Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 8

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 8 6 years 7 months ago #62956


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 31 Tháng 8:
THÁNH NICÔĐÊMÔ và THÁNH GIUSE ARIMATHÊ (Thế Kỷ I)

0831_StsNicodemusAndJosephOfArimathea.jpg


Hành động của hai vị lãnh đạo người Do Thái có thế lực này cho chúng ta thấy được sức lôi cuốn của Đức Giêsu và sự giảng dậy của Người — và sự nguy hiểm có thể xảy ra khi theo Người.

NICÔĐÊMÔ:

Trong Tin Mừng Gioan, Nicôđêmô xuất hiện ba lần:

Lần thứ nhất trong bài tường thuật (Ga 3,1-21). Ông đến với Ðức Giêsu “ban đêm” để thảo luận với Ngài về tình yêu Thiên Chúa và ơn cứu độ. Một người trí thức có địa vị và có thiện chí. Ông lén đến gặp Chúa vào một buổi tối. Sau đó ông ra đi.

Lần thứ hai (Ga 7,51), khi các thủ lãnh tôn giáo Do Thái muốn giết Ðức Giêsu. Là thành viên của Thượng Hội Đồng, Nicôđêmô phản đối quyết định ấy. Ông nói: “Lề luật của chúng ta có cho phép kết án ai trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không?”.

Lần thứ ba (Ga 19,39-40), lúc táng xác Ðức Giêsu. Nicôđêmô đến để tẩm liệm thi hài Ðức Giêsu một cách sang trọng như người ta tẩn liệm một vị vua “Ông mang theo chừng một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương. Các ông lãnh thi hài Ðức Giêsu, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái”.

Lần thứ nhất Nicôđêmô đến với Ðức Giêsu để thưa chuyện với Ngài, lần thứ hai ông lên tiếng bênh vực Ngài, và lần thứ ba ông tôn kính thi hài của Ngài. Nicôđêmô là hình ảnh minh họa cho hành trình của người tìm đến với ánh sáng: “Ai sống theo sự thật thì đến với ánh sáng”.

GIUSE ARIMATHÊ:

Xuyên suốt Phúc âm không thấy nhắc đến tên ông. Xuyên suốt cuộc đời Chúa, không thấy bóng dáng ông. Ông chỉ xuất hiện trong nghi thức táng xác Chúa, và đựơc cả bốn Phúc âm kể lại.

Theo Matthêu: Chiều đến, có một người giàu sang tới. Ông này là người thành Arimathê, tên là Giuse (27,57).

Theo Marcô: Ông là người thành Arimathê, thành viên có thế giá của Hội Đồng, và cũng là người vẫn mong đợi Triều đại của Thiên Chúa. Ông mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu (15,43).

Theo Luca: Khi ấy có một người tên là Giuse, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính. Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng (23,50-51).

Theo Gioan: Ông Giuse này là một môn đệ theo Đức Giêsu, nhưng cách kín đáo, vì sợ người Do thái (19,38).

Giuse là nhân vật khá đặc biệt. Dựa vào bốn Phúc âm vừa kể, ta thấy ông có những đặc tính:

- Là người giàu có.
- Là người lương thiện, công chính.
- Là thành viên thế giá trong Hội đồng.
- Ông mong đợi Triều Đại Thiên Chúa đến.
- Ông không tán thành quyết định của Thượng Hội Đồng là giết Chúa.
- Ông mạnh dạn xin Philatô cho tháo xác Chúa.
- Là người liệm xác Chúa.
- Là người cho Chúa mượn mồ của chính mình.
- Là môn đệ Chúa cách kín đáo vì sợ người Do thái.
- Ông chưa bao giờ dám bày tỏ sự thiện cảm của mình khi Đức Giêsu còn sống.

Nicôđêmô và Giuse là hai môn đệ đặc biệt của Chúa Giêsu. Họ là thành phần trí thức, giàu sang và có địa vị xã hội. Như thế không phải chỉ có những người nghèo, bệnh tật, tội lỗi theo Chúa mà còn có một lớp “quan lại” trí thức là thủ lãnh thế giá trong xã hội.

Cả hai ông đều theo Chúa cách kín đáo. Theo kín đáo vì sợ (Ga 19,38). Sợ mất quyền lợi. Quyền thì cao, lợi thì lớn. Tất cả đều được xây dựng và củng cố bởi cơ chế Do Thái giáo. Cơ chế ấy quá nghiệt ngã. Nó loại trừ để củng cố. Bị loại trừ thì quyền và lợi bay theo mây khói. Ôi, quyền và lợi! Đáng sợ vô cùng!

Thế nhưng, điều lạ lùng nữa là khi Chúa chết, cả hai ông không còn sợ hãi. Ông Giuse hạ thi hài Chúa xuống, ông Nicôđêmô mang đến một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương; các ông lãnh thi hài Chúa, lấy băng vải tẩm thuốc thơm mà quấn, theo tục lệ chôn cất của người Do thái (Ga 19,39). Hai ông công khai đứng về phía Chúa, chấp nhận mọi mất mát. Hai ông thấy rõ mọi âm mưu đen tối và bẩn thỉu của Thượng tế và Công nghị. Cả hai ông đều thương cảm cái chết oan khiên đau đớn tủi nhục của Chúa. Lương tâm ngay thẳng của người trí thức chân chính không cho phép họ sống hèn. Giuse “đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng hội đồng”. Sau cái chết của Chúa “Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu”. Ông phải đến với Chúa trong giờ phút thương đau để tạ tội vì đã hơi hèn nhát.

Nicôđêmô và Giuse được diễm phúc, vinh dự như Simon người Cyrênê vác đỡ thập giá giúp Chúa trên đường thương khó.

Nicôđêmô và Giuse là hai môn đệ âm thầm sống trong nội bộ những người chống Chúa Giêsu. Người có thiện chí, thiện tâm thì ở trong cơ chế nào, họ cũng là môn đệ của Chúa. Sự sợ hãi làm cho người ta trở nên hèn nhát. Ơn can đảm giúp người trí thức sống đúng lương tâm chân chính. Giữa cuộc đời cũng như trong mọi hình thái xã hội hôm nay, những Giuse và Nicôđêmô hiện diện ở khắp mọi nơi. Rất lặng lẽ. Rất âm thầm. Nhưng rất tích cực che mưa che nắng để hạt giống Tin mừng nảy mầm và lớn lên.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 8 6 years 7 months ago #62954


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 30 Tháng 8:
THÁNH JEANNE JUGAN (1792-1879)

0830_StJeanneJugan.jpg


Nguồn gốc khiêm hạ không nhất thiết khiến chúng ta không được thi hành những điều vĩ đại cho Thiên Chúa. Thánh Jeanne Jugan chứng minh điều đó.

