Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62343


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 21 Tháng 3:
CHÂN PHƯỚC GIOAN Ở PARMA (BLESSED JOHN OF PARMA 1209-1289)

BlessedJohnOfParma_0321.jpg


Là bề trên cả thứ bảy của Dòng Phanxicô, Chân Phước Gioan nổi tiếng về những cố gắng nhằm khôi phục linh đạo nguyên thủy của Dòng sau khi Thánh Phanxicô Assisi từ trần.

Gioan Buralli sinh ở Parma, nước Ý năm 1209. Khi là giáo sư triết mới hai mươi lăm tuổi, và nổi tiếng đạo đức thì Thiên Chúa đã gọi ngài từ giã thế tục để đi vào thế giới mới của Dòng Phanxicô. Ngài được gửi sang Balê để học thần học. Sau khi thụ phong linh mục, ngài được bổ nhiệm dạy thần học tại Bologna, Naples và Rôma.

Năm 1245, Ðức Giáo Hoàng Innocent IV triệu tập công đồng ở Lyons, nước Pháp. Vị bề trên Dòng Phanxicô lúc bấy giờ là Cha Crescentius đang đau nặng nên không thể tham dự. Ngài gửi Cha Gioan đi thế, và cha đã tạo được một ấn tượng tốt đẹp nơi các vị lãnh đạo Giáo Hội trong công đồng. Hai năm sau, chính vị giáo hoàng ấy đã chủ tọa buổi bầu cử vị bề trên của Dòng Phanxicô, ngài đã nhớ đến Cha Gioan và đã đề cử cha như người xứng đáng nhất nắm giữ chức vụ quan trọng này.

Do đó, năm 1247, Cha Gioan ở Parma được bầu làm bề trên tổng quyền. Các môn đệ chân chính của Thánh Phanxicô vui mừng với sự chọn lựa này, và họ trông đợi sự hồi phục tinh thần khó nghèo và khiêm tốn như những ngày tiên khởi của Dòng. Và họ đã không thất vọng. Theo tài liệu ghi lại, ngài là người cương quyết và cường tráng, do đó ngài luôn nhân từ và vui vẻ dù có mệt mỏi cách mấy. Ngài là Bề Trên đầu tiên đi thăm tất cả các chi nhánh của Dòng, và đi chân đất. Ngài khiêm tốn đến độ mỗi khi đến thăm tu viện nào, ngài đều phụ giúp các thầy rửa rau và chuẩn bị cơm nước. Ngài yêu quý sự thinh lặng để có thể nghĩ đến Thiên Chúa và không bao giờ nói chuyện tầm phào.

Ðức giáo hoàng đã nhờ Cha Gioan làm đại diện đến Constantinople, là nơi ngài hầu như hoàn toàn thành công trong việc đưa người Hy Lạp ly khai trở về với Giáo Hội. Sau đó ngài tiếp tục công việc khôi phục linh đạo nguyên thủy của Dòng. Nhiều biện pháp đã được thi hành để giúp các tu sĩ tuân giữ kỷ luật, nhưng dù có nỗ lực đến đâu, ngài luôn luôn bị chống đối một cách cay đắng. Sau cùng, vì tin rằng mình không có khả năng để thực hiện sự cải tổ cần thiết, ngài đã từ chức và đề cử Cha Bonaventura (sau này là thánh) lên kế vị. Phần Cha Gioan, ngài lui về đời sống ẩn dật ở Greccio.

Nhiều năm sau đó, Cha Gioan nghe biết những người Hy Lạp, đã từng hòa giải với Giáo Hội lúc trước, bây giờ lại đi theo ly giáo. Mặc dù đã 80 tuổi, Cha Gioan được phép của Ðức Giáo Hoàng Nicôla IV trở lại Ðông Phương trong nỗ lực khôi phục sự hiệp nhất một lần nữa. Trên đường đi, ngài đã ngã bệnh và từ trần ngày 19 tháng Ba 1289. Nhiều phép lạ được ghi nhận do sự cầu bầu của ngài.

Cha Gioan được phong chân phước năm 1781.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62339


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 20 Tháng 3:
THÁNH SALVATOR Ở HORTA (1520-1567)

StSalvadorOfHorta_0320jpg.jpg


Sự nổi tiếng về thánh thiện cũng có một vài bất lợi. Ðược công chúng nhận biết đôi khi cũng phiền toán — như các đồng nghiệp của Thánh Salvator nhận thấy.

Thánh Salvator sinh trong thời kỳ vàng son của Tây Ban Nha với sự hưng thịnh của nghệ thuật, chính trị, giầu sang cũng như tôn giáo. Chính trong thời kỳ này, Thánh Y Nhã đã sáng lập Dòng Tên năm 1540.

Cha mẹ của Salvator thì nghèo. Khi 21 tuổi, ngài gia nhập dòng Phanxicô với tính cách thầy trợ sĩ, và sau đó không lâu ngài nổi tiếng về sự khắc khổ, khiêm tốn và nếp sống đơn sơ.

