Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62692


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 21 Tháng 5:
THÁNH CRISTÓBAL MAGALLANES LINH MUC và CÁC BẠN TỬ ĐẠO

StCristobalMagallanesAndFriends_0521.jpg


Cũng như chân phước Miguel Agustín Pro, Dòng Tên, thánh Cristóbal và 24 anh em tử đạo sống trong chế độ chống Công giáo tại Mexico, họ muốn làm suy yếu niềm tin Công giáo của dân chúng. Các nhà thờ, các chủng viện và các trường học đều bị đóng cửa; các giáo sĩ ngoại quốc đều bị trục xuất. Thánh Cristóbal mở một chủng viện bí mật (clandestine seminary) tại Totatiche, Jalisco. Ngài và các linh mục khác phải hoạt động Công giáo bí mật trong thời nhà cầm quyền Plutarco Calles (1924-28).

Tất cả các vị tử đạo này có 3 vị là linh mục triều. David, Manuel và Salvador là giáo dân chết cùng linh mục xứ là Luis Batis. Các vị tử đạo này thuộc phong trào Cristero, cam kết trung thành với Chúa Kitô và Giáo hội để rao truyền Tin Mừng – dù các nhà lãnh đạo Mexico coi là trọng tội đối với người lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy hoặc cử hành thánh lễ.

Các vị tử đạo này không chết chung một nhóm mà ở 8 nơi khác nhau tại Mexico, ở Jalisco và Zacatecas là nhiều nhất. Các vị tử đạo này được phong chân phước năm 1992 và được phong thánh năm 2000.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62687


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 20 Tháng 5:
THÁNH BÊNAĐINÔ SIÊNA

STBernardinoSiena_0520.jpg


Thánh Bênađinô Siêna sinh năm 1380 tại một thị trấn gần thành phố Siêna, nước Ý. Ngài là con trai của một nhà chức sắc người Ý. Song thân Bênađinô qua đời khi ngài mới lên bảy. Những người bà con của Bênađinô quý mến ngài như con ruột của họ. Họ cũng cho Bênađinô ăn học đến nơi đến chốn. Bênađinô trưởng thành với dáng vẻ một cậu trai cao to đĩnh đạc. Bênađinô có tính pha trò nên các bạn bè của Bênađinô thích được ở bên ngài. Tuy nhiên, họ biết rằng không nên nói bất cứ lời thô tục nào khi có sự hiện diện của Bênađinô, vì ngài sẽ không khoan thứ cho điều ấy. Hai lần khi một gã thanh niên kia dụ dỗ Bênađinô phạm tội, cả hai lần Bênađinô đã tặng cho hắn một quả đấm và đuổi hắn đi.

Thánh Bênađinô Siêna có một tình yêu đặc biệt nồng nàn đối với Đức Trinh Nữ Maria. Chính Đức Mẹ là Đấng gìn giữ tâm hồn ngài trong sạch. Ngay khi còn ở tuổi niên thiếu, thánh Bênađinô Siêna đã đơn sơ cầu nguyện với Đức Mẹ y như một con trẻ thưa truyện với mẹ nó vậy.

Bênađinô Siêna có tâm hồn nhạy cảm. Ngài rất thương mến những người nghèo khổ. Lần kia, người cô của Bênađinô Siêna không còn thức ăn cho thêm một người hành khất nữa, cậu bé liền la lớn tiếng: “Thà con chịu bỏ đói còn hơn là để cho người đàn ông đáng thương ấy phải ra đi mà chẳng được chút gì!” Năm 1400, khi cơn dịch tả tấn công thành phố, thánh Bênađinô và các đồng bạn của ngài đã tình nguyện tới giúp bệnh viện. Họ ngày đêm săn sóc những người đau yếu và hấp hối suốt sáu tuần lễ cho tới khi cơn dịch chấm dứt.

Khi lên hai mươi hai tuổi, Bênađinô Siêna gia nhập dòng thánh Phanxicô khó khăn. Rồi Bênađinô Siêna làm linh mục. Sau nhiều năm phục vụ, thánh nhân được chỉ định tới các thị trấn và thành phố rao giảng. Thánh Bênađinô Siêna đã nhắc nhớ cho mọi người về lòng yêu thương của Đức Chúa Giêsu. Trong những ngày ấy, các thói xấu làm suy vi tinh thần đạo đức của cả người già lẫn con trẻ. “Làm sao con có thể tự mình cứu lấy những người này?” trong lời kinh, Bênađinô Siêna đã hỏi Thiên Chúa. “Con có thể dùng thứ vũ khí nào để chống lại ma quỷ?” và Thiên Chúa trả lời: “Thánh Danh Ta đủ cho con!” Vì thế, Bênađinô Siêna đã rao giảng lòng tôn sùng Thánh Danh Chúa Giêsu. Ngài sử dụng Thánh Danh này rất nhiều lần trong mỗi bài giảng. Thánh nhân xin người ta in Thánh Danh Chúa Giêsu và dán trên các cổng ra vào của thành phố, trên khắp các cánh cửa... Nhờ việc tôn sùng Thánh Danh Chúa Giêsu và lòng sùng kính Mẹ Maria, Bênađinô Siêna đã đem hàng ngàn người trên khắp nước Ý trở về với Giáo hội.