Sinh trong một gia đình nghèo ở Brittany, Pháp, ngay từ nhỏ thánh nữ đã hiểu thế nào là công việc nặng nhọc. Thánh nữ cũng học được sự mỹ miều của đức tin mà bà mẹ goá trao truyền lại. Khi lên 16, Jeanne trở nên người làm bếp cho một gia đình mà họ không chỉ chăm sóc con cái nhưng còn phục vụ người nghèo, người già yếu trong vùng. Mười năm sau, Jeanne trở nên một y tá trong bệnh viện ở Le Rosais. Không lâu, cô gia nhập một dòng ba do Thánh John Eudes sáng lập.

Sau sáu năm, cô trở nên một người đầy tớ và thân hữu của một phụ nữ mà cô gặp qua dòng ba này. Họ cầu nguyện, đi thăm người nghèo và dậy giáo lý trẻ em. Sau khi người bạn từ trần, cô Jeanne và hai phụ nữ khác tiếp tục đời sống tương tự trong thành phố Saint Sevran. Vào năm 1839, họ nhận người khách thường trực đầu tiên. Họ bắt đầu một tổ chức, nhận thêm đoàn viên và nhiều người khách nữa. Vào cuối năm 1849, Mẹ Maria của Thánh Giá, là chị Jeanne, sáng lập thêm sáu trung tâm nữa cho người nghèo, tất cả được điều hành bởi các phần tử của tổ chức Các Chị Em của Người Nghèo. Vào năm 1853 tổ chức này có đến 500 hội viên và có nhiều trụ sở ở tận Anh Quốc.

Tu Viện Trưởng Le Pailleur, một tuyên uý, đã ngăn chặn việc tái đắc cử làm bề trên của chị Jeanne vào năm 1843; chín năm sau, linh mục này giao phó cho chị các nhiệm vụ trong tu hội, nhưng không để chị được nhận biết là sáng lập viên. Toà Thánh đã cách chức linh mục này vào năm 1890.

Vào lúc Đức Giáo Hoàng Lêô XIII tán thành hiến pháp của tu hội vào năm 1879, có đến 2,400 Chị Em của Người Nghèo. Chị Jeanne từ trần cùng năm đó, ngày 30 tháng Tám. Sự nghiệp của chị được đưa lên Rôma vào năm 1970, và chị được phong chân phước năm 1982 và phong thánh năm 2009.

Lời Bàn: Thánh Jeanne Jugan nhìn thấy Đức Kitô trong điều mà Chân Phước Mẹ Têrêsa Calcutta diễn tả là “sự đau khổ ẩn giấu”. Với sự tin tưởng mãnh liệt vào sự quan phòng của Chúa và sự cầu bầu của Thánh Giuse, chị sẵn sàng đi xin ăn cho các trung tâm mà chị đã mở, dựa trên gương mẫu tốt lành của các Chị và sự độ lượng của các ân nhân, họ biết rõ công việc của các chị. Giờ đây các chị làm việc trong 30 quốc gia. Chị Jeanne đã từng nói, “Với con mắt đức tin, chúng ta phải thấy Chúa Giêsu trong người già—vì họ là phát ngôn viên của Chúa.” Bất kể vấn đề khó khăn đến đâu, chị luôn luôn có thể ca ngợi Thiên Chúa và tiến bước.

Lời Trích: Trong bài giảng lễ phong chân phước, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ca ngợi “sự thầm lặng nhưng chiếu toả mạnh mẽ của cuộc đời thánh nữ. Trong thời đại chúng ta, sự kiêu ngạo, sự theo đuổi kết quả, sự cám dỗ dùng quyền lực, tất cả dày đặc trong thế giới, và đôi khi, thật không may, ngay cả trong Giáo Hội. Chúng trở nên những cản trở cho Vương Quốc Thiên Chúa. Đây là lý do tại sao linh đạo của Jeanne Jugan lại có thể thu hút những người theo Đức Kitô và lấp đầy tâm hồn họ với sự thanh bạch và khiêm tốn, với hy vọng và niềm vui phúc âm, có nguồn gốc ở nơi Thiên Chúa và trong sự quên mình.”

==========

CHỨNG NHÂN: THÁNH JEANNE JUGAN

Chân Phước Jeanne Jugan (1792-1879), đấng sáng lập Dòng Các Chị Em Hèn Mọn của người nghèo (Petites Sœurs des pauvres) được Tòa Thánh Vatican tuyên phong hiển thánh vào ngày 11 tháng 10 năm 2009.

Với chiếc áo nữ tu màu đen và chiếc khăn trùm màu xám, hình bóng khiêm nhu của những nữ tu hèn mọn của người nghèo đôi khi thấp thoáng trên các nẻo đuờng của thành phố Bordeaux, Toulouse hay Lyon, thỉnh thoảng dừng lại lắng nghe, an ủi những người già nua nghèo khổ không nơi nương tựa, rồi các nữ tu đón nhận họ về “nhà của mình” là các dưỡng đường của nhà Dòng.

Tại nhà Dòng Mẹ ở Saint-Pern, Sơ Agnès cảm động nói với các phóng viên: “Đối với chúng tôi, Sơ Jeanne Jugan là một đấng thánh. Việc phong hiển thánh cho đấng lập dòng của chúng tôi là sự mong đợi từ lâu. Sơ Jeanne Jugan được phong Chân Phước vào năm 1982, nhưng đối với Sơ Agnes và các nữ tu của Dòng việc phong thánh là một ân sủng của Thiên Chúa và đem lại cho Dòng một niềm cảm xúc sâu xa.”

Một phép lạ đã xẩy ra trước năm 1982 trước khi được Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lồ II phong Chân Phước. Để được phong hiển thánh thì cần phải có một phép lạ thứ hai: một người Mỹ đã lành bệnh ung thư một cách lạ lùng nhờ vào lời cầu xin cùng Sơ Jeanne Jugan.

Thánh Jeanne Jugan sinh năm 1892 tại Bretagne, nước Pháp và qua đời năm 1879, tên khấn dòng là Sơ Maria Thánh Gía (Marie de la Croix) là đấng sáng lập Dòng Các Chị Em Hèn Mọn của người nghèo (Petites Sœurs des pauvres). Hiện nay đã có hơn 2710 nữ tu và có khoảng 60 dự tập viên và hiện diện trên 32 quốc gia trên thế giới với những công việc từ thiện bác ái giúp đỡ những người nhèo khổ già nua vô gia cư.” Nhiều người Pháp đươc chứng kiến những sự khiêm nhường và công việc bác ái từ thiện vững chắc của các nữ tu đối với người nghèo, đặc biệt là những người già nua bệnh tật như lời tuyên bố gần đây của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.

