Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 9

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 9 6 years 6 months ago #63027


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 30 Tháng 9:
THÁNH GÊRÔNIMÔ (ST. JEROME)

0930_StJerome.jpg


Giêrônimô là một Kitô hữu Rôma sống vào cuối thế kỷ thứ 4 đầu thế kỷ thứ 5. Thân phụ Giêrônimô đích thân chỉ dạy ngài đức tin Công giáo, nhưng lại gởi ngài vào học tại một trường ngoại giáo danh tiếng. Ở đó, Giêrônimô dần dà mộ mến các tác phẩm ngoại giáo và ngài đã đánh mất một chút lòng yêu mến Thiên Chúa. Tuy vậy, nhờ việc làm bạn với một nhóm tín hữu thánh thiện, trái tim Giêrônimô đã quay về hoàn toàn với Thiên Chúa và ngài được chịu phép Thanh tẩy.

Sau đó, người thanh niên ưu tú này quyết định ẩn thân trong một sa mạc hoang vu. Suốt bốn năm, Giêrônimô sống trong cầu nguyện, đền tội và chống trả các chước cám dỗ. Ngài học tiếng Hipri và viết tiểu sử thánh Phaolô thành Thêbê. Giêrônimô trở nên học giả nghiên cứu tiếng Hipri rất danh tiếng đến nỗi sau này ngài đã chuyển dịch bộ Kinh Thánh sang tiếng Latinh. (Lúc đó, chỉ những ai biết tiếng Hipri mới đọc được Kinh Thánh mà thôi!) Nhờ Giêrônimô, nhiều người đã có thể đọc và hiểu được Kinh Thánh. Sau thời gian sống trong sa mạc, Giêrônimô tới Antiôkia và được thụ phong linh mục. Rồi ngài đi Constantinôp để học Kinh Thánh và sau đó trở về Rôma. Ở đây, Giêrônimô đã sửa lại bản Kinh Thánh Latinh.

Thánh Giêrônimô đã trải qua nhiều năm sống trong một cái hang nhỏ ở Bêlem. Tại đó, thánh nhân đã cầu nguyện, nghiên cứu và chuyển dịch Kinh Thánh. Giêrônimô dạy cho nhiều người biết cách phục vụ Thiên Chúa. Ngài cũng viết rất nhiều sách vở và thư từ để giải thích đức tin Công giáo.

Thánh Giêrônimô qua đời tại Bêlem năm 419 hay 420. Ngài cũng được tôn tặng danh hiệu Tiến sĩ Hội Thánh.

Để vượt qua những cơn cám dỗ nặng nề, thánh Giêrônimô đã làm việc và học hành chăm chỉ. Ngài cũng đọc Kinh Thánh nữa. Chúng ta hãy bắt chước những thói quen rất tuyệt vời của thánh Giêrônimô là chăm chỉ làm việc, nghiêm túc học hành và ham đọc Kinh Thánh. Chính lời Chúa sẽ có sức biến đổi cuộc đời của chúng ta trở nên tốt hơn.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 9 6 years 6 months ago #63026


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 29 Tháng 9:
THÁNH MICAEL, THÁNH GRABIEL VÀ THÁNH RAPHAEL
(TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICAE, GABRIEN VÀ RAPHAEN)


0929_StsMichaelRaphaelGabriel.jpg


Micael, Gabriel và Raphael được gọi là “các thánh” vì lẽ các ngài thực sự là thánh. Thế nhưng các ngài khác biệt với hầu hết các vị thánh khác bởi các ngài không phải là người. Các ngài là những thiên thần; cụ thể hơn, các ngài là những tổng lãnh thiên thần. Các ngài làm nhiệm vụ bảo vệ con người; và chúng ta biết đôi chút về mỗi vị từ kho tàng Kinh Thánh.

Tên của tổng thần Micael có nghĩa là “ai bằng Thiên Chúa?” Ba cuốn sách của bộ Kinh Thánh nói về đức thánh Micael là: Đaniel, Khải Huyền và thư thánh Giuđa. Trong sách Khải Huyền, nơi chương 12, các câu 7-9, chúng ta đọc thấy có một trận chiến vĩ đại xảy ra trên trời. Micael và các thiên thần của ngài giao chiến với Satan. Micael trở nên nhà vô địch về lòng trung thành đối với Thiên Chúa và là đấng bảo vệ Dân Thiên Chúa. Chúng ta hãy nài xin thánh Micael làm cho tình yêu của chúng ta ngày thêm thắm thiết đối với Đức Chúa Giêsu và với việc thực hành đức tin Công giáo.

Danh xưng Gabriel có nghĩa là “sức mạnh Thiên Chúa.” Ngài cũng được sách Đaniel đề cập tới. Gabriel rất quen thuộc đối với chúng ta bởi ngài là nhân vật quan trọng trong Tin mừng của thánh ký Luca. Vị tổng lãnh thiên thần này đã báo tin cho Đức Maria rằng Mẹ sẽ trở nên Mẹ của Đấng Cứu Thế. Gabriel cũng báo tin cho Dacaria rằng ông và vợ ông là bà Êlizabeth sẽ có một con trai và ông sẽ đặt tên cho con trẻ là Gioan. Gabriel chính là sứ giả của Tin mừng. Chúng ta hãy nài xin ngài giúp chúng ta cũng trở nên những sứ giả tốt lành như ngài.

