Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63075


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 21 Tháng 10:
THÁNH HILARIÔN

1021_StHilarion.jpg


Thánh Hilariôn sống vào thế kỷ thứ 4. Lúc rời bỏ quê nhà Palestina để đến học ở Ai Cập, thánh nhân vẫn chưa gia nhập Giáo hội Công giáo. Tại Ai Cập, Hilariôn học biết đức tin Công giáo, và chẳng bao lâu ngài được chịu phép Thanh tẩy. Khi ấy, Hilariôn mới chỉ 15 tuổi. Sự kiện Hilariôn trở về với Giáo hội đã bắt đầu một hành trình vinh quang dẫn ngài đến gần Thiên Chúa hơn. Sau đó, thánh nhân lên đường tới thăm viếng thánh Antôn tu rừng. (Chúng ta đã cử hành thánh lễ kính thánh Antôn ngày 17 tháng Giêng.) Như thánh Antôn, Hilariôn cũng muốn sống ở nơi thanh vắng để phụng sự Đức Chúa Giêsu, Đấng đã đến trần gian để yêu thương con người. Hilariôn lưu lại độ hai tháng với thánh Antôn nhưng ở đây không có đủ bầu khí thinh lặng vì có quá nhiều người tìm đến với thánh Antôn để xin ngài giúp đỡ. Không gặp được thứ bình an mình đang tìm kiếm, Hilariôn quyết định rời bỏ chỗ ấy. Sau khi phân phát hết tài sản cho người nghèo, Hilariôn tìm đến một nơi thanh vắng và sống ở đó như một ẩn sĩ.

Thánh Hilariôn cũng phải chiến đấu với nhiều cám dỗ. Đôi lúc dường như những lời cầu xin của ngài chẳng được Thiên Chúa ưng nhận. Tuy vậy, thánh Hilariôn không để cho những cám dỗ này ngăn cản mình cầu nguyện cách chăm chỉ hơn.

Sau 20 năm sống trong sa mạc, vị ẩn tu thánh thiện này đã làm một phép lạ đầu tiên. Chẳng bao lâu nhiều người bắt đầu tìm đến túp lều của Hilariôn để xin ngài giúp đỡ. Cũng có nhiều người xin thánh Hilariôn cho phép được lưu lại với ngài để học nơi ngài cách thức cầu nguyện và làm việc đền tội. Với lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân lớn lao, vị thánh đã mời họ ở lại với mình. Nhưng sau cùng, khi được 65 tuổi, thánh Hilariôn bắt đầu du lịch từ nước này sang nước kia để tìm bầu khí thanh bình và tĩnh lặng. Tuy nhiên, danh tiếng về các phép lạ mà thánh Hilariôn đã làm do lòng thương xót đã luôn khiến nhiều đám đông người tìm đến với ngài. Vài năm trước khi về trời, thánh Hilariôn đã tìm được sự thanh vắng mà ngài hằng ao ước; và Hilariôn cảm thấy thực sự được ở yên một mình với Thiên Chúa. Thánh Hilariôn qua đời năm 371, hưởng thọ 80 tuổi.

Khi chúng ta nghĩ rằng tha nhân và những hoàn cảnh sống chi phối việc kết hợp giữa chúng ta với Thiên Chúa, chúng ta hãy cầu nguyện cùng thánh Hilariôn. Thánh nhân sẽ chỉ cho chúng ta cách thức tìm kiếm Đức Chúa Giêsu, dù cho đôi lúc cũng phải quan tâm tới tha nhân và những vấn đề khác.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện), Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63073


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 20 Tháng 10:
THÁNH PHAOLÔ THÁNH GIÁ (1694-1775)

1020_StPaulTheCross.jpg


Ít có biến cố đẹp mắt để ghi lại cuộc đời của Paul Prannes Daniel. Thường trọn đời Ngài dành cho cầu nguyện, sám hối và tôn sùng cụôc tử nạn của Chúa. Ngài là dụng cụ phổ biến lòng tôn sùng này với dòng tu Ngài thiết lập, dòng Thương khó. Ngài sinh tại miền Bắc Ý năm 1694 từ một gia đình trung lưu đạo đức. Dầu cuộc sống Ngài cho tới tuổi 15 đã diễn ra như cuộc sống bình thường của người Kitô hữu, nhưng vào thời này, người đã trải qua một loạt trở lại khiến Ngài dâng trọn đời cho việc cầu nguyện hãm mình: Ngài quỳ gối lâu giờ, thực hành những việc phạt xác như ngủ trên đất và ăn chay liên tục, nhờ đó ảnh hưởng đối với những người đương thời, khiến nhiều người đi tu dòng hay là một linh mục triều.