Sinh trưởng trong một gia đình khiêm tốn làm nghề đánh cà, Jeanne Jugan mồ côi cha từ năm 6 tuổi. Đến năm 15 tuổi Jeanne đã phải làm phụ bếp rồi làm phụ săn sóc bệnh nhân trong bệnh viện để giúp gia đình. Một người thanh niên làm nghề biển muốn hỏi Jeanne làm vợ nhưng Jeanne đã từ chối và trả lời: Chúa muốn tôi cho Ngài và sẽ ban cho tôi một công việc mà tôi chưa hề biết trước được.. .”

Năm 47 tuổi, cùng với một người bạn tên là Francoise Aubert, Jeanne bắt đầu công việc giúp đỡ những người già nghèo khổ trong vùng. Vào năm 1839, Jeanne đón nhận một bà già mù lòa và bất toại và Jeanne dã nhường giưòng nằm của mình cho bà ấy. Rồi tiếp đến những những người già khác. Để có phương tiện, Jeanne đã đi ăn xin rồi Jeanne thành lập Dòng Các Chị Em Hèn Mọn ở Saint Servan sur Mer và lập lời khấn là “tiếp đón ân cần những người nghèo khổ”. Trong những năm cuối đời, một tu viện trưởng trong địa phận đã giải nhiệm Jeanne. Trở thành một nữ tu tầm thường, Jeanne vui vẽ sống giữa các nữ tập viên làm chứng tá bằng những gương tốt và lời dạy dỗ đức hạnh.

Jeanne Jugan không để lại sách vở hoặc bài viết nhưng những lời dạy dỗ đối với các nữ tu và tập viên đã được ghi chép lại. “Sơ Agnes nói đó là những lời trong sáng. Hãy sống thật thấp kém khiêm nhường và tỏ ra mình là hèn mọn nhỏ bé. Hãy luôn luôn tỏ ra khiêm nhường và đơn sơ !Nếu chúng ta nghĩ chúng ta là một cái gì cao sang thì chúng ta sẽ vấp ngã...”


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 8 6 years 7 months ago #62953


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 29 Tháng 8:
LỄ THÁNH GIOAN TẨY GIẢ BỊ TRẢM QUYẾT

0829_MartydomJohnTheBaptist.jpg


Thánh Gioan tẩy giả là người anh họ của Đức Chúa Giêsu. Thân mẫu ngài là thánh nữ Êlizabeth và thân phụ ngài là ông Zacaria. Chương đầu tiên của Tin mừng theo thánh Luca thuật lại biến cố sinh nhật tuyệt vời của thánh Gioan. Và Tin mừng theo thánh Marcô, nơi chương thứ 6, các câu 14-29, kể lại những chi tiết tàn bạo về cái chết của Gioan tẩy giả.

Vua Hêrôđê lấy vợ của anh mình là bà Hêrôđia. Gioan nói cho Hêrôđê biết điều ấy là sai, nhưng Hêrôđê và Hêrôđia không muốn nghe và giữ giới luật của Thiên Chúa. Họ chỉ muốn làm theo ý riêng mình. Và Gioan tẩy giả đã phải trả giá cho lòng tốt của ngài! Tuy nhiên, thánh nhân không thể hành động theo cách khác được. Ngài không im lặng trước tội lỗi và bất công. Sứ mệnh của Gioan là mời gọi người ta cải hối cuộc đời; và ngài mong muốn cho hết thảy mọi người được ơn giao hòa cùng Thiên Chúa.

Hêrôđia đã giữ mối hận thù đối với Gioan. Và khi dịp thuận tiện xảy đến, bà đã ra tay sắp đặt để Gioan bị chém đầu. Gioan đã phải chấp nhận những hậu quả nghiệt ngã cho việc giảng dạy chân lý Phúc âm.

Thánh Gioan tẩy giả rao giảng phép rửa sám hối, chuẩn bị cho người ta đón nhận Đấng Mêsia. Ngài đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu trong dòng sông Giođan và được hưởng kiến niềm vui vì sứ mệnh công khai của Chúa Giêsu đã khởi sự. Gioan tẩy giả đã khích lệ các môn đồ của mình đi theo Đức Chúa Giêsu. Ngài biết rằng danh Chúa phải tỏa sáng ra, còn danh mình phải lu mờ đi. Trong chương thứ nhất Phúc âm theo thánh Gioan, thánh Gioan tẩy giả nhận mình chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, chỉ thức tỉnh người ta hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng mà thôi! Thánh nhân mời gọi mọi người hãy sẵn sàng để chuẩn bị đón nhận Đấng Mêsia. Sứ điệp của Gioan tẩy giả phải chăng cũng là sứ điệp của mỗi người chúng ta?

Chúng ta hãy nài xin thánh Gioan tẩy giả giúp chúng ta luôn sẵn sàng để đón nhận Chúa Giêsu ngự đến trong cuộc sống của mình.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 6 years 7 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 8 6 years 7 months ago #62949


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 28 Tháng 8:
THÁNH AUGUSTINÔ

0828_StAugustine.jpg


Thánh Augustinô sinh ngày 13 tháng Mười Một năm 354 tại Tagas, Tân Algiêria. Ngài được thân mẫu mình là thánh nữ Monica nuôi dưỡng trong bầu khí Kitô giáo. (Chúng ta vừa mừng lễ kính thánh nữ Monica hôm qua.) Augustinô đã tới thành Cáctagô để khởi sự con đường học vấn. Nhưng sau một thời gian, ngài bỏ đời sống đức tin Kitô giáo và đã trải qua nhiều năm sống trong tội lỗi và tin theo những giáo thuyết sai lầm. Thân mẫu ngài, thánh Monica, đã ngày đêm cầu nguyện cho ngài được ơn trở lại. Tại Milan, các bài giảng thuyết kỳ diệu của thánh Ambrôsiô cũng gây ảnh hưởng trên cả hai mẹ con Augustinô.

Sau cùng, Augustinô chân nhận rằng chỉ có Kitô giáo mới là tôn giáo đích thực. Tuy vậy, Augustinô chưa dám trở thành Kitô hữu vì nghĩ rằng mình không thể sống cuộc đời trong sạch được. Nhưng một ngày kia, thánh nhân nghe biết có hai người đột nhiên được ơn trở lại sau khi đọc truyện thánh Antôn Ai Cập (lễ kính thánh Antôn Ai Cập mừng ngày 17 tháng Giêng). Augustinô cảm thấy hổ thẹn. “Chúng ta phải làm gì đây?” Augustinô lớn tiếng hỏi người bạn của ngài. “Những người bé mọn đã nên thánh cách mạnh mẽ. Còn chúng ta, với những cái đầu chứa đầy kiến thức, chúng ta lại quá hèn nhát đến nỗi cứ để mình lăn hoài trong đống bùn nhơ!”

