Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62269


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 11 Tháng 3:
THÁNH GIOAN OGILVIE (1579-1615)



Thánh Gioan Ogilvie sinh trong một gia đình Tô Cách Lan mà nửa Công Giáo, nửa Tin Lành Presbyterian. Cha ngài theo phái Calvin (*) và cũng muốn Gioan trở thành người của giáo phái ấy nên đã gửi ngài vào đất liền để đi học. Ở đây Gioan thích thú theo dõi những cuộc tranh luận giữa các học giả Công Giáo và Calvin. Bị hoang mang về những tranh luận của các học giả Công Giáo, ngài tìm đến Kinh Thánh. Hai câu sau đây đã thức tỉnh ngài: "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu chuộc, và nhận biết chân lý," và "Hãy đến cùng Ta những ai mệt mỏi và ê chề, Ta sẽ thêm sức cho ngươi."

Dần dà, Gioan hiểu rằng Giáo Hội Công Giáo yêu quý tất cả mọi người. Trong những người ấy, ngài nhận thấy có nhiều vị tử đạo. Ngài quyết định trở thành người Công Giáo và được đón nhận vào Giáo Hội tại Louvain, nước Bỉ, năm 1596 khi 17 tuổi.

Gioan tiếp tục việc học, đầu tiên với các cha dòng Biển Ðức, sau đó là một sinh viên của học viện Dòng Tên ở Olmutz. Ngài gia nhập dòng Tên và trong 10 năm kế tiếp, ngài chăm chỉ rèn luyện tâm linh cũng như kiến thức. Ðược thụ phong linh mục ở Pháp năm 1610, ngài gặp hai linh mục dòng Tên vừa mới từ Tô Cách Lan trở về, sau khi bị bắt và bị cầm tù. Các ngài thấy ít có hy vọng thành công trong việc rao giảng Tin Mừng dưới sự khắt khe của chính quyền nước ấy. Nhưng một ngọn lửa đã nhen nhúm trong lòng Cha Gioan. Trong hơn hai năm kế đó, ngài đã khẩn khoản xin đi truyền giáo ở Tô Cách Lan.

Ðược bề trên cho phép, ngài bí mật vào Tô Cách Lan giả dạng người buôn ngựa hoặc một quân nhân trở về từ cuộc chiến Âu Châu. Thấy không thể thi hành được việc gì đáng kể cho thiểu số Công Giáo ở Tô Cách Lan, Cha Gioan trở về Balê để hội ý bề trên. Bị khiển trách vì đã tự ý bỏ nhiệm vụ ở Tô Cách Lan, ngài được sai trở lại đó. Lần này, ngài hăng say hơn và có một vài thành công trong việc hoán cải cũng như kín đáo phục vụ người Công Giáo Tô Cách Lan. Nhưng không bao lâu, ngài bị phản bội, bị bắt và bị đưa ra toà.

Phiên xử ngài kéo dài đến 26 giờ đồng hồ mà ngài không được ăn uống gì. Ngài bị cầm tù và không cho ngủ. Trong tám ngày và đêm, ngài bị lôi đi như một con vật, bị đâm bằng cây vót nhọn, và tóc bị giật ra từng mảng. Tuy nhiên, ngài vẫn không chịu tiết lộ tên các người Công Giáo hoặc chấp nhận luật lệ của vua về vấn đề tôn giáo. Ngài trải qua phiên tòa lần thứ hai và thứ ba nhưng vẫn cương quyết giữ vững lập trường. Trong phiên tòa cuối cùng, ngài quả quyết với các quan tòa: "Trong tất cả những gì liên hệ đến vua, tôi sẽ vâng lời một cách mù quáng; nếu quyền lực trần thế của vua bị tấn công, tôi sẽ đổ giọt máu cuối cùng vì vua. Nhưng trong những luật lệ tôn giáo mà vua đã áp đặt cách bất công, tôi không thể và cũng không phải vâng theo."

Bị kết án tử hình về tội phản quốc, ngài đã trung tín cho đến cùng, ngay cả khi đứng trên đoạn đầu đài và được hứa sẽ trao trả tự do nếu từ chối đức tin. Ngài bị treo cổ ở Glasgow năm 1615 lúc ba mươi sáu tuổi.

Cha Gioan Ogilvie được phong thánh năm 1976, là vị thánh Tô Cách Lan đầu tiên kể từ năm 1250.

* Phái Calvin là một phương thức giải thích Phúc Âm theo John Calvin. Calvin sống ở Pháp trong thập niên 1500 đồng thời với Martin Luther, người phát động phong trào Cải Cách Tin Lành.

