Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 5 months ago #63099


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 31 Tháng 10:
THÁNH WOLFGANG Ở REGENSBURG (924-994)

1031_StWolfgangRegensburg.jpg


Thánh Wolfgang sinh ở Swabia, nước Ðức, và theo học tại một trường gần tu viện Reichenau. Ở đó người gặp Henry, một nhà quý tộc trẻ mà sau này là Ðức Tổng Giám Mục của Trier. Từ đó trở đi, Wolfgang tiếp tục liên lạc với đức tổng giám mục, dạy giáo lý trong trường của giáo phận và hỗ trợ đức tổng trong việc cải cách hàng giáo sĩ.

Khi đức tổng từ trần, Wolfgang quyết định trở thành một tu sĩ dòng Biển Ðức và di chuyển đến một tu viện ở Einsiedeln, bây giờ thuộc Thụy Ðiển. Người được bổ nhiệm làm giám đốc trường đệ tử của nhà dòng và sau khi thụ phong linh mục, cùng với một số tu sĩ, người sang Hung Gia Lợi để truyền giáo cho người Magyar, nhưng mới được một năm, Hoàng Ðế Otto II đã bổ nhiệm người làm Giám Mục của Regensburg (gần Munich). Ngay lập tức người bắt đầu việc cải tổ hàng giáo sĩ, hồi phục quy luật tu viện, cổ võ việc giáo dục, người hăng say rao giảng và đạt được nhiều kết quả khả quan, đặc biệt người nổi tiếng về lòng bác ái đối với người nghèo. Dù là giám mục, người vẫn mặc y phục của một tu sĩ dòng và sống khắc khổ.

Khao khát của người là sống thầm lặng trong tu viện để chiêm niệm, nhưng trách nhiệm của một giám mục đã không cho phép, ngoài ra người còn là thầy dạy tư của Hoàng Ðế Henry II khi còn nhỏ. Vào năm 994, sau một cuộc hành trình người bị lâm trọng bệnh và từ trần ở Puppingen, gần Linz, nước A¨o. Lễ giỗ của người được cử mừng một cách rộng rãi trong hầu hết các quốc gia trung Âu Châu. Người được tuyên thánh năm 1052.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33, Phan Khắc Lý (Lớp Út Đaminh)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 5 months ago #63097


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 30 Tháng 10:
THÁNH AN-PHÔNG-SÔ RODRIGUEZ (1532 -1617)

1030_StAlphonsusRodriguez.jpg


An-phông-sô sinh ở Segovia, Tây Ban Nha, con của một người buôn bán len sợi giầu có. Khi còn nhỏ, An-phông-sô thường gặp Cha Phêrô Favre (sau này là chân phước) và một linh mục dòng Tên khác, họ là những người thường tạm trú qua đêm ở nhà người cha ruột của An-phông-sô. Dần dà, chính Cha Phêrô Favre là người đã chuẩn bị cho An-phông-sô rước lễ lần đầu.

Vào lúc 14 tuổi, cùng với người anh, An-phông-sô được theo học với các linh mục dòng Tên, nhưng chưa được một năm sau, hai anh em được gọi về nhà để giúp trông coi cơ sở thương mại của gia đình sau cái chết bất ngờ của người cha. Vào lúc 23 tuổi, một mình An-phông-sô trông coi cơ sở buôn bán tơ sợi và, vài năm sau đó ngài lập gia đình và được một trai hai gái.

Khi kỹ nghệ tơ sợi xuống dốc thê thảm, nhiều thảm kịch cũng xảy đến cho An-phông-sô qua những cái chết bất ngờ của hai cô con gái, của vợ và của mẹ trong vòng ba năm liên tiếp. Sau khi bán hết cơ sở thương mại, An-phông-sô ngưng hoạt động, về sống với hai cô em gái và đứa con trai nhỏ. Chính trong quãng thời gian này An-phông-sô học được cách cầu nguyện và chiêm niệm từ hai cô em. Ngài thường xuyên lãnh nhận bí tích Hòa Giải và Thánh Thể, và sống một đời khổ hạnh. Khi đứa con trai từ trần, An-phông-sô, giờ đã gần 40 tuổi, quyết định gia nhập dòng Tên và tìm mọi cách để được thu nhận vào dòng ở Segovia. Vì cao tuổi, sức khỏe yếu kém và thiếu nền tảng học vấn nên khó cho ngài được thu nhận vào đời sống tu trì, nhưng An-phông-sô rất kiên nhẫn, ngài trở lại trường học tiếng Latinh. Sau cùng, cha bề trên đồng ý nhận An-phông-sô làm thầy trợ sĩ. Sáu tháng sau, ngài đến làm việc ở trường dòng Tên ở Majorca. Ở đây ngài giữ việc gác cửa.