Thánh Bênađinô Siêna đã trải qua bốn mươi hai năm trong đời tu dòng Phanxicô. Thánh nhân qua đời ngày 20 tháng Năm năm 1444 tại Aquila, nước Ý, hưởng thọ sáu mươi tư tuổi. Chỉ sáu năm sau, năm 1450, Bênađinô Siêna được đức thánh cha Nicôla V tôn phong hiển thánh.

Thánh Bênađinô Siêna đã thực sự quan tâm đến mọi người. Thánh nhân đã dùng tất cả nghị lực và niềm vui của mình để phục vụ Đức Chúa Giêsu và làm cho người ta yêu mến Thánh Danh Chúa. Chúng ta cũng hãy năng cầu xin “Thánh Danh Chúa Giêsu.”


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62682


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 19 Tháng 5:
THÁNH GIÁO HOÀNG CELESTINÔ V

StCelestineV_0519.jpg


Phêrô Môrôn là con thứ mười một trong gia đình có mười hai người con. Ngài được sinh khoảng năm 1210 ở Isênia, nước Ý. Thân phụ của Phêrô qua đời khi ngài còn rất nhỏ. Tuy gia cảnh nghèo khó nhưng thân mẫu của Phêrô vẫn cố gắng nuôi dạy các con với một tình yêu thương đặc biệt. Bà cho Phêrô đi học bởi vì cậu hứa là quyết chăm chỉ học hành. Lần kia bà hỏi các con như thường lệ: “Ai trong các con sẽ làm thánh?” Cậu nhỏ Phêrô, người sẽ là giáo hoàng Celestinô V sau này, trả lời với tất cả tấm lòng của mình: “Mẹ ơi! Chính con, con sẽ làm thánh!” Và Phêrô Môrôn đã là thánh! Nhưng thật không dễ dàng chút nào!?

Lúc hai mươi tuổi, Phêrô Môrôn trở thành một ẩn sĩ. Ngài đã trải qua những chuỗi ngày cầu nguyện, đọc Kinh Thánh và làm việc. Các vị ẩn sĩ khác vẫn đến xin Phêrô Môrôn hướng dẫn. Sau cùng, Phêrô Môrôn thiết lập một dòng tu mới.

Khi tám mươi tư tuổi, Phêrô Môrôn được chọn làm giáo hoàng. Nhưng sự việc xảy ra thật lạ thường. Suốt hai năm trời, tòa thánh Vatican trống ngôi giáo hoàng. Lý do là vì các hồng y không đồng ý chọn ai cả. Phêrô Môrôn gởi cho các vị một bức tâm thư. Ngài khuyên các vị hãy quyết định nhanh chóng vì Thiên Chúa không hài lòng với việc trì hoãn lâu dài như vậy. Các hồng y đã thực hiện như lời vị tu sĩ nói. Ngay lúc ấy, họ chọn ẩn sĩ Phêrô Môrôn làm giáo hoàng! Vị tu sĩ khó nghèo đã rơi lệ khi nghe biết tin này. Phêrô Môrôn buồn bã chấp nhận và lấy tên hiệu là Celestinô V.

Thánh Celestinô V làm giáo hoàng chỉ được khoảng năm tháng. Vì quá khiêm tốn đơn sơ nên người ta đã lợi dụng ngài. Celestinô V không thể nói “không” với bất cứ ai. Chẳng bao lâu đã có sự lộn xộn đáng lo ngại. Đức thánh cha Celestinô V cảm thấy bị ràng buộc bởi mọi khó khăn trắc trở. Ngài quyết định chọn một việc tốt nhất mà ngài có thể làm được cho Giáo hội là xin từ chức. Và Celestinô V đã thực hiện. Thánh nhân xin mọi người tha thứ vì đã không cai quản Giáo hội cách chu đáo như lòng mong ước.

Thánh Celestinô V chỉ muốn sống an bình tại một trong các tu viện của ngài. Nhưng đức tân giáo hoàng Bôniphaxiô VIII nghĩ rằng để ngài sống ẩn mình trong căn phòng nhỏ của một lâu đài Rôma thì an toàn hơn. Thánh Celestinô V đã sống mười tháng cuối cùng của đời ngài trong một căn phòng đơn sơ giản dị. Nhưng thánh nhân đã rất vui. Ngài tự nhắc đi nhắc lại với mình rằng: “Hỡi Phêrô, anh chỉ mong muốn sống trong một căn phòng nhỏ bé... Giờ này anh đã được mãn nguyện rồi đó!” Celestinô V qua đời ngày 19 tháng Năm năm 1296. Đến năm 1313, Celestinô V được đức thánh cha Clêmentê VI tôn phong hiển thánh.