Phương thức Calvin bám vào các điểm cực đoan của phúc âm và tìm cách đưa ra các công thức thần học chỉ dựa trên lời Chúa. Họ nhắm đến sự tối thượng của Thiên Chúa, khẳng định rằng Thiên Chúa thì có thể và sẵn sàng thể hiện bất cứ điều gì Ngài muốn đối với tạo vật, vì Ngài thông suốt mọi sự, ở khắp mọi nơi và toàn năng. Họ cũng cho rằng trong Phúc Âm có các dạy dỗ sau: Thiên Chúa, qua ơn sủng tối cao, Ngài tiền định cho con người được ơn cứu độ; Ðức Giêsu chỉ chết cho những ai đã được tiền định; Thiên Chúa tái sinh những ai mà Ngài thấy họ có thể và muốn chọn theo Thiên Chúa; và những người đã được cứu độ không thể nào mất ơn ấy.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 1 month ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62264


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 10 Tháng 3:
THÁNH SIMPLIXIÔ (ST. SIMPLICIUS)

StSimplicius_0310.jpg


Thánh Simplixiô làm giáo hoàng năm 468. Đôi lúc, người ta nghĩ rằng hình như chỉ có mình ngài đang ra sức cố gắng chấn chỉnh lại những thói lệ xấu đang hiện diện khắp nơi. Những kẻ chiến thắng đã nắm quyền cai trị các địa hạt rộng lớn. Thậm chí quân xâm lăng chiếm giữ cả Rôma. Dân chúng đói khổ lầm than. Họ bị những cựu quan chức Rôma đàn áp và cướp bóc. Cảnh nghèo túng rình mò lảng vảng trên các đường phố và tước đi niềm an vui của mọi người. Dù sao thì những kẻ cai trị mới đã không đòi phải đóng sưu nộp thuế. Giáo hoàng Simplixiô cố tìm mọi cách để khuyến thiện và nâng đỡ đàn chiên của ngài. Simplixiô luôn hiện diện ở đó để nâng đỡ họ dù những cố gắng của ngài xem ra thật nhỏ bé và chẳng đáng kể gì. Và vì có tâm hồn thánh thiện, giáo hoàng Simplixiô đã không bao giờ chán nản tuyệt vọng. Hơn cả những lời nói, Simplixiô giảng dạy họ bằng chính gương mẫu đời sống thánh thiện của ngài.

Bởi là giáo hoàng, thánh Simplixiô đã phải rất đau khổ vì một nguyên do khác nữa. Một số bổn đạo của Simplixiô ngoan cố quyết giữ những quan điểm sai lạc của họ. Rồi, hết sức đau buồn, thánh Simplixiô đã phải đuổi họ ra khỏi Giáo hội. Ngài thật nhân hậu và khiêm tốn khi sửa dạy những con chiên làm điều sai quấy.

Thánh Simplixiô ở trong chức vụ giáo hoàng được 15 năm và 11 tháng. Rồi Thiên Chúa đã gọi ngài về lãnh nhận phần thưởng do những lao nhọc vất vả của ngài. Năm 483, thánh Simplixiô qua đời và được mai táng tại vương cung thánh đường thánh Phêrô ở Rôma.

Chúng ta được thánh Simplixiô nhắc nhớ rằng khi mang giữ trách nhiệm thì đòi cần phải có lòng can đảm. Chẳng có sự gì trong cuộc đời này xảy ra theo như cách chúng ta mong muốn. Chúng ta hãy học hỏi để chấp nhận những trường hợp đau khổ hoặc những hoàn cảnh khó chịu xảy đến với chúng ta. Một vài người dường như có vẻ cố ý đặt ra những chướng ngại hầu cản ngăn chúng ta thực hiện những việc tốt lành. Khi ấy, chúng ta hãy cầu nguyện với thánh Simplixiô. Chúng ta hãy khấn xin thánh nhân giúp chúng ta biết sống như ngài và không bao giờ chán nản thất vọng.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 1 month ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X). Reason: Test
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62259


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 09 Tháng 3:

Hôm nay, lịch Rôma hiện hành mừng lễ kính thánh nữ Phanxica Rômana; tuy nhiên, theo lịch cũ kính các thánh, ngày 09 tháng 3 là ngày lễ kính Thánh Đa-Minh Saviô là vị thánh được các bạn trẻ rất yêu chuộng nên chúng ta cũng thêm vào đây tích truyện của ngài...

THÁNH PHANXICA RÔMA (ST. FRANCES OF ROME)

StFrancescaRomana_0903.jpg


Thánh nữ Phanxica Rôma sinh năm 1384. Song thân của ngài là những người giàu có nhưng họ đã dạy cho Phanxica biết quan tâm đến tha nhân và sống đời Kitô hữu tốt lành. Phanxica là một cô bé thông minh lanh lẹ. Phanxica cho cha mẹ biết khi lên 11 tuổi thì sẽ đi tu. Nhưng thay vào đó, họ lại khuyến khích Phanxica nghĩ tưởng đến chuyện kết hôn. Theo truyền thống, họ chọn cho Phanxica một thanh niên trẻ trung tốt lành làm chồng. Khi ấy, Phanxica chỉ mới được 13 tuổi!

Thánh nữ Phanxica và người chồng của ngài, ông Lôrenzô Ponzianô, đã say mê tha thiết yêu nhau. Dù cho cuộc hôn nhân được sắp đặt, họ đã sống đời đôi bạn thật hạnh phúc bên nhau suốt 40 năm. Lôrenzô rất khâm phục người vợ và người chị họ Vannôza của mình. Cả hai cùng cầu nguyện hằng ngày và làm các việc sám hối cho Giáo hội của Chúa. Lúc ấy, Giáo hội đang gặp nhiều thử thách gian truân. Phanxica và Vannôza cũng thăm viếng người nghèo khổ. Họ chăm sóc những người đau ốm. Họ mang lương thực và củi đốt cho những người cần dùng. Các phụ nữ giàu có khác được gợi hứng bởi gương sáng của họ cũng hy sinh đời sống mình và phục vụ nhiều hơn. Phanxica lợi dụng mọi dịp để tăng triển đời sống cầu nguyện. Thánh nữ thực sự sống kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong cuộc đời của ngài.