Tên Raphael có nghĩa là “Thiên Chúa chữa lành.” Chúng ta đọc thấy câu chuyện thương cảm nói về vai trò của Raphael trong sách Tôbia. Ngài đã chữa lành đôi mắt mù lòa của Tôbít và đã đồng hành cùng Tôbia, con trai Tôbít, trong cuộc hành trình của cậu. Cuối cuộc hành trình, Raphael đã mạc khải nhân dạng đích thực của mình. Raphael cho biết ngài là một trong bảy vị thiên thần luôn đứng chầu trước ngai Thiên Chúa. Chúng ta hãy nài xin thánh Raphael cũng bảo vệ chúng ta trong những cuộc hành trình, dù đó là một lộ trình ngắn, như đi tới trường học. Chúng ta cũng hãy nài xin ngài trợ giúp khi bản thân chúng ta hay một người thân yêu của chúng ta bị đau yếu.

Chúng ta hãy dâng một lời nguyện tắt lên ba vị tổng thần: Lạy thánh Micael, thánh Gabriel và thánh Raphael, xin hãy ở cùng con hôm nay. Xin hãy bảo vệ con cho khỏi những nguy hại tâm hồn và thể xác. Xin hãy giúp con luôn sống trung thành với Chúa Giêsu và trở nên chứng nhân tuyệt hảo của tình yêu Chúa. Amen.

* * * * * * * * *

Các thiên thần - là sứ giả của Thiên Chúa - thường xuất hiện trong Kinh Thánh, nhưng chỉ có các thiên thần Micae, Gabrien và Raphaen là có tên.

Thánh Micae xuất hiện trong thị kiến của tiên tri Daniel như "hoàng tử vĩ đại" bảo vệ Israel chống lại quân thù; trong Sách Khải Huyền, người dẫn đầu đạo binh Thiên Chúa chiến đấu với ma quỷ trong trận chiến vẻ vang sau cùng. Việc sùng kính Thánh Micae là sự sùng kính thiên thần lâu đời nhất, xuất phát từ Ðông Phương trong thế kỷ thứ tư. Cho đến thế kỷ thứ năm thì Giáo Hội Tây Phương mới bắt đầu mừng lễ kính Thánh Micae và các thiên thần.

Thánh Gabrien cũng xuất hiện trong thị kiến của tiên tri Daniel, công bố vai trò của Thánh Micae trong hoạch định của Thiên Chúa. Sự xuất hiện của Thánh Gabrien mà nhiều người còn nhớ là khi hiện ra với trinh nữ Maria, mẹ Ðấng Cứu Thế.

Hoạt động của Thánh Raphaen chỉ giới hạn trong câu chuyện của ông Tobit thời Cựu Ước. Trong chuyện này người xuất hiện để dẫn dắt con ông Tobit là Tobia qua những cuộc mạo hiểm dị thường mà sau cùng dẫn đến một kết quả thật tốt đẹp: Tobia kết hôn với Sarah, ông Tobit được chữa khỏi mù mắt và tài sản của gia đình ông được hồi phục.

Việc kính nhớ Thánh Gabrien (24-3) và Raphaen (24-10) được thêm vào niên lịch Giáo Hội La Mã trong năm 1921. Vào năm 1970, khi duyệt lại niên lịch, Giáo Hội đã đưa ngày lễ kính hai vị vào chung một ngày với Thánh Micae.

Lời Bàn: Mỗi một tổng lãnh thiên thần nói trên đều có một nhiệm vụ đặc biệt trong Kinh Thánh: Thánh Micae bảo vệ; Thánh Gabrien truyền tin; Thánh Raphaen hướng dẫn. Trước đây người ta tin rằng những biến cố không thể giải thích được là do hành động của các thực thể thần linh, nhưng ngày nay khoa học có cái nhìn khác biệt và cảm nhận khác biệt về nguyên nhân và hậu quả. Tuy nhiên, người tín hữu vẫn cảm nhận được sự bảo bọc, sự liên hệ và sự hướng dẫn của Thiên Chúa trong những phương cách không thể giải thích được. Chúng ta không thể coi thường vai trò của các thiên thần.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 6 years 6 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 9 6 years 6 months ago #63023


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 28 Tháng 9:
THÁNH WENCESLAUS

0928_StWenceslaus.jpg


Nếu Giáo Hội được mô tả một cách sai lầm như bao gồm những người "thuộc thế giới khác," thì cuộc đời Thánh Wenceslaus là một minh chứng cho sự khác biệt đó: Người bênh vực các giá trị Kitô Giáo giữa những mưu đồ chính trị mà đó là đặc điểm của Bohemia vào thế kỷ thứ 10.