Thánh Celestinô V là một tu sĩ đặc biệt. Cách thức thánh nhân sẵn lòng giơ tay đón nhận lấy đau khổ khi làm giáo hoàng chứng tỏ rằng ngài thực sự thánh thiện. Thánh Celestinô V chỉ cho chúng ta biết rằng khi chúng ta đã hết sức cố gắng làm một việc gì đó, chúng ta hãy phó dâng kết quả cho Thiên Chúa và hãy cứ an tâm.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62678


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 18 Tháng 5:
THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN I

StJohnI_0518.jpg


Thánh Gioan I là linh mục của Rôma. Năm 523, thánh nhân làm giáo hoàng tiếp sau đức thánh giáo hoàng Hormisđa. Lúc ấy, nhà cầm quyền nước Ý là Thêôđôric, thuộc gốc người Gôtíc, theo bè rối Ariô. (Những người theo bè rối Ariô không tin nhận Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa.) Khởi đầu triều đại của mình, Thêôđôric đã để cho các tín hữu Công giáo được tự do. Tuy nhiên về sau, ông thay đổi ý định và trở nên kiêu căng nghi ngờ hết mọi người. Ông mường tượng ra có một âm mưu nào đó đang chống đối ông. Ít lâu sau, ông lại tin rằng tất cả mọi người đang chuẩn bị lật đổ ngai vàng và quyền cai trị của ông. Nhưng có một người chắc chắn không muốn điều đó là đức thánh cha.

Thêôđôric cố gắng làm cho đức thánh cha Gioan I can dự vào những vấn đề chính trị của ông. Ông đang có chuyện bực tức với hoàng đế Justinô I thành Constantinốp. Người ta đồn đại rằng Justinô I đang khó chịu với những người theo bè rối Ariô ở Đông phương. Thêôđôric cho người đại diện đến thương lượng với Justinô I. Đứng đầu đoàn đại biểu là giáo hoàng Gioan I. Hoàng đế Justinô I vui sướng tiếp đón đức thánh cha và những người đồng hành với ngài. Justinô I rất sẵn lòng thay đổi chính sách hà khắc của ông. Tuy sứ vụ của đức thánh cha Gioan I được hoàn thành hết sức tốt đẹp nhưng hoàng đế Thêôđôric vẫn không hài lòng. Ông tưởng đức thánh cha Gioan I và Justinô I hợp nhau chống lại ông. Rồi, đức thánh cha trở về Rôma và phải rời xa Ravenna, thủ phủ của Thêôđôric. Sau đó, đức thánh cha Gioan I đã bị các vệ sĩ của Thêôđôric bắt cóc và bỏ tù. Thánh nhân đã qua đời vì khát và đói ở đó năm 526.

Có bao giờ chúng ta nhận thấy mình nghĩ tưởng những điều xấu xa cho tha nhân không? Đó là lúc chúng ta cần cầu xin với thánh giáo hoàng Gioan I. Thánh nhân sẽ giúp chúng ta tránh được lỗi lầm khủng khiếp là thói để cho những tư tưởng ghen tị và sai lầm điều khiển các hành động của chúng ta. Thánh giáo hoàng Gioan I sẽ hướng dẫn chúng ta biết cách trở nên những Kitô hữu can trường và quả cảm như ngài.

“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62673


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 17 Tháng 5:
THÁNH PASCAL BAYLON

StPascalBaylon_0517.jpg


Pascal Baylon là vị thánh người Tây Ban Nha, sinh năm 1540. Ngài phải chăn giữ đàn chiên từ khi lên bảy tuổi. Tuy Pascal Baylon chẳng có cơ hội để đi học nhưng ngài đã tự học đọc và học viết. Pascal Baylon làm việc này phần lớn là do sự giúp đỡ của những người ngài gặp gỡ. Thánh Pascal Baylon đã gắng sức rèn luyện để có thể đọc được các sách đạo đức. Ngài thường thầm thĩ cầu nguyện suốt ngày khi chăn giữ đàn chiên.

Khi lên hai mươi bốn tuổi, anh chàng giữ chiên này trở thành thầy dòng Phanxicô. Các bạn cùng chí hướng với Pascal Baylon rất quý mến ngài. Pascal Baylon có tấm lòng quảng đại rộng mở và dễ tính. Mọi người trong cộng đoàn đều nhận thấy Pascal Baylon thường làm những công việc khó khăn và vất vả nhất. Thậm chí ngài thực hành việc đền tội nghiêm ngặt hơn cả luật dòng đòi buộc. Tuy nhiên, Pascal rất sung sướng hạnh phúc. Khi còn là cậu bé chăn chiên, Pascal đã ao ước được ở trong nhà thờ cầu nguyện với Đức Chúa Giêsu nhưng không được. Giờ đây, Pascal đã có thể. Ngài yêu thích được làm bạn với Đức Chúa Giêsu đang ẩn thân trong phép Thánh Thể. Pascal Baylon cũng được vinh dự làm người giúp lễ. Hai mối tình đặc biệt của thánh Pascal Baylon là Chúa Giêsu Thánh Thể và Đức Mẹ Maria. Thánh nhân đọc kinh Mân Côi hằng ngày với lòng yêu mến sâu xa. Ngài cũng viết những lời nguyện sốt sắng dâng kính Mẹ thiên đàng.