Làm người nấu bếp, người giữ cửa và sau này là người đi ăn xin chính thức cho các anh em hèn mọn ở Tortosa, ngài nổi tiếng về lòng bác ái. Ngài chữa lành người bệnh với Dấu Thánh Giá. Khi đám đông dân chúng đổ về nhà dòng để gặp Thầy Salvator, cha bề trên phải di chuyển thầy sang Horta. Nhưng ở đây, nhà dòng cũng không tránh khỏi đám người đông đảo đến xin thầy bầu chữa; họ ước lượng rằng hàng tuần có đến hai ngàn người đến gặp Thầy Salvator. Ngài bảo họ hãy kiểm điểm lại lương tâm, đi xưng tội và rước Mình Thánh Chúa cho xứng đáng. Thầy từ chối không cầu nguyện cho những ai không chịu lãnh nhận các bí tích.

Ðám đông không ngừng bị thu hút đến với Thầy Salvator. Ðôi khi họ còn xé y phục của thầy để lưu trữ như một báu vật. Hai năm trước khi từ trần, thầy lại bị di chuyển một lần nữa, lần này đến thành phố Cagliari trên đảo Sardinia. Thầy từ trần ở đây sau khi thốt lên, "Lạy Chúa, con phó linh hồn con trong tay Chúa."

Thầy được phong thánh năm 1938.

Lời Bàn: Hiện nay y khoa đã nhìn thấy sự tương quan rõ ràng giữa một vài chứng bệnh và đời sống tình cảm cũng như tinh thần của bệnh nhân. Trong cuốn Healing Life's Hurts (Chữa Lành Những Ðau Khổ của Ðời Sống), ông Matthew và Dennis Linn cho biết, nhiều khi người ta chỉ được lành bệnh sau khi thực sự tha thứ cho người khác. Thánh Salvator cũng chữa lành theo phương cách này, và nhiều người đã được khỏi. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi chứng bệnh đều có thể chữa trị theo cách ấy; sự trợ giúp của y học là điều không thể bỏ qua. Nhưng chúng ta nên để ý rằng Thánh Salvator thường khuyên người bệnh hãy tái lập những ưu tiên của đời sống trước khi cầu xin được chữa lành.

Lời Trích: "Sau đó Ðức Giê-su gọi mười hai môn đệ lại, ban cho họ có quyền trên các thần ô uế, để trừ diệt chúng, và chữa lành mọi bệnh tật" (Mt 10:1)


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 1 month ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62334


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 19 Tháng 3:
THÁNH GIUSE BẠN ĐỨC TRINH NỮ MARIA

StJoseph_0319.jpg


Thánh Giusee là một vị Thánh rất đặc biệt. Ngài là cha đồng trinh của Đức Chúa Giêsu và là vị hôn phu của Đức Maria. Thánh Giuse được ban tặng đặc ân thật lớn lao là chăm sóc Đức Chúa Giêsu, Con Một Thiên Chúa và Đức Maria, Mẹ yêu dấu của Người.

Suốt cả một đời, Thánh Giuse sống thật khó nghèo. Thánh Giuse phải làm việc rất vất vả trong xưởng mộc của ngài nhưng Thánh nhân chẳng bận tâm lo lắng điều gì. Ngài sung sướng khi được làm việc phục vụ gia đình nhỏ bé của ngài. Thánh Giuse rất yêu mến Đức Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria. Bất cứ điều gì Thiên Chúa muốn Thánh Giuse thực hiện, thì Thánh nhân liền thi hành ngay dù cho công việc ấy có khó khăn thế nào!

Thánh Giuse sống thật khiêm tốn, trong sạch, hiền từ và khôn ngoan. Đức Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria đã hết lòng yêu mến và vâng phục Thánh Giuse vì Thiên Chúa đã đặt ngài làm gia trưởng. Đối với Thánh Giuse, niềm vui sướng hạnh phúc là được sống với chính Con Thiên Chúa. Đức Chúa Giêsu cũng đã vâng lời, giúp đỡ và yêu mến ngài.

Thánh Giuse chỉ là một người thợ trong làng, là một người ẩn dật nhất trong các thánh. Thuộc dòng dõi vương giả của Israel nhưng Nhà David đã mất vẻ huy hoàng và trở thành nghèo khó. Giuse sống bằng nghề lao công tay mình làm ra, giống như mọi người dân khiêm tốn ta gặp gỡ hàng ngày. Phúc âm gọi người là “Người công chính” đồng nghĩa với người thánh thiện. Với tâm hồn ngay thẳng, Ngài luôn đi trước nhan thánh Thiên Chúa.

Và Thiên Chúa, Đấng đã chọn tạo vật trong trắng nhất làm Mẹ Đồng Trinh, cũng chọn người công chính làm Đấng bảo trợ của Chúa Con, làm cha nuôi của Người trên trần gian.

