Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 9 months ago #62731


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 31 tháng 5:
LỄ ĐỨC MẸ THĂM VIẾNG BÀ THÁNH ISAVE (ELIZABETH)

TheVisitationOfTheBlessedVirginMary_0531.jpg


Lễ này chỉ một cuộc thăm viếng. Đức tổng thần Gabriel nói với Đức Trinh Nữ Maria rằng bà chị họ Êlisabeth của Mẹ sắp sửa sinh con. Êlisabeth đã cao niên. Mẹ Maria nhận thấy cần phải đến giúp đỡ người chị của mình, và lập tức Mẹ đã lên đường.

Cuộc hành trình của Mẹ Maria thật dài và nguy hiểm! Nó cũng không thoải mái chút nào! Nhưng, những lý do này không thể ngăn cản được Mẹ. Mẹ cưỡi trên mình một con lừa và Mẹ đã tới nhà bà chị. Đầu tiên, Mẹ Maria chào Êlisabeth. Lúc ấy, Thiên Chúa tỏ cho Êlisabeth biết rằng Đức Maria đã trở nên Mẹ Thiên Chúa. Êlisabeth hân hoan thốt lên: “Sao tôi lại được Mẹ Chúa tôi đến thăm tôi như vậy?” Nhưng Mẹ Maria vẫn một mực khiêm tốn. Mẹ vội vã dâng mọi lời chúc tụng tán dương lên Thiên Chúa và Thiên Chúa đã chúc phúc cho Mẹ thật dư đầy.

“Linh hồn tôi ca ngợi Thiên Chúa và thần trí tôi mừng rỡ trong Thiên Chúa Đấng Cứu Độ tôi,” Mẹ nói, “vì Người đã trông đến sự thấp hèn của tôi tớ Người… và danh Người là Thánh!”

Ôi! Biết bao ân sủng Mẹ Maria đã đem đến cho gia đình người chị họ của Mẹ! Thánh Gioan được khỏi tội nguyên tổ ngay khi vẫn còn trong lòng mẹ. Dacaria được ơn nói trở lại, vì trước ông bị câm. Còn Êlisabeth thì được đầy tràn linh ân của Chúa Thánh Thần.

Mẹ Maria ở lại với gia đình này khoảng ba tháng. Mẹ đã giúp đỡ Êlisabeth với tấm lòng quảng đại và yêu mến đặc biệt.

Gia đình bà Êlisabeth được đầy tràn ân sủng nhờ sự viếng thăm của Mẹ Maria. Chúng ta cũng sẽ được đầy tràn ân sủng nếu chúng ta tận hiến mình cho Đức Mẹ.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 9 months ago #62726


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 30 Tháng 5:
THÁNH JEANNE D'ARC

StJeanneDarc_0530.jpg


Thánh nữ Jeanne d'Arc sinh năm 1412. Quê ngài ở Đômrêmi, một ngôi làng nhỏ bên nước Pháp. Thân phụ ngài, Giắcđắc, làm nghề nông vất vả. Thân mẫu ngài là một người phụ nữ hiền lành và dễ mến. Bà dạy Jeanne d'Arc nhiều điều thiết thực trong cuộc sống. Có lần bà nói: “Mẹ có thể may vá và kéo sợi như bất cứ phụ nữ nào khác!” Jeanne d'Arc có tâm hồn ham thích cầu nguyện, nhất là tại các đền thánh kính Đức Mẹ. Cô bé dân quê chất phác tốt lành này sẽ trở thành một nữ anh hùng. Ngày kia, đang lúc chăn chiên, đức tổng thần Micael, quan thầy của đất nước Jeanne d'Arc, đã hiện ra và nói: “Hỡi nữ tử Thiên Chúa, con hãy đi cứu nước Pháp!” Suốt ba năm liền, Jeanne d'Arc nghe thấy tiếng nói của đức tổng thần kêu gọi ngài hành động. Nhưng năm lên mười sáu tuổi, Jeanne d'Arc mới bắt đầu thi hành sứ mạng.

Khi ấy, đang có một cuộc chiến xảy ra giữa quân Pháp và quân Anh. Người ta gọi đó là “cuộc chiến thế kỷ.” Quân Anh chiếm được rất nhiều vùng đất của Pháp đến nỗi vua nước Anh tự xưng mình cũng là hoàng đế nước Pháp. Ông vua của nước Pháp lúc ấy thật yếu nhược và thiếu nghị lực. Ông tưởng quân đội Pháp sẽ không thể nào cứu được đất nước mình.

Được phép của nhà vua, thánh nữ Jeanne d'Arc dẫn một đạo quân tiến vào thành phố Orléans mà thành phố này hầu như đã bị người Anh chiếm giữ. Trong bộ áo giáp trắng rực rỡ, vị nữ anh thư trẻ tuổi này cưỡi ngựa kèm theo một lá cờ tung bay phía trên. Lá cờ ấy có ghi tên GIÊSU và MARIA. Trong trận đại chiến thành Orléans, Jeanne d'Arc bị một mũi tên bắn trúng nhưng thánh nữ vẫn tiếp tục thúc giục binh lính của mình chiến đấu. Cuối cùng, họ đã thắng trận! Thánh nữ Jeanne d'Arc và đội quân của ngài mỗi ngày mỗi thắng nhiều trận hơn. Và vì thế, quân Anh phải rút lui.