Vào tuổi 20, việc gia nhập đạo quân Venise để bảo vệ Kitô giáo chống lại người Hồi cho thấy sau một thời lý tưởng Ngài đã khác. Nhưng Ngài đã trở lại đời sống cầu nguyện hãm mình.

Sáu năm qua đi và chỉ đến lúc 26 tuổi, Ngài mới thấy rõ hơn chuỗi ngày tương lai của mình trong một loạt các thị kiến. Ngài hiểu rằng: mình phải lập một dòng tu đặc biệt tôn sùng cuộc khổ nạn. Trước hết Ngài bắt đầu nếp sống mà tu sĩ dòng Thương khó sẽ phải sống, trong khi phát ra một qui luật gửi về Roma xin phê chuẩn. Sau một ít khó khăn, luật này đã được chuẩn nhận. Ngài và em mình là Gioan Tẩy giả đã lập dòng ở Mote Argentaro và nhận những tập sinh đầu tiên. Đức Bênêdictô XIV đã buộc giảm nhẹ đôi chút sự khắc khổ trong đời sống tu trì và đi rao giảng trong các miền lân cận.

Phaolô là một nhà truyền giáo nhiệt thành rao giảng cuộc Thương Khó khắp nơi và gây được nhiều cuộc trở lại. Những năm cuối đời, Ngài đã lập dòng các nữ tu thương khó. Bây giờ Ngài được dân chúng coi như một vị thánh và mỗi khi đi qua đâu, Ngài phải chịu đựng đám đông những người lo kiếm miếng vải áo Ngài làm thánh tích, họ chạm tới Ngài hay xin Ngài chữa bệnh hoặc một ân huệ nào khác. Ngài qua đời ngày 18 tháng 10 năm 1775 vào tuổi 80 và được tuyên thánh khoảng gần thế kỷ sau năm 1865.

Điều lạ lùng là vị thánh người Ý không hề rời xa quê hương mình sinh trưởng lại rất quan tâm tới việc trở lại của nước Anh mà Ngài biết đến rất ít. Ngài nói: “Nước Anh luôn ở trước mặt tôi và nếu nước Anh trở lại công giáo thì ích lợi cho Giáo hội vô kể”. Dầu bản thân Ngài đã không thể đi bước tích cực nào để cải tiến vấn đề, cũng cần ghi lại rằng 65 năm sau khi Ngài qua đời,một tu sĩ, dòng Thương Khó, anh Dominicô Barbeni đã tới nước Anh và trở thành dụng cụ đưa về hiệp thông với Giáo hội. Jolm Hery Newman và nhiều người khác nữa, như thế là góp phần vào việc phục hồi đạo công giáo tại xứ sở này


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện), Bác Phan T. Thái

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63069


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 19 Tháng 10:
THÁNH ISAAC GIOGIƠ (JOGUES), THÁNH GIOAN BRÊBỚP (BRÉBEUF) VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO

1019_StsIsaacJogues_JohnBrebeuf_Companions.jpg


Thánh Isaac Giogiơ sinh năm 1607 tại thành phố Ôlins, nước Pháp. Thánh nhân gia nhập dòng Tên năm 1624. Là nhà thừa sai dòng Tên, Isaac Giogiơ tới Quêbéc, nước Canađa. Ở đó, thánh nhân làm việc giữa những người Huron, giải thích cho họ biết về sứ điệp Tin mừng của Đức Chúa Giêsu và rửa tội cho những người xin gia nhập Công giáo. Năm 1642, một số chiến binh thuộc bộ tộc Irôquơ đã bắt giữ ngài cùng với 5 tu sĩ dòng Tên người Pháp và 2 tông đồ giáo dân Pháp khác.

Trong suốt một năm, thánh Isaac Giogiơ và các bạn của ngài đã bị tra tấn kinh khủng. Nhưng một người Hà Lan đã giúp Isaac Giogiơ trốn thoát và ngài đã trở về Pháp. Đến năm 1644, Isaac Giogiơ lại xin được tới Quêbéc. Đang lúc trên đường đến với những người Irôquơ, sau một hiệp ước hòa bình ngài đã ký với bộ tộc ấy, Isaac Giogiơ đã bị những người Mahawk bắt giữ và giết chết.

