Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 4

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 4 7 years 5 days ago #62526


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 20 Tháng 4:
THÁNH CONRAD Ở PARZHAM (1818-1894)

StConradOfParzham_0420.jpg


Thánh Conrad không phải là vị sáng lập dòng hay ngay cả là một linh mục, nhưng tình yêu của ngài dành cho Thiên Chúa và sự sùng kính Ðức Maria đã biến ngài trở nên một anh hùng của Ðức Giêsu Kitô. Thánh Conrad trổi vượt về đức bác ái, được biểu lộ trong tình yêu Thiên Chúa và tha nhân, trong sự sùng kính Thánh Thể và sự tín thác vào Ðức Mẹ như trẻ thơ.

Sinh trưởng ở Parzham, ngay từ nhỏ Conrad đã được cha mẹ dạy bảo giáo lý thật kỹ lưỡng. Dù phải làm việc đồng áng vất vả, Conrad vẫn dành nhiều thời giờ để cầu nguyện. Do đó người ta không ngạc nhiên khi thấy người trẻ này đã gia nhập dòng Capuchin sau khi các ngài đến đây truyền giáo.

Conrad gia nhập dòng Capuchin với tư cách thầy trợ sĩ. Ngài khấn trọn năm 1852 và được bài sai đến tu viện ở Altoetting với công việc giữ cửa trong 41 năm. Vì tu viện là trung tâm hành hương nên việc giữ cửa rất bận rộn, mỗi ngày có đến cả ngàn người thăm hỏi, và dù già hay trẻ, lịch thiệp hay thiếu lễ độ, Thầy Conrad đều ân cần và hoà nhã đón tiếp họ. Qua cách đối xử nhân từ ấy, thầy đã đưa nhiều người về với Thiên Chúa. Thầy ngủ ít, siêng năng làm việc và luôn luôn kết hợp với Ðức Kitô. Thầy rất quý trọng Thánh Thể, và sung sướng khi được giúp lễ. Bất cứ lúc nào có chút thời giờ rảnh rỗi, thầy đều dùng để cầu nguyện trước Thánh Thể.

Ngoài việc tôn thờ Thánh Thể và Chúa Giêsu Ðóng Ðinh, Thầy Conrad còn đặc biệt sùng kính Ðức Maria. Ngài là Nữ Vương và là Trạng Sư của thầy trong những khi thử thách. Thầy luôn luôn cổ võ lòng sùng kính Ðức Maria qua việc phân phát chuỗi Mai Khôi.

Vào ngày 18 tháng Tư 1894, thầy bị liệt. Ba ngày sau, khi các trẻ em mà thầy đã dạy chúng lần hạt, đang đọc kinh ngoài cửa sổ thì thầy trút hơi thở cuối cùng.

Với các nhân đức anh hùng và phép lạ của Thầy Conrad, Ðức Giáo Hoàng Piô XI đã tuyên phong chân phước vào năm 1930, và bốn năm sau, cũng chính Ðức Piô XI đã tuyên phong hiển thánh.

Lời Trích: "Thiên Chúa muốn tôi từ bỏ tất cả những gì ưa thích và gần gũi với tôi. Tôi cảm tạ Thiên Chúa đã gọi tôi vào đời sống tu trì, là nơi tôi tìm thấy sự bình an và niềm vui mà không thể nào tìm thấy trong thế gian. Những gì tôi muốn thực hiện trong cuộc đời, chính yếu là: sống bác ái và chịu đau khổ, luôn suy tưởng, tôn thờ và ngưỡng mộ tình yêu khôn tả của Thiên Chúa đã dành cho các tạo vật thấp hèn nhất của Ngài" (Thư của Thánh Conrad).



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Hùng 31, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 4 7 years 6 days ago #62521


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 19 Tháng 4:
CHÂN PHƯỚC LUCHESIO VÀ BUONADONNA (c. 1260)

IMG_1413.JPG


Ông Luchesio và bà Buonadonna là hai vợ chồng muốn sống theo gương Thánh Phanxicô. Do đó họ đã gia nhập Dòng Ba Phanxicô.

