Welcome, Guest
Username: Password: Remember me

TOPIC: GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63049


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 11 Tháng 10:
THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII

1011_StJohnXXIII.jpg


Đức Gioan XXIII, sinh tại làng Sotto il Monte, thuộc tỉnh Bergamo, vào ngày 25.11.1881, con trai đầu của ông Giovanni Battista Roncalli và bà Marianna Mazzola.

Ngay buổi chiều hôm đó, trẻ sơ sinh được rửa tội, lấy tên là Angelo Giuseppe, người đỡ đầu là ông Zaverio Roncalli, một trong những người bác của ông bố Battista, rất đạo đức, ở độc thân, tự nhận lấy bổn phận dạy giáo lý cho nhiều đứa cháu. Sau này, Đức Gioan XXIII đã cảm động nhớ lại nhiều kỷ niệm và biết ơn về những lo lắng chăm sóc của ông.

Ngay từ thời thơ ấu, đã có một khuynh hướng nghiêm chỉnh về đời sống Giáo hội, nên sau khi học học bậc tiểu học, cậu chuẩn bị vào chủng viện giáo phận nhờ sự trợ giúp học thêm tiếng Ý và tiếng Latinh của một số linh mục trong khi theo học tại một trường có uy tín của Celana. Ngày 07.11.1892, cậu gia nhập chủng viện Bergamo, nơi đó cậu được xếp vào năm thứ ba của bậc trung học. Sau một khởi đầu khó khăn vì chưa được chuẩn bị đầy đủ, cậu tiến nhanh trong việc học tập và huấn luyện thiêng liêng, nhờ đó các bề trên đã chuẩn nhận trước khi kết thúc năm thứ mười bốn để thầy được lãnh nhận chức cắt tóc. Sau khi hoàn tất tốt đẹp năm thứ hai của thần học vào tháng Bảy năm 1900, thì vào tháng Giêng năm sau, thầy được gửi về Roma vào chủng viện Apollinare, nơi có một số học bổng cho hàng giáo sĩ thuộc giáo phận Bergamo. Tuy phải thi hành nghĩa vụ quân sự tại Bergamo từ ngày 30 Tháng 11 1901, việc huấn luyện chủng sinh cũng đặc biệt mang lại kết quả tốt đẹp.

Ngày 13 tháng 7 năm 1904, khi còn rất trẻ, mới hai mươi tuổi rưởi, thầy đậu tiến sĩ thần học. Với sự nhận xét đặc biệt của các bề trên, ngày 10 tháng 8 năm 1904, thầy được thụ phong linh mục trong nhà thờ Đức Maria di Monte Santo; ngài cử hành Thánh Lễ đầu tiên vào ngày hôm sau trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, dịp này ngài quyết tâm tận hiến hoàn toàn cho Chúa Kitô và hết lòng trung thành với Giáo hội. Sau một thời gian ngắn về nghỉ tại quê nhà, vào tháng Mười, ngài bắt đầu theo học giáo luật tại Rôma, và rồi phải nghỉ học vào tháng Hai năm 1905, khi ngài được chọn làm thư ký của Giám Mục mới của giáo phận Bergamo, Đức cha Giacomo Radini Tedeschi. Mười năm làm việc hết mình bên cạnh một giám mục có thẩm quyền, rất năng động và đầy sáng kiến, giúp cho giáo phận Bergamo trở nên một mô hình cho Giáo Hội Ý.

Ngoài nhiệm vụ thư ký, ngài còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác. Từ năm 1906, ngài còn đảm nhiệm giảng dạy nhiều môn học trong chủng viện: lịch sử giáo hội, giáo phụ và biện giáo; từ 1910, ngài cũng phụ trách môn thần học cơ bản. Ngoại trừ khoảng thời gian ngắn ngưng nghỉ, ngài vẫn tiếp tục làm những công việc đó đến năm 1914. Việc học hỏi về lịch sử đã giúp ngài viết một số nghiên cứu lịch sử địa phương, như xuất bản những chuyến viếng thăm mục vụ của thánh Carlo Bergamo (1575), một nỗ lực trong nhiều thập kỷ dài và tiếp tục cho đến những ngày trước cuộc bầu cử Giáo hoàng. Ngài cũng là chủ nhiệm tờ báo định kỳ của giáo phận “La Vita Diocesana" và kể từ năm 1910, ngài làm trợ úy cho Liên hiệp những Phụ nữ Công giáo.

Cái chết bất ngờ của Đức Giám mục Radini năm 1914 chấm dứt một kinh nghiệm mục vụ tuyệt vời của ngài, mặc dù gặp một vài đau khổ chẳng hạn như những lời buộc tội vô căn cứ chống lại ngài từ chủ nghĩa hiện đại, vị Giáo hoàng tương lai Gioan XXIII luôn xem như điểm quy chiếu chính qua các công việc được trao phó theo từng giai đoạn. Chiến tranh bùng nổ vào năm 1915, ngài làm tuyên úy hơn ba năm với cấp bậc trung sĩ với việc chăm sóc thương binh trong các bệnh viện ở Bergamo, và ngài đã có những việc làm rất anh hùng. Vào tháng Bảy năm 1918, ngài sẵn sàng phục vụ cho những người lính bị bệnh lao, dù biết rằng có nguy cơ bị lây nhiễm.

Hoàn toàn bất ngờ với lời mời của Đức Giáo hoàng về phụ trách công việc của Bộ Truyền giáo tại Ý, trong khi ở Bergamo. ngài mới bắt đầu kinh nghiệm Nhà sinh viên, một nơi vừa nội trú, vừa học viện, và đồng thời ngài cũng làm linh hướng trong chủng viện. Sau nhiều do dự, ngài đã nhận lời và bắt đầu công việc cách thận trọng và tế nhị đối với những liên hệ với các tổ chức truyền giáo đã có. Ngài đã thực hiện một chuyến đi lâu dài ra ngoại quốc để thi hành kế hoạch của Tòa Thánh nhằm mang về Roma những tổ chức khác nhau để hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo và viếng thăm một số giáo phận Ý để quyên góp nguồn tài trợ và giải thích về công việc mà ngài đang phụ trách.