Thánh Gioan Brêbớp trở thành tu sĩ dòng Tên sau một cơn lao phổi dữ dội. Ngài và thánh Gabriel Lallơmông là những thành viên thuộc nhóm các tu sĩ dòng Tên can đảm bị những người Irôquơ bắt giữ và giết chết. Cha Antôn Đanien vừa mới cử hành xong thánh lễ cho những tân tòng thuộc làng Huron thì những người Irôquơ tới tấn công ngôi làng. Những người tín hữu Anhđiêng năn nỉ cha bỏ trốn, nhưng cha Đanien đã ở lại để rửa tội cho tất cả những người đang khóc lóc xin cha ban bí tích Thanh tẩy cho họ trước khi tất cả đều bị giết. Những người Irôquơ đã thiêu sống cha trong nguyện đường nhỏ bé của ngài. Thánh Carôlô Garniê, tuy bị bắn bởi phát súng hỏa mai Irôquơ trong một vụ tấn công đột xuất, vẫn cố gắng bò tới giúp một người bạn đang hấp hối. Sau đó, ngài bị chém chết bởi một nhát rìu. Cha Nôel Cabanel cảm thấy cuộc sống truyền giáo tại Tân Thế Giới thật khó khăn, nhưng cha đã thề nguyền sẽ ở lại Bắc Mỹ. Cha bị một kẻ phản bội thuộc bộ tộc Huron giết hại. Hai vị tông đồ giáo dân, Rênê Gupin và Gioan Laland, đều bị giết bởi những nhát rìu của người da đỏ. Tất cả các vị anh hùng của Chúa Kitô này đã can đảm hiến dâng mạng sống mình vì những người dân bản địa vùng Bắc Mỹ. Người ta thường gọi các ngài là các thánh tử đạo tại Bắc Mỹ. Các ngài được đức thánh cha Piô XI tôn phong lên bậc hiển thánh năm 1931.

Ngày nay người ta phạm rất nhiều tội nghịch lại với nhân phẩm con người. Chúng ta hãy xin các thánh tử đạo hôm nay chia sẻ cho chúng ta tình yêu thương lớn lao và lòng kính trọng đặc biệt đối với tất cả mọi người. Chúng ta hãy nài xin các ngài ban cho chúng ta quả tim truyền giáo của các ngài.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63065


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 18 Tháng 10:
THÁNH LUCA

1018_StLuke.jpg


Người ta thường tin rằng thánh Luca là một lương y ngoại đạo. Ngài là một người có tâm hồn hào hiệp, tốt lành, được biết Đức Giêsu qua vị đại tông đồ Phaolô. Sau khi trở thành Kitô hữu, thánh Luca thỉnh thoảng cũng đồng hành với thánh Phaolô. Luca giúp thánh Phaolô rao giảng đức tin cách rất hữu hiệu. Sách Thánh đã gọi Luca là “lương y yêu quý.”

Thánh Luca là tác giả của hai cuốn sách trong bộ Kinh Thánh: sách Tin mừng theo thánh Luca và sách Tông Đồ Công Vụ. Dù không được gặp gỡ Đức Chúa Giêsu khi Người còn sống, nhưng thánh Luca đã ghi chép về Người qua những cuộc trở lại của các tín hữu. Vì vậy, thánh nhân nói truyện với những người đã được nghe biết Đức Chúa Giêsu. Ngài viết lại tất cả mọi điều họ đã nghe Đức Chúa Giêsu nói và đã thấy những việc Người làm. Chính thánh Luca là người kể cho chúng ta biết về những mẩu truyện rất hay về cuộc đời Đức Chúa Giêsu. Thánh nhân kể cho biết về cuộc giáng thế của Chúa Giêsu, về việc Người bị lạc mất trong đền thánh Giêrusalem khi lên 12 tuổi. Luca cũng kể cho chúng ta biết về truyện ông Giakêu người thu thuế, ông đã trèo lên cây cao để được xem thấy Đức Chúa Giêsu. Thánh Luca cũng thuật lại những dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu và người Cha nhân lành.