Trong vòng 45 năm kế đó, thầy An-phông-sô trung thành với nhiệm vụ của mình trong khi dành thời giờ để cầu nguyện và chiêm niệm. Ngài nổi tiếng về sự vâng phục và hãm mình, cũng như sùng kính Ðức Mẹ Vô Nhiễm. Một linh mục dòng Tên phải kêu lên, "Thầy đó không phải là một người bình thường -- thầy là một thiên thần!" Các giáo sĩ, giới trưởng giả, giới chuyên nghiệp, giới thương mại cũng như người nghèo tìm đến ngài để xin hướng dẫn tâm linh. Một trong những người ấy là Cha Phêrô Claver, sau này được phong thánh và là vị Tông Ðồ của Người Nô Lệ Da Ðen.

Trong những năm cuối đời, thầy An-phông-sô bị đau khổ vì bệnh tật và sự khô khan tinh thần. Sau cùng, trước khi từ trần, ngài được rước Mình Thánh và bỗng dưng mọi đau khổ tâm thần cũng như thể xác tan biến. Sau khi trìu mến nhìn đến các tu sĩ đứng quanh giường, ngài hôn thánh giá và lớn tiếng kêu tên Chúa Giêsu, ngài trút hơi thở cuối cùng vào ngày 31 tháng Mười, 1617. Tang lễ của ngài có nhiều thành phần tham dự, ngoài những người nghèo và bệnh tật còn có phó vương Tây ban Nha, giới quý tộc và các giám mục. Ngài được phong thánh năm 1888, cùng lúc với Thánh Phêrô Claver.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Hùng 33, Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 5 months ago #63094


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 29 Tháng 10:
THÁNH NARCISSÔ (ST. NARCISSUS OF JERUSALEM)

1029_StNarcissusOfJerusalem.jpg


Thánh Narcissô sống vào thế kỷ thứ 2 và nửa đầu thế kỷ thứ 3. Khi được đặt làm giám mục thành Giêrusalem, thánh nhân đã cao tuổi. Narcissô là một giám mục tuyệt vời. Mọi người đều ngưỡng mộ những đức tính quý báu của ngài, chỉ trừ những người chọn lối sống tội lỗi! Có ba kẻ thù của thánh Narcissô đã cáo buộc ngài một tội ác kinh khủng. Người thứ nhất nói: “Tôi sẽ bị ngọn lửa thiêu đốt nếu như Narcissô không phạm tội ấy!” Người thứ hai nói: “Tôi sẽ bị phong hủi nếu Narcissô không phạm tội đó!” Và người thứ ba tiếp lời: “Tôi sẽ bị mù ngay lập tức nếu như Narcissô không phạm tội đó!” Tuy vậy, chẳng có ai tin lời vu khống của họ cả! Dân thành Giêrusalem đã chứng kiến đời sống tốt lành của Narcissô. Họ biết thánh nhân là loại người như thế nào!

Dù không ai tin vào câu chuyện xấu xa đó, nhưng Narcissô cảm thấy đây là lý do tốt nhất để ngài lui vào sống luôn trong sa mạc. Narcissô đặt trọn niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa, Đấng mà ngài đã suốt đời yêu mến phụng sự. Sau nhiều năm, Narcissô trở về làm giám mục Giêrusalem trong niềm vui khôn tả của dân thành. Mặc dù trông có vẻ già hơn, nhưng dường như Narcissô lại nhiệt thành hơn bao giờ hết. Thực ra, trong suốt một vài năm, ngài dường như rất khỏe mạnh. Rồi Narcissô trở nên yếu dần, không thể một mình cáng đáng được công việc nữa. Thánh nhân đã xin Alêxanđơ thành Capađôxia, một vị thánh danh tiếng khác, đến trợ giúp ngài. Với lòng yêu mến và nhiệt tâm lớn lao, cả hai đã cùng nhau cai quản giáo phận. Narcissô sống thọ hơn 116 tuổi. Thánh nhân về trời năm 215.

Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi những ai tin cậy vào Người. Chúng ta thì thường hay lo lắng về những điều người ta nói về chúng ta. Đó là lúc chúng ta hãy cầu xin thánh Narcissô dạy chúng ta bí quyết sống bình an của ngài.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 5 months ago #63092


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 28 Tháng 10:
THÁNH SIMON VÀ THÁNH GIUDA TÔNG ĐỒ

1028_StsSimonAndJude.jpg


Hai vị thánh tông đồ này được mừng kính chung một ngày. Thánh Simon được gọi là “người nhiệt thành” vì thánh nhân rất trung thành với lề luật Dothái. Lần kia, thánh Simon được Chúa Giêsu gọi đi làm tông đồ và ngài đã dâng hiến trái tim cùng mọi năng lực của ngài để rao giảng Tin mừng. Với các tông đồ khác, Simon nhận được Chúa Thánh Linh trong ngày lễ Hiện Xuống đầu tiên. Sau đó, người ta nói là thánh nhân đã đến Ai Cập để rao giảng đức tin. Rồi, Simon tới Ba Tư cùng với tông đồ Giuđa, và cả hai cùng chịu tử đạo tại đây.