Hai ông bà sống ở Poggibonzi, nơi họ hành nghề thương mãi và là con buôn tham lam. Nhưng sau khi gặp Thánh Phanxicô — có lẽ năm 1213 — họ đã thay đổi đời sống. Ông Luchesio bắt đầu thi hành nhiều việc bác ái.

Lúc đầu, bà Buonadonna không nhiệt tình sống bác ái như ông Luchesio, và thường than phiền chồng là đã bố thí quá nhiều của cải cho các người lạ. Một ngày kia, khi có người gõ cửa xin được giúp đỡ, và ông Luchesio nhờ vợ lấy cho họ ít bánh mì. Bà nhăn mặt khó chịu nhưng cũng đi vào bếp, và lạ lùng thay, bà nhận thấy số bánh mì đang có thì nhiều hơn khi trước. Không bao lâu, bà cũng trở nên hăng say sống đời khó nghèo và thanh bạch như ông chồng. Cả hai bán cả tiệm buôn, chỉ giữ lại ít đất để cầy cấy trồng trọt đủ cho nhu cầu và phân phối đất đai còn lại cho các người nghèo.

Vào thế kỷ thứ 13, với sự ưng thuận và sự cho phép của Giáo Hội, một số vợ chồng sống ly thân để người chồng vào dòng tu nam và người vợ vào dòng tu nữ. Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu họ son sẻ hoặc con cái đã trưởng thành. Ông bà Luchesio lại muốn kiểu khác, họ muốn sống đời tu trì, nhưng bên ngoài tu viện.

Ðể đáp ứng nhu cầu này, Thánh Phanxicô đã lập Dòng Phanxicô Thế Tục. Ðầu tiên, thánh nhân viết một Quy Luật đơn giản cho Dòng Ba (Phanxicô Thế Tục), sau đó Ðức Giáo Hoàng Honorius III đã chấp thuận một quy luật chính thức vào năm 1221.

Công việc bác ái của hai ông bà Luchesio đã thu hút người nghèo đến với họ, và cũng như các vị thánh khác, dường như hai ông bà không bao giờ thiếu của cải để giúp đỡ tha nhân.

Một ngày kia, khi ông Luchesio đang cõng một người tàn tật mà ông bắt gặp bên vệ đường thì có một thanh niên đến hỏi ông, "Cái tên quỷ quái nào mà ông đang cõng trên lưng đó?" Ông Luchesio trả lời, "Tôi đang cõng Ðức Giêsu Kitô." Ngay lập tức người thanh niên ấy đã phải xin lỗi ông.

Hai ông bà Luchesio và Buonadonna đều từ trần vào ngày 28 tháng Tư 1260. Ông được phong chân phước năm 1273. Truyền thống địa phương cũng gọi bà Buonadonna là "chân phước" dù rằng Tòa Thánh chưa chính thức công bố.

Lời Bàn: Thật dễ để chế nhạo người nghèo, và chà đạp phẩm giá con người mà Thiên Chúa đã ban cho họ. Mẹ Têrêsa Calcutta thường đề cập đến sự nghèo túng như "sự đau khổ tiềm ẩn" của Ðức Kitô. Chúng ta dễ khiến người khác cảm thấy là họ vô ích — người nghèo, người bệnh hoạn, người tật nguyền thể xác cũng như tâm thần, người lớn tuổi, người thất nghiệp — do đó, chống lại sự cám dỗ ấy đòi hỏi một mức độ đại lượng trong cuộc sống chúng ta. Nếu ai nấy cũng đều nhìn thấy Ðức Kitô trong người nghèo như hai ông bà Luchesio, họ sẽ phong phú hóa Giáo Hội và giữ được sự trung tín với Thiên Chúa.

Lời Trích: Thánh Phanxicô thường nói, "Bất cứ ai nguyền rủa người nghèo là tổn thương đến Ðức Kitô, vì họ đang mang hình ảnh của Người, hình ảnh của Ðấng đã trở nên nghèo hèn vì chúng ta" (1 Celano, #76).




“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Hùng 31, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 4 7 years 1 week ago #62520


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 18 Tháng 4:
CHÂN PHƯỚC MARIA NHẬP THỂ

IMG_1419.JPG


Babara sinh tại nước Pháp năm 1566. Khi lên mười bảy tuổi, Babara kết hôn với Phêrô Acari. Babara và người chồng yêu quý sống niềm tin Công giáo. Hai vợ chồng sinh được sáu người con và đời sống gia đình thật hạnh phúc. Babara cố gắng trở nên một người vợ và người mẹ tốt. Gia đình học được nơi Babara lòng yêu mến cầu nguyện và tâm hồn bác ái cao cả.