Thánh ký Luca cũng kể lại mẩu truyện về cách thức các tông đồ bắt đầu rao giảng sứ điệp của Đức Chúa Giêsu sau khi Người về trời. Chính nhờ bộ sách của thánh ký Luca, Tông Đồ Công Vụ, mà chúng ta biết được cách thức Giáo hội lớn mạnh và phát triển ra sao.

Thánh ký Luca là bổn mạng của các họa sĩ và các lương y. Chúng ta không được biết rõ thánh nhân qua đời khi nào và ở đâu. Ngài là một trong bốn vị thánh ký, hay còn gọi là tác giả sách Tin mừng.

Tin mừng của thánh ký Luca đặc biệt nói về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với những tội nhân biết ăn năn hối cải. Đôi lúc chúng ta cũng thất vọng vì những tội lỗi và khuyết điểm của mình. Chúng ta hãy nài xin thánh Luca chỉ cho chúng ta biết cách tin tưởng vào lòng thương xót của Đức Chúa Giêsu như thánh nhân đã thực hành.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63063


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 17 Tháng 10:
THÁNH INHAXIÔ ANTIÔKIA

1017_StIgnatiusAntioch.jpg


Thánh Inhaxiô thành Antiôkia rất được nổi danh kể từ thời Giáo hội sơ khai. Thánh nhân được sinh vào giữa thế kỷ thứ 1. Inhaxiô là vị giám mục thứ ba của thành Antiôkia. Đây là thành phố nơi thánh Phêrô đã hoạt động trước khi chuyển tới Rôma. Đây cũng là thành phố mà các môn đệ của Đức Chúa Giêsu lần đầu tiên được gọi là Kitô hữu. Sau khi cai quản Giáo hội tại Antiôkia được 40 năm, thánh Inhaxiô bị lên án tử trong thời trị vì của hoàng đế Trajanô. Thánh nhân bị quân lính áp giải từ Antiôkia tới Rôma bằng đường thủy.

Trên đường tới Rôma, chiếc tàu đã dừng lại ở nhiều hải cảng. Tại mỗi hải cảng này, từng đám đông các tín hữu đã họp lại để chào đón vị giám mục thành Antiôkia thánh thiện. Hai trong số các thành phố đáng ghi nhận là Smyrna và Troa. Nơi mỗi thành, thánh Inhaxiô đã viết nhiều thư cho các cộng đoàn tín hữu. Theo cách này, thánh nhân đã sử dụng những phương pháp rao giảng Tin mừng giống như những phương pháp của vị đại tông đồ Phaolô. Một trong số các lá thư đó Inhaxiô từ thành Troa đã viết gởi cho thánh Pôlycarpô, một giám mục bạn, cũng được phúc tử đạo. Chúng ta đã mừng lễ kính thánh Pôlycarpô hôm 23 tháng Hai.

Khi thánh Inhaxiô yêu quý tới Rôma, ngài đã tham gia với các Kitô hữu can đảm đang bị cầm tù. Hôm ấy là ngày 20 tháng Mười Hai, ngày cuối cùng của cuộc chơi công cộng; và thánh giám mục bị đẩy vào hí trường. Hai con sư tử hung dữ đã lao vào cắn xé ngài. Inhaxiô Antiôkia đã để lại cho hậu thế một chứng từ hùng hồn về Tin mừng của Đức Chúa Giêsu, thể hiện qua đời sống và các lá thư ngài viết. Thánh Inhaxiô Antiôkia về trời khoảng năm 107.

Nếu cảm thấy bị một hoàn cảnh khó chịu nào đó trấn áp, chúng ta hãy cầu khẩn cùng thánh Inhaxiô Antiôkia. Thánh nhân sẽ chỉ cho chúng ta biết cách xoay chuyển những khó khăn thành những cơ hội, như ngài đã thực hiện, bằng cách dâng hiến chính mình cho Đức Chúa Giêsu vì yêu mến Người.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63060


Ngày 16 Tháng 10:
THÁNH MARGARITA MARIA ALACỐC (ST. MARGARET MARY ALACOQUE)

1016_StMargaretMaryAlacoque.jpg


Thánh nữ Margarita Maria Alacốc sống vào thế kỷ thứ 17. Lúc còn nhỏ, thánh nữ là một cô bé hạnh phúc luôn yêu mến các nữ tu dạy học ở trường. Nhưng khi lên 10, Margarita Maria Alacốc bị bệnh rất nặng và năm năm sau mới bình phục. Sau khi thân phụ Margarita Maria qua đời, một người cô đã chuyển tới sống chung với gia đình của ngài. Hai vợ chồng cô chú này đã làm cho Margarita Maria và thân mẫu ngài phải chịu nhiều đau khổ. Hầu như ngày nào, thánh nữ cũng ẩn náu trong vườn để khóc lóc và cầu nguyện. Điều làm cho thánh nữ đau đớn hơn cả là nhìn thấy thân mẫu của mình phải đau khổ.