Thánh Giuđa thường được gọi là Tađêô, nghĩa là “người can đảm.” Thánh nhân được biết tới vì câu hỏi ngài đặt ra cho Đức Chúa Giêsu trong Bữa Ăn Tối. Chúa Giêsu nói: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.” Và thánh Giuđa muốn biết: “Lạy Chúa, làm sao Chúa lại tỏ mình ra cho chúng con mà lại không tỏ cho thế gian?” Chúa Giêsu trả lời Giuđa: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến với người ấy và ở trong người ấy” (Ga 14,23).

Thánh Giuđa đôi lúc cũng được gọi là “vị thánh của những trường hợp tuyệt vọng hoặc không thể.” Người ta hay cầu khẩn với thánh nhân khi sự việc dường như vô vọng. Thông thường Thiên Chúa nhận lời những ai cầu xin qua lời bầu cử của vị tông đồ yêu quý này.

Hai vị thánh tông đồ Simon và Giuđa có những cá tính độc đáo và khác biệt nhau hoàn toàn, nhưng mỗi vị lại đều được Đức Chúa Giêsu rất mực yêu thương. Chúng ta hãy nài xin thánh Simon và thánh Giuđa chỉ cho chúng ta biết cách chấp nhận chính mình và biết dùng những tặng ân Thiên Chúa ban để giúp loan truyền những sứ điệp của Người.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 5 months ago #63090


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 27 Tháng 10:
CHÂN PHƯỚC CONTARĐÔ FERRINI

1027_BlContardoFerrini.JPG


Chân phước Contarđô Ferrini sinh năm 1859 tại thành Milan, nước Ý. Thân phụ ngài là một giáo viên dạy môn toán và vật lý; và ông đã truyền lại cho cậu con trai bé nhỏ của ông niềm say mê học tập. Từ thuở bé, Contarđô đã có thể nói được nhiều ngoại ngữ, không kể tiếng Ý. Contarđô học rất giỏi kể cả khi lên đại học. Niềm đam mê học hành và yêu mến đức tin Công giáo đã khiến các bạn bè của Contarđô đặt cho ngài biệt danh là “thánh Luy Gonzaga.” (Thánh Luy Gonzaga là một vị thánh trẻ thuộc dòng Tên rất nổi tiếng về đời sống nhân hậu và quảng đại.) Chính Contarđô Ferrini là người khởi xướng các câu lạc bộ dành cho các sinh viên đại học nhằm giúp các sinh viên trở nên những Kitô hữu tốt lành.

Khi lên 21 tuổi, Contarđô Ferrini có cơ hội tiếp tục nghiên cứu ngành luật học tại trường đại học Berlin ở Đức. Đối với Contarđô Ferrini, việc rời bỏ quê nhà ở Ý là một chuyện rất khó, nhưng ngài cũng sung sướng vì được gặp gỡ những Kitô hữu đạo hạnh đến học tại nơi đây. Contarđô Ferrini viết lại trong một cuốn sách nhỏ những cảm nhận ban đầu khi lãnh nhận bí tích Hòa giải nơi xứ lạ quê người. Bí tích này giúp cho Contarđô Ferrini hồi hộp nhận ra rằng Giáo hội Công giáo thực sự là duy nhất dù ở bất cứ nơi đâu trên mặt địa cầu.

Contarđô Ferrini quyết định chỉ sống cho một mình Thiên Chúa. Dù lắm lúc bận rộn vì là một giáo sư luật học danh tiếng, Contarđô Ferrini cũng rất tích cực giúp đỡ những người nghèo khó, và ngài cũng hết sức cẩn thận chăm giữ đời sống thiêng liêng của mình. Contarđô Ferrini là thành viên của hội dòng Ba Phanxicô, và ngài cũng tham gia với tu hội của thánh Vinhsơn Phaolô nữa. Đang khi thưởng ngoạn với môn thể thao ưa chuộng là leo núi, Contarđô cũng tưởng nghĩ về Thiên Chúa, về Đấng Sáng Tạo của tất cả vẻ đẹp ngài đang ngắm nhìn. Rồi người ta bắt đầu nhận ra rằng có một điều gì đó khác lạ về giáo sư Ferrini. Lần kia, khi chứng kiến nụ cười thân thiện bình thường của Ferrini thì một người đã kêu lên: “Thật, ông này là một vị thánh!”

Contarđô Ferrini qua đời ngày 17 tháng Mười năm 1902 vì chứng bệnh thương hàn, lúc mới được 43 tuổi. Đến năm 1947, Contarđô Ferrini được đức thánh cha Piô XII tôn phong lên bậc chân phước.