Sau những chiến công là thời kỳ đau khổ của Jeanne d'Arc. Thánh nữ bị kẻ thù bắt giữ. Thậm chí ông vua nước Pháp vô ơn đã không tìm cách để cứu ngài. Jeanne d'Arc bị bỏ tù và sau một án xử bất công, ngài đã bị thiêu sống tại cây cọc trói ngài khi chưa đầy hai mươi tuổi. Tuy bị ngọn lửa hung tợn thiêu đốt, Jeanne d'Arc vẫn tỏ rõ một khí phách can trường cho tới khi tắt thở. Đó là ngày 29 tháng Năm năm 1431. Lời cuối cùng thánh nữ thốt lên là: “Giêsu!” Bốn trăm tám mươi chín năm sau, nhằm ngày 16 tháng Năm năm 1920, đức thánh cha Bênêđictô XV tôn phong Jeanne d'Arc lên bậc hiển thánh.

Thánh nữ Jeanne d'Arc được Thiên Chúa mời gọi thực hiện một sứ vụ rất khó khăn dường như không thể hoàn thành nổi. Thánh nữ Jeanne d'Arc thật anh dũng quả cảm! Khi được nhờ làm công việc gì khó, chúng ta hãy nài xin thánh nữ Jeanne d'Arc giúp sức.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 10 months ago #62723


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 29 Tháng 5:
THÁNH MAXIMINIÔ

StMaximinus_0529.jpg


Thánh Maximiniô là giám mục sống ở thế kỷ thứ tư. Người ta cho rằng ngài sinh ở miền Poichiê, nước Pháp. Khi còn trẻ, Maximiniô nghe biết tiếng tăm của vị thánh giám mục giáo phận Triơ ở Gaul. Maximiniô đã hành trình tới thành phố này; và sau đó trở thành môn đệ của thánh Agrisiô. Vị giám mục thánh thiện này đoan chắc rằng Maximiniô đã được giáo dục kỹ lưỡng. Sau nhiều năm học hành và chuẩn bị tâm hồn, Maximiniô được thụ phong linh mục; và sau đó được tấn phong giám mục. Thánh nhân coi sóc giáo phận Triơ. Giám mục Agrisiô hẳn là không thể hài lòng và vui sướng hơn được nữa vì biết rằng đoàn chiên của mình có một vị chủ chăn tuyệt vời.

Thánh Maximiniô sống vào thời kỳ rất căng thẳng. Bạn hãy đọc tích truyện của vị thánh kính ngày mùng 2 tháng Năm để biết thêm chi tiết. Khi thánh Athanasiô, tổng giám mục thành Alêxanđria nước Ai Cập, bị đày ải đến Triơ, chính Maximiniô đã đón tiếp thánh nhân. Ngài đã tạo mọi điều kiện để nâng đỡ thánh Athanasiô và giúp ngài bớt đau khổ hơn khi phải xa lìa đoàn chiên của ngài. Một giám mục khác trong thời gian ấy, thánh Phaolô, giám mục thành Constantinôp, cũng bảo vệ Maximiniô thoát khỏi cơn tức giận của hoàng đế Constantiô.

Thánh Athanasiô viết rằng Maximiniô là người can đảm và thánh thiện. Thậm chí ngài nói rằng người ta đều biết rõ Maximiniô là người hay làm phép lạ. Dù cho người ta tin vị giám mục này đã viết nhiều tác phẩm nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều đã bị thất lạc. Cái còn sót lại là ý chí ngài dâng hiến cho Đức Chúa Giêsu và cho Giáo hội. Vì là con người có tâm hồn cao cả nên Maximiniô đã sẵn sàng đứng lên chống lại những kẻ bách hại Giáo hội. Ngài cũng sẵn lòng bảo vệ những vị giám mục can đảm là những người bị các thế lực chính trị ghét bỏ. Thánh Maximiniô đã sống thẳng thắn dù phải thiệt mất địa vị hoặc phải hy sinh cả mạng sống nếu cần. Thánh nhân qua đời khoảng năm 347.