Giuse biết lời hứa giữ đức khiết trinh của Đấng được trao phó cho mình như một kho tàng. Và này Ngài khám phá ra rằng : Đấng vô nhiễm tội sắp sinh con. Bi kịch nơi người công chính này ai đo lường nổi, Ngài có phải xua đuổi đấng Ngài đã tin cậy không?

Thiên thần trấn an Ngài : – Hỡi Giuse, con vua David, đừng ngại nhận Maria bạn ông, bởi vì Đấng hình thành nơi lòng Người là công cuộc của Thánh Thần, Ngài sẽ sinh một con trai. Ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Giêsu, bởi vì Người sẽ cứu dân Người cho khỏi tội.

Giuse thờ lạy những kế đồ khôn dò của Thiên Chúa, Ngài tin vào mầu nhiệm hoàn thành nơi người bạn trinh khiết của mình. Không ai nghi ngờ về ảnh hưởng thần linh trong tổ ấm này. Giuse chú ý tới các mệnh lệnh từ trời cao gửi xuống. Khiêm tốn sâu thẳm, Ngài không bỏ qua một lời nào. Trước hết Ngài chịu đựng mệt nhọc để đưa Maria về Bêlem theo lệnh kiểm tra dân số của nhà vua, Ngài đau khổ khi thấy mọi hàng quá chối từ và chỉ tìm được chỗ trú ngụ nơi chuồng bò.

Chúa Kitô sinh ra. Thánh Giuse là người đầu tiên thờ lạy Ngôi Lời nhập thể, Ngài thờ lạy Chúa với tâm hồn chân thành họa hiếm. Thánh Gioan Kim Khẩu nói: – Thiên Chúa, một cách nào đó, đổ vào lòng thánh Giuse tia sáng tình yêu vô cùng đối với con của Ngài

Thánh Giuse đã thấy các mục đồng có lòng thanh sạch, các đạo sĩ giàu có quì lạy Chúa hài Đồng. Nhưng rồi, Ngài lại cũng tiên cảm thấy những khổ đau. Bởi vì khi dâng con trẻ vào đền thánh Ngài vui mừng nghe thánh ca đầy hoan lạc của cụ già Simêon, để tiếp ngay sau đó lại nghe lời tiên báo rằng: con trẻ sẽ nên cớ vấp phạm cho nhiều người và một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn mẹ con trẻ.

Giuse sống với cây thánh giá này, Ngài đã lo lắng nhiều khi một đêm kia, thiên thần lại hiện ra nói với Ngài: – Hãy chỗi dậy, mang con trẻ và mẹ Người trốn sang Ai cập vì Hêrodê đang tìm giết con trẻ.

Giuse đã vâng lời không bàn cãi. Ngài vội vã chuẩn bị rồi lên đường bắt đầu cuộc hành trình đầy vất vả: phải tránh những nơi người ta có thể nhận ra, khó tìm được của ăn, ban dêm không chỗ nghỉ. Đặt người mẹ và con trẻ lên lưng lừa, Ngài đi bộ dẫn dắt cho qua những nguy hiểm, kiềm chế mệt nhọc và âu lo, tới Ai cập Ngài làm thợ nuôi gia đình và chờ đợi một lệnh mới từ trời cao. Hêrôđe chết đi. Giuse lại thấy thiên thần bảo rời bỏ đất Ai cập vì những kẻ tìm giết con trẻ đã chết.

Trở lại Nazareth, Giuse luôn ẩn dật, săn sóc Chúa Giêsu dạy nghề cho con trẻ. Đấng cứu chuộc thế gian vâng phục người.

Hàng năm thánh Giuse và Mẹ Maria lên Gierusalem mừng lễ vượt qua. Năm ấy Chúa Giêsu 12 tuổi cũng theo các Ngài. Trở về các Ngài không thấy Chúa Giêsu đâu và sau ba ngày tìm kiếm đã thấy Người ở trong đền thờ, ở giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi họ: Mẹ Maria nói với Người: – Cha con và mẹ đau khổ tìm con.

– Sao lại tìm con ? Cha mẹ không biết rằng: con phải làm việc cho cha con hay sao ?

Đó là lần đầu tiên, Chúa Giêsu xưng mình là con Thiên Chúa.

Sau khi loan báo những lời mang âm hưởng vĩnh cửu ấy, Người trở lại cuộc sống của một con trẻ đơn sơ với thánh Giuse và Mẹ Maria .

Không có gì nói tới việc thánh Giuse qua đời. Thánh Phanxico Salêsiô ghi nhận : – Người ta không thể nghi ngờ là thánh Giuse đã qua đời trước khi Chúa Giêsu chịu khổ nạn và chịu chết, bởi vì nếu không phải như thế Chúa Giêsu đã không trối phó Đức Mẹ cho thánh Gioan.

Các Kitô hữu tưởng tượng rằng thánh Giuse đã an nghỉ trong tay Đức Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Và niềm tin này đã khiến cho người ta kêu cầu thánh Giuse như Đấng bảo trợ cho được chết lành.

