Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62638


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 11 Tháng 5:
THÁNH INHAXIÔ LACÔNI

StIgnatiusLaconi_0511.jpg


Thánh Inhaxiô là con trai của một gia đình nông dân nghèo khó miền Lacôni, nước Ý. Ngài cất tiếng khóc chào đời ngày 17 tháng Mười Hai năm 1701. Khi lên mười bảy tuổi, Inhaxiô bị bệnh rất nặng. Ngài hứa sẽ đi tu dòng Phanxicô nếu được khỏi bệnh. Nhưng khi lành bệnh, người cha lại thuyết phục Inhaxiô chờ đợi. Hai năm sau, Inhaxiô suýt bị tiêu đời bởi sự lồng lộn ngang bướng do con ngựa của ngài. Tuy nhiên, thình lình con ngựa đứng sựng lại và thong thả phi nước kiệu. Sau đó, Inhaxiô nhận ra rằng Thiên Chúa đã cứu chữa ngài; và ngay lập tức, Inhaxiô Lacôni đã quyết định theo đuổi ơn kêu gọi tu trì của ngài.

Thầy Inhaxiô Lacôni chẳng nắm giữ một địa vị quan trọng nào trong dòng Phanxicô. Suốt mười lăm năm trời, thầy làm việc trong xưởng dệt. Rồi trong bốn mươi năm tiếp theo, Inhaxiô Lacôni đã giúp việc cùng với một nhóm anh em đi từ nhà này sang nhà khác xin thức ăn và tiền bố thí để chu cấp cho các tu sĩ. Inhaxiô Lacôni thăm viếng các gia đình và tiếp nhận đồ biếu của họ. Nhưng chẳng bao lâu dân chúng đều biết là họ lại được nhận một món quà gởi trả lại. Thầy Inhaxiô Lacôni an ủi những người đau yếu và khích lệ những người sầu khổ. Thầy hòa giải các kẻ thù địch, làm cho những người tội lỗi trở về cùng Thiên Chúa và khuyên bảo những người gặp cảnh khó khăn. Tất cả mọi người đều mong mỏi sự viếng thăm của thầy.

Cũng có những ngày cơ khổ khác nữa! Lần kia, người ta đóng sầm cửa lại trước mặt Inhaxiô; và trong hầu hết các trường hợp như vậy, thời tiết trở nên xấu tệ. Thầy Inhaxiô Lacôni thường phải đi bộ hàng dặm nhưng vẫn luôn luôn trung thành với công việc của thầy. Lúc ấy, người ta quan sát thấy thầy Inhaxiô Lacôni hay bỏ qua một căn nhà. Chủ nhà là một người giàu có cho vay nặng lãi. Ông bắt những người nghèo phải trả lãi rất cao. Người đàn ông này cảm thấy tủi hổ vì Inhaxiô Lacôni chẳng bao giờ ghé thăm nhà ông để xin tiền bố thí. Ông phàn nàn với bề trên của thầy Inhaxiô. Vị bề trên không biết người cho vay nặng lãi này là ai nên đã sai Inhaxiô Lacôni tới nhà của ông. Thầy Inhaxiô Lacôni không nói lời nào nhưng đã vâng phục lệnh bề trên truyền. Inhaxiô Lacôni trở về kèm theo một giỏ thức ăn lớn. Lúc ấy, Thiên Chúa làm một phép lạ. Khi người ta trút thức ăn trong chiếc giỏ ra thì thấy máu me chảy ướt đẫm. “Đây là máu của những người nghèo,” Inhaxiô Lacôni đơn sơ giải thích. “Đó là lý do tại sao con không bao giờ xin bất cứ của gì nơi nhà người ấy!” Các tu sĩ bắt đầu cầu nguyện để người cho vay này được ơn ăn năn trở lại.

Thầy Inhaxiô Lacôni qua đời vào ngày 11 tháng 5 năm 1781, lúc được tám mươi tuổi. Đến năm 1951, Inhaxiô được đức thánh cha Piô XII tôn phong lên bậc hiển thánh.

Thầy Inhaxiô Lacôni là một tu sĩ Phanxicô hạnh phúc và trung thành. Thầy giúp chúng ta nhận biết rằng món quà quý nhất chúng ta có thể trao ban cho tha nhân chính là gương sáng của chúng ta.