Lần kia, khi người chồng của Babara bị người ta buộc tội cách bất công, chính Babara đã cứu giúp chồng. Babara đã đến tòa án và một mình thanh minh cho người chồng vô tội.

Dù bận rộn với công việc gia đình, Babara vẫn luôn tìm thời giờ để bố thí cho những người nghèo túng. Babara hướng dẫn họ sống đức tin. Babara giúp đỡ những người đau yếu và hấp hối. Babara dịu dàng hối thúc những người đang sống lây lất trong tội lỗi hãy thay đổi lối sống. Những việc tốt lành Babara thực hiện là những công việc bác ái.

Khi người chồng qua đời, Babara xin vào tu dòng Cátminh. Babara đã dùng bốn năm sau hết để sống đời tu trì. Ba cô con gái của Babara cũng lần lượt trở thành nữ tu Cátminh. Tên mới của Babara khi làm nữ tu là sơ Maria Nhập Thể. Sơ Maria sung sướng phục vụ nhà bếp với những thau chậu và xoong chảo. Khi người con gái của ngài làm bề trên tu viện, chân phước Maria đã hết lòng vâng phục người con. Ngài thật khiêm nhường đến nỗi lúc sắp qua đời, ngài đã nói: “Xin Thiên Chúa tha thứ những gương xấu mẹ đã gây ra cho con!” Các nữ tu thật rất ngạc nhiên vì sơ Maria đã hết sức cố gắng sống một đời tốt lành. Chân phước Maria Nhập Thể qua đời năm 1618, thọ năm mươi hai tuổi.

Chân phước Maria Nhập Thể đã sống kết hợp mật thiết với Thiên Chúa dù cuộc sống của ngài thật bận rộn. Ngài có nhiều nhiệm vụ ràng buộc. Ngài trông nom chăm sóc gia đình. Ngài quan tâm giúp đỡ tha nhân. Ngài cũng có thể giúp chúng ta sống bao dung quảng đại với tinh thần trách nhiệm.




“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Hùng 31, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 4 7 years 1 week ago #62515


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 17 Tháng 4:
THÁNH BENEDICT JOSEPH LABRÉ (1748-1783)

IMG_1415.JPG


Thánh Benedict Joseph Labré thực sự là một con người lập dị, nhưng rất đặc biệt của Thiên Chúa. Là con cả trong gia đình 15 người con, Benedict Joseph Labré sinh ở Amettes thuộc miền bắc nước Pháp. Cha mẹ của cậu làm chủ một nông trại và có một tiệm buôn nhỏ nên đời sống của họ tương đối thoải mái.

Vào năm 12 tuổi, cậu được gửi đến sống với người chú là một linh mục triều ở Erin. Trong thời gian này, Benedict say mê đọc Kinh Thánh và gương thánh nhân đến nỗi người chú phải nhắc nhở cậu về việc học tiếng Latinh, là điều bắt buộc để trở nên một linh mục. Tuy nhiên, cậu nhận ra ơn gọi của Thiên Chúa trong sự hoàn toàn từ bỏ thế gian. Do đó, sau khi người chú từ trần vì chăm sóc các nạn nhân bệnh dịch tả, Benedict trở về nhà, và đi tìm dòng tu khắc khổ nhất.

Vì sức khoẻ yếu kém và vì thiếu nền tảng học vấn nên Benedict không được nhận vào đời sống tu trì. Sau đó, vào năm 18 tuổi, một thay đổi quan trọng có ảnh hưởng sâu xa đến cuộc đời. Benedict không muốn học hành và từ bỏ ý định đi tu. Ngài bỏ nhà và sống như một vị khổ tu, đi hành hương hết đền thánh này đến đền thánh khác. Ngài mặc quần áo rách rưới và ngủ ngay ngoài trời, thực phẩm của ngài chỉ là mẩu bánh hoặc ít rau trái nhờ vào lòng bác ái của người qua đường hoặc lượm nhặt được từ những nơi phế thải. Ngài không xin ăn và sẵn sàng chia sẻ thực phẩm dư dật với người nghèo. Ngài đặc biệt sùng kính Ðức Mẹ và bí tích Thánh Thể.