Đời sống của Giáo hội thật quan trọng vì mỗi thành viên chỉ cần làm trọn phần việc của mình là có thể vào được nước trời. Đây không chỉ là công việc của riêng các linh mục và tu sĩ. Chân phước Contarđô Ferrini có thể thôi thúc chúng ta nhận lấy vị trí của mình trong Giáo hội và làm trọn tất cả những gì Thiên Chúa mời gọi chúng ta thực hiện.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 5 months ago #63087


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 26 Tháng 10:
THÁNH GIÁO HOÀNG ÊVARISTÔ

1026_StEvaristus.jpg


Đức Giáo Hoàng Êvaristô là người Do Thái, sinh tại Palestine, nhưng sinh sống và học tập tại Antiôkia. Trước khi được bầu Giáo Hoàng, ngài đã thay thế Đức Clêmentê I điều hành Giáo hội tại Rôma trong thời gian Đức Clêmentê I bị lưu đày 3 năm, sau đó ngài được bầu làm người kế vị.

Vào thời kỳ này, Giáo hội Rôma phát triển nhanh và lan rộng, nên đức Êvaristô đã phân chia giáo phận thành những vùng giáo xứ để thuận lợi về mặt điều hành. Ngài tuyển chọn những linh mục được coi là xứng đáng và trao nhiệm vụ điều hành các giáo xứ này. Về sau, các vị này được gọi là Hồng y, nghĩa là những người đứng đầu các giáo phận. Đây là hình thức tiên khởi của tổ chức Hồng y đoàn hiện nay. Ngài là tác giả của hai bức thư quan trọng có giá trị như sắc lệnh: một gởi cho các Giám mục Châu Phi và một gởi cho các Giám mục Ai Cập. Đức Êvaristô chịu tử đạo năm 105, dưới thời hoàng đế Tragianô và được mai táng bên cạnh mộ thánh Phêrô.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 5 months ago #63084


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 25 Tháng 10:
THÁNH ANTÔNIÔ Ở SANT'ANNA GALVÃO (1739-1822)

1025_StAntonioDeSantAnnaGalvao.jpg


Hoạch định của Thiên Chúa trong cuộc đời của mỗi người thường có những thay đổi bất ngờ để trở nên hữu ích hơn qua sự cộng tác với ơn sủng của Thiên Chúa.

Sinh ở Guarantingueta gần Sao Paolo (Brazil), Antôniô gia nhập trường đệ tử dòng Tên ở Belem, nhưng sau đó ngài thay đổi ý định và muốn trở nên một tu sĩ dòng Phanxicô. Sau khi gia nhập được một năm, ngài khấn trọn vào năm 1761 và thụ phong linh mục năm 1762.

Ở São Paolo, ngài giữ các công việc rao giảng, giải tội và là người giữ cửa. Một vài năm sau, ngài được bổ nhiệm làm cha giải tội cho Dòng Têrêsa Cải Cách, là một nhóm nữ tu sống trong thành phố này. Chính ngài và Sơ Helena Maria cùng thành lập một cộng đoàn nữ tu mới dưới sự bảo trợ của Ðức Maria. Năm sau đó, Sơ Helena Maria từ trần nên một mình Cha Antôniô phải chịu trách nhiệm về tu hội mới này, nhất là việc xây cất tu viện và nhà thờ đủ cho con số nữ tu ngày càng gia tăng.

Ngài cũng là cha giám đốc đệ tử viện ở Macacu và là bề trên nhà dòng Thánh Phanxicô ở São Paolo. Ngài thành lập tu viện Thánh Clara ở Sorocaba. Với sự cho phép của cha bề trên và đức giám mục địa phận, ngài sống quãng đời còn lại ở nữ tu viện "Recolhimento de Nossa Senhora da Luz," mà ngài đã giúp thành lập.

Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phong chân phước ngày 25-10-1998, và Đức Thánh Cha Bênêđictô XV đã nâng Ngài lên hàng hiển thánh ngày 11-5-2007 tại quảng trường Campo de Mảte, thành phố São Paolo, Ba Tây (Brazil) trong chuyến tông du Ba Tây để khai mạc Tổng Hội Nghị lần V của Hàng Giáo Phẩm Mỹ Châu La Tinh và Caribbean.

Lời Bàn: Những người thánh thiện không chỉ giúp chúng ta lưu ý đến Thiên Chúa, đến công trình sáng tạo của Người và tất cả những người mà Thiên Chúa yêu dấu. Ðời sống của những người thánh thiện luôn hướng về Thiên Chúa đến nỗi đối với họ đó là điều "bình thường." Người đời có thấy đời sống của bạn và của tôi như những dấu chỉ sống động của tình yêu vững bền của Thiên Chúa không? Chúng ta cần thay đổi gì để đạt được điều ấy?

