợi dây liên kết giữa trời và đất. Sau Ðức Giêsu, ngài là một con người tuyệt hảo tiêu biểu cho mọi tiềm năng của loài người. Ngài đón nhận tình yêu vô cùng của Thiên Chúa vào sự hèn mọn của mình. Ngài chỉ cho chúng ta thấy phương cách mà một con người bình thường có thể phản ánh Thiên Chúa trong những hoàn cảnh bình thường của đời sống. Ngài là một gương mẫu mà Giáo Hội cũng như mọi phần tử của Giáo Hội phải noi theo. Ngài là sản phẩm đích thực của quyền năng tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa. Ngài biểu lộ những gì mà sự Nhập Thể phải hoàn tất cho tất cả mọi người chúng ta.

Lời Bàn: Ðôi khi các nhà văn của Giáo Hội bị kết án là đã nâng Ðức Maria lên bệ cao và như thế không khuyến khích loài người bắt chước ngài. Có lẽ nhận xét như vậy là lầm. Chính Thiên Chúa đã nâng Ðức Maria lên và Người đang đưa tất cả mọi người chúng ta lên. Ít khi chúng ta nhận ra sự cao trọng của ơn Chúa, sự kỳ diệu của tình yêu cho không của Người. Sự kỳ diệu của Ðức Maria -- ngay cả giữa những bình thường của đời ngài -- là lời Thiên Chúa thức tỉnh chúng ta về thân phận cao trọng của tạo vật mà tất cả chúng ta đều được hưởng trong hoạch định của Thiên Chúa.

Lời Trích: "Ðược phong phú hoá với sự thánh thiện cực kỳ độc đáo ngay từ giây phút thụ thai đầu tiên, người trinh nữ Nagiarét được thiên sứ, theo mệnh lệnh của Thiên Chúa, ca tụng là 'đầy ơn phước' (x. Luca 1:28 ). Trinh nữ đã trả lời thiên sứ ấy: 'Này tôi là tôi tớ Chúa; xin hãy thể hiện nơi tôi những gì ngài nói' (Luca 1:38 ). Do đó, người con gái của Adong, Ðức Maria, chấp nhận lời của Thiên Chúa, trở nên Mẹ Ðức Giêsu. Hoàn toàn phó thác cho ý định cứu chuộc của Thiên Chúa mà không tội lỗi nào có thể ngăn cản được, và như một nữ tì của Thiên Chúa, ngài đã tự hiến hoàn toàn cho con người và công trình của Con ngài, mà nhờ ơn sủng của Thiên Chúa Toàn Năng, ngài phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc với Ðức Giêsu và dưới quyền Người" (Hiến Chương về Giáo Hội, 56).

* * * * *

Đã đến lúc Đức Chúa Giêsu giáng thế. Thiên Chúa sai đức tổng thần Gabriel đến thành Nazareth, nơi Mẹ Maria đang sống. Đức tổng thần với dung mạo rực rỡ huy hoàng tiến vào căn nhà bé nhỏ của Mẹ Maria và trông thấy Mẹ đang cầu nguyện.

“Kính chào Bà, hỡi Đấng đầy ân sủng!” thiên thần nói, “Thiên Chúa ở cùng Bà, Bà có phúc giữa các người phụ nữ.” Mẹ Maria thật ngạc nhiên khi nghe những lời ca ngợi của sứ thần.

“Hỡi Maria, đừng sợ!” Gabriel trả lời. Rồi đức tổng thần nói với Mẹ rằng Mẹ sắp sửa làm thân mẫu của Đức Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ loài người. Mẹ Maria hiểu được vinh dự mà Thiên Chúa dành ban cho Mẹ thật lớn lao. Và Mẹ đã thưa: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa!” Ngay lúc ấy, Mẹ Maria trở nên Mẹ Thiên Chúa và Mẹ vẫn xưng mình là nữ tỳ, là đầy tớ của Người.

Mẹ Maria cũng biết rằng khi chấp nhận làm Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ sẽ phải chịu rất nhiều đau khổ. Mẹ nhận biết Mẹ sẽ phải đau khổ khi Con của Mẹ chịu đau khổ. Thế nhưng với tất cả tâm hồn, Mẹ đã thưa lên: “Xin hãy thực hiện nơi tôi như lời sứ thần truyền!”