Bất cứ ai gặp ngài đều không thể quên được một người thật rách rưới nhưng biết tiếng Latinh, thông thạo Kinh Thánh, trông như người ăn xin nhưng không bao giờ xin xỏ. Họ bâng khuâng tự hỏi làm thế nào kẻ lang thang ấy lại có đôi mắt thật nhân từ và một lối sống có phẩm giá. Ðiều họ thắc mắc đã là một sứ điệp. Thiên Chúa biết loài người dễ đắm chìm trong sự ích kỷ và Ngài đã đặt trước mắt họ hình ảnh của một ngôn sứ, một phản ánh thực sự của tự do đích thực, không bị ràng buộc vào vật chất thế gian. Benedict là người soi dẫn của Thiên Chúa để cảnh giác những người lầm lạc, và là tia hy vọng cũng như sự an ủi cho những người vô gia cư chỉ vì sự tham lam của người đời.

Vào ngày 16 tháng Tư 1783, có thể nói vì đời sống quá cực khổ, ngài kiệt sức ngã quỵ trên bậc tam cấp của một nhà thờ ở Rôma. Vào chiều tối hôm ấy, khi tiếng chuông vang vọng báo hiệu giờ kinh Salve Regina, ngài đã trút hơi thở cuối cùng trong một căn nhà gần đó. Các trẻ em chạy khắp đường phố loan báo, "Ông Thánh chết rồi! Ông Thánh chết rồi!" Tin tức ấy được loan truyền trong khi chuông nhà thờ đang rộn rã liên hồi.

Ngài được Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII phong thánh năm 1859.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 4 7 years 1 week ago #62512


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 16 Tháng 4:
THÁNH BERNADETTE SOUBIROUS (1844-1879)

IMG_1416.JPG


Thánh Bernadette Soubirous tên thật là Mary Bernard, con của một gia đình thật nghèo làm nghề xay bột ở Lộ Ðức, thuộc miền nam nước Pháp. Ngay từ khi còn nhỏ, cô bị bệnh suyễn thật nặng nên sức khỏe rất yếu kém.

Vào ngày 11 tháng Hai 1858, cô được Ðức Trinh Nữ Maria hiện ra với cô trong một cái hang nằm trên con đê của sông Gave, gần Lộ Ðức. Cô được thị kiến Ðức Trinh Nữ tất cả 18 lần, lần sau cùng vào ngày lễ Ðức Mẹ Núi Carmel, 16 tháng Bảy. Khi kể lại lần thị kiến đầu tiên, cô đã tự đặt mình vào tình trạng nguy hiểm đối với nhà chức trách. Nhưng Ðức Trinh Nữ hiện ra với cô hàng ngày đã khiến đám đông tuốn đến hang ngày càng đông. Nhà chức trách tìm cách đe dọa để cô công khai rút lui, nhưng cô vẫn trung thành với những gì được thấy.

Vào ngày 25 tháng Hai, một suối nước chảy ra từ hang mà cô Bernadette đã dùng tay đào xới khi vâng theo lời Ðức Trinh Nữ. Nước suối ấy đã chữa được nhiều người khỏi bệnh kể cả người tàn tật.

Vào ngày 25 tháng Ba, Bernadette cho biết trinh nữ hiện ra với cô tự xưng là Ðức Vô Nhiễm Nguyên Tội, và ngài muốn xây một nhà thờ ở đây. Nhiều giới chức dân sự tìm cách đóng suối nước lại và trì hoãn công việc xây cất nhà thờ, nhưng ảnh hưởng và tiếng vang đã thấu đến tai Hoàng Hậu Eugenie nước Pháp, vợ của Napoleon III, do đó việc xây cất được tiến hành tốt đẹp. Ðám đông lại quy tụ về Lộ Ðức, không bị phiền hà bởi các giới chức chống đối tôn giáo và hàng giáo sĩ.