Đức giáo hoàng Piô IX đã đặt thánh Giuse là quan thầy bầu cử Hội Thánh.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 1 month ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62320


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 18 Tháng 3:
THÁNH SYRILÔ GIÊRUSALEM (ST. CYRIL OF JERUSALEM)

StCyrilOfJerusalem_0318.jpg


Thánh Syrilô Giêrusalem sinh khoảng năm 315 khi một giai đoạn mới bắt đầu hình thành trong giới Kitô hữu. Trước thời điểm ấy, Giáo hội bị các vua chúa bách hại. Hàng ngàn Kitô hữu đã tử vì đạo. Năm 315, hoàng đế Constantinô thừa nhận Công giáo là một đạo hợp pháp. Đây là chuyện thật kỳ lạ nhưng nó cũng chẳng tóm kết được mọi vấn đề rắc rối. Thật ra, suốt những năm sau “sắc lệnh năm 315” các Kitô hữu lại phải đương đầu với một vấn đề khó khăn mới. Đó là sự lúng túng về điều các Kitô hữu tin và không tin. Trong Giáo hội xuất hiện nhiều giáo thuyết sai lầm gọi là “những lạc thuyết.” Một số linh mục và giám mục trở nên những người rất can đảm sẵn sàng đứng ra bênh vực những giáo huấn của Giáo hội. Có một vị giám mục như thế tên là Syrilô Giêrusalem.

Khi thánh giám mục Giêrusalem là Maximô qua đời, Syrilô được chọn thay vào chỗ của thánh nhân. Syrilô là giám mục Giêrusalem suốt 35 năm. Trải qua 16 năm trời, Syrilô đã phải sống đời ẩn trốn và lưu đầy. Thánh nhân phải chạy ra ngoài thành phố ba lần bởi những người có thế lực muốn Syrilô phải chạy trốn. Họ cố bắt ép Syrilô chấp nhận những học thuyết sai trái về Đức Chúa Giêsu và về Giáo hội. Nhưng Syrilô Giêrusalem đã không bao giờ nhượng bộ.

Triều đại của hoàng đế Julianô là kẻ phản đạo bắt đầu từ năm 361. Julianô quyết định xây cất lại đền thờ danh tiếng Giêrusalem. Ông có một chủ đích rõ rệt chắc chắn trong tâm trí là muốn chứng minh rằng Đức Chúa Giêsu thật sai lầm khi tuyên bố đền thờ Giêrusalem sẽ không được xây dựng lại; và ông quyết chứng minh điều đó. Vì thế, Julianô gom góp thật nhiều tiền của và cung cấp tất cả những thứ vật liệu cần thiết cho việc phục hồi ngôi đền. Nhiều người đã giúp đỡ bằng cách dâng tặng những đồ trang sức và những kim loại quý hiếm. Tuy nhiên, thánh Syrilô đối phó với khó khăn này bằng dáng vẻ bình thản. Thánh nhân tin chắc rằng ngôi đền sẽ không thể nào được hồi phục vì Đức Chúa Giêsu, là Thiên Chúa, đã nói như thế. Vị giám mục yên lặng quan sát hết thảy những vật liệu và nói: “Tôi tin rằng việc này sẽ thất bại!” Và y như dự kiến, đầu tiên một cơn bão, rồi một trận động đất, rồi một vụ hỏa hoạn đã làm cản trở công việc của vua. Cuối cùng, ông đã phải bãi bỏ dự án.

Thánh Syrilô Giêrusalem về trời năm 386, lúc khoảng bảy mươi tuổi. Con người khoan dung, dịu dàng và tốt bụng này sống vào thời buổi đau buồn đầy biến động. Dầu vậy, Syrilô Giêrusalem đã không bao giờ đánh mất đi lòng can đảm phát xuất từ Đức Chúa Giêsu. Suốt cả cuộc đời, Syrilô Giêrusalem đã sống trung thành với Thiên Chúa. Syrilô Giêrusalem thật là anh dũng trong việc rao giảng những chân lý về Đức Chúa Giêsu và Giáo hội của Người.

Thánh Syrilô Giêrusalem dạy chúng ta rằng Thiên Chúa trao ban cho mỗi người chúng ta những cơ hội để làm điều tốt. Chúng ta hãy nài xin thánh Syrilô Giêrusalem giúp cho can đảm để xả thân dù phải gặp cảnh gian nan khốn khó.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62316


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 17 Tháng 3:
THÁNH PATRICIÔ (ST. PATRICK)

StPatrick_0317.jpg


Người ta cho rằng thánh Patriciô sinh vào thế kỷ thứ năm ở nước Anh, bởi cha mẹ gốc người Rôma. Khi lên mười sáu tuổi, Patriciô bị bọn cướp biển bắt giữ và đưa về Ái Nhĩ Lan (Ireland). Ở đó, Patriciô bị bán làm nô lệ. Chủ nhân của Patriciô đã sai ngài đi chăn giữ đàn chiên trên miền đồi núi. Patriciô có rất ít thực phẩm để ăn và quần áo để dùng. Tuy nhiên, Patriciô chăm sóc đàn vật trong tiết trời mưa gió và bão tuyết rất tốt. Trên sườn đồi, Patriciô cảm thấy quá cô đơn nên thường hay than thở cầu nguyện với Đức Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Đời sống của Patriciô thật khó nhọc và bất công. Tuy vậy, niềm tin tưởng cậy trông vào Thiên Chúa của Patriciô vẫn luôn luôn tăng triển mãnh liệt.