Hết sức buồn phiền cay đắng, Augustinô đi ra một góc vườn và cầu nguyện: “Lạy Chúa, tới bao giờ con mới thôi phạm tội?” Ngay lúc đó, Augustinô nghe thấy tiếng một em nhỏ hát những lời này: “Hãy cầm lấy và đọc!” Nghĩ rằng Thiên Chúa gởi cho mình sứ điệp qua em nhỏ này, Augustinô đã cầm cuốn Kinh Thánh lên và mở ra. Thánh nhân gặp ngay đoạn thư của thánh Phaolô ghi rằng anh em đừng sống vô luân mà hãy bắt chước mẫu gương của Đức Chúa Giêsu. Và đó là điều mà Augustinô đang cần. Từ lúc đó trở đi, Augustinô bắt đầu sống một đời sống mới.

Augustinô được lãnh bí tích Thanh tẩy vào Thứ Bảy Tuần Thánh năm 387. Bốn năm sau, ngài được thụ phong linh mục. Đến năm 396, Augustinô được đặt làm giám mục thành Hippôn thay cho giám mục Valêriô vừa qua đời. Augustinô viết nhiều tác phẩm giải thích và bảo vệ đức tin Công giáo. Cho đến nay, những lá thư, bài giảng và những giáo thuyết của thánh Augustinô vẫn còn rất giá trị trong lãnh vực nghiên cứu triết học lẫn thần học. Trên bức tường trong căn phòng của Augustinô, có một khẩu hiệu được viết như sau: “Nơi đây chúng ta không nói xấu ai!” Thánh Augustinô đã bảo vệ những giáo huấn của Giáo hội cho khỏi các sai lầm. Augustinô sống rất giản dị và năng giúp đỡ người nghèo. Thánh nhân thường giảng dạy và cầu nguyện cách rất tha thiết cho tới lúc qua đời. Có lần Augustinô đã kêu lên: “Lạy Chúa, con yêu Chúa quá muộn màng!” Nhưng thánh nhân đã dùng quãng đời còn lại của mình để yêu mến Thiên Chúa và làm cho người khác cũng yêu mến.

Suy nghĩ về đời sống các thánh, chúng ta hãy tự hỏi mình: “Sao tôi không thể làm được những điều mà các thánh đã làm nhỉ?” Chúng ta cũng có thể nên thánh nếu mỗi ngày chúng ta chăm chỉ cầu nguyện để biết được ý Chúa và thực hiện ý muốn của Người.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 8 6 years 7 months ago #62947


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 27 Tháng 8:
THÁNH MÔNICA

0827_StMonica.jpg


Thánh nữ Mônica, thân mẫu của thánh Augustinô, sinh năm 332 tại Tagas, Bắc Phi. Thánh nữ được dưỡng dục trong một gia đình Công giáo đạo hạnh. Chính việc đào luyện nghiêm túc này đã giúp cho Mônica có nhiều nghị lực khi kết hôn với Patriciô, một người ngoại đạo. Patriciô rất ngưỡng mộ vợ mình nhưng lại làm cho vợ phải đau khổ nhiều vì những nết xấu của ông. Mônica đã chịu đựng điều này với lòng kiên nhẫn và ngài đã tha thiết cầu nguyện. Khi Patriciô về cuối đời, Mônica mới nhận thấy những lời cầu xin của ngài được Thiên Chúa đoái nhận. Patriciô chồng ngài đã chấp nhận đức tin Công giáo vào năm 370. Một năm sau, ông được lãnh bí tích Thanh tẩy ngay trên giường bệnh. Mẹ của Patriciô, tức bà nội của Augustinô, cũng trở thành một Kitô hữu.

Niềm vui của thánh nữ Mônica vì người chồng được ơn hoán cải chưa kéo dài được bao lâu thì lại biến thành niềm đau tột độ. Thánh nữ nhận thấy con trai Augustinô của ngài đang sống một cuộc đời ích kỷ và trụy lạc. Cậu thanh niên rất thông minh này đã ngả theo lạc giáo và đang sống một nếp sống vô luân. Mônica cầu nguyện, khóc lóc và làm rất nhiều việc đền tội cho người con. Thánh nữ đã xin nhiều linh mục nói chuyện với cậu. Tuy nhiên, Augustinô rất thông minh nhưng cũng rất bướng bỉnh. Cậu không chịu từ bỏ lối sống tội lỗi của mình.

Thế nhưng Mônica không sờn lòng nản chí! Khi Augustinô trốn ngài sang Rôma, Mônica đã theo sau con mình. Tới Rôma, Mônica nhận thấy Augustinô đang dạy học bên thành Milan, Mônica lại sang Milan. Và trong tất cả những năm đó, Mônica không ngớt cầu nguyện cho Augustinô con trai của ngài. Tình yêu và niềm tin của thánh nữ Mônica vĩ đại biết bao! Sau những năm dài cầu nguyện và sống trong nước mắt, rốt cục Augustinô đã được ơn trở lại. Phần thưởng dành cho thánh nữ Mônica thật lớn lao! Augustinô không chỉ là một Kitô hữu tốt lành như ước nguyện của Mônica, mà ngài còn là một linh mục, một giám mục, một tác giả vĩ đại và là một vị thánh rất mực nổi danh. Chúng ta cử hành thánh lễ kính thánh Augustinô vào ngày mai, 28 tháng Tám, ngay sau lễ kính thánh nữ Mônica.

Thánh nữ Mônica qua đời năm 387 tại Ostia, bên ngoài thành phố Rôma. Augustinô đã ở bên giường thánh nữ lúc ngài về trời. Thánh Mônica là bổn mạng của các bà mẹ, cách riêng các bà mẹ Công giáo.

Nếu lời cầu nguyện của chúng ta chưa được chấp nhận ngay, chúng ta cũng không nên vì đó mà sờn lòng nản chí. Như thánh nữ Mônica, chúng ta hãy cứ tiếp tục cầu nguyện. Chúa Giêsu trong Tin mừng nói với chúng ta rằng hãy kiên nhẫn cầu xin, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được điều mình mong muốn.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 8 6 years 8 months ago #62946


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 26 Tháng 8:
THÁNH GIUSE CALASANZ (1556 -1648)

0826_StJosephCalasanz.jpg


Thánh Giuse Calasanz sinh năm 1556 tại Peralta de la Sal miền Aragonia. Cha mẹ Ngài là một trong những nhà giàu có trong miền, nhưng đã dày công dạy cho con biết yêu Chúa thiết tha, ham thích cầu nguyện và gớm ghét tội lỗi. Chính Giuse ngay từ niên thiếu đã tỏ dấu có lòng bác ái đặc biệt với trẻ nhỏ và ưu tư giáo dục chúng. Ngài thường tụ họp các bạn trẻ lại để dạy cho chúng biết các mầu nhiệm đức tin và biết cách cầu nguyện.