Trong dịp này, Mẹ Maria đã ban tặng cho chúng ta một mẫu gương khiêm nhượng và vâng phục thật cao cả. Cũng thế, chúng ta hãy bày tỏ lòng mến yêu Thiên Chúa qua việc vâng lời những vị đại diện của Người là cha mẹ và các thầy cô giáo của chúng ta.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 3 weeks ago #62362


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 24 Tháng 3:
CHÂN PHƯỚC OSCAR ARNULFO ROMERO

BlessedOscarArnulfoRombero_0324.jpg


Đức Cố TGM Oscar Romero là vị giám mục của El Salvador, vì bênh vực cho người nghèo mà đã bị ám sát chết vào ngày 24 tháng 3 năm 1980. Trước đó Ngài đã bị cảnh cáo sẽ bị thủ tiêu nhưng Ngài đã không chùn bước trong nhiệm vụ bênh vực cho kẻ khó nghèo. Sự hy sinh của Ngài là một tấm gương sáng cho những vị lãnh đạo trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cần noi theo, vì đó là một phần thưởng vô cùng quý hóa cho một đời nguời khi đã dùng sự sống của mình để phục vụ cho chân lý tình thương của Thiên Chúa.

Đức Tổng Giám mục Oscar Romero đã được phong Chân phước tại El Salvador vào sáng 23.5.2015, với lời tuyên bố của Đức Giáo hoàng Phanxicô từ Vatican rằng ngày mừng kính vị tử đạo sẽ là vào ngày 24.3 mỗi năm, ngày mà “Ngài được sinh ra trong nước trời”.

“Trước lệnh giết người do ai đó ban ra, luật pháp của Thiên Chúa theo đó ‘Ngươi chớ giết người!’ phải thắng thế. Không một người lính nào có nghĩa vụ phải tuân theo một lệnh lạc chống lại luật pháp của Thiên Chúa... nhân danh dân tộc đau khổ này, dân tộc mà tiếng kêu than của họ bay tới trời cao càng ngày càng thống thiết hơn, tôi van xin anh em, tôi khẩn cầu anh em, và tôi ra lệnh cho anh em nhân danh Thiên Chúa, ngưng ngay tức khắc sự đàn áp này”.

Những lời này, được phát trực tiếp trên đài phát thanh riêng của ngài trên toàn thể lãnh thổ có lẽ là những lời nổi tiếng nhất của Đức Tổng Giám mục Oscar Romero. Những lời ấy đã được thốt ra từ bục giảng của nhà thờ chính tòa Thánh Tâm ở thủ đô San Salvador vào ngày Chúa Nhật 23 tháng 3 năm 1980. Đó là một lời cầu xin chân thành gửi đến các thành viên của lực lượng an ninh chính phủ và biệt đội tử thần là những kẻ đã bắn giết và tàn sát những người nghèo và những người bị tước đoạt ruộng đất ở El Salvador - những người nam nữ chỉ có một tội duy nhất là dám đòi hỏi một sự chia sẻ công bằng hơn về đất đai và tài nguyên của đất nước.

Nhưng, những lời ấy cũng là bản án tử hình cho Đức Tổng Giám Mục Romero. Thật vậy, chưa đầy 24 giờ sau khi thốt ra những lời này ngài đã phải chết.

Đức Cha Romero thừa biết lập trường kiên quyết bảo vệ người nghèo sẽ chỉ có một kết quả là cái chết. Trong một chuyến thăm Rôma vào cuối tháng Giêng năm 1980, ngài đã nói với cha Lucas Moreira Neves, tổng thư ký của Bộ Giám Mục, rằng chẳng bao lâu nữa ngài sẽ bị ám sát. Tòa Thánh đề nghị một chức vụ trong giáo triều Rôma để ngài tạm xa những căng thẳng gần như không thể chịu nổi đang ngày một gia tăng trong một đất nước Trung Mỹ nhỏ bé. Ngài đã từ chối.

Hôm thứ Hai ngày 24 tháng 3, ngài trở về sau một chuyến đi trưa tại La Libertad trên bờ biển với một nhóm nhỏ các sinh viên Opus Dei, và đi thẳng vào một tu viện Dòng Tên tại Santa Tecla, để tìm cha Segundo Azcue, là cha giải tội của ngài để xưng tội.

Ngài nói với cha Segundo Azcue: “Tôi muốn được sạch mọi tội lỗi khi tôi ra trình diện trước mặt Thiên Chúa”.