Với những mẩu giấy vụn, thánh Pascal Baylon đã tự mình làm thành một quyển sổ tay nhỏ. Trong đó, thánh nhân viết một số lời nguyện và những tư tưởng hay. Sau khi Pascal Baylon qua đời, bề trên của ngài đã trình cuốn sổ nhỏ lên đức tổng giám mục địa phương. Đức tổng đã đọc và nói rằng: “Thật các tâm hồn đơn sơ dốt nát này đã cướp nước trời từ tay chúng ta!”

Pascal Baylon về trời năm 1592, hưởng thọ năm mươi hai tuổi. Đến năm 1690, đức thánh cha Alêxanđơ VIII đã tôn phong Pascal Baylon lên bậc hiển thánh.

Phải làm điều gì để trở nên một vị thánh? Pascal Baylon đã sống ơn gọi tu trì của mình cách hoàn hảo hết sức có thể. Ngài có được nghị lực để thực hiện việc này là nhờ lòng trung thành tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể và yêu mến Đức Mẹ Maria. Chúng ta hãy nài xin thánh Pascal Baylon giúp chúng ta sống thân mật với Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Maria hơn.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62669


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 16 Tháng 5:
THÁNH MARGARET CORTONA (1247 - 1297)

StMargaretCortona_0516.jpg


Margaret sinh năm 1247, con một nông gia nghèo, thành Laviano miền Tuscany nước Italia. Người ta kể rằng: khi mẹ còn sống, bà dạy con lời cầu nguyện mà không bao giờ cô quên: “Lạy Chúa Giêsu, con xin Chúa ban ơn cứu rỗi cho những ai con cầu xin cho họ.”

Mẹ cô chết khi cô lên 7, Chúa cho cô khuôn mặt rất xinh. Hai năm sau, cha cô lấy vợ. Mẹ ghẻ là người khó tính và ghét cô, coi cô như đồ ăn hại. Cô sống cơ cực như thế trong 10 năm.

Theo lời cha giải tội của cô, với tính tự nhiên ở tuổi đó, cô thèm khát được yêu và được tự do. Một chàng thanh niên con nhà giầu đã đến đúng lúc, rủ rê cô với những tặng vật. Lên 17 tuổi, cô bỏ nhà đi sống với một thanh niên giầu có này tại Montepulciano, 2 người có một con trai với nhau. Cô sống trong tình trạng không hôn thú như thế mất 9 năm.

Năm 1274, một hôm chàng đi thăm ruộng nương của mình, và đã bị ám sát, người ta vùi xác chàng dưới những tầu lá. Con chó đi theo chủ chạy về nhà cắn áo nàng kéo đi theo nó, vào rừng gặp chủ. Sau khi gặp xác chàng bắt đầu chương lên, mùi thối bay lan, Margaret được ơn Chúa, nhận ra dấu hiệu từ Trời nhắc nhớ nàng trở về sám hối. Margaret liền quay về nhà, trả lại nhà cửa của cải cho bên nhà chồng, rồi bế con đi về nhà cha. Nhưng độc ác thay, cha cô và mẹ ghẻ không cho mẹ con nàng ở lại nhà, lại còn hất hủi đuổi đi không thương xót.

Margaret bế con đi lang thang mãi tới thành Cortona. Túng kế, nàng tìm vào các cha Dòng Phanxicô xin giúp đỡ. Các ngài nhờ 2 bà hảo tâm cho mẹ con nàng trú tạm trong nhà họ.

Để kiếm bánh ăn, ban đầu Margaret đi ăn mày, rồi giữ trẻ và giúp người già trong phố, về sau nàng tình nguyện đi giúp người nghèo, người bệnh, xin ăn cho họ.

Mới sinh một con, nhan sắc nàng càng mặn mà hơn, nên còn có những chàng thanh niên theo đuổi. Để chống trả chước cám dỗ, có lần nàng tính lấy dao rạch mặt mình ra cho xấu xí đi, nhưng cha giải tội khôn ngoan, cấm nàng không được hại mình như vậy.

Dưới sự hướng dẫn của linh mục Giunta, Margaret bắt đầu đời hãm mình đền tội khắc nghiệt, kéo dài qua 29 năm trời. Khi các cha Dòng thấy nàng thực tình sám hối đổi đời, các ngài nhận nàng vào dòng Ba Phanxicô, và gửi con trai nàng đi học. Về sau, cậu này nhập Dòng Phanxicô.

Margaret dùng nhiều giờ cầu nguyện và suy gẫm, sách truyện kể rằng, nàng sống đời “cầu nguyện lâu giờ và rất sốt sắng” để đi sâu vào sự kết hợp cùng Chúa Kitô. Nàng cũng tự ra cho mình kỉ luật và những hãm mình nghiêm khắc để đền tội.