Lớn lên, Giuse được gởi học văn phạm và các môn cổ điển tại Estadilla. 15 tuổi Ngài đã hoàn tất chương trình trung học. Cha mẹ Ngài đặt rất nhiều hy vọng vào tương lai của con. Giuse lại mong chờ một sứ mệnh cao cả hơn. Ngài xin theo học một chương trình sống rất nghiêm khắc để đề phòng những dục vọng bất chính. Ngài còn nhiệt thành dạy giáo lý cho người dốt nát, thăm viếng giúp đỡ các bệnh nhân và những người nghèo khổ. Dầu vậy Ngài đã thành công mỹ mãn và được phép cha cho ở lại để học dân luật và giáo luật.

Ngày 11 tháng 4 năm 1575, Ngài chịu phép cắt tóc gia nhập hàng giáo sĩ.

Sau khi đậu tiến sĩ giáo luật và dân luật, Giuse tiếp tục học thần học tại Valence. Nơi hoa lệ này, quỉ đã ra sức tấn công đức trinh khiết của Giuse. Nhưng quyết hiến thân cho Chúa, Giuse đã chiến thắng vẻ vang. Từ đó Ngài bỏ Valence để tiếp tục theo học tại Alcada.

Tuy nhiên một hung tin làm xáo trộn cuộc đời Ngài. Người anh của Giuse, một sĩ quan trong quân đội từ trần mà chưa có con nối dõi tông đường. Giuse trở về quê nhà vâng lời cha mẹ nhưng vẫn nuôi ước vọng làm linh mục. Ngài ra sức cầu nguyện và được nhậm lời. Ngài bị lâm trọng bệnh và các y sĩ đều bó tay. Người cha của Giuse hứa sẽ cho Ngài làm linh mục nếu được chữa lành. Giuse đã lành bệnh.

Ngày 17 tháng 12 năm 1583, Giuse được thụ phong linh mục. Từ đó cha Giuse lao mình vào công việc chấn hưng đạo đức. Ngài đã thành công đến nỗi 35 tuổi đã được đặt làm bề trên địa phận Urgel. Dầu vậy, Ngài cảm thấy sức thúc đẩy đến Roma. Ngài lên đường và suốt năm năm. Ngài đã sống tại giáo đô như là một khách hành hương khiêm tốn. Trong thời gian này, thánh nhân đã thấy tận mắt sự khốn cùng và những tật xấu của đám dân nghèo. Ngài xác tín rằng tình trạng này gây nên bởi sự thiếu hiểu biết về đạo.

Hiện đang sở hữu tài sản lớn lao do người cha từ trần để lại, Ngài liền thiết lập những trường miễn phí cho dân nghèo. Nhiều người đến cộng tác với Ngài, phần lớn là các giáo sĩ. Dần dần họ họp thành một dòng giáo sĩ triều được đặt dưới sự bảo trợ của Mẹ Thiên Chúa. Năm 1622 cha Giuse đã đặt làm bề trên tiên khởi. Các trường dưới sự hướng dẫn của Ngài ngày càng thêm nhiều, công cuộc của Ngài lan rộng sang Đức, Bohemia và Ba Lan.

Về già, cha Giuse trở thành nạn nhân của một âm mưu nhằm truất phế Ngài xuống. Mầm mống chia rẽ vì ghen tỵ mọc lên trong dòng, khiến Đức Innocentê X hạ dòng xuống thành hội đạo đức mà thôi. Cha Giuse vẫn vui vẻ chấp nhận. Tuy nhiên Chúa lại thưởng công cho Ngài và nhiều phép lạ, nhất là được thấy Đức Mẹ ẵm Chúa Giêsu đến xem các học trò của Ngài lần hạt và ban phép lành cho họ. Ngài còn được ơn nói tiên tri, cho biết 10 năm sau dòng sẽ phục hồi và bành trướng mạnh mẽ.

Ngày 25 tháng năm 1648, thánh Giuse từ trần vì một cơn sốt, thọ 92 tuổi, năm 1767 Ngài được tuyên thánh. Năm 1948 Ngài được đặt làm vị tông đồ việc giáo dục và làm đấng bảo trợ các trường công giáo.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 8 6 years 8 months ago #62943


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 25 Tháng 8:
THÁNH LOUIS IX HOÀNG ĐẾ NƯỚC PHÁP

0825_StLouisOfFrance.jpg


Thánh Louis IX Hoàng Đế sinh vào ngày 25 tháng 04 năm 1214 tại Poissy, Pháp quốc. Ngài là con trai của hoàng đế Louis VIII của nước Pháp, và của hoàng hậu Blanca de Castile. Vào năm 1226, khi mới 11 tuổi, Louis đã được phong vương để trở thành hoàng đế Louis IX của nước Pháp. Cuộc phong vương này diễn ra tại Reims. Ngài cai trị nước Pháp dưới sự giám hộ của Hoàng Thái Hậu Blanca. Bà đã thành công trong việc dẹp tan sự chống đối của giới quý tộc trước sự cai trị của con bà. Và chính nhờ bà mà Louis có được một tâm hồn đạo hạnh. Cho tới khi luống tuổi, bà vẫn can thiệp vào cả cuộc sống thân mật lẫn cuộc sống riêng tư của Louis. Khi đến tuổi trưởng thành, hoàng đế Louis đã lập gia đình với Margarete của xứ Provence và có 11 người con.

Nhờ vào cuộc chiến thắng của mình trên người Anh (1240/1241), và cuộc chiến thắng bá tước Toulouse vào năm 1242, cũng như trận chiến thắng có tính quyết định chống lại người Albige với sự xâm lược của Montségur vào năm 1244, hoàng đế Louis đã củng cố vị thế của nước Pháp. Nhờ vào tư cách trung gian của mình trong những cuộc xung đột giữa hoàng đế và Giáo hoàng tại Công Đồng Lyon I, hoàng đế Louis đã nâng cao uy tín của mình trên toàn Âu Châu. Vào năm 1239, hoàng đế Louis nhận được Thánh Tích vô cùng quý giá, đó là Mạo Gai của Chúa Giê-su. Ngài ra lệnh xây một nguyện đường để tôn kính Thánh Tích này. Với sự kiện đó, hoàng đế Louis tự coi mình như người kế vị vua Salomon, và Paris trở thành tân Giê-ru-sa-lem, vì nó trở thành nơi bảo quản Thánh Tích vô cùng quý giá cho tới ngày cùng tận. Dưới thời trị vì của hoàng đế Louis, Nhà Thờ Notre Dame Paris được khánh thành. Mạo Gai của Chúa đã được chuyển đến nhà thờ này dưới thời hoàng đế Napoleon, và vẫn ở đó cho tới nay.