Người sinh năm 907 gần Prague, con của Công Tước Bohemia. Bà nội thánh thiện của người là bà Ludmilla, đã nuôi nấng và dạy dỗ người với hy vọng người sẽ cầm quyền ở Bohemia thay cho mẹ của Wenceslaus, là người ưa thích các bè phái chống đối Kitô Giáo. Hiển nhiên là bà nội Ludmilla bị giết, nhưng các lực lượng Kitô Giáo mạnh thế đã chiến thắng, và Wenceslaus đã nắm giữ chức vụ lãnh đạo trong chính phủ.

Sự cai trị của Wenceslaus được ghi nhận qua các nỗ lực nhằm đoàn kết Bohemia, hỗ trợ Giáo Hội và các cuộc đàm phán hòa bình với nước Ðức, nhưng chính vì thế người đã gặp khó khăn với những người chống-Kitô Giáo. Em của người là Boleslav đã nhúng tay vào một âm mưu, và trong tháng Chín 929, ông mời Wenceslaus đến Alt Bunglou để dự lễ các Thánh Cosmas và Damian. Trên đường đi dự lễ, Boleslav đã tấn công chính anh mình, và trong cuộc ẩu đả, Wenceslaus đã bị giết bởi bộ hạ của Boleslav.

Mặc dù cái chết của người là hậu quả chính yếu của biến động chính trị, Thánh Wenceslaus được ca tụng như một vị tử đạo vì đức tin, và mộ của người trở nên trung tâm hành hương. Thánh nhân được xưng tụng là quan thầy của người Bohemia và người Tiệp Khăéc trước kia.

Lời Bàn: "Vua Wenceslaus Nhân Từ" đã cụ thể hóa Kitô Giáo trong một thế giới đầy xáo trộn chính trị. Trong khi chúng ta thường là nạn nhân của một loại bạo lực nào đó, chúng ta cũng có thể đồng hóa với sự tranh đấu của thánh nhân nhằm đem lại sự hài hoà cho xã hội. Mọi Kitô Hữu đều được mời gọi tham dự vào việc thay đổi xã hội và sinh hoạt chính trị, vì các giá trị phúc âm rất cần thiết cho thế giới ngày nay.

Lời Trích: "Trong khi công nhận thẩm quyền của các thực thể chính trị, Kitô Hữu nào tham gia sinh hoạt chính trị phải cố gắng có những quyết định phù hợp với phúc âm và, trong khuôn khổ của một tập thể chính đáng, phải làm chứng cho đức tin của mình bởi sự phục vụ hữu hiệu và vô vị lợi" (Ðức Giáo Hoàng Phao-lô VI, Lời Mời Gọi Hành Ðộng, 46)


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 9 6 years 6 months ago #63021


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 27 Tháng 9:
THÁNH VINHSƠN PHAOLÔ (ST. VINCENT DE PAUL)

0927_StVincentDePaul.jpg


Thánh Vinhsơn Phaolô sinh năm 1581. Ngài là con trai của một gia đình nông dân người Pháp nghèo khổ. Khi trưởng thành và được nổi danh, Vinhsơn thường hay kể cho người ta nghe về cách thức ngài chăn nuôi đàn heo của thân phụ ngài. Vì rất thông minh, thân phụ Vinhsơn đã cho ngài đi học; và sau khi hoàn tất việc học, Vinhsơn được thụ phong linh mục.

Thoạt đầu, Vinhsơn Phaolô được trao cho địa vị quan trọng là dạy dỗ những trẻ con nhà giàu, và ngài đã sống khá thoải mái. Rồi một ngày kia, Vinhsơn được mời tới bên giường một nông dân đang hấp hối. Trước mặt nhiều người, nông dân này đã tuyên bố rằng tất cả những lần xưng tội trước đây của ông đều không được kỹ càng. Rồi đột nhiên, cha Vinhsơn nhận ra những người dân nghèo của nước Pháp đang rất cần sự giúp đỡ về mặt tinh thần là chừng nào! Thế là Vinhsơn bắt đầu giảng dạy họ, và từng đám đông người kéo đến xưng tội với ngài. Sau cùng, cha Vinhsơn quyết định thiết lập một hội dòng gồm các linh mục chuyên giúp đỡ những người nghèo khổ.