Tuy vậy, Margarita Maria Alacốc cũng biết cách lợi dụng thời giờ của ngài. Vài năm sau, thánh nữ phải quyết định chọn lựa giữa bậc sống tu trì và bậc sống gia đình. Thân mẫu Margarita Maria muốn ngài lập gia đình và những người thân của thánh nữ cũng muốn như vậy. Họ lo lắng cho Margarita Maria, nhất là khi thấy ngài đem các trẻ ăn xin vào trong vườn để dạy dỗ chúng. Margarita Maria Alacốc có lúc cũng do dự không biết nên kết hôn hay đi tu. Cuối cùng, thánh nữ đã quyết định dấn thân trong bậc sống tu trì.

Margarita Maria Alacốc gia nhập hội dòng Đức Mẹ Thăm Viếng và trở nên một nữ tu khiêm tốn, có tâm hồn quảng đại. Thánh nữ thường làm cho người khác phải khó chịu vì tính chậm chạp và vụng về. Nhưng Margarita Maria rất được Đức Chúa Giêsu yêu quý. Chính Chúa Giêsu đã thân hiện ra với Margarita Maria Alacốc và tỏ cho thánh nữ thấy Người yêu thương tất cả chúng ta là dường nào. Chúa Giêsu muốn thánh nữ loan truyền lòng sùng kính đối với Thánh Tâm Người. Đó thật là một điều khó! Quả vậy, nhiều người đã không tin chuyện sơ Margarita Maria Alacốc được xem thấy Đức Chúa Giêsu. Vài người đã tức giận với thánh nữ vì việc thánh nữ loan truyền thứ sùng kính mới mẻ này. Và sơ Margarita Maria Alacốc đã phải đau khổ nhiều. Tuy nhiên, thánh nữ đã hết sức cố gắng để thực hiện ước muốn của Chúa Giêsu. Và Đức Chúa Giêsu đã chúc lành cho công việc và nỗi thống khổ của Margarita Maria. Ngày nay, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu đã được thực hiện trên khắp thế giới. Sơ Margarita Maria Alacốc được đức thánh cha Bênêđictô XV tôn phong hiển thánh năm 1920.

Chúa Giêsu đã mạc khải cho thánh nữ Margarita Maria Alacốc những lời hứa rất cao trọng dành cho những ai tôn sùng Thánh Tâm Người. Một số lời ấy là: “Cha sẽ an ủi họ trong những cơn phiền muộn. Cha sẽ thiết lập hòa bình trên nhà của họ. Cha sẽ chúc phúc dư đầy cho công việc họ làm. Cha sẽ chúc lành cho bất cứ nơi nào trưng bày và tôn kính ảnh tượng Thánh Tâm Cha.” Và lời hứa cao cả nhất của Đức Chúa Giêsu là: “Thánh Tâm Cha sẽ là nơi nương ẩn an toàn trong giờ phút lâm chung cho những ai đã rước Mình Thánh Chúa liên tiếp chín Thứ Sáu Đầu Tháng.” Chúng ta hãy nài xin thánh nữ Margarita Maria Alacốc giúp chúng ta hiểu biết được tầm quan trọng của việc sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.



The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63057


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 15 Tháng 10:
THÁNH TÊRÊSA AVILA

1015_StTeresaAvila.jpg


Thánh nữ Têrêsa sinh ngày 28 tháng Ba năm 1515 tại thành Avila, nước Tây Ban Nha. Từ khi còn là cô gái nhỏ trong gia đình giàu có, Têrêsa và người anh trai là Rôđrigô đã ham thích đọc truyện các thánh và các đấng tử đạo. Dường như đối với hai trẻ, các vị thánh tử đạo vào nước trời thật là dễ dàng! Rồi hai trẻ bí mật trẩy tới một miền đất xa lạ, hy vọng ở đây có thể được chết cho Đức Chúa Giêsu. Nhưng may thay, chưa đi được bao xa thì hai trẻ đã gặp người cậu! Lập tức, ông đem các trẻ về cho bà mẹ đang lo lắng của chúng. Rồi hai trẻ lại quyết định làm hai vị ẩn sĩ trong khu vườn của mình, nhưng việc này cũng chẳng thành công. Các trẻ không có đủ đá để xây các túp lều cho mình.