“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62633


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 10 Tháng 5:
THÁNH DAMIEN Ở MOLOKAI (1840 - 1889)

StDamien_OnHisDeathbed_0510.jpg


Thánh Damien, tên thật là Giuse "de Veuster", sinh ở Bỉ ngày 3 tháng Giêng 1840, trong một gia đình mà cha là một nông dân cần cù và bà mẹ tận tụy dạy dỗ đức tin cho tám người con.

Ngay từ nhỏ, cậu Giuse mạnh khoẻ và tráng kiện, đã phải thôi học để giúp cha trong công việc đồng áng. Cậu chăm chỉ giúp đỡ gia đình trong nhiều năm, nhưng tâm hồn cậu vẫn ở một nơi nào đó. Vào lúc 19 tuổi, theo gương anh mình, Giuse gia nhập Tu Hội Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và lấy tên là Damien. Vì nhất quyết theo đuổi việc học và để hết tâm hồn trong đời sống tu trì, chẳng bao lâu Damien đã bù đắp được sự thiếu hụt trong việc giáo dục trước đây.

Vào năm 1863, Cha Pamphile, anh ruột của Thầy Damien, chuẩn bị đến quần đảo Hạ Uy Di trong công tác truyền giáo. Nhưng cha lâm bệnh nặng, và Thầy Damien tình nguyện thế chỗ. Sau năm tháng dòng dã trên biển, thầy đến hải cảng Honolulu. Trong vòng hai tháng tiếp đó, thầy được thụ phong linh mục và được bổ nhiệm phục vụ ở Ðại Ðảo của Hạ Uy Di. Sự phục vụ của Cha Damien được ghi nhận là hăng say và tính tình dễ dãi của ngài thu hút được nhiều người. Sau khoảng một thập niên, ngài tình nguyện đến Molokai để phục vụ các người bị mắc bệnh Hansen, thường gọi là bệnh cùi. Vào lúc Cha Damien đến đây, những người mắc bệnh cùi bị đầy ra đảo này đã hơn mười năm qua.

Cha Damien, lúc ấy 33 tuổi, đến Molokai vào tháng Năm 1873 với hành trang là cuốn sách kinh và một ít quần áo. Theo dự định ban đầu của tu hội, ngài chỉ ở đây một vài tháng rồi sau đó có các linh mục khác lần lượt ra thay thế. Nhưng sau khi đến đây được ít lâu, ngài đã viết thư xin cha bề trên cho phép ngài vĩnh viễn ở lại Molokai.

Có thể nói, ngài sống với người cùi -- ăn uống với họ, đụng chạm đến họ, chào đón họ. Cha Damien được giao cho trông coi một cộng đồng Công Giáo. Hàng ngày, cha như chìm đắm trong sự cầu nguyện, suy gẫm và đọc sách thiêng liêng, do đó ngài lôi cuốn được hàng trăm người trở lại đạo. Nhưng tâm hồn của cha vẫn ở với tất cả các nạn nhân của bệnh Hansen, dù Công Giáo hay không Công Giáo. Ngài chăm sóc người bệnh, mai táng kẻ chết, lắng nghe những tâm sự đau lòng. Ngài giúp cải tiến hệ thống dẫn nước cũng như nơi ăn ở của họ. Ngài trông coi việc xây cất một trường học, một cô nhi viện và tổ chức sinh hoạt thiếu nhi cũng như ca đoàn. Ngài là người đào huyệt cũng như chủ sự lễ an táng.

Người ta không rõ khi nào thì Cha Damien bị lây bệnh cùi, nhưng chắc chắn là một ngày trong năm 1884 khi ngài bị phỏng ở chân mà không thấy đau. Căn bệnh tấn công ngài như bất cứ người nào khác: từ từ, chân tay và mặt mũi ngài biến dạng, tai ngài sưng to và méo mó. Vào ngày 15 tháng Tư 1889, ngày thứ Hai Tuần Thánh, căn bệnh đã chấm dứt cuộc đời Cha Damien, khi mới 49 tuổi. Lúc ấy được 16 năm sau khi ngài đến Molokai, và 25 năm kể từ khi ngài đến Hạ Uy Di để bắt đầu công việc truyền giáo.