Các công việc bác ái của cha thánh Vinhsơn Phaolô nhiều đến nỗi người ta tưởng rằng không thể nào chỉ một người lại có thể thực hiện được như vậy. Vinhsơn Phaolô giúp đỡ những nô lệ chèo thuyền làm việc trên những chiếc tàu đi biển. Cùng với thánh nữ Luy Marillac, Vinhsơn đã thiết lập hội dòng Nữ Tử Bác Ái. Ngài mở các bệnh viện, các nhà dành cho trẻ mồ côi và các viện dưỡng lão. Vinhsơn cũng thu gom những số tiền lớn để giúp đỡ những nơi nghèo khổ, gởi các nhà truyền giáo tới phục vụ tại nhiều quốc gia và chuộc lại nhiều nô lệ Công giáo Bắc phi. Dù cho Vinhsơn Phaolô là người đầy bác ái, tuy vậy, thánh nhân vẫn khiêm tốn nhìn nhận rằng theo sức tự nhiên, ngài chẳng thể làm được như thế. “Tôi là người cứng cỏi, cộc cằn và hay nóng giận,” thánh Vinhsơn nói, “tất cả là do bởi ơn Chúa!” Thánh Vinhsơn Phaolô về trời ngày 27 tháng Chín năm 1660. Ngài được đức thánh cha Clêmentê XII tôn phong lên bậc hiển thánh năm 1737.

Chúa Giêsu xin chúng ta hãy sống tốt với tha nhân, nhất là với những người đau khổ. Ngài nói: “Khi các con làm cho một trong những người bé mọn nhất trong các anh em của Thầy đây, là các con làm cho chính Thầy” (Mt 25,40). Chúng ta hãy cùng thực hành những lời dạy của Chúa Giêsu và hãy noi theo gương thánh Vinhsơn Phaolô qua việc tiến tới với những người sống xung quanh mình khi nhận thấy họ cần chúng ta giúp đỡ.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 9 6 years 6 months ago #63018


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 26 Tháng 9:
THÁNH COSMA VÀ THÁNH ĐAMIANÔ

0926_StsCosmasAndDamian.jpg


Hai vị thánh tử đạo này là anh em song sinh, quê ở Syria, mất vào đầu thế kỷ thứ 4. Cả hai đều là những sinh viên khoa học nổi danh và là những y sĩ xuất sắc. Cosma và Đamianô nhìn thấy trong mỗi bệnh nhân là hình ảnh của một người anh em trong Chúa Kitô. Vì lý do này, các ngài đã chiếu tỏa một đức bác ái thật lớn lao đối với tất cả mọi người và cư xử với các bệnh nhân cách rất chu đáo. Tuy vậy, dù chăm sóc bệnh nhân hết sức nhiệt tình, nhưng cả Cosma và Đamianô không bao giờ lấy của ai một đồng tiền công! Vì thế, người ta đã đặt cho hai ngài một danh xưng bằng tiếng Hy Lạp là “những người nghèo khó.”

Mỗi khi có dịp, cả hai vị thánh đều kể cho các bệnh nhân của mình nghe biết về Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Và vì yêu mến cặp bác sĩ song sinh này, họ đã rất sẵn lòng lắng nghe hai ngài. Cosma và Đamianô thường mang lại sức khỏe cả phần xác lẫn phần hồn cho những người đến xin các ngài giúp đỡ.

Năm 303, khi cuộc bách hại các Kitô hữu của Điôclêsianô xảy ra tại thành phố nơi các ngài sinh sống, các ngài đã lập tức bị bắt. Cả hai vị thánh đã không che giấu lòng yêu mến tha thiết đối với đức tin Công giáo. Chẳng có gì khiến hai ngài có thể chối bỏ niềm tin vào Đức Kitô. Hai ngài đã sống cho Đức Kitô và đã làm cho rất nhiều người tin vào Đức Kitô. Cả hai cùng bị lên án tử một trật với ba người anh em khác. Những vị thánh tử đạo này được nêu danh trong Kinh Nguyện Thánh Thể Thứ Nhất.

Như thánh Cosma và thánh Đamianô, chúng ta hãy trở nên những dấu chỉ của niềm tin Công giáo cho những người chúng ta gặp gỡ hàng ngày. Bằng việc nhìn thấy Chúa Kitô trong tha nhân và cư xử với hết thảy mọi người cách công bằng và tử tế, chúng ta sẽ là một mẫu gương về lòng yêu thương tha nhân như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 9 6 years 6 months ago #63016


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 25 Tháng 9:
THÁNH LOUIS VÀ ZÉLIE MARTIN – CHA MẸ THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU

0925_StLouisAndZeliaMartins-1.jpg


Cha mẹ thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu được phong thánh ngày 18 tháng 10 năm 2015 tại Vatican. Cả Louis và Zélie được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI phong chân phước ngày 19 tháng 10 năm 2008.

Chân Phước Louis Martin sinh tại Bourdeaux ngày 22 Tháng Tám 1823. Là một thanh niên có một đức tin sâu sắc và chuyên chăm cầu nguyện, có thời ông đã mong mỏi được dâng hiến cho Thiên Chúa trong nhà tế bần của Thánh Cả Bernard, nhưng gặp khó khăn trong việc học tiếng Latin, ông đành trở thành một thợ đồng hồ và định cư tại Alençon.

Chân Phước Zélie Guerin sinh tại Gandelain, gần Saint-Denis-sur Sarthon, vào ngày 23 Tháng 12 năm 1831. Cô đã làm việc như một người thợ thêu thùa tại Alençon. Cô cũng đã từng bị cuốn hút bởi đời sống các nữ tu, nhưng sức khỏe không ổn định của mình và những nhận xét tiêu cực của sơ Bề Trên Dòng Nữ Tử Bác Ái tại Alençon làm cô nản lòng.