Ở trường học, có bao giờ bạn thấy một người bạn nào đó bị la rầy hoặc bị đuổi học không? Nếu bạn muốn bắt chước gương thánh Maximiniô, hãy kết bạn với người ấy. Bạn sẽ thấy Thiên Chúa sẽ đối xử với bạn y như vậy.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 10 months ago #62719


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 28 Tháng 5:
CHÂN PHƯỚC MAGARITA PÔLÊ

BlMargaretPole_0528.jpg


Chân phước Magarita Pôlê sinh năm 1471. Ngài là cháu gái của hai vị hoàng đế người Anh, vua Edward IV và Richard III. Henri VII đã xếp đặt cuộc hôn nhân của Magarita với bá tước Rêginô Pôlê. Ông là một sĩ quan can đảm và là bạn thân của hoàng tộc. Khi vua Henri VIII lên nắm quyền, Magarita Pôlê là quả phụ có năm người con. Đối với ngai vàng và quyền cai trị, Henri VIII vừa trẻ trung vừa mới lạ. Ông gọi Magarita Pôlê là “người phụ nữ đức hạnh nhất nước Anh.” Vì chịu ảnh hưởng sâu sắc nơi Magarita Pôlê nên Henri VIII đã trả lại một số tài sản mà gia đình Magarita Pôlê đã mất trong quá khứ. Ông cũng phong cho Magarita Pôlê danh hiệu “nữ bá tước.”

Henri VIII rất tin tưởng nữ bá tước Magarita Pôlê đến nỗi ông đã bổ nhiệm ngài làm cô giáo dạy hoàng hậu Catarina và công chúa Maria, con gái của ông. Nhưng lúc ấy Henri muốn lấy Annê Bôlây làm vợ dù ông đã có vợ rồi. Magarita không chấp nhận lối hành xử của nhà vua; và vì vậy, vua đã bắt Magarita Pôlê phải rời khỏi hoàng cung. Ông cho Magarita biết là ông rất bực mình với ngài. Thậm chí ông đã tức giận hơn khi có một linh mục, là con trai của Magarita, đã viết một bài báo dài chống lại việc đòi hỏi của Henri VIII muốn đứng đầu Giáo hội Anh quốc. (Người con trai của Magarita sau này trở thành hồng y Rêginô Pôlê danh tiếng.) Henri VIII mất hết tự chủ. Ông trở nên độc ác và căm giận. Ông đe dọa sẽ khử diệt cả gia đình Magarita Pôlê.

Henri VIII sai người đến thẩm vấn nữ bá tước Magarita Pôlê. Họ có nhiệm vụ cần phải chứng thực Magarita Pôlê là một kẻ phản quốc. Họ tra hỏi Magarita từ trưa đến tối. Magarita không hề phạm một lỗi lầm gì! Magarita chẳng có gì để che giấu! Nhưng rồi, Magarita Pôlê cũng bị quản chế tại lâu đài của một nhà quý tộc. Sau đó người ta chuyển Magarita đến pháo đài vĩ đại của Luânđôn. Magarita Pôlê chẳng được xét xử. Suốt những tháng đông dài đằng đẵng, Magarita Pôlê đã phải chịu khổ rất nhiều bởi cái giá lạnh và thời tiết ẩm thấp. Magarita Pôlê chẳng có lò sưởi và quần áo ấm để dùng.

Cuối cùng, ngày 28 tháng Năm năm 1541, người ta đem nữ chân phước Magarita Pôlê ra khỏi pháo đài đến nơi xử tử. Tuy mệt mỏi và yếu bệnh nhưng Magarita Pôlê vẫn hiên ngang và hãnh diện được chết cho đức tin của mình. “Tôi không phải là kẻ phản bội,” ngài can đảm tuyên bố. Sau đó, Magarita Pôlê bị chém đầu, hưởng thọ 70 tuổi.

Khi chúng ta cảm thấy hèn nhát về một quyết định phải làm vì vinh danh Chúa, lúc ấy chúng ta hãy kêu nài chân phước Magarita Pôlê. Hãy xin ngài ban cho chúng ta được lòng can đảm như ngài.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 10 months ago #62716


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 27 Tháng 5:
THÁNH AUGUSTINE Ở CANTERBURY

StAugustineCanterbury_0527.jpg


Vào năm 596, một nhóm đan sĩ 30 người khởi hành từ Rôma đi truyền giáo cho người Anglo-Saxon ở Anh. Dẫn đầu là Augustine, bề trên đan viện Thánh Anrê ở Rôma. Nhưng khi đến Gaul (Pháp) họ nghe những câu chuyện dã man về người Anglo-Saxon cũng như sự nguy hiểm của các luồng nước ở eo biển, họ quay trở về Rôma và gặp vị giáo hoàng đã sai họ đi -- Thánh Grêgôriô Cả -- và đức giáo hoàng cho biết sự lo sợ của họ thì vô căn cứ.

Một lần nữa Augustine lại ra đi, và lần này cả nhóm đã vượt qua eo biển và cập bến đất Kent thuộc về Vua Ethelbert, là người ngoại giáo kết hôn với một Kitô Hữu, bà Bertha, công chúa nước Pháp. Vua Ethelbert tiếp đón họ nồng hậu, thiết lập cho họ nơi cư trú ở Canterbury và trong năm ấy, vào Chúa Nhật Hiện Xuống năm 597, chính nhà vua đã được rửa tội.