Năm 1277 trong khi cầu nguyện, nàng nghe thấy lời Chúa phán: “Kẻ nghèo khó (poverelle) kia ơi, ngươi muốn gì?”

Nàng trả lời: “Con chẳng muốn gì, con chỉ muốn Chúa thôi, lạy Chúa Giêsu của con.”

Từ đó, nàng thường được kết hợp chặt chẽ với Chúa.

Năm 1286, nàng lập hội nghèo gọi là “Poverelle” cho những người đồng chí hướng. Nàng còn xây nhà thương trong thành Cortona, tổ chức dòng 3 huynh đệ Phanxicô để thăm viếng người tù. Khuyên bảo tội nhân chống lại những thói xấu. Cổ động lòng sùng kính Phép Thánh Thể và Sự Thương khó Chúa.

Dầu bà giúp đỡ cho những người túng thiếu, và người nghèo đến xin bà những lời khuyên tốt lành, nhưng bà không tránh được những lời “hành tỏi” tai tiếng trong suốt đời về chuyện hoang đàng trong quá khứ.

Năm 1288, Bà nghỉ ngơi để hoàn toàn sống trong chiêm niệm. Bà sống một mình trong 9 năm yên tĩnh cho tới ngày chết (1297). Bà cũng được ơn ngất trí, nhận những loan báo từ trời cao, và nói trước về ngày mình qua đời.

Về việc hãm mình, cha giải tội của bà viết: “Khi trở về với cha, bà sấp mình dưới chân cha, khóc lóc ròng rã, xin ơn tha thứ... Bà khóc lóc nhiều đêm ngày, và để sửa lỗi lầm đã phạm như một tội ác, bà lấy thừng cuốn quanh cổ, đến nhà thờ xứ Alviano xin mọi người tha thứ. Sau khi sửa chữa tội lỗi tại Cortona, bà vui lòng làm việc đền tội nặng nề nhất như cha giải tội cho phép. Bà ăn năn trở lại lúc được 25 tuổi đời. Bà bị cám dỗ dữ dằn đủ loại, nhưng bà đã can đảm lướt thắng, và sau 3 năm chiến đấu, bà được nhận vào làm hội viên dòng Ba Phanxicô tại Cortona. Những sữ khổ hạnh bên ngoài và đủ thứ cực hình làm cho thân xác bà không còn như trước. Và sau cùng, bị tình yêu Chúa thiêu đốt, bà đã qua đời”.

Chúa đã đưa bà ra khỏi thế gian ngày 22 tháng 2 năm 1297 tại thành Cortona, sau 29 năm đền tội, lúc Bà lên 50 tuổi. Xác Bà được táng trong đền thánh thành Cortona, vẫn còn nguyên vẹn tới nay, cho người ta kính viếng.

Sau khi bà chết, bà đã cho nhiều phép lạ xác, hồn, dân chúng coi bà như thánh, dân thành Cortona góp tiền xây thánh đường kính Bà. Họa sĩ vẽ ảnh bà với hình con chó cắn áo để nhớ lại lúc bà được ơn trở lại cùng Chúa.

Mãi tới năm 1782, tức 421 năm sau, Đức giáo hoàng Benedicto 13 mới phong thánh cho Bà. Bà được coi là bổn mạng (Patronage) của 16 loại người: Những người thường bị cám dỗ về đức sạch sẽ, những người bị tội oan, những người mồ côi cha mẹ, người bệnh tâm trí, điên loạn, đĩ điếm, goá chồng, người sám hối...



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62665


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 15 Tháng 5:
Thánh Isidore (1070 - 1130)

StIsidoreTheFarmer_0515.jpg


Thánh Isidore là quan thầy của các nông dân và làng quê. Ðặc biệt, ngài là quan thầy của Madrid, Tây Ban Nha, và của Hội Nghị Ðời Sống Công Giáo Thôn Quê Hoa Kỳ.

Khi lớn tuổi, ngài làm công cho gia đình ông Gioan de Vergas, một địa chủ giầu có ở Madrid, và trung thành làm việc cho đến mãn đời. Isidore kết hôn với một thiếu nữ đạo đức và chính trực mà sau này bà được tuyên xưng là thánh Maria de la Cabeza. Hai người có được một con trai nhưng chẳng may cậu chết sớm. Cả hai ông bà tin rằng ý Chúa không muốn hai người có con, do đó họ quyết định sống khiết tịnh cho đến suốt đời.

Isidore là người đạo đức thâm trầm bẩm sinh. Ngài thức dậy từ sáng sớm để đi lễ và dành thời giờ trong những dịp lễ lớn để đi viếng các nhà thờ ở Madrid và vùng phụ cận. Trong khi làm việc, ngài luôn chuyện trò với Thiên Chúa. Khi bị các đồng nghiệp cho rằng ngài trốn tránh nhiệm vụ qua việc tham dự Thánh Lễ hằng ngày, lấy nhiều thời giờ để cầu nguyện, v.v., Isidore trả lời rằng ngài không còn lựa chọn nào khác hơn là tuân theo Ông Chủ tối cao. Truyền thuyết kể rằng, một sáng kia khi ông chủ đến cánh đồng để bắt quả tang Isidore trốn việc đi nhà thờ, ông thấy các thiên thần đang cầy cấy nơi khu ruộng của Isidore.