Cũng trong năm 1239, hoàng đế Louis đã lên đường thực hiện cuộc Thập Tự Chinh thứ nhất. Và để cho cuộc Thập Tự Chinh được diễn ra tốt đẹp, ông đã ra lệnh xây dựng một bến cảng tại St-Gilles. Cuộc xâm chiếm Damiette, tức Dumyat, Ai-cập ngày nay, đã diễn ra suôn sẻ. Sau đó, hoàng đế Louis đem quân tới Palestina. Tại đây, ông đã giúp đỡ những người lính Thập Tự Chinh đang bị tra tấn ở đó. Vào mùa Xuân năm 1250, khi ông tấn công Cairo, Ai-cập, ông và toàn thể quân lính đã bị bắt giam. Sau khi phải nộp một số tiền chuộc và phải trả lại Damiette, hoàng đế Louis mới được trả tự do. Vào năm 1250, sau một ơn cứu thoát nhiệm mầu khỏi một vụ đắm tàu, hoàng đế Louis đã có thể tái tổ chức lại việc điều hành tại Giê-ru-sa-lem, cũng như tái thiết lập các tân pháo đài. Từ cuộc Thập Tự Chinh này, người ta cho rằng, hoàng đế Louis đã lấy được một chiếc đanh của Thập Giá Chúa Ki-tô với tư cách là một Thánh Tích, và mang về Pháp.

Khi nghe tin hoàng thái hậu qua đời, hoàng đế Louis đã buộc phải quay về nước. Vào mùa Xuân năm 1254 ông mới về tới nơi. Sau đó ông đã thực hiện các cuộc cải tổ có tính khai phá về hiến pháp và về việc điều hành quốc gia hầu củng cố quyền lực của hoàng đế. Ông đã soạn thảo một hệ thống luật lệ mới với những quy định đồng nhất và theo cách thức của hệ thống luật lệ Rô-ma. Ông bãi bỏ quyền tư pháp nhân danh thượng đế nhưng lại thiết lập tòa án dị giáo. Chế độ tiền tệ nhà vua được khuếch trương trên toàn nước Pháp, còn những đồng tiền khác, đặc biệt là tiền Anh – đều bị cấm, việc thu thuế được tập trung lại thông qua các đại lý. Ngay cả những khoản thuế đặc biệt cũng được yêu cầu thanh toán trực tiếp cho ban quản lý triều đình nhà vua. Ông bảo vệ quyền lợi của nhà nước trước những tham vọng quyền lực của một số nhà lãnh đạo Giáo hội, và lên án những lạm dụng trong Giáo hội.

Nhờ vào những hiệp ước với vua Jacop I của Aragon vào năm 1258 và với hoàng đế Heinrich III của Anh, hoàng đế Louis đã thành công trong việc tái phân định ranh giới của Carolin. Hoàng đế Louis đã có thể củng cố sự ảnh hưởng của mình một cách rõ rệt Ngay tại vùng Champagne, Flandern, Toulouse và vùng Normandie. Vì thế, ngay khi còn sinh thời, hoàng đế Louis đã được coi như hoàng đế không ngai của cả Tây Âu.

Trên đỉnh cao uy tín và quyền lực, vào năm 1267, hoàng đế Luois lại quyết định thực hiện cuộc Thập Tự Chinh lần thứ hai. Ông định đi tới Bắc Phi và quay về vùng Sultans của Tunis. Vào năm 1270, hoàng đế Louis còn xâm chiếm được cả thành quách cổ của người Cathago – tức khu vực phía ngoài Tunis của Tunusie ngày nay. Sau đó một trận dịch hạch hay bệnh dịch tả đã hủy hoại đoàn quân của ông; và chính hoàng đế Louis cũng chết tại Carthago vào ngày 25 tháng 08 năm 1270, và trước khi chết, ông đã ra lệnh rắc tro trên mình ông theo hình Thánh Giá.

Hoàng đế Louis đã nhiều lần cân nhắc tới chuyện gia nhập Dòng Ba Thánh Phan-xi-cô. Sau cùng, ông đã quyết định gia nhập Dòng ba Chúa Ba Ngôi. Theo tương truyền, cuộc sống cá nhân của hoàng đế Louis được coi là giống với một nam Tu Sĩ hơn là một hoàng đế. Trong tiểu sử của mình, hoàng đế Louis được mô tả là một người khiêm nhượng, kiên nhẫn, một người cha đầy tình thương, một người đầy mối thiện cảm và sự cảm thông với người nghèo và các bệnh nhân. Tương truyền kể lại rằng, Ngài luôn luôn chia sẻ phần ăn từ chính chiếc bát của mình. Trong Mùa Chay, cả hoàng hậu, lẫn các hoàng tử và các công chúa đều không được phép đeo kim cương hay đồ trang sức khác. Bản thân hoàng đế Louis thì sống rất khắc khổ, và thường đích thân chăm sóc người nghèo. Thậm chí ông còn rửa chân cho họ trong Mùa Chay. Ông đã tậu được nhiều công đức cho mình trong việc chăm sóc những người nghèo và xây dựng các bệnh viện. Hoàng đế Louis trở thành mẫu gương lý tưởng cho mọi bậc đế vương Ki-tô giáo; trở thành nhà loan báo Đức Tin cũng như trở thành hoàng đế công chính.

Thi thể của hoàng đế Louis được đưa tới St-Denis và được bảo quản tại đó. Trái tim của Ngài được lưu giữ trong một chiếc bình pha-lê trong nhà thờ Chính Tòa Monreale ở Sizilian. Vào năm 1306, hộp sọ của Ngài được cung nghinh tới Paris.

Vào ngày 11 tháng 08 năm 1297, tức chỉ 27 năm sau ngày chết, hoàng đế Louis IX đã được Đức Thánh Cha Bonifatiô tôn phong lên bậc Hiển Thánh.