Vào năm 1866, Bernadett được gửi vào dòng Nữ Tu Ðức Bà ở Nevers. Ở đây, sơ trở nên một phần tử của cộng đoàn, và bị sơ giám đốc đệ tử đối xử rất tệ hại. Sự bất nhẫn ấy chỉ chấm dứt khi họ khám phá rằng sơ Bernadette đang chịu đau khổ vì một căn bệnh bất trị. Sơ từ trần ở Nevers vào ngày 15 tháng Tư 1879, khi mới 35 tuổi.

Lộ Ðức đã trở nên trung tâm hành hương lớn nhất thế giới, và suối nước nhỏ bé ấy hàng ngày vẫn cung cấp nước cho khách thập phương từ khắp nơi trên thế giới.

Sơ Bernadette được phong chân phước năm 1925, và được Ðức Giáo Hoàng Piô XI phong thánh năm 1933.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 4 7 years 1 week ago #62509


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 15 Tháng 4:
CHÂN PHƯỚC CAESAR DE BUS(1544-1607)

IMG_1412.JPG


Như nhiều người trong chúng ta, Caesar de Bus cũng phải vất vả lắm mới tìm thấy ơn gọi đích thực của mình. Sau khi tốt nghiệp ở trường dòng Tên, ngài gặp khó khăn khi phải quyết định giữa sự nghiệp của một quân nhân và một văn gia. Ngài có sáng tác một vài kịch bản nhưng sau cùng an phận trong quân đội và toà án.

Cũng có lúc cuộc đời thật êm xuôi cho một người lính thủy tài giỏi. Ngài tin đó là một chọn lựa đúng. Cho đến khi ngài chứng kiến thực tế của một cuộc chiến, kể cả cuộc thảm sát của người Tin Lành Pháp vào ngày Thánh Batôlômêo năm 1572.

Ngài lâm bệnh nặng và bỗng dưng nhìn lại những tiên quyết trong đời, kể cả đời sống tâm linh. Khi bình phục Caesar quyết tâm trở thành một linh mục. Sau khi được chịu chức vào năm 1582, ngài đảm nhận công việc mục vụ đặc biệt là dạy giáo lý cho người dân sống trong tình trạng bị quên lãng ở nông thôn, hoặc các nơi hẻo lánh. Nỗ lực của ngài quả thật cần thiết và được đón nhận cách nồng hậu.

Cùng với người bà con, Cha Caesar thiết lập một chương trình giáo lý cho gia đình. Mục đích là để chống với sự lạc giáo của người dân, và mục tiêu này được sự chấp thuận của đức giám mục địa phương. Từ những nỗ lực này phát sinh một tu hội mới: các Cha của Giáo Thuyết Kitô Giáo.

Một trong những công trình của Cha Caesar là Huấn Thị Các Gia Ðình về Giáo Lý Công Giáo, được ấn hành vào 60 năm sau khi ngài từ trần.

Ngài được phong chân phước năm 1975.




“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 4 7 years 1 week ago #62499


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 14 Tháng 4:
CHÂN PHƯỚC PHÊRÔ GONZALEZ (c. 1246)

IMG_1414.JPG


Phêrô Gonzalez sinh năm 1190 tại Astorga, Tây Ban Nha. Thánh Phaolô có kinh nghiệm hoán cải trên đường đi Damascus. Nhiều năm sau, điều tương tự cũng xảy ra với Peter Gonzalez, người đã phi ngựa vào TP Astorga của Tây Ban Nha để nhận vị trí quan trọng tại đại giáo đường. Con ngựa lồng lên và quỵ ngã khiến cho Phêrô Gonzalez té xuống bùn và khách qua đường thấy lạ.

Cảm thấy nhục nhã, ngài tái xác định các động lực của mình (người chú bác giám mục đã bảo vệ vị trí giám mục cho ngài) và theo con đường mới. Ngài đi tu và trở thành linh mục dòng Đa Minh, đồng thời chứng tỏ là một nhà giảng thuyết hiệu quả nhất. Ngài dành nhiều thời gian làm tuyên úy và nỗ lực vận dụng ảnh hưởng tích cực đối với cách hành xử của các nhân viên tòa án. Sau khi vua Ferdinand III và quân đội của ông đánh bại quân Ma-rốc tại Cordoba, ngài thành công trong việc ngăn cản quân lính cướp bóc và thuyết phục nhà vua cư xử tốt với quân Ma-rốc bại trận.