Cuối cùng, khi trốn thoát khỏi Ái Nhĩ Lan (Ireland), Patriciô học làm linh mục. Nhưng Patriciô luôn có cảm nghĩ rằng phải trở lại Ái Nhĩ Lan (Ireland) để đem xứ sở ngoại giáo này về với Chúa Kitô. Cuối cùng, niềm mơ ước của Patriciô cũng biến thành sự thực. Patriciô làm linh mục và sau đó được tấn phong giám mục. Patriciô đến Ái Nhĩ Lan (Ireland) vào thời thánh Sêlestinô I đang làm giáo hoàng. Patriciô cảm thấy thật vui sướng khi được sai đem Tin mừng của Thiên Chúa đến cho những người mà trước đây đã bắt giữ ngài làm nô lệ.

Ngay từ lúc vừa khởi sự, thánh Patriciô đã chịu nhiều đau khổ. Các người bà con thân thuộc và bè bạn của Patriciô muốn ngài rời bỏ trước khi những người ngoại giáo Ái Nhĩ Lan (Ireland) giết ngài. Nhưng thánh nhân vẫn cứ tiếp tục rao giảng về Đức Chúa Giêsu. Thánh Patriciô đi từ làng này qua thôn nọ. Patriciô hiếm khi nghỉ ngơi và ngài làm những việc đền tội đăc biệt thay cho những người ngài yêu mến. Trước lúc qua đời, cả quốc gia đã trở về với đạo Công giáo.

Dù thành công lớn lao như thế, thánh Patriciô vẫn không bao giờ hãnh diện tự hào. Thánh nhân chỉ xem bản thân mình là một tội nhân đáng thương và dâng cho Thiên Chúa tất cả mọi lời tán dương khen ngợi.

Thánh Patriciô về trời năm 461.

Nhiều vị thừa sai hôm nay đang vất vả gắng công đem Tin mừng của Đức Chúa Giêsu đến cho thế giới chúng ta như thánh Patriciô đã làm. Chúng ta có thể cầu nguyện và dâng những hy sinh để công việc khó nhọc của các vị sẽ hướng dẫn và lôi kéo nhiều người tin yêu Đức Chúa Giêsu.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco), Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62301


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 16 Tháng 3:
THÁNH CLEMENT MARY HOFBAUER (1751 - 1820)

StClementMaryHofbauer_0316.jpg


Có thể gọi Thánh Clement là vị sáng lập thứ hai của dòng Chúa Cứu Thế, vì chính ngài là người đã đem tu hội của Thánh Alphôngsô Liguori đến với người dân ở phía bắc rặng Alp.

Sinh trong một gia đình nghèo ở Moravia, ngài là con thứ chín trong mười hai người con, và tên rửa tội là Gioan. Mặc dù ngài ao ước trở nên một linh mục, nhưng vì không có tiền đi học, ngài phải học nghề làm bánh mì. Nhưng Thiên Chúa đã can thiệp để giúp ngài thể hiện ước mơ ấy.

Ngài được nhận vào làm bánh trong một đan viện, là nơi ngài có thể tham dự các lớp Latinh. Sau khi vị tu viện trưởng từ trần, Gioan thử sống đời ẩn tu nhưng lúc ấy Hoàng Ðế Joseph II ra lệnh hủy bỏ các đan viện, Gioan lại trở về Vienna hành nghề làm bánh. Một ngày kia, sau khi dự lễ tại vương cung thánh đường Thánh Stêphanô, trong cơn mưa tầm tã ngài đã giúp hai bà quý tộc gọi xe kéo. Qua cuộc đối thoại, hai bà được biết Gioan muốn đi tu nhưng không đủ tài chánh. Và họ đã rộng lượng giúp đỡ Gioan cũng như bạn của ngài là Tađêô, theo học trong chủng viện. Cả hai đến Rôma, là nơi họ được lôi cuốn bởi ý nghĩa đời sống tu trì của Thánh Alphôngsô. Và hai người đã thụ phong linh mục năm 1785 trong dòng Chúa Cứu Thế.

Sau khi mới chịu chức, lúc ấy đã 34 tuổi, Gioan được gọi là Clement Mary, cùng với Tađêô được sai trở về Vienna. Nhưng sự khó khăn tôn giáo ở đây đã khiến hai người phải bỏ lên miền bắc đến Warsaw, Ba Lan. Ở đây họ gặp rất nhiều người Công Giáo nói tiếng Ðức bơ vơ không có linh mục chăm sóc vì chính quyền đàn áp các cha dòng Tên. Ðầu tiên hai ngài phải sống rất khó nghèo và rao giảng ngoài trời. Sau đó các ngài được giao cho nhà thờ Thánh Benno để trông coi, và trong vòng chín năm kế tiếp, mỗi ngày hai ngài phải giảng năm lần, hai lần bằng tiếng Ðức và ba lần bằng tiếng Ba Lan, các ngài đã hoán cải được nhiều linh hồn về với Giáo Hội. Cả hai đều tích cực trong công việc xã hội giúp đỡ người nghèo, sáng lập cô nhi viện và mở một trường nam sinh.