Ơn Chúa quan phòng, Zélie gặp được Louis trên cầu Thánh Leonard: cô gặp được một thanh niên mà những đức tính cao quý của anh, cung cách kính cẩn và vẻ trang nghiêm của anh đã để lại cho cô một ấn tượng sâu sắc. Một giọng nói trong lặng lẽ thì thầm: "Đây là người đàn ông đã dành sẵn cho con". Họ đã kết hôn vài tháng sau đó tại nhà thờ Đức Bà thành Alençon, vào đêm 13 tháng 6, năm 1858.

Họ đã có niềm vui chào đón đến chín đứa con; bốn người đã chết trong thời thơ ấu, nhưng điều đó không dìm họ trong đau buồn cũng không làm suy yếu được đức tin sâu sắc của họ, họ vẫn kiên trì tham dự Thánh Lễ hàng ngày và có lòng sùng kính đặc biệt với Đức Trinh Nữ Maria. Người con gái cuối cùng của họ là Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Tiến Sĩ Hội Thánh. Án phong chân phước cho một người con gái khác của các ngài là chị Léonie (Sơ Francoise Therese, một nữ tu dòng Thăm Viếng) đã được bắt đầu vào ngày 02 tháng 7 năm nay.

Louis và Zélie Martin là những ví dụ tuyệt vời của tình yêu vợ chồng, của một gia đình Kitô giáo cần cù lo lắng cho người khác, hào phóng với người nghèo và được linh hứng từ một tinh thần truyền giáo mẫu mực, luôn sẵn sàng giúp đỡ các hoạt động của giáo xứ.

Zélie qua đời tại Alencon ngày 28 tháng 8 năm 1877 sau một thời gian dài bệnh tật. Louis chuyển đến Lisieux để bảo đảm một tương lai tốt hơn cho năm cô con gái của mình. Sau khi dâng lên Thiên Chúa tất cả những người con gái của mình, ông Cố, như người ta thường gọi ông, can đảm chịu đựng nhiều đau đớn vì một căn bệnh. Ông qua đời gần Evreux ngày 29 tháng 7 năm 1894. Louis và Zélie đã được phong chân phước vào ngày 19 tháng 10 năm 2008 tại Lisieux.

0925_StLouisAndZeliaMartins-2.jpg



0925_StLouisAndZeliaMartins-3.jpg



0925_StLouisAndZeliaMartins-4.jpg



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 6 years 6 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 9 6 years 6 months ago #63014


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 24 Tháng 9:
THÁNH PACIFIO Ở SAN SEVERINO (1653-1721)

0924_StPacifico.jpg


Pacifico sinh trưởng trong một gia đình đặc biệt ở San Severino trong vùng Ancona thuộc miền trung nước Ý. Sau khi gia nhập dòng Tiểu Ðệ, ngài được thụ phong linh mục. Ngài dạy triết học trong hai năm và sau đó bắt đầu sứ vụ rao giảng một cách thành công.

Pacifico là một người khổ hạnh. Ngài ăn chay trường, sống bằng bánh mì và nước hoặc xúp. "Áo nhặm" của ngài được làm bằng sắt. Sự khó nghèo và vâng phục là hai đức tính mà các anh em tu sĩ nhớ đến ngài nhiều nhất.

Vào năm 35 tuổi, Pacifico bị bệnh nặng khiến ngài bị điếc, bị mù và bị què. Ngài dâng sự đau khổ này để cầu nguyện cho người tội lỗi trở lại, và ngài đã chữa lành nhiều bệnh nhân đến với ngài. Pacifico cũng là bề trên tu viện San Severino.

Ngài qua đời ngày 24 tháng 9 năm 1721 tại San Severino. Đức Giáo Hoàng Pius VI đã tôn phong Chân Phước cho ngài ngày 4 tháng 8 năm 1786 và Đức Giáo Hoàng Gregory IX đã nâng ngài lên hàng hiển Thánh ngày 26 tháng 5 năm 1839.

Lời Bàn: Thánh Pacifico sống sát với những lời của Thánh Phanxicô. Lời ngài rao giảng và cuộc sống có liên hệ với sự hy sinh hãm mình đền tội.

Thánh Phanxicô khuyến khích các tu sĩ rao giảng Lời Chúa mà không phô trương ầm ĩ hoặc vì tư lợi. Và vì thế, lời của họ mới thực sự là lời của Chúa và hướng đến phúc lợi của người nghe. Ðời sống của Thánh Pacifico đã thể hiện lời ngài rao giảng, và người nghe nhận ra sức mạnh trong lời của ngài.