Trong những ngày cuối đời, Cha Damien được Mẹ Bề Trên Marianne Cope chăm sóc, là người đã hứa sẽ tiếp tục công việc mà cha đã khởi sự. Và sơ đã thể hiện điều đó trong 30 năm kế tiếp với sự cộng tác của các sơ trong tu hội.

Theo lời yêu cầu, ngài được chôn cất ở Kalaupapa, nhưng vào năm 1936, chính phủ Bỉ đã thành công trong việc đưa thi hài của ngài về Bỉ. Một phần thân thể của Cha Damien được đưa về Hạ Uy Di sau lễ phong chân phước năm 1995.

Khi Hạ Uy Di trở thành một tiểng bang của Hoa Kỳ, tiểu bang này đã chọn Cha Damien là một trong hai đại diện của quốc gia có tượng đặt trong Statuary Hall ở trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.

Lời Trích: Trong bài giảng lễ tuyên chân phước, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: "Sự thánh thiện không phải là sự tuyệt hảo theo tiêu chuẩn con người; sự thánh thiện cũng không dành riêng cho một ít người đặc biệt. Sự thánh thiện là cho mọi người; chính Chúa là người đưa chúng ta đến sự thánh thiện khi chúng ta sẵn sàng cộng tác trong công trình cứu độ thế giới vì sự vinh hiển của Thiên Chúa, bất kể tội lỗi của chúng ta hay tính khí bất thường của chúng ta."





“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62629


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 09 Tháng 5:
THÁNH CATARINA Ở BÔLÔNHA (1413-1463)

StCatherineDeBologne_0509.jpg


Một số các thánh dòng Phanxicô có đời sống nổi bật, nhưng Thánh Catarina lại đại diện cho các thánh phục vụ Thiên Chúa trong âm thầm.

Catarina, sinh ở Bologna, và năm mười một tuổi được chọn làm nữ tì cho cô con gái vị hầu tước ở Ferrara và nhờ đó cũng được ăn học tử tế. Khi người con gái này đi lấy chồng, cô cũng muốn Catarina đi theo hầu, nhưng Catarina đã từ giã triều đình và gia nhập dòng Ba Phanxicô khi mười bốn tuổi.

Catarina quyết định theo đuổi một đời sống tuyệt hảo, và sự thánh thiện của ngài được mọi người khâm phục. Sau đó, cộng đoàn của ngài trở nên một phần của Dòng Thánh Clara và ngài phục vụ với công việc làm bếp và giữ cửa. Trong một thời gian ngài thường được thị kiến Ðức Kitô cũng như Satan. Một trong những thị kiến xảy ra vào dịp Giáng Sinh, ngài được thấy Ðức Trinh Nữ Maria bế Hài Nhi Giêsu. Ngài viết lại các cảm nghiệm này trong cuốn “Manifestations” (Những Sự Khải Hiện) bằng tiếng Latinh. Ngài còn sáng tác các thánh vịnh, thánh ca và có hoa tay về viết chữ đẹp và hội họa.

Nhờ sự vận động của ngài với Ðức Giáo Hoàng Nicôla V, tu viện Dòng Thánh Clara ở Ferrara được thành lập và Sơ Catarina được chỉ định làm Bề Trên. Tiếng tăm về sự thánh thiện và đời sống khắc khổ của Cộng Ðoàn ngày càng lan rộng. Sau đó Sơ Catarina được chỉ định làm Bề Trên một tu viện mới ở Bologna.

Vào mùa Chay 1463, Sơ Catarina lâm bệnh nặng và từ trần ngày 9 tháng Ba, ngài được chôn cất mà không có quan tài. Nhưng mười tám ngày sau đó, thi thể của ngài được khai quật vì có những việc chữa lành nhờ lời cầu bầu của ngài và vì mùi thơm bốc lên từ ngôi mộ. Người ta tìm thấy thi thể của ngài không bị rữa nát và vẫn nguyên vẹn cho đến ngày nay, hiện được cất giữ ở nguyện đường tu viện Thánh Clara ở Bologna. Ngài được phong thánh năm 1712.

Lời Bàn: Mặc dù có cơ hội để sống một cuộc đời sung sướng trong triều đình, Thánh Catarina đã hăng hái đáp lời mời gọi của Thiên Chúa mà gia nhập đời sống tu trì. Sự thánh thiện, lòng bác ái của ngài đã thu hút nhiều người trên con đường trọn lành. Noi gương đời sống và cái chết thánh thiện của ngài, chúng ta hãy quyết tâm sống bác ái như một cùng đích của cuộc đời.