Nhờ lôi cuốn được nhiều người đến dâng mình cho Chúa, các ngài đã có thể gửi các vị truyền giáo đến Ba Lan, Ðức và Thụy Ðiển. Tất cả các cơ sở truyền giáo này sau đó đều bị phá hủy vì những căng thẳng chính trị và tôn giáo thời đó. Sau 20 năm làm việc vất vả, chính Cha Clement bị bỏ tù và bị trục xuất khỏi nước. Và sau một lần bắt bớ khác ngài mới đến được Vienna, là nơi ngài sinh sống và hoạt động trong 12 năm cuối đời. Không bao lâu, ngài nổi tiếng là "vị tông đồ của Vienna", ngài nghe người giầu cũng như nghèo xưng tội, đi thăm kẻ liệt, cố vấn cho những người thế lực, chia sẻ sự thánh thiện của ngài với tất cả mọi người trong thành phố. Công trình đáng kể nhất của ngài là thành lập một trường đại học Công Giáo trong thành phố yêu dấu này.

Sự bách hại vẫn theo đuổi ngài, và nhà cầm quyền đã buộc ngài phải ngừng rao giảng. Có lần giới thẩm quyền cao cấp nhất cố gắng trục xuất ngài, nhưng sự thánh thiện và danh tiếng đã bảo vệ ngài cũng như sự phát triển của dòng Chúa Cứu Thế đã giữ chân ngài lại. Cho đến khi ngài qua đời vào năm 1820, các nỗ lực của ngài đã giúp cho dòng Chúa Cứu Thế được thiết lập vững bền ở mạn bắc rặng Alp.

Ngài được phong thánh năm 1909.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62293


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 15 Tháng 3:
THÁNH LOUISE DE MARILLAC (c. 1660)

StLouiseDeMarillac_0315.jpg


Thánh Louise sinh ở Ferrieres-en-Brie gần Meux, nước Pháp, mồ côi mẹ khi còn nhỏ, và khi được 15 tuổi thì mồ côi cha. Ao ước của thánh nữ là trở nên một nữ tu nhưng cha giải tội đã ngăn cản, và sau đó ngài kết hôn với ông Antony LeGras. Trong hôn nhân này họ có được một đứa con trai. Nhưng sau đó không lâu, ông Antony đã từ giã cõi đời sau một thời gian đau yếu lâu dài.

Bà Louise may mắn có được các cha linh hướng khôn ngoan và dễ mến, đó là Thánh Francis de Sales, và người bạn của ngài là Ðức Giám Mục của Belley, nước Pháp. Bà Louise không gặp hai vị thường xuyên, nhưng tận trong thâm tâm, bà linh cảm thấy rằng mình sẽ đảm nhận một công việc nặng nề dưới sự hướng dẫn của một người chưa bao giờ quen biết. Ðó là vị linh mục thánh thiện Vincent, mà sau này là Thánh Vincent de Paul.

Lúc đầu, Cha Vincent do dự nhận lời làm cha giải tội cho bà Louise, vì sự bận rộn của ngài với tổ chức "Các Chị Em Bác Ái." Hội viên của tổ chức này là các bà quý tộc có lòng nhân từ, giúp đỡ cha chăm sóc người nghèo và các em bị bỏ rơi, là công việc rất cần thiết trong thời gian ấy. Nhưng các bà cũng phải bận rộn với nhiệm vụ và công việc gia đình. Trong khi công việc của cha thì cần rất nhiều người giúp đỡ, nhất là những nông dân vì họ gần gũi với người nghèo và dễ có cảm tình với họ. Ngài cũng cần ai đó có thể dạy cho họ biết đọc biết viết và tổ chức sinh hoạt hội đoàn cho họ.

Chỉ sau một thời gian khá lâu, khi Cha Vincent ngày càng quen biết với bà Louis, thì ngài mới nhận ra rằng bà là người mà Chúa đã gửi đến để đáp lại lời cầu xin của cha. Bà Louis thông minh, khiêm tốn và có sức chịu đựng bền bỉ. Sau một thời gian thi hành các công việc mà cha giao phó, bà tìm thêm được bốn phụ nữ bình dị khác đến tiếp tay. Căn nhà thuê của bà ở Balê đã trở thành trung tâm săn sóc người nghèo và người đau yếu. Và đó là khởi đầu của tu hội Nữ Tu Bác Ái của Thánh Vincent de Paul, (mặc dù Cha Vincent muốn gọi tổ chức này là "Nữ Tử" Bác Ái). Bà tuyên khấn năm 1634 và tu hội đã thu hút được nhiều người tham gia.