Lời Trích: Trong bài giảng hôm lễ phong chân phước, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã trích Thư II của Thánh Phao-lô gửi cho Timôthê (4:17), "Chúa ở gần bên tôi và ban cho tôi sức mạnh để rao giảng lời Chúa cách trọn vẹn," và rồi đức giáo hoàng nói rằng Chân Phước Antôniô "đã hoàn tất lời khấn trọn của ngài qua tình yêu và sự tự hiến cho những người bị áp bức, bị đau khổ và những người nô lệ trong thời đại của ngài ở Brazil. Ðức tin chân chính của một tu sĩ Phanxicô như ngài, đã phúc âm hóa tha nhân và đưa họ về với Giáo Hội, sẽ là một khích lệ để chúng ta bắt chước 'con người của bình an và bác ái' này."

Trong bài giảng thánh lễ tôn phong hiển thánh của Ngài, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đề cao gương sáng của Cha Galvão về sự sẵn sàng phục vụ dân chúng, mỗi khi được yêu cầu. Ngài là một vị linh hướng nổi tiếng. Ngài mang lại bình an cho các tâm hồn và cho mọi gia đình. Ngài thực thi bác ái đặc biết đối với người nghèo khổ và bệnh tật. Nhiều người đến với cha để xin cha giải tội vì cha nhiệt thành, khôn ngoan và thận trọng.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 5 months ago #63082


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 24 Tháng 10:
THÁNH ANTÔN MARIA CLARET

1024_StAnthonyMaryClaret.jpg


Thánh Antôn Maria Claret sinh năm 1807 tại đất nước Tây Ban Nha. Đó là năm hoàng đế Napôlêôn đem quân xâm lược đất nước này. Có lẽ đó là dấu chỉ của sự kiện náo động sẽ theo Antôn suốt cả cuộc đời. Antôn Maria Claret thụ phong linh mục năm 1835; và được sai đến phục vụ tại giáo xứ quê nhà. Trong mười năm sau đó, Antôn giảng tĩnh tâm và đại phúc tại Catalônia. Rồi ngài tới quần đảo Canary truyền giáo khoảng một năm.

Vào năm 1849, Antôn Maria Claret thiết lập một hội dòng mới gọi là dòng Thừa Sai Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, cũng gọi là dòng Claret. Hội dòng có sứ vụ giảng các tuần đại phúc tại các giáo xứ.

Nữ hoàng Isabella II nước Tây Ban Nha đánh giá rất cao về cha Antôn Maria Claret. Bà đã đề nghị cha làm tổng giám mục giáo phận Santiagô, Cuba. Việc tông đồ của Antôn tại Cuba lại mở ra bảy năm thú vị nữa. Đức tổng giám mục Antôn Maria Claret thăm viếng các xứ đạo, chống lại các thói xấu xã hội, nhất là tội buôn bán nô lệ. Ngài chúc lành cho bậc hôn nhân gia đình và ban bí tích Thanh tẩy cho các trẻ em. Vì là nhà cải cách nên Antôn Maria Claret luôn có những kẻ thù chống lại những thay đổi mà ngài đặt ra. Antôn thường xuyên nhận được những lời đe dọa sẽ bị xử tử, và thậm chí Antôn đã bị thương trong một vụ ám sát, nhưng thánh nhân vẫn tiếp tục công việc tốt đẹp của ngài cho tới khi được gọi về Tây Ban Nha năm 1857.

Trong thời gian làm linh mục, Antôn Maria Claret là giám đốc đại chủng viện ở Mađriđ. Ngài đã thiết lập trường thánh Micael để bảo vệ công trình nghiên cứu nghệ thuật và văn chương. Thậm chí cha còn cố gắng thiết lập một trường học để nghiên cứu nông nghiệp. Cha Antôn Maria Claret cũng có một năng lực viết lách đặc biệt. Ngài đã viết 144 cuốn sách và rất nhiều những tập sách nhỏ; Antôn thuyết giảng trên 25000 bài! Quyển sách danh tiếng nhất của Antôn Maria Claret, Lẽ phải, đã vươn tới với hàng triệu độc giả. Đức tổng giám mục Antôn Maria Claret tới Rôma tham dự Công đồng Vatican I năm 1869; và ngài đã qua đời năm 1870. Antôn Maria Claret được đức thánh cha Piô XII tôn phong lên bậc hiển thánh năm 1950.