Lời Trích: Thánh Catarina viết về bảy vũ khí tinh thần để chống lại các cám dỗ: “Ðức Giêsu Kitô đã hy sinh tính mạng để chúng ta được sống. Do đó, bất cứ ai muốn vác thập giá của mình vì Ðức Kitô phải có những vũ khí thích hợp cho cuộc chiến đấu này, nhất là những vũ khí sau đây. Thứ nhất, sự chuyên cần; thứ hai, đừng cậy vào sức mình; thứ ba, tín thác vào Chúa; thứ bốn, hãy nhớ đến sự Thương Khó Ðức Kitô; thứ năm, hãy nhớ đến cái chết của mình; thứ sáu, hãy nhớ đến sự vinh hiển của Thiên Chúa; thứ bảy, theo các huấn thị của Kinh Thánh mà noi gương Ðức Giêsu Kitô trong thời gian ở sa mạc” (Về Bảy Vũ Khí Tâm Linh).






“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 6 years 11 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62625


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 08 Tháng 5:
THÁNH PHÊRÔ TARENTAISE (1102 – 1175)

StPeterTarentaise_0508.jpg


Có hai thánh Phêrô Tarentaise sống cách nhau một thế kỷ. Vị thánh được kính nhớ hôm nay là thánh Phêrô Tarentaise trẻ, sinh ở Pháp hồi đầu thế kỷ 12. (Thánh Phêrô Tarentaise khác là Giáo hoàng Innocent V).

Thánh Phêrô là một cậu bé chăn chiên, nhưng là một thiên tài. Trong lúc chăm giữ đàn chiên, cầu bé đã học thuộc lòng tất cả các bài thánh vịnh.

Đến năm 12 tuổi thì cậu bé tự mình quyết định xin vào tu ở tu viện Dòng Xitô ở Bonnevaux. Thời gian sau khi được phong chức linh mục thì ngài được gởi đi xây dựng một tu viện mới ở Tamié.

Đến năm 40 tuổi mặc dù nhiều lần từ chối, ngài phải nhận chức vụ Tổng Giám Mục Tarentaine trong vùng Isère. Sau khi thi hành nhiệm vụ trong 13 năm ngài đã bỏ trốn vào trong một tu viện Xitô nhỏ ở Thụy sĩ. Người ta đi tìm kiếm ngài trở về lo công việc của Tòa Tổng Giám Mục.

Dù muốn dù không ngài đã hoàn tất công việc hành chánh và ngoại giao mà ngài không mấy ưa thích. Ngài tỏ ra là một nhà lãnh đạo tài ba và cương quyết. Ngài không ngừng giúp đỡ và bênh vực người nghèo và kẻ cô thế.

Ngài luôn cổ võ hòa bình, dàn xếp những vụ tranh chấp giữa các vua chúa. Ngài luôn trung thành và hổ trợ Đức Giáo Hoàng Alexandre III chống lại Hoàng đế Frédéric Barberousse.




“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62624


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 07 Tháng 5:
THÁNH RÔSA VÊNÊRINI (9 Tháng 2, 1656 — 7 Tháng 5, 1728)

StRosaVenerini_0507.jpg


Thánh Rôsa Vênêrini sinh tại thành Vitêô, nước Ý, vào năm 1656. Thân phụ của Rôsa là một thầy thuốc khoa nội. Rôsa Vênêrini gia nhập tu viện nhưng sau vài tháng lại trở về nhà. Rồi thân phụ Rôsa qua đời và Rôsa cảm thấy mình có bổn phận phải chăm sóc phụng dưỡng người mẹ góa.

Rôsa Vênêrini tuy vẫn sống độc thân nhưng nhận thấy mình có khả năng lãnh đạo. Vào mỗi buổi tối, Rôsa tập hợp các bạn thanh nữ trong xóm lại và cùng nhau đọc kinh Mân Côi. Khi đã hiểu nhau rồi, Rôsa thấy các bạn trẻ nhận biết về đức tin của mình còn quá kém. Vì vậy năm 1685, Rôsa Vênêrini và hai chị giúp việc đã mở một trường học miễn phí dành cho các trẻ nữ. Các bậc phụ huynh gởi con em của họ nơi đây rất hài lòng với bầu khí và phương pháp giáo dục.