Thánh nữ Phanxica và Lôrenzô là những người giàu lòng từ bi trắc ẩn. Các ngài biết phải chịu đau khổ là thế nào! Các ngài đã mất hai trong ba người con vì cơn bệnh dịch. Điều này làm cho các ngài dễ nhạy cảm hơn trước những tình cảnh khó khăn của dân nghèo. Trong suốt những cuộc chiến giữa giáo hoàng hợp lệ và các giáo hoàng đối cử, Lôrenzô đã dẫn dắt những đạo quân bảo vệ đức giáo hoàng đích thực. Đang lúc chiến đấu tại sa trường, các kẻ thù của Lôrenzô đã cướp phá tài sản của ngài. Dầu vậy, Phanxica cũng thu quén được một phần ngôi biệt thự của gia đình đã bị hư hỏng và dâng cho bệnh viện sử dụng. So sánh những khó khăn xảy đến cho gia đình của Phanxica, thì những cư dân sống trên đường phố vẫn hoạn nạn túng bấn hơn rất nhiều. Sau đó, Lôrenzô bị thương trở về nhà và được chính người vợ yêu quý của mình chữa trị. Ông qua đời năm 1436. Phanxica Rôma dùng bốn năm còn lại của đời mình sống trong hội dòng mà ngài đã giúp thành lập.

Thánh nữ Phanxica Rôma mất ngày mùng 9 tháng Ba năm 1440. Ngài được đức thánh cha Phaolô V tôn phong lên bậc hiển thánh năm 1608.

Thánh nữ Phanxica Rôma thật hết lòng yêu mến Đức Chúa Giêsu và Giáo hội của Người. Ngài nhận biết được cách tốt nhất để chứng tỏ tình yêu ấy là cầu nguyện cho Giáo hội. Những cách khác là trông nom chăm sóc gia đình và quan tâm đến những người nghèo khổ. Chúng ta hãy nài xin thánh Phanxica Rôma giúp chúng ta biết cách thể hiện tình yêu của mình đối với Đức Chúa Giêsu và Giáo hội của Chúa.



THÁNH ĐA-MINH SAVIÔ (ST. DOMINIC SAVIO)

StDominicSavio.png


Thánh Đa Minh Saviô sinh năm 1842 tại Bắc Ý. Khi mới được 4 tuổi thì vào một ngày kia, Đa Minh Saviô đột nhiên biến mất và thân mẫu của Đa Minh phải đi tìm ngài. Đa Minh đang quỳ gối, hai tay chắp lại... và cầu nguyện trong một góc phố thanh vắng. Lên 5 tuổi, Đa Minh Saviô trở thành một cậu giúp lễ. Khi lên 7, Đa Minh Saviô được rước lễ lần đầu. Trong ngày đó, Đa Minh đã chọn cho mình một phương châm để sống. Đa Minh hứa với Đức Chúa Giêsu trong lòng rằng: “Thà chết chẳng thà phạm tội!” Và hằng ngày, Đa Minh Saviô đã cầu nguyện cho được ơn trung thành với lời hứa ấy.

Khi lên 12 tuổi, Đa Minh Saviô đến học tại trường của thánh Gioan Bôscô ở Turinô, nước Ý. Đa Minh rất nhớ nhà nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc khi được lưu lại trường của Đôn Bôscô. Nơi đây, Đa Minh Saviô học biết mọi điều cần thiết để trở nên một linh mục. Mục đích chính yếu của Đa Minh là làm linh mục. Đa Minh là một cậu trò giỏi nhưng cũng hay vui đùa giễu cợt. Ngài là mẫu người mà Đôn Bôscô và các bạn có thể nhờ cậy.

Lần kia, Đa Minh Saviô giải tán một trận đánh nhau giữa hai thiếu niên hung dữ. Cuối cùng, Đa Minh bị trói vào một cây thánh giá. Lần khác, Đa Minh thấy một nhóm thanh niên lớn hơn đang chụm đầu vào nhau thành vòng tròn. Đa Minh Saviô cất bước tiến lại xem có chuyện gì mà thú vị quá như thế, và biết được là họ đang xem những tranh ảnh khiêu dâm. Đa Minh Saviô liền chộp lấy và xé nát ra. Các cậu thanh niên chưa bao giờ nhìn thấy Đa Minh nóng giận như vậy. “Ồ, tóm lại, nhìn xem những bức tranh như thế này thì có gì sai trái hả?” một đứa trong bọn thanh niên lên tiếng. Đa Minh Saviô đáp lại cách buồn bã: “Thật là quá tệ! Thì ra các bạn thường hay xem những đồ nhơ bẩn như thế à?!”