Lời Trích: "Ngoài ra, tôi khuyên bảo và nhắc nhở các tu sĩ rằng trong sự rao giảng, lời nói của họ phải được nghiên cứu và minh bạch. Họ phải nhắm đến ích lợi và sự thăng tiến tâm linh của người nghe, nói một cách ngắn gọn về tính tốt cũng như tính xấu, sự trừng phạt và sự vinh quang, vì chính Chúa chúng ta cũng nói ngắn gọn khi ở trần thế" (Thánh Phanxicô, Quy Luật 1223, Ch. 9).



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
Last Edit: 6 years 6 months ago by Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X).
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 9 6 years 6 months ago #63011


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 23 Tháng 9:
THÁNH PIÔ PIÊTRELCINA (CHA PIÔ 5 DẤU THÁNH)

0923_SanPioPietrelcina-1.jpg


Phanxicô Forgiône sinh ngày 25 tháng Năm năm 1887 gần thành Napôli nước Ý. Song thân ngài rất nghèo khó và rất vất vả. Từ thơ ấu, Phanxicô Forgiône đã có một lòng yêu thích cầu nguyện sâu xa và một lòng khát khao nên thánh mãnh liệt.

Khi Phanxicô Forgiône lên 10, có một linh mục dòng Phanxicô Capuxinô tới Piêtrelcina. Phanxicô bị ấn tượng bởi lòng đơn sơ và khiêm nhường của ngài. Và Phanxicô quyết tâm rằng một ngày kia cũng sẽ là một linh mục dòng Capuxinô. Để giúp cho ước mơ của con thành sự thật, thân phụ của Phanxicô đã trẩy sang nước Mỹ tìm việc làm và kiếm tiền cho Phanxicô ăn học.

Vào ngày mùng 6 tháng Giêng năm 1903, Phanxicô Forgiône gia nhập dòng Capuxinô ở Morcôn. Phanxicô nhận tên là Piô. Vào năm 1910, Piô được thụ phong linh mục. Vì sức khỏe yếu kém, các bề trên tưởng là sẽ tốt hơn nếu để Piô sống một thời gian tại quê nhà. Và Piô được chỉ định về giúp cha xứ tại giáo xứ quê nhà. Chính thời gian này cha Piô nhận được một ơn đặc biệt. Để nên giống Đức Chúa Giêsu Tử Giá hơn, Piô bắt đầu cảm thấy những dấu đinh của Chúa ẩn trong tay và chân và vết thương của lưỡi đòng trong cạnh sườn mình. Sau một thời gian, các vết thương này xuất hiện thường xuyên hơn, nhưng vẫn vô hình. Vào ngày 20 tháng Chín năm 1918, năm Dấu Thánh này tỏ lộ ra bên ngoài và kéo dài suốt 50 năm sau cho tới lúc cha Piô qua đời.

Sau bảy năm sống ở Piêtrelcina, cha Piô được gởi đến đan viện Capuxinô ở Foggia. Cha cảm thấy rất hạnh phúc vì sau cùng cha cũng được ở với các anh em tu sĩ Phanxicô. Và cộng đoàn cũng vui mừng vì có sự hiện diện của cha, bởi Piô luôn vui tính và hóm hỉnh. Cha Piô bắt đầu ban bí tích Hòa giải và chẳng bao lâu từng nhóm đông người đã kéo đến xin cha lời khuyên bảo.

Vào tháng Bảy năm 1916, các bề trên của cha Piô gởi cha tới San Giovanni Rôtônđô, một ngôi làng hẻo lánh để cha được hưởng chút yên tĩnh. Ở đây, sức khỏe của Piô được bình phục, và Piô cũng được Thiên Chúa ban cho những ơn lạ. Piô đọc được tâm hồn của người khác, thậm chí cha có thể giúp họ xưng tội bằng cách nhắc họ nhớ lại những chi tiết mà cha nghe được từ nơi Thiên Chúa. Cha Piô cũng có ơn lưỡng tại (tức khả năng hiện diện ở hai nơi khác nhau trong cùng một lúc), và năm Dấu Thánh của cha tỏa ra một mùi thơm của hoa hồng và hoa tím.

Các bề trên của cha Piô đã hỏi cha những đặc ân này là có thực hay không, vì nếu như đó là trò chơi khăm thì Piô sẽ bị cấm dâng lễ công khai và cấm giải tội. Đây quả là một thánh giá nặng đối với Piô, nhưng cha Piô đã chấp nhận nó như một dịp để được nên giống Đức Chúa Giêsu. Một thời gian sau, cha Piô lại được phép cử hành các bí tích, và một lần nữa, rất đông người lại chen chúc nhau trong nhà thờ để xem cha Piô dâng thánh lễ cũng như xếp hàng để được xưng tội với ngài. Thông thường, mỗi ngày cha Piô giải tội cho trên 100 hối nhân.

Cha Piô Piêtrelcina đã dùng hầu hết cuộc đời linh mục của ngài để ban bí tích Hòa giải và khuyên bảo cùng động viên vô số bổn đạo đến từ khắp các nơi trên thế giới. Cha đã phục vụ như vậy cho tới khi về trời ngày 21 tháng Chín năm 1968. Đức thánh cha Gioan Phaolô II đã tôn cha Piô Piêtrelcina lên bậc hiển thánh năm 2002.