Rôsa Vênêrini là một nhà giáo dục có tài. Nhưng trên hết, Rôsa có thể thông trao cho người khác cách thức truyền đạt của ngài. Vào năm 1692, đức hồng y Barbarigô mời Rôsa Vênêrini tới giáo phận của ngài. Đức hồng y muốn Rôsa thiết lập các trường học và đào tạo các giáo viên cho ngài. Chính nhờ ở trong giáo phận của đức hồng y Barbarigô mà Rôsa Vênêrini đã trở thành người bạn và là giảng viên của một vị thánh tương lai. Vị ấy là thánh nữ Luxia Philippini lập dòng. Nữ tu Luxia Philippini được tôn phong lên bậc hiển thánh vào năm 1930.

Rôsa Vênêrini cũng thiết lập các trường ở nhiều nơi khác nữa. Có vài người bực tức với công việc của Rôsa đã quấy phá Rôsa và các giáo viên của ngài. Nhưng các giáo chức vẫn luôn luôn tin tưởng vào thiện ích của việc giáo dục. Thậm chí Rôsa Vênêrini còn mở một trường học ở Rôma vào năm 1713. Đức thánh cha Clêmentê XI đã vui sướng chúc mừng Rôsa Vênêrini về việc đã thiết lập được một trường học tuyệt vời như vậy.

Người giảng viên trung tín này mất tại Rôma vào ngày mùng 7 tháng Năm năm 1728, lúc được bảy mươi hai tuổi. Sau khi qua đời, các chị giáo không thuộc giới tu sĩ của Thánh Rôsa Vênêrini đã trở thành các nữ tu. Các nữ tu Vênêrini tiếp tục thực hiện sứ vụ giáo dục của họ theo cách thức mà Thánh Rôsa Vênêrini đã làm. Năm 1952, Rôsa Vênêrini được Đức Thánh Cha Piô XII tôn phong lên bậc chân phước, và Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tôn vinh ngài lên bậc hiển thánh vào ngày 15 tháng 10, 2006.

Thánh Rôsa Vênêrini đã nhận thức được chân giá trị của việc giáo dục. Nếu chúng ta muốn quyết tâm cố gắng hơn trong việc học tập của mình, chúng ta hãy nài xin Thánh Rôsa Vênêrini giúp đỡ.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 6 years 11 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62621


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 06 Tháng 5:



CÁC THÁNH MARIAN và JAMES, TỬ ĐẠO (mất năm 259)

StMarianAndJames_0506.jpg


Thường thì khó tìm được nhiều chi tiết về đời sống của các thánh thời giáo hội sơ khai. Những gì chúng ta biết về các thánh tử đạo hồi thế kỷ III mà chúng ta kính nhớ hôm nay cũng rất ít. Nhưng chúng ta biết rằng các ngài đã sống và đã chết vì đức tin. Gần 2.000 năm sau, chúng ta có đủ lý do để tôn kính các ngài.

Sinh tại Bắc Phi, Marian là thầy giảng; James là phó tế. Vì đức tin mà các ngài bị hành xử. Không lâu trước khi bị hành xử, Marian và James được 2 giám mục đến thăm và khuyến khích vì đức tin. Một thời gian sau, Marian và James bị bắt và thẩm vấn. Các ngài mạnh dạn tuyên xưng đức tin, rồi bị hành hạ. Ở trong tù, các ngài thấy thị kiến, một trong hai vị giám mục kia cũng có thị kiến. Các ngài bị bịt mắt và bị giết chết, rồi họ ném thi hài các ngài xuống sông.



=======================================

CHÂN PHƯỚC GERARD Ở LUNEL (Thế Kỷ XIII)


BlGerardOfLunel_0506.jpg


Gerard sinh trong một gia đình quyền quý ở miền nam nước Pháp. Ngay từ nhỏ ngài rất đạo đức -- khi mới năm tuổi, ngài đã xin mặc áo dòng Ba Phanxicô. Khi 18 tuổi, Gerard cùng với người em là Effrenaud trốn trong một cái hang ở cạnh bờ sông và bắt đầu hai năm trường sống như các vị ẩn tu. Sau đó hai anh em quyết định đi hành hương, một phần là để ngăn cản những người hiếu kỳ đến thăm vì nghe tiếng thánh thiện của hai anh em. Sau khi đi chân đất đến Rôma, hai người sống ở đây trong hai năm, thăm viếng nhiều đền đài nổi tiếng.