Sau khi được tấn phong làm giám mục ở Pháp, Ðức Augustine trở lại Canterbury, là nơi ngài thiết lập giáo phận và khởi công xây dựng vương cung thánh đường. Khi số tín hữu ngày càng gia tăng, các giáo phận khác được ngài mở thêm ở Luân Ðôn và Rochester.

Cuộc đời Ðức Augustine cũng gặp nhiều thất bại. Những cố gắng hòa giải giữa Kitô Hữu Anglo-Saxon và Kitô Hữu Briton bản xứ đã kết thúc trong thất bại đau buồn. Ðức Augustine cũng không thuyết phục được người Briton từ bỏ một số phong tục khác biệt với Rôma và quên đi những cay đắng để giúp ngài phúc âm hóa người Anglo-Saxon, là kẻ xâm lăng đã dồn người Briton về miền tây.

Sau những thất bại, Ðức Augustine đã khôn ngoan hơn để ý đến các nguyên tắc truyền giáo -- đối với thời bấy giờ thật sáng suốt mà Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả đề nghị: Hãy thanh tẩy thay vì tàn phá các đền thờ và các phong tục ngoại giáo; hãy du nhập các nghi thức và ngày lễ của người ngoại giáo vào ngày lễ Kitô Giáo; duy trì các truyền thống địa phương càng nhiều càng tốt.

Sau tám năm đến Anh, sự thành công của Ðức Augustine tuy hạn hẹp nhưng sau này đã đem lại kết quả tốt đẹp là cả nước Anh đã tòng giáo. Quả thật, Thánh Augustine đáng được gọi là "Tông Ðồ của Anh Quốc".

Lời Trích: Trong một lá thư gửi cho Thánh Augustine, Ðức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả viết: "Ai muốn trèo ngọn núi cao thì phải đi từng bước, chứ đừng có nhảy."


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 10 months ago #62709


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 26 Tháng 5:
THÁNH PHILIPPHÊ NÊRI

StPhilipNeri_0526.jpg


Thánh Philipphê Nêri sinh năm 1515 tại Florentia, nước Ý. Tên riêng của ngài hồi còn nhỏ là “bé Phil tốt lành.” Thánh Philipphê Nêri có tính tình vui vẻ và thân thiện đến nỗi ai gặp ngài cũng đều quý mến ngài. Suốt ba năm, Philipphê Nêri nghiên cứu môn thần học và triết học; và ngài đã là một sinh viên xuất sắc. Nhưng đặc biệt Philipphê Nêri là một Kitô hữu năng động. Ngài sống đơn sơ và rất chăm chỉ. Ngài cũng làm nhiều việc tốt cho những người sống xung quanh ngài. Philipphê Nêri giúp đỡ các trẻ em, thăm viếng những người đau yếu bệnh tật, làm bạn với những người cô đơn phiền sầu. Nói tóm lại, vì tình yêu Chúa Giêsu, Philipphê Nêri đã đến với mọi người mỗi khi có thể.

Thánh Philipphê Nêri giúp thiết lập một hội giáo dân chuyên giúp đỡ và chăm lo cho những người hành hương túng nghèo. Hội này vẫn từng bước hoạt động như một bệnh xá danh tiếng tại Rôma. Vị linh mục hướng dẫn ngài nhận thấy rằng Philipphê Nêri đã hy sinh rất nhiều để giúp các Kitô hữu Rôma hâm nóng lại lòng hăng say nhiệt thành. Nhưng phải đợi đến năm ba mươi sáu tuổi, Philipphê Nêri mới có ơn kêu gọi làm linh mục. Sau đó, thánh nhân bắt đầu thi hành thừa tác vụ hết sức cao cả của mình. Mỗi ngày, Philipphê Nêri sẵn lòng dành ra nhiều giờ để ban bí tích Hòa giải. Hối dân đến xưng tội với ngài ngày một đông hơn. Nhưng cha Philipphê rất bình thản. Ngài chẳng bao giờ đánh mất đi sự nhẫn nại dịu dàng!

Giáo dân dần dần nghiệm thấy rằng đôi lúc cha Philipphê Nêri có thể đọc được tâm hồn của họ. Trong một vài trường hợp, ngài có thể tiên báo tương lai. Thiên Chúa cũng đã dùng cha Philipphê Nêri để làm những công việc lạ lùng. Nhưng trên tất cả, điều mà Philipphê Nêri muốn làm là đem Đức Chúa Giêsu đến cho tha nhân. Để tránh sự ngưỡng mộ của họ, đôi lúc cha Philipphê Nêri đã hành động cách ngớ ngẩn. Thánh nhân muốn được mọi người làm lơ và quên đi việc họ nghĩ ngài thánh thiện.