Vào năm 1925, với sự bổ nhiệm làm Visitatore Apostolico tại Bulgaria, ngài đã bắt đầu giai đoạn phục vụ cho ngành ngoại giao của Tòa Thánh cho đến năm 1952. Sau lễ phong chức giám mục diễn ra tại Rome vào ngày 19 tháng 3 năm 1925, ngài khởi hành đi Bulgaria với nhiệm vụ giúp đỡ cho cộng đoàn Công giáo nhỏ bé và đang gặp nhiều khó khăn tại đó. Khởi đầu công việc và tiếp tục cả hàng chục năm, Đức cha Roncalli đã đặt nền móng cho việc thiết lập một Tông tòa mà ngài đã được bổ nhiệm làm vị đại diện đầu tiên vào năm 1931. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng ngài đã tái tổ chức được Giáo Hội Công giáo, phục hồi được mối quan hệ thân thiện với Chính phủ và Hoàng gia Bulgaria, mặc dù có đôi chút trở ngại vì đám cưới theo nghi lễ chính thống của vua Boris với công chúa Giovanna của hoàng gia Savoia, và đó cũng là dịp để khởi động những mối quan hệ đại kết đầu tiên với Giáo hội Chính thống Bulgaria. Vào ngày 27 tháng 11.1934, ngài được bổ nhiệm làm Khâm sứ Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, các nước này chưa có quan hệ ngoại giao với Vatican. Khác với Hy Lạp, nơi mà đức Roncalli không mang lại một kết quả nào đáng kể, trái lại quan hệ với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dần dần có được một sự hiểu biết và sẵn sàng thể hiện được nhờ việc đón nhận những đường lối chính trị độc lập với tôn giáo của chính phủ. Với tính nhạy bén và năng động của mình, ngài đã tổ chức được một vài lần gặp gỡ chính thức với Đức Thượng phụ Constantinople, đó là những lần đầu tiên sau nhiều thế kỷ tách biệt với Giáo hội Công giáo.

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, ngài đã giữ được một thái độ thận trọng của tính trung lập, nhờ vậy ngài mới thực hiện được một công việc thật hữu hiệu, là giúp cho cộng đoàn Do Thái, cả hàng ngàn người, khỏi bị diệt chủng, và giúp cho người Hy Lạp thoát khỏi nạn đói.

Thật bất ngờ với quyết định của Đức Piô XII, ngài được bổ nhiệm về làm Khâm sứ tại Paris, nơi ngài đặt chân đến với nhiều lo lắng vào 30 tháng 12 năm 1944. Một hoàn cảnh khá phức tạp đang chờ đợi ngài. Chính phủ lâm thời đòi phải thoái vị ba mươi giám mục, bị buộc tội hợp tác với chính phủ Vichy. Nhờ sự bình tĩnh và linh động của vị tân sứ thần, chỉ có ba vị bị bãi nhiệm. Phẩm chất con người của ngài đã mang lại sự kính nễ trong bối cảnh ngoại giao và chính trị tại Paris, nơi mà Ngài đã thiết lập được những mối quan hệ thân thiện với một số chính khách của chính phủ Pháp. Hoạt động ngoại giao của ngài cũng mang một ý nghĩa mục vụ rõ ràng qua các lần viếng thăm tại nhiều giáo phận của nước Pháp, kể cả nước Algeria.

Tiếng vang và lòng nhiệt thành tông đồ của Giáo hội Pháp, qua kinh nghiệm của các linh mục thợ, làm cho Đức Roncalli phải chú ý như một nhà quan sát thận trọng và khôn ngoan, ngài cho rằng cần phải có một thời gian để xem xét trước khi có quyết định dứt khoát.

Với lối sống vâng phục của mình, ngài đã sẵn sàng vâng theo lời đề nghị thuyên chuyển về Venice, nơi ngài đã đến nhậm chức vào ngày 5 tháng 3 năm 1953, lúc mới được nâng lên tước vị hồng y theo quyết định trong Công Nghị cuối cùng của Đức Piô XII. Thời gian làm giám mục của ngài được mọi người biết đến qua những nỗ lực làm việc và hoàn thành nhiệm vụ giám mục cách tốt đẹp như thăm viếng mục vụ và cử hành Công nghị giáo phận. Việc ôn lại lịch sử tôn giáo của Venezia giúp ngài thêm những sáng kiến mục vụ mới, chẳng hạn như kế hoạch làm cho các tín hữu gần gũi với Kinh Thánh, làm việc theo gương của vị giáo chủ kỳ cựu, thánh Lorenzo Giustiniani, mà ngài đã long trọng cử hành việc tưởng nhớ trong năm 1956.

Việc bầu một vị Giáo hoàng bảy mươi bảy tuổi vào ngày 28 tháng 10.1958, đó là Đức Hồng y Roncalli, kế vị Đức Piô XII, làm nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là một triều đại chuyển tiếp. Nhưng ngay từ đầu, Đức Gioan XXIII đã chứng tỏ một lối sống đầy nhân bản và con người linh mục của mình đã chín muồi qua những kinh nghiệm ý nghĩa. Ngoài việc khôi phục lại các hoạt động đúng đắn trong các cơ quan của giáo triều, ngài còn hết lòng cho công việc mục vụ theo sứ mạng của mình, bằng cách nhấn mạnh đến bản chất giám mục với tư cách là Giám Mục Rôma. Xác tín rằng việc quan tâm trực tiếp đến giáo phận là một phần thiết yếu của sự vụ Giáo hoàng, nên ngài dành nhiều thời gian gặp gỡ các tín hữu qua việc viếng thăm các giáo xứ, bệnh viện và nhà tù. Qua việc triệu tập Công nghị giáo phận, ngài muốn bảo đảm chức năng hoạt động của các cơ cấu giáo phận bằng cách tăng cường các giáo hạt và bình thường hóa đời sống giáo xứ.