Họ tiếp tục cuộc hành hương đến Giêrusalem, nhưng trên đường đi thì Gerard ngã bệnh. Effrenaud phải đưa Gerard tạm trú trong một lều tranh ở Montesano, nước Ý, để đi tìm thầy thuốc. Nhưng trước khi Effrenaud trở về thì Gerard đã trút hơi thở cuối cùng.

Nhiều phép lạ đã xảy ra ở mộ của Gerard, và nơi ấy trở nên trung tâm hành hương. Những người bị đau đầu kinh niên hoặc bị chứng động kinh đều được sự chữa lành đặc biệt qua lời cầu bầu của ngài. Từ lâu thành phố Montesano kính Chân Phước Gerard như vị quan thầy của mình. Ðôi khi ngài được gọi là Gery, Gerius hoặc Roger ở Lunel.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 6 years 11 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62614


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

gày 05 Tháng 5:
THÁNH HILARY ARLES, GIÁM MỤC (400-449)

StHilaryArles_0505.jpg


Người ta thường nói tuổi trẻ hay lãng phí. Theo cách nào đó, cuộc đời thánh Hilary Arles cũng vậy.

Ngài sinh tại Pháp, trong một gia đình quý tộc. Khi đi học, ngài gặp một người thân là ĐGM Hônôratô, và người này đã giúp ngài đi tu.

Ngài tiếp tục theo bước của ĐGM Hônôratô. Ngài làm linh mục, rồi ngài được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Arles khi mới 29 tuổi.

Giám mục trẻ lãnh sứ vụ với lòng tự tin. Ngài lao động chân tay để kiếm tiền cho người nghèo. Ngài bán chén lễ để chuộc các tù nhân. Ngài giảng thuyết rất hùng hồn. Ngài đi bộ khắp nơi và luôn mặc quần áo giản dị.

Nhưng ngài cũng gặp khó khăn trong các mối quan hệ với các giám mục khác mà ngài đã phê phán. Ngài đơn phương một phe. Ngài chọn một giám mục khác để thay thế giám mục bị bệnh, phức tạp hóa các vấn đề, nhưng không đến nỗi! Thánh Giáo hoàng Lêô Cả giữ ngài làm giám mục nhưng tước một số quyền của ngài. Thánh Hilary là người có tài nhưng có lòng thương người.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62609


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 04 Tháng 5:
THÁNH PEREGRINE (1265-1345)

StPeregrine_0504.jpg


Thánh Peregrine sinh ở Forli, nước Ý, và là quan thầy của những người bị đau khổ vì bệnh ung thư, bệnh AIDS (SIDA) và các căn bệnh trầm trọng khác.

Lúc bấy giờ thành phố Forli dưới quyền cai quản của Ðức Giáo Hoàng và được coi là một phần của Quốc Gia Vatican. Peregrine sinh trong một gia đình có chân trong một đảng phái tích cực chống đối đức giáo hoàng. Vì Forli là nơi phát sinh đảng này nên thành phố ấy đang bị giáo hội cấm chế. Ðiều này có nghĩa không được cử hành Thánh Lễ và các Bí Tích ở đây. Thánh Philip Benizi, Bề Trên Dòng Tôi Tớ Ðức Maria được sai đến Forli để kêu gọi thành phố hòa giải và bãi bỏ hình phạt. Ông Peregrine lúc bấy giờ rất hăng say chính trị nên đã chất vấn Cha Philip trong khi ngài rao giảng, và ngay cả hành hung Cha Philip.

Giây phút tấn công Cha Philip dường như đã thay đổi con người Peregrine thật mãnh liệt. Ông bắt đầu chuyển đổi nhiệt huyết của mình vào các công việc tốt lành và ngay cả gia nhập Dòng Tôi Tớ Ðức Mẹ ở Siena, lúc ấy đã 30 tuổi.