Dù vậy, trông cha Philipphê Nêri vẫn toát ra một sự khác lạ và nhờ ngài mà cả thành phố Rôma đã sống tốt lành hơn. Có lần thánh Philipphê Nêri đã nghĩ đến chuyện muốn trở nên một nhà thừa sai truyền giáo nơi các miền đất lạ. Thánh nhân bị lôi cuốn mạnh mẽ bởi gương sáng đời sống của thánh Phanxicô Xaviê, người đã mất năm 1552 tại cửa ngõ nước Trung Hoa. Philipphê Nêri chỉ mới làm linh mục được một năm thì thánh Phanxicô qua đời. Vậy thánh nhân có bỏ Rôma để tình nguyện dấn thân cho những xứ truyền giáo không? Một đan sĩ Xitô thánh thiện đã nói với ngài: “Rôma chính là vùng đất truyền giáo của cha đấy!” Sau đó, cha Philipphê Nêri thấy tâm hồn mình tràn ngập bình an.

Thánh Philipphê Nêri dùng năm năm cuối đời của ngài để ban bí tích Hòa giải cho giáo dân. Thánh nhân về trời năm 1595, hưởng thọ tám mươi tuổi. Đến năm 1622, đức thánh cha Grêgôriô XV đã tôn phong Philipphê Nêri lên bậc hiển thánh.

Làm thế nào để chúng ta có thể sống vui tươi và khoan dung hơn? Đó không phải là điều mà hết thảy chúng ta đều thực sự mong muốn sao? Chúng ta có thể dâng một lời cầu nguyện đơn sơ lên thánh Philipphê Nêri. Thánh nhân sẽ chia sẻ với chúng ta bí quyết để sống hạnh phúc như ngài.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 10 months ago #62706


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 25 Tháng 5:
THÁNH BÊĐA KHẢ KÍNH (ST. BEDE THE VENERABLE)

StBedeTheVenerable_0525.jpg


Vị linh mục người Anh này nổi danh là một vị thánh, một linh mục, một đan sĩ, một thầy dạy và một nhà viết sử. Thánh nhân được sinh tại Anh quốc vào năm 673. Song thân Bêđa gởi ngài tới đan viện Bênêđictô ở miền ấy để học hành. Bêđa rất yêu thích đời sống của các đan sĩ đến nỗi khi lớn lên, thánh nhân đã đi tu làm đan sĩ. Bêđa đã lưu lại đan viện ấy trọn cả cuộc đời của ngài.

Thánh Bêđa rất yêu mến Kinh Thánh. Ngài nói rằng việc nghiên cứu Kinh Thánh đối với ngài quả thật là một niềm khoái thú. Bêđa thích giảng dạy và ghi chép Kinh Thánh. Khi về già, bệnh tật đã bắt Bêđa phải ở yên trên giường. Vì thế, các học trò của Bêđa phải đến học bên giường của ngài. Thánh Bêđa tiếp tục dạy học và làm công việc chuyển dịch bộ Phúc âm của thánh Gioan sang tiếng Anh – vì nhiều người không thể đọc được tiếng Latinh. Thánh nhân muốn họ có thể đọc được lời Chúa bằng chính ngôn ngữ riêng của họ.

Khi yếu bệnh hơn, thánh Bêđa nhận thấy mình sắp về với Thiên Chúa. Các đan sĩ thương nhớ Bêđa nhiều lắm. Ngài vẫn tiếp tục kiên trì làm việc ngay cả khi bệnh tình trở nên nguy kịch. Sau cùng, cậu bé giúp ghi chép nói với ngài: “Thưa cha, chỉ còn một câu nữa chưa được chép lại thôi!” Vị thánh trả lời: “Hãy viết mau đi!” và khi cậu bé nói: “Đã hoàn tất,” thánh nhân liền trả lời: “Tốt lắm! Được rồi, đã hoàn tất. Bây giờ hãy nâng đầu cha lên. Cha muốn được ngồi nhìn về chỗ mà cha thường hay cầu nguyện. Cha muốn réo gọi Cha trên trời của cha!”

Sau đó ít lâu, thánh Bêđa qua đời. Hôm ấy là ngày 25 tháng Năm năm 735. Cuốn sách nổi tiếng nhất của thánh Bêđa có nhan đề Lịch sử Giáo hội của dân tộc Anh là nguồn tài liệu cung cấp thông tin duy nhất về nhiều vấn đề lịch sử của Anh quốc thời sơ khai. Người ta gọi Bêđa bằng danh xưng kính trọng: “đấng khả kính.” Ngài cũng được Giáo hội tôn nhận là Tiến sĩ Hội Thánh.

Nếu đấng khả kính Bêđa còn sống, bạn thử nghĩ coi ngài sẽ dùng bao nhiêu giờ để xem tivi mỗi ngày? Hằng ngày, bạn dùng mấy tiếng đồng hồ để xem tivi? Bạn sẽ phải điều chỉnh những gì để dùng thời giờ cho những việc quan trọng như học hành, tham khảo tài liệu sách vở để tăng thêm kiến thức, phụ giúp công việc gia đình...?