Chính thánh nữ Têrêsa Avila đã viết lại các mẩu chuyện vui này khi kể về cuộc đời thơ ấu của ngài. Và sự việc là khi bước vào tuổi hoa niên, Têrêsa đã thay đổi hoàn toàn! Têrêsa Avila ham thích đọc quá nhiều truyện tiểu thuyết và các truyện lãng mạn ngốc nghếch đến nỗi ngài đã giảm lòng ham ước cầu nguyện. Têrêsa bắt đầu để ý nhiều về cách trang điểm để làm đẹp. Nhưng sau khi trải qua một cơn bạo bệnh, Têrêsa Avila đọc truyện thánh Giêrônimô. Và lập tức, Têrêsa Avila quyết định sẽ trở nên hiền thê của Đức Chúa Giêsu. Têrêsa Avila gia nhập dòng Cátminh năm 1536.

Cả khi đã khấn dòng, Têrêsa Avila vẫn thường cảm thấy khó cầu nguyện. Thêm vào đó, sức khỏe của thánh nữ rất yếu kém. Mỗi ngày, Têrêsa phung phí thời giờ vào những cuộc trò chuyện vô bổ. Thế rồi một ngày kia, khi đứng trước bức ảnh của Đức Chúa Giêsu, Têrêsa cảm thấy hết sức đau buồn vì đã chưa yêu mến Người cho đủ. Và thánh nữ bắt đầu tập sống cho riêng một mình Đức Chúa Giêsu dù phải hy sinh khó nhọc đến mức độ nào. Đáp lại tình yêu của Têrêsa, Chúa Giêsu đã ban cho thánh nữ đặc ân được nghe tiếng Chúa nói trong tâm hồn. Têrêsa Avila cũng học biết cầu nguyện cách tuyệt diệu. Thánh nữ nổi danh vì đã thiết lập thêm mười sáu tu viện Cátminh mới. Các tu viện này chứa đầy các nữ tu ham ước sống cuộc đời thánh thiện. Họ làm nhiều việc hy sinh vì lòng yêu mến Đức Chúa Giêsu. Chính Têrêsa Avila đã nêu gương sáng cho các nữ tu này. Thánh nữ cầu nguyện với rất nhiều tình yêu và thi hành các nhiệm vụ hằng ngày cách chăm chỉ.

Thánh nữ Têrêsa Avila là nhà lãnh đạo đại tài cũng như là một người rất mực yêu mến Đức Chúa Giêsu và Giáo hội. Têrêsa Avila về trời năm 1582 và được đức thánh cha Grêgôriô XV phong thánh năm 1622.

Đến năm 1970, đức thánh cha Phaolô VI đã tôn nhận Têrêsa Avila làm nữ Tiến sĩ Hội Thánh đầu tiên của Giáo hội Công giáo.

Bất cứ khi nào cần một chút “sức đẩy tinh thần” để cầu nguyện cách tập trung và yêu mến hơn, chúng ta có thể cầu xin với thánh Têrêsa Avila. Chúng ta hãy nài xin thánh nữ giúp chúng ta biết tìm những phương thế thực tiễn để có thể trung thành cầu nguyện mỗi ngày.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Vũ Đức Lợi (Lớp Tôma Thiện)

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63056


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 14 Tháng 10:
THÁNH CALLISTÔ I

1014_StCallistusI.jpg


Vị thánh giáo hoàng vĩ đại này sống vào nửa đầu thế kỷ thứ 3. Hồi trẻ, thánh nhân đã có lần là một nô lệ ở Rôma và gặp rắc rối nghiêm trọng. Người chủ của Callistô trao cho ngài công việc trông coi một ngân hàng. Không hiểu sao Callistô lại làm mất hết số tiền của ngân hàng này. Sợ hãi, Callistô đã bỏ chạy xa khỏi thành Rôma. Nhưng ngài đã bị bắt sau khi nhảy xuống biển tìm đường tẩu thoát. Người ta phạt Callistô bằng cách trói ngài lại và bắt phải làm việc cực nhọc trong một nhà máy xay.