Isidore còn nổi tiếng là thương người nghèo và cũng thường để ý đến việc chăm sóc loài vật.

Isidore từ trần ngày 15 tháng 5 năm 1130, và được phong thánh năm 1622, cùng với các Thánh I-nhã, Phanxicô Xaviê, Têrêsa và Philip Nêri.

Lời Bàn: Chúng ta có thể tìm thấy nhiều sự ứng dụng nơi vị lao công thánh thiện này: Công việc lao động có phẩm giá; sự thánh thiện không bắt nguồn từ địa vị xã hội; sự chiêm niệm không lệ thuộc vào học thức; đời sống thanh bạch là con đường dẫn đến sự thánh thiện và hạnh phúc.

“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62651


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 14 Tháng 5:
THÁNH MATTHIAS TÔNG ĐỒ

StMatthias_0514.jpg


Thân thế: Chúng ta chỉ được biết chút ít về thánh Matthias qua sách Tông Đồ Công vụ, trong bài diễn văn của thánh Phêrô vị thủ lãnh Giáo hội tiên khởi về việc tuyển chọn bổ xung người vào số 12 Tông Đồ Đoàn thay cho Giuda Iscario phản bội. Thánh Luca thuật lại:

(Công vụ Tông đồ 1:15-26) “Trong những ngày ấy, ông Phêrô đứng lên giữa các anh em có khoảng 120 người đang họp mặt — Ông nói: Thưa anh em, lời Kinh Thánh phải ứng nghiệm, lời mà Thánh Thần đã dùng miệng vua Đavít để nói trước về Giuđa, kẻ đã trở thành tên dẫn đường cho những người bắt Đức Giêsu. Y đã là một người trong số chúng tôi và được tham dự vào công việc phục vụ của chúng tôi. Vậy, con người ấy đã dùng tiền công của tội ác mà tậu một thửa đất; y đã ngã lộn đầu xuống, vỡ bụng, lòi cả ruột gan ra. Điều đó, mọi người ở Giêrusalem đều biết, khiến họ đặt tên cho thửa đất ấy là Khakenđơma, theo tiếng của họ nghĩa là Đất Máu.

Thật thế, trong sách Thánh Vịnh có chép rằng:

Ước gì lều trại nó phải tan hoang, không còn ai trú ngụ.
và ước gì người khác nhận lấy chức vụ của nó.


Vậy trong số những anh em đã cùng chúng tôi theo Chúa Giêsu suốt thời gian Người sống giữa chúng ta, kể từ khi Người được ông Gioan làm phép rửa cho đến ngày Người lìa bỏ chúng ta và được rước lên trời, phải có một người trở thành chứng nhân cùng với chúng tôi để làm chứng Người đã phục sinh.”

Họ đề cử hai người: Ông Giuse, cũng gọi là Giúttô, và ông Matthias. Họ cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, chính Chúa thấu suốt lòng mọi người, xin chỉ cho thấy Chúa chọn ai trong hai người này để nhận chỗ trong sứ vụ Tông Đồ, chỗ mà Giuđa đã bỏ để đi về chỗ dành cho y.”

Họ rút thăm, và ông Matthias trúng thăm: Ông được kể thêm vào số mười một Tông Đồ.

Gương sáng: Matthias vui mừng chấp nhận sứ mệnh và đã hăng say trong sứ mạng Chúa đã trao phó. Người đã đi rao giảng Tin Mừng tại xứ Judea, Capadocia và vùng cận biển hồ Caspian. Người đã chịu chết trên cây Thập Giá vì danh Chúa Kitô.

Lời Bàn: Ðức Clêmentê ở Alexandria nói rằng Thánh Matthias, cũng như tất cả các tông đồ khác, được Ðức Kitô chọn không phải vì họ tốt lành, nhưng vì Ðức Kitô đã thấy trước con người tương lai của họ. Các ngài được chọn không phải vì sự xứng đáng nhưng vì các ngài sẽ trở nên người xứng đáng. Ðức Kitô cũng chọn chúng ta giống như vậy. Thử nghĩ xem Ðức Kitô muốn bạn trở nên một người như thế nào?



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 6 years 11 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62647


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 13 Tháng 5:
LỄ ĐỨC MẸ FATIMA

OurLadyOfFatima_0513.jpg


Mỗi nơi Mẹ Maria hiện ra đều mang một dấu ấn và để lại ấn tượng kỳ diệu nơi mỗi người suốt thể kỷ này tới thế kỷ kia.Ngôn ngữ loài người không gì có thể diễn tả hết về người Mẹ. Danh xưng Mẹ vẫn là từ ngữ hợp với tâm tình của con người nhất. Nói đến Mẹ, tự nhiên con người ai cũng cảm thấy như có một cái gì đó dâng đầy con tim,tràn ngập tâm hồn con người. Hôm nay, mừng kính Đức Mẹ Fatima, mãi muôn đời nhân loại sẽ khôngbao giờ quên sứ điệp của Mẹ đã nói với Lucia, Jacinta và Phanxicô trên đồi Cova da Iria ngày 13 tháng 10 năm 1917.