Cha Vincent thường từ tốn và khôn ngoan trong cách cư xử với bà Louis và tổ chức mới này. Ngài nói không bao giờ ngài muốn thành lập một cộng đoàn mới, mà chính là Thiên Chúa thi hành mọi sự. Cha nói, "Tu viện của con sẽ là nhà của người bệnh; phòng của con là phòng cho thuê mướn; nhà nguyện của con là nhà thờ của giáo xứ; khuôn viên nhà dòng là đường phố hay các khu vực nhà thương." Y phục của họ là y phục của phụ nữ nông dân. Mãi cho đến vài năm sau, Cha Vincent de Paul mới cho phép bốn phụ nữ khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Và phải mất nhiều năm hoạt động thì Tòa Thánh mới chính thức công nhận tu hội này và đặt dưới sự hướng dẫn của Cha Vincent và Tu Hội Truyền Giáo.

Bà Louis đi khắp nước Pháp, thành lập chi nhánh trong các bệnh viện, cô nhi viện và các tổ chức khác. Cho đến khi từ trần, ngày 15 tháng Ba 1660, tu hội của bà đã có trên 40 nhà ở nước Pháp. Kể từ đó họ đã phát triển trên toàn thế giới.

Bà Louise de Marillac được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh năm 1934, và năm 1960 thánh nữ được Ðức Giáo Hoàng Gioan XXIII đặt làm Quan Thầy các Cán Sự Xã Hội.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 31, Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62286


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 14 Tháng 3:
THÁNH MAXIMILIAN (c. 295)

StMaximilian_0314.jpg


Ngay từ thời Giáo Hội tiên khởi, chúng ta may mắn có được một tài liệu quý báu và hầu như không một chút thêm thắt trong bài tường thuật tử đạo của Thánh Maximilian ở Algeria ngày nay.

Bị điệu ra trước quan thống đốc Dion, Thánh Maximilian từ chối không chịu gia nhập đạo quân La Mã với lý luận như sau, "Tôi là Kitô Hữu, tôi không thể làm sự dữ, tôi không thể phục vụ trong quân đội."

Dion trả lời: "Ngươi phải phục vụ hoặc là chết."

Maximilian đáp lại: "Tôi không bao giờ phục vụ. Ông có thể chém đầu tôi, nhưng tôi sẽ không bao giờ là một người lính của thế giới này, vì tôi là một người lính của Ðức Kitô. Tôi thuộc về đạo binh của Thiên Chúa, và tôi không thể chiến đấu cho thế giới này. Tôi đã nói với ông, tôi là một Kitô Hữu."

Dion hỏi: "Dưới quyền của Diocletian và Maximian, Constantius và Galerius, cũng có những người lính là Kitô Hữu phục vụ thì sao."

Maximilian trả lời: "Ðó là vấn đề của họ. Tôi cũng là một Kitô Hữu, nhưng tôi không thể phục vụ."

Dion hỏi: "Nhưng làm lính thì có thiệt hại gì?"

Maximilian trả lời: "Ông biết rõ điều đó."

Dion nói: "Nếu ngươi không thi hành nghĩa vụ ta sẽ kết án tử hình vì sự khinh thường quân đội."

Thánh Maximilian trả lời: "Tôi sẽ không chết. Khi tôi từ giã cõi đời, linh hồn tôi sẽ sống với Ðức Kitô là Thiên Chúa của tôi."

Lúc ấy Thánh Maximilian 21 tuổi và ngài đã vui mừng dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa. Sau khi chứng kiến sự hành quyết, cha thánh nhân vui mừng trở về nhà, ông cảm tạ Thiên Chúa vì có được một món quà thật tốt đẹp để dâng lên Thiên Chúa.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 31, Hùng 33, Mai Hữu Thể (Lớp Don Bosco)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62281


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 13 Tháng 3:
THÁNH ÊUPHRASIA (ST. EUPHRASIA OF CONSTANTINOPLE)

StEuphrasia_0313.jpg


Thánh nữ Êuphrasia được sinh ra ở thế kỷ thứ năm trong một gia đình Công giáo gốc. Thân phụ Êuphrasia, là người thuộc dòng dõi hoàng tộc, qua đời khi Êuphrasia mới được một tuổi. Nhà vua trông nom săn sóc Êuphrasia và thân mẫu ngài. Khi lên bảy, thân mẫu đưa Êuphrasia sang Ai Cập. Ở đó, họ sống trong một ngôi nhà lớn tọa lạc gần bên một nữ đan viện. Êuphrasia bị hấp dẫn bởi các nữ tu. Ngài năn nỉ thân mẫu cho phép mình được phục vụ Thiên Chúa trong đan viện mà các chị nữ tu thánh thiện đang sống. Mới chỉ là một cô bé vậy mà Êuphrasia không lìa bỏ ý tưởng hoặc quên mất lời thỉnh cầu của mình. Chẳng bao lâu sau đó, thân mẫu dẫn Êuphrasia đến đan viện và trao gởi Êuphrasia cho đan viện mẫu chăm sóc.