Chúng ta có tin rằng trong bí tích Hòa giải chúng ta được gặp chính Đức Chúa Giêsu, Đấng biết rõ chúng ta hơn chúng ta biết ta và yêu mến chúng ta hơn chúng ta có thể yêu mến mình không? Chúng ta hãy nài xin cha thánh Piô Piêtrelcina ban ơn soi sáng để chúng ta có thể nhận thấy những chuyện xảy ra trong đời sống của mình chính là những phương thế giúp chúng ta theo sát Đức Chúa Giêsu hơn. Như thế, chúng ta sẽ lãnh nhận bí tích Hòa giải cách hiệu quả hơn.

0923_SanPioPietrelcina-2.jpg


0923_SanPioPietrelcina-3.jpg


0923_SanPioPietrelcina-4.jpg


0923_SanPioPietrelcina-5.jpg


0923_SanPioPietrelcina-6.jpg


0923_SanPioPietrelcina-7.jpg


0923_SanPioPietrelcina-8.jpg


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 9 6 years 6 months ago #63009


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 22 Tháng 9:
THÁNH LORENZO RUIZ VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO

0922_StLorenzoRuiz-Companions.jpg


0922_StLorenzoRuiz.jpg


Lorenzo sinh trưởng ở Manila và bố là người Trung Hoa, mẹ là người Phi Luật Tân, cả hai đều là Kitô Hữu. Bởi thế ngài biết tiếng Tầu và tiếng Tagalog từ bố mẹ, và ngài còn biết tiếng Tây Ban Nha từ các cha Ða Minh mà ngài thường giúp lễ và dọn lễ cho các cha. Ngài sống về nghề chuyên môn viết chữ đẹp (calligrapher), biên chép lại các tài liệu trong một dạng tự tuyệt vời. Ngài là hội viên trung kiên của Hội Ái Hữu Mai Khôi dưới sự bảo trợ của các cha Ða Minh. Ngài lập gia đình và được hai trai một gái.

Cuộc đời Lorenzo thay đổi bất ngờ khi ngài bị kết tội sát nhân. Chúng ta không được biết gì hơn ngoài lời kể của hai cha Ða Minh là "Lorenzo bị nhà cầm quyền lùng bắt vì tội giết người mà ngài có mặt tại hiện trường hoặc họ ghép tội cho ngài."

Vào lúc đó, ba linh mục Ða Minh, Antonio Gonzalez, Guillermo Courtet và Miguel de Aozaraza, chuẩn bị dong buồm sang Nhật mặc dù ở đó đang bắt đạo dữ dội. Cùng đi với họ có một linh mục Nhật Bản, Vicente Shiwozuka de la Cruz, và một giáo dân tên Lazaro, bị phong cùi. Lorenzo, đang lẩn tránh nhà cầm quyền nên muốn được nhập bọn, và mãi cho đến khi ra tới biển thì Lorenzo mới biết là họ sang Nhật.

Họ đổ bộ ở Okinawa. Lorenzo có thể tiếp tục đến Formosa, nhưng, ngài viết, "Tôi quyết định ở lại với các cha, vì nếu đến đó người Tây Ban Nha sẽ treo cổ tôi." Họ ở Nhật không được bao lâu thì bị lộ tẩy, bị bắt và bị giải đến Nagasaki. Ðây là một nơi mà máu người Công Giáo đã chảy thành sông. Khoảng 50,000 người Công Giáo sống ở đây đã bị phân tán hay bị chết vì đạo.

Các linh mục thừa sai, cũng như Lazaro và Lorenzo bị tra tấn một cách dã man: sau khi bị đổ nước vào cổ họng, họ được đặt nằm ngửa trên mặt đất. Một tấm ván dài được đặt trên bụng nạn nhân, và các tên lính đạp lên tấm ván để nước ứa ra từ miệng, mũi và tai nạn nhân.

Vị bề trên của họ, Cha Antonio, đã chết trong cùng ngày. Vị linh mục người Nhật và Lazaro vì khiếp sợ khi bị tra tấn bằng tăm tre đâm vào đầu ngón tay, nên đã chối đạo. Nhưng cả hai đã lấy lại cản đảm khi được các bạn khuyến khích.

Khi đến phiên Lorenzo bị tra tấn, ngài hỏi người thông dịch, "Tôi muốn biết nếu bỏ đạo, họ có cho tôi sống không." Người thông dịch không hứa hẹn gì, và Lorenzo, trong những giờ sau đó đã cảm thấy đức tin mạnh mẽ hơn. Ngài trở nên dũng cảm, ngay cả gan dạ với các lý hình.

Cả năm người bi giết chết bằng cách treo ngược đầu trong một cái hố. Chung quanh bụng của họ bị đeo bàn gông và đá được chất lên các bàn gông để gia tăng sức ép. Họ bị trói chặt để máu luân chuyển chậm hơn và như thế cái chết sẽ kéo dài hơn. Họ bị treo như thế trong ba ngày. Vào lúc đó, Lorenzo và Lazaro đã chết. Ba vị linh mục Ða Minh vẫn còn sống, nên bị chặt đầu.

Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh cho sáu vị này và 10 người khác, là những người Á Châu và Âu Châu, nam cũng như nữ, là những người đã loan truyền đức tin ở Phi Luật Tân, Formosa và Nhật. Thánh Lorenzo Ruiz là người Phi Luật Tân đầu tiên tử đạo.

Lời Bàn: Là những Kitô Hữu ngày nay, chúng ta tự hỏi không biết làm thế nào để đứng vững trong hoàn cảnh như các vị tử đạo phải đối diện? Chúng ta thông cảm với hai vị đã có lần từ chối đức tin. Chúng ta hiểu giây phút thử thách hãi hùng của Lorenzo. Nhưng chúng ta cũng thấy sự can đảm--không thể giải thích bằng ngôn ngữ loài người--xuất phát từ kho tàng đức tin của họ. Sự tử đạo, giống như đời sống, là một phép lạ của ơn sủng.

Lời Trích: Quan án: "Nếu tao cho mày sống, mày có từ bỏ đức tin không?" Lorenzo: "Tôi không bao giờ làm điều đó, vì tôi là một Kitô Hữu, và tôi sẽ chết cho Thiên Chúa, và nếu tôi có cả ngàn mạng sống tôi cũng sẽ dâng lên cho Thiên Chúa. Bởi thế, ông muốn làm gì thì làm."


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 9 6 years 6 months ago #63006


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 21 Tháng 9:
THÁNH MATTHÊU TÔNG ĐỒ, THÁNH SỬ

0921_StMatthew.jpg


Thánh Matthêu là một người thu thuế trong thành Caphanaum nơi Đức Chúa Giêsu sinh sống. Thánh nhân là người gốc Dothái nhưng lại làm việc cho người Rôma, lúc ấy đang cai trị những người Dothái. Vì lý do này, những người Dothái bản xứ rất căm ghét Matthêu. Họ không làm bất cứ thứ gì chung với “những hạng tội lỗi công khai” này, như những người thu thuế giống Matthêu vậy.

Thế nhưng, Đức Chúa Giêsu lại không cảm thấy như vậy! Ngày kia, thấy Matthêu đang ngồi ở bàn thu thuế, Đức Chúa Giêsu liền nói: “Hãy theo Ta!” Lập tức Matthêu bỏ lại tiền bạc và địa vị mà đi theo Đức Giêsu, trở thành một trong số mười hai tông đồ của Người. Sau đó, Matthêu đã làm một bữa tiệc rất thịnh soạn để thết đãi Chúa Giêsu. Ngài cũng mời các bạn bè cùng làm nghề thu thuế như ngài tới gặp Đức Chúa Giêsu và nghe Chúa dạy bảo. Có vài người đã bắt lỗi Chúa vì Người dám đồng bàn với những người mà họ cho là “quân tội lỗi.” Tuy nhiên, Đức Chúa Giêsu đã có sẵn câu trả lời: “Những người mạnh khỏe thì không cần đến thầy thuốc; chỉ những người đau yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu gọi những người công chính, mà là để kêu gọi những người tội lỗi biết ăn năn hối cải” (Mt 9,12).

Sau khi Chúa Giêsu về trời, thánh Matthêu đã ở lại Palestina. Thánh nhân lưu lại đó ít lâu và rao giảng cho dân chúng nghe biết về Đức Chúa Giêsu.

Chúng ta rất quen thuộc với sách Tin mừng theo thánh Matthêu, cuốn sách mô tả câu chuyện về cuộc đời của Đức Chúa Giêsu và những điều Người dạy. Tin mừng này được linh hứng và được đặt tên là Tin mừng theo thánh Matthêu, nhưng chúng ta không chắc là thánh Matthêu có thực sự là tác giả viết đã cuốn sách này hay không. Trong sách Tin mừng theo thánh Matthêu, Chúa Giêsu được trình bày cho những người bản xứ Dothái như là Đấng Mêsia mà các ngôn sứ đã tiên báo là sẽ đến để cứu giúp chúng ta.

Sau khi rao giảng Tin mừng cho nhiều người, thánh Matthêu đã tử đạo để làm chứng cho đức tin ngài rao giảng.

Chúng ta có thỉnh thoảng dán nhãn cho ai là “hạng đồi bại” hay “quân tội lỗi” không? Nếu có, chúng ta hãy cầu xin với thánh Matthêu. Chúng ta hãy nài xin thánh nhân giúp chúng ta tránh dùng những nhãn hiệu đó. Chúng ta không muốn bắt chước các việc làm sai trái của họ, nhưng chúng ta không nên khinh bỉ họ. Chúng ta hãy thẳng thắn nói “không” với tội lỗi nhưng hãy đối xử với những người tội lỗi bằng tấm lòng hiểu biết và cảm thông.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012