Sau khi nghỉ hưu việc tòa án, ngài dành phần đời còn lại để đi rao giảng ở Tây Bắc Tây Ban Nha. Ngài qua đời ngày 15/4/1246 tại Saintiago de Compostela, Tuy, và được an táng tại nhà thờ Tuy. Ngài được ĐGH Innôcentê IV phong chân phước năm 1254, và được ĐGH Bênêđictô XIV phong thánh ngày 13/12/174. Ngài phát triển một đặc nhiệm cho dân đi biển người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nên ngài được đặt làm bổn mạng các thủy thủ và ngư dân.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 4 7 years 1 week ago #62493


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 13 Tháng 4:
THÁNH GIÁO HOÀNG MARTINÔ I

IMG_1418.JPG


Thánh Martinô I là linh mục của thành phố Rôma. Ngài nổi tiếng là người thánh thiện và thông thái. Vào tháng Bảy năm 649, Martinô lên ngôi giáo hoàng. Khi người ta tranh cãi nhau về những chân lý buộc phải tin, giáo hoàng Martinô I liền triệu tập một hội nghị các giám mục. Cuộc họp này là Công đồng Lateranô, có mục đích giải thích cách rõ ràng minh bạch các chân lý mạc khải, những điều mà chúng ta phải tin. Tuy thế, có một vài Kitô hữu đã không hài lòng về việc này. Giáo hoàng Martinô biết rằng sự giải thích cắt nghĩa của Công đồng là điều chân thật. Bổn phận của ngài với cương vị giáo hoàng là phải giảng dạy chân lý cho dân chúng.

Một số người có thế lực không hiểu rõ những việc làm của giáo hoàng Martinô. Một trong số họ là hoàng đế Constan II thành Constantinôpôli. Ông đã sai thuộc hạ của ông tới Rôma bắt giáo hoàng Martinô I và giải về Constantinôpôli. Những người thuộc hạ đã đến bắt cóc giáo hoàng. Lập tức họ đưa ngài ra khỏi đền thờ thánh Gioan Latran và đẩy ngài lên một chiếc tàu. Rồi, giáo hoàng Martinô lâm bệnh nhưng họ vẫn tiếp tục cuộc hành trình. Vào tháng Mười năm 653, họ giam ngài tại Constantinôpôli độ ba tháng. Trong thời gian này, mỗi ngày họ chỉ cho giáo hoàng Martinô chút ít thực phẩm và nước uống. Thậm chí ngài không được phép tự mình tắm rửa. Sau đó, giáo hoàng Martinô I bị đưa ra xét xử, bị công khai làm nhục và bị lên án tử. Nhưng sau đó, họ lại mang ngài trở về nhà tù và giam ngài thêm ba tháng nữa. Đức Thượng phụ Giáo chủ Phaolô của Constantinôpôli đã xin tha chết cho ngài. Vì vậy, Martinô I đã bị án lệnh trục xuất thay vì phải chết. Người ta đặt giáo hoàng Martinô I trên một chiếc tàu chở ngang qua Biển Đen. Vào tháng Tư năm 654, tàu đổ bộ trên bán đảo Nga gọi là “bán đảo Crinêa.”

Họ làm cho giáo hoàng Martinô I phải chú ý trước sự thờ ơ lãnh đạm của những người phụ trách việc giam giữ ngài. Giáo hoàng Martinô I đã viết một bài tường thuật về những ngày buồn thảm ấy. Ngài nói rằng mình cảm thấy rất đau buồn khi bị chính những người thân thuộc và các thành viên trong Giáo hội Rôma quên lãng. Ngài biết rằng họ sợ nhà vua. Nhưng ít ra, đức Martinô I nói, hẳn là họ cũng có thể gởi cho ngài những đồ tiếp tế như ngũ cốc, dầu mè và các nhu cầu thông thường khác. Nhưng họ đã không làm. Họ đã bỏ rơi giáo hoàng chỉ vì sợ hãi!

Thời gian lưu đầy của giáo hoàng Martinô I kéo dài hai năm. Ngài qua đời khoảng năm 656. Giáo hoàng Martinô I được tôn phong là thánh tử đạo vì những đau khổ khủng khiếp ngài đã chịu. Cho tới hiện nay, thánh Martinô I là vị giáo hoàng sau cùng được Giáo hội công nhận là thánh giáo hoàng tử đạo.