Bí tích Hoà Giải ngắn ngủi đã kết thúc lúc 5 giờ chiều. Lúc 5:30, ngài đã có mặt tại nhà mình, trong cộng đoàn các nữ tu dòng Camêlô ở Bệnh viện Divine Providence ở San Salvador, để chuẩn bị cử hành thánh lễ cầu nguyện cho Doña Sarita, là mẹ của anh Jorge Pinto, một người bạn và là chủ biên của nhật báo El Independiente. Tòa soạn của anh Jorge Pinto vừa bị đặt bom nổ tung chỉ một vài tuần trước đó.

Bạn bè và các cố vấn thân cận nhất của Đức Cha Romero đã rất lo lắng. Các chi tiết của buổi cử hành phụng vụ đã xuất hiện trên báo chí quốc gia. Họ đã khuyên ngài giấu đi đừng ghi tên ai cử hành thánh lễ, nhưng ngài đã khăng khăng yêu cầu tên của ngài phải được viết công khai trên thông cáo báo chí.

Thánh lễ bắt đầu ngay lúc 6h chiều tại nhà nguyện của bệnh viện, với sự tham dự của các nữ tu, gia đình và bạn bè của Doña Sarita. Sau này, nghĩ lại mọi người đều thấy tính chất tiên tri của những bài đọc trong ngày. Chẳng hạn như bài Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 12: 23-26)

“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh... Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”.

Áp dụng Lời Chúa vào tình cảnh khốn cùng mà dân nước El Salvador phải chịu, ngài chia sẻ với cộng đoàn: “Điều quan trọng là đừng yêu mình đến nỗi không dám dính líu vào những việc liều lĩnh mà lịch sử đòi hỏi nơi chúng ta... Bất cứ ai vì lòng yêu mến Chúa Kitô hiến thân phục vụ tha nhân, người ấy sẽ được sống giống như hạt lúa mì dù chết đi, nhưng thật ra chỉ chết về mặt bề ngoài”.

Cũng trong bài chia sẻ cuối cùng ấy, ngài cũng xác tín: “Tôi tin trong sự chết có sự sống lại. Nếu người ta giết tôi, tôi sẽ được sống lại trong lòng người dân Salvador của tôi”. Kết thúc bài chia sẻ, ngài tới giữa bàn thờ chuẩn bị dâng bánh rượu, đồng hồ chỉ 6 giờ 24 phút. Lúc đó, ngài nhận thấy một chiếc Volkswagen màu đỏ áp sát cửa nhà nguyện. Khi Đức Cha chồm tới chiếc đĩa thánh trên bàn thờ thì một phát súng duy nhất vang lên. Ngài quỵ xuống sàn phía sau bàn thờ ngay dưới chân một cây thánh giá lớn, bất tỉnh, máu chảy ra từ miệng, mũi và tai ngài.

Bên trong nhà nguyện nhỏ xảy ra hỗn loạn. Một nhiếp ảnh gia người đã được ký hợp đồng để chụp những hình ảnh của buổi lễ lặng lẽ biến mất.

Đức Tổng Giám Mục đã được nhanh chóng khiêng lên một chiếc xe tải gần đó và đưa vội vã đến bệnh viện Policlínica. Lễ phục của ngài đẫm máu. Trong vòng vài phút sau khi đến đó, ngài thở hơi cuối cùng. Dường như điều này chính xác là những điều Đức Tổng Giám mục Romero đã tiên liệu.

Cái chết của ngài khi đang chuẩn bị đọc những lời truyền phép rất long trọng trong thánh lễ đã đưa ra một ví dụ hùng hồn về một vị thánh nhân, một mục tử thánh thiện đã đưa ra một chứng tá sống động cho những lời của Chúa Giêsu “Này là Mình Ta sẽ bị nộp vì anh em”.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 4 weeks ago #62356


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 23 Tháng 3:
THÁNH TURIBIUS Ở MOGROVEJO (1538-1606) — SANTO TORIBIO DE MOGROVEJO

StToribioAlfonsoDeMogrovejo_0323.jpg


Cùng với Thánh Rosa ở Lima, Thánh Turibius là vị thánh đầu tiên nổi tiếng ở Tân Thế Giới, phục vụ Thiên Chúa ở Peru, Nam Mỹ trong 26 năm.

Sinh ở Tây Ban Nha và theo học về luật, ngài trở thành một học giả sáng giá đến nỗi được làm giáo sư luật cho Ðại Học Salamanca, và sau đó trở thành chánh án Toà Thẩm Tra ở Granada dưới thời Vua Philip II. Ngài rất thành công, nhưng vẫn chưa phải là một luật sư có thể ngăn cản được những biến cố đột ngột xảy ra trong đời.