Sau đó, Đa Minh Saviô yếu bệnh. Người ta gởi ngài về gia đình để được chăm sóc tốt hơn. Nhưng ngay tại quê nhà, sức khỏe của Đa Minh cũng không cải tiến. Thay vào đó, bệnh tình trở nên trầm trọng hơn và Đa Minh Saviô đã lãnh nhận các bí tích sau cùng. Rồi Đa Minh Saviô bắt đầu cảm nhận là mình sẽ không trở lại trường học của Đôn Bôscô được nữa. Hoài bão to lớn muốn làm linh mục của Đa Minh Saviô sẽ không trở thành hiện thực. Ngay trước lúc qua đời, Đa Minh Saviô cố gắng chỗi dậy và nói với thân phụ của mình: “Con đang xem thấy những điều kỳ diệu!” Rồi Đa Minh Saviô tựa đầu lên chiếc gối và nhắm nghiền mắt lại.

Thánh Đa Minh Saviô mất năm 1857, lúc được 15 tuổi.

Chúng ta có thể tạo ra những dự án phi thường và sắp đặt những mục tiêu lớn cho cuộc sống chúng ta. Nhưng Đa Minh Saviô nhắc nhớ chúng ta rằng chúng ta không biết mình sẽ sống được bao lâu trên trái đất này. Đa Minh Saviô không làm linh mục nhưng ngài lại trở nên một vị thánh. Đó là vì Đa Minh Saviô đã cố gắng hết sức để sống khẩu hiệu ngài đã chọn: “Thà chết chẳng thà phạm tội!” Chúng ta cũng có thể xin Đa Minh Saviô giúp chúng ta sống lời châm ngôn của ngài.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 1 month ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Hùng 31, Đặng Minh Khanh (Lớp Đaminh)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62254


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 08 Tháng 3:
THÁNH GIOAN THIÊN CHÚA (ST. JOHN OF GOD)

StJohnOfGod_0308.jpg


Thánh Gioan sinh ngày mùng 8 tháng Ba năm 1495 tại nước Bồ Đào Nha. Cha mẹ Gioan tuy nghèo khổ nhưng rất có tinh thần bác ái. Gioan là cậu bé vất vả: khi thì làm anh chăn cừu, lúc thì làm chú lính, lúc khác lại làm người thủ kho. Suốt những năm ở tuổi thanh niên, Gioan chẳng có lòng mộ đạo gì hết! Gioan và các bạn hữu của ngài đã lãng quên Thiên Chúa. Rồi khi bước vào tuổi 40, tâm hồn Gioan bắt đầu cảm thấy trống vắng. Ngài tiếc nuối về cuộc sống mà ngài đã hoang phí. Trong ngôi thánh đường, Gioan lắng nghe bài giảng của cha Gioan Avila, một vị thừa sai thánh thiện. Ấn tượng về cuộc đời của nhà truyền giáo này đã ảnh hưởng mạnh mẽ trên Gioan Thiên Chúa. Ngài bắt đầu khóc lóc nức nở. Suốt những ngày đầu, thánh Gioan Avila đã giúp Gioan làm lại cuộc đời trong niềm hy vọng và can đảm.

Gioan Thiên Chúa bắt đầu sống một đời sống khác lạ. Gioan cầu nguyện và sám hối hằng ngày. Người ta cho rằng một vị giám mục đã ban tặng cho Gioan tên gọi ấy, bởi vì Gioan đã hoàn toàn thay đổi lối sống ích kỷ để thật sự trở nên giống như “Thiên Chúa.” Dần dần, Gioan Thiên Chúa thấu hiểu được sự nghèo khó và nỗi khổ đau miên man tràn ngập cuộc sống con người. Thế là Gioan bắt đầu dùng thời giờ của mình chăm sóc bệnh nhân nơi các bệnh viện và các nhà thương điên. Rồi Gioan nhận thấy thật đáng buồn là có nhiều người quá nghèo khổ không đủ khả năng để được điều trị tại bệnh viện. Ai sẽ quan tâm chăm lo cho họ đây? Gioan quyết định, vì yêu mến Thiên Chúa, sẽ đảm nhận công việc này.

Khi 45 tuổi, thánh Gioan Thiên Chúa tìm được một căn nhà dành để chăm sóc những người đau ốm nghèo khổ. Căn nhà trở thành một bệnh viện nhỏ nơi mọi người lâm cảnh khó khăn nghèo túng sẽ được tiếp đón ân cần. Dần dà, người ta đến giúp Gioan lập nên một hội dòng chuyên chăm lo cho những người nghèo, gọi là dòng Gioan Thiên Chúa.

Vài người hẳn đã phân vân không biết Gioan có thực thánh thiện như vẻ bên ngoài không! Lần kia, có một vị hầu tước đã cải trang làm một người hành khất. Ông đến gõ cửa nhà Gioan xin của bố thí. Gioan vui vẻ trao cho ông mọi thứ ngài có, ước tính khoảng vài đôla. Lúc đó người hầu tước không tiết lộ tông tích của mình nhưng đã ra đi trong nỗi ấn tượng sâu sắc. Ngày hôm sau, người đưa thư đến trước cửa nhà của Gioan trao cho ngài lá thư giải thích và gởi trả lại số tiền Gioan đã bố thí. Hơn thế nữa, vị hầu tước còn gởi cho ngài 150 chiếc vòng nguyệt quế bằng vàng. Mỗi sáng ông cũng cho người đến bệnh viện phát trứng, thịt và bánh mì nóng. Số lượng đủ dùng cho tất cả các bệnh nhân và các nhân viên phục vụ.