Sự đóng góp lớn nhất của Đức Gioan XXIII, chắc chắn là việc triệu tập Công đồng Vatican II, được loan báo trong Vương cung Thánh đường Thánh Phaolô vào ngày 25 tháng 01.1959. Đó là một quyết định mang tính cách cá nhân của Đức Giáo hoàng sau khi tham khảo ý kiến với một số vị thân cận và với vị Quốc vụ khanh, là Đức Hồng y Tardini. Các mục tiêu ban đầu của Công đồng được nêu rõ trong bài phát biểu vào lễ khai mạc ngày 11 tháng mười năm 1962: không phải là để xác định những chân lý mới, nhưng để xác định lại các học thuyết truyền thống phù hợp hơn với sự nhạy cảm hiện thời. Trong chiều hướng nhằm có được một sự cập nhật về tất cả đời sống của Giáo hội, Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã mời gọi hướng về lòng thương xót và ủng hộ việc đối thoại với thế giới, hơn là lên án và phản đối trong một nhận thức mới về sứ mệnh của Giáo Hội, đón nhận tất cả mọi người. Trong tinh thần cởi mở phổ quát ấy, không thể loại trừ các giáo hội Kitô khác, họ cũng được mời tham dự vào Công đồng để khởi đầu một tiến trình xích lại gần nhau hơn. Trong giai đoạn đầu tiên, người ta có thể nhận thấy rằng Đức Gioan XXIII muốn một Công đồng có tranh luận thật sự, biết tôn trọng các quyết định sau khi mọi tiếng nói đã được trình bày và thảo luận.

Vào mùa xuân năm 1963, ngài được trao giải thưởng Balzan về hòa bình, chứng tỏ những việc làm của ngài đối với hòa bình qua việc ban hành Thông điệp Mater et Magistra (1961) và Pacem in Terris (1963), cũng như việc nhất quyết can thiệp của ngài nhân cuộc khủng hoảng tại Cuba vào mùa thu năm 1962. Uy tín và sự ngưỡng mộ chung, người ta có thể thấy được trong những tuần lễ cuối đời ngài khi cả thế giới đều lo lắng hướng về quanh ngài lúc hấp hối và đau buồn nhận tin ngài qua đời vào tối ngày 3 tháng 6 năm 1963.

Đức Thánh Cha Phanxicô (với ĐTC danh dự Bênêđictô XVI đồng tế), đã tuyên thánh cho hai vị tiền nhiệm của ngài là Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II vào Chúa Nhật ngày 27 tháng 4 năm 2014 tại Quảng trường thánh Phêrô, Vatican, Rôma.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63048


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 10 Tháng 10:
THÁNH PHANXICÔ BORGIA

1010_SanFranciscoDeBorja.jpg


Thánh Phanxicô Borgia sinh năm 1510 gần thành phố Valenxia, nước Tây Ban Nha. Người chú của Phanxicô, là tổng giám mục thành Saragossa, đã trực tiếp giáo dục ngài. Phanxicô Borgia cảm thấy có ơn gọi sống bậc tu trì, nhưng ngài nhanh chóng bị lôi cuốn vào cơn lốc những cuộc hẹn hò xảy ra nơi cung đình của vua Carôlô V. Vào năm 1529, Thánh Phanxicô Borgia kết hôn với Êlêanor Castrô. Đôi vợ chồng trẻ sống rất hạnh phúc và họ có với nhau tất cả tám người con.

Năm 1539, Isabella, người vợ yêu quý của nhà vua, qua đời sau một thời gian ngắn chịu bệnh. Trong ngày lễ an táng hoàng hậu, khi nhìn thấy thân xác thối rữa của Isabella, thánh Phanxicô Borgia đã giật mình. Ngài nhận thấy sao cuộc đời trôi qua nhanh quá; và thánh nhân bắt đầu suy tưởng về đời sống vĩnh cửu trên thiên đàng.

Phanxicô Borgia trở thành cố vấn cho nhà vua; và sau đó làm phó vương Catalônia. Khi thân phụ qua đời năm 1543, Phanxicô lên nhận nhiệm vụ của cha là công tước xứ Ganđia và là trưởng tộc họ Borgia.

Năm 1546, người vợ yêu quý của Phanxicô Borgia qua đời, sau mười bảy năm sống hạnh phúc bên nhau. Phanxicô buồn khổ cùng cực vì sự mất mát, chỉ biết tìm an ủi trong lời cầu nguyện và các bí tích. Năm 36 tuổi, Phanxicô Borgia quyết định xin gia nhập dòng Tên. Ngài để gia tài lại cho người con trai; và năm 1550, Phanxicô được thụ phong linh mục. Cha Phanxicô Borgia du lịch vòng quanh Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, thuyết giảng cho từng đám đông người đến nghe ngài. Chính vị sáng lập dòng Tên, thánh Inhaxiô Lôyôla, đã trao cho Phanxicô Borgia chức vị lớn lao trong dòng. Năm 1565, Phanxicô Borgia trở thành bề trên tổng quyền dòng Tên. Suốt bảy năm sau đó, Phanxicô Borgia thiết lập nhiều cơ sở mới cho dòng và khuyến khích các anh em trong dòng hãy tập trung vào việc truyền giáo tại các nước hải ngoại, kể cả Hoa Kỳ.

Sau chuyến kinh lý mục vụ khắp đất nước Tây Ban Nha vào năm 1572, Phanxicô Borgia mệt mỏi trở về Rôma. Phanxicô Borgia qua đời hai ngày sau đó, nhằm ngày 30 tháng Chín. Vì luôn luôn hăng say làm việc để giúp cho hội dòng phát triển và lan rộng sang các quốc gia khác, thánh Phanxicô Borgia thỉnh thoảng được người ta gọi là vị sáng lập thứ hai của dòng Tên. Ngài được tôn phong lên bậc hiển thánh năm 1671.

Ngay từ độ tuổi thành niên, thánh Phanxicô Borgia đã được người khác tín nhiệm và ủy thác cho những địa vị cao trọng. Thánh nhân đã thực hiện rất tốt công việc của mình vì ngài là người luôn sống đức tin và cầu nguyện. Chúng ta hãy bắt chước vị đại thánh này qua việc chu toàn thật tốt những gì được giao phó cho chúng ta thực hiện hàng ngày cũng như luôn hướng về đời sống mai hậu trên thiên đàng.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63047


Ngày 09 Tháng 10:
CÁC THÁNH DENIS, RUSTICUS và ELEUTHERIUS TỬ ĐẠO

1009_StDenisAndCompanions.jpg


Điều đầu tiên chúng ta được biết về ba vị này là họ được tử đạo khoảng năm 258, theo như văn bản của Thánh Grêgôriô ở Tours thuộc thế kỷ thứ sáu.