Sau đó Peregrine trở về Forli. Truyền thống nói rằng ngài không phải là một linh mục, nhưng chỉ là một thầy trợ sĩ, đảm nhận công việc tông đồ cho dân chúng ở Forli. Ngài đặc biệt tận tụy chăm sóc người đau yếu, người nghèo và những người sống bên lề xã hội. Một trong những hãm mình đặc biệt của ngài là chỉ đứng bất cứ ở đâu nếu không cần thiết phải ngồi. Ðiều đó đưa đến bệnh giãn tĩnh mạch ở chân và biến chứng thành một vết thương có mủ, thật đau nhức và được chẩn đoán là ung thư. Vết thương ngày càng lan rộng, xông mùi hôi thối và không thể chữa trị được. Sau cùng các bác sĩ quyết định phải cắt chân của ngài.

Vào lúc 60 tuổi, ngài phải đối diện với một thập giá mới và khó khăn hơn. Truyền thống kể rằng vào đêm trước khi giải phẫu, Peregrine cầu nguyện rất lâu trước thập giá Ðức Giêsu, xin Chúa chữa lành nếu đó là thánh ý Chúa. Khi ngủ thiếp đi, Peregrine thấy Ðức Giêsu rời khỏi thập giá và chạm đến chân của ngài. Khi tỉnh dậy, vết thương đã lành lặn và không phải giải phẫu nữa.

Peregrine sống thêm 20 năm nữa, và từ trần ngày 1 tháng Năm 1345, hưởng thọ 80 tuổi. Ngài được phong thánh năm 1726. Người dân Forli chọn ngài làm Thánh Quan Thầy cho thành phố.





“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Giuse Huỳnh Ngọc Xinh (Lớp Tôma)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62598


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 03 Tháng 5:
THÁNH PHILIPPHÊ VÀ THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ

StPhilipAndJames_0503.jpg


Cả hai vị thánh này đều là thành viên trong nhóm Mười Hai tông đồ của Đức Chúa Giêsu. Philipphê là một trong số những môn đệ được chọn đầu tiên. Ngài sinh tại Bétsaiđa, miền Galilêa. Đức Chúa Giêsu gặp ngài và bảo “hãy theo Ta!” Philipphê cảm thấy rất hạnh phúc và sung sướng được ở với Đức Chúa Giêsu và ngài muốn san sẻ niềm vui sướng ấy với người bạn Nathanael của ngài. “Chúng tôi đã gặp thấy Người mà Môisê và các tiên tri đã viết,” Philipphê giải thích, “Người chính là Giêsu Nazareth!”

Xem ra Nathanael chẳng hồi hộp và bỡ ngỡ chút nào! Nazareth chỉ là một làng quê nhỏ bé. Nó không rộng lớn và quan trọng như Giêrusalem. Vì thế, Nathanael nói: “Nào có cái gì tốt lành xuất từ Nazareth đâu?” Nhưng Philipphê không tức giận trước câu trả lời của bạn mình. Ngài chỉ nói: “Hãy đến mà xem!” Và Nathanael đến gặp Đức Chúa Giêsu. Sau khi trò chuyện với Chúa, Nathanael cũng trở nên môn đồ nhiệt tâm của Đức Chúa Giêsu.

Thánh Giacôbê là con của ông Alphê. Ngài cũng được Đức Chúa Giêsu tuyển chọn làm một trong số mười hai tông đồ. Với tước vị là tông đồ, thánh Giacôbê được sai đi loan truyền Tin mừng và làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh. Cùng với các tông đồ khác, thánh Giacôbê đã góp sức xây dựng nền móng Giáo hội. Người ta rất coi trọng Giacôbê đến nỗi họ gọi ngài là “Giacôbê công chính,” nghĩa là “Giacôbê thánh thiện.” Họ cũng gọi ngài là “Giacôbê hậu” vì ngài nhỏ tuổi hơn một tông đồ khác cũng mang tên Giacôbê. Người ta gọi Giacôbê kia là “Giacôbê tiền” bởi vì ngài lớn tuổi hơn.

Hết thảy chúng ta đều có thể trở thành những tông đồ của Đức Chúa Giêsu bằng những cách thế riêng mình. Chúng ta có thể chia sẻ Tin mừng qua niềm tin vào Đức Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta. Đó là cách thức để bắt chước hai thánh tông đồ Philipphê và Giacôbê.