Sau 10 chăm chỉ làm việc trong bệnh viện của mình, bản thân Gioan cũng bị đau bệnh. Năm 1550, Gioan qua đời vào đúng sinh nhật của ngài. Chân phước giáo hoàng Innôcentê XI đã tôn phong Gioan Thiên Chúa lên bậc hiển thánh năm 1690.

Thánh Gioan Thiên Chúa đã nghe lời khuyên bảo của thánh Gioan Avila và những vị linh hướng khác. Họ đã giúp ngài thực hiện những chọn lựa tối hảo. Hết thảy chúng ta cũng cần đến lời khuyên nhủ tốt lành của những người chúng ta tin cậy.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 1 month ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62250


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 07 Tháng 3:
THÁNH PÉCPÊTUA AND FELICITY (SAINTS PERPETUA AND FELICITY)

StsPerpetuaAndFelicity_0307.jpg


Pécpêtua và Phêlixita sống ở thành phố Cáctagô, Bắc Phi, vào thế kỷ thứ ba. Đây là thời gian các Kitô hữu bị bách hại khốc liệt bởi hoàng đế Septimô Sêvêrô.

Pécpêtua hai mươi hai tuổi là con gái của một nhà quý tộc giàu có. Khi lớn lên, Pécpêtua nhận được mọi thứ ngài muốn. Nhưng Pécpêtua hiểu được mình yêu mến Đức Chúa Giêsu và đức tin Kitô giáo của mình hơn bất cứ sự gì thế gian ban tặng. Vì lý do này, Pécpêtua coi mình như một tù nhân đang trên đường đến nơi hành quyết.

Thân phụ của Pécpêtua là một người ngoại giáo. Ông làm mọi điều có thể hầu thuyết phục cô con gái của ông từ bỏ đức tin Công giáo. Ông dùng thế lực cưỡng ép Pécpêtua hãy cứu lấy mạng sống của ngài. Nhưng Pécpêtua không chịu nhượng bộ dù biết rằng sẽ phải bỏ lại người chồng và đứa con yêu quý.

Phêlixita, người hầu gái của Pécpêtua, là một nô lệ thuộc Kitô giáo. Thánh nữ và Pécpêtua là hai người bạn rất thân. Các ngài cùng có chung một niềm tin và tình yêu dành cho Đức Chúa Giêsu. Phêlixita cũng sẵn lòng hy sinh đời sống mình vì Đức Chúa Giêsu và vì đức tin. Do bởi điều này, Phêlixita cũng nhận thấy bản thân mình chính là tù nhân trên đường hành quyết.

Phêlixita là một người vợ trẻ. Đang khi chịu tù vì đức tin, thánh nữ cũng trở nên một người mẹ. Đứa trẻ bé bỏng được một phụ nữ Công giáo tốt lành nhận làm con nuôi. Phêlixita cảm thấy thật sung sướng hạnh phúc vì giờ đây mình có thể chịu tử vì đạo. Pécpêtua và Phêlixita tay nắm tay cùng anh dũng đối diện với phúc tử đạo. Các ngài bị thú dữ giày xéo và sau đó bị xử trảm. Các ngài mất vào khoảng năm 202.

Các thánh tử đạo thật trung thành với Chúa Kitô đến nỗi các ngài đã thực hiện những hy sinh lớn lao. Thậm chí các ngài đã từ bỏ mạng sống mình vì Người. Chúng ta cũng hãy nài xin hai thánh Pécpêtua và Phêlixita giúp chúng ta biết vui vẻ chấp nhận những hy sinh nhỏ bé xảy đến trong đời sống thường ngày.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 31

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62246


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 06 Tháng 3:
THÁNH CÔLÉT (ST. COLLETTE)

StColette_0306.jpg


Sinh năm 1380, Nicôlét được đặt tên để tỏ lòng tôn kính thánh Nicôla Myra. Song thân yêu quý đặt cho ngài tên hiệu Côlét ngay từ khi thánh nữ còn là đứa trẻ sơ sinh. Thân phụ của Côlét làm nghề thợ mộc tại nơi mà trước đây từng là tu viện ở thị trấn Picacđi. Âm thầm và chăm chỉ, Côlét là người rất hữu ích trong việc giúp đỡ thân mẫu quán xuyến việc nhà. Cha mẹ Côlét chú ý theo dõi việc ham thích cầu nguyện và bản tính nhạy cảm, đáng yêu của Côlét.

Khi thánh nữ Côlét lên 17 tuổi, song thân qua đời. Người thiếu nữ này được đặt dưới sự quản nhiệm của đan viện phụ đan viện nơi thân phụ ngài đã giúp việc ngày xưa. Côlét đã xin và nhận được một túp lều dựng gần nguyện đường của đan viện. Côlét sống ở đó. Thánh nữ dùng thời giờ để làm việc hy sinh và cầu nguyện cho Giáo hội của Đức Chúa Giêsu. Càng ngày càng có nhiều người nhận biết về người thiếu nữ thánh thiện này. Họ đến thăm và xin Côlét lời khuyên về những vấn đề quan trọng. Họ biết Côlét khôn ngoan bởi vì thánh nữ sống gần gũi thân mật với Thiên Chúa. Côlét tiếp đón mọi người với tấm lòng thân ái dịu dàng. Sau mỗi cuộc thăm viếng, Côlét đã cầu nguyện để những người khách của thánh nữ tìm lại được bình an tâm hồn.