Thánh Denis (hay còn được gọi là Dionysius) là người nổi tiếng nhất trong ba vị. Ngài sinh trưởng ở Ý, và vào khoảng năm 250 ngài được sai đi truyền giáo ở Gaul (bây giờ là nước Pháp) bởi Ðức Giáo Hoàng Clêmentê cùng với năm vị giám mục khác.

Thánh Denis đặt địa bàn truyền giáo ở một hòn đảo trong vùng Seine gần thành phố Lutetia Parisorium -- sau này trở thành thủ đô Balê. Vì lý do đó ngài được coi là vị giám mục đầu tiên của Balê và là Tông Ðồ nước Pháp. Ở đây ngài bị bắt cùng với Rusticus và Eleutherius. Các học giả sau này đề cập đến Rusticus và Eleutherius như linh mục và thầy sáu của Ðức Giám Mục Denis, ngoài ra chúng ta không còn biết gì thêm.

Sau thời gian bị tù đầy và tra tấn, ba vị bị chém đầu và thân thể của họ bị ném xuống sông. Xác của Thánh Denis được những người tân tòng vớt lên và chôn cất. Một nhà nguyện được xây trên phần mộ của ngài mà sau này trở thành tu viện Thánh Denis.

Ðến thế kỷ thứ chín, tiểu sử của Thánh Denis bị lẫn lộn với Thánh Dionysius người Areopagite, nhưng sau này các học giả xác định ngài là một vị thánh riêng biệt.

Thánh Denis thường được vẽ khi ngài tử đạo -- không có đầu (với một cành nho vươn lên từ cổ) và tay ngài cầm chính đầu của ngài với nón giám mục.

Ðược coi là vị thánh đặc biệt của Balê, Thánh Denis là quan thầy của nước Pháp.

Lời Bàn: Ðây là trường hợp của một vị thánh mà chúng ta không biết gì nhiều, nhưng ngài là người được sùng kính trong lịch sử Giáo Hội qua nhiều thế kỷ. Chúng ta chỉ có thể kết luận là ảnh hưởng sâu đậm của thánh nhân đối với dân chúng trong thời đại của ngài chứng tỏ một đời sống thánh thiện khác thường. Trong những trường hợp như vậy, có hai sự kiện căn bản: Một người vĩ đại đã hy sinh cho Ðức Kitô, và Giáo Hội không bao giờ quên họ được - đó là dấu chỉ về sự lưu tâm vĩnh viễn của Thiên Chúa.

Lời Trích: "Sự tử đạo là một phần bản chất Giáo Hội vì nó nói lên cái chết tinh tuyền của người Kitô, cái chết vì đức tin. Qua sự tử đạo, sự thánh thiện của Giáo Hội thay vì vẫn còn trong giả tưởng, đã được biểu lộ cách tỏ tường nhờ hồng ân của Thiên Chúa. Ngay từ thế kỷ thứ hai, một người chấp nhận cái chết vì đức tin hay luân lý Kitô Giáo đều được noi gương và tôn kính như một vị 'martus' (chứng nhân). Danh từ này có nguồn gốc từ Kinh Thánh mà Ðức Giêsu Kitô là 'chứng nhân trung tín' tuyệt đối (Khải Huyền 1:5; 3:14)" (Karl Rahner, Tự Ðiển Thần Học).


The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63045


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 08 Tháng 10:
THÁNH GIOAN LÊÔNARDDI

1008_StGiovanniLeonardi.jpg


Thánh Gioan Lêônarđi sinh vào khoảng năm 1540. Sau khi học xong, thánh nhân trở thành dược sĩ và phục vụ tại thành phố Lucca, nước Ý. Lên 25 tuổi, Gioan cảm thấy có ơn kêu gọi làm linh mục. Ngài bắt đầu việc học; và năm 1572, Gioan được thụ phong. Gioan dùng thời gian dạy đức tin cho các trẻ nhỏ và huấn luyện các giáo lý viên. Công việc năng động của Gioan cũng khiến ngài tìm đến các bệnh viện và các trại giam. Nhiều thanh niên ở thành Lucca cũng xin gia nhập với cha Gioan và giúp ngài thi hành công việc lý thú này. Rồi, nhóm anh em này về sau đã họp thành một hội dòng mới trong Giáo hội, gọi là dòng Giáo Sĩ Mẹ Thiên Chúa. Hội dòng chính thức được đức thánh cha Clêmentê VIII chuẩn nhận năm 1595.

Cha Lêônarđi được trao cho trông coi một giáo xứ ở thành phố Lucca. Anh em dòng ngài đã cùng góp sức chăm lo những nhu cầu tinh thần cho bổn đạo. Rồi cha Lêônarđi chuyển tới Rôma, nơi người bạn tốt lành của cha là thánh Philipphê Nêri đang sống. Thánh Philipphê là cha linh hướng của Lêônarđi. Đôi lúc công việc của cha Lêônarđi phải gặp khó khăn vì những rối loạn tinh thần và chính trị ở Âu châu. Nhưng thánh Philipphê tin tưởng vào công việc mà cha Lêônarđi cũng như các anh em linh mục tốt lành dòng ngài đang làm. Chính thánh Philipphê Nêri đã tặng cho cha Lêônarđi và hội dòng căn nhà của ngài ở Rôma. Căn nhà mang tên là “Nhà thánh William Bác Ái,” đó là căn nhà mà thánh Philipphê Nêri rất yêu thích. Và Gioan Lêônarđi đã vui mừng trông coi căn nhà.

Thánh Gioan Lêônarđi về trời ngày mùng 9 tháng Mười năm 1609 vì căn bệnh dịch tả. Thánh nhân bị lây nhiễm đang khi chăm sóc cho những người đau ốm. Năm 1938, Gioan Lêônarđi được đức thánh cha Piô XI tôn phong hiển thánh.