Đôi khi chúng ta bị rơi vào cạm bẫy ghen tỵ với những người có chức vị quyền hành. Chính lúc đó chúng ta hãy cầu xin với thánh giáo hoàng Martinô I. Chúng ta hãy xin thánh nhân thay thế tham vọng ấy bằng một tâm hồn can đảm.




“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 1 week ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 4 7 years 1 week ago #62488


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 12 Tháng 4:
THÁNH TÊRÊSA DE LOS ANDES

IMG_1417.JPG



Thánh Têrêsa De Los Andes qua đời khi chưa được 20 tuổi (1900-1920) nhưng nhân đức của chị đã trổi vượt. Chị là một trong 4 vị thánh mang tên Têrêsa của Dòng tu Kín Carmelo. Chị là vị thánh đầu tiên của nước Chi Lê(Chile) và là một mẫu gương sống thánh thiện cho giới trẻ. Tên của chị là Juanita Fernandez Solar. Chị để lại cuốn nhật ký cho mẹ nhưng khi viết thì chị không hề muốn cho một ai khác đọc những ơn lạ mà Chúa Giêsu đã ban cho chị.

Cuốn Nhật Ký của chị gồm nhiều lời cảm nghiệm nói về những gì mà Chúa Giêsu ban cho chị trong khi còn nhỏ cho đến trước khi vào Dòng Carmêlô. Chị viết vào khoảng năm 1915 đến 1919, có thể là do lời đề nghị của Mẹ Ríos của trường trung học Sacred Heart ở tỉnh Santiago (nơi mà chị Juanita theo học). Cho dù cuốn Nhật Ký không toàn hảo về mặt văn chương, cho dù chị Juanita thỉnh thoảng mới viết nhật ký nhưng cuốn nhật ký này biểu lộ đời sống nội tâm của chị Juanita.

Trong phần đầu của Nhật Ký là phần thư viết cho Mẹ Ríos vào lúc chị Juanita mới 15 tuổi. Chị kể về thời thơ ấu của mình. Từ tháng 9 năm 1911 trong trở đi, có nhiều đoạn kể lại tâm tình. Bởi vì chị Juanita viết mà không nghĩ rằng sẽ có lúc nhiều người đọc nhật ký của mình nên chị viết một cách tự nhiên, phoáng khoáng và tuỳ ngẫu hứng. Người đọc có thể biết được những cuộc nói chuyện thân mật giữa chị với Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria, về những nỗ lực của chị, những giải pháp để khắc phục bản thân, những chiến thắng và thất bại trên con đường dẫn đến sự thánh thiện.

Trước khi bước vào Dòng Carmêlô, chị Juanita muốn đốt đi nhật ký của mình vì muốn dấu những bí mật của cuộc sống thân mật với Chúa nhưng mẹ của chị năn nỉ con đừng đốt mà tặng cho bà để bà có chút kỷ niệm nhớ về chị. Chị Juanita chấp nhận. Chỉ sau khi chị chết vào năm 1920 thì bà mẹ mới mở nhật ký ra và khám phá được những kho tàng quý báu chứa đựng trong cuốn nhật ký ấy.

Thế là cuốn nhật ký được giữ gìn và trở nên một phương tiện cho nhiều người theo học gương nhân đức và đời sống cầu nguyện của chị. Đến nay có hàng ngàn người đã đọc cuốn Nhật Ký và học được cách trưởng thành trong tình yêu Chúa Kitô.

Sau đây là thư mà chị Juanita viết cho Mẹ Julia Ríos, một nữ tu Dòng Sacred Heart và là vị cố vấn thiêng liêng của các học sinh nơi mà chị Juanita theo học trong nhiều năm.

“Mẹ thân mến,

Mẹ sẽ được đọc một câu chuyện kỳ thú, nhưng con không muốn mẹ bị đánh lừa. Câu chuyện mà mẹ sẽ đọc không phải là chuyện của đời con mà là câu chuyện của một linh hồn nhỏ bé, không phải vì sống đạo đức mà được nói chuyện với Chúa Giêsu nhưng vì Chúa Giêsu yêu thương mà ban cho những ơn lành và ân huệ.