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 10 months ago #62702


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 24 Tháng 5:
THÁNH MARIA MAĐALÊNA PAZZI (1566 - 1607)

StMaryMagdaleneDePazzi_0524.jpg


Sự ngây ngất huyền bí là nâng tâm hồn lên đến Chúa trong một phương cách có ý thức về sự kết hợp này, đồng thời, các giác quan nội tại và ngoại vi đều tách biệt khỏi thế giới cảm xúc. Thánh Maria Mađalêna Pazzi được Chúa ban cho ơn đặc biệt này thật nhiều đến nỗi người ta gọi ngài là "thánh ngây ngất."

Ngài tên thật là Catarina "de' Pazzi", sinh trong một gia đình quyền quý ở Florence năm 1566. Bình thường, ngài đã có thể lấy một người chồng giầu sang và an hưởng cuộc đời nhàn hạ, nhưng ngài đã chọn một con đường đặc biệt cho chính mình. Ngay từ khi chín tuổi, ngài đã tập suy niệm qua sự chỉ bảo của cha giải tội cho gia đình. Lúc 10 tuổi ngài được rước lễ lần đầu và một tháng sau đó ngài thề giữ mình đồng trinh. Khi 16 tuổi, ngài gia nhập Dòng Camêlô ở Florence chỉ vì muốn rước Mình Thánh Chúa hằng ngày (là một điều ngoại lệ vào thời ấy).

Vào dòng, Catarina lấy tên là Maria Mađalêna và khi bị từ chối không cho khấn trọn vì còn nhỏ tuổi, ngài lâm bệnh nặng. Tưởng ngài sắp chết, mẹ bề trên cho ngài khấn trọn khi còn nằm trên giường bệnh trong một nghi thức đặc biệt. Nhưng ngay sau đó, ngài rơi vào trạng thái ngây ngất (xuất thần) và kéo dài khoảng hai giờ đồng hồ. Trong vòng 40 ngày kế tiếp, trạng thái này liên tục xảy ra sau mỗi lần rước Mình Thánh Chúa. Những lần ngây ngất này đầy dẫy những cảm nghiệm hợp nhất với Thiên Chúa và chứa đựng những hiểu biết lạ lùng về chân lý của Thiên Chúa.

Ðể khỏi bị lừa gạt và để giữ lại các điều mặc khải, cha giải tội yêu cầu ngài kể lại các điều được cảm nghiệm để các nữ tu thư ký ghi chép lại. Chỉ trong vòng sáu năm, các trang giấy ghi chép ấy đã tổng hợp thành năm bộ sách lớn.

Những gì chúng ta cho là phi thường thì đối với thánh nữ lại là điều bình thường. Ngài có thể đọc được tư tưởng của người khác, và tiên đoán các biến cố tương lai. Ngay khi còn sống, ngài đã xuất hiện với vài người ở cách xa nhau và đã chữa nhiều người khỏi bệnh.

Qua những ơn sủng kỳ lạ của thánh nữ, chúng ta tưởng rằng ngài luôn luôn sống trong trạng thái tinh thần cao độ. Sự thật thì khác hẳn. Dường như Thiên Chúa cho phép ngài được gần gũi với Chúa một cách đặc biệt là để chuẩn bị cho thời gian cô độc khi thánh nữ cảm thấy đời sống tâm linh khô khan một cách kỳ lạ. Vào năm mười chín tuổi ngài bắt đầu thời kỳ năm năm dài thật khô khan và lẻ loi, bị cám dỗ đủ mọi mặt. Tâm hồn ngài lúc ấy như một căn phòng tối đen với chút ánh sáng thật yếu ớt mà chỉ làm bóng đêm thêm dầy đặc. Ngài thật buồn sầu đến nỗi đã hai lần toan tự tử. Tất cả những gì ngài có thể làm để chống trả các cám dỗ là kiên trì cầu nguyện, hãm mình, phục vụ tha nhân dù rằng tất cả những điều ấy dường như vô nghĩa.

Vào năm 1604, bệnh nhức đầu và tê bại khiến ngài phải nằm liệt giường. Tất cả các giác quan của ngài thật nhạy ứng đến độ bất cứ đụng đến đâu, thân thể ngài đau khủng khiếp. Sau ba năm chịu đựng, ngài từ trần năm 1607 khi 41 tuổi, và được phong thánh năm 1669.

Lời Bàn: Sự kết hợp mật thiết, mà Chúa ban cho các vị thần nghiệm, là một nhắc nhở cho tất cả chúng ta về sự kết hợp vinh phúc đời đời mà Người muốn ban cho chúng ta. Trong cuộc đời trần thế, Chúa Thánh Thần là động lực tạo nên sự ngây ngất huyền nhiệm qua các ơn sủng thiêng liêng. Sự ngây ngất xảy ra là vì thân xác quá yếu đuối, không thể chịu đựng nổi sức khai minh thánh thiêng, nhưng khi thân xác được thanh tẩy và vững mạnh, sự ngây ngất không còn xảy ra nữa. (Muốn biết thêm về sự ngây ngất, tìm đọc cuốn Interior Castle [Thành Trì Nội Tâm] của Thánh Têrêsa Avila, và cuốn Dark Night of the Soul [Ðêm Tối của Linh Hồn] của Thánh Gioan Thánh Giá.)