Từ Neapal, việc tôn kính hoàng đế Louis với tư cách là một vị Thánh đã mau chóng lan ra toàn nước Ý. Sang thế kỷ XVI, việc tôn kính này đã lan sang nước Đức và Tây-ban-nha. Các Tu sĩ Dòng Tên đã kể Ngài vào trong một loạt các vị Bổn Mạng của họ. Các nguyện đường tại các Đại Sứ Quán của Pháp ở khắp nơi đều được cung hiến để kính nhớ Ngài.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 8 6 years 8 months ago #62941


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 24 Tháng 8:
THÁNH BATÔLÔMÊÔ TÔNG ĐỒ

0824_StBartholomew.jpg


Thánh Batôlômêô là một trong các tông đồ đầu tiên của Đức Chúa Giêsu. Batôlômêô còn có tên gọi khác là Nathanael. Batôlômêô quê ở Cana, xứ Galilêa. Ngài trở thành môn đệ của Đức Chúa Giêsu khi anh bạn Philipphê mời ngài tới và gặp Đức Chúa Giêsu. Nathanael đã được Đức Chúa Giêsu khen ngợi vừa khi Chúa gặp ngài: “Đây đích thực là người không có gì gian dối!” (Ga 1,47). Chúa Giêsu biết Nathanael thật đúng là người lương thiện và chân thành. Ngài chỉ ước ao tìm biết chân lý mà thôi!

Nathanael rất đỗi ngạc nhiên khi nghe Đức Chúa Giêsu nói như vậy. Ngài hỏi Chúa: “Sao Người biết tôi?” Chúa Giêsu trả lời: “Trước lúc Philipphê gọi ngươi, Ta đã thấy ngươi đang ở dưới cây vả.” Đó là một nơi cầu nguyện tuyệt vời. Nathanael hẳn là phải nhận thấy Đức Chúa Giêsu đã đọc được tâm hồn của ngài lúc ngài cầu nguyện. “Lạy Thầy!” Nathanael kêu lên, “Thầy là Con Thiên Chúa, là Vua Israel!” (Ga 1,49). Và Nathanael đã trở thành một trong các tông đồ trung thành của Đức Chúa Giêsu.

Như các tông đồ khác, Nathanael, hay còn gọi là Batôlômêô, đã rao giảng Tin mừng của Đức Chúa Giêsu và đã liều mất mạng sống mình vì Tin mừng. Người ta nói rằng thánh nhân đã tới Ấn Độ, Ácmênia và nhiều nơi khác nữa. Ngài đã rao giảng với tất cả nhiệt tâm cho đến khi liều mạng sống vì đức tin. Và vì thế, thánh Batôlômêô không những đã nhận được phần thưởng của bậc tông đồ, mà ngài còn lãnh được triều thiên tử đạo.

Chúa Giêsu đã ngưỡng mộ lòng chân thành của thánh Batôlômêô. Dù có những ý kiến khác biệt nhưng thánh nhân không phải là một người ngoan cố, do vậy, thánh nhân đã được Đức Chúa Giêsu khen ngợi. Chúa Giêsu cũng ban cho thánh Batôlômêô ơn đức tin và ơn làm tông đồ. Chúng ta hãy nài xin thánh Batôlômêô giúp chúng ta cứ mãi thăng tiến trong niềm tin của mình.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 8 6 years 8 months ago #62938


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 23 Tháng 8:
THÁNH RÔSA LIMA

0823_StRoseOfLima.jpg


Thánh Rôsa Lima (1586 -1617) là Nữ Tu Đa-minh người Pê-ru, và là người sáng lập một Đan Viện chiêm niệm đầu tiên tại Pê-ru. Không chỉ là Nữ Bổn Mạng của Mỹ Châu La-tinh, Thánh Nữ còn được đặt làm Bổn Mạng của đất nước Pê-ru, của thủ đô nước này là Li-ma, của Tây Ấn-độ và của Philippine. Ngài sinh vào ngày 20 tháng 04 năm 1586 tại Li-ma, Pê-ru, với tên trong giấy khai sinh là Isabel de Flores. Cha ngài là Gaspar Flores, người Tây Ban Nha, Mẹ là Maria đệ Oliva, gốc dân da đỏ. Cả hai có 13 người con và rất nghèo. Thánh Rôsa được rửa tội với tên là Isabel Flores de Oliva, tại giáo xứ thánh Sêbastianô, nhưng mẹ ngài gọi ngài là Rôsa, tức “Hoa Hồng‟ vì nét mặt xinh xắn và đôi má hồng tươi.

Rôsa sống một thời gian dài tuổi niên thiếu tại thi trấn mỏ Quive, một thị trấn nghèo trên những ngọn đồi của thủ đô Lima, giữa hai con sông Chilông và Arahuay. Gia đình ngài chuyển tới đó vì cha ngài được cử trông coi khu khai thác mỏ. Còn tấm bé, Rôsa đã hấp thụ được lòng sùng kính tôn giáo và đã qua nhiều giờ chiêm ngƣỡng ảnh “Đức Mẹ bồng ẳm Chúa Hài đồng”. Năm 1598, Rôsa chịu thêm sức từ tay đức Tổng Giám mục Toribio de Mongrovejo (sau này ngài cũng trở thành một vị thánh).

Không tỏ ra có thiên hướng với công việc tại mỏ, nên cha mẹ Rôsa hy vọng cô bé Rôsa sẽ lớn lên thành một thiếu nữ hấp dẫn và lấy chồng giàu có để giúp đỡ toàn thể gia đình. Nhưng Rôsa không có ý lấy chồng, một chuyện cha mẹ cô không thể chấp nhận được. Thay vì thế, Rôsa đã khấn giữ mình trinh khiết và quyết định sống đời tu sĩ, theo gương thánh nữ Catarina Siena, và hiến mình sống cuộc đời hy sinh và từ bỏ. Bất chấp việc cha mẹ phản đối, Rôsa thực hành các hình thức hãm mình nhiệm nhặt tối đa.

Rôsa không thích vẻ đẹp của mình và sự chú ý mà người khác bị lôi cuốn tới cô. Sau khi gia đình cô trở về thủ đô Lima, cô ăn chay, rồi trở thành ngƣời chỉ sống bằng ăn rau, hãm dẹp thân xác với công việc năng nhọc, và đi xa tới mức cắt tóc, chà muối, vôi, hạt tiên tay và vào mặt, tạo thành các vết sƣng xấu xí. Năm 1605, Rôsa muốn vào tu viện “Thánh Clara‟, nhưng quá nghèo không đủ khả năng nộp tiền “hồi môn” để vào tu. Thay vì thế, cô tiếp tục sống trong sự thờ phượng Thiên Chúa cách tuyệt đối. Cô dời xa khỏi nhà cô, và đến sống trong một túp lều do chính cô làm, trong mảnh đất thuộc gia đình cô, và suốt ngày cầu nguyện, làm việc cật lực, hãm mình, giúp đỡ người đau ốm và nghèo khổ trong cộng đồng dân chúng. Cô đem họ tới túp lều của mình, nuôi nấng và chăm sóc cho họ. Cô lo việc kim chỉ, trồng những bông hoa đẹp rồi đem ra chợ. Với những đồ thêu và dải sợi tinh tế, cô nâng đỡ gia đình và các công việc bác ái.