Thánh Antôn Maria Claret chỉ cho chúng ta biết cách có được trái tim truyền giáo. Chúng ta hãy cầu xin cho mọi người trên khắp thế giới, nhất là cho những ai đang đau khổ và chịu cảnh túng nghèo. Chúng ta cũng hãy giúp đem ánh sáng Tin mừng tới các miền đất lạ bằng cách giúp chút tiền tiêu dùng của mình cho công việc truyền giáo.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 5 months ago #63079


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 23 Tháng 10:
THÁNH GIOAN CAPISTRANÔ

1023_StJohnCapistrano.jpg


Thánh Gioan Capistranô sinh năm 1386 tại nước Ý. Ngài là luật sư và là thống đốc thành phố Pêrugia. Khi những kẻ thù của thành phố bắt giam ngài trong tù, thánh Gioan đã có dịp suy nghĩ về ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Các kẻ thù của Gioan chưa vội thả ngài, nên Gioan có nhiều thời giờ để nhận thức được điều quan trọng hơn hết chính là ơn cứu độ của linh hồn mình. Vì thế, khi được trả tự do, Gioan Capistranô liền đến xin gia nhập dòng Phanxicô. Lúc ấy Gioan được 30 tuổi. Đối với Gioan, cuộc sống của một linh mục khó nghèo quả thực là một thay đổi lớn. Nhưng thánh nhân đã hy sinh ý riêng của mình vì lòng yêu mến Đức Chúa Giêsu. Và Gioan Capistranô đã cố gắng với hết cả tâm hồn để thực hiện việc này.

Sau khi trở thành linh mục, Gioan Capistranô được sai đi giảng đạo. Gioan cùng với cha cựu tập sư của mình, thánh Bênađinô Siêna, đã rao giảng về lòng sùng kính Thánh Danh Chúa Giêsu khắp nơi. Gioan Capistranô rao giảng khắp Âu châu suốt 40 năm. Tất cả những ai đã nghe thánh nhân thuyết giảng đều được ơn biến đổi, yêu mến và phục vụ Đức Chúa Giêsu hơn.

Một điển tích nổi bật trong đời sống của vị thánh này đến từ trận chiến Belgrết. Quân Thổ đã quyết định chinh phục toàn cõi Âu châu và xóa sạch Giáo hội của Đức Chúa Giêsu. Đức thánh cha đã gởi thánh Gioan Capistranô đến với tất cả các quốc vương Công giáo ở Âu châu để xin họ cùng liên minh chống lại đội quân Thổ hùng mạnh. Các quân vương đã nghe theo lời của vị linh mục nghèo khó, đi chân đất này. Gioan Capistranô đã hâm nóng lòng yêu mến Thiên Chúa và lòng can đảm của họ bằng những lời giảng thuyết nảy lửa. Dù cho một đội quân Kitô hùng hậu tiến ra nghênh chiến với Môhammét II và quân đội của ông, thì dường như đội quân Kitô vẫn thua trận. Quân thù vẫn hùng mạnh hơn gấp nhiều lần! Rồi chính thánh Gioan Capistranô, dù đã 70 tuổi, đã chạy trước đội quân Kitô và ủy lạo tinh thần của các chiến sĩ. Giơ cao tượng Chịu Nạn trong tay, ông già với dáng người mảnh khảnh nhỏ nhắn này hô to: “Chiến thắng! Giêsu! Chiến thắng!” Và các chiến binh Kitô cảm thấy được tràn đầy can đảm hơn bao giờ hết. Họ đã chiến đấu cho tới lúc kẻ thù phải bỏ chạy vì hoảng sợ. Một thời gian ngắn sau đó, thánh Gioan Capistranô qua đời vì cơn bệnh dịch, nhằm ngày 23 tháng Mười năm 1456. Ngài được phong thánh năm 1690.

Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, người ta có thể làm được những công việc vĩ đại. Chúng ta hãy nài xin thánh Gioan Capistranô san sẻ cho chúng ta lòng can đảm và nhiệt thành của ngài để thực thi những điều hay lẽ phải.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 5 months ago #63077


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 22 Tháng 10:
THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II

1022_StJohnPaul2.jpg


Karol Józef Wojtyła, lấy danh hiệu Giáo hoàng là Gioan Phaolô II sau cuộc bầu chọn ngày 16.10.1978, sinh ngày 18.05.1920 tại Wadowice, một thành phố cách Kraków (Ba Lan) chừng 50 km.

Ngài là người con út trong 3 người con của ông Karol Wojtyła và bà Emilia Kaczorowska, qua đời vào năm 1929. Người anh cả của ngài là Edmund, bác sĩ, qua đời năm 1932 và thân sinh của Ngài, một sĩ qua quân đội qua đời vào năm 1941. Trong khi chị của Ngài, Olga, qua đời trước khi Ngài được sinh ra.

Được rửa tội vào ngày 20.06.1920 tại nhà thờ giáo xứ Wadowice do cha Franciszek Zak; rước lễ lần đầu lúc 9 tuổi và lãnh nhận bí tích Thêm sức lúc 18 tuổi. Sau khi học hết chương trình trung học tại Marcin Wadowita, Wadowice, năm 1938, cậu ghi danh vào Đại học Jagellónica, Cracovia.

Khi quân xâm lược naziste đóng cửa trường đại học vào năm 1939, cậu Karol làm việc (1940-1944) trong một hầm mỏ, và sau đó, trong một nhà máy hóa chất Solvay để kiếm sống và tránh bị đưa vào các trại tập trung bên nước Đức.