Vị thánh này dạy chúng ta nhận thức rằng con người cần được chăm sóc về phần tinh thần cũng như thể xác. Chúng ta hãy nài xin thánh Gioan Lêônarđi nhắc nhớ chúng ta để ý tới những nhu cầu của tâm linh cũng như những nhu cầu thuộc thể xác chúng ta.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63041


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 07 Tháng 10:
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI

1007_OurLadyOfTheRosary.jpg


Chính thánh Đa Minh, sống vào cuối thế kỷ thứ 12 đầu thế kỷ thứ 13, đã khuyến khích mọi người đọc kinh Mân Côi. Thánh nhân hết sức đau buồn vì sự lan tràn của một lạc thuyết rất nguy hại là lạc thuyết Anbigen. Cùng với các thành viên của hội dòng Thuyết Giáo do ngài thành lập, hay còn gọi là dòng Đa Minh, thánh Đa Minh đã nỗ lực hết sức để truyền bá chân lý và ngăn chặn lạc thuyết nguy hiểm này. Thánh nhân đã nài xin Đức Trinh Nữ Maria giúp đỡ, và người ta nói rằng Đức Mẹ đã dạy cho thánh nhân rao giảng về lòng sùng kính kinh Mân Côi rất thánh. Thánh Đa Minh vâng lời Đức Mẹ; và ngài đã rất thành công trong việc ngăn chặn lạc thuyết.

Kinh Mân Côi rất thánh là một việc sùng kính đơn giản, ai ai cũng có thể thực hành, người già cũng như trẻ nhỏ, thông thái cũng như kém trí. Người ta có thể đọc kinh Mân Côi bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào họ muốn. Trong lúc lặp lại một kinh Lạy Cha, mười kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh, chúng ta suy tưởng về những mầu nhiệm cao trọng trong đời sống của Đức Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Bằng cách này, chúng ta càng ngày càng sống thân mật hơn với Chúa Giêsu và Mẹ chí thánh của Người. Chúng ta học bắt chước gương sống thánh thiện của hai Đấng.

Mẹ Maria rất hài lòng khi chúng ta năng đọc kinh Mân Côi cách sốt sắng. Đức Mẹ đã từng nói điều này với thánh nữ Bênađetta khi Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ tại Lộ Đức. Đức Mẹ cũng dạy cho ba trẻ Fatima nhận biết năng lực của kinh Mân Côi. Đức Mẹ dạy rằng kinh Mân Côi gồm chứa các ơn giúp người ta sống cuộc đời mật thiết với Thiên Chúa.

Một vị giáo hoàng dòng Đa Minh, thánh Piô V, đã thiết lập ngày lễ hôm nay, lễ kính Đức Mẹ Mân Côi. Ngày lễ nhắc nhớ chúng ta bày tỏ lòng biết ơn Đức Mẹ vì đã giúp cho chiến thắng quân Thổ tại vịnh Lêpan ngày mùng 7 tháng Mười năm 1571.

Chúng ta hãy tập cho mình có thói quen đọc kinh Mân Côi hàng ngày. Nếu mang theo một tràng chuỗi Mân Côi trong túi áo, chúng ta rất dễ tìm thời giờ mỗi ngày để đọc lời kinh quý đẹp này.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63038


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 06 Tháng 10:
THÁNH BRUNÔ (1035-1101)

1006_StBruno.jpg


Thánh Brunô sinh khoảng năm 1035 tại Cologne, nước Đức và từ trần năm 1101 tại Calabria, miền nam nước Ý. Chúng ta biết được rất ít và đời sống thơ ấu của ngài. Có lẽ ngài thuộc gia đình quý phái Der Hautenfaust và được giáo dục ở truờng thánh Cunibert tại sinh quán. Sau đó dường như ngài đã bỏ Cologne để theo học tại Reims và từ đó tiếp tục học triết ở Tours. Sau này chúng ta biết ngài làm thủ lãnh các trường Reims, làm chưởng ấn địa phận và làm kinh sĩ toà Tổng Giám mục Chắc chắn Ngài là một trong những học giả lừng danh thời đó. Nhiều người đã tới Reims để thụ giáo với ngài, trong số đó có Eudes de Chantaillen là người sẽ trở thành Giáo Hoàng với danh hiệu Urbano II. Các sách chú giải về Thánh Vịnh và các thư thánh Phaolô là những tác phẩm chúng ta còn lưu giữ được, chứng tỏ thánh nhân là một học giả có thế giá và là người hiểu biết tiếng Hy Lạp và tiếng Do Thái. Vào thời của ngài ít có người hiểu biết được như vậy.

Các thử thách đổ xuống cuộc đời thánh Brunô, kể từ khi Đức Tổng Giám mục Gevase qua đời năm 1068 và Manasses được đặt kế vị. Manasses là một người khô khan và hung bạo, đã chiếm ngai tòa Giám mục nhờ việc buôn thần bán thánh. Brunô đứng đầu những nhóm kinh sĩ chống lại và bị triệu về Rôma. Manasses trả thù bằng cách tịch biên tài sản và buộc các ngài phải trốn khỏi thành phố. Brunô trốn về một nơi gọi là Rocher, ở tại nhà một người bạn tên là Adam. Lần kia, trong khi đi dạo tại vườn nhà Adam, Brunô với hai người bạn là Ralph và Fulcius đã bàn về bản chất giả tạo của các thú vui trần thế và niềm vui của đời sống chiêm niệm. Lửa nhiệt tình bùng cháy, họ quyết định sẽ bỏ thế gian để sống đời cầu nguyện, ngay khi nào hoàn cảnh cho phép. Nhưng rồi Fulcius phải đi Rôma để trình bản cáo trạng Tổng Giám mục. Brunô không thể bỏ Reims khi Đức Tổng Giám mục còn tại vị. Cuối cùng, khi Đức Tổng Giám mục bị truất ngôi, chỉ còn Brunô trung kiên với dự tính.

Sau khi Manasses bị truất ngôi, vị đặc sứ tòa thánh muốn đặt Brunô làm Tổng Giám mục. Nhưng lúc ấy thánh nhân đã trốn khỏi Reims cùng với sáu người bạn, tới một nơi gọi là Sèche-Phontaine. Ngài ở gần tu viện Molesme là nơi thánh Robertô làm đan viện phụ. Có lẽ Brunô là tu sĩ của tu viện này một thời gian ngắn.