Thánh nữ Côlét là hội viên của dòng Ba Phanxicô. Thánh nữ biết luật dòng thánh Clara sống theo lối thánh Phanxicô. Họ được đặt tên theo danh xưng của thánh Clara, vị sáng lập của họ, cũng là môn đệ của thánh Phanxicô. Trong thời của Côlét, dòng thánh Clara cần phải quay trở về với mục đích chính yếu của dòng. Thánh Phanxicô Assisiô đã hiện ra với thánh Côlét và xin thánh nữ canh tân hội dòng. Hẳn là Côlét rất đỗi ngạc nhiên và lo sợ trước một nhiệm vụ khó khăn như thế! Nhưng thánh nữ tin tưởng vào ơn Thiên Chúa. Thánh Côlét hành trình đến các nữ tu viện. Ngài giúp các nữ tu sống khó nghèo và chuyên cần cầu nguyện hơn.

Đời sống của thánh nữ Côlét gợi hứng cho các nữ tu dòng thánh Clara. Côlét có lòng sùng kính đặc biệt đối với Chúa Giêsu Thánh Thể. Côlét cũng hay dùng thời giờ để suy gẫm về cuộc Khổ Nạn và Sự Chết của Đức Chúa Giêsu. Thánh nữ rất yêu mến Đức Chúa Giêsu và ơn kêu gọi tu trì của ngài.

Thánh nữ Côlét được ơn biết chính xác thời giờ mình sẽ chết và sẽ chết ở đâu. Thánh nữ qua đời tại một trong những tu viện ở Ghent, Flăngđơ vào năm 1447, hưởng thọ 67 tuổi. Năm 1807, Côlét được đức thánh cha Piô VI tôn phong lên bậc hiển thánh.

Thánh nữ Côlét khuyên dạy chúng ta rằng dù chúng ta bị yêu cầu làm những công việc khó khăn, chúng ta vẫn có thể tìm được niềm vui như ngài. Chúng ta hãy thực hiện việc này bằng cách mỗi ngày liên kết mật thiết hơn với Thiên Chúa.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 31, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62240


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 05 Tháng 3:
THÁNH GIOAN GIUSE THÁNH GIÁ (ST. JOHN JOSEPH OF THE CROSS)

StJohnJosephOfTheCross_0305.jpg


Thánh Gioan Giuse Thánh Giá sinh ở miền nam nước Ý vào ngày lễ Đức Mẹ mông triệu năm 1654. Gioan Giuse là một quý tộc trẻ tuổi nhưng lại ăn mặc giống như người nghèo. Ngài làm điều đó chỉ vì muốn sống khó nghèo như Đức Chúa Giêsu.

Năm lên 16 tuổi, Gioan Giuse vào tu dòng thánh Phanxicô nghèo. Ngài rất ham thích sống cuộc đời vị tha như Đức Chúa Giêsu. Điều này khiến Gioan Giuse làm nhiều việc hy sinh cách vui vẻ. Mỗi đêm Gioan Giuse chỉ ngủ ba giờ đồng hồ và chỉ ăn uống rất đơn sơ giản dị.

Rồi, Gioan Giuse được thụ phong linh mục. Gioan Giuse làm bề trên tu viện Santa Luxia ở Napôli, nơi ngài sống hầu như cả cuộc đời lâu dài ở đó. Cha Gioan Giuse luôn luôn đòi làm những công việc nặng nhọc nhất. Ngài vui vẻ chọn làm những phần việc mà không ai muốn làm.

Thánh Gioan Giuse có một tính tình rất đáng yêu nhưng ngài đã không gắng công lôi kéo sự chú ý của bất kỳ ai. Thay vì đợi cho người ta nhận ra những ân lộc của mình và tiến đến với mình thì Gioan Giuse đã đi đến với tha nhân trước. Hết thảy mọi anh em linh mục và tu sĩ đều xem Gioan Giuse là một linh mục đáng quý. Thánh nhân cũng đặc biệt yêu mến Đức Thánh Trinh Nữ Maria và cố gắng giúp cho người khác cũng yêu mến Đức Mẹ.

Vị linh mục yêu mến Thiên Chúa nhiều đến độ dù ngã bệnh cũng vẫn tiếp tục làm việc. Thánh Gioan Giuse Thánh Giá qua đời ngày mùng 6 tháng Ba năm 1734, thọ 80 tuổi. Năm 1839, ngài được đức thánh cha Piô VIII tôn phong lên bậc hiển thánh.

Tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân của thánh Gioan Giuse Thánh Giá thật quảng đại. Thánh nhân mời gọi chúng ta hãy vượt thắng sự ích kỷ hẹp hòi để giữ chúng ta lại trên cuộc hành trình đến với Thiên Chúa. Chúng ta hãy cố gắng cư xử với mọi người bằng tấm lòng tử tế và tôn trọng nhau trong sự bình đẳng dù chúng ta có thể yêu thích một số người này hơn một số người kia.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Trần Văn Tân

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62232


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 04 Tháng 3:
THÁNH CASIMIA (ST. CASIMIR)

StCasimir_0304.jpg


Thánh Casimia sinh năm 1458, là con trai của Casimia IV, vua nước Ba Lan. Casimia là một trong mười ba người con. Với sự hướng dẫn của người mẹ rất mực đạo hạnh và cũng là người thầy tận tâm tận lực, Casimia nhận được một nền giáo dục thật tuyệt vời.