Sau cùng với 20 xuân xanh, cô đã được dòng Đaminh để ý tới và được ghi danh vào “Dòng ba Đaminh” mà không cần phải trả tiền hồi môn. Sau đó cô càng hãm mình nhiệm nhặt gấp đôi và thực hành nhiều việc đền tội khác. Cô tiếp tục thực thi các thực hành đạo đức này, từ bỏ ăn những đồ ăn thông thường và chỉ sống bằng bánh và nước, trộn với rau cỏ cô trồng trong vườn nhỏ bé của cô, với nước cốt rau cỏ tự nhiên. Cô luôn luôn đội một triều thiên bằng kim loại có giấu những mũi gai nhọn, mà cô che đi bằng những bông hồng, và đeo dây lưng bằng sắt. Cô thực hiện những hãm mình nhiệm nhặt và dữ dằn này để người ta khỏi chú ý tới sắc đẹp của cô và để tập trung lòng trí về Thiên Chúa.

Với những hãm mình và cuộc sống tử đạo như vậy, cô qua đời ngày 24-8-1617, ở tuổi 31. Đám tang của cô không thể cử hành nổi trong suốt hai ngày vì dân chúng nối đuôi nhau tới xem thi hài cô. Rôsa được tôn kính vào thời đó tới mức vị tổng trấn, đức Tổng Giám mục, các đại diện của các huynh đoàn tu sĩ và nhiều bậc vị vọng cùng chính quyền Lima đã tới dự lễ tang của cô. Cô được chốn cất tại nghĩa trang tu viện Đaminh. Sau này hài cốt thánh Rôsa được đưa về một nhà nguyện thuộc thánh đường thánh Đaminh, gần bên hai người bạn của cô là thánh Martinô Porres và Alonso Abad.

Thánh Rôsa được phong Chân phước năm 1667 do Đức Thánh Cha Clêmentêê IX và được phong Thánh ngày 12-4-1671 do Đức Thánh Cha Clêmênê X, như là vị thánh đầu tiên của châu Mỹ. Ngày lễ kính thánh Rôsa Lima là ngày nghỉ cho cả nước Pêru, và cho nhiều nước Mỹ Latinh khác nữa, và là một ngày đặc biệt cho đất cả những người mến mộ cô cách cuồng nhiệt, cách riêng tại Lima.

Lời bàn: Thật dễ để cho rằng sự ăn năn đền tội quá đáng của các thánh là hình thức bề ngoài của một vài nền văn hóa hay tính khí nào đó. Nhưng hình ảnh một phụ nữ đội mão gai rất có thể đã khích động lương tâm của chúng ta. Chúng ta đang vui hưởng một đời sống đầy đủ tiện nghi nhất trong lịch sử loài người. Chúng ta ăn uống thừa thãi, sử dụng biết bao đồ vật và chất chứa trong tai mắt chúng ta đủ mọi thứ âm thanh và hình ảnh. Giới thương mại vội vã chế tạo các vật dụng không cần thiết để chúng ta tiêu xài. Dường như khi chúng ta ngày càng nô lệ cho các phương tiện vật chất thì lúc ấy sự "tự do" trở nên vấn đề lớn lao. Chúng ta có sẵn sàng rèn luyện tâm linh trong một môi trường như thế hay không?

Lời trích: "Nếu tay hoặc chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; thà cụt tay cụt chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay hai chân mà bị ném vào lửa đời đời. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mắt mà ném đi; thà chột mắt mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào lửa hoả ngục" (Mt 18:8-9).


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 8 6 years 8 months ago #62937


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 22 Tháng 8:
LỄ ĐỨC MARIA TRINH NỮ VƯƠNG

0822_QeenshipOfMary.jpg


Chúng ta hãy liên kết ngày lễ hôm nay với ngày lễ Đức Maria hồn xác lên trời, mà chúng ta đã mừng hôm 15 tháng Tám. Hôm nay, chúng ta hãy suy niệm về mầu nhiệm Đức Maria được hiệp nhất với Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ trên thiên đàng. Mẹ đang ở đó, với cả linh hồn và trọn thân xác của Mẹ.

Dù cho các chính phủ ngày nay thường là những chính phủ cai trị theo nguyên tắc của chế độ dân chủ, chúng ta cũng vẫn có thể hiểu được tầm quan trọng của các vua chúa cũng như các bà hoàng trong lịch sử của nhiều quốc gia. Một bà hoàng tốt thì luôn được thần dân hết lòng phục vụ và yêu mến. Đó là hình ảnh bà hoàng mà chúng ta gặp thấy nơi Đức Maria. Mẹ thật là một Bà Hoàng dễ thương và nhân hậu. Mẹ cũng là Mẹ và là Thầy của mỗi người chúng ta.

Với tư cách là Mẹ, Mẹ Maria luôn quan tâm săn sóc chúng ta. Đừng bao giờ xấu hổ khi phải cầu xin Đức Mẹ bất cứ điều gì. Đức Mẹ sẽ ban cho ta được những ơn phần hồn. Mẹ sẽ trợ giúp ta cả những ơn phần xác. Đức Mẹ cũng là người Thầy của chúng ta, vì Mẹ để lại cho chúng ta một mẫu gương, dạy ta biết cách trở nên những môn đệ đích thực của Đức Chúa Giêsu Con Mẹ. Nếu ta đón nhận Mẹ làm Nữ Vương của mình, ta sẽ được Mẹ dạy cho biết nhiều điều kỳ diệu về sự sống của Đức Chúa Giêsu trong ta. Mẹ sẽ dẫn ta đến với Con của Mẹ.

Chúng ta có thể tôn kính Mẹ Maria mỗi ngày bằng nhiều cách. Chúng ta có thể đọc kinh Kính Mừng trong ngày. Chúng ta có thể dùng một quãng thời gian thanh vắng nào đó để cầu nguyện và đọc kinh Mân Côi. Chúng ta có thể mang trong mình một mẫu ảnh hay một bức tượng nhỏ của Mẹ để nhắc nhớ ta tôn kính Mẹ bằng những lời kinh. Đó là phương thế chúng ta đặt Mẹ làm trung tâm và là Nữ Vương của lòng mình.

Chúng ta hãy năng đọc kinh Kính Mừng trong ngày: Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012