Tuy nhiên Brunô đã không ở lâu tại Sèche-Phontaine. Ngài muốn tìm một nơi xa vắng hơn để khỏi bị du khách quấy rầy. Năm 1084, ngài cùng với sáu người bạn tìm đến miền núi Savoy. Trên đường đi, các ngài dừng chân tại Grenoble để tham khảo ý kiến Đức Cha Hugues de Chateaineuf, một học trò cũ của Ngài. Vị Giám mục thánh thiện đã mơ thấy bảy ngôi sao sáng trên một miền xa thuộc dãy núi Cjartreuse. Biết rằng Brunô cùng với sáu người bạn của ngài là những ngôi sao ấy, Đức cha đã không chần chờ dẫn họ ngay tới nơi mà giấc mơ đã chỉ cho ngài. Đây là một nơi đủ yên tĩnh. Brunô và các bạn liền cư ngụ tại đó. Các ngài làm một nhà nguyện nhỏ và bảy cái lều chung quanh. Đó là bước đầu của một tu viện lớn vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay, là nhà mẹ của một hội dòng mang tên Chartreuse.

Nhưng rồi thánh Brunô đã quá lừng danh và không thể yên thân được lâu. Năm 1090, ĐGH Urbanô II, một học trò cũ của ngài đã nhớ đến thầy cũ và triệu ngài về Rôma làm cố vấn. Dầu vậy, Đức Giáo Hoàng cũng sớm nhận ra rằng: không có chỗ trong giáo triều dành cho Brunô. Ngài ban phép cho thánh nhân rời Rôma, với điều kiện là phải có mặt tại nước Ý.

Trong thời gian vắn vỏi tại giáo triều, thánh Brunô đã gặp nhà quý tộc Roger miền Sicily. Khi rời Rôma, ngài đến cư ngụ ở nơi nhà quý tộc hiến cho, tại La Torre miền Calabria. Ngài thiết lập ở đó một tu viện thứ hai, theo kiểu mẫu dòng Chartreuse.

Ngày 6 tháng 10 năm 1101, ngài từ trần, khi chưa có dịp trở về thăm tu viện thứ nhất của ngài.

Ngài chưa bao giờ được chính thức phong thánh vì quy luật dòng Chartreuse không chấp nhận những vinh dự công cộng, nhưng vào năm 1514, Ðức Giáo Hoàng Leo X đã cho phép dòng Carthusian mừng lễ kính ngài, và tên của ngài được xếp trong niên lịch Công giáo Rôma từ năm 1623.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63037


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 05 Tháng 10:
THÁNH MARIA FAUSTINA KOWALSKA

1005_StFatinaKowalska-1.jpg


Khi vị thánh nữ này cất tiếng khóc chào đời tại Ba Lan ngày 25 tháng Tám năm 1905, thì song thân thánh nữ đã đặt tên cho ngài là Helen. Trong cuộc đời ngắn ngủi tại thế, Helen đã thực hiện một sứ vụ quan trọng là dạy cho thế giới biết về Lòng Thương Xót của Đức Chúa Giêsu. Ngay từ lúc lên 7, Helen đã muốn sống cuộc đời tận hiến cho Thiên Chúa như một nữ tu. Khi được 25 tuổi, Helen vào tu trong dòng Chị Em Con Đức Mẹ Thương Xót, và nhận tên là sơ Maria Faustina.

Công việc của sơ Maria Faustina thật giản dị. Sơ nấu ăn, làm vườn và giữ cửa cho tu viện. Chỉ có sự tốt bụng, trầm lặng và hồi tâm là đáng lưu ý. Và ít có người biết được những chiều sâu đích thực về đời sống tâm linh của sơ Faustina. Thiên Chúa đã chúc lành cho sơ Faustina Maria bằng nhiều ân sủng đặc biệt, kể cả ơn thị kiến, ơn tiên tri và ơn được nhận năm Dấu Thánh cách vô hình.

Trong một thị kiến mà sơ Maria Faustina nhận được, Chúa Giêsu đã hiện ra trong y phục màu trắng. Người giơ cao một tay để chúc lành và tay kia thì chạm vào Thánh Tâm Người. Có hai tia sáng phát ra từ Thánh Tâm Chúa Giêsu, một màu đỏ và một màu nhạt. Tia sáng đỏ tượng trưng cho Máu cứu chuộc của Chúa Kitô, còn tia xanh nhạt biểu trưng nước thanh tẩy trong bí tích Rửa tội. Chúa Giêsu nói: “Con hãy cho vẽ lại bức ảnh như con xem thấy Cha, kèm theo dòng chữ: Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa!” Chúa Giêsu đã nói với sơ Maria Faustina rằng Chúa nhật sau lễ Chúa Phục Sinh sẽ được gọi là Chúa nhật kính Lòng Thương Xót.

Sơ Maria Faustina đã viết nhật ký, chép lại mọi điều Chúa Giêsu muốn cho thế giới biết về Lòng Thương Xót của Người. Trong đó, Maria Faustina đã viết những lời cầu nguyện thật dễ thương, biểu lộ mối tương quan rất mực thân thiết đối với Đức Chúa Giêsu. Và Đức Chúa Giêsu nói với Maria Faustina rằng thánh nữ chính là thư ký nhỏ của Người. Chính công việc đặc biệt của thánh nữ Maria Faustina đã khích lệ nhiều người tin tưởng vào Lòng Thương Xót vô hạn lượng của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu hứa ban ơn tha thứ và ân sủng dư tràn cho bất cứ ai tôn sùng lễ kính Lòng Thương Xót Chúa. Tận hiến cho Lòng Thương Xót Chúa bao gồm tin tưởng vào lòng nhân hậu Chúa, yêu thương tha nhân, năng lãnh nhận bí tích Hòa giải để luôn ở trong tình trạng có ân sủng và rước lễ ngày Chúa nhật kính Lòng Thương Xót Chúa.

Chỉ sau 13 năm sống trong bậc tu trì, sơ Maria Faustina Kowalska đã về trời vào ngày mùng 5 tháng Mười năm 1938 vì bệnh lao phổi, vừa tròn 33 tuổi.