BA TRẺ LUCIA, JACINTA VÀ PHANXICÔ

Ba trẻ Lucia, Jacinta và Phanxicô là ba bé chăn chiên thuộc gia đình nghèo làng quê Fatima, nước Bồ Đào Nha. Các trẻ em này thuộc giáo phận Leiria. Hàng ngày các em được gia đình, cha mẹ trao phó việc dẫn đoàn súc vật: chiên, cừu đi ăn cỏ ở các vùng đồi núi quanh đó. Các em thường có thói quen sau khi để bầy súc vật ăn cỏ, liền qùi gối trên bãi đất trống đọc kinh, lần chuỗi mân côi chung với nhau. Vào mùa hè năm 1917 lúc đó thế chiến thứ nhất đang tiếp diễn, ngày 13 tháng 5 năm 1917, khi các em đang sốt sắng đọc kinh, lần chuỗi mân côi lúc gần giữa trưa, một luồng chớp chói lòa làm các em bỡ ngỡ, kéo hoàn toàn sự chú ý của các em về những ngọn cây trên đồi Cova da Iria, một Vị sáng láng hiện ra, Thiếu Nữ ấy xin các em cầu nguyện cho những người tội lỗi ăn năn trở lại, chiến tranh sớm kết thúc Thiếu Nữ dặn các em hãy trở lại nơi này vào ngày 13 mỗi tháng. Theo lời Thiếu Nữ căn dặn, các em tới đó và được nhìn thấy Thiếu Nữ hai lần sau đó vào ngày 13 tháng 6 và ngày 13 tháng 7. Ngày 13 tháng 8, nhà cầm quyền địa phương ngăn cản các em không cho tới Cova da Iria, nhưng Thiếu Nữ đã hiện ra với các em vào ngày 19. Ngày 13 tháng 9, Thiếu Nữ xin các em lần hạt Mân Côi để cầu cho chiến tranh sớm kết liễu. Ngày 13 tháng 10, Thiếu Nữ hiện ra và xưng mình là Mẹ Rất Thánh Mân Côi. Mẹ mời gọi các em cầu nguyện và làm việc đền tạ. Lần này, một hiện tượng rất lạ đã xẩy ra làm rúng động mọi người: Chính quyền, dân chúng và các
nhà báo, hiện tượng này gọi là Mặt Trời múa hay thái dương như rơi khỏi bầu trời và lao xuống đất. Ngày 13 tháng 10 năm 1930, sau nhiều năm điều tra, xác minh và cầu nguyện, tìm hiểu, Đức Giám Mục Leira đã công nhận chính thức việc Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ tại đồi Cova da Iria , Fatima, Bồ Đào Nha và cho phép tổ chức các việc đạo đức để cung kính Đức Maria Mân Côi nơi Mẹ đã hiện ra vào năm 1917.

SỨ ĐIỆP FATIMA, NƯỚC BỒ ĐÀO NHA

Chính phủ Bồ Đào Nha lúc đó coi đây là huyền thoại tôn giáo, một sự tuyên truyền dị đoạn, cần phải đánh đổ, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Sự thật sẽ giải phóng con người. Đức Mẹ đã hiện ra đúng như lời Mẹ loan báo trước và sự kiện thái dương như muốn rơi xuống đất, làm khiếp kinh hồn vía mọi người, đã minh chứng quyền năng của Thiên Chúa. Qua biến cố lạ lùng như thế, Mẹ Maria Rất Thánh Mân Côi kêu mời nhân loại hãy ăn năn sám hối. Sứ điệp của Fatima là hãy cầu nguyện cho các tội nhân, lần chuỗi Mân Côi và sám hối. Ngày 13 tháng 10 năm 1917, Đức Mẹ dậy: “Mẹ đến kêu nài các tín hữu hãy lần hạt Mân Côi. Mẹ mong ước nơi đây có một nguyện đường tôn kính Mẹ. Nếu người ta cải thiện đời sống thì chiến tranh sớm kết thúc.”

Đức Mẹ đã hiện ra với ba trẻ để qua các em, Mẹ nhắn nhủ nhân loại siêng năng cầu nguyện, năng lần chuỗi Mân Côi và thống hối ăn năn. Mẹ đã trao cho ba trẻ nhiều bí mật và căn dặn các em sống thánh để cầu nguyện cho những kẻ có tội và cứu vãn thế giới. Trải qua nhiều năm, Fatima đã thu hút biết bao khách hành hương đến tôn vinh Mẹ Rất Thánh Mân Côi. Các Đức Giáo Hoàng Piô XII, Phaolô VI và Gioan Phaolô II, đã đích thân tới Fatima để tôn vinh Mẹ, cử hành thánh lễ nơi Đức Mẹ hiện ra và dâng loài người cho Đức Trinh Nữ Maria.