Từ năm 1942, cảm thấy mình có ơn gọi làm linh mục, cậu bắt đầu theo học tại Đại Chủng viện chui tại Cracovia dưới sự hướng dẫn của chính Tổng Giám mục Cracovia, ĐHY Adam Stefan Sapieha. Trong thời gian đó, thầy cũng là một trong những người tổ chức “Kịch nghệ Rapsodico”, cũng dưới hình thức chui.

Sau khi chiến tranh kết thúc, thầy tiếp tục theo học trong Đại Chủng viện Cracovia mới được mở cửa lại, và tại Phân khoa Thần học của Viện Đại học Jagellónica, cho đến khi chịu chức linh mục tại Cracovia vào ngày 11.11.1946, do sự đặt tay của Đức Tổng Giám mục Sapieha.

Sau đó, ngài được gởi qua Roma để theo học dưới sự hướng dẫn của cha Dòng Đa Minh người Pháp, cha Garrigou-Lagrange, và vào năm 1948, ngài đậu tiến sĩ thần học với luận án: “Đức tin trong các tác phẩm của Thánh Gioan Thánh giá” (Doctrina de fide apud Sanctum Ioannem a Cruce). Trong thời gian này, vào các kỳ nghỉ hè, ngài thường làm việc mục vụ cho người Ba Lan tại Pháp, Bỉ và Hòa Lan.

Vào năm 1948, ngài trở về Ba Lan, lúc đầu làm phó xứ Niegowić, gần Cracovia, và sau đó, làm phó xứ Thánh Floriano, trong thành phố. Đồng thời, ngài cũng làm tuyên úy sinh viên cho đến năm 1951, vừa theo học triết học và thần học. Vào năm 1953, ngài trình luận án tại Đại học Công giáo Lublino với đề tài: “Thẩm định khả năng thiết lập một nền luân lý Kitô từ hệ thống luân lý của Max Scheler”. Sau đó, ngài trở thành giáo sư Thần học Luân lý trong Đại Chủng viện Cracovia và tại Phân khoa Thần học Lublino.

Ngày 04.07.1958, Đức Giáo hoàng Piô XII đặt ngài làm giám mục hiệu tòa Ombi và giám mục phụ tá Cracovia. Ngài được thụ phong giám mục vào ngày 28.09.1958 tại nhà thờ chánh tòa Wawel (Cracovia), do sự đặt tay của Đức Tổng Giám mục Eugeniusz Baziak.

Ngày 13.01.1964, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đặt ngài làm Tổng Giám mục Cracovia và rồi đề cử ngài lên tước vị Hồng y vào ngày 26..06.1967.

Ngài tham dự Công đồng Vaticano II (1962-1965) với sự đóng góp quan trọng trong việc soạn thảo Hiến chế Gaudium et Spes. Với tư cách Hồng y, ngài cũng là thành viên trong 5 Thượng Hội đồng Giám mục trước khi trở thành Giáo hoàng.

Các Hồng y đã bầu chọn ngài làm Giáo hoàng vào ngày 16.10.1978. Ngài đã chọn danh hiệu là Gioan Phaolô II và ngày 22.10, ngài đã long trọng khởi đầu tác vụ Thánh Phêrô. Ngài là Đấng Kế vị thứ 263. Triều đại của ngài là một trong những triều đại lâu dài nhất trong lịch sử của Giáo hội và kéo dài đến 27 năm.

Đức Gioan Phaolô II đã thi hành sứ vụ của mình với tinh thần truyền giáo không mệt mỏi, dồn mọi nỗ lực lo lắng việc mục vụ đối với mọi Giáo hội và đức ái mục tử mở ra cho toàn thể nhân loại. Ngài đã thực hiện 104 chuyến đi trên toàn thế giới và 146 cuộc viếng thăm mục vụ tại nước Ý. Với tư cách là giám mục Roma, ngài đã thăm 317 giáo xứ (trên 333 giáo xứ).

Hơn mọi vị tiền nhiệm khác, ngài đã gặp gỡ dân Chúa và các nhà lãnh đạo của nhiều nước: Các buổi triều yết vào ngày thứ Tư hằng tuần (1166 lần trong suốt triều đại của ngài) đã có hơn 17 triệu 600 ngàn khách hành hương tham dự, đó là chưa kể đến những buổi triều yết đặc biệt và các nghi lễ tôn giáo (có hơn 8 triệu khách hành hương chỉ trong Đại Năm Thánh 2000), cũng chưa kể đến hàng triệu tín hữu mà ngài đã gặp gỡ trong các cuộc viếng thăm mục vụ tại Ý, cũng như trên khắp thế giới. Rất nhiều nhân vật chính trị mà ngài đã tiếp qua các buổi triều yết: chỉ cần nhớ đến 38 lần viếng thăm chính thức và 738 lần triều yết hoặc gặp gỡ với các vị nguyên thủ quốc gia, cũng như 246 buổi triều yết và gặp gỡ với các vị thủ tướng chính phủ.