Năm tháng trôi qua! Khi thân mẫu của Êuphrasia qua đời, nhà vua nhắc nhớ Êuphrasia rằng cha mẹ đã hứa gả Êuphrasia cho một nghị sĩ trẻ tuổi. Tuy nhiên, Êuphrasia chỉ muốn được thuộc trọn về một mình Đức Chúa Giêsu mà thôi. Vì vậy, Êuphrasia đã viết một lá thư hết sức cảm động cho nhà vua. Trong đó ngài nói: “Con thuộc về Đức Chúa Giêsu và con không thể trao thân gởi phận mình cho bất cứ một ai khác. Ước muốn duy nhất của con là được thế gian quên đi hoàn toàn. Con khiêm tốn nài xin bệ hạ đem phân phát cho người nghèo khó tất cả phần tài sản cha mẹ con để lại cho con. Con cũng xin bệ hạ trao trả lại tự do cho tất cả những người nô lệ của gia đình con!” Nhà vua thấy lá thư của Êuphrasia quá cảm động đến nỗi ông đã đọc to lên cho tất cả mọi nghị sĩ cùng nghe. Rồi vua thực hiện mọi điều Êuphrasia xin.

Êuphrasia sống phần đời còn lại của mình trong chốn viện tu. Êuphrasia chẳng bao giờ nuối tiếc vì Thiên Chúa đã chọn ngài làm nữ tu. Êuphrasia qua đời năm 420.

Thật là sung sướng hạnh phúc khi chúng ta có những áo quần đẹp và nhiều của cải tiện nghi đáng kể. Nhưng đừng bao giờ chúng ta quên rằng cuộc sống này còn có điều quan trọng hơn thế nữa. Chúng ta hãy nài xin thánh nữ Êuphrasia giúp chúng ta biết quý trọng tha nhân không vì họ có cái gì nhưng họ là ai.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62277


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 12 Tháng 3:
CHÂN PHƯỚC ANGELA SALAWA (BLESSED ANGELA SALAWA 1881-1922)

Bl-AngelaSalawa.jpg


Angela phục vụ Ðức Kitô và những người bé mọn của Ðức Kitô với tất cả sức mạnh của ngài.

Sinh ở Siepraw, gần Kraków, Ba Lan, ngài là người con thứ 11 của ông bà Bartlomiej và Ewa Salawa. Vào năm 1897, ngài đến Kraków để sống với người chị Têrêsa. Trong Thế Chiến I, ngài giúp đỡ các tù nhân chiến tranh bất kể quốc tịch hay tôn giáo. Ngài thích nghiền ngẫm các văn bản của Thánh Têrêsa Avila và Thánh Gioan Thánh Giá.

Cũng trong thời chiến, ngài đã hết mình chăm sóc các thương binh của Thế Chiến I. Sau năm 1918, vì lý do sức khoẻ ngài phải chấm dứt công việc tông đồ này. Trong nhật ký, ngài tâm sự với Ðức Kitô, "Con muốn Chúa được kính mến nhiều cũng như khi Chúa bị khinh miệt." Ở chỗ khác, ngài viết, "Lạy Chúa, con sống bởi thánh ý Chúa. Chết hay sống là tùy thuộc ý Chúa muốn; xin gìn giữ con vì Chúa có thể làm điều ấy."

Trong lễ phong chân phước năm 1991 ở Kraków, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: "Chính trong thành phố này mà ngài đã hoạt động, đã chịu đau khổ và đã nên thánh. Trong khi sống theo tinh thần của Thánh Phanxicô, ngài vẫn đáp ứng một cách phi thường với tác động của Chúa Thánh Thần" (Báo L'Observatore Romano, tập 34, số 4, 1991)

Lời Bàn: Ðừng bao giờ lầm tưởng sự khiêm hạ với thiếu tự tin, thiếu ý chí và không có hướng đi. Chân Phước Angela đã đem Tin Mừng và sự giúp đỡ vật chất cho một số người "bé mọn" của Ðức Kitô. Sự hy sinh này phải khích động chúng ta hành động tương tự.

Lời Trích: Cha Henri de Lubac, dòng Tên, đã viết: "Các Kitô Hữu tốt lành nhất và đầy sức sống nhất thì không thể tìm thấy trong những người khôn ngoan hay tài giỏi, người trí thức hay có đầu óc chính trị, hoặc những người có địa vị xã hội. Bởi đó, những gì họ nói thì không được báo chí để ý đến; những gì họ làm thì công chúng không ai biết. Ðời sống của họ ẩn khuất dưới con mắt thế gian, và nếu họ có được chút gì nổi tiếng, điều đó thường xảy đến cách muộn màng, và rất ngoại lệ, và luôn luôn kèm theo nguy cơ bị bóp méo" (The Splendor of the Church [Sự Huy Hoàng của Giáo Hội], trang 187).


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 31, Bác Phan T. Thái


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012