BA TRẺ VỚI SỨ MẠNG MẸ TRAO PHÓ

Được chiêm ngưỡng Đức Mẹ hiện ra, ba trẻ Lucia, Jacinta, Phanxicô đã sống theo ý Chúa, tuân lời Đức Mẹ. Chúa có con đường của Ngài và Ngài dọn chỗ cho con người tùy lòng xót thương của Ngài. Phanxicô được nhìn thấy Đức Mẹ, nhưng không được nghe lời Đức Mẹ nói, đã qua đời ngày 04 tháng 4 năm 1919, Giacinta qua đời ngày 20 tháng 2 năm 1920. Chúa còn để Lucia sống trong tu viện kín ở Tuy cho đến ngày nay...Ba trẻ đã được hạnh phúc chiêm ngưỡng và nghe lời Đức Mẹ chỉ bảo, dậy dỗ. Với sứ điệp Fatima, Mẹ Maria Rất Thánh Mân Côi muốn nói lên một sự thật tuyệt vời: con người hư đi, thế giới đang dần xa Thiên Chúa, chỉ có thể được cứu vãn bằng những phương thế mà Mẹ dậy: “Cầu nguyện, lần chuỗi Mân Côi và Sám hối ăn năn.”

Lạy Mẹ Fatima, xin giúp chúng con biết siêng năng CẦU NGUYỆN, LẦN HẠT MÂN CÔI và ĂN NĂN THỐNG HỐI.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62644


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 12 Tháng 5:
THÁNH NÊRÔ, AKILÊÔ VÀ PANCRASIÔ (Saints Nereus and Achilleus, First Century Martyrs)

StsNereusAndAchilleus_0512.jpg


Thánh Nêrô và thánh Akilêô là những binh sĩ Rôma qua đời khoảng năm 304. Có thể các ngài là những vệ sĩ của hoàng đế Rôma dưới thời vua Trajanô. Chúng ta không được biết nhiều chi tiết về các ngài. Thế nhưng những điều chúng ta biết được là do hai vị giáo hoàng Sirisiô và Đamasô sống vào thế kỷ thứ tư kể lại. Vào năm 398, đức giáo hoàng Sirisiô đã xây một ngôi thánh đường ở Rôma để tôn kính các ngài. Đức giáo hoàng Đamasô thì soạn một bài viết tóm tắt cuộc đời của hai vị tử đạo này. Ngài giải thích rằng Nêrô và Akilêô được ơn trở lại với đức tin Công giáo. Các ngài đã vĩnh viễn từ bỏ vũ khí lại đằng sau. Các ngài là những môn đệ đích thực của Đức Chúa Giêsu dù phải trả giá cả mạng sống mình. Nêrô và Akilêô bị đày ra đảo Têraxina và bị xử trảm tại đó. Vào thế kỷ thứ bốn, ngôi thánh đường thứ hai đã được xây cất tại một nơi khác trong thành Rôma để tôn kính hai vị tử đạo này.

Thánh Pancrasiô, một trẻ mồ côi mười bốn tuổi, cũng sống vào thời gian này. Ngài có lẽ cũng bị giết chết cùng ngày với hai vị thánh trên. Pancrasiô không phải là người bản xứ Rôma. Người cậu trông coi Pancrasiô đã đưa ngài tới đó. Pancrasiô được chịu phép Thanh tẩy và trở nên môn đệ của Đức Chúa Giêsu. Dù mới chỉ là một cậu bé, nhưng Pancrasiô cũng bị bắt giữ vì lý do là Kitô hữu. Pancrasiô nhất định không chịu chối bỏ đức tin của mình. Vì vậy, ngài đã bị kết án tử hình. Pancrasiô bị trảm quyết. Pancrasiô là vị thánh tử đạo rất được sùng mộ và kính phục trong thời Giáo hội sơ khai. Người ta ngưỡng mộ Pancrasiô vì tuy tuổi đời non trẻ nhưng đã rất can đảm và anh dũng. Vào năm 514, người ta xây cất một ngôi thánh đường lớn tại Rôma để tôn kính thánh Pancrasiô. Đến năm 596, một vị thừa sai danh tiếng, thánh Augustinô Cantơbơri, đến đem đức tin Công giáo cho đất nước Anh. Ở đó, thánh nhân đã lấy danh thánh Pancrasiô để đặt tên cho ngôi thánh đường đầu tiên của mình.

Các thánh tử đạo Rôma nhắc nhớ chúng ta ý nghĩa quan trọng của đức tin Công giáo. Mỗi người chúng ta hãy biết quý mến, đề cao cũng như thực hành đức tin này. Nếu muốn kiện toàn đức tin của mình, chúng ta hãy nài xin các thánh Nêrô, Akilêô và Pancrasiô giúp đỡ.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012