Lòng yêu mến đối với các bạn trẻ đã hối thúc ngài thành lập những Ngày Giới trẻ Thế giới kể từ năm 1985. 19 cuộc họp mặt GMG đã diễn ra trong triều đại của ngài đã quy tụ hàng triệu bạn trẻ trên khắp thế giới. Cũng như ngài đã hết lòng quan tâm đến gia đình và đã tổ chức những Đại hội Gia đình Thế giới từ năm 1994.

Đức Gioan Phaolô II phát huy thành công trong việc đối thoại với người Do Thái và đại diện của các tôn giáo, bằng việc mời gọi họ đến những cuộc gặp gỡ cầu nguyện cho hòa bình, cách đặc biệt tại Assisi.

Dưới sự hướng dẫn của ngài, Giáo hội tiến về ngàn năm thứ ba và đã cử hành Đại Năm Thánh 2000, theo những đường nét đã được trình bày trong Tông thư Tertio millennio adveniente. Và rồi Giáo hội đối đầu với thời đại mới, lại được lãnh nhận những chỉ dẫn trong Tông thư Novo millennio ineunte, trong đó, ngài cho các tín hữu thấy hành trình của thời tương lai.

Với các Năm Thánh Cứu độ, Năm Thánh mẫu, Năm Thánh Thể, Đức Gioan Phaolô II đã phát huy việc canh tân đời sống thiêng liêng của Giáo hội. Ngài cũng đã tiến hành nhiều cuộc phong thánh và chân phước để đưa ra nhiều tấm gương thánh thiện cho con người thời đại hôm nay: Ngài đã cử hành 147 buổi lễ phong chân phước, gồm 1338 vị và 51 cuộc lễ phong thánh, gồm 482 vị thánh. Ngài cũng đã tuyên phong Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu làm Tiến sĩ Giáo hội.

Ngài đã mở rộng con số của Hồng y đoàn, tấn phong đến 231 vị trong 9 mật nghị (1 vị ẩn danh và cũng không được nêu lên trước khi ngài qua đời). Ngài cũng triệu tập 6 Công nghị của Hồng y đoàn.

Ngài đã chủ tọa 15 Thượng Hội đồng Giám mục: 6 thông thường (1980, 1983, 1987, 1990, 1994 và 2001), 1 Thượng Hội đồng bất thường (1985) và 8 Thượng Hội đồng đặc biệt (1980, 1991, 1994, 1995, 1997, 1998 [2] và 1999).

Ngài ban hành 14 Thông điệp, 15 Tông huấn, 11 Tông hiến và 45 Tông thư. Ngài cũng đã ban hành cuốn Giáo lý của Giáo hội Công giáo, dưới ánh sáng của truyền thống, đã được Công đồng Vaticano II giải thích cách có thẩm quyền. Ngài đã sửa đổi Bộ Giáo luật Tây phương và Đông phương, cũng như đã thiết lập thêm các cơ chế mới và cải tổ Giáo triều Roma.

Đức Gioan Phaolô II, như một Tiến sĩ, đã xuất bản 5 cuốn sách: “Bước qua ngưỡng cửa Hy vọng” (tháng 10.1994); “Hồng ân và Mầu nhiệm: kỷ niệm 50 linh mục” (tháng 11.1996); “Trittico romano”, những bài suy niệm dưới hình thức thơ văn (tháng 3.2003); “Hãy đứng dậy, chúng ta cùng đi!” (tháng 5.2004); “Ký ức và Căn tính” (tháng 2.2005).

Ngài qua đời tại Vatican ngày 02.04.2005, lúc 21:37, lúc gần hết ngày thứ Bảy và đã bước vào Ngày của Chúa, trong Tuần Bát nhật Phục sinh và cũng là ngày Chúa nhật lễ Lòng Chúa thương xót.

Từ chiều hôm ấy cho đến lễ an táng của ngài vào ngày 08.04, đã có hơn ba triệu khách hành hương đến Roma để kính viếng ngài, dù phải xếp hàng chờ đợi cả 24 giờ mới có thể vào được bên trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô.

Ngày 28.04 sau đó, Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI đã miễn chuẩn thời gian chờ đợi 5 năm sau ngày qua đời để khởi sự thủ tục phong chân phước và phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II. Thủ tục này đã được chính thức khai mở vào ngày 28.06.2005 do Đức Hồng y Camillo Ruini, Tổng Đại diện coi sóc giáo phận Roma.

Đức Thánh Cha Phanxicô (với ĐTC danh dự Bênêđictô XVI đồng tế), đã tuyên thánh cho hai vị tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II vào Chúa Nhật ngày 27 tháng 4 năm 2014 tại Quảng trường thánh Phêrô, Vatican, Rôma.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện), Bác Phan T. Thái


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012