Khi lên mười ba tuổi, Casimia có cơ hội làm vua nước láng giềng Hungari nhưng ngài đã từ chối. Casimia dùng phần thời giờ còn lại của ngài để sống những lý tưởng Kitô giáo. Casimia sống rất vui vẻ, hòa mình và thân ái với mọi người. Ẩn dưới lớp mặt bên ngoài của cuộc sống bận rộn, Casimia đã cố gắng hết sức để trau dồi đời sống thiêng liêng bên trong. Casimia thường hay ăn chay và ngủ dưới nền nhà để sám hối đền tội. Ngài cầu nguyện mỗi ngày, đôi khi ngay cả giữa lúc đêm khuya thanh vắng. Casimia yêu thích việc cầu nguyện và tưởng niệm về cuộc Thương Khó của Đức Chúa Giêsu. Casimia nhận ra đây là phương thế tuyệt hảo để học biết để yêu mến Đức Chúa Giêsu hơn. Casimia cũng yêu mến Đức Mẹ Đồng Trinh Maria với một mối tình đặc biệt. Để tôn kính Đức Mẹ, Casimia đã năng đọc đi đọc lại bài thánh ca ý vị. Tên của bài ca là: “Ngày ngày, hãy hát mừng Mẹ Maria!” Sau này người ta đã chôn táng thánh Casimia cùng với bản viết tay bài hát ấy của ngài.

Tuy sức khỏe của Casimia không được khá lắm nhưng ngài có tính khí thật can đảm và mạnh mẽ. Casimia luôn luôn làm điều ngài nhận biết là phải. Thậm chí đôi khi Casimia đề nghị với thân phụ của ngài, là quốc vương, hãy cai trị thần dân cách công bằng. Casimia luôn luôn bày tỏ việc này với tấm lòng hết sức kính trọng nên vua cha đã làm theo những gì ngài nói.

Thánh Casimia có một tình yêu và niềm tôn trọng đặc biệt đối với đức trinh khiết. Song thân Casimia tìm cho ngài một thiếu nữ đức hạnh trẻ đẹp để làm bạn đường. Tuy thế, Casimia đã quyết định hiến dâng trọn trái tim ngài cho một mình Thiên Chúa. Đang khi ở Lituania trong chuyến công tác phục vụ cho đất nước này, Casimia đã ngã bệnh vì chứng lao phổi. Ngài qua đời lúc vừa được hai mươi sáu tuổi. Đức thánh cha Lêô X đã tôn phong Casimia lên bậc hiển thánh năm 1521.

Thánh Casimia giúp chúng ta nhận biết rằng dù thân xác chúng ta không được tráng kiện, chúng ta vẫn có thể mạnh mẽ trong tính cách của mình. Chúng ta luôn có thể ủng hộ và bênh vực lẽ phải với cách thức thân thiện tử tế.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Trần Văn Tân, Hùng 31

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62226


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 03 Tháng 3:
THÁNH CATARINA DREXEL (ST. KATHARINE DREXEL: Nov. 26, 1858 — Mar. 3, 1955)

StKatharineDrexel.jpg


Thánh nữ Catarina Drexel sinh ngày 26 tháng Mười Một năm 1858 ở Philadelphia thuộc tiểu bang Pennsylvania, nước Mỹ. Thân mẫu Catarina qua đời khi Catarina còn rất nhỏ. Thân phụ Catarina kết hôn lần hai với một người đàn bà tuyệt vời tên là Emma. Bà dưỡng dục Luy, đứa con riêng của họ. Bà cũng là một người mẹ đáng yêu đối với hai cô gái nhỏ của Drexel do cuộc hôn nhân trước. Chúng tên là Elizabeth và Catarina. Các bé gái có tuổi thơ ấu thật dễ thương. Dù gia đình giàu có, các bé cũng được dạy bảo phải có lòng yêu thương đối với người đồng loại. Cách riêng, các bé được chỉ dạy phải quan tâm đến những người nghèo. Đây là cách thức biểu lộ lòng yêu mến của các bé đối với Thiên Chúa.

Khi lớn khôn, Catarina là một tín hữu Công giáo rất năng động. Catarina rất rộng rãi trong việc sử dụng thời giờ và tiền bạc của mình. Catarina nhận thấy rằng Giáo hội có nhiều nhu cầu cần thiết. Catarina dành hết mọi khả năng cũng như tài sản của mình để săn sóc những người nghèo khổ và bị bỏ rơi. Việc làm Catarina dâng cho Đức Chúa Giêsu là sống giữa những người Mỹ gốc Phi và những người Mỹ bản xứ. Năm 1891, Catarina lập một cộng đoàn thừa sai mới, gọi là dòng các Chị Em Tôn Sùng Bí Tích Thánh Thể. Catarina được mọi người biết đến với danh hiệu là Mẹ Catarina.