Lời Trích: Nhiều người ngay nay không thấy giá trị của sự đau khổ. Thánh Maria Mađalêna Pazzi khám phá ra ơn cứu độ trong sự đau khổ. Khi đi tu, ngài ao ước chịu đau khổ vì Ðức Kitô trong suốt cuộc đời. Lời di chúc của thánh nữ để lại cho các nữ tu trong dòng là: "Ðiều sau cùng tôi muốn xin các chị — và tôi xin vì danh Chúa Giêsu Kitô — đó là các chị chỉ yêu thương một mình Người, hoàn toàn tín thác vào Người và khuyến khích lẫn nhau tiếp tục chịu đau khổ vì yêu thương Người."


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 10 months ago #62698


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 23 Tháng 5:
THÁNH GIOAN BAOTIXITA RÔSI

StJohnBaptistRossi_0523.jpg


Thánh Gioan Baotixita Rôsi sinh năm 1698 tại một ngôi làng gần Giơnoa, nước Ý. Gia đình Gioan rất quý mến ngài. Họ hãnh diện khi một đôi vợ chồng giàu có tới thăm thành phố của họ nhận cung cấp cho Gioan ăn học. Song thân Gioan biết vợ chồng này và tin tưởng họ. Gioan sung sướng vì có thể được đi đến nhà họ ở Giơnoa; và sau đó có thể tham dự lớp học. Mọi sự xảy đến cho Gioan thật xuôi xắn. Gioan trở thành một sinh viên chuẩn bị cho thiên chức linh mục tại học viện Rôma. Gioan nhận thấy đối với ngài việc học thật dễ dàng; và càng ngày Gioan càng thu lượm được thêm nhiều kiến thức.

Nhưng rồi Gioan Baotixita Rôsi ngã bệnh rất nặng và phải ngưng việc học một thời gian. Sau khi hoàn toàn bình phục, Gioan đã hoàn tất việc dọn lòng và được lĩnh chức linh mục. Dù sức khỏe không được khá lắm nhưng cha Gioan Baotixita Rôsi đã làm nhiều việc tốt cho người dân Rôma. Biết được đau khổ và bệnh tật là thế nào nên cha Gioan Baotixita Rôsi đã lưu tâm đặc biệt đến những người yếu bệnh. Ngài năng lui tới các bệnh viện ở Rôma. (Ngài là vị khách hay đến các bệnh viện ở Rôma nhất.) Đặc biệt cha Rôsi thích trải qua hàng giờ ở “nhà nghỉ thánh Gal” với những người nghèo khổ. Đây là nơi trú ngụ cho những người nghèo và những người vô gia cư. Thế nhưng cha Rôsi thích để tâm tới những người nghèo mà không ai chăm lo cho tinh thần của họ. Cha nhận thấy những người này mang chiên cừu và gia súc đến bán nơi hội chợ Rôma. Họ có đời sống thật nặng nề chừng nào! Cha Rôsi tiến đến giữa họ rồi ngừng lại nói chuyện với họ. Khi có thể, cha chỉ dạy họ đức tin và ban bí tích Hòa giải cho họ. Sứ vụ linh mục của cha Rôsi đã tạo được một thành quả lớn trong đời sống của họ.

Vị linh mục cũng có tấm lòng thương cảm sâu xa đối với các chị em vô gia cư. Ngày đêm họ lang thang qua các đường phố chầu chực xin ăn. Vấn đề này rất nguy hiểm và đáng thương thay! Đức thánh cha đã trao cho cha Rôsi tiền bạc để thiết lập một chỗ cư trú cho các chị em vô gia cư này. Khu nhà được xây cất ngay bên nhà nghỉ thánh Gal. Cha Rôsi đặt ngôi nhà dưới sự bảo trợ của thánh Luy Gonzaga, một trong các vị thánh mà ngài yêu thích. Lễ kính thánh Luy Gonzaga được mừng vào ngày 21 tháng Sáu. Cha Rôsi rất nổi tiếng về lòng khoan dung và dịu dàng trong việc ban bí tích Hòa giải. Giáo dân xếp thành các hàng dài gần tòa giải tội của cha và nhẫn nại chờ đến lượt mình. Lần kia, cha Rôsi tâm sự với một người bạn: “Đối với một linh mục, phương thế hữu hiệu nhất để lên thiên đàng là giúp đỡ giáo dân qua bí tích Hòa giải.” Đức thánh cha Bênêđictô XIV cũng trao cho cha Rôsi một công việc lý thú nữa là giảng dạy các khóa học về tinh thần cho những người cai tù và những viên chức nhà nước.