Callistô được tha miễn hình phạt này chỉ vì các chủ nợ của ngài hy vọng họ có thể lấy lại được số tiền của họ. Nhưng Callistô lại bị bắt lần nữa, lần này liên quan tới một vụ đánh nhau. Ngài bị đày tới khu hầm mỏ Sarđinia. Khi hoàng đế ban lệnh phóng thích tất cả các Kitô hữu bị đày tới các hầm mỏ này, Callistô cũng được trả tự do. Và từ lúc đó, mọi sự bắt đầu trở nên xuôi thuận đối với Callistô.

Đức thánh giáo hoàng Zêphrinô nghe biết và đã tin cậy người nô lệ vừa được phóng thích này. Ngài đặt Callistô trông coi khu nghĩa trang Công giáo ở Rôma. Ngày nay, nghĩa trang này lấy theo tên thánh Callistô. Nhiều vị giáo hoàng đã được chôn cất tại đây. Callistô đã tỏ ra là người đáng tin cậy đối với đức giáo hoàng. Thánh Zêphrinô không những đã xức dầu thánh hiến Callistô trong chức linh mục mà còn chọn Callistô làm bạn hữu và làm cố vấn cho mình.

Sau đó, chính thánh Callistô cũng được chọn làm giáo hoàng. Một số người đã than phiền vì thánh nhân đã thương yêu các tội nhân cách quá đáng. Tuy nhiên, vị giáo hoàng thánh thiện này dạy rằng nếu cả những kẻ sát nhân mà thực lòng hoán cải, thì họ có thể được phép chịu Mình Thánh Chúa sau khi đã làm việc đền tội. Vị giáo hoàng vĩ đại này luôn luôn bảo vệ những giáo huấn của Đức Chúa Giêsu. Callistô I tử đạo năm 222. Thánh nhân bị sát hại trong một cuộc nổi dậy.

Vì thánh Callistô I đã quá nhận thức được sự tha thứ của Thiên Chúa trong đời sống tư riêng của mình, nên thánh nhân rất sẵn lòng tha thứ cho người khác. Chúng ta có tha thứ cho người khác với cùng một mức độ mà chúng ta mong muốn Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta không?


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63053


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 13 Tháng 10:
THÁNH EDWARD

1013_StEdward.jpg


Vua thánh Edward là một trong các vị quân vương cai trị nước Anh được thần dân quý chuộng nhất. Thánh nhân sống vào thế kỷ thứ 11. Vì các kẻ thù địch trong đất nước, Edward đã phải trẩy đến sống tại vùng Normanđi bên Pháp từ khi lên 10 cho tới lúc được 40 tuổi. Tuy vậy, khi trở về Anh quốc làm vua, mọi người đã rất vui sướng chào đón Edward.

Thánh Edward đã cai trị đất nước cách rất tốt đẹp và hầu như ngài luôn luôn giữ được nền hòa bình. Lý do là vì thánh nhân đã luôn tin cậy nơi Chúa và tỏ ra cương quyết trong những khi cần thiết. Vua Edward tham dự thánh lễ mỗi ngày. Ngài là một quân vương tốt lành, hiền hậu, chẳng bao giờ nói những lời cứng cỏi. Đối với những người nghèo khổ và các khách ngoại kiều, thánh Edward luôn đối xử với tấm lòng nhân ái bặc biệt. Edward cũng giúp đỡ các tu sĩ mỗi khi có thể. Chính vì lòng yêu mến Giáo hội và đối xử công bằng với mọi người mà thánh Edward trở nên rất nổi danh đối với người Anh. Họ vẫn chào đón Edward mỗi khi ngài cưỡi ngựa ra khỏi lâu đài.