Khi toà giám mục Lima trong thuộc địa Peru của Tây Ban Nha trống ngôi, nhà vua quyết định Turibius phải là người giữ chức vụ đó: vì ngài cương quyết và có tinh thần đạo đức. Sau khi được thụ phong linh mục và tấn phong giám mục, ngài được gửi sang Peru năm 1581, là nơi ngài chứng kiến sự tồi tệ của chủ nghĩa thực dân. Ở đây, người Tây Ban Nha xâm lăng vi phạm đủ mọi loại tội lỗi đối với người địa phương. Các lạm dụng của hàng giáo sĩ cũng thật lộ liễu, và Ðức Turibius đã dồn mọi nỗ lực để cải tổ lãnh vực này trước hết.

Ngài bắt đầu các cuộc thăm viếng lâu dài và gian khổ đến tất cả các giáo xứ trong tổng giáo phận mênh mông. Ngài học tiếng địa phương, và trong các chuyến công tác, có khi phải ở đó đến hai ba ngày mà thường không có thực phẩm cũng như giường chiếu. Mỗi sáng ngài đều xưng tội với cha tuyên uý, và cử hành Thánh Lễ với sự sốt sắng tột độ. Trong những người được Thêm Sức từ tay ngài là Thánh Rosa ở Lima, và có lẽ cả Thánh Martin de Porres nữa.

Ngài giúp thiết lập các trường học, nhà thờ, và mở cửa chủng viện đầu tiên trong Tân Thế Giới. Ðể sinh hoạt mục vụ với những người thổ dân, ngài còn sành sõi một vài tiếng địa phương.

Ngài được phong thánh năm 1726.

Lời Bàn: Quả thật Thiên Chúa đã uốn thẳng các đường lối quanh co. Trái với ý định của Turibius, và lại phát xuất từ điểm không ai ngờ là Toà Thẩm Tra, con người này đã trở nên vị chủ chăn giống như Ðức Kitô của các người nghèo và người bị áp bức. Thiên Chúa đã ban cho ngài ơn biết yêu thương tha nhân như điều họ mong đợi.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco), Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 4 weeks ago #62349


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 22 Tháng 3:
THÁNH BENVENUTUS Ở OSIMO — c. 1282 (ST. BENVENUTO DARI OSIMO)

StBenvenutusOfOsimo_0322.jpg


Thánh Benvenutus xuất phát từ dòng họ Scotivoli nổi tiếng ở Ancona, Ý Ðại Lợi. Sau khi học thần học và luật tại Ðại Học Bologna, ngài được thụ phong linh mục và được trở về Ancona để phụ giúp việc điều hành giáo phận.

Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm giám quản Giáo Phận Osimo. Thành phố này từng trống ngôi Giám mục trong 20 năm vì bị trừng phạt về tội ủng hộ Hoàng Ðế Frederick II trong cuộc chiến chống với Đức giáo hoàng. Cha Benvenutus thành công trong việc thuyết phục dân chúng Osimo trở về tuân phục Đức giáo hoàng. Năm 1264, Đức giáo hoàng đặt Cha Benvenutus làm Giám Mục Osimo, nhưng cho phép ngài nhận áo dòng Phanxicô trước khi nhận nhiệm vụ mới.

Khi là Giám mục, Ðức Benvenutus vẫn mặc y phục của Dòng và tuân giữ quy luật Thánh Phanxicô một cách nghiêm nhặt. Ngài thúc giục sự cải tổ trong giáo phận bằng cách triệu tập các công đồng và thiết lập các quy tắc thật khôn ngoan để chống với những lạm dụng thời bấy giờ. Nói tóm lại, Ðức Benvenutus đã đưa mọi người trong giáo phận về gần với Thiên Chúa hơn.

Năm 1282, ngài từ trần trong thánh đường của ngài giữa các linh mục giáo phận. Ba năm sau, ngài được Ðức Giáo Hoàng Martin IV tôn phong hiển thánh.

Lời Bàn: Dân chúng đủ mọi thành phần xã hội đã noi gương Thánh Phanxicô đi theo Ðức Kitô. Trong khi hầu hết các Giám mục Phanxicô đều phục vụ trong công tác truyền giáo, nhưng cũng có nhiều vị như Thánh Benvenutus. Ðịa vị lãnh đạo của các ngài giúp họ ý thức rằng đời sống khiêm tốn và khó nghèo là dấu chỉ của Giáo Hội Ðức Kitô.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012