Câu chuyện của linh hồn con gồm tóm trong hai câu “Chịu đau khổ và yêu thương”. Đây là câu chuyện bắt đầu từ khi con biết suy nghĩ tức là kể từ lúc con lên 6 tuổi. Con thường chịu đau khổ và Chúa Giêsu dậy con hãy chịu đau khổ trong thinh lặng và trao gánh nặng của trái tim nhỏ của con cho Ngài.

Cuộc đời con chia ra làm 2 giai đoạn: Phần đầu là từ khi con biết nghĩ đến khi con được chịu Mình Thánh Chúa lần đầu. Phần hai là từ khi con được rước Mình Thánh Chúa Giêsu cho đến nay, khi bước vào Dòng Carmêlô. Chúa Giêsu luôn lấp đầy trong con với những ân huệ trong cả hai giai đoạn sống.”



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 7 years 1 week ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 4 7 years 2 weeks ago #62482


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 11 Tháng 4:
THÁNH STANISLAUS

StStanislaus_0411.jpg


Thánh Stanislaus sinh năm 1030, gần thành phố Cracow, nước Ba Lan. Để sinh hạ Stanislaus, song thân ngài đã phải liên lỉ cầu nguyện suốt ba mươi năm trời. Lúc Stanislaus chào đời, song thân đã khấn dâng ngài cho Thiên Chúa vì họ rất biết ơn có được mụn con. Khi lớn lên, Stanislaus sang học ở Pari, nước Pháp. Sau khi song thân qua đời, Stanislaus đem cho người nghèo tất cả tiền bạc và của cải mà song thân để lại cho ngài. Sau đó, Stanislaus làm linh mục.

Năm 1072, Stanislaus được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Cracow. (Nhiều thế kỷ sau, trước lúc làm giáo hoàng, đức Gioan Phaolô II cũng là giám mục giáo phận Cracow.) Giám mục Stanislaus chiếm được tình cảm của mọi người. Họ hết sức cảm kích cách thức ngài quan tâm chăm sóc những người nghèo, những quả phụ và các trẻ mồ côi. Chính Stanislaus thường hay tiếp đãi phục vụ họ.

Lúc ấy, Bôlêlô II làm vua nước Ba Lan. Vua rất độc ác và sống vô luân. Dân chúng chán ghét lối sống của vua và ghê sợ vua. Thoạt đầu, giám mục Stanislaus sửa lỗi cho nhà vua cách tư riêng. Tuy Stanislaus rất tử tế và lịch duyệt, nhưng ngài cũng nhận định hết sức trung thực về việc làm sai trái của vua. Vua có vẻ hối hận nhưng chẳng bao lâu lại chứng nào tật nấy. Thậm chí vua đã sai phạm những tội còn quái ác hơn! Thế rồi giám mục đành phải loại vua ra khỏi Giáo hội. Vua Bôlêlô liền nổi cơn thịnh nộ. Để trả thù, vua truyền lệnh cho hai trong số những cận vệ của mình đến giết hại thánh Stanislaus. Họ đã cố gắng đến ba lần nhưng đều thất bại. Rồi chính nhà vua, trong một cơn cuồng giận, đã chạy vào nguyện đường của thánh giám mục. Vua đã giết chết thánh Stanislaus khi ngài đang dâng thánh lễ. Hôm đó là ngày 11 tháng Tư năm 1079.

Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ sau khi thánh Stanislaus qua đời. Mọi người đều gọi Stanislaus là vị thánh tử đạo. Năm 1253, đức thánh cha Innôcentê IV đã tôn Stanislaus lên bậc hiển thánh.

Chúng ta ngưỡng mộ và quý mến thánh Stanislaus. Điều ấy giúp chúng ta can đảm sửa lỗi cho những người xúc phạm đến tha nhân và gây gương xấu. Đôi khi chúng ta cũng được người khác giúp sửa chữa những lầm lỗi của riêng mình. Chúng ta hãy nài xin thánh Stanislaus giúp chúng ta quyết tâm sửa lại những khuyết điểm và thói xấu. Chúng ta cũng hãy xin ngài giúp chúng ta biết ơn những người dám thách đố chúng ta sống tốt hơn.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012