Mặc dù làm vua với đầy đủ quyền hành, nhưng thánh Edward vẫn tỏ ra trung thực trong lời nói đối với Thiên Chúa và cả đối với thần dân của ngài. Trong lúc còn sống ở Normanđi, thánh nhân đã dâng một lời khấn với Thiên Chúa. Edward khấn rằng nếu gia đình được bình an, ngài sẽ hành hương tới viếng mộ thánh Phêrô ở Rôma. Sau khi lên ngôi vua, Edward muốn thực hiện lời khấn của mình; nhưng các quý tộc biết rằng nếu Edward rời khỏi đất nước, thần dân sẽ nổi loạn và không ai có thể giữ nổi hòa bình. Vì vậy, mặc dù họ rất trân quý tấm lòng trung thành của Edward, họ vẫn không muốn để ngài ra đi. Thế rồi, toàn bộ sự việc được trình lên đức thánh giáo hoàng Lêô IX; và đức thánh cha đã quyết định nhà vua nên ở lại đất nước. Thay vào đó, nhà vua hãy bố thí cho người nghèo số tiền mà ngài sẽ định dùng để chi tiêu và trang trải trong chuyến hành hương. Đức thánh cha cũng xin Edward xây cất một tu viện để tôn kính thánh Phêrô ở Westminstơ. Vâng lời, vua Edward đã thi hành ngay quyết định của đức giáo hoàng. Edward qua đời năm 1066 và được an táng ngay tại tu viện hoành tráng mà ngài đã xây cất. Đến năm 1161, đức thánh cha Alêxanđơ III đã tôn phong Edward lên bậc hiển thánh.

Thánh vương Edward, bằng vào đời sống của ngài, đã khuyên dạy rằng những ai có tiền của và quyền hành hãy nên sử dụng chúng một cách có trách nhiệm và vì lợi ích của người khác. Chúng ta hãy nài xin vua thánh Edward chúc lành cho các nhà lãnh đạo trên thế giới, cho họ biết sống như ngài, để tất cả mọi người được sống một cuộc đời an bình và vui sướng.



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.
The following user(s) said Thank You: Đinh Cao Thắng

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63051


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 12 Tháng 10:
THÁNH SÊRAPHIN MÔNGTÊGRANARÔ (ST. SERAPHIN OF MONTEGRANARO)

1012_StSeraphinDeMontegranaro.jpg


Thánh Sêraphin Môngtêgranarô sinh năm 1540 tại nước Ý. Khi còn là cậu bé, Sêraphin phải đi chăn cừu thuê để kiếm sống. Song thân Sêraphin qua đời lúc ngài vẫn còn nhỏ; và Sêraphin được một người anh trai nhận về nuôi nấng. Nhưng anh này rất ư hà khắc với Sêraphin và thường hay xử tệ với ngài. Suốt thời thơ ấu và những năm vị thành niên, Sêraphin Môngtêgranarô hằng tin cậy vào Thiên Chúa và dùng rất nhiều thời giờ để cầu nguyện. Thậm chí dù không có sự hiện diện của song thân yêu quý, Sêraphin cũng vẫn nhận biết Thiên Chúa là người Cha rất mực yêu thương hằng quan tâm chăm lo cho mình.

Khi lên 16 tuổi, Sêraphin Môngtêgranarô cảm thấy Thiên Chúa mời gọi mình sống cuộc đời thánh thiện. Ngài quyết định xin gia nhập dòng Phanxicô Capuxinô với tư cách là một trợ sĩ. Cuối cùng, Sêraphin nhận thấy nơi đây thật là một gia đình mà trong đó các tu sĩ sống quý mến nhau. Chẳng bao lâu, Sêraphin trở nên nổi danh vì sự khôn ngoan và vì đời sống thánh thiện. Người người từ khắp nơi lần lượt kéo đến xin thánh nhân hướng dẫn những vấn đề thiêng liêng. Sêraphin Môngtêgranarô đặc biệt tận tụy giúp đỡ những người nghèo khổ. Ngài lãnh nhận sức mạnh và ân sủng để tiếp cận với tha nhân nơi Chúa Giêsu Thánh Thể. Thánh Sêraphin Môngtêgranarô về trời ngày 12 tháng Mười năm 1604. Ngài được tôn phong hiển thánh năm 1767.

Dù cho thánh Sêraphin Môngtêgranarô không được tận hưởng thời thơ ấu hạnh phúc trong một gia đình đầm ấm, thánh nhân cũng vẫn nhận biết mình được Thiên Chúa yêu thương; và Thiên Chúa là Cha của hết thảy mọi người. Chính tình yêu mà Sêraphin Môngtêgranarô từng trải nghiệm này đã giúp thánh nhân có thể yêu mến tha nhân. Nếu chúng ta tin nhận rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, chúng ta cũng sẽ mong muốn trao chuyển tình yêu thương ấy cho những người khác với tấm lòng cảm thông và quảng đại.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012