Chúa Giêsu đã nói với thánh nữ Maria Faustina Kowalska: “Cha mong muốn con hãy luôn bày tỏ lòng thương xót ra khắp mọi nơi. Con không thể tự biện minh gì về điều này!” Phương thế tốt nhất để chứng tỏ chúng ta tin cậy vào Lòng Thương Xót của Đức Chúa Giêsu là biết tỏ bày lòng thương xót và luôn tha thứ cho những người xúc phạm đến chúng ta. Chúng ta có sẵn lòng cùng nhau thực hiện như vậy không?


1005_StFatinaKowalska-3.jpg



1005_StFatinaKowalska-2.jpg


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63036


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 04 Tháng 10:
THÁNH PHANXICÔ ASSISI

1004_StFrancisAssisi.jpg


Thánh Phanxicô sinh khoảng năm 1181, tại thành phố Assisi nước Ý. Là con trai của một thương gia buôn vải giàu có, Phanxicô luôn vận những bộ áo sang trọng nhất và tiêu tiền cách tự do. Phanxicô rất được bạn bè quý chuộng vì ngài năng dành nhiều thời gian và tiền bạc để mở tiệc thết đãi các bạn. Với tâm thức thích mạo hiểm và tìm kiếm danh vọng, Phanxicô Assisi đã xông pha chiến trận khi tuổi đời vừa tròn 20. Rồi Phanxicô bị bắt làm tù binh và bị bệnh rất nặng. Sau một năm, ngài được trả tự do và trở về nhà. Khi sức khỏe bình phục, Phanxicô lại cố gắng tham gia chiến trận với hy vọng sẽ trở thành hiệp sĩ. Nhưng trên đường tới chiến trường, Phanxicô nghe tiếng Chúa nói hãy trở về quê nhà ở Assisi, nơi đây Phanxicô sẽ được cho biết phải làm gì với cuộc sống của mình.

Về lại quê hương, Phanxicô Assisi mới nhận ra mình đã phung phí quãng thời giờ quý giá. Ngài ý thức được rằng mình phải phục vụ Giêsu. Phanxicô bắt đầu gia tăng cầu nguyện và làm nhiều việc hy sinh để trưởng thành trong đời sống tâm linh. Thánh nhân thường bố thí tiền bạc cho những người nghèo khổ. Có lần Phanxicô đã đổi bộ áo của mình để lấy bộ áo tơi tả của một người nghèo khó, Phanxicô Assisi muốn thực sự cảm nghiệm cái nghèo cùng cực của người ấy. Phanxicô cũng chăm sóc những người bệnh hủi trong một bệnh viện gần đó. Dẫu vậy, thánh nhân vẫn cảm thấy cần phải làm nhiều việc hơn nữa.

Thật dễ dàng hình dung được các người bạn quý phái cũ của Phanxicô giờ đây nhìn ngài với cặp mắt thế nào! Cả thân phụ của Phanxicô cũng phải xấu hổ vì đường lối mới lạ của con trai mình, và ông đã đem Phanxicô tới cho đức giám mục giáo phận Assisi, hy vọng đức giám mục sẽ khuyên dụ được chàng thanh niên theo ý muốn của ông. Ai ngờ, Phanxicô lại gởi trả cho thân phụ hết mọi thứ ông đã cho mình và tuyên bố rằng mình không thuộc về ông nữa. Và từ giờ phút đó, Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời, chính là người cha của Phanxicô; thánh nhân đặt mình dưới sự bảo trợ của đức giám mục giáo phận thành Assisi.

Thánh Phanxicô Assisi là “hiệp sĩ” của “Đức Mẹ Người Nghèo,” và thánh nhân bắt đầu sống như một người hành khất. Lương thực mà Phanxicô dùng hằng ngày là những thứ người ta bố thí cho ngài. Nơi nào đi qua, thánh Phanxicô Assisi cũng đều van xin người ta đừng phạm tội và hãy sám hối trở về với Thiên Chúa. Chẳng bao lâu, nhiều người bắt đầu nhận thấy người đàn ông nghèo khổ này sống thật tha thiết với Thiên Chúa, và họ đã xin được làm môn đệ của ngài. Đây là lý do mà đại gia đình dòng Phanxicô gồm các anh em linh mục, tu sĩ, nữ tu và dòng Ba hình thành. Họ giúp đỡ những người nghèo khổ và rao giảng khắp nơi. Ngay cả sau khi hội dòng đã lan rộng ra khắp nước Ý, thánh Phanxicô Assisi cũng luôn khuyên dụ con cái mình hãy cố gắng đừng sở hữu bất cứ của gì. Thánh nhân mong muốn các tu sĩ và linh mục dòng ngài hãy thực sự yêu mến đức khó nghèo như ngài.

Thánh Phanxicô Assisi đã sống Tin mừng cách hoàn hảo và rất vui sướng. Thánh nhân cố gắng biến đời sống mình thành bản sao sống động giống Đức Giêsu. Như một phần thưởng dành cho tình yêu lớn lao của thánh Phanxicô, Chúa Giêsu đã ban cho thánh nhân được mang năm Dấu Thánh của Chúa trên tay, chân và cạnh sườn ngài. Sự kiện này xảy ra hồi năm 1224, hai năm trước lúc thánh Phanxicô về trời.

Về cuối đời, thánh Phanxicô Assisi phải đau nặng. Nhưng với tinh thần vui tươi, Phanxicô Assisi đã chào đón cái chết như một người chị. Thánh nhân đã xin anh em đặt mình trên nền đất và chỉ phủ một tấm áo dòng cũ. Sau đó, thánh nhân nài xin anh em hãy yêu mến Thiên Chúa, yêu mến đời sống khó nghèo và hãy sống theo tinh thần Tin mừng. “Cha đã chu toàn phần việc của cha!” thánh Phanxicô Assisi nói, “xin Chúa Giêsu giúp các con hoàn tất phần của các con!” Thánh Phanxicô Assisi về trời ngày mùng 3 tháng Mười năm 1226. Chỉ một thời gian ngắn sau khi qua đời, Phanxicô Assisi được đức thánh cha Hônôriô III tôn phong lên bậc hiển thánh.