Các nữ tu trong dòng của Mẹ Catarina đặt Chúa Giêsu Thánh Thể làm trung tâm chính yếu của đời sống. Họ dâng hiến tình yêu và khả năng của mình để phục vụ những người Mỹ gốc Phi và những người Mỹ bản xứ. Sau đó, Mẹ Catarina nhận được phần gia sản của gia đình Mẹ và Mẹ đã dùng số tiền ấy cho những công việc bác ái cao cả. Mẹ và các nữ tu của Mẹ mở các trường học, các nữ tu viện và các cộng đoàn truyền giáo. Năm 1925, họ thiết lập trường đại học Xaviê ở New Orleans. Suốt cả quãng đời dài lâu và hữu ích, Mẹ Catarina đã dùng hàng triệu Dollars của phần tài sản gia tộc Drexel để lại cho những công việc cao cả mà Mẹ và các nữ tu dòng Mẹ đã làm cho người nghèo. Mẹ tin rằng Mẹ đã gặp được Đức Chúa Giêsu đang hiện thân thật sự trong bí tích Thánh Thể. Vì vậy, Mẹ cũng tìm gặp Người trong những người Mỹ gốc Phi và những người Mỹ bản xứ mà Mẹ đã phục vụ với đầy tình thương mến.

Mẹ Catarina Drexel về trời ngày mùng 3 tháng Ba năm 1955, hưởng thọ 97 tuổi. Ngày mùng 1 tháng Mười năm 2000, đức thánh cha Gioan Phaolô II đã tôn phong Mẹ Catarina Drexel lên bậc hiển thánh.

Mẹ Catarina Drexel đã dạy chúng ta một bài học thật quý. Chúng ta có thể dùng đời sống mình để chăm sóc bản thân và lo cho sự thoải mái dễ chịu riêng mình. Tuy nhiên, sống như Mẹ Catarina Drexel thật ích lợi hơn nhiều. Vì với cách này, chúng ta có thể giúp đỡ nhiều người khác.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 1 month ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Trần Văn Tân, Hùng 31

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 3 7 years 1 month ago #62207


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 02 Tháng 3:
THÁNH AGNES Ở BOHEMIA (1205-1282)

StAgnesBohemia_0302.jpg


Tuy Thánh Agnes hiếm muộn nhưng ngài đã đem lại sức sống cho tất cả những ai biết đến ngài.

Agnes là con của Nữ Hoàng Constance và Vua Ottokar I của Bohemia. Lúc lên ba, ngài được hứa gả cho Công Tước xứ Silesia, nhưng ba năm sau đó ông này từ trần. Khi Agnes lớn lên, thánh nữ định tâm dâng mình cho Chúa trong đời sống tu trì.

Sau khi từ chối lời cầu hôn của Vua Henry VII của nước Ðức và Henry III của nước Anh, Agnes phải đương đầu với sự cầu hôn của Frederick II, là Thánh Ðế Rôma (Holy Roman Emperor). Thánh nữ cầu khẩn đến Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô IX để xin giúp đỡ. Ðức giáo hoàng đã nghe theo; một cách cao thượng Frederick trả lời rằng ông cũng không khó chịu khi Agnes yêu quý Vua Thiên Ðàng hơn ông.

Sau khi Agnes xây một bệnh viện cho người nghèo và một nơi cư ngụ cho các tu sĩ, ngài cung cấp tài chánh để xây cất tu viện Clara Nghèo Hèn ở Prague. Năm 1236, cùng với bảy phụ nữ quý tộc khác, ngài đã gia nhập tu viện này. Thánh Clara đã gửi năm nữ tu từ San Damiano đến tiếp tay với họ, và đã viết cho Agnes bốn lá thư khuyên bảo về ơn gọi mỹ miều của ngài và đặt ngài làm tu viện trưởng.

Sơ Agnes ngày càng nổi tiếng về sự cầu nguyện, đức vâng lời và hãm mình phạt xác. Ðức giáo hoàng làm áp lực để ngài nhận chức vụ tu viện trưởng; tuy nhiên, ngài thích được gọi là "sơ già" hơn là tu viện trưởng. Dù là tu viện trưởng, ngài cũng không quản ngại nấu nướng cho các nữ tu khác cũng như may vá quần áo cho người cùi. Các nữ tu trong dòng nhận thấy ngài rất tử tế nhưng rất nghiêm nhặt về đức khó nghèo; ngay cả người anh ruột của ngài muốn tặng cho nhà dòng ít của cải cũng bị ngài từ chối.

Sau khi ngài từ trần ngày 6 tháng Ba 1282, việc sùng kính ngài ngày càng lan rộng. Năm 1989, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho ngài.

Lời Bàn: Thánh Agnes đã sống 45 năm trong tu viện Clara Nghèo Hèn. Một cuộc sống như vậy đòi hỏi sự kiên nhẫn và bác ái lớn lao. Những cám dỗ về sự ích kỷ chắc chắn không tan biến khi thánh nữ bước chân vào tu viện. Có lẽ chúng ta dễ nghĩ rằng các nữ tu dòng kín "sẵn có" sự thánh thiện. Nhưng con đường của họ cũng giống như của chúng ta: hàng ngày cố gắng thay đổi bản tính ích kỷ để đạt đến tiêu chuẩn độ lượng của Thiên Chúa.

Lời Trích: "Ðừng dính dáng với bất cứ ai cản đường bạn và tìm cách thay đổi lời thề mà bạn đã hứa với Ðấng Tối Cao, cũng như tách bạn ra khỏi cuộc sống tuyệt hảo mà Thần Khí Thiên Chúa đã mời gọi bạn" (Trích trong Thư II Thánh Clara gửi cho Agnes).



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Trần Văn Tân


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012