Cha Gioan Baotixita Rôsi bị chứng đột quỵ năm 1763. Sức khỏe của cha chẳng sao hồi phục lại được. Cha Gioan Baotixita Rôsi vẫn có thể cử hành thánh lễ nhưng rất đau đớn. Vị linh mục phi thường này qua đời lúc được sáu mươi sáu tuổi. Đó là ngày 23 tháng Năm năm 1764. Đến năm 1881, đức thánh cha Lêô XIII tôn phong cha Gioan Baotixita Rôsi lên bậc hiển thánh.

Chúng ta có thể học được nơi đời sống của thánh Gioan Baotixita Rôsi lòng biết ơn đối với các linh mục. Chúng ta cũng có thể cầu nguyện với vị thánh này và xin ngài an ủi các linh mục vì những điều thiện hảo mà các ngài trao ban.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 10 months ago #62695


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 22 Tháng 5:
THÁNH RITA CASCIA

StRitaOfCascia_0522.jpg


Thánh nữ Rita Cascia sinh năm 1381 trong một ngôi làng nhỏ bên nước Ý. Song thân của thánh nữ dù đã cao niên nhưng vẫn chưa sinh được mụn con nào. Họ nài xin Thiên Chúa ban cho một người con và Thiên Chúa đã nhận lời. Song thân dưỡng dục Rita hết sức chu đáo. Khi lên mười lăm tuổi, Rita Cascia muốn đi tu nhưng song thân lại quyết rằng ngài phải lập gia đình. Người đàn ông mà họ chọn cho Rita có một tính tình dễ nóng giận. Tuy vậy, suốt mười tám năm trời, người vợ đã kiên nhẫn đón nhận lấy tất cả mọi hành động xúc phạm của chồng. Sau cùng, những lời nguyện cầu, sự dịu dàng và đức hạnh của Rita Cascia đã biến đổi con tim người chồng. Ông xin lỗi Rita vì cách thức ông đã đối xử bấy lâu nay; và ông đã hoán cải trở về với Thiên Chúa.

Niềm vui sướng hạnh phúc của Rita Cascia qua sự cải tà quy chính của người chồng chưa kéo dài được bao lâu thì một ngày kia, ông bị ám sát. Rita Cascia xúc động và tan nát cõi lòng. Nhưng thánh nữ đã tha thứ cho những kẻ giết chồng ngài và cố gắng thuyết phục hai con trai mình cũng tha thứ cho họ.

Tuy vậy, Rita Cascia nhận thấy các con quyết định trả thù cho cái chết của người cha. Rita Cascia đã cầu xin cho các con thà chết còn hơn là phạm tội sát nhân. Rồi trong vòng vài tháng, cả hai người con đều ngã bệnh trầm trọng. Thánh nữ Rita đã âu yếm chăm sóc chúng. Suốt thời gian chúng chịu bệnh, thánh nữ đã thuyết phục chúng hãy tha thứ và ngài cũng tin là Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng. Hai người con bằng lòng và cả hai đã qua đời trong an bình.

Giờ đây, người chồng và các con của Rita đã chết. Chỉ còn lại một mình thánh nữ trên cõi đời này! Rita đã ba lần cố gắng xin vào một tu viện ở thành Cascia. Nhưng luật dòng không cho phép một phụ nữ đã có chồng được gia nhập hội dòng ngay cả khi người chồng đã qua đời. Tuy nhiên, Rita Cascia nhẫn nại chờ đợi và không tuyệt vọng. Cuối cùng, các nữ tu đã ban một phép ngoại lệ và đã nhận Rita Cascia vào dòng. Trong chốn viện tu, Rita Cascia nổi bật về hai nhân đức vâng lời và bác ái. Thánh nữ có lòng sùng kính rất đặc biệt đối với Chúa Giêsu Tử Nạn. Một lần kia, trong lúc cầu nguyện, Rita Cascia xin Đức Chúa Giêsu cho mình được chia sẻ một chút đau đớn của Chúa. Lập tức, một chiếc gai nhọn từ vòng gai của Chúa Giêsu nảy ra đâm xuyên qua vầng trán của Rita và gây cho ngài một nỗi đau không bao giờ lành. Thật vậy, sự việc trở nên tồi tệ vì đem lại một dấu vết làm cho thánh nữ Rita Cascia phải xa tránh mọi người. Nhưng thánh nữ cảm thấy rất hạnh phúc vì được chịu đau khổ để bày tỏ lòng yêu mến của mình đối với Đức Chúa Giêsu.

Thánh nữ Rita Cascia qua đời ngày 22 tháng Năm năm 1457, hưởng thọ bảy mươi sáu tuổi. Như thánh nữ Giuđê, thánh nữ Rita Cascia thường được người ta gọi là “vị thánh không thể.”

Có thể chúng ta biết được có một ai đó hiện đang sống xa lìa Thiên Chúa. Chúng ta hãy nài xin thánh nữ Rita Cascia giúp người ấy. Chúng ta cũng hãy nài xin thánh nữ Rita Cascia giúp chúng ta biết cách cầu nguyện cho người ấy.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012