Cuộc sống nghèo khó của thánh Phanxicô Assisi là một dấu chỉ cho thấy những của cải vật chất đời này không làm cho chúng ta thỏa mãn và hạnh phúc. Còn niềm vui đích thực thì xuất phát từ lòng yêu mến Thiên Chúa và mô phỏng đời sống mình theo gương Đức Chúa Giêsu. Chúng ta hãy nài xin thánh Phanxicô Assisi chỉ cho chúng ta cách sống Tin mừng vui tươi và giản dị.


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63033


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 03 Tháng 10:
THÁNH GIOAN DUKLA (1414-1484)

1003_StJohnDukla.jpg


Sinh trưởng ở Dukla (Ba Lan), Gioan là một nhà khổ tu trước khi gia nhập dòng Conventual (chi nhánh dòng Phanxicô) vào năm 1440. Sau khi thụ phong linh mục, sứ vụ rao giảng đã đưa ngài đến các nơi mà hiện nay là Ukraine, Moldavia và Belarus. Ðã vài lần ngài làm bề trên tu hội địa phương và có một lần ngài làm giám thị trung ương dòng Phanxicô ở Lviv (Ukraine).

Thánh Gioan Capistrano đến Ba Lan năm 1453 và thành lập các tu viện sống nghiêm nhặt theo Quy Luật Thánh Phanxicô. Mười năm sau, Gioan Dukla gia nhập tổ chức này, mà sau đó trở thành Tỉnh Dòng Ðức Mẹ Vô Nhiễm. Sự khó nghèo, tuân phục, khổ hạnh và sùng kính Ðức Mẹ là đặc điểm của đời sống Cha Gioan Dukla. Ngài tìm cách hòa giải những người ly khai với Giáo Hội Công Giáo. Mặc dù ngài bị mù năm 70 tuổi, ngài vẫn tích cực trong công việc rao giảng và giải tội.

Ngài được phong thánh ở Krosno (Ba Lan) năm 1997 trước một giáo đoàn khoảng 1 triệu người, đến từ Ba Lan, Bohemia, Slovakia, Ukraine và Hungary.

Lời Bàn: Trong bài giảng lễ phong thánh, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã nhắc nhở đến các người con của Thánh Phanxicô khi họ đặt chân đến Trung Âu Châu vào thế kỷ 13. "Sự hoạt động của dòng Phanxicô đã tìm thấy vùng đất mầu mỡ nơi quê hương chúng ta. Vùng đất ấy cũng phát sinh nhiều chân phước và các thánh, là những người theo gương Thánh Assisi Nghèo Hèn, làm sinh động Kitô Giáo ở Ba Lan với tinh thần khó nghèo và tình huynh đệ. Các ngài đã đưa kiến thức cũng như sự khôn ngoan vào truyền thống tinh thần nghèo hèn và lối sống đơn sơ, để từ đó có ảnh hưởng tốt đẹp trong công việc mục vụ." Khó nghèo, đơn giản, và hăng say tìm kiếm chân lý là đặc điểm của phương cách truyền giáo mà các tu sĩ Phanxicô theo đuổi trong gần tám thế kỷ qua. Họ sẽ giúp chúng ta hăng say làm chứng nhân cho Tin Mừng của Ðức Giêsu Kitô.

Lời Trích: Trong buổi lễ phong thánh cho Cha John Dukla, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II nói: "Ðức Giêus Kitô là vị thầy duy nhất của thánh nhân. Ngài không lùi bước trong việc noi gương Thầy và Chúa, nên trên hết mọi sự điều ngài ao ước là phục vụ. Trong đó bao gồm cả Phúc Âm của sự khôn ngoan, của tình yêu và bình an. Ngài đã thể hiện ý nghĩa này của Phúc Âm trong toàn thể cuộc đời ngài" (L'Observatore Romano, tập 27, số 6, 1997).



“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.

GƯƠNG THÁNH NHÂN — Tháng 10 6 years 6 months ago #63032


  • Posts:847 Thank you received: 903
  • “Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)'s Avatar
  • Nguyễn Duy-An (T.H. Piô X)
  • Administrator
  • OFFLINE

Ngày 02 Tháng 10:
LỄ KÍNH CÁC THIÊN THẦN BẢN MỆNH

1002_GuardianAngels.jpg


Hôm nay, chúng ta mừng lễ tôn kính các sứ giả của Thiên Chúa, những đấng bảo vệ mỗi người và từng người chúng ta. Chúng ta đọc thấy các vị ở trong Kinh Thánh. Các thiên thần có nhiệm vụ phân phát các sứ điệp đặc biệt của Thiên Chúa, bảo vệ con người khỏi những nguy hại và cứu thoát họ. Trong Kinh Thánh Tân Ước, nơi chương thứ 12 sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta đọc thấy cách thức một thiên thần đã cởi xiềng cho thánh Phêrô và cứu thánh nhân thoát khỏi cảnh tù đày. Suốt nhiều thế kỷ, Giáo hội dạy rằng cuộc sống con người từ khi sinh ra cho tới lúc qua đời đều được các thiên thần canh giữ cẩn thận.

Bức họa về thiên thần bản mệnh mà chúng ta thường được xem thấy đã mô tả một thiên thần đang bảo vệ hai em nhỏ khi các em băng qua một cây cầu hẹp. Thực ra, thiên thần là thiêng liêng và không có thân xác như loài người. Đó là lý do chúng ta không trông thấy được thiên thần bản mệnh của chúng ta, các đấng không bao giờ lìa xa chúng ta! Năm 1608, đức thánh cha Phaolô V đã thêm ngày lễ hôm nay vào lịch mừng kính các thánh. Thật là rất đáng khích lệ khi biết rằng mỗi người trong chúng ta đều có một thiên thần bản mệnh đang gìn giữ chúng ta. Ngài chính là món quà mà Thiên Chúa yêu thương đã ban tặng cho chúng ta.

Trong ngày lễ hôm nay, chúng ta hãy năng đọc lời nguyện tắt này: “Lạy thiên thần của Thiên Chúa, ngài là đấng bảo trợ yêu quý của con, tình yêu Chúa đã trao phó con cho ngài. Xin ngài hãy ở bên con hôm nay để soi sáng và canh giữ, để cai trị và hướng dẫn con. Amen.”


“Người phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại” (Gioan 3, 30)
The administrator has disabled public write access.


VISITORS SINCE JANUARY 7, 2012