“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng, Hùng 31, Giuse Huỳnh Ngọc Xinh (Lớp Tôma)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 5 6 years 11 months ago #62590


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 02 Tháng 5:
THÁNH ATHANASIÔ

StAthanasius_0502.JPG


Thánh Athanasiô sinh vào khoảng năm 297 tại Alêxanđria, nước Ai Cập. Thánh nhân đã trung thành tận hiến đời mình để minh chứng Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa chân thật. Điều này quan trọng bởi vì một số người theo bè rối Ariô đã chối bỏ chân lý trên. Ngay trước khi làm linh mục, thánh Athanasiô đã đọc nhiều sách dạy về đức tin. Đó là lý do tại sao thánh nhân có thể dễ dàng vạch ra những giáo huấn sai lầm của bè rối Ariô.

Thánh Athanasiô làm tổng giám mục thành Alêxanđria khi chưa đầy ba mươi tuổi. Suốt bốn mươi sáu năm, Athanasiô là một mục tử hết sức anh dũng. Cả bốn vị hoàng đế Rôma đã không thể nào bắt ép Athanasiô thôi việc viết những bài giải thích rất hay và rất rõ ràng về đức tin thánh thiện của Kitô giáo. Các kẻ thù của Athanasiô thì tìm mọi cách để khủng bố ngài.

Trong cuộc đời, thánh Athanasiô bị đuổi ra khỏi giáo phận của ngài tất cả năm lần. Lần lưu đày đầu tiên kéo dài hai năm. Năm 336, Athanasiô bị đưa đến thành phố Triơ. Vị giám mục quảng đại tốt lành là thánh Maximiniô đã tiếp đón Athanasiô cách rất nồng hậu. Lễ kính thánh Maximiniô được mừng vào ngày 29 tháng Năm. Những lần lưu đày khác kéo dài lâu hơn. Thánh Athanasiô bị những kẻ thù ngài săn đuổi. Trong một kỳ lưu đày, các đan sĩ đã trông giữ Athanasiô cách an toàn trong sa mạc suốt bảy năm. Do đó, các kẻ thù của thánh Athanasiô đã không thể nào tìm được ngài.

Một lần kia, các binh lính của hoàng đế rượt đuổi Athanasiô trên bờ sông Nil. “Họ đang đuổi bắt chúng ta!” các bạn hữu của thánh nhân thét lên. Nhưng Athanasiô chẳng lo lắng gì cả. “Hãy quay thuyền vòng lại,” ngài nói cách bình thản, “và hãy chèo về phía họ!” Các binh lính ở trong thuyền kia la lên: “Các anh có thấy Athanasiô đâu không?” Đằng sau có tiếng trả lời: “Chúng ta chẳng còn cách xa ông ấy bao nhiêu!” Rồi chiếc thuyền của kẻ thù cố sức phóng nhanh hơn vận tốc bình thường; và thế là thánh Athanasiô đã an toàn thoát nạn!

Dân thành Alêxanđria rất yêu mến đức tổng giám mục tốt lành này. Ngài thực là một người cha của họ. Với những năm tháng trôi qua, họ hiểu rõ được những đau khổ mà thánh Athanasiô đã phải chịu vì Đức Chúa Giêsu và Giáo hội thật nhiều chừng nào. Chính giáo dân, những người đã cùng làm việc với thánh nhân, làm chứng rằng Athanasiô đã góp phần rất lớn vào việc kiến tạo hòa bình. Ngài đã sống bảy năm sau cùng với họ trong niềm vui thư thái. Các kẻ thù của Athanasiô đã lùng bắt ngài nhưng không thể nào tìm được ngài. Suốt thời gian ấy, thánh Athanasiô viết truyện “Cuộc đời thánh Antôn ẩn tu.” Thánh Antôn là người bạn chí thân của Athanasiô lúc Athanasiô còn trẻ. Lễ kính thánh Antôn được cử hành ngày 17 tháng Giêng.

Thánh Athanasiô qua đời trong an bình vào ngày mùng 2 tháng Năm năm 373. Ngài vẫn là một trong những vị thánh can đảm đặc biệt nhất qua mọi thời đại.

Vị thánh này thách đố chúng ta hãy khát khao học hỏi và nghiên cứu về đức tin của mình. Chúng ta hãy nài xin thánh Athanasiô ban cho chúng ta được lòng hăng say và yêu mến Đức Chúa Giêsu như ngài.




“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 31


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012